GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thể lớp và tác động đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh, sinh viên trong tập thể đó, chịu trách nhiệm trước nhà tr
Trang 1Trong hệ thống giáo dục, học sinh sinh viên (HSSV) ở các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng tăng Đây là lực lượng đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra chủ chương đổi mới toàn diệngiáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: “Nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dungphương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa nền giáodục Việt Nam”
Hiện nay, chất lượng giáo dục toàn diện của nước ta đã có chuyển biếnbước đầu Sự nghiệp giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm Điều 9 luật Giáodục năm 2005 đã ghi rõ: “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
Trong công tác giáo dục và đào tạo thì đội ngũ giáo viên đóng một vai tròquan trọng Điều 15 luật Giáo dục năm 2005 đã ghi: “Nhà giáo giữ vai trò quyếtđịnh trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Chính vì vậy, xây dựng và pháttriển đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục
và của tất cả các trường học
Như chúng ta đã biết ở mỗi trường học, nếu như người Hiệu trưởng đượccoi là có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huysức mạnh của đội ngũ CBGV nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dụccủa nhà trường thì người GVCN lớp (GVCNL) có vai trò hết sức quan trọng trong
Trang 2Ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và ở trường cao đẳng nghềnói riêng , GVCNL có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện cho HSSV nhằm tạo ra nguồn nhân lực vừa “hồng” vừa
“chuyên” đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
GVCNL có vai trò hết sức quan trọng bởi là người thay mặt Hiệu trưởnglàm công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên của một lớp học, là ngườigần gũi, hướng dẫn các em những khó khăn
GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thể lớp
và tác động đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh, sinh viên trong tập thể
đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường vì chất lượng giáo dục của lớp mình
Để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, GVCNL không ngừng cốgắng trau dồi, rèn luyện thường xuyên các kỹ năng và kinh nghiệm trong côngtác chủ nhiệm lớp
Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà trường, Hiệutrưởng cần phải quan tâm đến đội ngũ GVCNL, đây là lực lượng chủ đạo trongcông tác giáo dục của nhà trường
Xây dựng đội ngũ GVCNL giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ýnghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở các trường cao đẳng
Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của độingũ giáo viên, đặc biệt là các GVCNL Chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng giáo viên chủnhiệm đối với lớp mà họ phụ trách Công tác GVCNL là một bộ phận quan trọngtrong tổng thể các hoạt động của trường cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo
Trang 3
dục toàn diện cho học sinh, sinh viên
Khẳng định công tác giáo viên chủ nhiệm lớp (CTGVCNL) là một trongnhững nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục HSSVtrong tình hình hiện nay nhằm góp phần hình thành nhân cách cho HSSV đápứng yêu cầu phẩm chất và kỹ năng nghề của người công nhân thời kỳ mới củađất nước và trong thời kỳ hội nhập quốc tế Đó chính là lý do thúc đẩy tác giả
lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm lớp tạitrường CĐNCNTH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
4 Giả thuyết khoa học: Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý công tác
chủ nhiệm lớp phù hợp với các điều kiện thực tế của Trường CĐNCNTH, thì sẽgóp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện của trường học trong giaiđoạn hiện nay
5 Các nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp
5.2 Khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề
Trang 4
xuất biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường Cao đẳngnghề Công nghiệp Thanh Hóa
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, hệ thống hoá, khái
quát hoá lý thuyết liên quan đến công tác quản lý giáo dục, quản lý công tác chủnhiệm lớp trong nhà trường
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý của hiệu
trưởng và chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tại trường Cao đẳngnghề Công nghiệp Thanh Hóa
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý làm rõ thực
trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra, thu thập số liệu thực
trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường CĐNCNTH
Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên nhằm mục đíchđánh giá thực trạng việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các bảng hỏi sau:
a Bảng hỏi giáo viên
Mục đích: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về: Nội dung, hình thức,hiệu quả, thuận lợi, khó khăn của hoạt động chủ nhiệm lớp Tìm hiểu đánh giácủa giáo viên về các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của hiệu trưởng trongthời gian qua
b Bảng hỏi cán bộ quản lý nhà trường (có mở rộng đối tượng): Hiệutrưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn trường, trưởng, phó cácphòng, khoa, trung tâm
Mục đích: Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý về công tác chủnhiệm lớp của trường Đánh giá của các nhà quản lý về hoạt động của côngtác chủ nhiệm lớp trên các lĩnh vực nội dung, hình thức, hiệu quả; thuận lợi,khó khăn của công tác chủ nhiệm hiện nay
Trang 5
7.3 Phương pháp toán thống kê: phương pháp thống kê toán học để tiến
hành phân tích và xử lý các số liệu điều tra, tần số, tính tỉ lệ phần trăm
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
8.1 Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về việc quản lý
công tác chủ nhiệm lớp tại trường CĐNCNTH
8.2 Ý nghĩa thực tiễn: Làm rõ thực trạng quản lý công tác giáo viên chủ
nhiệm tại trường CĐNCNTH Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường cao đẳng nghề; gópphần phát triển toàn diện nhà trường và toàn ngành dạy nghề hiện nay
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung thể hiện gồm 3chương như sau :
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớpChương 2 Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Chương 3 Đề xuất biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệmlớp tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Trang 6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM LỚP
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước thì nhiệm vụ quan trọng có tính chất quyết định đó là xây dựng vàthực hiện tốt chiến lược phát triển toàn diện con người Nguồn lực con người là
sự kết hợp hài hòa giữa trí lực, thể lực, nhân cách và kinh nghiệm sống Conngười phát triển đầy đủ và toàn diện thì mới có nhân lực chất lượng cao Tuynhiên, để đạt được điều đó thì đây lại là vấn đề bức xúc trong ngành giáo dụccũng như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Để nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho mỗi HSSV cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó GV đóngvai trò quan trọng Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêugiáo dục thành hiện thực; giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáodục Như Đảng ta khẳng định “Để đảm bảo chất lượng giáo dục phải giải quyếttốt vấn đề thầy giáo” Lực lượng giáo viên nói chung, người giáo viên chủnhiệm lớp nói riêng ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước
Ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và trường cao đẳng nghề nóiriêng thì GVCN lớp có vai trò đặc biệt quan trọng GVCN lớp là người thay thếHiệu trưởng phụ trách một lớp, họ chính là “cầu nối” giữa lớp với trường.GVCN lớp là người tiếp xúc với học sinh sinh viên nhiều nhất, góp phần quyếtđịnh đến việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh sinh viên
Như chúng ta đã biết, nhà trường là môi trường lý tưởng để đào tạo,rèn luyện thế hệ trẻ chuẩn bị cho họ bước vào đời sống xã hội để lập thân lậpnghiệp, cống hiến cho xã hội tài năng, sức lực của bản thân, tạo dựng một cuộcsống cá nhân trong tương lai một cách tốt đẹp như gia đình và xã hội trôngđợi Chính vì vậy, nơi đây phải trở thành yếu tố văn hóa quan trọng nhất trong
Trang 7
mối quan hệ kinh tế - xã hội, hình thành lối sống cho mỗi cá nhân, cộng đồng.Luật giáo dục đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triểntoàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi nhà trường phải kết hợp cáchình thức và phương pháp giáo dục khác nhau, đặt ra những yêu cầu mớicho người giáo viên, đặc biệt là GVCN lớp Nâng cao chất lượng giáo dục đòihỏi nhà trường phải đổi mới, đây là một sứ mệnh cao cả của nhà trường Theoquan điểm giáo dục hiện đại: “Một trường học tốt là trường học thường xuyênđón nhận sự thay đổi” [20, tr 16] Nhận ra khuyết điểm nên việc đổi mới quản
lý trong nhà trường là cần thiết, nhà trường cần sẵn sàng tìm nguyên nhân
và biện pháp thường xuyên đánh giá, chấp nhận phê bình và điều chỉnh mụctiêu nhằm đáp ứng nhu cầu của HSSV Do vậy, nhà trường cần phải đổi mới đểtạo ra bước đột phá Trước hết, phải đổi mới quản lý công tác giáo viên chủnhiệm lớp, đây là nhân tố tiên quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trườngcũng là xu hướng của giáo dục mà chúng ta đang vươn tới Việc ngăn chặn vàđẩy lùi các hiện tượng tiêu cực của HSSV trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệphiện nay trước hết phải quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề cốt lõi
mà trong đó GVCN lớp giữ vai trò quyết định trong hoạt động giáo dục củamỗi tập thể lớp Phải làm gì, làm như thế nào, bằng cách gì để nhà trường nóichung và GVCN lớp nói riêng thực hiện tốt nhiệm vụ đúng như ý nghĩa về vaitrò, vị trí và chức năng được Nhà nước và xã hội giao phó cho người GVCNlớp Đây là vấn đề thuộc giáo dục học và đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
và khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, phương pháp công tác của ngườiGVCN lớp trong nhà trường như:
Bônđurép N.I (1982 – Nguyễn Thị Phương Mai dịch), Người giáo viênchủ nhiệm, Tài liệu lưu hành nội bộ thành phố Hồ Chí Minh
Bùi Thị Thúy Hằng – Nguyễn Thị Hương Giang (2014), Giáo dục học
Trang 8
nghề nghiệp, NXB Bách Khoa Hà Nội
Hà Nhật Thăng (2011 chủ biên), Phương pháp công tác của ngườigiáo viên chủ nhiệm ở trường THPT, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
Hà Nhật Thăng – Lê Tiến Hùng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục,Giáo trình Đại học sư phạm
Phạm Viết Vượng (1986), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,2004
Trong quản lý giáo dục, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định
sự quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp trong trường học Những công trìnhcủa tác giả sau đây chứng minh điều đó
Nguyễn Đức Chính (2003), Quản lý chất lượng đào tạo, Hà Nội
Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận
về quản lý công tác chủ nhiệm lớp như:
Phạm Thị Đào (2001), Vài kinh nghiệm quản lý sinh viên của GVCN,Giáo dục - Thời đại, Số 14 (329)
Trịnh Xuân Khuê (2004), Nhà giáo trong thế kỷ XXI, Giáo dục - Thờiđại, Số 38
Các công trình, báo cáo và các bài viết của các tác giả đã khẳng định vịtrí, vai trò, của công tác chủ nhiệm trong việc góp phần nâng cao chấtlượng, thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục trong nhà trường Tuy nhiên,công tác chủ nhiệm lớp hiện nay ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưađược nhận thức một cách đầy đủ và hệ thống Nó vẫn được xem là một côngviệc bình thường nên công tác giáo dục - dạy “người” cho HSSV chưa đượcquan tâm đứng mức Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn
Trang 9
tới chất lượng giáo dục đạo đức cho HSSV đạt kết quả chưa cao Xác địnhđúng đắn về vai trò của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp chúng ta mới có thểxây dựng nội dung, phương pháp giáo dục hợp lý, khoa học, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài với mong muốn tìm hiểu thựctrạng từ đó tìm ra biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đểcông tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường CĐNCN ngày càng tốt hơn, hoànthiện hơn, góp phần đào tạo lực lượng lao động vừa có trình độ chuyên môn, taynghề vừa có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người và hoạtđộng này càng ngày càng phát triển trong xã hội Trong quá trình lao động, đấutranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, con người cần phải hợp sức vớinhau để tự bảo vệ và kiếm kế sinh sống Những hoạt động tổ chức chỉ đạo, điềukhiển… các hoạt động của con người nhằm thực hiện mục tiêu chung là nhữngdấu ấn đầu tiên của quản lý
Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nội dung, thuậtngữ “quản lý”, có thể nêu một số định nghĩa như sau:
Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc cáclĩnh vực khác nhau (xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sinh học, văn hóa…)bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì hoạt động tối ưu vàbảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó
Quản lý là một khái niệm rộng, đa chiều Quản lý có vai trò quan trọngmang tính quyết định trong mọi mặt của đời sống xã hội Marx coi việc xuấthiện quản lý là một kết quả tất yếu của sự phối hợp nhiều lao động cá biệt, tảnmạn, độc lập thành một quá trình lao động xã hội thống nhất trên lộ trình hướngđích
Khái niệm tổ chức được hiểu như là “tập hợp các cách thức trong đó
Trang 10
lao động được phân công và sắp xếp theo nhiệm vụ cụ thể” Tổ chức có các quitắt chi tiết chính thức (Các qui tắc bằng văn bản có giá trị pháp lý và cơ cấu vàphân công trách nhiệm giữa các thành viên của nó) Quản lý diễn ra khi có tổchức Hoạt động quản lý chỉ nảy sinh khi có tổ chức, tổ chức là nền tảng củaquản lý và không thể phát triển nếu thiếu hoạt động quản lý
Trên bình diện tiếp cận của một tổ chức thì: “Quản lý là tác động cómục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động(nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dựkiến” [26, tr 24]
Dưới cách nhìn của tâm lý học quản lý thì: “Quản lý được coi như sựkết hợp giữa “quản” và “lý” “Quản” bao gồm sự coi giữ, tổ chức, điều khiển,trông nom và theo dõi “Lý” là sắp xếp, thanh lý sự dự đoán cùng việc tạo rathiết chế hành động để đưa hệ vào thể phát triển ” [8, tr 33, 34]
Với các cách tiếp cận trên, có thể khái quát khái niệm quản lý như sau:Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đếnđối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho sự vận động, phát triển của hệ thốngphù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quảnhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chícủa chủ thể quản lý
Như vậy, quản lý không chỉ là một khoa học, một công nghệ khoa học,quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các lĩnh vựckhác nhau (xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sinh học, văn hóa…) bảođảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảođảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó
1.2.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt được tồn tại, vận động vàphát triển với tư cách là một hệ thống Do vậy, sự ra đời của quản lý giáo dục làquy luật tất yếu
Có nhiều cách định nghĩa về quản lý giáo dục Từ điển Giáo dục học
Trang 11
định nghĩa quản lý giáo dục:
Theo nghĩa rộng: “Quản lý giáo dục là thực hiện việc quản lý trong
lĩnh vực giáo dục Ngày nay, lĩnh vực giáo dục mở rộng hơn nhiều so với trước,
do chỗ mở rộng đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang thế hệ người lớn và toàn
xã hội Tuy nhiên, giáo dục thế hệ trẻ vẫn là bộ phận nòng cốt của lĩnh vực giáo dục cho toàn xã hội.”
Theo nghĩa hẹp: “Quản lý giáo dục, chủ yếu là quản lý giáo dục thế hệtrẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.”
- Quản lý giáo dục gồm hai mặt lớn là quản lý nhà nước về giáo dục,quản lý nhà trường các cơ sở giáo dục khác Quản lý giáo dục là việc thựchiện và giám sát những chính sách giáo dục và đào tạo trên cấp độ quốc gia,vùng, địa phương và cơ sở Quản lý giáo dục còn là một ngành, một bộ mônkhoa học có tính liên ngành nhằm vận dụng những khoa học quản lý sao chophù hợp với nhu cầu và đặc điểm của các hệ thống giáo dục
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch quy luật của chủ thể quản lý nhằm là cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường, xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [20, tr 35]
Theo Phạm Viết Vượng: “ Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là
tổ chức qúa trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân
và xã hội”
Các khái niệm nêu trên tuy diễn đạt khác nhau nhưng tựu trung là: Quản
lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng, phù hợp vớiquy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạtđộng giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đãđịnh Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý giáo dục
Trang 12
các cấp từ Trung ương đến cơ sở Đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực,
cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dụcđào tạo Khách thể quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân và các trường thuộccác cấp học, bậc học
Để dễ dàng nhận diện, thuật ngữ quản lý trường học có thể xem đồngnghĩa với quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô Đây là những tác động quản lý diễn
ra trong nhà trường với bốn yếu tố: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, kháchthể quản lý và mục tiêu quản lý
Sơ đồ 1.1: Logic của khái niệm quản lý giáo dục
Nội dung của quản lý giáo dục bao gồm một số vấn đề cơ bản sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo mục tiêu vànhiệm vụ xác định
- Xây dựng và ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phápluật về giáo dục được vận dụng vào tình hình đặc điểm của đơn vị, cơ sở vậtchất, sách, giáo trình, thiết bị dạy học, chương trình dạy học
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nội dung, phươngpháp và mục tiêu quản lý thuộc hệ thống
- Tổ chức, tuyển dụng, sử dụng, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáoviên, viên chức và nhân viên thuộc bộ máy quản lý và tiếp tục chỉ đạo việcđào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng mục tiêu
Khách thể quản lý
Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
Mục tiêu
Trang 13
quản lý theo từng giai đoạn phát triển của trường
- Huy động quản lý các nguồn lực tạo thành sức mạnh tổng hợp để vậnhành theo mục tiêu đã vạch
1.2.3 Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hoạt động của các cơ quan quản lý,
về bản chất là huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động giáo dục và đàotạo trong cơ sở giáo dục theo mục tiêu giáo dục nghề nghiệp
Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp diễn ra ở tầm vi mô, trong phạm vimột cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Quản lý diễn ra ở tầm vĩ mô, trong phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnhthổ địa phương và các ngành được coi là Quản lí nhà nước về cơ sở giáo dụcnghề nghiệp hay quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Mục đích quản lí cơ sở giáo dục nghề nghiệp là đưa nhà trường từ trạngthái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới, có chất lượng ngày càng cao,bằng phương thức khai thác, phát triển và định hướng các nguồn lực giáo dụcvào việc tăng cường các hoạt động của nhà trường, để nâng cao chất lượng quátrình giáo dục và đào tạo
Các nguồn lực giáo dục trong quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp baogồm:
- Nhân lực giáo dục
+ Đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức và cán bộ quản lí
+ Đội ngũ này có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và mạnh về chấtlượng sẽ quyết định chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường
Trang 14+ Lực lượng giáo dục xã hội bao gồm gia đình, đoàn thể, chính quyền, các
cơ quan, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp đặt tại địa phương mà nhà trường cótrách nhiệm liên hệ, khai thác, phối hợp trong công tác giáo dục người học
+ Các lực lượng giáo dục thống nhất về mục tiêu, nội dung và phươngthức giáo dục sẽ giúp nhà trường tiến hành giáo dục người học đạt chất lượng vàhiệu quả mong muốn
1.2.4 Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nội dung quan trọngcủa quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp bởi họ chính là: “Người thay mặt Hiệutrưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh một lớp trong trường học”
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là: “Công việc của người giáo viên chủnhiệm trong nhà trường” [14, tr 141]
Chức năng của giáo viên nhằm hướng dẫn và duy trì học sinh thực hiệntốt những nhiệm vụ học tập gồm: thời gian, không gian, chương trình hoạtđộng, những quy tắc hệ thống trách nhiệm, quan hệ, đánh giá và công nhận
Quản lý công tác chủ nhiệm được thể hiện qua mức độ hợp tác giữaHSSV với HSSV, giữa HSSV với GVCN, giữa GVCN với cán bộ quản lýtrường học thông qua các vị trí, chức năng của mỗi thành viên nhà trường
Trang 15
1.3 Khái quát chung về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1.3.1 Vị trí, vai trò của người GVCN lớp
GVCN lớp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và cao đẳng nghềnói riêng là cán bộ giảng dạy được BGH, quản lý khoa cử đến từng lớp để thaymặt nhà trường hoặc Khoa lãnh đạo lớp về các mặt chính trị, tư tưởng chuyênmôn và sinh hoạt tập thể Vì vậy, GVCN lớp là chiếc cầu nối giữa nhà trườngkhoa và lực lượng giáo dục trong nhà trường (tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí minh, tổ chức công đoàn, tổ bộ môn,…) với sinh viên, là người nắm bắtmọi chủ trương của nhà trường, Khoa để truyền đạt tới học sinh, sinh viên trựctiếp hoặc gián tiếp thông qua vai trò lãnh đạo của ban cán sự lớp và ban chấphành chi đoàn góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trường
Dưới góc độ thông tin khoa học trong quản lý, GVCNL được xem là mộttrong những nút thông tin quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống thông tin củanhà trường
Vị trí của GVCNL ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trường cao đẳngnghề được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Trang 16
Sơ đồ 1.2 : Vị trí của GVCNL ở trường cao đẳng nghề
Ghi chú:
- Mũi tên có nét đứt biểu thị mức độ có quan hệ không thường xuyên
- Mũi tên có nét liền biểu thị mức độ có quan hệ thường xuyên
Từ vị trí của người GVCNL trong sơ đồ trên, chúng ta thấy sự trưởng thành củamột tập thể lớp được biểu hiện ở sự tiến bộ của mỗi thành viên trong tập thể, làkết quả giáo dục của mọi lực lượng giáo dục trong Khoa cũng như trong trường.Trong đó mọi hoạt động tích cực của người GVCNL có ý nghĩa quan trọng ảnh
BAN GIÁM HIỆU
Trang 17Như vậy, Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện việc quản lýmột lớp học Thông thường, giáo viên chủ nhiệm được chọn từ những giáo viên
có kinh nghiệm giáo dục người học, được hiệu trưởng (trưởng khoa) tín nhiệm
và giao trách nhiệm
- Được coi là người thay mặt hiệu trưởng quản lý lớp học, người giáo viênchủ nhiệm lớp phải:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục;
+ Đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của người họctrong lớp;
+ Trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của người họctrong lớp trước nhà trường, phụ huynh
- Xây dựng tập thể người học thành một khối đoàn kết: Giáo viên chủnhiệm phải là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sựgương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kếttrong tập thể
- Tổ chức các hoạt động giáo dục người học trong lớp:
+ Thành lập bộ máy tự quản của lớp
+ Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm
+ Tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xâydựng hàng năm: phong trào thi đua học tập, phong trào văn nghệ, thể thao
- Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của người học trong lớp, tham mưu chochi đoàn thanh niên của lớp trong các công việc:
Trang 18
+ Lập kế hoạch công tác
+ Bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn
+ Tổ chức các nội dung hoạt động
+ Phối hợp đoàn thể với các Ban cán sự lớp để xây dựng tập thể
- Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhàtrường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung,chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáoviên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dụccùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất
Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủnhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công cáchoạt động giáo dục cho người học trong lớp
1.3.2 Chức năng của GVCN lớp
a Chức năng giáo dục:
GVCN lớp là nhà giáo dục, chức năng cơ bản của GVCN lớp là giáodục HSSV và đoàn kết các thành viên của lớp thành một tập thể đồng thuận,thân ái, cộng đồng trách nhiệm Trong quá trình giáo dục, GVCN xây dựng mốiquan hệ gắn bó, hình thành cho HSSV những thói quen, những hành vi văn hóatạo ra các hành vi bền vững trong việc phát triển nhân cách của mỗi HSSV khiđược tham gia hoạt động của lớp
b Chức năng quản lý:
GVCN lớp là người thay mặt Hiệu trưởng nhà trường quản lý toàn bộ tậpthể HSSV của lớp bao gồm: xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV
c Chức năng đại diện:
GVCN là người đại diện cho nhà trường truyền đạt những yêu cầu giáodục đến với sinh viên với phong cách là nhà quản lý giáo dục GVCN còn làngười đại diện cho quyền lợi chính đáng của sinh viên trong lớp, phản ánh
Trang 19
những nguyện vọng chính đáng của sinh viên trong việc phối hợp với các tổchức xã hội để thống nhất kế hoạch giáo dục sinh viên
1.3.3 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài những công việc như một giáo viên bộmôn giỏi, còn phải thực hiện một chương trình hoạt động quản lý lớp học
Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm trong cơ sở giáo dục nghề nghiệpcòn có thêm các nhiệm vụ bổ trợ sau:
- Hiểu biết sâu sắc về mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, chương trình dạyhọc và giáo dục của trường dạy nghề
Việc hiểu biết rõ ràng về mục tiêu đào tạo của ngành, nghề trong trườnggiúp cho giáo viên chủ nhiệm có cơ sở để định hướng cũng như dự báo sự pháttriển nhân cách của người học
- Tìm hiểu để xác định rõ cơ cấu tổ chức của nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn, giúp đỡ người học về mọiphương diện nên cần tìm hiểu đầy đủ về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của từng
bộ phận trong nhà trường để làm tốt công việc của mình cũng như tư vấn chongười học biết những yêu cầu cần thiết khi có công việc liên quan các bộ phậntrên Bên cạnh đó, GVCN còn luôn luôn học tập, tu dưỡng để hoàn thiện nhâncáchngườigiáoviêndạynghề
Trang 20
Sơ đồ 1.3: Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm
Thực hiện công tác chủ nhiệm ở các cơ sở đào tạo nghề đòi hỏi ngườigiáo viên chủ nhiệm luôn rèn luyện, học tập để không chỉ có kiến thức vữngchắc về chuyên ngành đào tạo mà còn có kỹ năng nghề cũng như kỹ năng sưphạm thuần thục Sự vươn lên hoàn thiện nhân cách của giáo viên chủ nhiệm làtấm gương tác động tới tập thể và từng người học trong lớp học
1.3.4 Nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
a) Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
Người học vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể giáo dục với tư cáchtoàn diện và cụ thể Nhà giáo dục K Đ Usinxki đã cho rằng, muốn giáo dục conngười về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt Người giáo viên chủnhiệm phải hiểu rõ đặc điểm tình hình của tập thể cũng như của từng người học
để có những tác động sư phạm phù hợp
Để tìm hiểu và nắm vững người học, giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụngnhững cách thức sau:
Trang 21
- Nghiên cứu hồ sơ người học,
- Nghiên cứu sản phẩm học tập và lao động của người học,
- Nghiên cứu các sổ sách, giấy tờ của lớp,
- Quan sát hàng ngày về hoạt động, thái độ và hành vi của người học
- Trao đổi với cá nhân và tập thể người học, với các giáo viên dạy ở lớp,chi đoàn,… về những vấn đề cần quan tâm,
- Trao đổi, trò chuyện với cha mẹ người học
b) Xây dựng tập thể người học
Để tập thể người học trở thành một tập thể vững mạnh, biết đoàn kết,thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, người giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp các lựclượng giáo dục để đưa lớp mình vững bước đi lên ngay từ giai đoạn đầu- giaiđoạn đề ra các yêu cầu chung thống nhất- tiến nhanh tới giai đoạn tự quản
c) Xây dựng thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cho người học
- Hình thành ở người học niềm tin, tư tưởng, đạo đức, động cơ, thái độhọc tập theo chuẩn mực; biến những yêu cầu xã hội thành hành vi, thói quentrong cuộc sống
- Quan tâm đến việc kết hợp đánh giá của mình với sự tự đánh giá củangười học về kết quả rèn luyện Sự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm được tiếnhành trên cơ sở tham khảo những ý kiến của các giáo viên khác, của các tổ chứcchính trị - xã hội trong nhà trường, đồng thời tranh thủ những ý kiến của tập thểhọc sinh
d) Nâng cao thành tích học tập của người học
Việc nâng cao thành tích học tập của người học là nhiệm vụ hàng đầu củangười giáo viên chủ nhiệm Thành tích học tập của người học được thể hiện ởviệc nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và sự phát triển năng lực hoạt động trítuệ, hoạt động tư duy
Để làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm cần đề ra những yêu cầu cao,xây dựng dư luận lành mạnh, làm cho họ ý thức được nghĩa vụ học tập, xác định
Trang 22
được động cơ học tập đúng đắn, có thái độ học tập tốt, tìm tòi các phương pháphọc tập tích cực để đạt kết quả mong muốn Đồng thời phân chia lớp thành cácnhóm học tập ngoại khóa để giúp người học có thêm điều kiện đào sâu tri thức,biết vận dụng những điều đã học vào thực tế nghề nghiệp
e) Phối hợp với giáo viên bộ môn thống nhất các hoạt động giáo dục
Giáo viên chủ nhiệm phải là người tập hợp xung quanh mình tất các cácgiáo viên bộ môn để thực hiện tốt và đồng bộ các hoạt động giáo dục cho tập thểlớp Giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Thống nhất các yêu cầu có tác dụng định hướng chung cho các tác động
sư phạm của tất cả các giáo viên nhằm đạt được mục đích giáo dục;
Phối hợp các hoạt động: theo dõi sổ sách của lớp, dự giờ và tham dự cáchoạt động ngoài giờ lên lớp, tìm hiểu nguyện vọng, và phát hiện những khókhăn trong học tập, trao đổi với các giáo viên bộ môn và kiến nghị các biện phápnâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục của tập thể lớp và từng cá nhân;
Thu thập thông tin từ các giáo viên bộ môn về kết quả học tập, rèn luyệnphẩm chất chính trị, đạo đức, thể lực, lao động, thẩm mỹ, … để tổng hợp và qua
đó đánh giá, tổng kết về các lĩnh vực này
f) Giáo dục lao động
Trong các cơ sở GDNN thường có ba hình thức lao động: lao động tựphục vụ, lao động công ích, lao động sản xuất Giáo viên chủ nhiệm cần căn cứvào kế hoạch thực tập, kế hoạch lao động công ích chung của nhà trường, củakhoa để lập kế hoạch cho phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp Điều quan trọng
là phải tổ chức các hoạt động này một cách có hệ thống, có hiệu quả và mang lạilợi ích kinh tế
g) Tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng cho tập thể người học
Giáo viên chủ nhiệm có thể dựa vào các tổ chức xã hội, các cơ quan chứcnăng về văn hóa, thể thao… để tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thểdục, thể thao, tham quan du lịch cho tập thể lớp mình phụ trách Ngoài ra, giáoviên chủ nhiệm cũng có thể kết hợp với các cơ sở y tế của nhà trường, của cộng
Trang 23
đồng, địa phương cũng như các giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh ý thứcgiữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ sinhthái…
1.3.5 Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
a) Cơ sở cho việc lập kế hoạch
Để thực hiện được nội dung giáo dục, điều quan trọng trước tiên là ngườigiáo viên chủ nhiệm phải lập được kế hoạch công tác Thực tiễn giáo dục chothấy, kế hoạch này là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm Nó phảnảnh năng lực thiết kế và dự báo cũng như tầm nhìn của họ Sau đây là những cơ
sở cần thiết cho giáo viên tham khảo để xây dựng kế hoạch:
- Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đào tạo của toàn trường;
- Các đặc điểm của người học trong lớp, những truyền thống tốt đẹp, nhữngkhó khăn, hạn chế của lớp;
- Các mục tiêu nhiệm vụ của các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường;
- Các đặc điểm của địa phương nơi trường đóng
b) Nội dung kế hoạch
Nội dung của kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm phải phản ánh được:
- Những đặc điểm năm học/học kỳ và của lớp
- Những mục tiêu phấn đấu và các nhiệm vụ cụ thể: các biện pháp thựchiện, những điều kiện cần thiết về vật chất-kỹ thuật, tài chính, nhân lực, thờigian thực hiện và hoàn thành… ứng với từng lĩnh vực hoạt động học tập và rènluyện
1.3.6 Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của tập thể lớp, là người thay mặt hiệutrưởng giải quyết các công việc của lớp, đưa lớp thành một tập thể tự quản Vìvậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có năng lực chuyên môn tốt, đang giảng dạy có kết quả một môn học tronglớp, có điều kiện gần gũi, theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện một cáchthường xuyên
Trang 24- Có phương pháp hoạt động xã hội, biết động viên lôi cuốn các lực lượnggiáo dục, biết tổ chức hoạt động tập thể để dẫn dắt người học học tập, rèn luyện,
tu dưỡng tốt vì cuộc sống tốt đẹp trong tương lai
Bên cạnh đó, người GVCNL phải hình thành và rèn luyện cho mìnhnhững kỹ năng sau: Kỹ năng nắm bắt tình hình lớp mình phụ trách một cáchtoàn diện và sâu sắc; Kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm; Kỹ năng lựachọn và bồi dưỡng cán bộ lớp; Kỹ năng tổ chức và chỉ đạo mọi hoạt động của độingũ cán bộ lớp; Kỹ năng cảm hóa, lôi cuốn sinh viên vào hoạt động chung; Kỹnăng phối hợp và điều chỉnh kế hoạch và hoạt động tập thể; Người GVCNL phảithực sự là người hiểu biết công việc và là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Trang 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quản lý công tác GVCNL trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là yêucầu mang tính khách quan vì việc quản lý công tác G V CNL là nhiệm vụtất yếu, hết sức quan trọng đối với người làm công tác quản lý giáo dục – đàotạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời là vấn đề cấp bách, mangtính quyết định đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đó là, vấn đề tiên quyết cầnnhận thức đúng đắn vì rất quan trọng và rất cần thiết của tư duy quản lý giáodục dạy nghề; là điều kiện “cần” và “đủ” của người quản lý giáo dục – dạynghề, vì mục tiêu của công tác quản lý giáo dục – dạy nghề là nhằm thực hiệntốt trách nhiệm đào tạo; bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành lớp người lao độngmới kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc ta đã chọn: “Độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
Hiện nay, quản lý công tác GVCNL của các cơ sở giáo dục nghềnghiệp nói chung và tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa nóiriêng phải trên cơ sở xác định rõ vai trò,vị trí, chức năng của công tácGVCNL Từ đó mới xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của việcquản lý công tác GVCNL xuất phát từ nhận thức và thực trạng tình hình tại nơiquản lý trong một thời gian xác định rõ ràng và cụ thể
Từ các vấn đề khách quan và khoa học nêu trên BGH của các cơ sở giáodục nghề nghiệp cần xác định rõ các nhiệm vụ của việc quản lý công tácGVCNL tại đơn vị quản lý trực tiếp, từ đó, xác định nội dung quản lý côngtác chủ nhiệm lớp thực sự mang tính kế hoạch cao và triển khai thiết thực, cụthể theo chu kỳ quản lý nhà trường; quản lý mỗi cấp độ đào tạo và quản lýngười giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện: “dạy chữ - dạyngười - dạy nghề” Chính vì thế, đề tài mang tính thực tiễn là sự góp phầncủng cố lý luận quản lý giáo dục – dạy nghề, là phương hướng để xây dựng tiêuchuẩn (nội dung, biện pháp…) đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục nghềnghiệp hiện nay
Trang 26
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP
2.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn, đứngthứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộctrung ương
Mỗi năm Thanh Hoá vẫn có thêm gần ba vạn người bước vào tuổi laođộng Đây là một vấn đề lớn của xã hội và để giải quyết việc làm cho người laođộng, cần phải có sự chuyển dịch nhanh và đa dạng hoá cơ cấu nền kinh tế Tỉnh
có các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Lễ môn; Khu công nghiệp Bỉm Sơn;Khu công nghiệp Lam Sơn; Khu công nghiệp Tây Bắc Ga; Khu kinh tế NghiSơn
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động, Thanh Hóa đã có sự chú trọngtrong việc đào tạo nguồn lao động Đến năm 2015, hệ thống đào tạo nguồn nhânlực của tỉnh đã phát triển khá mạnh mẽ, bao gồm 2 trường Đại học, 1 Phân việnĐại học, 1 cơ sở Đại học của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ ChíMinh, 1 trường Dự bị Đại học Dân tộc, 1 trường Chính trị, 11 trường Cao đẳng
và nhiều hệ thống trường Trung cấp; các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụviệc làm, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư; các trung tâm giáo dục thườngxuyên - dạy nghề cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ sở dạy nghề khác và gần 1000trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn Kết quả đào tạo đã từngbước tiếp cận với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật,dần nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực
Trang 27
2.2 Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghiệp
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa là trường cao đẳng nằmtrong hệ thống giáo dục bậc cao đẳng tại Việt Nam Trường nằm dưới sự quản lýcủa Bộ Lao động thương binh và Xã hội Trường được thành lập theo quyết định
số 1985/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động thương binh và Xãhội trên cơ sở nâng cấp trường kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá, được thành lậpnăm 1961
Tổng số cán bộ viên chức hiện có 198 Trong đó 166 giáo viên, Nghiêncứu sinh 02; thạc sĩ 40; trình độ trên đại học 87 người, Cao đẳng 20 người, trungcấp và CNKT bậc cao 04 người; trình độ khác 13 Cơ cấu bộ máy: Ban giám hiệugồm Hiệu trưởng và 02 phó Hiệu trưởng, 07 phòng chức năng: Đào tạo; Khoahọc & Kiểm định chất lượng; Công tác HSSV; Tài vụ; Vật tư - Thiết bị; Tổ chức
- Hành chính; Tuyển sinh & Tư vấn lao động; 10 khoa chuyên môn: Công nghệthông tin; Điện; Điện tử - Điện lạnh; Cơ khí; Công nghệ ôtô; Kinh tế; Lý thuyết
Cơ sở; Khoa học cơ bản; Sư phạm Dạy nghề; May và Thiết kế thời trang HiệnNhà trường đang đào tạo 11 nghề trình độ cao đẳng, 13 nghề trình độ trung cấp
và 11 nghề trình độ sơ cấp thuộc các nhóm nghề chính: Cơ khí, công nghệ ô tô,điện công nghiệp, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, may và kế toán doanhnghiệp và đào tạo cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề Có 4 nghề trọng điểm: điện,cắt gọt kim loại, CNTT, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấptrình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụnglao động của thị trường
Trang 28ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
TỔ CÔNG ĐOÀN
BCH ĐOÀN TN BGH
HỘI ĐỒNG
CÁC CHI ĐOÀN
CÁC LỚP – CHI ĐOÀN HSSV
Trang 29
Sơ đồ 2.2: Tổ chức chỉ đạo, điều hành chuyên môn, nghiệp vụ
CÁC LỚP HS – SV
KHOA Đ.TỬ-ĐIỆN LẠNH KHOA KINH TẾ KHOA LÝ THUYẾT CƠ SỞ
KHOA K HỌC CƠ BẢN
BẢN KHOA CÔNG NGHỆ T.TIN KHOA SƯ PHẠM DN
PHÒNG CÔNG TÁC HS – SV
PHÒNG KH HỌC & KIỂM ĐỊNH
PHÒNG THIẾT BỊ & VẬT TƯ
PHÒNG TUYỂN SINH & TV VL
HỘI ĐỒNG
BGH
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN MMMMMMM MmmMÔN
BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ
PHÒNG ĐÀO TẠO
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
KHOA ĐIỆN KHOA CÔNG NGHỆ ÔTÔ KHOA CƠ KHÍ PHÒNG TÀI VỤ
KHOA MAY & TKTT
Trang 31
2.2.3 Các nghề đào tạo và qui mô đào tạo của nhà trường
Bảng 2.1 Số lượng học sinh các ngành nghề đào tạo từ 2013 đến 2015
8 Kỹ thuật máy lạnh và điều
Trang 32Trung cấp
Sơ cấp
4 Điện tử - Điện
lạnh
Kỹ thuật máy lạnh và điềuhòa không khí
Kỹ thuật lắp đặt điện nước x
Trang 33
Quản trị doanh nghiệp x
Về tình hình đào tạo từ ngày thành lập đến nay, quy mô đào tạo của trườngkhông ngừng được mở rộng Nếu như năm học 2007- 2008 khi mới thành lập,trường chỉ có 9 nghề đào tạo Cao đẳng nghề, có 12 nghề đào tạo Trung cấp nghề ,có13 nghề đào tạo Sơ cấp nghề thì đến năm 2013 – 2014 có 11 nghề đào tạoCao đẳng nghề, có 13 nghề đào tạo Trung cấp nghề , có 24 nghề đào tạo Sơ cấpnghề tổng số SVHS có năm lên đến hơn 5000 HSSV Hằng năm tỉ lệ tuyểnsinh luôn đạt chỉ tiêu so với nhiều trường cao đẳng nghề trong tỉnh và ngoài tỉnh.Trong những năm qua, trường còn liên kết đào tạo với trường Đại học Côngnghiệp Hà Nội và liên kết với các huyện trong tỉnh đào tạo và các loại chứngchỉ ngắn hạn khác như : sư phạm nghề, ……
2.2.4 Tình hình học sinh ra trường có việc làm qua các năm học
Lưu lượng HSSV bình quân hơn 3000- 3500/năm; Tổng số học sinh, sinhviên đang theo học tại trường (tính đến 10/2015): 3.056 học sinh, sinh viên các hệđào tạo; bao gồm: Hệ cao đẳng nghề: 1.369, Trung cấp nghề: 1.546, Sơ cấp nghề:141; Cao đẳng nghề: đào tạo 11 nghề, bao gồm: Công nghệ thông tin, Kỹ thuậtsữa chữa và lắp ráp máy tính, Quản trị mạng máy tính, Cắt gọt kim loại, Hàn,Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ô tô, Kế toán doanh nghiệp,Quản trị doanh nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trung cấpnghề: đào tạo 13nghề, bao gồm: Công nghệ thông tin, Sữa chữa và lắp ráp máytính, cắt gọt kim loại, hàn, điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ô
tô, Nguội và lắp ráp cơ khí, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, may và
Trang 34Số HSSV tốt nghiệp ra trường có việc làm cao và được các doanh nghiệpđánh giá tốt về chất lượng tay nghề; kỹ năng nghề nghiệp thích ứng yêu cầucông việc được giao Qua điều tra lần theo dấu vết học sinh ra trường, kết quảcho thấy học sinh ra trường có việc làm như sau :
Bảng 2.3 Bảng kết quả lần theo dấu vết
Trang 35
sách cho các nghề đào tạo đã được download về thư viện điện tử nhà trường.Công tác bổ sung sách tham khảo, tài liệu chuyên môn được tiến hành đúng kếhoạch, công tác tổ chức giới thiệu các loại tài liệu và sách báo mới cho bạn đọcthường xuyên, kịp thời
Đặc biệt, năm 2015, Trường được tiếp nhận Dự án viện trợ không hoàn lạicủa KOICA trị giá hơn 500.000 USD cho đào tạo giáo viên và bổ sung một sốthiết bị và sẽ hoàn thành vào năm 2016
2.3 Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường CĐNCN 2.3.1 Quy trình khảo sát
Mục đích khảo sát là để tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp vàquản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường CĐNCN
Khách thể khảo sát gồm 36 cán bộ quản lý và 98 GVCN tại 7 khoachuyên môn trong trường CĐNCN
Phương pháp khảo sát: Tác giả đã gặp gỡ 36 cán bộ quản lý, 98GVCN để điều tra khảo sát, trình bày mục đích và yêu cầu, đưa phiếu hỏi đến họ,chờ họ trả lời, sau đó thu về để xử lý số liệu Kết quả thu được 36 phiếu củaCBQL và 98 phiếu của GVCN có ghi đầy đủ các câu trả lời Việc xử lý số liệuthu được từ các bảng hỏi nhằm đánh giá thực trạng công tác GVCN lớp và quản
lý công tác chủ nhiệm lớp tại Trường CĐNCN
Thời gian khảo sát: Tháng 10 và 11/2015
Trang 36
2.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng công tác GVCNL lớp tại trường.
a, Về thâm niên của đội ngũ GVCN lớp ở trường CĐNCN
Bảng 2.4 Đánh giá về thâm niên công tác GVCNL
Thâm niên chủ nhiệm
Trang 37c Về hiệu quả quản lý nội dung giáo dục HSSV
Thực hiện đúng qui chế HSSV của Bộ lao động thương binh và xã hội ban hànhkèm theo quyết định số 62/2007/QĐ-BLĐTB&XH ngày14 tháng 12 năm
2007 Quyết định 54/2008/QĐ-BLĐTB&XH ngày 14 tháng 05 năm 2008 vềban hành Qui chế đánh giá kết quả rèn luyện HSSV Từ các văn bản trên, nhàtrường đã xây dựng, hướng dẫn cho phù hợp với tình hình trường
Trang 38
Khá (%)
Đạt (%)
Chưa đạt (%)
1 Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống 30,61 40,81 25,51 3,06
3 Thực hiện các chế độ chính sách 45,91 32,65 18,36 3.06
4 Quản lý HSSV nội trú, ngoại trú 18,36 35,71 37,75 8,16
5 Đảm bảo an ninh trật tự nhà trường 35,71 48,97 13,26 2.04
6 Tư vấn việc làm cho HSSV tốt nghiệp 21,42 43,87 29,59 5,10
Công tác quản lý học sinh sinh viên là một trong những nhiệm vụ quantrọng trong công tác đào tạo của nhà trường đã được Đảng ủy, Ban giám hiệu vàcác tổ chức trong nhà trường quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo thường xuyên
GVCN kết hợp với phòng công tác HSSV, các tổ chức đoàn thể khácthường xuyên quan tâm tới công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống ; học tậpnghiên cứu; tư vấn ……Trường có khuôn viên rộng 8,8 ha, cơ sở vật chất phục vụhọc tập và đời sống sinh hoạt từng bước được cải thiện và tăng cường Các hoạtđộng Văn - Thể - Mỹ, phong trào thi đua thường xuyên được tổ chức lôi cuốnđông đảo HSSV tham gia vào các hoạt động tập thể Bên cạnh đó, thực hiện chế
độ học bổng, khuyến khích học tập, chính sách trợ giúp HSSV nghèo …, triểnkhai quỹ tín dụng đào tạo ngân sách chính sách xã hội, công tác bảo hiểm và bảohiểm thân thể HSSV được thực hiện nghiêm túc Ngoài ra, tư vấn giúp HSSV tốtnghiệp đến làm việc ở nơi có nhu cầu sử dụng Phần lớn HSSV của nhà trườngvào học từ các vùng nông thôn ở huyện của tỉnh và số ít ở ngoài tỉnh nên các emrất cần cù chịu khó , chịu khổ và có thái độ học tập đúng đắn “Học nghề để lậpthân, lập nghiệp”
Tuy nhiên, HSSV của nhà trường ở nhiều độ tuổi, trình độ, nhận thức xãhội chênh lệch khả năng giao tiếp còn hạn chế như ít quan tâm đến vấn đề chínhtrị xã hội, mục tiêu phấn đấu và ý chí vươn lên chưa tốt Nhận thức về động cơthái độ học tập về nghành nghề chưa đúng đắn Số lượng HSSV tăng nhanh nhưng
Trang 39
chỗ ở nội trú chưa được mở rộng nên số lượng HSSV ở ngoại trú nhiều điều nàyảnh hưởng đến quản lý HSSV Ngoài ra, nhu cầu đòi hỏi về công việc sau khi ratrường cao như gần nhà, lương ổn định, chế độ bảo hiểm, chế độ lao động phảithích hợp…
c Nhận thức của CBQL trường Cao đẳng nghề Công nghiệp về mục đích, ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp
Kết quả nghiên cứu nhận thức của CBQL nhà trường về mục đích quản lýCTCNL như sau:
Bảng 2.6 Mục đích chủ yếu của quản lý công tác chủ nhiệm lớp
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
1 Tăng cường giáo dục HSSV, nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện
2 Thu thập thông tin, tìm hiểu, giúp
đỡ giáo viên nâng cao nghiệp vụ sư
5 Xây dựng văn hóa nhà trường
vững mạnh
Với các mục đích như trên của quản lý CTCNL, mục đích quản lýmang lại không chỉ thể hiện qua sự can thiệp bằng những biện pháp kỹ thuật củachủ thể quản lý mà còn là việc tác động đến ý thức, tính sáng tạo của kháchthể quản lý Kết quả chủ yếu của việc quản lý CTCNL chính là việc đề ra vàđiều chỉnh các biện pháp một cách phù hợp, tạo điều kiện cho HSSV, GVCNthực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nâng cao hiệu quả CTCNL
Mục đích cơ bản, lâu dài của giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện HSSV Trong đó, mục tiêu trước mắt là việc giữ vững kỷ cương học
Trang 40Qua phỏng vấn, đa số GVCN cho rằng mục đích quản lý công tác chủnhiệm lớp là giáo dục HSSV trở thành những con người chân chính, có íchcho xã hội, biết sáng tạo trong công việc và biết thích nghi với hoàn cảnh Có36,73% GVCN khẳng định mục đích quản lý công tác chủ nhiệm lớp là đểtăng cường giáo dục HSSV, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Kết quả nghiên cứu trên phản ánh khá rõ thực trạng về công tác quản lýchủ nhiệm lớp tại trường CĐNCN: Hiệu quả đích thực của việc quản lý CTCNLchưa được quan tâm đúng mức, đa phần đều coi mục đích chính của quản lý chỉđơn thuần là “tác nghiệp” Công tác lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tácgiáo dục chưa phù hợp sẽ dẫn đến sự không thống nhất về mục đích, ý nghĩa củaquản lý CTCNL trong đối tượng CBQL cũng như GVCN Điều đó cho thấy, hiệnnay CTCNL tại trường CĐNCN chưa được nhận thức một cách đúng đắn về vịtrí, vai trò, về tầm quan trọng đặc biệt trong khâu quản lý CTCNL mà mộttrong những nguyên nhân đó là: Nhà trường chỉ thiên về dạy “chữ” chưachú trọng đến mục tiêu giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục
d) Thực trạng xây dựng kế hoạch CTCNL ở trường CĐNCN
Để quản lý trực tiếp một lớp học, Ban Giám hiệu nhà trường đã cử ra nhữnggiáo viên giỏi, nhiệt tình làm công tác chủ nhiệm lớp GVCNL có quyền thay mặtHiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học GVCNL là linh hồn, là nhân vật trungtâm của mỗi lớp; tập hợp, đoàn kết học sinh trong tập thể, có vai trò lớn trong tổchức mọi hoạt động của lớp, nhằm giáo dục học sinh, sinh viên GVCNL được