1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam

128 349 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 884,5 KB

Nội dung

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, mặc dù pháp luật tố tụng hình sự đã quy địnhtương đối đầy đủ và khá chặt chẽ, nhưng trong các vụ án hình sự quyền bào chữa của bị can, bị cáo vẫn chưa đ

Trang 1

-NGUYỄN TƯỜNG VI

thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ quyÒn bµo ch÷a

cña bÞ can, bÞ c¸o ë ViÖt Nam

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MINH ĐOAN

HÀ NỘI – 2009

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

-NGUYỄN TƯỜNG VI

“THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ

CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM”

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Đoan

HÀ NỘI - 2009

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tường Vi

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦUMỞ ĐẦU 164

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1.1 Khái niệm bị can, bị cáo và thực hiện pháp luật về quyền bào chữa

1.2 Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo 172220

1.3 Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị

Chương 2:. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN

BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM 333836

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về

quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam 333836

2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật liên quan đến quyền tự bào chữa

2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật liên quan đến quyền bào chữa của

2.4 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện

pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo 889391

Chương 3:. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC

HIỆN PHÁP VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ

3.1 Quan điểm thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị

3.2 Các giải pháp bảo đảm pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo 971021

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦUMỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mở đầu Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Mọi

người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa đã cho họ những quyền thiêng liêngkhông ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự

do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [568] và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền củaCách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyềnlợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [568] Tự do và bình đẳngluôn là động lực của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dù có biết bao nhiệm vụkhó khăn cần giải quyết nhưng chính quyền dân chủ nhân dân rất quan tâm đến nhiệm

vụ bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, trong đó có quyền bào chữa trước tòa

án Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Nhà nước ban hành Sắc lệnh quy định các tổ chứcđoàn thể luật sư và từ đó tới nay các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bàochữa của bị can, bị cáo được bổ sung ngày càng đầy đủ hơn

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo luôn được coi là nguyên tắc hiếnđịnh, được thể hiện trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta Đồng thời được coi lànguyên tắc đặc thù của Luật tố tụng hình sự Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự năm

1988 – Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta quy định: “Bị can, bị cáo cóquyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát

và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”

[ 5 39 ]

Quyền bào chữa trong Luật tố tụng hình sự năm 2003 được mở rộng cả đốitượng và phạm vi các quyền, người bị tạm giữ cũng được bảo đảm quyền bào chữa.Cùng với sự phát triển của pháp luật tố tụng hình sự, quyền bào chữa ngày càng đượctôn trọng và mở rộng hơn, đồng thời có những cơ chế bảo đảm cho bị can, bị cáo thựchiện quyền này Điều đó thể hiện bản chất dân chủ của pháp luật nước ta

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo không chỉ là mối quan tâm của riêng bịcan, bị cáo hay gia đình họ và những người làm công tác bảo vệ pháp luật mà nó

Trang 9

còn là sự quan tâm của toàn xã hội Chính vì lẽ đó, nên ngày 02/01/2002, Bộ Chínhtrị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 08/NQ-

TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới Nghị quyết

đã chỉ ra những quan điểm chỉ đạo như “bảo đảm tranh tụng với Luật sư, người bàochữa và những người tham gia tố tụng khác ”1 [ 1 2 ] Tiếp đó, trong chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 49/NQ-TW đã chỉ rõ “ … xác định rõ hơn

vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụngtheo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượngtranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tưpháp”2 [ 3 4 ] Điều đó cũng phù hợp với chiến lược phát triển đất nước mà Đại hội

Đảng X đã chỉ ra rằng: “…xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…” [ 15 12 ] ” 3

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, mặc dù pháp luật tố tụng hình sự đã quy địnhtương đối đầy đủ và khá chặt chẽ, nhưng trong các vụ án hình sự quyền bào chữa của

bị can, bị cáo vẫn chưa được các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng thực sự tôntrọng và bảo đảm thực hiện Tình trạng vi phạm các quyền tố tụng của bị can, bị cáocòn diễn ra phổ biến Một số người tiến hành tố tụng còn chưa nhận thức được việc bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và minh oan cho người vô tội cũng quantrọng như việc xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội Ở giai đoạn điều tra, nhiềuđiều tra viên cho rằng người bị tạm giữ không cần mời luật sư vì chưa cần thiết Trongquá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra; truy tố đến giai đoạn xét xử, những người tiếnhành tố tụng thường chú ý đến việc không bỏ lọt tội phạm hơn là việc không làm oanngười vô tội và coi việc tham gia tố tụng của người bào chữa chỉ là để cho đủ thủ tục

mà thôi Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ quyền bào chữa của bị can,

bị cáo, dẫn đến tình trạng oan sai trong tố tụng

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài về quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tốtụng hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, hạn chế tối đa tình trạng oan sai

Với nhận thức trên, tác giả chọn đề tài: “ Thực hiện pháp luật về quyền bào

1 Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN

2 Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐSVN

3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006, trang 26.

Trang 10

chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, Trong khoa học luật Tố tụng hình sự đã có nhiều công trình đề cậpđến vấn đề quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Trong số các công trình đó phải kể

đến Luận án Tiến sĩ luật học của Hoàng Thị Sơn: “Thực hiện quyền bào chữa của bịcan, bị cáo trong tố tụng hình sự” trong đó nội dung chính là những vấn đề lý luận vềquyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; phân tích thực tiễn thực hiệnquyền bào chữa của bị can, bị cáo để thấy được những tồn tại, vướng mắc để đề ra cácgiải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện

quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; Ngô Ngọc Vân với luận văn thạc sỹ về đề tài: “Vai trò của Luật sư bào chữa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”ự

trong đó đề cập đến những nội dung như: vấn đề lý luận liên quan đến vai trò của Luật

sư trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; đánh giá thực trạng bảo đảm quyền bào chữacủa bị can, bị cáo trong giai đoạn này và đề ra các giải pháp nâng cao vai trò của Luật

sư bào chữa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; PGS.TS.LS Phạm Hồng Hải với cuốn

sách “; Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội”, đây là cuốn sách chuyên khảo

về những vấn đề lý luận về quyền bào chữa của người bị buộc tội trong các giai đoạncủa quá trình tố tụng; nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trongviệc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; các giải pháp và kiến nghị nhằm

hoàn thiện chế định quyền bào chữa trong tố tụng hình sự nước ta; Luận án Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ với đề tài: “Vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ quyềncon người trong tố tụng hình sự Việt Nam” Những công trình nghiên cứu này dù ởmức độ, phạm vi khác nhau đã thể hiện tương đối rõ nét vai trò của người bào chữa khitham gia vào quá trình tố tụng hình sự Những đề xuất trong các công trình đó rất có ýnghĩa đối với công tác nghiên cứu, học tập và áp dụng trong thực tiễn

Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu ở trên chủ yếu được các tác giả thựchiện khi BLTTHS năm 2003 chưa được ban hành Cho đến nay, sau hơn năm nămthi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế

và vướng mắc trong việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo Vì vậy, việcnghiên cứu vấn đề này vẫn rất cần thiết để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyềnbào chữa của bị can, bị cáo góp phần đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúngpháp luật; đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trang 11

Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo theo quy định của Bộluật tố tụng hình sự năm 2003 được bắt đầu ngay từ khi có quyết định khởi tố bị canhoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, truy tố và xét xử Tuy nhiên,trong khả năng và điều kiện nghiên cứu của một luận văn cao học, tác giả tập trungnghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo từ khi cóquyết định khởi tố bị can, truy tố và xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật ViệtNam.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩaMác- lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về Nhà nước và phápluật

Để làm sáng tỏ nội dung Đề tài nghiên cứu, trong luận văn tác giả đã sử dụngphương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử cùng cácphương pháp khoa học cụ thể như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,khảo sát thực tiễn

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những quy định của pháp luật vềquyền bào chữa của bị can, bị cáo, thực tiễn áp dụng và những bất cập làm cơ sở choviệc đưa ra những đề xuất thiết thực nhằm tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền bàochữa của bị can, bị cáo có hiệu quả tối đa

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ được đặt ra là:

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về thực hiện pháp luật liên quan đếnquyền bào chữa của bị can, bị cáo: khái niệm bị can, bị cáo; quyền bào chữa, ý nghĩacủa việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo.;

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về quyền bào chữa của

bị can, bị cáo ở Việt Nam

Nghiên cứu các hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam.Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can,

bị cáo ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc;

Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thựchiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam hiện nay

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Trang 12

Việc nghiên cứu đề tài có thể thu được các kết quả mới như sau:

Làm rõ các quy định của pháp luật ở Việt Nam về quyền bào chữa của bị can, bịcáo

Thông qua việc phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bịcan, bị cáo ở Việt Namchỉ ra được những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thựchiện

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can,

bị cáo; các giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy; các giải pháp về tổ chức thực hiệnpháp luật

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3chương, 9 tiết

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương 9 mục và danhmục tài liệu tham khảo

bao nhiêu mục

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN

BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

1.1 KHÁI NIỆM BỊ CAN, BỊ CÁO VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

1.1.1 Bị can, bị cáo và pháp luật về pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Bên cạnh việc bảo vệ quyền con người, thì việc đấu tranh phòng và chống tộiphạm là một vấn đề quan trọng trong xã hội Để giải quyết vấn đề này một cách kiênquyết, kịp thời, có hiệu quả, Quốc hội đã thông qua nhiều văn bản pháp luật quantrọng, như Bộ luật hình sự quy định hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tộiphạm và phải chịu hình phạt; Bộ luật tố tụng hình sự quy định chặt chẽ về trình tự, thủtục các hoạt động tố tụng hình sự Luật Tố tụng hình sự coi việc bảo vệ quyền conngười, quyền công dân là một trong những nguyên tắc đặc thù, “không ai bị coi là cótội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật

[539]4 Như vậy, chừng nào chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật

thì người bị buộc tội vẫn được coi là chưa có tội Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụngkhông được đối xử với bị can, bị cáo - người bị buộc tội như người có tội

Trong thực tế và pháp luật cũng thừa nhận không phải tất cả những người bịbuộc tội đều là có tội Một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ ánhình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội Không ai cóthể bị coi là bị can nếu không có quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền

4 Điều 9 – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Trang 14

Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự 5 [539 ] Khi một người bị khởi tố về hình sự

(khởi tố bị can), họ trở thành đối tượng buộc tội trong vụ án, nhưng điều đó khôngđồng nghĩa với việc xác định họ là người có tội Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉđược phép tiến hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật(chứng minh tội phạm) Khi chứng minh tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng phảixác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm rõ chứng cứ xácđịnh có tội, chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm của bị can, bị cáo

Bị can là khái niệm dùng để chỉ người đã bị khởi tố về hình sự và phải tham gia

tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ Bị can tham gia vào giai đoạnđiều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm Tư cách tố tụng của bị can sẽchấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra; Viện kiểm sát đình chỉ vụ án; Tòa ánđình chỉ vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can; hoặc Tòa án ra quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử (khi đó bị can trở thành bị cáo) Mặc dù bị can là người bị truycứu trách nhiệm hình sự, nhưng với tư cách là chủ thể của hoạt động tố tụng hình sự,

họ luôn luôn được pháp luật tạo cho mọi khả năng để bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng cho mình Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về quyền của bị can rộng

mở hơn so với trước đây

Trước hết bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì Bị can phải đượcbiết tội danh mà họ bị khởi tố Chỉ khi họ biết tội danh mà mình bị cơ quan có thẩm quyềnbuộc tội thì họ mới có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ phủ nhận việc buộc tội đó Bị canphải được giao nhận quyết định khởi tố bị can; trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sungquyết định khởi tố bị can cũng phải thông báo cho bị can biết

Bị can có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ Khi giao quyết định khởi

tố cho bị can, cơ quan điều tra phải giải thích cho bị cáo biết quyền và nghĩa vụ của họ,

để tạo điều kiện cho bị can thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó

Bị can có quyền trình bày lời khai, đưa ra tài liệu, đồ vật và những yêu cầu Đây

là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can Do đó, bị can không phải chịu tráchnhiệm hình sự về việc từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối Ngược lại, thái độ khaibáo thành khẩn của bị can lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với

5 Điều 49- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Trang 15

họ6 [539] Bị can thường trình bày những tình tiết có lợi cho mình, nhằm chứng minhmình vô tội hoặc phạm tội nhẹ hơn tội đã bị khởi tố, đưa ra nhưng tình tiết, lý do đểlàm giảm trách nhiệm hình sự cho mình Cơ quan điều tra cần tôn trọng quyền trìnhbày lời khai của bị can để có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiếndiện, không được dùng những biện pháp trái pháp luật để buộc tội bị can phải khai báo,điều đó là vi phạm quyền của bị can và có thể dẫn đến sai lầm trong kết quả điều tra.

Bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sátviên, thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án) nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thểkhông vô tư trong khi làm nhiệm vụ, việc họ tiến hành hoặc tham gia tố tụng có thểlàm cho vụ án được giải quyết theo hướng không có lợi cho bị can Các cơ quan tiếnhành tố tụng phải xem xét, giải quyết yêu cầu của bị can nếu đề nghị đó có căn cứ

Bị can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình Đảm bảoquyền bào chữa của bị can, bị cáo được coi là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình

sự, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảmcho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ và ngăn ngừa

sự phiến diện, chủ quan trong những công tác đó

Bị can có quyền tự bào chữa, bị can có thể dùng những lời lẽ và chứng cứ để gỡtội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Quyền bào chữa không chỉ là mộtquyền độc lập, tách rời với các quyền khác của bị can, bị cáo mà có thể hiểu quyền bàochữa là tổng hòa các quyền của bị can Ngoài việc đưa ra những lý lẽ biện hộ cho mình

bị can còn thực hiện quyền bào chữa qua các quyền khác như quyền trình bày lời khai,quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu Các quyền khác của bị can cũng nhằmmục đích thực hiện việc gỡ tội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị can Việc quy địnhquyền bào chữa của bị can nhằm mục đính nhấn mạnh quyền chống lại việc buộc tội,quyền tự bảo vệ mình của bị can trước cơ quan tiến hành tố tụng

Bị can có thể nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp bị can là người chưathành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ, bị can và ngườiđại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa Các

cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng và đảm bảo quyền bào chữa của bị can

6 Điểm p khoản 1 Điều 46- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Trang 16

Ngoài ra, bị can còn có những quyền được quy định tại một số điều khoản khácnhư: bị can có quyền được giao nhận bản sao quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏbiện pháp ngăn chặn; được giao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra để

có thể kịp thời yêu cầu điều tra thêm về những vấn đề cần thiết; Bị can có quyền khiếunại các quyết định của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát…

Bên cạnh việc hưởng những quyền năng như trên, bị can cũng phải thực hiệnnhững nghĩa vụ nhất định như: có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát, Tòa án, trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị can cóthể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị Cơ quan điều tra truy nã

Trong tố tụng hình sự thì khái niệm bị can rộng hơn khái niệm bị cáo vì bất cứ

bị cáo nào cũng đã là bị can, nhưng không phải bị can nào cũng là bị cáo Bị cáo thamgia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định củatòa án có hiệu lực pháp luật Cũng như khái niệm bị can, bị cáo là khái niệm mang tính

hình thức, căn cứ vào văn kiện tố tụng được áp dụng đối với người đó, “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa xét xử” [ 539 ]7 Một người sẽ trở thành bị cáo khi

bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, quyết định đó có thể đúng nhưng cũng có thể sai

Vì vậy, khái niệm bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm chủ thể của tội phạm Bị cáocũng không phải là người có tội, bị cáo chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử,

họ bị Tòa án ra bản án kết tội và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật

Do tính chất và nội dung của mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau nên những quyềncủa bị can, bị cáo không hoàn toàn giống nhau Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự hiện hành thì bị cáo có các quyền:

Bị cáo được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng thay đổihoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ vụ án, bản án, quyết định củaTòa án, các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Quyềnđược nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyền quan trọng của bị cáo Dựa vào nộidung của quyết định đưa vụ án ra xét xử, bị cáo biết được tội danh họ bị đưa ra xét xử,thời gian, địa điểm mở phiên tòa, tên của những người tiến hành tố tụng và nhữngngười tham gia tố tụng, vật chứng cần xem xét tại phiên tòa… Trên cơ sở đó, họ mới

có thể thực hiện các quyền của mình như quyền tham gia phiên tòa, quyền đề nghị thayđổi người tiến hành hoặc tham gia tố tụng, quyền yêu cầu xem xét thêm vật chứng mới

7 Khoản 1 Điều 50 – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Trang 17

… và nhất là quyền được bào chữa Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho

bị cáo chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa Nếu không được đảm bảo quyềnnày, bị cáo có quyền yêu cầu hoãn phiên tòa

Bị cáo được giải thích quyền và nghĩa vụ: Chủ tọa phiên tòa phải giải thíchquyền và nghĩa vụ của bị cáo trong thủ tục bắt đầu phiên tòa Bị cáo cần phải được biết

họ có các quyền và nghĩa vụ gì để họ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó theođúng quy định của pháp luật

Bị cáo được quyền tham gia phiên tòa để trình bày về mọi vấn đề nhằm bảo vệlợi ích hợp pháp của mình Tại phiên tòa, bị cáo bình đẳng với Kiểm sát viên và nhữngngười tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu

và tranh luận dân chủ tại phiên tòa Vì vậy, việc bị cáo có quyền tham gia phiên tòa sẽtạo điều kiện thuận lợi cho việc bị cáo thực hiện quyền bào chữa và bảo vệ các quyền

và lợi ích hợp pháp của mình Tòa án phải đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án của

bị cáo và chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp luật định, nhữngtrường hợp vắng mặt khác phải hoãn phiên tòa

Trong tố tụng hình sự thì giai đoạn xét xử là giai đoạn quan trọng nhất, là trungtâm của quá trình tố tụng Các hoạt động tố tụng trước đó chỉ là những hoạt động nhằmtạo điều kiện cho việc xét xử vụ án hình sự Trong các trình tự, từ xét xử sơ thẩm đếnxét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì trình tự xét xử sơ thẩm là trình tự bắtbuộc Các trình tự khác có thể phát sinh, có thể không Khi đó tội trạng của bị cáo sẽđược xác định trong phiên tòa công khai với sự tham gia của các bên tố tụng Thay mặtnhà nước, Hội đồng xét xử quyết định những vấn đề quan trọng nhất của tố tụng hình

sự là xác định tội danh và quyết định áp dụng hình phạt đối với bị cáo dựa trên kết quảtranh tụng tại phiên tòa Chính vì vậy, thực hiện quyền bào chữa tại phiên tòa có thể coi

là một hành vi tố tụng quan trọng nhất trong số các hành vi tố tụng của bị cáo Để thựchiện quyền bào chữa của mình, bị cáo có thể đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu nhằmmục đích gỡ tội cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc chứng minhnhững tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, hoặc cũng có thể bị cáo đưa ranhững yêu cầu như: triệu tập thêm người làm chứng; yêu cầu đưa thêm vật chứng, tàiliệu ra xem xét; yêu cầu hoãn phiên tòa …Quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa cóthể do bị cáo tự thực hiện hoặc nhờ người bào chữa Trong khi tranh luận, bị cáo ngangquyền với những người tham gia tố tụng khác, có quyền đặt câu hỏi với người khác và

Trang 18

cũng có quyền trả lời đáp lại những câu hỏi của người khác đặt ra Bị cáo có quyềnphản bác lại, đánh giá các tình tiết do đại diện Viện kiểm sát hoặc những người thamgia tố tụng khác đưa ra Nếu nhờ người bào chữa thì bị cáo có quyền bổ sung ý kiếncủa mình Tòa án phải tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo Việc tôn trọng quyền bàochữa của bị cáo không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho bị cáo, thể hiện tính nhân đạo vàdân chủ trong tố tụng hình sự mà còn là đảm bảo quan trọng để xác định sự thật của vụ

án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất

Trong phiên tòa, sau khi phần tranh luận kết thúc, trước khi Hội đồng xét xửquyết định các vấn đề của vụ án trong phòng nghị án, bị cáo được quyền nói lời saucùng Quyền nói lời sau cùng của bị cáo là sự đảm bảo quan trọng của pháp luật để bịcáo thực hiện quyền bào chữa của mình Quyền nói lời sau cùng là quyền tố tụng đặcbiệt, chỉ bị cáo mới có Những tình tiết do bị cáo đưa ra khi nói lời cuối cùng có ýnghĩa pháp lý quan trọng và Hội đồng xét xử cần phải đánh giá, xem xét và trong một

số trường hợp nếu chúng có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì thậm chí vụ án phảiđược giải quyết lại từ khâu xét hỏi tại phiên tòa Khi bị cáo nói lời sau cùng, không aiđược đặt câu hỏi đối với bị cáo; bị cáo được tự mình trình bày về những điều liên quanđến vụ án mà không bị hạn chế thời gian

Ngoài ra, bị cáo còn có các quyền khác như: kháng cáo bản án, quyết định củaTòa án; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng Cũng như bị can, bị cáo phải tuân thủ những nghĩa vụ nhất định: phải cómặt theo giấy triệu tập của Tòa án, trong trường hợp vắng mặt không có lý do chínhđáng thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã

1.1.1.2.1 1 1.2 Quyền bào chữa của bị can, bị cáo và pP háp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quy phạm phápluật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo bao gồm cả việc tự bào chữa và nhờ ngườikhác bào chữa

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước luôn tạo mọi khả năng và điều kiệnthuận lợi để đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân Việc bảo đảm tự do dânchủ và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân trong xã hội xã hội chủ nghĩakhông còn là những khẩu hiệu mang tính hình thức như trong các xã hội bóc lột trướcđây mà giờ đây, chẳng những nó đã được khẳng định trong các văn kiện của các Đảng

Trang 19

cộng sản, hiến pháp và pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa cùng hàng loạt vănbản pháp luật của các tổ chức quốc tế mà còn được thực hiện sinh động trong thực tiễn.

Một trong các quyền tự do dân chủ của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa

là quyền được đưa ra những bằng chứng, chứng cứ chứng minh về sự không có lỗihoặc để làm giảm lỗi của họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quyền bào chữatrong tố tụng hình sự cũng là một trong những nội dung của quyền trên Quyền bàochữa thuộc về người bị buộc tội bởi lẽ trước khi bản án buộc tội có hiệu lực pháp luật,người bị buộc tội không thể bị coi là người có tội, các quyền và lợi ích hợp pháp của

họ vẫn được pháp luật bảo đảm Trong lịch sử của loài người tư tưởng trên đã xuất hiện

từ rất lâu Hiến chương vì quyền tự do của nước Anh năm 1212 đã khẳng định “Khôngngười nào có thể bị bắt và bị bỏ tù hoặc bị tước tài sản nếu không có bản án của tòa ánđược tuyên theo quy định của pháp luật” [5727]

Bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là nguyên tắc quan trọng của luật

tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa Điều này có nghĩa là ngoài việc pháp luật quy địnhquyền năng tố tụng của người bị buộc tội trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,pháp luật còn quy định các cơ quan nhà nước đó có nhiệm vụ tạo mọi khả năng và điềukiện thuận lợi để họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Việc thực hiệnnguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự chẳng những thể hiện tínhdân chủ mà còn thể hiện bản chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa của hoạt động tư pháptrong xã hội xã hội chủ nghĩa

Tại khoản 4 Điều 14 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị màViệt Nam gia nhập ngày 24/9/1982 nêu rõ:

“Bị cáo được bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ pháp lý do mình chọn;nếu chưa có sự giúp đỡ về pháp lý thì phải được thông báo về quyền này;trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một

sự giúp đỡ về mặt pháp lý mà không phải trả tiền, nếu người đó không cóđiều kiện trả”ả [5727]

Ở nước ta, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sựluôn luôn được coi là nguyên tắc hiến định, được thể chế hóa trong tất cả các bản Hiếnpháp 1946, 1959, 1980, 1992 Nguyên tắc này cũng đã được quy định cụ thể trongĐiều 12 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và được bổ sung tại Điều 11 Bộ luật tố tụnghình sự năm 2003: “ Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa hoặc nhờ

Trang 20

người khác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảmcho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố vụ án đến điều tra,truy tố, xét xử, việc bảo đảm quyền bào chữa của những người bị buộc tội là điều kiệnquan trọng nhằm bảo đảm cho công tác xử lý hình sự đúng người, đúng tội, đúng phápluật, không để lọt tội phạm và không xử oan người vô tội

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những chế định quan trọng vàphức tạp, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao Vấn đề này từ trước đếnnay đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu Song xung quanh khái niệm, nộidung, đối tượng của quyền bào chữa thì còn nhiều ý kiến khác nhau Do vậy, việc xácđịnh khái niệm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trên cơ sở lý luận và thực tiễn phùhợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật nói chung là cầnthiết nhằm không ngừng phát huy dân chủ, củng cố cơ sở pháp luật trong việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của công dân Xung quanh khái niệm quyền bào chữa, hiệnnay có nhiều quan điểm khác nhau

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quyền bào chữa của bị can là tất cả các quyền

năng tố tụng mà pháp luật quy định cho bị can để bảo vệ mọi sự buộc tội và được bịcan sử dụng để bãi bỏ sự buộc tội, để đưa ra các lý lẽ và chứng cứ trong việc biện minhhoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình

Quan điểm về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự nêu trên được hiểu hoàntoàn theo nghĩa hẹp và không chính xác Mặc dù đồng tình với quan niệm quyền bàochữa là quyền của bị can vì chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự thường chỉ xuấthiện từ thời điểm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người cụ thể, nhưng trong tốtụng hình sự khái niệm bị can chỉ tồn tại cho đến thời điểm trước khi tòa án ra quyết địnhđưa vụ án ra xét xử Sau đó họ tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo Phải chăng từ khi cóquyết định đưa vụ án ra xét xử họ không có quyền bào chữa nữa hay sao Thực tiễn chothấy, chính giai đoạn này quyền bào chữa của họ mới được thể hiện rõ nét nhất, vì họ đượcbình đẳng, công khai đưa ra các chứng cứ; được tham gia tranh luận tại phiên tòa đểthanh minh, bác bỏ lời buộc tội và bào chữa

Quan điểm thứ hai cho rằng: Trong tố tụng hình sự, bị can, người bị tình nghi

cũng như những công dân tham gia trong tố tụng với tư cách khác trong đó có cả người

bị hại đều cần có sự bảo vệ các lợi ích có thể bị xâm phạm

Trang 21

Quan điểm này cho rằng quyền bào chữa thậm chí còn có cả trong trường hợp

mà ở đó không có sự buộc tội Với quan điểm này, quyền bào chữa trong tố tụng hình

sự được hiểu không chính xác và quá rộng Trong tố tụng hình sự chức năng gỡ tội(bào chữa) chỉ xuất hiện khi có một người nào đó bị buộc tội, có thể nói buộc tội và gỡtội luôn luôn song hành hay chỉ khi nào có sự buộc tội thì chức năng gỡ tội mới xuấthiện Trong tố tụng hình sự, chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải đối diện với sựbuộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng còn những người tham gia tố tụng khác khiquyền lợi của họ bị xâm hại thì họ được pháp luật bảo vệ nhưng họ không có quyềnbào chữa

Quan điểm thứ ba cho rằng: Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là tổng hòa

các hành vi tố tụng do người bị tam giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên

cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sựbuộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm củamình trong vụ án hình sự

Quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị can, bị cáo mà còn thuộc về những ngườitham gia tố tụng khác nữa như người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án, nếu hiểuquyền bào chữa như vậy là quá rộng, không hoàn đúng với nghĩa bào chữa trong tốtụng hình sự

Ngoài những quan điểm rất khác nhau như trên về Quyền bào chữa của bị can,

bị cáo, trong Bộ luật tố tụng hình sự của các nước khác nhau cũng có những quy địnhkhác nhau về chủ thể của Quyền bào chữa Cụ thể là:

Bộ luật tố tụng hình sự của Sài Gòn trước đây quy định: "Trong giai đoạn điềutra sơ vấn, nghi can bị bắt giữ hoặc bị điều tra phải được cho biết ngay là phạm tội gì

và có quyền được luật sư dự kiến" (Điều 38)

Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định: "Người bào chữa được thamgia tố tụng từ khi nhận được quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp người bị tìnhnghi thực hiện tội phạm bị tạm giữ hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trướckhi khởi tố bị can thì từ khi nhận được biên bản về việc bắt hoặc quyết định áp dụngbiện pháp ngăn chặn tạm giam" (Điều 47)

Khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988 quy định: "Ngườibào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Trong những trường hợp cần phải giữ

bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện

Trang 22

kiểm sát nhân dân quyết định để Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điềutra"

Còn tại Khoản 1, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 (Bộ luậthiện hành) quy định: người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Trongtrường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang hoặc đang bịtruy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ Trong nhữngtrường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, thìViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từkhi kết thúc điều tra

Như vậy, hiện nay khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự được hiểurất khác nhau và thực tế nó cũng được quy định khác nhau trong Bộ luật tố tụng hình

sự của các nước Tuy nhiên, quan điểm của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay

về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự được coi là đầy đủ nhất Điều 11, Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003 quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của

họ theo quy định của Bộ luật này” Khác với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 cho

rằng quyền bào chữa là quyền của bị can và bị cáo, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

đã mở rộng đối tượng và phạm vi sử dụng quyền bào chữa, cụ thể: người bào chữađược tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can; đối với trường hợp bắt người trong trườnghợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa tham gia

tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ Không chỉ bị can, bị cáo phải đối diện với tộidanh mà các cơ quan tiến hành tố tụng truy tố mà người bị tạm giữ cũng phải đối diệnvới khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bản thân họ đã bị hạn chế về quyền tự docủa công dân trong một thời gian dài và đối diện với nguy cơ bị buộc tội, vì vậy luật tốtụng hình sự quy định cho họ có quyền bào chữa là hoàn toàn phù hợp

Để bị can, bị cáo có điều kiện thực hiện quyền bào chữa của mình, pháp luật chophép họ được hưởng những quyền năng tố tụng nhất định quy định tại các điều luậtkhác liên quan của Bộ luật tố tụng hình sự Đó là những quyền mà bị can, bị cáo đượcphép sử dụng để bảo vệ mình như quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, quyềnđược tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa v.v Những quy định về quyền nàythực chất là tạo điều kiện để bị can, bị cáo sử dụng để bảo vệ mình trước cơ quan tiến

Trang 23

hành tố tụng khi bị buộc tội Điều này có nghĩa là bị can, bị cáo có thể thanh minh, bác

bỏ một phần hay toàn bộ lời buộc tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmcho mình

Buộc tội và bào chữa song song tồn tại, ở đâu có buộc tội thì ở đó có bào chữa

Bị can, bị cáo có quyền bào chữa vì họ là những người bị buộc tội Những người thamgia tố tụng khác không phải là đối tượng của sự buộc tội, thì vấn đề bào chữa khôngđặt ra đối với họ Tuy nhiên, khi tham gia tố tụng, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của

họ bị xâm hại thì họ cũng có quyền bảo vệ bằng những biện pháp theo quy định củapháp luật, nhưng đó không phải là hoạt động bào chữa Như vậy, quyền bào chữa của

bị can, bị cáo hoàn toàn khác với quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp củanhững người tham gia tố tụng khác

Vậy, quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quyền mà pháp luật quy

định, cho phép bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được quy định khá sớm trong pháp luật nước

ta Hiến pháp - luật gốc của các đạo luật ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên đã ghi nhận

về quyền bào chữa của người bị cáo tại phiên tòa và nó ngày càng được hoàn thiện hơntrong các Hiến pháp sau này Trong BLTTHS, quyền bào chữa của bị can, bị cáo đượctiếp tục phát triển và nâng lên tầm cao mới, không những quyền bào chữa được ghinhận là 1 nguyên tắc của luật tố tụng hình sự mà BLTTHS còn quy định nghĩa vụ cảucủa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiệnquyền bào chữa của họ

Bị can, bị cáo có thể tự mình thực hiện quyền bào chữa hoặc nhờ người khácbào chữa Các tổ chức luật sư được thành lập đã góp phần giúp bị can, bị cáo thực hiệnquyền bào chữa của họ trước các cơ quan tiến hành tố tụng - bên buộc tội Pháp lệnhluật sư, sau đó là Luật Luật sư đã quy định chi tiết điều kiện để trở thành người bàochữa cho bị can, bị cáo, quy định trình tự, thủ tục để luật sư tham gia các hoạt động tốtụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo

1.2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quy phạm pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo CHÚNG BAO GỒM NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Ở ĐÂU?

Trang 24

1.2.*/1 Khái niệm và đặc điểm của của việc thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Thực hiện pháp luật theo nghĩa chung nhất là hiện thực hóa các quy định củapháp luật vào cuộc sống thông qua các hoạt động có mục đích của các chủ thể phápluật Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là hoạt động có mụcđích của các chủ thể đặc biệt nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về quyềnbào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

Bị can, bị cáo là người bị buộc tội, họ đứng trước nguy cơ bị truy cứu tráchnhiệm hình sự; phải gánh chịu hình phạt do hành vi vi phạm pháp luật hình sự củamình gây nên Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, pháp luật đãquy định cho họ có quyền bào chữa nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tộihoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Bị can, bị cáo có thể tự mình sử dụng quyền bào chữa để bào chữa cho mìnhhoặc có thể ủy quyền cho người khác (nhờ người bào chữa) thực hiện thay mình quyềnbào chữa

Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo có những đặc điểm sau:

- Về chủ thể thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Người tham gia tố tụng hình sự có thể là người bị tam giữ, bị can, bị cáo,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan… họ cũng cóquyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án Tuy nhiên, luật tố tụng hình sự chỉ trao quyềnbào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (người bị buộc tội) mà không trao quyềnnày cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vìnhững người bị buộc tội đang phải đối mặt với nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình

sự, phải gánh chịu hình phạt do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây nên, họ có thể

bị hạn chế quyền nhân thân (bị tạm giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú…) trong khi đó nhữngngười tham gia tố tụng khác không bị hạn chế quyền nhân thân và cũng không phảiđối mặt với nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là quyền đặc trưng của người bị buộc tội(người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) Bị can, bị cáo có thể tự mình thực hiện quyền bàochữa trong tố tụng hình sự, song cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thaycho mình Vì vậy, chủ thể thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự có thể là bị

Trang 25

can, bị cáo hoặc người bào chữa (luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợppháp của bị can, bị cáo).

Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có thể là: bố mẹ đẻ, anh chị em ruột

và những người khác theo quy định của pháp luật Những người này có quyền tham gia

tố tụng với tư cách là người bào chữa để minh oan, bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹtrách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo Tuy nhiên hiệu quả bào chữa của người đại diệnhợp pháp không cao, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ nhận thức pháp luật còn hạnchế nên họ không thể am hiểu những thủ tục tố tụng như luật sư bào chữa chuyênnghiệp được

Luật sư là người am hiểu về pháp luật, tham gia tố tụng theo sự ủy quyền của bịcan, bị cáo để bảo vệ các quyền và lợi ích cho họ Luật sư có toàn quyền tham gia tốtụng nghiên cứu hồ sơ vụ án, tiếp xúc với thân chủ, áp dụng các biện pháp thu thậpchứng cứ… theo quy định của pháp luật Bằng nghiệp vụ của mình, luật sư tư vấn pháp

lý cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi cho thân chủ thông qua hoạt động bào chữatrước tòa

Bào chữa viên nhân dân là người có hiểu biết pháp luật, đại diện cho cơ quan,đơn vị, địa phương nơi bị cáo học tập, làm việc hay sinh sống, tham gia phiên tòa với

tư cách đảm bảo sự công bằng, giám sát hoạt động xét xử của tòa án, tránh làm oanngười vô tội

- Về nội dung của việc thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là hoạt động hợp phápcủa các chủ thể pháp luật Pháp luật tố tụng hình sự quy định cho bị can, bị cáo cácquyền năng tố tụng nhất định để họ có thể trực tiếp sử dụng hoặc ủy quyền cho ngườikhác thực hiện nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự cho mình

Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là hoạt động vô cùngquan trọng trong tố tụng hình sự Một mặt, nó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bịcan, bị cáo Mặt khác, thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là độnglực giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thận trọng hơn trong công việc, tránh được sailầm, thiếu sót trong các giai đoạn tiến hành tố tụng

Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo có thể do nhiều chủthể khác nhau tiến hành theo những cách thức khác nhau Thực hiện quyền bào chữa

Trang 26

của bị can, bị cáo có thể do chính bị can, bị cáo chủ động thực hiện, song cũng có thể

do người bào chữa thực hiện thông qua hai hình thức: do bị can, bị cáo ủy quyền chongười bào chữa; hoặc cũng có thể do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn luật sư cửngười bào chữa trong các trường hợp do luật quy định: khi bị can, bị cáo là người chưathành niên, hoặc bị can, bị cáo có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần

- Về hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Nhằm đối trọng lại với sự buộc tội của viện kiểm sát, bị can, bị cáo được phápluật trao cho quyền bào chữa, họ có thể trực tiếp sử dụng những quyền năng đó hoặc ủyquyền cho người khác nhằm tìm ra sự thực khách quan; xác định mức độ lỗi của hành vi;nguyên nhân và hoàn cảnh phạm tội… để bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặctìm ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình

Khi một người bị tạm giữ; bị khởi tố về hình sự với tư cách bị can; hoặc cóquyết định đưa ra xét xử với tư cách bị cáo, họ được giải thích về quyền và nghĩa vụtrong đó có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Mặc dù được pháp luật

tố tụng hình sự trao cho quyền bào chữa nhưng bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền quyếtđịnh sử dụng hay không sử dụng quyền năng đó

Để thực hiện quyền tự bào chữa, pháp luật quy định bị can, bị cáo có một sốquyền năng tố tụng nhất định: quyền biết mình bị khởi tố về tội gì; đưa ra chứng cứ, tàiliệu và những yêu cầu; được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; người giám định,người phiên dịch; được giao nhận quyết định khởi tố; quyết định đưa vụ án ra xét xử;quyền được tranh tụng tại phiên tòa; quyền được nói lời cuối cùng… Trong giai đoạnđiều tra, thu thập chứng cứ, để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, pháp luật quy địnhcho bị can được tham gia vào một số hoạt động: khám nghiệm hiện trường, thựcnghiệm điều tra Khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị can trở thành bị cáo

và quyền bào chữa của họ vẫn tiếp tục được đảm bảo thực hiện bằng những quy địnhcủa BLTTHS

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo cũng có thể được thực hiện thông qua ngườibào chữa, người bào chữa có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợppháp của bị can, bị cáo Người bào chữa tham gia tố tụng có thể do bị can, bị cáo ủyquyền hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định giúp đỡ bị can, bị cáo về mặt pháp lý.Hiện quả của hoạt động tự bào chữa của bị can, bị cáo rất thấp do hạn chế về trình độhiểu biết pháp luật, khả năng trình bày trước đám đông của bị can, bị cáo, nên việc nhờngười bào chữa đang là xu hướng lựa chọn chung hiện nay của các bị can, bị cáo

Trang 27

1 12 32 Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo sẽ:có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo

Vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của hầu hết các quốc gia trên thế giới.Đặc biệt các thế lực phản động và hiếu chiến luốn lấy vấn đề nhân quyền để kích độngnhân dân, chống phá cách mạng Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnhvới công cuộc đổi mới toàn diện, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đặcbiệt là phát huy toàn diện quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm các quyền củacon người Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan ghi nhận quyền bào chữa của

bị can, bị cáo trước các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ chế bảo đảm thực hiện lànhiệm vụ của chính các cơ quan đó chứng tỏ bản chất dân chủ của nhà nước ta

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, nó là mộttrong những nguyên tắc hiến định quan trọng được ghi nhận ở Điều 133 Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 với nội dung: "Quyền bào chữacủa bị cáo được bảo đảm Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa chomình…" Tại Điều 11 BLTTHS quy định cụ thể hơn nữa quyền bào chữa của bị can, bị

cáo và đặc biệt quy định cả những bảo đảm cần thiết để quyền bào chữa của bị can, bị

cáo được thực hiện Đó là: "…bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người

khác bào chữa Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bịcan, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ" [539] Việc ghi nhận cụ thể cơ chế bảođảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong BLTTHS chứng tỏ quyền dânchủ của công dân và cơ chế tự do dân chủ ngày càng phát triển và mở rộng ở nước ta,đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, các quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo đảmthực hiện

Thứ hai, đảm bảo dân chủ trong tố tụng hình sự

Theo quy định tại Điều 11 BLTTHS bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặcnhờ người khác bào chữa cho mình Khi bào chữa, bị can, bị cáo có quyền bình đẳngvới các chủ thể khác, đặc biệt là bình đẳng với kiểm sát viên - người thay mặt Nhànước buộc tội bị can, bị cáo trong việc đưa ra chứng cứ và đưa ra yêu cầu tranh luận tạiphiên tòa Sự tranh luận, cọ xát giữa các ý kiến khác nhau, ý kiến buộc tội của kiểm sátviên và ý kiến gỡ tội của bị cáo tại phiên tòa là cần thiết giúp hội đồng xét xử xác định

Trang 28

sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ Bởi lẽ, trong thực tế các

cơ quan tiến hành tố tụng thường chú trọng nhiều đến việc tìm chứng cứ chứng tỏ bịcan, bị cáo phạm tội hơn là chú trọng tìm chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo Do vậy,thực hiện nguyên tắc này tạo điều kiện cho bị can, bị cáo có cơ hội để đưa ra nhữngchứng cứ minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho mình

Thứ ba, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành

tố tụng

Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo giúp các cơ quan tiến hành tốtụng có cái nhìn đa chiều về vụ án Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng luôn đi theomột lối mòn đó là luôn tìm chứng cứ buộc tội cho bị can, bị cáo mà ít quan tâm đếnviệc tìm chứng cứ gỡ tội, hoặc các tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bịcan, bị cáo thì thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo sẽ là việc bịcan, bị cáo hoặc người bào chữa đưa ra các bằng chứng, tài liệu chứng minh cho sự

vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo Do có sự cọ sátgiữa các lý lẽ, bằng chứng của bên buộc tội và gỡ tội sẽ giúp các cơ quan tiến hành

tố tụng đưa ra các quyết định sáng suốt: tuyên bố bị can, bị cáo vô tội hoặc ghi nhậnthêm các tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo

Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, sự tham gia tố tụngcủa người bào chữa đã đáp ứng được yêu cầu bào chữa và đạt được kết quả đáng khích

lệ, khắc phục được những vi phạm tố tụng, làm sáng tỏ sự thật khách quan, đảm bảocho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; loại trừ dần tình trạng lạm quyềntrong việc áp dụng pháp luật và củng cố niềm tin của nhân dân đối với cơ quan tiếnhành tố tụng hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

Bên cạnh đó, sự tham gia của người trong giai đoạn xét xử sơ thẩm còn giúp cơquan tiến hành tố tụng phát hiện và sửa chữa những thiếu sót, kịp thời quyết định đìnhchỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung Trong nhiều vụ án, nhờ

có sự tham gia tích cực và có chất lượng của người bào chữa mà sự thật vụ án đã đượclàm sáng tỏ, nhiều bị cáo được Toà án tuyên không phạm tội, giảm nhẹ hình phạt

Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo một cách có hiệu quả sẽ tránh đượcđến mức tối đa tình trạng oan, sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Bởi lẽ, chân

lý khách quan chỉ được sáng tỏ khi có sự tranh luận giữa các quan điểm khác nhau.Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo luôn luôn là quan điểm phản biện lại sự

Trang 29

buộc tội Trên cơ sở tranh luận của của bên buộc tội và bên bào chữa, tòa án với tưcách là cơ quan tài phán mới có đủ điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án,bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Việc xử lý vụ án nếu chỉtrên cơ sở chứng cứ một chiều, lập luận buộc tội một chiều dễ dẫn đến giải quyết vụ ánthiếu khách quan, thậm chí oan sai.

Như vậy, thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã góp phầnquan trọng vào việc hạn chế những thiếu sót hoặc vi phạm của các Cơ quan điều tra,Toà án, Viện kiểm sát Thông qua lời bào chữa và tranh luận trước toà, Luật sư giúpcho Toà án thẩm tra toàn bộ các tài liệu chứng cứ và hiểu sâu sắc hơn về vụ án; bằngviệc phân tích các quy định của pháp luật, Luật sư góp phần xác định yêu cầu của việc

áp dụng pháp luật chính xác như: định tội danh, áp dụng khung hình phạt và các tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, mức bồi thường thiệt hại mộtcách thoả đáng Do đó, hoạt động thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo khôngnhững góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo mà còn nâng caotrình độ và trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, nhân viên tư pháp trong cuộc đấutranh phòng chống tội phạm

Thứ tư, thực hiện QBC của bị can, bị cáo góp phần vào việc giáo dục và nâng

cao ý thức pháp luật của bị can, bị cáo; những người tiến hành và tham gia tố tụng nóiriêng cũng như quần chúng nhân dân nói chung

Điều này có nghĩa là, muốn bảo vệ mình, bị can, bị cáo phải biết mình đượcpháp luật trao cho những quyền năng tố tụng gì Việc này thực chất là một trong nhữnghình thức nâng cao kiến thức pháp luật cho bị can, bị cáo Mặt khác, nó có tác dụnggiáo dục những người tiến hành tố tụng thường xuyên phải nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc này một cách cóhiệu quả

1.3 CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những quyền cơ bản của côngdân, được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới.Tại Điều 132 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định:

"Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ ngườikhác bào chữa cho mình” [1935] Trên cơ sở đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã

Trang 30

quy định về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Điều 12: "Bị can, bịcáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát hoặc Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện QBC của họ”[431],trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã mở rộng thêm cả phạm vi và đối tượng ápdụng Quyền bào chữa: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặcnhờ người khác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảođảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ” [539].

"Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được những gì cần thiết, là trách nhiệmcủa một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắcchắn được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường"8.” [3052]

Bảo đảm thường được tiến hành bằng những biện pháp gọi là những biện pháp bảo đảmthực hiện

Bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là việc cơ quan và những người có thẩm quyền tạo điều kiện để quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực thi trong thực tế theo quy định của pháp luật

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một nguyên tắc hiến định, là mộtnguyên tắc của luật tố tụng hình sự Nhiều Nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh việc dânchủ hóa công tác xét xử, tăng cường bảo vệ quyền của công dân trên cơ sở tuân thủnghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: "Phải khắc phục nhữngbiểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm, đồng thời chống tình trạng bắt

và giam giữ oan sai, xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân.Các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và luật pháp"

[1310] Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được phải được tôn trọng và bảo vệ.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho quyền bào chữa của

bị can, bị cáo được thực hiện đúng đắn Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền bàochữa của bị can, bị cáo có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng xét xử và việc xác định

sự thật khách quan của vụ án Ngược lại, không được tôn trọng và không bảo đảm thựchiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự, hạn chếquyền của bị can, bị cáo, không đảm bảo tính công minh và dân chủ trong quá trìnhgiải quyết vụ án Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư

8 Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

Trang 31

pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn

vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụngtheo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranhtụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [34].Quyền bào chữa của bị can, bị cáo và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bịcáo là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau Quyền bàochữa là một quyền về tố tụng của bị can, bị cáo mà pháp luật dành cho họ để chống lạiviệc buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, còn bảo đảm thực hiện quyền bàochữa của bị can, bị cáo là nhiệm vụ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhằmbảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm cho công tác điều tra, truy

tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ và ngăn ngừa sự phiến diện, chủ quantrong các công tác đó Quyền bào chữa của bị can, bị cáo gắn liền với nhiệm vụ của các

cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền đó

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo được xác định ở những nội dung sau:

Đảm bảo về pháp lý, Nhà nước tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền

bào chữa của họ (tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa)

Đảm bảo về thực tế, Pháp luật tố tụng hình sự của nước ta không chỉ quy định

cho bị can, bị cáo có quyền bào chữa mà còn giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án trong quá trình tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can bị cáo thực hiệnquyền bào chữa của họ

Ở nước ta, quyền con người, quyền công dân luôn là nội dung cơ bản của cácbản Hiến pháp và được thể chế hóa trong các đạo luật, Nghị quyết số 08/NQ-TW của

Bộ Chính trị đã chỉ rõ:

“Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời,nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninhquốc gia, tội phạm tham nhũng và các loại tội có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷcương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các

tổ chức và công dân”[ 12 ]9

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những quyền của công dân, nóphải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện Mặt khác, để bảo đảm việc xác định sự thậtcủa vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, giúp tòa án ra một bản án công

9 Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị.

Trang 32

minh, đúng pháp luật thì quyền bào chữa của bị can, bị cáo càng cần phải bảo đảm thựchiện một cách triệt để.

1 23 1 Bảo đảm về pháp lý

Bào chữa là một trong những chế định quan trọng của luật tố tụng hình sự.Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là quyền về tố tụng mà pháp luật dành cho họ đểchống lại sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự10 [108] Quyền bào chữa đãđược ghi nhận từ lâu trong pháp luật nước ta

Cách mạng tháng Tám thành công đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự docho nhân dân Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông nam Á ra đời Ngay từ nhữngngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ghi nhận quyền bào

chữa của bị cáo tại bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946 quy định: "Người bị

cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư" [1935]

Hiến pháp năm 1959 ra đời, quyền bào chữa của bị cáo được khẳng định mộtcách chặt chẽ hơn Hiến pháp 1959 không chỉ ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo nhưHiến pháp 1946 mà còn quy định việc bảo đảm cho quyền đó của bị cáo được thựchiện: "Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm" [1935]

Là luật cơ bản của Nhà nước, qua những lần ban hành, sửa đổi, bổ sung các bảnHiến pháp của nước ta luôn trước sau ghi nhận và khẳng định ngày càng chặt chẽ và cụthể hơn về quyền bào chữa của bị cáo So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp

1980 còn quy định cơ chế bảo đảm để quyền bào chữa của bị cáo được thực hiện Đó

là:" Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm Tổ chức luật sư được thành lập để giúp

bị can, bị cáo tại Điều 12: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác

10 Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Trang 33

bào chữa Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bịcáo thực hiện quyền bào chữa của họ” [431].

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có sửa đổi, bổ sung mở rộng quyền bàochữa của bị can, bị cáo hơn nữa không những bị can, bị cáo có quyền bào chữa mà cảngười bị tạm giữ cũng có quyền bào chữa (Điều 11-BLTTHS năm 2003)

Ngoài ra BLTTHS còn có nhiều quy định liên quan đến việc thực hiện và tạođiều kiện cho việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở rải rác các điều luậtkhác nữa Trong đó quy định về quyền của bị can, bị cáo khi tham gia tố tụng; vềquyền và nghĩa vụ của người bào chữa, những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phảiđảm bảo có sự tham gia của người bào chữa; trường hợp bào chữa chỉ định mà ngườibào chữa vắng mặt tại phiên tòa thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa; người bàochữa được trình bày lời bào chữa sau khi kiểm sát viên trình bày lời luận tội Nhữngtrường hợp vi phạm các quy định trên đều ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị can, bịcáo và bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Tùy theo từng giai đoạn tố tụng

mà có các chế tài tố tụng khác nhau như trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay hủy án đểđiều tra lại hoặc xét xử lại

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 cũng quy định cụ thể: "Tòa án bảo đảmquyền bào chữa của bị cáo" [2137] Văn bản pháp lý góp phần quan trọng trong việcbảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo, đó là Pháp lệnh luật sư được ủyban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua ngày 24/7/2001 và Luật Luật sư đượcQuốc hội thông qua ngày 29/6/2006 vào có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007 Đây lànhững bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện chế định luật sư nói chung và quyềnbào chữa của bị can, bị cáo nói riêng Để đáp ứng nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày càngcao, đội ngũ luật sư của chúng ta ngày càng phải được hoàn thiện dần về số lượng vàchất lượng nhằm tiến kịp và hội nhập bình đẳng với luật sư trong khu vực và trên thếgiới Việc chính quy hóa đội ngũ luật sư, trong đó có luật sư biện hộ là một yêu cầu tấtyếu khách quan nhằm thực hiện tốt hơn nữa quyền bào chữa của bị can, bị cáo Pháplệnh luật sư năm 2000 thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạtđộng bổ trợ tư pháp nói chung và quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng LuậtLuật sư năm 2006 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghề luật sư ở Việt Nam,đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất, đạo đứctốt, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các luật sư; tạo cơ sở pháp lý cho việc

Trang 34

chính quy hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư của Việt Nam và từng bước đưanghề luật sư ở nước ta hội nhập khu vực, quốc tế.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo luôn được ghi nhận trong các văn bản phápluật của nước ta và ngày càng được hoàn thiện hơn

1 23 2 Bảo đảm về thực tế

Pháp luật tố tụng hình sự một mặt quy định quyền bào chữa của bị can, bị cáo,mặt khác pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan tiếnhành tố tụng để đảm bảo cho quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực hiện trênthực tế

Điều 11- BLTTHS năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án

có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện q uyền bào chữa của

họ theo quy định của Bộ luật này”

Như vậy, có thể nói quyền bào chữa của bị can, bị cáo gắn liền với nhiệm vụ của

cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền đótrong các giai đoạn tố tụng

Để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm nói trên theo quy định của phápluật, nhà nước đã thành lập và cho phép thành lập một số cơ quan, tổ chức như cácđoàn luật sư, các tổ chức trợ giúp pháp lý, các cơ quan bổ trợ tư pháp Các cơ quan, tổchức này đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân cũng như quyền bào chữa của bị can, bị cáo

*/ Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 BLTTHS năm 2003 thì cơ quan tiến hành tốtụng bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án Các cơ quan này được giaothực hiện chức năng tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án;quyết định đã có hiệu lực nhằm nhanh chóng phát hiện hành vi phạm tội, xử lý “đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làmoan người vô tội” [539]11 Để thực hiện chức năng của mình các cơ quan tiến hành tố

tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cáchtoàn diện, khách quan và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định là có tội và nhữngchứng cứ xác định là vô tội, các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sựcủa bị can, bị cáo (Điều 10 – BLTTHS năm 2003)

11 Khoản 3 Điều 23 – BLTTHS năm 2003.

Trang 35

Ngay trong giai đoạn điều tra, khởi tố vụ án hình sự pháp luật tố tụng hình sựquy định rất chặt chẽ những trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các căn cứ

để khởi tố vụ án hình sự: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệutội phạm…”12 [539] và “…không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do

Bộ luật này quy định” [539]13, việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm đảm bảo các cơquan tiến hành tố tụng không tùy tiện trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắtngười khi chưa có đầy đủ căn cứ khẳng định tội phạm và người phạm tội Ngay tronggiai đoạn này, pháp luật tố tụng hình sự đã cho phép người bào chữa được tham gia tốtụng nhằm đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo Cơ quan điều tra phải có tráchnhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa được gặp bị can, được tham gia hoạtđộng hỏi cung, đọc tài liệu, tham gia các hoạt động thực nghiệm điều tra…

Khi hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát, quyền bào chữa của bị can, bịcáo tiếp tục được bảo đảm bằng các quy định của pháp luật Cơ quan viện kiểm sátphải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện các quyền theo quy định củapháp luật: Người bào chữa được đọc hồ sơ, ghi chép và sao chụp tài liệu cần thiết;được nhận bản cáo trạng nếu viện kiểm sát quyết định truy tố bị can; được đề xuấtnhững chứng cứ, yêu cầu; được gặp bị can ở trại tạm giam… Viện kiểm sát khôngđược gây cản trở hoặc đưa ra nhưng lý do để gây khó khăn cho việc nghiên cứu và đềxuất của người bào chữa Những chứng cứ và yêu cầu của người bào chữa đề xuất,viện kiểm sát phải lắng nghe và giải quyết, nếu đề xuất của người bào chữa khôngđược chấp nhận thì phải trả lời cho người bào chữa bằng văn bản, Điều 122 – BLTTHSnăm 2003 quy định: ““Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liênquan đến vụ án thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm cua mình,giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả Trong trường hợp không chấpnhận yêu cầu thì cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do” [539]

.

Trong trình tự tố tụng hình sự, xét xử sơ thẩm là giai đoạn trung tâm, biểu hiện

rõ nét hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ở giai đoạn này tráchnhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng (viện kiểm sát và tòa án) trong việc đảm bảoquyền bào chữa của bị can, bị cáo càng được thể hiện rõ nét hơn

12 Điều 100 – BLTTHS năm 2003.

13 Điều 13 – BLTTHS năm 2003.

Trang 36

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, viện kiểm sát kiểm sát việc chấp hành thời hạnxét xử để đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, đúng pháp luật, đồng thờikiểm tra việc ra quyết định của tòa án và việc giao quyết định đó; đặc biệt lưu ý về tính

có căn cứ, tính hợp pháp của các quyết định đó Nếu có vi phạm pháp luật nói chung và

vi phạm quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng thì tùy từng mức độ, viện kiểm sát

có thể kiến nghị tòa án khắc phục những vi phạm đó hoặc ra quyết định kháng nghị

Tại phiên tòa xét xử viện kiểm sát và tòa án vừa thực hiện chức năng công tố,xét xử; đồng thời cũng có sự giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện đúng pháp luật vàbảo đảm quyền bào chữa của bị cáo Viện kiểm sát với tư cách là chủ thể tiến hành tốtụng, kiểm sát viên thay mặt viện kiểm sát thực hiện quyền công tố tại phiên tòa, nếuthấy tòa án có những biểu hiện vi phạm pháp luật, viện kiểm sát có quyền ra khángnghị đối với những sai phạm của tòa án Thẩm phán thay mặt tòa án trong vai trò chủtọa phiên tòa, có quyền điều khiển phiên tòa, điều khiển phần tranh luận giữa bên buộctội – viện kiểm sát và bên gỡ tội – bị cáo và người bào chữa Thẩm phán có quyền yêucầu kiểm sát viên phải tranh luận dân chủ, đối đáp lại các luận cứ, yêu cầu của bên gỡtội nhằm tìm ra sự thật của vụ án, những chứng cứ buộc tội, gỡ tội, những tình tiếtgiảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm của bị cáo

* / Đối với các cơ quan bổ trợ tư pháp

- Các đoàn luật sư hiện nay được tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh luật sưnăm 2001 và đã được sửa đổi theo Luật Luật sư năm 2006, đó là sự kế thừa có chọn lọc

và là bước phát triển tiếp theo của thể chế luật sư nhằm đáp ứng yêu cầu và sự pháttriển của xã hội hiện nay Theo Luật luật sư thì người muốn gia nhập đoàn luật sư phải

có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

Thứ hai, có bằng cử nhân luật và tương đương;

Thứ ba, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư; Thứ tư, phải có chứng chỉ hành nghề luật sư;

Thứ năm, không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán

bộ, công chức

Như vậy, quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chính quy hóa, chuyênnghiệp hóa đội ngũ luật sư ở nước ta và từng bước đưa nghề luật sư nước ta hội nhậpkhu vực, quốc tế Đây là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của luật

Trang 37

sư góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chếtình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự.

Thực tiễn cho thấy, kinh nghiệm nghề nghiệp không thể thay thế được bằng cấp.Kiến thức pháp luật là vũ khí, là chỗ dựa của luật sư khi bào chữa cho bị can, bị cáo.Kiến thức của người bào chữa càng sâu, họ càng có khả năng giúp đỡ bị can, bị cáonhiều hơn và bản thân càng thêm uy tín Khi mà trình độ của những người tiến hành tốtụng ngày càng được nâng cao, việc điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành một cáchkhách quan, toàn diện và đầy đủ đòi hỏi người bào chữa phải có trình độ (tối thiểu là bằngđiều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán) và tiến tới phải giỏi hơn thì mới có khả năngbào chữa có hiệu quả, phù hợp với trình độ luật sư của các nước trong khu vực và trênthế giới

Hiện nay ở Việt Nam tổ chức các đoàn luật sư đã được thành lập ở các tỉnhnhưng ở một số đoàn, số lượng luật sư còn quá ít, chưa đủ để đáp ứng và đảm nhiệmviệc bào chữa trong tất cả các vụ án hình sự có yêu cầu bào chữa cho bị cáo

- Tư vấn pháp luật cũng là một trong những hình thức góp phần không nhỏ vàoviệc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo Tư vấn pháp luật được coi

là một nghề sử dụng trí tuệ của những chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, là hoạtđộng mang tính chất lao động trí óc bằng việc sử dụng chất xám để giải đáp pháp luật,hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý giúp công dân thực hiện

và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Tư vấn pháp luật về hình sự là một hoạtđộng trợ giúp pháp lý từ phía những người am hiểu pháp luật là luật gia, luật sư chonhững người có yêu cầu nói chung và đặc biệt là bị can, bị cáo về những vấn đề liênquan tới luật hình sự và luật tố tụng hình sự Tư vấn về hình sự không chỉ đơn thuần làgiải thích, hướng dẫn khách hàng hiểu đúng và làm đúng theo các quy định của luậthình sự mà còn là sự giải thích, hướng dẫn khách hàng hiểu đúng những quy định củaluật TTHS về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự;cũng như việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quá trình giảiquyết vụ án

Như vậy, để bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quátrình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng , các cơ quan bổ trợ

tư pháp như đoàn luật sư, các tổ chức trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn pháp luật phải luôn được hoàn thiện về mặt tổ chức cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đề ra Sự

Trang 38

hoàn thiện về tổ chức của các cơ quan nói trên cùng với việc nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm của những người tiếnhành và tham gia tố tụng thì việc giải quyết vụ án hình sự sẽ được tiến hành một cáchnhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, bảo đảm không để lọt tội phạm, không làm oanngười vô tội

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA

CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT

VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM

Quá trình phát triển của Luật tố tụng hình sự nói chung và sự phát triển của chếđịnh quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng luôn gắn liền với sự phát triển của cácđiều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển của nền dân chủ ở nước ta Nghiên cứu vềquá trình hình thành và phát triển pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo tathấy có thể chia thành các giai đoạn như sau:

2.1.1 Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Với thắng lợi của Cách mạng tháng 8, bộ máy chính quyền của nhà nước phongkiến thuộc địa từ trung ương đến địa phương bị đập tan và nước Việt Nam dân chủcộng hòa – Nhà nước đầu tiên của giai cấp công nhân và nông dân ở Đông Nam Áđược thành lập Mặc dù trong những ngày đầu cách mạng mới thành công có biết baonhiệm vụ cần giải quyết, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh chống các loại tội phạmnhưng chính quyền dân chủ nhân dân rất quan tâm tới nhiệm vụ bảo vệ các quyền dânchủ của công dân trong đó có quyền bào chữa trước tòa án Chỉ ít ngày sau khi đọcTuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

ký Sắc lệnh số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945 về việc thành lập Toà án quân sự, trong đó

có quy định: "Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho họ"ọ

Ngày 10.10.1945, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh quy định tổ chức các Đoànthể luật sư Theo quy định tại Điều 2 Sắc lệnh nói trên, các luật sư có quyền làm nhiệm

vụ bào chữa trước tất cả các tòa án cấp tỉnh trở lên và trước tất cả các tòa án quân sự.Cho đến ngày 24.01.1946, khi Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức cáctòa án và các ngạch thẩm phán, quy định trên về quyền bào chữa của luật sư trước tòa

án vẫn được giữ lại và được thể chế hóa trong Điều 46 Sắc lệnh này như saulà: “Cácluật sư có quyền biện hộ trước tất cả các tòa án trừ những tòa án sơ cấp”

Với sự ra đời của các sắc lệnh nêu trên kèm theo những quy định về vai trò, vịtrí của Luật sư trong một số phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, nền tư pháp nói chung

và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng dưới chế độ mới có những thay đổi cơ bản so

Trang 40

với nền pháp chế phong kiến, tư sản trước đó Nếu như trước đây pháp luật tố tụnghình sự hoặc không được nhà nước phong kiến coi trọng (kể cả thời kỳ chế độ phongkiến Việt Nam hưng thịnh nhất vào thế kỷ XV thì người ta cũng không phân biệt luậthình sự và luật tố tụng hình sự nên tố tụng hình sự thường không theo những quy định

cụ thể nào của pháp luật mà được thực hiện theo ý chí của nhà vua hoặc các quan lại donhà vua ủy quyền thực hiện) hoặc là thứ vũ khí của giai cấp thống trị để đàn áp phongtrào dân chủ, hạn chế tới mức tối đa quyền tự do của người dân thì pháp luật tố tụnghình sự của Nhà nước Việt Nam sau Cách mạng tháng tám đã là vũ khí, là cơ sở pháp

lý để bảo vệ và củng cố các quyền của công dân trong đó có quyền bào chữa trước tòa

án

Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật trên, quyền bào chữa của các bị cáo chỉđược đề cập thông qua việc quy định về quyền của luật sư bào chữa được tham gia bàochữa trong một số phiên tòa Đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo chưa được coi lànguyên tắc trong hoạt động tố tụng hình sự Trong thời kỳ này, nhà làm luật quan niệmchưa đầy đủ về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Theo họ, quyền bào chữa dườngnhư chỉ đơn giản là quyền nhờ luật sư bào chữa tại phiên tòa xét xử Không những thế,ngay việc mời luật sư làm người bào chữa tại phiên tòa cũng không phải tất cả các bịcáo đều có, luật sư chỉ được làm nhiệm vụ bào chữa tại các phiên tòa do tòa án đệ nhị(tòa án tỉnh) trở lên hoặc tòa án quân sự xét xử Có thể nói, đây là sự khiếm khuyết,không đầy đủ trong cách nhận thức của các luật gia, các nhà làm luật của Việt Namtrong giai đoạn đó

Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành Sắc lệnh số 21ngày 14/2/1946 về tổ chức các tòa án quân sự, trong đó quy định cụ thể hơn về quyềnbào chữa tại Điều 5 như sauđó là: "Bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hoặc nhờ luật sưhoặc nhờ người khác bênh vực cho" So với các văn bản trước đây Sắc lệnh số 21 là

văn bản đầu tiên khẳng định rõ ràng và cụ thể nhất việc tự bào chữa và nhờ người khácbào chữa là quyền của bị can, bị cáo Ngoài ra, pháp luật còn có những quy định khácnhằm bảo đảm cho bị cáo thực hiện tốt hơn nữa quyền bào chữa của họ tại Nghị định82/NĐ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 25/02/1946 ấn định chi tiết áp dụngSắc lệnh số 21 với nội dung như sau:

Sau khi hồ sơ chuyển sang tòa án quân sự, ông Chánh án đòi các bị cáo đến đểhỏi xem họ có ai bênh vực hay không hoặc có xin cử ai bênh vực không;

Ngày đăng: 28/03/2016, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga (1999), (Bản dịch tiếng Việt), VKSNDTC, Viện Khoa học Kiểm sát, Dự án VIE/95/018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga
Tác giả: Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga
Năm: 1999
6. Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật Bản , (Bản dịch tiếng Việt) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật Bản
7. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa , (bản tiếng dịch Việt) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
8. Bộ Tư pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 , Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2005
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
17. PGS.TS. Nguyễn Văn Động (2006), Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Động
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
18. PGS.TS. Phạm Hồng Hải (2008), "Vai trò, trách nhiệm của kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố nhìn dưới góc độ luật sư", Kiểm sát, (02) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò, trách nhiệm của kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố nhìn dưới góc độ luật sư
Tác giả: PGS.TS. Phạm Hồng Hải
Năm: 2008
19. PGS.TS. Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội , Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
Tác giả: PGS.TS. Phạm Hồng Hải
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
20. PGS.TS. Phạm Hồng Hải (2009), “Hoàn thiện các quy định về bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (01) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các quy định về bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự”, "Kiểm sát
Tác giả: PGS.TS. Phạm Hồng Hải
Năm: 2009
21. Nguyễn Huy Hoàn (2000), "Cần đảm bảo quyền bào chữa theo quy định của pháp luật", Dân chủ và pháp luật, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần đảm bảo quyền bào chữa theo quy định của pháp luật
Tác giả: Nguyễn Huy Hoàn
Năm: 2000
22. TS.LS.Phan Trung Hoài (2007), Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự , Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự
Tác giả: TS.LS.Phan Trung Hoài
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
23. Học viện Tư pháp (2006), Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong tố tụng hình sự
Tác giả: Học viện Tư pháp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
24. Phạm Văn Hộ (1999), "Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam", Tòa án nhân dân, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Hộ
Năm: 1999
25. Th.S. Nguyễn Ngọc Khanh (2008), "Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên tòa hình sự", Luật học, (07) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên tòa hình sự
Tác giả: Th.S. Nguyễn Ngọc Khanh
Năm: 2008
27. Một số văn kiện của Liên hợp quốc về quyền con người (2009), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện của Liên hợp quốc về quyền con người
Tác giả: Một số văn kiện của Liên hợp quốc về quyền con người
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2009
28. PGS.TS.Nguyễn Thái Phúc (2009), "Bàn về sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự", Kiểm sát, (01) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự
Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Thái Phúc
Năm: 2009
29. PGS.TS.Nguyễn Thái Phúc (2009), "Đổi mới phiên tòa sơ thẩm nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (02).30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phiên tòa sơ thẩm nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Thái Phúc
Năm: 2009
37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh luật sư 2001 . 38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức Tòa ánnhân dân năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh luật sư 2001" . 38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), "Luật tổ chức Tòa án
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh luật sư 2001 . 38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w