Chương trình truyền thông thể hiện trường là địa chỉ tư vấn tin cậy cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, quảng bá và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Kế hoạch chiến lược phát triển ngành học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 33)

các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, quảng bá và phát triển thương hiệu

7.1. Chương trình truyền thông - thể hiện trường là địa chỉ tư vấn tin cậy cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư các doanh nghiệp và các nhà đầu tư

- Xây dựng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh mang đậm tính văn hóa, tính chuyên môn cao trong từng ngành nghề đào tạo;

- Trường là địa chỉ đầu mối cung cấp các thông tin về hoạt động đào tạo, các sự kiện, các hoạt động kinh tế trong vùng, trong khu vực; các dịch vụ hỗ trợ cũng như các công trình nghiên cứu đến công chúng thông qua những cuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi, viết sách, báo cũng như tạp chí trong nước và quốc tế; đưa các thông tin lên đài truyền thanh, đài truyền hình, tham gia vào các cuộc hội thảo của công chúng, các vấn đề thời sự kinh tế trong và ngoài nước;

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn, các tham luận trong và ngoài nước;

- Thường xuyên tham gia các hoạt động hỗ trợ, các buổi diễn thuyết, các diễn đàn trao đổi và các sự kiện kinh tế, văn hoá khác;

- Xây dựng phần mềm quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế với công nghệ quản lý hiện đại, gắn kết nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo, đảm bảo chất lượng của trường;

- Gắn kết hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các chuyên gia, các nguồn lực và đồng thời kết nối các hoạt động giữa đội ngũ cựu sinh viên với các giải thưởng, các quỹ trong trường;

- Xây dựng trung tâm quan hệ doanh nghiệp - là đầu mối trong việc gắn kết các doanh nghiệp với nhà trường thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, việc làm, các hoạt động chuyên môn…;

- Mở rộng hoạt động của các khoa đến các doanh nghiệp, các tổ chức... bằng cách gắn kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, việc làm, thể thao, các phong trào, các hoạt động đoàn thể sâu rộng;

- Xây dựng và ứng dụng các phần mềm mô phỏng đảm bảo cho người dạy và người học có môi trường đào tạo được ứng dụng thực tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội;

- Khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ giảng viên trao đổi trên các phương tiện truyền thông về lĩnh vực chuyên môn của mình; thông báo những thành tích, những kết quả đạt được của đội ngũ giảng viên và học viên trong trường trên các bài báo, các tạp chí trong và ngoài nước.

7.2 Quảng bá và xây dựng thương hiệu

- Gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ tạo nên vị thế vững chắc của trường;

- Tăng vị thế của trường như là một trung tâm đào tạo kinh tế chất lượng cao, được trong nước và quốc tế biết đến thông qua các giải thưởng lớn dành cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các học bổng được các tổ chức trong và ngoài nước biết đến, mọi người học tại trường được tự do thể hiện, trình bày các công trình nghiên cứu thông qua các diễn đàn, các hội thảo, các buổi diễn thuyết và những sự kiện đặc biệt để mở rộng sự tham gia của cộng đồng đối với trường;

- Khuyến khích sự nhập học của sinh viên quốc tế và quốc tế hoá trường;

- Phát triển những mối liên hệ thiết yếu đến các tổ chức, ban, ngành trong và ngoài khu vực. Thường xuyên làm việc với các ban, ngành ở địa phương để cập nhật, xác định thông tin và các vấn đề để cải thiện môi trường tổ chức trong trường. Tiếp tục cộng tác với địa phương trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn;

- Tham gia vào các cuộc triển lãm giáo dục đại học trong và ngoài nước để cùng được giới thiệu về trường;

- Phát huy tối đa những nguồn quỹ tài trợ từ các tổ chức, ban, ngành, các hiệp hội, các tổ chức thuộc chính phủ hay phi chính phủ cho các khoa cũng như cho trường nhằm cung cấp nhiều cơ hội cho học viên được tham gia ứng dụng trực tiếp các kiến thức được học trong trường, ngoài ra tăng cường các mối liên hệ gắn kết với đội ngũ giảng viên với các cơ quan này;

- Sử dụng những nguồn lực có sẵn và vị trí của trường để cải thiện cơ sở vật chất cũng như kêu gọi sự tham gia, đóng góp của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để tăng thêm vị thế của trường trong xã hội;

- Tiếp tục tìm kiếm nhiều cơ hội tham gia các dự án trong nước và quốc tế hỗ trợ hoạt động trong trường, ngày càng mở rộng các hoạt động của cộng đồng trở thành các hoạt động chính trong trường, mở rộng các hoạt động dịch vụ tốt nhất cho người học;

- Triển khai tốt các dự án phát triển Giáo dục Đại học 2;

- Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000;

- Lên kế hoạch đăng ký tham gia đánh giá chất lượng của trường theo tiêu chuẩn của AUNQA (Asean University Network Quality Assurance);

- Liên tục thực hiện các khảo sát tổng thể các hoạt động trong toàn trường nhằm đưa ra các chỉ số nhất định cho hoạt động đo lường đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam và các tổ chức giáo dục quốc tế;

- Khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng hệ thống multi-media hiện đại cho các cuộc hội thảo, các cuộc họp, phát huy vai trò của trường như là một trung tâm xúc tiến các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước;

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo xu hướng tiên tiến: tạo cho sinh viên môi trường học tập hiện đại, đảm bảo việc truy cập mạng không dây, được đọc giáo trình, nghiên cứu thêm tài liệu trong và ngoài nước;

- Thay đổi phương pháp đánh giá nhằm thúc đẩy sinh viên liên tục học tập và nghiên cứu khoa học;

- Áp dụng công nghệ dạy và học tiên tiến, gắn chặt giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành qua việc đầu tư môi trường học tập chất lượng cao với trang thiết bị, các phương tiện giảng dạy, thư viện, phòng thực hành, trung tâm máy tính hiện đại;

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của giảng viên trong việc nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên NCKH; đảm bảo quyền lợi của giảng viên và sinh viên thực hiện các công trình nghiên cứu có giá trị thông qua các văn bản pháp quy, có các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút nhiều công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao;

- Thu hút tốt nhất các nguồn lực như: đội ngũ giảng viên giỏi từ các trường trong và ngoài nước, đội ngũ học sinh giỏi, xuất sắc từ các trường trung học phổ thông;

- Phát triển hệ thống giao tiếp trực tuyến với hội cựu sinh viên, với đội ngũ cán bộ nghỉ hưu và các đồng nghiệp bên ngoài trường, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn;

- Khuyến khích đội ngũ giảng viên, các thành viên trong trường gắn kết việc giảng dạy cùng với các mối quan hệ với sinh viên, học viên, cựu sinh viên;

- Xác định những nhu cầu và mong muốn của sinh viên thông qua việc thực hiện các cuộc khảo sát sinh viên hằng năm để triển khai những kế hoạch phát triển của trường;

- Xác định các đối tượng sinh viên gặp khó khăn và đảm bảo cho họ sự hỗ trợ tốt nhất về tài chính… thực hiện tốt chương trình hỗ trợ, đáp ứng dịch vụ cho đối tượng là sinh viên của trường, sinh viên du học từ các nước.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu Kế hoạch chiến lược phát triển ngành học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w