1. Lý do chọn đề tài:Cùng với sự kiện xung đột hành động, không gian và thời gian là một trong những yếu tố mang tính đặc thù của kịch. Đối với các thành phần sáng tạo một vở diễn sân khấu thì không gian và thời gian là cửa ải để họ mở ra sự khám phá, sáng tạo nhằm xây dựng những cảnh diễn, hình tượng nghệ thuật. Đối với một tác phẩm sân khấu và đối với khán giả không gian, thời gian là toà thành trì để chứa đựng đời sống nhân vật. Đây là vấn đề luôn đặt ra nhiều thách thức cho những người làm Kịch nói và cần được tìm hiểu một cách nghiêm túc. Bởi vì nó không chỉ tạo ra những gợi ý về mặt không gian, thời gian sân khấu mà nó còn thể hiện khả năng sáng tạo hình thức vở diễn của họ trước cái mênh mông, vô hạn của cuộc sống với cái tập trung, hữu hạn của sân khấu.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU & ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
VŨ TRỌNG HUỲNH
XỬ LÝ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN SÂN KHẤU
TRUYỀN THỐNG VÀO KỊCH NÓI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
Hà Nội – 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
VŨ TRỌNG HUỲNH
XỬ LÝ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN SÂN KHẤU
TRUYỀN THỐNG VÀO KỊCH NÓI
Chuyên ngành: Sân khấu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Nhà hát Kịch Lam Sơn Thanh Hoá - nơi tôi công tác, tập thể lớp Cao học K8 - nơi tôi học tập, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học của mình
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS Tất Thắng, PGS - TS Phạm Duy Khuê, NSND Nguyễn Ngọc Phương, từ những bài giảng và giáo trình của các thầy đã giúp tôi hình thành nên ý tưởng và có tài liệu để viết luận văn này
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các tác giả, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, diễn viên các Đoàn nghệ thuật Tuồng, Chèo trên cả nước
đã cung cấp thông tin, tư liệu và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn và cảm tạ sự dìu dắt, hướng dẫn của TS Nguyễn Đình Thi, người đã giúp tôi có được phương pháp nghiên cứu khoa học và phát huy hết khả năng của mình để thực hiện luận văn này
Trong bản luận văn chắc có nhiều thiếu xót, khiếm khuyết, rất mong nhận được sự chỉ bảo chân tình từ các nhà nghiên cứu, các thầy cô, cùng anh
em, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện, nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cho
sự nghiệp sân khấu
Tôi xin trân trọng cảm tạ!
HỌC VIÊN
Vũ Trọng Huỳnh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Vũ Trọng Huỳnh
Học viên Lớp: Cao học khóa 8
Chuyên ngành: Nghệ thuật Sân khấu
Mã số: 60210222
Khoa: Sau Đại học, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn Thạc sĩ: “Xử lý
không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói” là do tôi viết và
chưa từng được công bố trên một phương tiện thông tin - truyền thông hay diễn đàn nào Trong luận văn có sử dụng một số thông tin, tư liệu của các tác giả, các nhà nghiên cứu, giáo trình giảng dạy của các thầy mà tôi đã ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã viết trong luận văn này./
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2012
Người cam đoan
Vũ Trọng Huỳnh
Trang 5BẢNG KÊ CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỎ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích của đề tài 2
Giới hạn của đề tài: 3
Lịch sử vấn đề .3
Đóng góp của đề tài 4
Phương pháp thực hiện đề tài: 5
Kết cấu của Luận văn: 5
CHƯƠNG I: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM SÂN KHẤU
6
1.1 Không gian, thời gian trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật 6
1.1.1 Về không gian 7
1.1.1.1 Các loại không gian có liên quan đến không gian cuộc trình diễn sân khấu 7
1.1.1.2 Đặc điểm của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu 10
1.1.2 Về thời gian 11
1.1.2.1 Các loại thời gian có liên quan đến thời gian cuộc trình diễn sân khấu 11
1.1.2.2 Đặc điểm của thời gian trong một cuộc trình diễn sân khấu 13
Trang 71.1.3 Mối quan hệ giữa không gian, thời gian với các thành tố
của sân khấu 14
1.1.3.1 Sự hình thành của không gian, thời gian trong tác phẩm sân khấu….14 1.1.3.2 Các đặc tính của sân khấu – nền tảng cho sự vận động của không gian và thời gian sân khấu 15
1.1.3.3 Sự tương tác giữa các thành tố của sân khấu với không gian thời gian sân khấu 16
1.2 Không gian, thời gian sân khấu Kịch nói 18
1.2.1 Một số quan điểm về không gian, thời gian trong Kịch 18
1.2.2 Xử lý không gian, thời gian sân khấu Kịch qua các giai đoạn 20
1.2.3 Không gian, thời gian trong hoạt động sân khấu Kịch nói hôm nay 21
1.3 Không gian, thời gian của sân khấu truyền thống 22
1.3.1 Xử lý không gian, thời gian trên sân khấu Tuồng 22
1.3.2 Xử lý không gian, thời gian trên sân khấu Chèo 27
1.3.2.1 Biểu diễn ước lệ về không gian 28
1.3.2.2 Biểu diễn ước lệ về thời gian 30
1.3.3 Những vấn đề cần chú ý khi Kịch nói vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian của sân khấu truyền thống 31
1.3.3.1 Ước lệ - Đặc trưng nghệ thuật sân khấu truyền thống 31
1.3.3.2 Người khán giả của sân khấu truyền thống 32
Tiểu kết chương I 33
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG THỦ PHÁP XỬ LÝ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG VÀO KỊCH NÓI 35
2.1 Những cơ sở cho việc vận dụng 35
2.1.1 Cơ sở thực tiễn 35
2.1.2 Cơ sở lý luận 36
Trang 82.2 Mỹ thuật sân khấu Kịch nói Việt Nam với sự vận dụng thủ pháp xử lý
không gian, thời gian của sân khấu truyền thống 40
2.3 Vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian trên phương diện đạo diễn 44
2.4 Nghệ thuật biểu diễn Kịch nói trong không gian, thời gian giả định 54
2.5 Hệ thống một số khuynh hướng xử lý không gian, thời gian của sân khấu Kịch nói với sự tiếp thu tinh hoa sân khấu truyền thống 62
2.5.1 Không gian trống, thời gian biến chuyển theo không gian 63
2.5.2 Không gian, thời gian trong sự gợi tả cách điệu, tượng trưng 65
2.5.3 Không gian mở, thời gian không cụ thể 67
2.5.4 Sử dụng công nghệ, kỹ thuật điện tử trong xử lý không gian, thời gian 68
Tiểu kết chương 70 KẾT LUẬN 71
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 76
Trang 10
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự kiện - xung đột - hành động, không gian và thời gian là một trong những yếu tố mang tính đặc thù của kịch Đối với các thành phần
sáng tạo một vở diễn sân khấu thì không gian và thời gian là cửa ải để họ mở
ra sự khám phá, sáng tạo nhằm xây dựng những cảnh diễn, hình tượng nghệ thuật Đối với một tác phẩm sân khấu và đối với khán giả - không gian, thời
gian là toà thành trì để chứa đựng đời sống nhân vật Đây là vấn đề luôn đặt
ra nhiều thách thức cho những người làm Kịch nói và cần được tìm hiểu một cách nghiêm túc Bởi vì nó không chỉ tạo ra những gợi ý về mặt không gian, thời gian sân khấu mà nó còn thể hiện khả năng sáng tạo hình thức vở diễn của họ trước cái mênh mông, vô hạn của cuộc sống với cái tập trung, hữu hạn của sân khấu
Sân khấu đang đứng trước bài toán vắng khán giả do áp lực cạnh tranh khốc liệt của các lĩnh vực giải trí đang phát triển từng giờ Bên cạnh đó, sân khấu đã không có nhiều sự đổi mới, trong khi khán giả có thể sáng ở trời Nam, chiều về biển Bắc để tận hưởng cái nóng - lạnh ngay trong một ngày Vậy đâu sẽ là chiếc chìa khoá để mở ra con đường sáng tạo? Cái gì có thể là một trong những lý do quan trọng để người ta quyết định dựng vở kịch đó trên sân khấu? Điều gì có thể lôi cuốn công chúng đến với sân khấu? Câu trả
lời trước tiên đó là: không gian và thời gian sân khấu.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, những người làm Kịch nói Việt Nam
đã cảm nhận thấy sự gò bó, hạn hẹp của không gian, thời gian sân khấu theo lối tả thực Từ định hướng của Đảng về bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống đã mở đường cho Kịch nói hướng về những tinh hoa của sân khấu truyền thống Qua nhiều năm thử nghiệm, có những thành công và không ít
Trang 11thất bại, nhưng một thành công mà không ai có thể chối cãi: Xử lý không
gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói
Các Hội diễn, Liên hoan sân khấu Kịch nói vừa qua cho thấy sự vận dụng này đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, chuyển tải được nhiều vấn đề của cuộc sống mà lâu nay chưa được khai thác sâu sắc và đầy đủ Đây sẽ là sự lựa chọn lâu dài đối với các đơn vị nghệ thuật Kịch nói, bởi nó không chỉ vì mục tiêu xây dựng Kịch nói Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà còn do tình hình hoạt động biểu diễn phục vụ khán giả trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải cơ động, linh hoạt về phương thức dàn dựng
Tuy nhiên, trong công tác đào tạo, dàn dựng cũng như phục vụ công chúng, vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức Vậy nên, đứng trước những tình huống, cảnh diễn khó khăn trong xử lý không gian và thời gian, đã có không ít sự lúng túng, xung đột giữa ý tưởng, mục đích của tác giả, đạo diễn, hoạ sĩ với thành phần trung tâm của sân khấu - diễn viên Nguyên nhân cũng bởi chưa có một sự xâu kết nào mang tính khoa học và tương đối toàn diện quá trình vận dụng để từ đó rút ra những bài học mang tính hệ thống nhằm phục vụ cho việc ứng dụng Đây chính là lý do mà tôi
chọn “Xử lý không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp học vị Thạc sĩ chuyên ngành Sân khấu của mình
2 Mục đích của đề tài:
* Nhận thức những vấn đề lý luận cơ bản về các thành phần làm nên nghệ thuật không gian và thời gian trong tác phẩm sân khấu Lựa chọn và đánh giá những thủ pháp xử lý không gian, thời gian của sân khấu truyền thống mà Kịch nói có thể vận dụng phù hợp và hữu dụng
* Phân tích và đánh giá những đối tượng chính đã có nhiều đóng góp trong quá trình xử lý không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch
Trang 12nói, từ đó đúc kết, hệ thống một số khuynh hướng sáng tạo trong xử lý không gian và thời gian đang được vận dụng trên sân khấu Kịch nói Việt Nam.
3 Giới hạn của đề tài:
Vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói là công việc mà bản thân các thành phần sáng tạo nên một vở diễn Kịch nói phải đồng tâm, hợp lực để tạo nên một chỉnh thể thống nhất Nhưng do sự ảnh hưởng của sân khấu hiện thực phương Tây quá lớn đã dẫn
đến sự vận dụng diễn ra còn nhỏ lẻ và chủ yếu ở các thành phần như: hoạ sĩ,
đạo diễn, diễn viên Từ mục đích đã được xác định, cũng như trong khuôn
khổ của luận văn, học viên giới hạn đề tài nghiên cứu trong phạm vi về :
* Cơ sở lý luận cũng như yêu cầu thực tiễn để dẫn đến Kịch nói Việt Nam tiếp thu sân khấu truyền thống trong xử lý không gian, thời gian
* Không khai thác đầy đủ những thủ pháp xử lý không gian, thời gian
của sân khấu truyền thống mà chỉ đề cập và khai thác những thủ pháp có thể giúp cho Kịch nói vận dụng
* Thông qua sự vận dụng của ba thành phần chính là: đạo diễn - hoạ
sĩ - diễn viên, sẽ cho thấy sự phối hợp với các thành phần sáng tạo khác như
tác giả, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, phục trang
4 Lịch sử vấn đề:
Tại hội nghị sân khấu Châu Á được tổ chức năm 1998 ở Hà Nội, qua các bài tham luận cho thấy xu hướng chung của sân khấu Châu Á đang cùng tìm lại vẻ đẹp bản sắc của dân tộc mình trong sự hoà hợp với các nền văn hoá
tiên tiến trên thế giới Bên cạnh một số bài báo, bài viết được đăng trên Tạp
chí sân khấu nói về xu thế này thì cũng có một số quyển sách, công trình
nghiên cứu của các tác giả và của những người đã, đang trực tiếp thực nghiệm trên sân khấu như:
Trang 13- “Không gian và thời gian sân khấu” của Vũ Minh - đề cập đến sự phát
triển trong các quan niệm về không gian và thời gian của phương Tây và phương Đông
- “Không gian và thời gian sân khấu” của Hà Quang Sơn - đề cập đến vấn
đề không gian, thời gian trong đời sống, trong tự nhiên và trong nghệ thuật sân khấu
- “Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật Chèo truyền thống” của Trần Đình
Ngôn - đề cập đến nguyên tắc ước lệ trong xử lý không gian và thời gian của nghệ thuật biểu diễn Chèo
- “Đặc trưng nghệ thuật Tuồng” của Mịch Quang - đề cập đến nghệ thuật
biểu diễn Tuồng trong xử lý không gian và thời gian
- “Mỹ thuật sân khấu Kịch nói Việt Nam” ; “Sự hình thành và phát triển
của Mỹ thuật Kịch nói” của Phùng Huy Bính - đề cập đến sự tiếp thu tinh
hoa sân khấu truyền thống của Mỹ thuật Kịch nói trong suốt quá trình hình thành và phát triển
- “Lý luận sân khấu hoá” của Phạm Duy Khuê - đề cập đến không gian, thời
gian trong tự nhiên và trong một cuộc trình diễn sân khấu
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian của sân khấu truyền thống vào Kịch nói Việt Nam Xuất phát từ thực tế đó, học viên mạnh dạn đi vào tìm hiểu đề tài này và lấy đó làm cơ sở cho việc phát triển luận văn tốt nghiệp của mình
5 Đóng góp của đề tài.
- Về mặt lý luận: Dẫn giải, phân tích những cơ sở lý luận mà Kịch nói
hay sân khấu truyền thống đều mang những đặc tính chung Bên cạnh đó cũng phân tích những sở trường, thế mạnh của Kịch nói nếu biết phát huy thì
có thể vận dụng truyền thống trong xử lý không gian, thời gian nhưng không
Trang 14phá vỡ đặc trưng, bản chất của thể loại Luận văn muốn đưa ra những luận
điểm để chứng minh vấn đề: Xử lý không gian, thời gian Kịch nói trong hình
thái miêu tả giả định của sân khấu truyền thống
- Về thực tiễn: Từ việc đánh giá quá trình vận dụng, Luận văn sẽ
chứng minh hoàn toàn có thể: Xử lý không gian, thời gian Kịch nói trong
hình thái miêu tả giả định của sân khấu truyền thống Qua đó tổng hợp
những kinh nghiệm, bài học trong việc sáng tạo những vở diễn; những tình huống xử lý khó khăn trong yếu tố không gian, thời gian; giữa cái hữu hạn của sân khấu với cái vô hạn của không gian vật chất, tinh thần trong cuộc sống để từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng việc xử lý này trong công tác đào tạo, dàn dựng và phục vụ biểu diễn công chúng
6 Phương pháp thực hiện đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả vận dụng chủ yếu: Phương pháp tiên đề, phương pháp nghiên cứu theo hệ thống để từ đó áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm khảo sát đối tượng nghiên cứu Kết hợp phương pháp đối sánh, phương pháp tự biện và phương pháp qui nạp nhằm làm sáng tỏ thêm những luận điểm chính, qua đó từng bước tiến tới hệ thống hoá và rút ra những kết luận cụ thể đã được xác định trong luận văn
7 Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 2 chương:
Chương I: Không gian, thời gian trong tác phẩm sân khấu.
Chương II: Quá trình vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian
của sân khấu truyền thống vào Kịch nói.
Trang 15CHƯƠNG I KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM SÂN KHẤU
1.1 Không gian, thời gian trong tự nhiên và trong nghệ thuật.
Mọi sự vật đều tồn tại, phát triển, biến đổi trong không gian và thời gian (triết học phương Đông thì xác định con người ta sinh, lão, bệnh, tử đều trong không gian và thời gian) Vở diễn sân khấu phản ánh những vấn đề về đời sống tinh thần của con người tại những không gian và thời điểm lịch sử cụ thể nhất định nên chúng phải diễn ra trong những không gian và thời gian hữu hạn nhất định Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại cơ bản của vật chất Theo Từ điển Triết học: Chủ nghĩa duy vật nhấn mạnh tính chất khách quan của thời gian và không gian Ở đây thể hiện tính toàn diện và tính
phổ biến của chúng Không gian có ba chiều, thời gian có một và chỉ một mà
thôi; không gian thể hiện trật tự phân bố những khách thể cùng tồn tại đồng thời; thời gian thì thể hiện tính kế tiếp của sự tồn tại của những hiện tượng thay thế lẫn nhau Thời gian không quay ngược trở lại, tức là mọi quá trình vật chất đều phát triển theo một hướng - từ quá khứ đến tương lai
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không những thừa nhận đơn thuần mối liên hệ bề ngoài của không gian và thời gian, mà còn cho rằng: vận động là bản chất của không gian và thời gian Do đó, vật chất - vận động - không gian
và thời gian là không tách rời nhau Tư tưởng này đã được xác nhận trong vật
lý học hiện đại Vật lý học hiện đại đã gạt bỏ những quan niệm cũ, coi không gian như cái nhà kho trống rỗng để chất chứa vào đó đầy các vật thể và coi thời gian là cái thống nhất cho cả vũ trụ vô tận Kết luận chủ yếu của thuyết tương đối của Einstein chính là xác định rằng: thời gian và không gian không
tự nó tồn tại tách rời với vật chất, mà còn nằm trong mối liên hệ qua lại phổ biến, trong đó chúng mất đi tính độc lập và xuất hiện với tính cách là những mặt tương đối của thời gian - không gian thống nhất và không thể phân chia
Trang 16Khoa học đã chứng minh rằng: dòng thời gian và quãng tính của các vật thể phụ thuộc vào tốc độ vận động của các vật thể ấy, và kết cấu hoặc những đặc tính hình học của continum bốn chiều (không gian ba chiều cùng thời gian một chiều) thay đổi tuỳ theo sự tích tụ của các khối lượng vật chất và trường hấp dẫn do chúng tạo ra
Trong đời sống, trong khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nói chung, khoa học vật lý nói riêng) và trong nghệ thuật, người ta chia ra làm nhiều loại không gian, thời gian:
1.1.1 Về không gian:
Không gian là kết quả được tạo nên bởi hoạt động qua lại giữa sinh vật
thể và hoàn cảnh, trong đó, nó không thể tách rời tổ chức thế giới được cảm tri bởi bản thân hoạt động (Bì Á Kiệt) Không gian có được sự tồn tại của mình từ trong nơi chốn, tức là tại một hay nhiều địa điểm khác nhau (Hải Đức
Cách Nhĩ) Trong nghệ thuật sân khấu, khái niệm “nơi chốn” bao gồm hai
nhân tố không gian và người Nơi chốn là sự thống nhất giữa con người và không gian Trong không gian phải có hoạt động của con người với con người
và còn phải có những điều kiện thiết kế đặc biệt (hữu thể và vô thể) khác, cùng hoạt động theo cách tổ chức nhất định, xây dựng nên các hình trạng, cảnh tượng biểu hiện nội dung - tư tưởng và nghệ thuật của cuộc trình diễn Sân khấu chỉ có ý nghĩa khi có điều kiện thiết kế và người tham gia cùng với những hoạt động của họ Không có những yếu tố cơ bản này, mỗi không gian chỉ là những không gian chết, chẳng có ý nghĩa gì
1.1.1.1 Các loại không gian có liên quan đến không gian cuộc trình diễn sân khấu:
- Không gian vật lý:
Là khoảng không vật chất vũ trụ bao la, không có bắt đầu, không có kết thúc; trong không gian vật chất vũ trụ bao la ấy - bao gồm vô vàn những
Trang 17không gian vật chất hữu hạn từ siêu vĩ mô và vĩ mô đến vi mô và siêu vi mô
Để đo một khoảng cách cụ thể nào đó trong vũ trụ vật chất siêu vĩ mô và vĩ
mô người ta dùng đơn vị ánh sáng (phát minh của Einstein) Sự phân chia thành những không gian hữu hạn lớn nhỏ như thế nào, đương nhiên tuỳ thuộc
vào sự tích tụ của các khối lượng vật chất và trường hấp dẫn do chúng tạo
ra
- Không gian trong tác phẩm nghệ thuật:
Trong tác phẩm nghệ thuật nói chung thường tồn tại song hành, nối tiếp hoặc lồng trong không gian vật lý hữu hạn bốn loại không gian có liên quan hữu cơ với nhau: không gian vật lý (vật chất) hữu hạn, không gian ước lệ, không gian tâm lý và không gian giả định
* Không gian vật lý hữu hạn: là loại không gian vật chất tự nhiên được quy định bởi ba chiều tự nhiên của nó Dẫu thiên tạo hay nhân tạo thì những
vật thể bao hàm trong nó cũng hoàn toàn là vật thể được tích tụ của các khối
lượng vật chất và trường hấp dẫn do chúng tạo ra
* Không gian ước lệ: là không gian quy ước, thường chỉ xảy ra trong nghệ thuật, triết học và tôn giáo (tâm linh tôn giáo) Nghệ thuật lấy hành động, động tác múa, làn điệu hát miêu tả và hiện thân cho không gian Trong các vở diễn Tuồng, Chèo truyền thống, bắt đầu mỗi vở diễn chỉ là một không gian vật chất hữu hạn trống rỗng, không lớn lắm, chiếm một góc sân đình, hay một góc sân nhà nhưng khi các diễn viên đóng trong các vai xuất hiện, thì lần lượt các không gian hữu hạn lớn - nhỏ khác nhau lần lượt xuất hiện Những không gian ước lệ trong sân khấu truyền thống, người trong nghề còn gọi là những không gian thoả thuận ngầm - nghệ sĩ sáng tạo ra và trình diễn trên sân khấu; đến lượt mình, khán giả tiếp nhận và phát huy trí tưởng tượng đồng sáng tạo của mình và hiểu tường tận những không gian lần lượt diễn ra trên sân khấu Ước lệ hoá (conventionalize) thường đi với cách điệu
Trang 18hoá (Stilization) Cách điệu hoá là một biện pháp khái quát hoá hiện thực Cách điệu hoá là quá trình đi tìm cái thiết yếu mang bản chất của sự vật và khuếch đại nó, làm đẹp nó lên
* Không gian tâm lý: không gian tâm lý có những cách gọi khác nhau: không gian cảm tính, không gian linh cảm, không gian linh ứng, không gian tâm linh Không gian tâm lý nghĩa là nội dung, tính chất của mỗi không gian vật chất hữu hạn phụ thuộc vào từng trạng thái cụ thể của tâm trạng con người
tại thời điểm cụ thể: “Một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài”, hay “Tình
trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” Không gian tâm lý là những không gian
được thay đổi bởi sự thay đổi của những trạng thái tâm lý khác nhau, vì thế, không gian tâm lý cũng muôn hình vạn trạng như trạng thái tâm lý con người
* Không gian giả định: Là không gian được tạo ra bởi sự mường tượng trong giả định của con người Tuy nhiên, sự mường tượng ấy được cấu thành bởi những điều kiện vật chất nhưng chỉ mang tính gợi ý, ẩn dụ, chứ không gợi
tả Từ hoạt động biểu diễn của diễn viên (nhân vật), kết hợp với trang trí để qui ước với khán giả những không gian đang hình thành trên sân khấu Kế tiếp đó, khán giả với góc nhìn tâm lý (cảm tính, linh cảm, linh ứng, tâm linh
và tư duy hình tượng nghệ thuật) và bằng cảm giác không gian của mình để
có thể qui nạp, hình dung và chấp nhận một cách giả định những không gian đang định tính, định lượng một cách ẩn dụ, trừu tượng trên sân khấu Cảm giác không gian của khán giả được cô đọng bằng hình tượng, biểu tượng mà khán giả đã gặp đâu đó trong cuộc sống và được ghi lại trong bộ nhớ Ví như hình ảnh con thuyền thì có người chèo đò và chiếc mái chèo – vật dụng để người lái đò chèo con đò trôi đi trên sông Do đó, khi thấy diễn viên chỉ xuất hiện trong tay chiếc mái chèo mà không có con đò thì khán giả - bằng cảm giác không gian của mình sẽ hình dung và chấp nhận đó là trên con thuyền
Trang 19Có thể nói, không gian giả định là sự kết hợp giữa không gian ước lệ,
ẩn dụ, tâm lý của sân khấu và cảm giác không gian từ khán giả Thiếu một trong các yếu tố đó thì sẽ trở nên vô nghĩa Nếu sự ước lệ của sân khấu quá bí hiểm, ẩn dụ, tâm lý nhưng không có điểm đặc định gần với sự chân thực trong cuộc sống để gợi ý, định hướng thì sẽ dẫn đến khán giả không cảm thụ, cảm giác được cái không gian mà diễn viên định qui ước, giả định
1.1.1.2 Đặc điểm của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu:
* Tính chất ước lệ của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu:
Vấn đề hiện thực được tái tạo lại trong cuộc trình diễn đã được nghệ thuật hoá toàn bộ nội dung hiện thực của vấn đề ấy Người tác giả chỉ chọn một số sự kiện rất chủ yếu trong tiến trình phát triển của vấn đề chứ không thể miêu tả toàn bộ chi tiết của quá trình Bởi vậy, không gian được xây dựng nên trong cuộc trình diễn cũng chỉ là những không gian mang tính mặc định - ước
lệ Và ngay cả cái không gian vật lý hữu hạn được lựa chọn để thực hiện cuộc trình diễn cũng trở nên ước lệ, khi cuộc trình diễn xảy ra Về sự nhận thức tự nhiên của con người, chẳng ai bảo ai, khán giả vẫn cứ nhận ra những không gian đang được đề cập đến Rõ ràng, đây là ước lệ theo kiểu thoả thuận ngầm, còn gọi là quy ước ngầm
* Tính chất ảo giác của không gian trong cuộc trình diễn sân khấu:
Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi không gian của hiện thực nội dung cuộc trình diễn sân khấu nào cũng mang tính ảo giác, mà đôi khi, dựa vào quy luật tâm lý - cảm tính, người ta tạo nên những điều kiện thiết kế (như ánh sáng laze gây ảo hình, tiếng động ma quái, âm nhạc, những hình ảnh ma trận, những đoạn phim chiếu gây nhiễu thị ) tác động vào trực giác của khán giả, gây nên sự ức chế về tâm, sinh lý ở mỗi khán giả (tác động tâm linh) khiến cảm giác không gian xuất hiện: Chật chội hay phóng khoáng, ngột ngạt, nặng
nề, hay cao rộng nên thơ Sự ảo giác còn tạo rõ cho khán giả những cảm giác
Trang 20khí hậu như mưa - nắng, nóng - lạnh đang xảy ra trên sân khấu cho dù điều kiện khí hậu nơi trình diễn hoàn toàn trái ngược Điều đó có được là do khán giả đã có được cảm giác không gian trong đời sống mà liên tưởng đến.
* Không gian tĩnh: Là những không gian đã được xây dựng nên bởi những điều kiện thiết kế vật chất cụ thể cố định (gồm những cảnh mềm và những mảng trang trí cứng - lập thể) Phạm vi của không gian, dường như đã được khắc hoạ rõ ràng và không có sự thay đổi nào khác
* Không gian động: Là khoảng không gian hữu hạn được chọn làm nơitiến hành cuộc trình diễn nhưng nó vẫn chỉ là khoảng không gian thứ nhất - khoảng không gian trống rỗng, chưa có một điều kiện thiết kế nào tham gia vào đó để thực hiện việc hoá trang nó trở thành một không gian khác có trong nội dung cuộc trình diễn Nhưng khi cái không gian trống rỗng ấy có sự xuất hiện của diễn viên (nhân vật), qua những cử chỉ, điệu bộ, đối thoại hay độc thoại và qua những điều kiện thiết kế tạo nên cảnh diễn, thì lập tức cái không gian hiện thực cụ thể nào đó trong nội dung cuộc trình diễn trở thành những không gian động
Trang 21như không gian vật chất vô hạn và hữu hạn, thời gian vật lý có tính khách quan và không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người
* Thời gian ước lệ: Trong văn học nghệ thuật, thời gian ước lệ diễn ra thường xuyên Đời người có thể là một trăm năm, tám chục năm nhưng trong phim, trong sân khấu chỉ diễn ra trong một tiếng, cùng lắm hai tiếng đồng hồ; người ta bỏ qua những quãng thời gian không có nhiều sự việc biến động của đời người hoặc chỉ miêu tả lướt qua, để tập trung miêu tả những quãng thời gian trong đời người của nhân vật diễn ra nhiều sự việc liên quan đến sự phát triển thăng - trầm của số phận con người cụ thể ấy Ước lệ có thể theo nguyên tắc rút gọn phân số, theo nguyên tắc tỉ lệ xích, cũng có thể theo nguyên tắc đối tỉ
* Thời gian tâm lý: Độ dài, ngắn của thời gian phụ thuộc vào từng trạng thái tâm lý cụ thể của người trong cuộc Ví dụ, anh học trò dốt trong
phòng thi trắc nghiệm thì 180 phút đối với anh ta sao trôi qua nhanh thế, cảm giác như không được một giờ Trong khi chỉ năm, mười phút đối với anh
chàng hẹn gặp người yêu ở công viên thì đứng, ngồi không yên cảm giác
như phải chờ đợi đến nửa ngày Thời gian tâm lý là loại thời gian vô cùng thú
vị, nhưng nó vẫn phải tuân theo quy luật không đảo ngược của thời gian Bởi dẫu nó có bị đảo ngược thời gian do các cảnh diễn mang lại thì trong thời gian tâm lý của mình, khán giả vẫn xâu chuỗi nó đang xảy ra theo một trình tự từ quá khứ đến hiện tại như thế nào Bên cạnh đó thời gian tâm lý còn được biểu hiện qua hình tượng, tiếng động, âm thanh mà không cần phải nói rõ bằng lời là đang xảy khi khi nào
* Thời gian giả định: Thời gian giả định là sự tổng hợp của các loại thời gian như ước lệ, tâm lý, ẩn dụ Nó thường biến chuyển theo không gian giả định và có thể đảo ngược thời gian Ví như đoạn Thị Kính bế con của Thị Mầu đi xin sữa chỉ diễn ra vài phút đồng hồ, bế đứa bé khi mới lọt lòng,
Trang 22nhưng qua một câu hát thì đứa trẻ đã ba tuổi Ngoài việc ước lệ vài phút bằng
ba năm, nó còn đòi hỏi người xem phải giả định thời điểm hiện tại đã là ba năm sau và tiếp đến là Thị Kính lên cõi niết bàn Hay như trong đời sống, thời gian chỉ có một đi không trở lại Nhưng sân khấu lại hay có những quãng thời gian tái hiện quá khứ bằng các kỹ xảo nghệ thuật như lời kể, ánh sáng, tiếng động Khán giả cảm nhận được sự giả định đó bằng chính sự môi giới nghệ thuật ấy bởi nó rất gắn liền với những cảm giác về thời gian mà khán giả đã
có sẵn trong tiềm thức của mình Ví như đang trong cuộc sống yên bình hôm nay, muốn tái hiện lại thời chiến tranh xảy ra cách đây vài chục năm, nhân vật chỉ dùng một câu thoại, rồi tiếp đến là tiếng bom đạn
1.1.2.2 Đặc điểm của thời gian trong một cuộc trình diễn sân khấu.
* Tính chất song hành: Một cuộc trình diễn sân khấu luôn luôn tồn tại hai loại thời gian: thời gian của hiện thực nội dung vấn đề cuộc trình diễn (khoảng thời gian này bao giờ cũng rất dài và bao gồm nhiều thời điểm kế tiếp nhau như một dòng chảy), và thời gian - thời lượng diễn ra (thực hiện) cuộc trình diễn (thời gian này bao giờ cũng ngắn rất nhiều về số lượng so với thời gian hiện thực của nội dung cuộc trình diễn) Để khái quát tính chất song hành của thời gian cuộc trình diễn sân khấu, người ta nêu ra công thức: thời gian dài trong thời gian ngắn, hay ước lệ trong thời gian vật lý, thời gian tâm
lý - ảo giác trong thời gian tự nhiên
* Tính chất không thể đảo ngược của thời gian: Thời gian như dòng chảy, một đi không trở lại Về tâm lý, có thể ở một thời điểm nào đó, khi người ta chờ đợi một sự việc gì quan trọng thì một giờ chờ đợi người ta cảm thấy lâu bằng một tháng Dù vậy, ngày hôm qua không thể trở thành ngày hôm nay Nhờ tính chất không đảo ngược này, mà cuộc trình diễn, dẫu bố trí đảo lộn trước sau của một số sự kiện nào đó, khán giả vẫn cứ nhận ra trình tự thời gian của chúng, do logich tự nhiên của tính chất không đảo ngược Nó
Trang 23đòi hỏi nhà biên kịch, đạo diễn phải đặc biệt tôn trọng tính chất này trong quá trình xây dựng nội dung kịch bản và dàn cảnh; càng không nên lạm dụng tính chất không đảo ngược của nó mà sắp xếp nội dung cứ việc tuỳ tiện đảo lộn các thời điểm, khiến thời gian trong cuộc trình diễn trở nên phức tạp, lộn xộn, khó hình dung ra nội dung cuộc trình diễn
Không gian và thời gian có quan hệ hữu cơ với nhau Khi xử lý không gian thì cũng đồng thời phải xử lý thời gian; và ngược lại, thời gian là một chiều của không gian Trong không gian có thời gian Giải quyết tốt mối quan
hệ này, khán giả mới có thể tiếp thu được nội dung cuộc trình diễn một cách mạch lạc
1.1.3 Mối quan hệ giữa không gian, thời gian với các thành tố của sân khấu
1.1.3.1 Sự hình thành của không gian, thời gian trong tác phẩm sân khấu.
Không gian và thời gian sân khấu được hình thành từ ba nhân tố cơ bản là: sự kiện kịch, xung đột kịch và hành động kịch, trở thành nhân tố tổng hợp, một trong bốn nền tảng cơ bản và không thể thiếu của nghệ thuật sân khấu, một đặc thù mang tính khác biệt với tất cả mọi loại hình nghệ thuật khác như: thơ, tiểu thuyết, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh
Không gian và thời gian sân khấu có những đặc tính cơ bản của nó là:
* Cấu trúc để trình bày trong không gian và thời gian biểu kiến là sàn diễn sân khấu, đêm diễn sân khấu Mặc dù vở diễn có thể diễn trong một đêm hay nhiều đêm, trên một sàn diễn hay nhiều sàn diễn liên hoàn, ở một nhà hát
có cấu trúc cố định cho mọi vở, hoặc có cấu trúc trang trí gần như thực cho từng cảnh, từng vở khác nhau, hoặc theo từng trường phái, truyền thống khác nhau, đều phải để trình bày trên sàn diễn - được gọi là sân khấu - một kiến trúc văn hoá dành cho trình diễn vở diễn sân khấu, có nơi cho người trình
Trang 24diễn, nơi cho người xem diễn một câu chuyện về con người hoặc nhân cách hoá một vấn đề xã hội.
* Không gian và thời gian sân khấu là quá trình vận động của sự kiện kịch, xung đột kịch, hành động kịch thông qua nhân vật kịch và nó chỉ nằm trong sự vận động ấy, do sự vận động ấy tạo nên mà thôi Bởi thế cho nên, ngoài việc mô tả những không gian hữu thể qua cảnh trí, ánh sáng, âm thanh, tiếng động nó còn được gợi nên bằng không gian tâm lý, giả định trong sự mường tượng của khán giả bằng hành động ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật cũng như dàn quần chúng (tạo nên đường nét không gian bằng cơ thể, hành động, múa, trang phục, đạo cụ của diễn viên quần chúng mang tính ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ), thông qua đó tạo địa điểm, nơi chốn không gian mới, đi với nó là thời gian
1.1.3.2 Các đặc tính của sân khấu - nền tảng cho sự vận động của không gian, thời gian sân khấu
Cơ sở của sân khấu, nói chung là tính sân khấu và tính kịch, đồng thời trong bản thân nó còn bao gồm cả nghệ thuật biên kịch, đạo diễn, nghệ thuật diễn xuất, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, múa, âm thanh, ánh sáng, tiếng động v.v Trong quá trình xây dựng một vở diễn, sân khấu sử dụng hầu hết các phương tiện tạo hình và biểu cảm của các loại hình nghệ thuật và các biện pháp kỹ thuật khác nhau để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật tổng hợp sinh động, diễn ra trước mắt khán giả và được tổ chức chặt chẽ thành nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời gian Song, tính chất tổng hợp ở đây không phải bình quân, cộng lại giữa các loại hình nghệ thuật và các yếu tố kỹ thuật khác nhau; hoặc tổng hợp theo một công thức được qui định tỉ lệ nhất định về chất và lượng giữa các loại hình nghệ thuật và các yếu tố kỹ thuật, mà
là sự đúc liền tất cả những sáng tạo của các loại hình, loại thể nghệ thuật và
Trang 25các yếu tố kỹ thuật tham gia xây dựng hình tượng vở diễn sân khấu theo mục đích của vở diễn.
Qua những phân tích trên cho ta thấy rằng: mọi thành phần xuất hiện trong vở diễn sân khấu đều thuộc về tính sân khấu và cũng đều thuộc về nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời gian Bên cạnh đó, không gian và thời gian còn được hình thành từ xung đột, sự kiện, hành động kịch (tính kịch), mà tính kịch cũng là động cơ đốt trong của tính sân khấu Cho nên có thể suy ra, không gian và thời gian là phạm vi, là thước đo của tính sân khấu Nó được hình thành, vận động gắn liền với mọi sự vận động của các thành tố sân khấu như lời thoại của tác giả, mise-en-scere của đạo diễn, hành động của diễn viên, cảnh trí sân khấu, ánh sáng, âm nhạc, tiếng động do đó, không gian và thời gian sân khấu được diễn tả mang đậm tính sáng tạo cá nhân (chủ quan) nên nó có quyền được phản ánh, tái tạo theo cảm nhận cá nhân, không ai giống ai, luôn phải đổi mới sáng tạo, nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc thẩm mỹ nghệ thuật trong một vở diễn sân khấu
1.1.3.3 Sự tương tác giữa các thành tố của sân khấu với không gian, thời gian sân khấu
Để có được một vở diễn sân khấu thì phải bắt đầu từ kịch bản - “Cái
sân khấu” chủ yếu nằm trong bản văn chương sân khấu Kịch bản sân khấu
chỉ có thể lướt qua (ước lệ) những mốc thời gian và không gian, dừng lại nhấn mạnh, đặc tả, đột xuất đời sống nhân vật tại một số địa điểm và thời điểm bộc
lộ tập trung nhất số phận của nhân vật - những bước ngoặt của đời sống các nhân vật và tại đây, các nhân vật hành động nhiều nhất Trong cái thế giới không gian ấy bao gồm hoàn cảnh, địa điểm, nhân vật và sẽ phải huy động đến các lực lượng như hoạ sĩ, âm nhạc, điện ảnh, tiếng động, âm thanh, ánh sáng, múa và quan trọng nhất, thành phần trung tâm nhất đó là diễn viên
Trang 26Đạo diễn là người quyết định lựa chọn không gian, thời gian một cách thích hợp với muôn hình vạn trạng như thế nào cho phù hợp với từng thể loại, thể tài, phong cách khác nhau Chính vì vậy mà cùng một kịch bản sân khấu, nhưng dưới góc độ dàn dựng cho Kịch nói hay Kịch hát, dưới góc nhìn nó là chính kịch, hay biến chuyển nó sang bi kịch, hài kịch, và hướng khai thác nó
là kịch tính hay trữ tình, tự sự thì đạo diễn sẽ lựa chọn và quyết định cung cách xử lý không gian, thời gian khác nhau bằng các thủ pháp để xử lý
Ngôn ngữ của đạo diễn là dàn cảnh (mise-en-scere) do hành động của diễn viên (nhân vật) tạo ra Đối thoại là một thứ công cụ đặc biệt để các nhân vật giao lưu với nhau nhằm bộ lộ hành động, xung đột, tư tưởng và nội dung câu chuyện được xảy ra tại đâu, ở những thời gian nào Diễn viên là người biết kết hợp một cách điêu luyện, tinh tế ba khả năng: cảm nhận, phán đoán, quyết định hành động và hành động một cách chân thực với các bộ mặt hình thể, tâm lý, xã hội Vật liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật trên sân khấu là con người diễn viên Tất cả những gì xẩy ra trên sân khấu đều được thể hiện chủ yếu bằng tư thế, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, động tác - hành động, múa, hát ngâm, vỉa diễn xuất của người diễn viên
Tính chân thực của một vở diễn Kịch nói hay Kịch hát trên sân khấu không phụ thuộc vào khả năng thiết kế mỹ thuật của hoạ sĩ trang trí giống tự nhiên đến mức nào, ánh sáng rực rỡ sắc mầu ra sao, mà tuỳ thuộc trước hết vào trình độ diễn xuất vai kịch của diễn viên - chân thực, sâu sắc, rõ ràng và
tự nhiên đến mức nào Trên sân khấu, người ta có thể dựng nên cảnh nội thất của một căn phòng đầy đủ tiện nghi, một phong cảnh thiên nhiên, hay phong cảnh đường phố,vv hết sức chính xác Song, tất cả những cảnh trí ấy sẽ trở
nên là những cảnh “chết”, nếu ở trong đó không có sự diễn xuất vai kịch bằng
“chân lý” hành động và múa, hát của người diễn viên Trái lại, những dấu
hiệu khái quát nhất của môi trường xung quanh (thậm trí cả những tấm biển
Trang 27đề chữ “thửa vườn”, “ đồng cỏ” hay “cung điện” trong kịch của
Shakespeare) cũng sẽ sống lại trên sân khấu, nếu khán giả tin được rằng diễn viên Kịch nói đang có cảm giác thật và đang sống cuộc sống của một con người đích thực hiện hữu trong môi trường và hoàn cảnh mà hành động của
vở kịch qui định
Nghệ thuật diễn viên đòi hỏi phải có năng khiếu và một tài năng đặc biệt Khả năng quan sát tiếp thu ngoại giới ở người diễn viên không chỉ nhanh nhạy mà còn biết tập trung sức chú ý để lựa chọn và khái quát những chất liệu thích đáng trong đời sống cho sáng tạo nghệ thuật của mình Rồi đến lượt mình, người xem bắt được những tín hiệu của vở diễn đang diễn ra liên tục trên sân khấu tác động vào trực giác họ, khơi gợi kích động tiềm thức nơi họ
và khiến họ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình, đồng sáng tạo với các diễn viên đang trình diễn vai kịch mình đóng trên sân khấu
1.2 Không gian, thời gian sân khấu Kịch nói.
1.2.1 Một số quan điểm về không gian và thời gian trong Kịch
* Quan điểm của Shakespeare:
Ở màn giáo đầu trong vở Hen-ri V, Shakespeare kêu gọi công chúng
hãy hình dung cho rõ diện mạo thực của các biến cố diễn ra:
“ Trong trí tưởng tượng của mình, hãy tô điểm các nhà vua
Và theo gót họ, phóng qua thời gian thăm thẳm
Mọi biến cố của tháng năm đằng đẵng
Xin mạnh tay dừng lại chỉ một giờ!”
* Nguyên tắc Tam nhất:
“Nguyên do chủ yếu biện hộ cho nguyên tắc này là sự chân thật Nếu
như nhà biên kịch bắt nhân vật trong suốt thời gian mấy tiếng đồng hồ vở diễn làm một việc gì đó kéo dài hàng tháng - như ở ngoài cuộc đời - thì không
Trang 28ai tin vào kịch nữa, bởi vì nó không chân thật, không tương tự sự thật.”
Madrhi đã kiến giải như vậy
Kastelvetro thì cho rằng: “Không phải bởi lẽ cốt truyện không cho phép
chứa đựng hơn một hành động, mà bởi lẽ là sự giới hạn của nơi chốn mà ở
đó diễn ra hành động và sự giới hạn của thời gian mà hành động diễn ra - không quá 12 giờ - không cho phép kịch diễn tả nhiều sự kiện”.[1.tr 182]
* Quan điểm của Molie:
Ông đã tuân thủ nguyên tắc lừng danh “Tam nhất” như thế nào? Ta có
thể tìm thấy câu trả lời ở miệng nhân vật Đôrant: “ nếu như những vở kịch
tuân thủ triệt để các nguyên tắc đó nhưng lại không hấp dẫn - ngược lại, những vở kịch không tuân thủ các nguyên tắc, nhưng lại hấp dẫn thì rõ ràng không theo nguyên tắc là đúng”.[1.tr 387]
* Quan điểm của Đzhonsơn:
Người xem, ngay từ đầu đã hiểu rằng, sự trình diễn sân khấu đòi hỏi phải thừa nhận một tính ước lệ nào đó Vậy thì tại sao lại phải đặt những giới hạn cho sự mường tượng của khán giả? Sự tưởng tượng mà tác phẩm thi ca khơi gợi nên có thể làm cho khán giả phải dần quen với sự mở rộng tính ước
lệ của sân khấu Vấn đề ở đây là hoàn toàn không phải ở chỗ làm sao để người xem tin vào cái tính có thật của cái địa điểm xảy ra hành động kịch, hoặc là theo dõi một cách chính xác cái thời gian cần thiết cho sự phát triển của sự kiện Quan trọng là làm sao để khi quan sát những gì được diễn tả trong kịch, người xem chỉ tin vào sự phù hợp của nó, với sự thật của đời sống nói chung
* Quan điểm của Lessin:
Ông cho rằng: nên giải quyết theo sự phù hợp với cốt truyện kịch Nếu như tuân thủ thống nhất không gian, thời gian mà dẫn đến hiện tượng áp đặt
Trang 29gò bó, thì theo ông, không cần thiết phải tuân thủ những nguyên tắc thống nhất đó.
1.2.2 Xử lý không gian, thời gian sân khấu Kịch qua những giai đoạn
* Sân khấu thời kỳ Phục Hưng:
Người xem phải đoán ra nhiều điều, phương tiện chủ yếu để thông báo cho người xem biết về địa điểm, thời gian và các hoàn cảnh khác của hành động là ngôn ngữ của các nhân vật và nội dung chung của vở kịch (xem màn giáo đầu cho vở Romeo và Giuy-li-et)
Nhiều cái trong kịch thời đó có tính chất ước lệ Cũng cùng một thời điểm đó nhưng khi thì mô tả một phần cánh đồng, khi thì phần khác trên cánh đồng, khi thì quảng trường trước một toà nhà, khi thì bên trong một căn nhà Việc thay đổi địa điểm hành động bằng sự ra và vào của các nhân vật, qua lời
lẽ của họ, người xem có thể thấy rõ lúc này nhân vật đang ở đâu
* Thời kỳ ảnh hưởng của Chủ nghĩa cổ điển:
Toàn bộ nội dung của vở kịch đã được chọn một không gian cố định không di dịch địa điểm Họ luôn cho người xem nhìn thấy một không gian cụ thể Các vở diễn đều chỉ có một cảnh suốt từ đầu đến cuối, câu chuyện hoặc là xảy ra tất cả ở trong một căn phòng, hoặc tất cả câu chuyện xảy ra ở hành lang của một căn nhà Trang trí sân khấu thật cầu kỳ, rất chi tiết Hàng loạt vở diễn ở nhiều nhà hát đều như vậy đã làm cho nhiều khán giả chưa đi xem nhưng có thể biết trước câu chuyện sẽ xảy ra ở đâu
* Sân khấu Hiện thực XHCN:
Stanislapski, nhà đạo diễn bậc thầy Nga, người đã đặt ra tính chân thực cần cho nghệ thuật biểu diễn của sân khấu hiện thực Trên bước đường đi tìm
cái ảo giác có thực cho sân khấu, ông đã nhận ra: sân khấu cứ cố theo đuổi
cái thật, như thật là một điều người xem cũng chẳng thú vị tý nào cả.
Trang 30Ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng quan niệm sáng tác của Chủ nghĩa cổ điển Pháp và phương pháp Hiện thực XHCN của Stanislapski trong giai đoạn những năm nửa đầu của thế kỷ XX, cho nên không gian, thời gian sân khấu Kịch nói chủ yếu trong môi trường tả thực
1.2.3 Không gian, thời gian trong hoạt động sân khấu Kịch nói hôm nay.
Chúng ta đang sống trong một thế giới “phẳng”, một biến động kinh tế
vừa xảy ra tại Mỹ thì chỉ vài giây sau nó đã ảnh hưởng lên sắc xanh hay sắc
đỏ tại thị trường chứng khoán Việt Nam Ở lĩnh vực nghệ thuật thì sự giao thoa, tiếp biến cho thấy rõ ràng hơn Không chỉ là sự giao thoa giữa các dân tộc, quốc gia với nhau mà bản thân mỗi dân tộc lại có sự kết hợp giữa truyền thống và đương đại để tạo ra những trào lưu, phong cách mới theo góc nhìn của mỹ học thời kỳ hậu hiện đại
Điều kiện thưởng thức của khán giả cũng có nhiều thay đổi Ở đô thị,
do áp lực công việc và các phương tiện giải trí đã vào đến tận giường ngủ mà người dân ít có điều kiện để đến rạp hát xem Kịch nói như trước đây Do vậy
mà nhiều năm nay, không ít các đơn vị nghệ thuật Kịch nói đã ngừng việc dàn dựng vở dài để chuyển sang làm kịch ngắn Ưu điểm của nó là cảnh trí rất gọn nhẹ theo lối tượng trưng, cách điệu, ước lệ Dựng theo dạng thức này có thể diễn tại rạp, nhưng nếu cần thì có thể đến tận công ty, trường học, nông trường để biểu diễn Cách vận dụng không gian, thời gian sân khấu truyền thống vào Kịch nói đang phát huy hiệu quả to lớn trong công tác biểu diễn phục vụ khán giả
Ở khu vực nông thôn, sân khấu luôn có chỗ đứng xứng đáng và mang đến cho khán giả những cảm xúc mạnh mẽ mà không một phương tiện điện tử nào có thể thay thế được Oái oăm thay, cái sân khấu - địa điểm để những vở kịch dài có thể treo mắc phông cảnh hoành tráng, bàn ghế đồ sộ đã không còn
Trang 31bởi đất đã bán hết rồi, những bờ xôi, ruộng mật còn bị xẻ ra thì những sân bãi của công, rộng hàng nghìn mét vuông, nằm giữa trung tâm xã làm sao tránh khỏi số phận đô thị hoá Vì vậy mà không ít những vở kịch dài rất hấp dẫn nhưng khi dựng xong đành xếp lại trong kho Một bài toán cần giải đáp ngay với các đơn vị nghệ thuật Kịch nói là phải vận dụng không gian sân khấu truyền thống thì mới đem Kịch nói đến với khán giả của mọi miền Tổ quốc.
1.3 Không gian, thời gian của sân khấu truyền thống
1.3.1 Xử lý không gian, thời gian trên sân khấu Tuồng.
Theo quy luật biện chứng của nhận thức, cuộc sống và con người trong
tác phẩm nghệ thuật luôn luôn là cuộc sống đã được quan sát, nghiên cứu và
đánh giá nắm rõ bản chất rồi Sân khấu “phi ảo giác” và sự trữ tình ở Tuồng
(cũng như Chèo) đều tự giác tái hiện cái cuộc sống mà con người đã được nhận thức và đánh giá Nó trình bày cuộc sống đã được diễn ra - khác với sân khấu ảo giác là trình bày cuộc sống đang diễn ra, tự diễn ra Ở Kịch nói cũng như là ở sân khấu thể nghiệm Châu Âu, đối với cuộc sống đang diễn ra trên sân khấu, khán giả là những người trong cuộc, nhưng ở Chèo, Tuồng, thì cuộc sống trên sân khấu là quá khứ đối với tác giả Cuộc sống dưới mắt khán giả, khác hẳn cuộc sống dưới mắt những nhân vật trong kịch
“Thốn thổ tức Triều đình, Châu, Quận”
(Một tấc đất là cả Triều đình, Châu, Quận)
“Trạo tam thốt thiệt túc bình sinh”
(Uốn ba tấc lưỡi đủ cả cuộc sống)
Những câu ấy đã cho ta thấy người xưa đã khẳng định quan điểm: lấy
sân khấu và người diễn viên làm phương tiện tái tạo cuộc sống Sân khấu
Tuồng xưa không trang trí, nguyên nhân chính không phải vì khả năng tài chính eo hẹp (khả năng tài chính của Tuồng cung đình có eo hẹp đâu mà cũng không trang trí?) Cái chính vì người xưa tập trung vào việc nâng cao nghệ
Trang 32thuật diễn viên, tin rằng nghệ thuật diễn viên có khả năng biểu hiện không gian, vì không trang trí nào có thể theo kịp diễn biến linh hoạt của không gian trong sân khấu Tuồng; vì nếu trang trí không hợp lý thì chỉ có hạn chế sức tưởng tượng của khán giả Nếu có trang trí, họ cũng chỉ trang trí gợi ý, chính
vì mục đích họ dùng trang trí là để giới thiệu không gian giúp cho nghệ thuật diễn viên tác động vào khán giả bằng nghệ thuật hội hoạ
Đó chính là cách đặt vấn đề về mối mâu thuẫn giữa giả và thật (cũng là mâu thuẫn giữa cuộc sống và nghệ thuật) trong nghệ thuật diễn viên Tuồng Nghệ thuật diễn viên Tuồng có đầy đủ khả năng giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn ấy, không nhận ra mối mâu thuẫn ấy và không giải quyết được nó cũng
sẽ không còn là nghệ thuật diễn viên nữa Chính quan điểm sân khấu đúng đắn ấy của Tuồng đã tạo nên tài năng của đào kép gánh Bộ Đình với xiêm giáp vẽ đã làm khán giả say mê hơn nhiều gánh mặc xiêm giáp thêu; đã làm cho sân khấu Tuồng cổ với đao kiếm bằng gỗ vẫn tồn tại, bền vững hơn sân
khấu “Tuồng cải cách” dùng đao kiếm và bầu cốc thật Hay như việc tả một
bữa tiệc trong cung đình nhưng nào có thấy thức ăn yến tiệc được đưa ra chỉ bằng động tác uống rượu là như thấy được cả tiệc rượu Tả một trận chiến đấu nhưng chỉ với vài ba người trong tiếng trống và tiếng hò reo bên trong vọng ra
mà như thấy có nghìn tinh binh đang quần thảo
* Ngoài phần dùng động tác hình thể biểu hiện nội tâm nhân vật trong quan hệ mật thiết với lời, Tuồng còn dùng múa trong phần động tác hình thể không lời Nếu không nâng động tác hình thể lên gần với múa, nó sẽ không
đủ sức giải quyết mối mâu thuẫn giữa sân khấu và đời sống bằng cách dùng
“cái giả” để biểu hiện “cái thật” Nhờ lấy vũ đạo làm phương tiện biểu hiện, nghệ thuật hình thể của diễn viên Tuồng có đủ khả năng “lấy không làm có”
Đó là cái khả năng khái quát không gian của một kiểu sân khấu tự sự và
không có vật thực Trong trích đoạn “Đào Phi Phụng thượng thành”, chỉ với
Trang 33hai diễn viên cầm roi và gươm, giáo đi ra trong động tác cách điệu đi ngựa, chúng ta như mường tượng ra một không gian rộng lớn, với thành cao, hào sâu, rầm rầm quân lính cũng do bởi những lời nói và hướng mặt của nhân vật truyền khẩu lệnh cho quân sĩ đang tập trung ở phía bên ngoài Liễu Nguyệt Tiêm đến bên thành định công phá thì trên thành báo tin đang giam giữ bố chồng của Liễu Nguyệt Tiêm là Đào Lệnh Công Liễu Nguyệt Tiêm một mình cưỡi ngựa vào sát chân thành và nhìn lên, nhận ra và bối rối trước tình cảnh trái ngang - đánh thành thì giặc sẽ giết cha Trên sân khấu chúng ta thấy phía hậu cảnh chỉ có ba chiếc bục cho các nhân vật đứng trên đó và giả định là đứng trên thành Phía tiền cảnh và trung cảnh là khoảng không gian mà Liễu Nguyệt Tiêm biểu diễn Khoảng cánh giữa họ là gần trong gang tấc, độ cao chênh lệch chỗ Liễu Nguyệt Tiêm đứng và Đào Lệnh Công trên bục (trên thành) chẳng đáng là bao, nhưng qua sự di chuyển một vòng tròn quanh sân khấu bằng các vũ đạo đã được múa hoá, khán giả như mường tượng thấy sự di chuyển từ xa đến sát chân thành của Liễu Nguyệt Tiêm để xem mặt cha rồi lại vòng ngược trở ra đúng một vòng tròn như là ra đến doanh trại để hạ lệnh cho quân sĩ tấn công thành.
* Lấy tình tiết để tả đại cục, lấy cái cụ thể mang tính đặc trưng để tả cái
ẩn dụ vượt xa cái cụ thể hạn hẹp của không gian sàn diễn nhằm toát lên không gian và thời gian câu chuyện bằng nghệ thuật diễn viên và thông qua sự mường tượng của khán giả Ví như để tả sự chạy nhanh của con ngựa Vạn lý vân hơn con ngựa Thiên lý mã, nhân vật cưỡi con Vạn lý vân (Bát Vương) thì
cứ ung dung nhàn nhã, theo sau là quân lính chạy hộc tốc, vã hết mồ hôi mà vẫn không theo kịp Phía trước, Mạnh Lương cưỡi Thiên lý mã cũng chạy hết tốc lực nhưng khoảng cách cứ bị thu ngắn dần Chỉ thấy ba nhóm người chạy vòng tròn trên sân khấu nhưng với cách chạy, khoảng cách khác nhau đã cho
Trang 34khán giả cảm giác được sự nhanh, chậm của các con ngựa và hình dung ra không gian của cuộc rượt đuổi.
* Lấy đạo cụ, vật thực để diễn tả cái vô thực nhưng như là có vật thực
đó trên sân khấu là một thủ pháp rất quan trọng của Tuồng Khi người diễn viên cầm roi ngựa trên tay, kết hợp với vũ đạo Tuồng đã được cách điệu hoá những động tác đi ngựa trong đời sống thì khán giả hình dung ra như có con ngựa Chiếc roi ngựa không thể tượng trưng cho con ngựa, cũng như cái bai chèo không thể tượng trưng cho con thuyền Sân khấu truyền thống đã lựa chọn những đạo cụ giản đơn, nhỏ gọn trong cuộc sống nhưng nó là những điểm đặc định cho một hoạt động nào đó mà khi nhìn thấy nó, bằng cảm giác không gian đã có trong cuộc sống, khán giả mường tượng ra con ngựa, cái thuyền Khi roi ngựa (cái cụ thể) được vung lên, cái bai chèo đang khua nước thì hình ảnh con ngựa, chiếc thuyền như hiện hữu và đang di chuyển trên sân khấu
* Tiếng trống Tuồng - linh hồn của Tuồng, chính là công cụ để giữ nhịp đập cho điệu hát, nhịp điệu cho tiết tấu, tốc độ của tâm trạng, hành động nhân vật và đồng thời để biến chuyển không gian, gợi mở thời gian Trận chiến của Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá với anh em nhà Tạ Ôn Đình diễn ra trong ánh sáng trắng, không khói bụi, vũ đạo cũng chỉ gợi chứ không
tả thực Nhưng với tiếng trống Tuồng thúc dục, ta có cảm giác như một trận chiến nảy lửa với muôn vạn tinh binh đang quần thảo bất phân thắng bại Hay trong cảnh Hoàng Phi Hổ ngóng đợi phu nhân đi gặp Trụ Vương thì mỗi tiếng trống vang lên tùng cắc, rụp cắc cắc cắc tùng người xem cảm giác như trong lòng Hoàng Phi Hổ đang lo lắng, bồn chồn không yên và cũng cho thấy sự chờ đợi ấy đã diễn ra rất lâu rồi Hay trong đoạn chú Ốc đi ăn trộm nhà trùm Sò, mỗi tiếng tùng cắc! cắc! vang lên là mỗi lần chú Ốc giật mình phản ứng Tiếng trống Tuồng như cho thấy một không gian tĩnh mịch, sự hồi
Trang 35hộp đến nín thở của chú Ốc và thời gian đã rất về khuya Mỗi tiếng cắc vang lên như là tiếng động của con người hay của súc vật đe doạ đến chú Ốc và nó giúp ta hình dung ra được cái không gian chú Ốc đi ăn trộm đã trải qua một đoạn đường.
* Có một điểm mà chúng ta hết sức phải lưu ý đó là vấn đề chân thực
và hiện thực trong biểu diễn Tuồng Lão nghệ danh Nguyễn Thanh Giản (tức
Dư Lược) ở Bình Định có kể câu chuyện thuở còn trẻ ông đóng vai Phàn
Định Công đề cờ Một khán giả thạo Tuồng có tiếng hỏi ông: “Tôi hỏi chú,
lúc chú múa đề cờ, là chú đề những chữ gì vậy?”
Nghệ sĩ Giảng ngơ ngác rồi trả lời: “Thưa chú, đề thì đề vậy chứ có
biết chữ gì đâu!”
Vị khán giả kia nói: “Tìm ngay trong câu lối Nhứt kỳ đề chữ thuận
thiên Nhị kỳ đề câu phục quốc.”
Rồi ông nói tiếp: “Như vậy là mỗi lần ông Phàn đề hai chữ Vậy mà bộ
múa của chú hôm qua ước đến chục chữ! Như thế là không thực”.[17.tr 263]
Đó là chuyện ngày trước, còn vừa mới đây thôi, cũng tại Bình Định trong một Liên hoan các vở Tuồng cổ, tôi được mắt thấy tai nghe sự yêu cầu
về tính chân thực của Tuồng từ một khán giả Khi xem cảnh Đào Tam Xuân được thị nữ vào báo tin chồng bị bọn gian thần giết chết, Đào Tam Xuân cùng
với lính hầu đã dùng động tác xiến (trùng hai gối, thấp như đang ngồi) để diễn
tả sự di chuyển không gian và đưa thị nữ sang một không gian khác (trong thư phòng) rồi nói:
“Vào đây vắng vẻ, nói lại ta nghe
Vậy Tống vương đã ra lệnh giết ai?”
Một khán giả khi xem đến đây đã nói rất to: “Không đúng, vô lý!” Lúc đấy tôi ngồi bên cạnh và quay sang hỏi: “Vô lý chỗ nào?”
Trang 36Vị khán giả kia đáp lại:“ Dù là trong thư phòng nhưng không bao giờ
chủ tướng lại cùng quì xuống với lính hầu như vậy”.
Ngẫm lại tôi mới hiểu, khi làm động tác xiến để di chuyển vào trong
thư phòng thì diễn viên đóng vai Đào Tam Xuân đã để nguyên tư thế đang
xiến đấy mà quì ngang hàng với lính hầu và hỏi chuyện Theo vị khán giả ấy
thì khi đã xiến vào trong thư phòng rồi thì diễn viên đóng vai Đào Tam Xuân
phải có điệu bộ để trở về vị trí chủ tướng của mình
Thế đấy, khán giả xem Tuồng chấp nhận Tuồng dùng các động tác múa, hát, nói lối để diễn tả hành động của nhân vật trong không gian thời gian ước lệ, giả định Nhưng họ cũng đòi hỏi hành động ấy phải vận động, phát triển hợp lý như trong tình huống, hoàn cảnh cuộc sống qui định thì mới tạo nên tính chân thực Đó cũng là một kinh nghiệm quí báu đối với những
người làm Kịch nói khi định lấy cái “hư”, cái giả định để diễn tả một hành
động, hành động đang tự thân diễn ra
1.3.2 Xử lý không gian, thời gian trên sân khấu Chèo.
Trong công trình nghiên cứu khoa học với đề tài “Mỹ thuật Chèo
truyền thống Việt Nam”, hoạ sĩ, NSND Nguyễn Dân Quốc đã viết: “Chèo đã
giải quyết vấn đề bối cảnh của câu chuyện theo phương thức tạo không gian“hư” Có nghĩa là khung cảnh và thời gian câu chuyện được mường tượng thông qua sự gợi tả của ngôn ngữ và diễn xuất của diễn viên ”.
Trong cuốn sách “Không gian và thời gian sân khấu” hoạ sĩ Hà Quang
Sơn đã viết: “Ở đây không có cảnh trí, khi diễn viên làm động tác bơi thuyền,
ta thấy sông Khi diễn viên làm động tác leo núi, ta thấy núi Khi diễn viên làm động tác cưỡi ngựa, ta thấy họ đang lấy ngựa” [14.tr 166-167]
Chúng ta thống nhất với hai hoạ sĩ, tác giả hai công trình nghiên cứu khoa học nói trên đã đưa ra nguyên tắc ước lệ về không gian Chèo truyền thống là:
Trang 37* Dùng một vài chi tiết để gợi tả một không gian rộng lớn.
* Dùng diễn xuất của diễn viên để diễn tả hành động của nhân vật để gợi tả không gian và sự chuyển đổi thời gian
* Huy động trí tưởng tượng của khán giả để hoàn chỉnh và làm phong phú thêm cho không gian sân khấu - bối cảnh của câu chuyện
* Có thể thu nhỏ không gian rộng lớn ngoài đời vào một không gian hẹp của sàn diễn trong mấy chục mét vuông, thậm chí trong một chiếc chiếu Chèo Ngược lại, cũng có thể mở rộng không gian vốn dĩ nhỏ hẹp trong một vật dụng, vật thể ra cả một sàn diễn (ví dụ như cả căn hầm bí mật, một lô cốt nhỏ, thậm chí trong một cái hang, một quả bầu khô)
Trên nguyên tắc đó, người nghệ sĩ Chèo thực hiện được nguyên tắc ước lệ về không gian và thời gian qua các thủ pháp cụ thể tuỳ theo từng mảnh trò, tích diễn Đó không phải chỉ có sự thêm, bớt, nhấn, lướt các tình tiết sự việc như nó kết hợp với ước lệ trong kết cấu vở diễn, mà chủ yếu chỉ thể hiện qua cách xử lý động tác, cử chỉ, lời thoại của các nhân vật (các vai Chèo)
1.3.2.1 Biểu diễn ước lệ về không gian.
- Dùng lời nói mô tả để người xem theo lời mô tả đó có thể hình dung
ra không gian trên sàn diễn như nó đang hiện rõ trước mắt mình
Ví dụ: Lưu Bình đi ra sau một hồi “trống dắt” và dừng lại nói:
“Đây đã về tới quán Nghinh Hương
Quán mát mẻ ta hãy vào tạm trú”
( nhìn quanh rồi nói tiếp)
“Chà! phong cảnh thật hữu tình kỳ thú
Kìa thuyền ai lơ lửng trên sông Vẳng tai nghe tiếng sáo mục đồng Đàn cò trắng thướt tha trên đồng xanh bát ngát ”
- Dùng động tác “hư” để ước lệ về không gian:
Trang 38Động tác “hư”còn gọi là động tác “vô thực vật” (thực vật ở đây là vật
có thực) Đây là những động tác của nhân vật đáng lẽ phải có các vật dụng tiếp xúc như trong đời sống, nhưng trên sàn diễn lại không có vật dụng ấy mà nhân vật vẫn làm được những động tác như là có vật dụng ấy
Ví dụ như: Vào tiệc rượu, người hầu chỉ mang ra một chiếc khay để tượng trưng cho bàn tiệc Toàn bộ quá trình động tác uống rượu hoàn toàn không có chiếc chén thật trên tay người uống Khán giả (theo nguyên tắc ước lệ) vẫn hình dung và chấp nhận có chiếc chén ở tay nhân vật (qua diễn xuất của diễn viên) vẫn thể hiện ở tư thế năm ngón tay như đang cầm chén (dù
không có chén thật) Nghề Chèo gọi đó là động tác “hư” bởi vì nó chỉ giả vờ
có chiếc chén Còn trong lý luận sân khấu phương Tây gọi là động tác “không
có thực vật” vì nó không có vật thực khi tiếp xúc mà người diễn phải hình
dung ra là có, và người xem cũng phải tin là có
Dùng động tác “hư”để mô tả không gian ước lệ được thể hiện ở các
dạng như sau:
* Dạng thứ nhất: Dùng động tác hư để diễn tả hành động của nhân vật như vật thực khi không có vật tiếp xúc thật trên sàn diễn
Ví dụ: Nhân vật làm động tác hư như đang bơi ếch trên sông, trong hồ,
trên biển mà không có tý nước nào trên sàn diễn cả Khán giả (theo ước lệ) vẫn thừa nhận và tin, hay nói đúng hơn là hình dung ra nước qua các tư thế như thật của động tác bơi ếch của nhân vật
* Dạng thứ hai: Kết hợp động tác hư với lời nói của nhân vật.
Ví dụ: Đào Huế xuống đò Trước khi Đào Huế bước xuống đò đã có hai câu đối thoại giữa Đào Huế và Tuần Ty :
Đào Huế: Cậu Tuần! Bắt đò cho mẹ con tôi lai kinh!
Tuần Ty: Ừ thì bắt đò! (Tuần Ty nói vậy rồi vào trong dùng bơi chèo diễn
tả ước lệ như đang chèo đò ra và nói tiếp) Mụ xuống đò đi!
Trang 39Đào Huế làm động tác bước xuống đò mà không có con đò thật Người xem hình dung ra con đò nhờ có động tác nhún chân và hơi lảo đảo của Đào Huế như là có con đò ở dưới chân và nó chòng chành khi Đào Huế bước xuống.
* Dạng thứ ba là động tác hư có vật hư thay thế cho vật thực Ở dạng
này các động tác đều có vật tiếp xúc nhân vật, nhưng không phải là vật thực
mà là một vật khác giả thử như là chính nó Nhân vật làm động tác sử dụng
“vật giả thử” ấy đúng như các tư thế động tác khi sử dụng vật thực Người
xem (theo ước lệ) vẫn coi vật thay thế như là vật thực
Ví dụ: Nhân vật đề thơ lên vạt áo nhưng không có cây bút mà dùng ngay chiếc quạt trên tay làm bút Chiếc quạt đã khép lại và được cầm trên tay theo đúng tư thế cầm bút rồi thực hiện động tác viết chữ Trong trường hợp này thì cả cái quạt và vạt áo đều là vật giả thử thay cho vật thực Động tác
“hư” ở dạng này không phải là không có vật tiếp xúc mà là động tác sử dụng (tiếp xúc) với vật không thật - vật “hư”.
1.3.2.2 Biểu diễn ước lệ về thời gian
Trong Chèo truyền thống, ước lệ về thời gian thường đi liền với ước lệ
về không gian Ví dụ như: Thị Kính bế đứa bé con Thị Mầu hát bài ru kệ, đi
một vòng quanh sân khấu, dứt bài hát liền nói: “Cha nuôi con thấm thoắt đã
ba thu, mừng con trẻ u ơ biết nói” Như vậy khoảng thời gian chừng hai phút
( hát Ru kệ) được coi là đã trải qua ba năm Đồng thời một vòng quanh sân
khấu được coi là đã đi qua rất nhiều nơi để xin sữa, xin cơm nuôi đứa bé từ lúc vừa mới lọt lòng cho đến khi nó ba tuổi Ở đây cũng có thêm cả sự ước lệ
về đứa bé đã lên ba mà mới chỉ hai phút trước khi hát ru kệ đứa trẻ mới lọt lòng Khi không đồng thời ước lệ về không gian và thời gian thì Chèo dùng lời nói của nhân vật để ước lệ thời gian Cách ước lệ này thường là dùng một vài trổ hát tạo cảm giác cho người xem về một khoảng thời gian đã trôi qua
Trang 40rồi dùng câu nói của các nhân vật để xác định sự chuyển đổi thời gian, hoặc xác định thời điểm (Kịch nói có thể dùng ca khúc, âm nhạc không lời thay thế cho việc diễn viên hát)
Ví dụ: Lưu Bình nói với Châu Long
“Nàng ơi, ngoài vườn trăng đang tỏ
Hoa đượm sương tươi nở ”
(Như trên cho thấy thời gian đang được xác định là một đêm trăng).Khảo sát các vở diễn Chèo truyền thống chúng ta sẽ thấy các nghệ sĩ Chèo xưa không quan tâm mấy đến việc xác định thời điểm xảy ra câu chuyện vào lúc nào mà chỉ quan tâm đến câu chuyện phải được diễn ra theo trình tự thời gian mà thôi Đến khi thực sự cần thiết, việc xác định thời điểm của thời gian có tác dụng bộc lộ tâm trạng của nhân vật thì mới được nói tới Như vậy, ước lệ về thời gian qua diễn xuất Chèo cũng tuân thủ nguyên tắc chung của Chèo là cần thì kể, không cần thì lược bỏ hay bên Tuồng là nguyên tắc: gạn đục khơi trong, bỏ thô lấy tinh
1.3.3 Những vấn đề cần chú ý khi Kịch nói vận dụng thủ pháp xử lý không gian, thời gian của sân khấu truyền thống.
1.3.3.1 Ước lệ - đặc trưng nghệ thuật sân khấu truyền thống
Ước lệ là một đặc trưng quan trọng của nghệ thuật truyền thống Ước
lệ là một nguyên tắc cơ bản, nó chi phối, thấm sâu vào tất cả các phương tiện diễn tả của nghệ thuật truyền thống, mất tính ước lệ thì không còn bản thân của nó nữa Sự khác biệt giữa sân khấu truyền thống và Kịch (theo A-ri-xtốt) trước hết là về mặt loại thể Mỗi loại có thể gắn bó với một quan điểm diễn tả riêng Nếu loại kịch sử dụng biện pháp tả thực thì loại tự sự lấy ước lệ làm biện pháp phản ánh hiện thực Người nghệ sĩ sáng tạo và khán giả của thời đại muốn tìm thấy qua hình tượng sân khấu cái ý nghĩa triết học, cái bản chất của