- Biết các nhu cầu của gia đình nhu cầu về nhà ở, đồ dùng, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, được quan tâm, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau….. HĐCCĐ K
Trang 1CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
I-MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
1- Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng sức khỏe:
- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hàng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản
- Biết ích lợi của việc luyện tập, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe
- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà
2 -Phát triển nhận thức:
- Biết địa chỉ , số điện thoại của gia đình.
- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ
- Biết các nhu cầu của gia đình( nhu cầu về nhà ở, đồ dùng, phương tiện trong gia đình, nhu cầu được ăn ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, được quan tâm, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau…)
- Phát hiện được sự thay đổi rõ nét trong gia đình thêm người, có những đồ dùng mới …
- Nhận biết điểm giống và khác nhau giữa bản thân với những người thân trong gia đình
- Biết được chức năng, chất liệu và cách sử dụng của một số đồ dùng trong gia đình theo 1-2 dấu hiệu
- Biết phân biệt hình tam giác với hình vuông và nói được một số đặc điểm cơ bản của
chúng
- Biết đếm đến 6 trên các đồ dùng gia đình, thành viên trong gia đình
- Biết nhận ra số lượng, chữ số và số thứ tự trong phạm vi 3
- Biết xác định vị trí các vật so với bản thân và so với người khác
- Nhận ra sự khác biệt về chiều cao của 3 thành viên hoặc đồ dùng trong gia đình, phản ánh mối quan hệ bằng lời( cao nhất , thấp hơn, thấp nhất hoặc thấp nhất , cao hơn, cao nhất)
3- Phát triển ngôn ngữ:
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 2- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói Biết lắng nghe,dặt và trả lời câu hỏi.
- Nghe hiểu và thực hiện theo yêu cầu của người lớn
- Thích xem các loại sách, tranh ảnh về gia đình
- Kể lại được một số sự kiện của gia đình theo đúng trình tự, có lôgic
- Đọc một số bài thơ, kể lại chuyện đã được nghe( có nội dung về gia đình) một cách rõ ràngdiễn cảm
- Biết xưng hô phù hợp với các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh
- Nhận biết kí hiệu nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra vào
4- Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
- Biết yêu thương , tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình
- Có một số kĩ năng ứng xử phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam( Lễ phép với người lớn , nhường nhịn em bé yêu thương, quan tâm đến mọi người trong gia đình
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh
- Biết vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình về các đồ dùng, đồ chơi, các thành viên trong gia đình
- Thích hát múa và biết thể hiện cảm xúc với các bài hát, bản nhạc
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 3MẠNG NỘI DUNG
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
- Các thành viên gia đình: Tôi, bố mẹ, anh chị em ( họ tên, sở thích…)
- Công việc của các thành viên trong gia đình
- Gia đình là nơi vui vẻ hạnh phúc,
sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình , các ngày
lễ kỉ niệm của gia đình ( ngày nghỉ cuối tuần, đi thăm họ hàng, người thân, ngày nghỉ hè , chuyến về quê…)
- Các loại thực phẩm cho gia đình, cần ăn uống hợp vệ sinh
- Trang phục và cách giữ gìn quần
áo sạch sẽ
Trang 4MẠNG HOẠT ĐỘNG
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
GIA ĐÌNH
PTNT:
LQVT:
+ Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
+ Nhận biết, ý nghĩa các con số được sử dụng trong
cuộc sống hàng ngày ( Số nhà , biển số xe, số điện
thoại…)
+ Nhận biết so sánh sự giống và khác nhau của các
hình: hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật
+ Làm một số nguyên vật liệu từ thiện nhiên
+ Thơ : Em yêu nhà em
+ Kể chuyện : Cháu ngoan của bà
Trang 5KẾ HOẠCH TUẦN I:
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
TỪ NGÀY: 08 - 12 /10/2012 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Tên hoạt
1 Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, chạy…
2 Trọng động: Hô hấp: Thổi bóng bay Tay: 2 tay đưa ngang, lên cao Chân: Ngồi khuỵu gối
Bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên Bật: Bật tiến về trước
3 Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
HĐNT
1.NDC: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
2.Trò chơi: Rồng rắn3.Chơi tự do
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 6HĐCCĐ KPKH: Trò
chuyện về gia đình: các thành viên trong gia đình
TOÁN:
Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
LQVH:Thơ : Gió từ tay mẹ
THỂDỤC:
Bò bằng bàn tay , bàn chân 3-4m
TẠO HÌNH: Nặn đồ dùng ,
Đồ chơi trong gia đình
HĐG Góc phân vai: Gia đình, nấu ăn, bác sĩ, bán hàng…
Góc học tập: Làm album, xem tranh gia đình Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn đồ dùng gia đình, vẽ nhà, hát múa các bài hát về gia đình
THỂ DỤC SÁNG I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ tập theo cô đúng động tác, đúng nhịp. - Rèn cho trẻ khéo léo nhanh nhẹn II-CHUẨN BỊ: Sân rộng phẳng III-TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, chạy đi theo hiệu lệnh của cô hai, ba vòng Sau đó đứng thành 3 hàng dọc theo tổ 2- Trọng động: Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: 2 tay đưa ngang, lên cao - Bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Ngồi khuỵu gối - Bật: Bật tiến về trước 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 2-3 vòng GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 7HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Nội dung:
- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn
- Chơi tự do: Các đồ chơi có ở ngoài trời: bập bênh, cầu trượt,…và đồ chơi cô mang theo: truyện, bóng,…
I.Mục đích yêu cầu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên
- Trẻ biết các thành viên trong gia đình, biết gia đình đông con- ít con
- Biết yêu quý các thành viên trong gia đình
- Trong trò chơi vận động: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ
- Trong trò chơi tự do: trẻ được vui chơi thỏa thích, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi
II.Chuẩn bị :
- Địa điểm: Sân sạch
- Đồ dùng: Tranh “Gia đình ít con”, “Gia đình đông con”, “Gia đình nhiều thế hệ”
- Trang phục: Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng
- Chơi tự do: truyện, bóng,…
III.Cách tiến hành :
1.Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước khi ra sânchơi
- Cô giới thiệu nội dung của buổi hoạt động
- Giáo dục trẻ ra sân chơi đoàn kết với bạn
- Hát bài “ Cả nhà thương nhau” cho trẻ ra sân
2.Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động
a.Hoạt động có chủ đích:
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Cho trẻ xem tranh “Gia đình ít con”, cô hỏi:
+ Đây là tranh gì? Trong tranh có ai? Có tất cả mấy người?
+ Bố,mẹ, con đang làm gì?
+ Gia đình có 2 con là gia đình gì?
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 8+ Các thành viên trong gia đình phải như thế nào với nhau?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình
- Tiếp tục cô cho trẻ xem tranh “Gia đình đông con”, “Gia đình nhiều thế hệ”, đàm thoại tương tự như trên
- Liên hệ đến gia đình trẻ- giáo dục trẻ ngoan, biết vâng lời bố mẹ
- Rèn luyện kỹ năng bắt chước
- Phát triển ngôn ngữ, sự linh hoạt
- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 9II.Chuẩn bị:
* Góc phân vai:
- Bộ đồ chơi nấu ăn
- Các loại rau, củ, quả
* Góc xây dựng:
- Gỗ, các khối hộp,cây xanh, hoa, cỏ, lối đi, bồn hoa
- Đồ chơi: xích đu, ghế đá, vòng xoay
* Góc học tập:
- Hồ dán, đĩa, khăn ướt
- Tranh ảnh về gia đình, tập album
III.Tiến hành :
1 Hoạt động 1:
- Hát “Cả nhà thương nhau”
+Bài hát nói về gì?
- Cho trẻ xem tranh gia đình và đàm thoại về bức tranh
- Liên hệ đến gia đình trẻ - giáo dục trẻ biết giúp đỡ gia đình: quét nhà, nhặt rau,
- Gia đình con sống ở đâu? (ở nghĩa phú) Hỏi 2-3 trẻ
- Ai là người xây dựng nhà cho các con ở? Chú công nhân xây dựng nhà là các chú xâynhững gì? (Xây nhà, xây lối đi, xây bồn hoa, trồng cây che bóng mát, trồng hoa)
- Chú còn xây gì nữa?
- Khi xây dựng chú công nhân đói bụng thì về đâu ăn cơm?
- Ở gia đình có ai?
- Mẹ muốn nấu ăn ngon thì đi mua thực phẩm ở đâu?
- Ở cửa hàng có ai? Cô bán hàng phải như thế nào với khách?
- Ở kia còn có góc học tập để các bạn “ Làm album về gia đình”, có góc thiên nhiên để bé
“ Chăm sóc cây”
- Cô giới thiệu lại các góc chơi để trẻ biết
- Lúc sáng các con đã chọn các góc chơi cho mình rồi Bây giờ bạn nào thích chơi ở gócchơi nào thì về góc chơi đó
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết
2 Hoạt động 2: Giới thiệu các góc chơi.
- Lớp chồi C chúng ta có những góc chơi như : Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập,góc nghệ thuật, góc dân gian Và hôm nay các con sẽ được tiếp tục chơi ở 3 góc : xâydựng, phân vai, nghệ thuật
- Góc phân vai: các con chơi ở nhóm bán hàng
+ Bán những món hàng gì ?
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 10- Góc nghệ thuật: các con làm dây hoa để trang trí lớp cho đẹp.
- Góc Xây dựng: Xây vườn hoa
- Khi chơi các con chơi như thế nào?
- Giáo dục trẻ trật tự trong khi chơi và biết giữ gìn đồ chơi , đặc biệt là thể hiện vai chơi
của mình
3.Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi.
- Trẻ về góc chơi thỏa thuận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Khi trẻ chơi , cô quan sát ,hướng dẫn , tham gia chơi cùng trẻ, giúp trẻ thể hiện đúng vaichơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ cùng giao lưu với các góc chơi nhằm tạo sự hứng thúcho trẻ khi chơi( Trẻ nhóm bán hàng giao lưu với góc nghệ thuật)
- Gần hết giờ cô đến các góc chơi thông báo cho trẻ biết
4- Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Hết giờ , cô đến các góc chơi gợi ý trẻ nhận xét , cô bổ sung thêm và tuyên dương
- Cho trẻ tập trung về góc xây dựng Cô nhận xét lại, tuyên dương những trẻ có sáng tạotrong khi chơi
I-Mục đích yêu cầu:
-Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình
- Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình của trẻ…
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, chú ý có chủ định
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 11- Giáo dục trẻ kính trọng, yêu thương, lễ phép với những người trong gia đình, biết quan tâm chia sẻ với ông bà , cha mẹ, anh, chị, em…
II- Chuẩn bị:
- Tranh nói về gia đình và các thành viên trong gia đình.
- Bài hát, bài thơ nói về gia đình
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc , văn học
III- Tổ chức hoạt động:
1-Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát bài “ Ngôi nhà mới”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
2-Hoạt động 2:
- Thế trong ngôi nhà con có những ai sinh sống ?
- Bố con tên gì? Làm nghề gì?
- Mẹ con tên gì? Làm nghề gì?
- Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Cho trẻ quan sát tranh về các gia đình lớn và nhỏ
- Cho trẻ đàm thoại về nội dung từng tranh
- Các con biết gia đình bạn An và gia đình bạn Nam , gia đình nào đông con hơn , gia đình nào ít con hơn?
- Gia đình nào vất vả hơn?
- Gia đình Nam đông con hơn nên vất vả hơn, vì thế bố mẹ bạn Nam làm việc rất vất vả mới có tiền lo cho gia đình Vì vậy các con phải như thế nào với bố mẹ?
- Trẻ nghe cô hát bài “ Tổ ấm gia đình”
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………
………
………
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 12………
………
………
………
………
Ngày dạy: 9/10/2012 TOÁN: GỘP HAI NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẾM I- Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng và đếm - Trẻ biết gộp và đếm chính xác - Phát triển óc quan sát, đánh giá - Giáo dục trẻ yêu thương , quan tâm giúp đỡ bố mẹ II- Chuẩn bị: - Tranh lô tô một số đồ dùng trong gia đình - Chữ số 3, 3 ngôi nhà có số lượng 3 - Bài hát, bài thơ. * Nội dung tích hợp: KPKH,Âm nhạc… III- Tổ chức hoạt động: 1-Hoạt động 1: - Cho lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau” - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Trong gia đình con có những ai? - Vậy gia đình con cần những đồ dùng vệ sinh gì? - Cho trẻ hát bài “Đi chơi” đến tham quan mô hình - Cho trẻ quan sát gia đình búp bê và đếm số lượng mũ, áo có số lượng 3 - Đọc thơ “ Yêu mẹ” về chổ ngồi 2-Hoạt động 2: - Lớp mình vừa đi đâu về? - Các con xem cô gắn trên bảng 2 cái khăn, cho trẻ đếm 1,2 tất cả 2 cái khăn - Vậy 2 cái khăn ứng với số mấy?Cô gắn số 2 lên bảng cho trẻ đọc “ Số 2” GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 13- Cái khăn dùng để làm gì?
- Cái khăn là đồ dùng gì?
- Cô gắn 1 cái khăn , cho trẻ đếm
- Vậy 1 cái khăn ứng với số mấy? Cô gắn số 1 lên bảng cho trẻ đọc “ số 1”
- Sau đó cô gộp hai nhóm lại
- Cho trẻ đếm hai nhóm đối tượng vừa gộp
- “ Tất cả có 3 cái khăn” hoặc “ 2 cái khăn và 1 cái khăn là 3 cái khăn”
- Cho trẻ luyện tập dưới sàn
- Gọi một trẻ lên trên thực hiện còn các trẻ ở dưới xếp ra sàn theo hiệu lệnh của cô
- Cho trẻ gộp hai nhóm số lượng và đếm
3- Hoạt động 3:
- Cho trẻ ngồi thành 3 nhóm tô màu đồ dùng , nhóm có số lượng ít đồ dùng hơn
- Trò chơi “ Về đúng nhà”
+ Cô gắn 3 ngôi nhà có số lượng đồ dùng nhóm 1 và nhóm 2
+ Mỗi trẻ cầm 1 thẻ có số lượng tương ứng trên ngôi nhà trẻ đi vòng tròn và hát khi có hiệu lệnh về đúng nhà thì trẻ có thẻ giống số lượng trong ngôi nhà
- Cô kiểm tra , tuyên dương sau đó cho trẻ đổi thẻ cho nhau
-Chuyển hoạt động
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày dạy :10/10/2012 VĂN HỌC: Thơ GIÓ TỪ TAY MẸ Vương Trọng I-Mục đích yêu cầu: GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 14- Dạy trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “ Gió từ tay mẹ” của Vương Trọng
- Thông qua bài thơ trẻ hiểu và cảm nhận được tình cảm của mẹ đối với con
- Giáo dục trẻ yêu quí , kính trọng và lễ phép với mẹ, giúp đỡ mẹ
II-Chuẩn bị:
- Tranh bài thơ, tranh thơ chữ to.
- Bài hát , bài thơ
* Nội dung tích hợp: KPKH, Âm nhạc
III-Tổ chức hoạt động:
1-Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát bài “ Quà tặng mẹ”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Các con ạ! Mẹ là người sinh ra các con, thương yêu chăm sóc các con từng ly, từng tí Trờinóng thì bàn tay mẹ lại quạt mát cho con, trời lạnh thì mẹ lại ủ ấm cho con Điều đó đã được chú Vương Trọng đã sáng tác nên bài thơ “ Gió từ tay mẹ”
2-Hoạt động 2:
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1
- Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì ? của ai?
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh
- Cô đọc lần 3 theo tranh chữ to
- Cho lớp đọc theo tranh chữ to 2 lần
- Các con vừa đọc bài thơ gì ? của ai?
- Trong bài thơ nói lên điều gì?
- Quạt nan thì như thế nào?
- Còn quạt gió thỉa sao?
- Con hãy đọc câu thơ đó
- Gió từ ngọn cây thì như thế nào?
- Còn gió từ tay mẹ thì ra sao?
- Gió của ông tròi thì như thế nào? Gió mẹ thì sao?
- Con có cảm giác như thế nào khi mẹ quạt cho con?
- Con có yêu mẹ không? Yêu mẹ thì các con phải làm gì?
- Đọc thơ “ Giúp mẹ”
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 15* Giáo dục : Các con phải biết yêu thương , kính trọng mẹ vì mẹ đã sinh ra các con nên người và phải giúp đỡ mẹ công việc nhà nhé!
- Hát bài “ Biết vâng lời mẹ”
4-Hoạt động 4:
- Cho trẻ vẽ mẹ
- Đọc thơ “ Gió từ tay mẹ”
Nhận xét đánh giá cuối ngày
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày dạy: 11/10/2012 THỂ DỤC: BÒ BẰNG BÀN TAY, BÀN CHÂN 3-4 M I-Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ phối hợp tay, chân nhịp nhàng - Khi bò bàn tay và bàn chân sát sàn - Thực hiện bài tập theo nhịp điệu chung của lớp II-Chuẩn bị: - Sàn nhà sạch , kẻ sàn tập - Bóng 3 quả III-Tổ chức hoạt động: 1-Hoạt động 1: GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 16- Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn theo hiệu lệnh của cô: Đi kiễng gót, đi thường đi 2-3
vòng sau đó đứng thành 2-3 vòng
2-Hoạt động 2:
*Bài tập phát triển chung:
- Tay: 2 tay đưa ngang, lên cao ( 2l x 4n)
- Bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên (2l x 4n)
- Chân: Ngồi khuỵu gối ( 2l x 4n)
- Bật: Bật tiến về trước (2l x4n)
*Vận động cơ bản: bài tập “ Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện
X X X X X X X X
X
X
X X X X X X X X
- Cô cho vài trẻ khá lên làm thử
- Cô làm mẫu và giải thích:
+ Đầu tiên các con chống quì trước vạch chuẩn , đầu không cúi, sau đó bò bằng bàn tay
và bàn chân liên tục , bàn chân luôn sát sàn , bò khoảng 3-4m thì dừng lại và đứng về phía cuối hàng
- Lần lượt cho lớp thực hiện , tổ
- Cá nhân thi đua cô theo dõi tuyên dương
* Trò chơi “ Chuyền bóng”
- Cô hỏi trẻ cách chuyền
- Trẻ chuyền cô theo dõi động viên trẻ
3-Hoạt động 3: Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở 2-3 vòng.
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 17Nhận xét đánh giá cuối ngày
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày dạy : 12/10/2012 TẠO HÌNH:NẶN MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết nhồi đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, để làm nên một số đồ dùng trong gia đình: đôi đũa, cái muỗng, cái chén,
- Rèn kỹ năng nặn - Phát triển tư duy, ngôn ngữ -Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận II Chuẩn bị: - Một số mẫu nặn của cô: cái chén, đôi đũa, cái muỗng, cái đĩa, cái xoong, cái ca,
- Đất nặn, đĩa, khăn ướt đủ cho trẻ - Đĩa nhạc không lời III Tiến hành: 1.Hoạt động 1: - Hát bài “Cả nhà thương nhau” +Bài hát nói về gì? - Cho trẻ kể về gia đình mình - Cô nói: Mỗi người chúng ta sinh ra ai cũng có một gia đình, trong gia đình mọi người đều có một nhu cầu riêng, vì vậy cần một đồ dùng riêng GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 18- Cho trẻ kể về đồ dùng gia đình mình
- Đọc thơ “Cái bát xinh xinh” cho trẻ khám phá đồ dùng gia đình
- Tập trung trẻ
2.Hoạt động 2:
- Cô hỏi: Con vừa được khám phá gì?
- Cho trẻ xem mẫu nặn
- Cho trẻ nhận xét, cô đặt câu hỏi gợi ý: Đây là cái gì? (đôi đũa) Có màu gì? Dạng gì? Làm thế nào để nặn được đôi đũa?
- Cô tóm lại
- Cái chén: Đây là cái gì? Cái chén có gì? (miệng chén, lòng chén, đế chén) Miệng chén
có dạng gì?
- Để nặn được cái chén con nặn như thế nào?
- Cô nói lại
- Cái xoong: Cái xoong có gì? (miệng xoong, lòng xoong, đai cầm) Miệng xoong có dạng gì?
- Muốn nặn cái xoong con nặn thế nào?
- Cô nói lại
- Mở rộng cái đĩa, cái ca,
- Các đồ dùng này là đồ dùng ở đâu? Dùng để làm gì? - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận - Cô hỏi trẻ thích nặn đồ dùng gì? Và cách nặn đồ dùng đó - Cô nhắc lại cách nặn để trẻ biết - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi Cho trẻ về chỗ nặn 3 Hoạt động 3:Trẻ thực hiện - Trẻ nặn, cô quan sát, nhắc nhở, động viên trẻ yếu - Sắp hết giờ cô thông báo cho trẻ biết - Hết giờ cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày - Cho trẻ vận động nhẹ chống mệt mỏi 4 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Cho 2-3 trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn - Cô nhận xét lại- giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận - Kết thúc chuyển hoạt động Nhận xét đánh giá cuối ngày ………
………
………
………
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 191.Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, chạy…
2.Trọng động: Hô hấp: Thổi bóng bay
Tay: 2 tay đưa ngang, lên cao Bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên Chân: ngồi khuỵu gối
TOÁN:
So sánh số lượngngười trong gia đình
TẠO HÌNH:
Vẽ ngôi nhà củabé
ÂM NHẠC:DH: Cả nhà thương nhau
HĐG Góc phân vai: Gia đình, nấu ăn, bác sĩ, bán hàng…
Góc xây dựng: Xây công viên
Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn đồ dùng gia đình, vẽ nhà, hát múa các bài hát về gia đình
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 20Trả trẻ Vệ sinh cuối ngày, nhận xét, chơi tự do, ra về
4- Trọng động: Hô hấp: Thổi bóng bay
- Tay: 2 tay đưa ngang, lên cao
- Bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Ngồi khuỵu gối
- Bật: Bật tiến về trước
4. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 2-3 vòng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trang 21- Trẻ biết tên, chất liệu của một số đồ dùng
- Biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
- Trong trò chơi vận động: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ
- Trong trò chơi tự do: trẻ được vui chơi thỏa thích, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi
II.Chuẩn bị :
- Địa điểm: Sân sạch
- Đồ dùng: Một số đồ dùng trong gia đình: Chén, ca, xoong, có chất liệu khác nhau Dây thừng
- Trang phục: Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng
- Chơi tự do: truyện, bóng,…
III Cách tiến hành :
1.Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Cô giới thiệu nội dung của buổi hoạt động
- Giáo dục trẻ ra sân chơi đoàn kết với bạn
- Đọc bài thơ“ Cái bát xinh xinh” cho trẻ ra sân
2 Hoạt động 2:Tổ chức hoạt động
a Hoạt động có chủ đích:
- Các con vừa đọc bài thơ nói về cái gì? Là đồ dùng ở đâu?
- Cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình, cô hỏi:
+ Đây là cái gì? Được làm bằng chất liệu gì?
+ Dùng để làm gì? Là đồ dùng gì?
- Mở rộng một số đồ dùng có chất liệu khác nhau: bằng nhôm,nhựa,
- Giáo dục trẻ luôn nhớ công ơn cha mẹ, biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
b.Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Kéo co”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi
C:.Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các đồ chơi có ở sân trường: bập bênh,…và đồ chơi mang theo: vòng,…Cho trẻ chọn các đồ chơi trẻ thích để đến đó chơi Cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra khi chơi
Trang 22HOẠT ĐỘNG GÓC
*Các góc chơi:
- Góc phân vai: gia đình, bác sĩ
- Góc xây dựng: Xây công viên
- Góc nghệ thuât: vẽ, nặn đồ dùng gia đình
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chơi xây dựng công viên, biết thể hiện vai chơi của mình, liên kết được các gócchơi với nhau
- Rèn luyện kỹ năng bắt chước
- Phát triển ngôn ngữ, sự linh hoạt
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình
II.Chuẩn bị:
* Góc phân vai:
- Bộ đồ chơi nấu ăn
- Bộ đồ chơi bác sĩ, thuốc, bàn ghế, giường khám bệnh
Trang 23- Bài hát nói về gì?
- Cho trẻ kể về gia đình mình
- Hàng ngày bố, mẹ con thường làm những công việc gì?
- Bố, mẹ thường dẫn con đi dạo ở đâu vào ngày cuối tuần? (đi dạo vườn hoa của thànhphố, đi dạo công viên Ba Tơ)
- Công viên là nơi để mọi người dạo mát, nghỉ ngơi nhưng khu vực Tư Nghĩa của chúng
ta chưa có công viên đấy! Thế hôm nay các con có thích làm chú công nhân xây dựngcông viên không nào?
- Thế xây công viên là chúng ta xây những gì?
- Khi xây dựng chú công nhân đói bụng thì về đâu ăn cơm?
- Cô giới thiệu lại các góc chơi để trẻ biết
- Lúc sáng các con đã chọn các góc chơi cho mình rồi Bây giờ bạn nào thích chơi ở gócchơi nào thì về góc chơi đó
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết
2 Hoạt động 2: Giới thiệu các góc chơi.
- Lớp chồi C chúng ta có những góc chơi như : Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập,góc nghệ thuật, góc dân gian Và hôm nay các con sẽ được tiếp tục chơi ở 3 góc : xâydựng, phân vai, nghệ thuật
- Góc phân vai: các con chơi ở nhóm bán hàng
+ Bán những món hàng gì ?
- Góc nghệ thuật: vẽ, nặn một số đồ dùng trong gia đình
- Góc Xây dựng: Xây công viên
- Khi chơi các con chơi như thế nào?
- Giáo dục trẻ trật tự trong khi chơi và biết giữ gìn đồ chơi , đặc biệt là thể hiện vai chơi
của mình
3.Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi.
- Trẻ về góc chơi thỏa thuận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Khi trẻ chơi , cô quan sát ,hướng dẫn , tham gia chơi cùng trẻ, giúp trẻ thể hiện đúng vaichơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ cùng giao lưu với các góc chơi nhằm tạo sự hứng thúcho trẻ khi chơi( Trẻ nhóm bán hàng giao lưu với góc nghệ thuật)
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 24- Gần hết giờ cô đến các góc chơi thông báo cho trẻ biết.
4- Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Hết giờ , cô đến các góc chơi gợi ý trẻ nhận xét , cô bổ sung thêm và tuyên dương
- Cho trẻ tập trung về góc xây dựng Cô nhận xét lại, tuyên dương những trẻ có sáng tạotrong khi chơi
KPKH: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I-Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng trong gia đình
- Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng
- Một số đồ dùng trong gia đình bằng nhựa để chơi trò chơi
III Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động 1
- Cho lớp hát bài “Đi tham quan”, cô dẫn trẻ đi tham quan cửa hàng
- Đàm thoại – giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
- Đọc thơ “Cái bát xinh xinh” về lớp
- Cô hỏi: Con vừa đi đâu về? Đã nhìn thấy gì?
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 25- Cô chia lớp làm 3 nhóm cho trẻ khám phá một số đồ dùng trong gia đình
- Tập trung trẻ
2 Hoạt động 2:
- Cô dẫn trẻ đến chơi ở gia đình bạn Lan Hát “Nhà của tôi” cô dẫn trẻ đến phòng khách
- Cho trẻ nhận xét đồ dùng ở phòng khách, cô đặt câu hỏi gợi ý: Ở phòng khách có những đồ dùng gì? dùng để làm gì? Đây là cái gì? (Cái bàn) Cái bàn có màu gì? Đây là gì của cái bàn? (mặt bàn, chân bàn) Mặt bàn có dạng hình gì? Bàn có mấy chân? Đếm số chân.Cái bàn là đồ dùng ở đâu? Dùng để làm gì? Được làm bằng chất liệu gì?
- Cô tóm lại- giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
- Đọc thơ “Lời chào” đến phòng ngủ
- Cho trẻ nhận xét đồ dùng ở phòng ngủ: Quần, áo, giường, chiếu, gối,
- Cô đặt câu hỏi gợi ý: Đây là đâu? Vì sao con biết? Ở phòng ngủ có gì? dùng để làm gì? Cô đưa cái giường cho trẻ quan sát nhận xét: Đây là cái gì? Có màu gì? Dùng để làm gì? Đây là gì của cái giường? (mặt giường, chân giường) Mặt giường có dạng hình gì? Là đồ dùng ở đâu? Được làm bằng chất liệu gì?
- Cô tóm lại- giáo dục trẻ nhớ công ơn bố mẹ
- Tiếp tục cô dẫn trẻ đến nhà bếp, cho trẻ khám phá một số đồ dùng ở đó, cô đặt câu hỏi tương tự như trên
- So sánh cái chén- cái bàn
- Mở rộng: phương tiện đi lại: xe máy, xe ô tô;
- Cô tóm lại- giáo dục trẻ luôn nhớ công ơn cha mẹ, biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình
3 Hoạt động 3:
- Trò chơi “Thi nối nhanh”
- Cho trẻ nối đồ dùng đúng với các phòng trong nhà
- Trò chơi “ thi xem đội nào nhanh”
- Cô chia lớp làm 3 đội cho trẻ thi nhau lên mua đồ dùng theo yêu cầu của cô
Trang 26- Trẻ biết tên câu chuyện, tên tác giả Hiểu nội dung và biết tính cách của từng nhân vật
Có khả năng kể lại từng đoạn truyện
- Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm
- Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, ngôn ngữ, chú ý, ghi nhớ, tư duy…
- Giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà và người thân
II.Chuẩn bị:
- Tranh liên hoàn, tranh động
- Tranh các nhân vật rời
III.Tiến hành:
1.Họat động 1:
- Đọc thơ “Lời chào”
- Bài thơ nói lên điều gì?
- À, đúng rồi Bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan, đi học về biết chào hỏi ông bà, bố mẹ
- Thế nhà bạn nào có bà? Bà đối với các cháu như thế nào? Các cháu có yêu bà không?
- Cho lớp hát bài “ Cháu yêu bà”
- Cô nói: Có một bạn tên là Tích Chu, Bố mẹ tích chu mất sớm, Tích Chu ở với bà, Tích Chu được bà yêu thương, chăm sóc chu đáo Còn Tích Chu có yêu thương, chăm sóc bà không? Và bà Tích Chu sẽ như thế nào, các con nghe cô kể chuyện “Tích Chu” sẽ rõ nhé!
Trang 27+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai? Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với ai?
+ Bà Tích Chu thương cháu như thế nào? Tại sao bà bị ốm?
+ Tích Chu đang làm gi khi bà lên cơn sốt? Bà khát nước qúa bà gọi Tích Chu thế nào?
+ Khi bà biến thành chim, Tích Chu làm gì để bà trở lại thành người? Ai đã giúp đỡ Tích Chu?
+ Con thấy Tích Chu là cậu bé thế nào? Nếu con là Tích chu thì ngay từ đầu con sẽ như thế nào đối với bà?
- Cô tóm lại – giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ người thân trong gia đình
- Cho trẻ kể lại từng đoạn truyện với sự gợi ý, giúp đỡ của cô
4- Họat động 4:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Cô cho trẻ gắn nhân vật theo lời kể của cô
- Kết thúc cho lớp đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm”
Nhận xét đánh giá cuối ngày
Trang 28TOÁN: SO SÁNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH
I-Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ so sánh số lượng người trong gia đình, nhiều hơn hoặc ít hơn.
- Trẻ so sánh nhanh và chính xác
- Phát triển cho trẻ óc quan sát, so sánh, đánh giá
- Giáo dục trẻ yêu thương quan tâm, chăm sóc giúp đỡ người trong gia đình.
II-Chuẩn bị:
- Tranh lô tô số lượng người trong gia đình cho cô và trẻ , chữ số 3,4
- Bài hát , bài thơ
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc, KPKH
III-Tổ chức hoạt động:
1-Hoạt động 1:
- Cho lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Gia đình gồm có những ai?
- Gia đình con là gia đình đông con hay ít con?
- Nhà là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, chúng ta được sống trong một gia đình hạnh phúc nơi gia đình có ông , bà, cha, mẹ, anh chị em mọi người trong gia đình thương yêu, đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau, vì vậy các con phải yêu ngôi nhà và gia đình
chúng ta nhé!.
2-Hoạt động 2:
- Cô gắn gia đình bạn có 3 người ( Bố mẹ và Lan) và gia đình bạn Hà( bố, mẹ , Hà và em
Hà)
- Cho trẻ đếm số lượng người trong hai gia đình.
* Con có nhận xét gì về số lượng người trong gia đình bạn Lan và số lượng người trong gia đình bạn Hà?
- Gia đình nào có nhiều người hơn? Nhiều hơn mấy?
- Gia đình nào ít hơn? Ít hơn mấy?
- Muốn số lượng người trong hai gia đình bằng nhau phải làm gì?
- Lớp đếm lại số lượng người trong hai gia đình
- Vậy gia đình bạn Lan có 3 người thì gắn số mấy?
- Cô gắn số 3 cho lớp đọc
- Gia đình bạn Hà có 4 người thì gắn số mấy?
- Cô gắn số cho lớp đọc
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 29*Cô cho 1 trẻ lên trên thực hiện và các trẻ khác ở dưới thực hiện ra sàn, đếm và so sánh.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp số lượng người : gia đình 3 người, 4 người , 5 người.
3-Hoạt động 3:
- Cho trẻ tô màu số lượng người trong gia đình: nhóm tô màu có số lượng 3, nhóm tô số
4, nhóm tô số 5
- Chơi trò chơi “ Tìm đúng nhà”
+ Mỗi trẻ cầm 1 thẻ có số lượng người tương tự như cô gắn vào mỗi gia đình, cho trẻ vừa
đi vừa hát thì cô nói về đúng nhà, trẻ có số lượng nào thì về đúng số lượng đó, trẻ sai cô sửa
- Hát bài “ Nhà của tôi”
Nhận xét đánh giá cuối ngày
TẠO HÌNH: VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ
I-Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết vẽ hình tam giác, hình vuông kết hợp với những chi tiết đã học để tạo thànhngôi nhà
- Rèn đôi tay khéo léo nhanh nhẹn, phát triển óc sáng tạo
- Giáo dục trẻ không viết , vẽ bậy lên tường, khạc nhổ bừa bãi, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 30II-Chuẩn bị:,,,
- Tranh mẫu của cô, giấy bút chì, sáp màu cho trẻ
- Máy casset, băng nhạc không lời
* Nội dung tích hợp: KPKH, Âm nhạc, văn học
III-Tổ chức hoạt động:
1-Hoạt động 1:
- Cho lớp Hát bài “ Nhà của tôi” đến sa bàn có ngôi nhà và đàm thoại với trẻ
- Các con vừa hát bài hát nói về cái gì?
- Ngôi nhà đã có cửa chưa? Có cây xung quanh nhà chưa?
- Bạn Lan lâu nay chưa có nhà chỉ ở tạm nhà của chú ấy, nên hôm nay lớp mình sẽ tặng bạn ngôi nhà thật đẹp để tặng bạn các con có đồng ý không nào
- Lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau” về chổ ngồi
2-Hoạt động 2:
- Cho trẻ xem tranh mẫu của cô và đặt câu hỏi
+ Tranh vẽ cái gì?Ngôi nhà có những hình gì?
- Bên ngoài ngôi nhà có gì để che mát?
* Cô vẽ mẫu và giải thích:
- Đầu tiên cô vẽ ngôi nhà thì vẽ nét thẳng từ trên xuống, tiếp theo cô vẽ một nét thẳng song song với nét thẳng trước, cô vẽ tiếp nét ngang phía trên và phía dưới , cô đã vẽ xongkhung nhà, tiếp theo vẽ cửa lớn hình chữ nhật, cửa sổ là hình vuông, cô vẽ hai nét xiên phía trên hình tam giác là mái nhà, vẽ xong cô vẽ thêm cỏ , hoa, cây , vẽ xong cô tô màu: mái nhà màu đỏ,cửa màu xanh, tường nhà màu vàng
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 313-Hoạt động 3:
- Cho trẻ thực hiện
- Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe
- Cô kiểm tra cách ngồi , cách cầm bút
- Trẻ vẽ cô theo dõi , gợi ý hướng dẫn để trẻ hoàn thành sản phẩm
- Cho trẻ nghỉ tay làm động tác
- Cho trẻ hát bài “ ngôi nhà mới”
4-Hoạt động 4:
- Cho trẻ treo tranh , gọi trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Cô nhận xét bổ sung tuyên dương những cháu vẽ đẹp và khuyến khích động viên cháu
vẽ chưa đẹp
* Cô vừa cho các con vẽ gì?
- Nhà là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, vì thế các con phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ,không viết vẽ bậy lên tường
- Đọc thơ “ Em yêu nhà em”
Nhận xét đánh giá cuối ngày
Trang 32Nội dung kết hợp: Nghe hát: BỐ LÀ TẤT CẢ
Trò chơi: AI NHANH NHẤT
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả Hiểu nội dung, hát đúng giai điệu và vận động nhịp nhàngtheo bài hát “Cả nhà thương nhau” (Phan Văn Minh)
- Biết lắng nghe cô hát bài “Bố là tất cả” (Xuân Giao)
- Biết chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Rèn kỹ năng hát, múa
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng cảm thụ âm nhạc
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ các thành viên trong gia đình
- Cho lớp hát bài “Lại đây với cô” tập trung trẻ
- Cho trẻ chơi trò chơi “Chim ngủ, chim thức”
- Cho trẻ xem tranh “Gia đình” và đàm thoại về bức tranh – giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 33- Cô nói: Các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương nhau, sống hòa thuận, vui vẻ với nhau Tình thương đó còn được thể hiện qua bài hát “Cả nhà thương nhau” (Phan Văn Minh)
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Cho lớp hát cùng cô 1 lần
- Cô múa cho trẻ xem 1 lần
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát, múa
2.Hoạt động2: Nghe hát
- Trong gia đình ngoài bố mẹ ra thì còn có ai nữa? (Ông bà)
- Nhà bạn nào có ông, bà? Ông bà đối với các con như thế nào? Thế các con có yêu ông bàkhông? Con sẽ làm gì để giúp đỡ ông bà?
- Đọc thơ “Lấy tăm cho bà”
- Ông bà, bố mẹ là những người rất yêu thương các con, chăm lo cho các con từ những miếng ăn, giấc ngủ đầu tiên, đặc biệt là bố “Bố là thuyền nang cho con vượt sóng, bố là sông rộng cho thuyền em bơi” Đó cũng là lời trong bài hát “Bố là tất cả” (Xuân Giao)
- Lần 1 : Cô hát diễn cảm
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Lần 2: mở đĩa + cô múa cùng 2 trẻ
- Lần 3: Cho trẻ nghe lại giai điệu bài hát
- Cô hỏi: Qua bài hát con cảm nhận được điều gì?
- Cho trẻ thể hiện sự cảm nhận qua viên phấn, tấm bảng
3 Hoạt động 3: Trò chơi
- Trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Cô để 6 ghế và mời 7 trẻ lên chơi, trẻ vừa đi vừa hát cùng cô, khi cô nói “trời mưa rồi”, trẻ phải chạy nhanh vào ghế ngồi Một trẻ chỉ được ngồi một ghế Trẻ không tìm được ghế bị phạt “nhảy lò cò”
Trang 35NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Tên hoạt
Bật: Bật tiến về trước
3 Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
HĐNT 1.NDC: Phân loại đồ dùng gia đình
2.Trò chơi: Về đúng nhà3.Chơi tự do
Ném xa bằng một tay
VĂN HỌC:
Thơ: Em yêu nhà em
LQVT:
Nhận biết so sánh sự giống
và khác nhau của các hình : hình vuông, tròn, tam giác , chữ nhật
HĐG Góc phân vai: Gia đình, bán hàng
Góc xây dựng : Xây công viênGóc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn đồ dùng gia đình, vẽ nhà, hát múa các bài hát về gia đình, làm đồ dùng từ nguyên vật liệu thiên nhiên
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 36- Tay: 2 tay đưa ngang, lên cao
- Bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Ngồi khuỵu gối
- Bật: Bật tiến về trước
5. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 2-3 vòng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên
- Trẻ biết tên, chất liệu của một số đồ dùng
- Biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
- Trong trò chơi vận động: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 37- Trong trò chơi tự do: trẻ được vui chơi thỏa thích, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
II.Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân sạch
- Đồ dùng: Một số đồ dùng trong gia đình: xoong, chén, ca,
3 ngôi nhà: nhà 1 tầng, nhà sàn, nhà cao tầng
- Trang phục: Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng
- Chơi tự do: bóng, truyện,…
III Cách tiến hành:
1 Hoạt động 1: Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động
- Giáo dục trẻ ra sân chơi đoàn kết với bạn
- Hát bài “ Khúc hát dạo chơi” cho trẻ ra sân
2 Hoạt động 2:Tổ chức hoạt động
a Hoạt độngcó chủ đích:
- Đọc thơ “Cái bát xinh xinh”
+ Bài thơ nói về cái gì? Là đồ dùng ở đâu?
- Cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình, cô hỏi:
+ Đây là cái gì? Có màu gì?
Trang 38HOẠT ĐỘNG GÓC
*Các góc chơi:
- Góc phân vai: gia đình, bán hàng
- Góc nghệ thuât: tô ,vẽ, nặn đồ dùng gia đình, làm đồ dùng từ nguyên vật liệu thiên
- Góc xây dựng : Xây công viên
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chơi xây dựng công viên, biết thể hiện vai chơi của mình, liên kết được các gócchơi với nhau
- Rèn luyện kỹ năng bắt chước
- Phát triển ngôn ngữ, sự linh hoạt
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình
- Hàng ngày bố, mẹ con thường làm những công việc gì?
- Bố, mẹ thường dẫn con đi dạo ở đâu vào ngày cuối tuần? (đi dạo vườn hoa của thànhphố, đi dạo công viên Ba Tơ)
- Công viên là nơi để mọi người dạo mát, nghỉ ngơi nhưng khu vực Tư Nghĩa của chúng
ta chưa có công viên đấy! Thế hôm nay các con có thích làm chú công nhân xây dựngcông viên không nào?
- Thế xây công viên là chúng ta xây những gì?
- Khi xây dựng chú công nhân đói bụng thì về đâu ăn cơm?
- Ở gia đình có ai?
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú
Trang 39- Bố, mẹ thì làm gì? Còn các con làm gì?
- Ở kia còn có góc nghệ thuật để các con “ Nặn đồ dùng bé thích”, tô màu một số đồ dùng
- Cô giới thiệu lại các góc chơi để trẻ biết
- Lúc sáng các con đã chọn các góc chơi cho mình rồi Bây giờ bạn nào thích chơi ở gócchơi nào thì về góc chơi đó
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết
2 Hoạt động 2: Giới thiệu các góc chơi.
- Lớp chồi C chúng ta có những góc chơi như : Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập,góc nghệ thuật, góc dân gian Và hôm nay các con sẽ được tiếp tục chơi ở 3 góc : xâydựng, phân vai, nghệ thuật
- Góc phân vai: các con chơi ở nhóm bán hàng
+ Bán những món hàng gì ?
- Góc nghệ thuật: vẽ, nặn một số đồ dùng trong gia đình
- Góc Xây dựng: Xây công viên
- Khi chơi các con chơi như thế nào?
- Giáo dục trẻ trật tự trong khi chơi và biết giữ gìn đồ chơi , đặc biệt là thể hiện vai chơi
của mình
3.Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi.
- Trẻ về góc chơi thỏa thuận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Khi trẻ chơi , cô quan sát ,hướng dẫn , tham gia chơi cùng trẻ, giúp trẻ thể hiện đúng vaichơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ cùng giao lưu với các góc chơi nhằm tạo sự hứng thúcho trẻ khi chơi( Trẻ nhóm bán hàng giao lưu với góc nghệ thuật)
- Gần hết giờ cô đến các góc chơi thông báo cho trẻ biết
4- Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Hết giờ , cô đến các góc chơi gợi ý trẻ nhận xét , cô bổ sung thêm và tuyên dương
- Cho trẻ tập trung về góc xây dựng Cô nhận xét lại, tuyên dương những trẻ có sáng tạotrong khi chơi
Trang 40Ngày dạy : 29/10/2013
TẠO HÌNH: TÔ MÀU NGÔI NHÀ
I-Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tô màu được các hình thể thành ngôi nhà
- Rèn đôi tay khéo léo nhanh nhẹn, phát triển óc sáng tạo
- Giáo dục trẻ không viết , vẽ bậy lên tường, khạc nhổ bừa bãi, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
II-Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô, sáp màu cho trẻ
- Máy casset, băng nhạc không lời
* Nội dung tích hợp: KPKH, Âm nhạc, văn học
III-Tổ chức hoạt động:
1-Hoạt động 1:
- Cho lớp Hát bài “ Nhà của tôi” đến sa bàn có ngôi nhà và đàm thoại với trẻ
- Các con vừa hát bài hát nói về cái gì?
- Ngôi nhà xây bằng gì?
- Ngôi nhà gồm có gì?
- Lớp hát bài “ Đường em đi” về chổ ngồi
- Cô giới thiệu các kiểu nhà: nhà cao tầng, nhà trệt
2-Hoạt động 2:
- Cho trẻ xem tranh mẫu của cô và đàm thoại về ngôi nhà
* Cô vẽ mẫu và giải thích:
- Đầu tiên cô dùng màu đỏ để tô mái ngói,cửa sổ và cửa lớn màu xanh, tường nhà màu vàng
GV: ĐặngThị Kim Cúc Trường MN Nghĩa Phú