Với phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận thực tiễn, trên cơ sở phântích các hoạt động tài chính của Công ty, đề tài nhằm nêu rõ bản chất và vai tròcủa tài sản ngắn hạn trong nền kinh t
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu baocấp chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chuyểnbiến mạnh mẽ Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà nền kinh tế hàng hoángày càng phát triển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệtthì để đứng vững và khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường làmột điều cực kỳ khó khăn Công ty cổ phần Thiết bị Khí tượng Thủy văn vàMôi trường Việt Nam – HYMETCO là Công ty nhà nước thành lập, từ năm
1977 đến ngày 25/4/08 có tên là Công ty Vật tư Khí tượng Thủy văn nay Công
ty đã chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Thiết bị Khí tượng Thủy văn
và Môi trường Việt Nam Cùng với mục tiêu là tối đa hoá giá trị tài sản cho cácchủ sở hữu, thì vấn đề sử dụng tài sản trở thành một trong những nội dung quantrọng trong quản trị tài chính Sử dụng tài sản một cách hiệu quả giúp cho quátrình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất, từ
đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản củachủ sở hữu
Xuất phát từ tầm quan trọng, yêu cầu thực tế đặt ra và dưới sự hướngdẫn tận tình của PGS TS Trần Đăng Khâm cùng các cán bộ Công ty, em đã
lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty
Cổ phần Thiết bị Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu của mình
Với phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận thực tiễn, trên cơ sở phântích các hoạt động tài chính của Công ty, đề tài nhằm nêu rõ bản chất và vai tròcủa tài sản ngắn hạn trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc và nội dung côngtác sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giảipháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phầnThiết bị Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam
Với hướng nghiên cứu như vậy, đề tài được xây dựng thành 3 chương:
Chương 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý luận chung về tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Trang 2Chương 2 – Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần thiết bị khí tượng thủy văn và môi trường Việt Nam
Chương 3 – Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty
Trang 3CHƯƠNG 1 – CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN
HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp
1.1.1.1 Khai niệm
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạtđộng kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinhdoanh Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh,doanh nghiệp tư nhân
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp :
Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định bốn loại hình doanh nghiệp hoạt độngtại Việt Nam Đó là: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh vàdoanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân.
Theo Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp tư nhân là doanhnghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Từ quy định trên chúng ta thấy doanh nghiệp tư nhân gồm những đặc điểm cơbản sau:
Trang 4Một là: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn
thành lập và làm chủ Chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp là một cá nhân Bởivậy mà chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định những vấn đề liênquan tới quản lý doanh nghiệp, thuê người khác điều hành ( trong trường hợpnày phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu tráchnhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp), có quyền cho thuê toàn bộ doanhnghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptheo quy định của pháp luật
Hai là: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân bởi vì tài sản của
doanh nghiệp không tách bạch rõ ràng với tài sản của chủ doanh nghiệp Tàisản mà chủ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp
Ba là: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
Công ty Trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ) gồm có
a Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có nhữngđặc điểm chung sau đây;
- Hình thức sở hữu của công ty là thuộc hình thức sở hữu chung của các thànhviên công ty
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên mỗicông ty không ít hơn hai và không vượt quá năm mươi
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần
- Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
Trang 5- Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốnđiểu lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định về chuyển đổi doanhnghiệp.
- Công ty không được phát hành cổ phần
- Công ty có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữuhạn đối với kết quả kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ củacông ty
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và khônghạn chế tối đa
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn,theo quy định của pháp luật về chứng khoán
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệmhữu hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
Trang 6vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanhnghiệp.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây;
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh còn
có thành viên góp vốn
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghềnghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụcủa công ty ( Trách nhiệm vô hạn )
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trongphạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Như vậy, công ty họp danh có hai loại: Công ty hợp danh mà tất cả các thànhviên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợpdanh và thành viên góp vốn
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp :
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn :
Đây là nghiệp vụ cơ bản quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng hoạt độngcủa doanh nghiệp Để thành lập doanh nghiệp và tiến hành sản xuất kinhdoanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính đượcđầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó việc huy động vốntrong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng Vốn đượ doanh nghiệp huy độngdưới nhiều hình thức khác nhau như dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành
Trang 7giấy tờ có giá , trên cơ sở nguồn vốn huy động được tiến hành cho vay hoặcthực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác Vì vậy các doanh nghiệpđều phải căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của địa phươngcũng như của nền kinh tế đát nước để đưa ra các loại hình huy động vốn phùhợp nhất.
Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp là khoản đầu tư ban đầu khi thànhlập doanh nghiệp tuy nhiên nguồn vốn này chưa đủ để đảm bảo nhu cầu pháttriển sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp cần các nguồn huy động vốnkhác như:
Tham gia vào thị trường chứng khoán ở đây doanh nghiệp có thể phát hành
cổ phiếu cho các cổ đông theo số tiền cần có ngoài ra doanh nghiệp cũng cóthể phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn đây là một kênh huyđộng vốn hiệu quả nhất trong các phương thức huy động vốn Nguồn vốn nàydài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể sử dụng kênh huy động từ vốn vay đây làcác khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp
có nhiệm vụ phải thanh toán cho các đối tác kinh tế như: Ngân hàng thươngmại, tổ chức tín dụng, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho nhà nước, chongười lao động,… Để từ đó bổ sung vào nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinhdoanh
1.1.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh :
Là hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xãhội nhằm mục tiêu kiếm lời Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quyluật kinh tế khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thịtrường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
vì thế đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luậtkinh tế của sản xuất hàng hóa như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh Đồngthời còn chịu tác động của các nhân tố bên trong đó là tình hình sử dụng cácyếu tố sản xuất, giá cả, chính sách khuyến mãi…Các thay đổi bên ngoài như
Trang 8các thay đổi cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của cácđối tượng tiêu dùng không tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện sản xuấtnhững sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng, hoạt động nàysáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người có nhu cầutiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh.
Để tồn tại và phát triển thì hoạt động chính của doanh nghiệp là sản xuất vàkinh doanh đó là hai chức năng không thể tách rời nhau, ngược lại chúng cómối liên hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau và tạo thành một chu trình khép kíntrong hoạt động của doanh nghiệp, chu trình này được biểu diễn ở sơ đồ sau:
1.1.2.3 Các hoạt động khác:
Như đầu tư kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, góp vốn liêndoanh mua cổ phần…
1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp:
1.2.1 Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm đặc điểm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm hoặc
Nghiên
cứu thị
trường
Chọn sản phẩm hàng hóa
Thiết kế sản phẩm
Chuẩn bị các yếu tố sản xuất
Tổ chức sản xuất
Sản xuất bán thử nghiệm
Sản xuất hàng loạt
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Điều tra sau tiêu thụ
Trang 9một chu kỳ kinh doanh Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dướihình thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn và cáckhoản nợ phải thu ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; Các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và các tàisản ngắn hạn khác
1.2.1.2 Phân loại tài sản ngắn hạn:
a/ Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn
Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tài sản ngắn hạnđược chia thành:
Tài sản ngắn hạn dự trữ : là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu dự
trữ của doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, baogồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang điđường, nguyên nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi giacông, trả trước cho người bán
Tài sản ngắn hạn sản xuất: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu sản
xuất của doanh nghiệp, bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản chiphí khác phục vụ cho quá trình sản xuất…
Tài sản ngắn hạn lưu thông: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu
thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, cáckhoản nợ phải thu của khách hàng
Theo cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xácđịnh được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản ngắnhạn để đưa ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngchúng một cách cao nhất
b/ Theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán:
- Ngân quỹ: bao gồm tiền mặt tại két, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
- Đầu tư ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác
Trang 10- Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thukhác, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng, chi phí trả trước.
- Dự trữ, tồn kho: gồm nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ choquá trình sản xuất kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm
- TS ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng chưa thanh toán, chi phí trảtrước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp, kýcược, ký quỹ ngắn hạn
1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp:
1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp:
Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiệncác mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trongđiều kiện nhất định Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mụctiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trongbối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quanđiểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiệnnay đều phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thểtồn tại và phát triển
Hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác định trongquá trình sản xuất – kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như:Tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá hoạt động hữu ích củacác nhà lãnh đạo doanh nghiệp,… song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằmmục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu Để đạtđược mục tiêu này, tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực khai thác triệt để
và sử dụng có hiệu quả tài sản của mình
Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phản ánhtrình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp saocho quá trình sản xuất - kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tếcao nhất
Trang 111.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiềumặt tác động khác nhau Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau
a/ Các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản
Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên việc
sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinhlời với tính thanh khoản Do đó, khi phân tích khả năng thanh toán của doanhnghiệp thì người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
+ Hệ số thanh toán hiện hành
Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, được
sử dụng rộng rãi nhất là hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản
có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắnhạn Hệ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toángiảm, đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra Nếu hệ
số này cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán cáckhoản nợ Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá sẽ giảm hiệu quả hoạt động vìdoanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn
+ Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh được tính toán trên cơ sở những tài sản lưu ngắnhạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi làtài sản có tính thanh khoản, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả tài sản
Trang 12ngắn hạn trừ hàng tồn kho Do đó, hệ số thanh toán nhanh cho biết khả nănghoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào hàng tồn kho.
b/ Nhóm các chỉ tiêu hoạt động
Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp Để nâng cao
hệ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết những tài sản nào chưa sử dụng, không
sử dụng hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp cầnphải biết cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi Hệ số hoạtđộng đôi khi còn gọi là hệ số hiệu quả hoặc hệ số luân chuyển Do đó, khi phân tíchcác chỉ tiêu hoạt động thì người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
+ Vòng quay các khoản phải thu
Các khoản phải thu là các khoản bán chịu mà doanh nghiệp chưa thu tiền do thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán các khoản trả trước cho người bán…
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quânVòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc kháchhàng thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp Khi khách hàng thanh toán cáckhoản nợ đã đến hạn thì lúc đó các khoản phải thu đã quay được một vòng
+ Kì thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp Nếu vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh, làm giảm doanh thu.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân 1 ngày Khi phân tích hệ số này, ngoài việc so sánh các năm, so sánh với cácdoanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng tong khoảnphải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn để có biện pháp xử lý kịpthời
Trang 13+ Chu kỳ thu tiền
Vòng quay các khoản phải thuChỉ tiêu này cho ta biết tốc độ chuyển đổi nợ phải thu từ khách hàngthành tiền trong quỹ của doanh nghiệp là bao lâu Chỉ tiêu này càng nho thìtình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại
Vòng quay dự trữ, tồn kho cao thể hiện được khả năng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp tốt, có như vậy mới đạt được mục tiêu mà doanhnghiệp đặt ra Chỉ tiêu này cao phản ánh được lượng vật tư, hàng hóa được đưavào sử dụng cũng như được bán ra nhiều, như vậy là doanh thu sẽ tăng và đồngthời lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng tăng lên.Vòng quay hàng tồnkho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm của tong ngành nghề kinh doanh,phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh
Trang 14+ Chu kỳ lưu kho
Vòng quay hàng tồn khoChỉ tiêu này cho ta biết số ngày lượng hàng hàng tồn kho được chuyểnđổi thành doanh thu Từ chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho việc luânchuyển kho vì hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn ở khâu dự trữ Hệ số này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn khocàng tốt, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại
+ Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.
TSNH bình quân trong kỳTài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sảnngắn hạn có ở đầu kỳ và cuối kỳ
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Lãi vay
Hệ số nay cho biết lợi nhuận trước thuế bao gồm lãi vay của doanhnghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay hay không
c/ Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
+ Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn Nó cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hệ số sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân trong kỳ
Trang 15Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sảnngắn hạn có ở đầu và cuối kỳ Chỉ tiêu này cao phản ánh lợi nhuận sau thuếcủa doanh nghiệp cao, các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ số này càng caocàng tốt vì như vậy đã sử dụng được hết giá trị của tài sản ngắn hạn Hiệu quảcủa việc sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp, đâychính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được Kết quả này phản ánhhiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn nói riêng Với công thưc trên ta thấy, nếu tài sản ngắn hạn sử dụngbình quân trong kỳ thấp mà lợi nhuận sau thuế cao thì hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn cao
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ngoài việc tính toán
và phân tích các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ các nhân tố tácđộng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽđưa ra các chiến lược và kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn để có thể pháthuy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn một cách tối đa giúp cho doanhnghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân
Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào.Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò quyếtđịnh đến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng,đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người công nhân
Trước hết, về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện
ở trình độ chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định.Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổchức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp vớitình hình của doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sảncao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Nếu khả năng tổ chức, quản lý
Trang 16kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quảdẫn đến doanh nghiệp có thể thua lỗ, thậm chí phá sản Như vậy, trình độ cán
bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản trong doanh nghiệp Do đó, yêu cầu đối với bộ phận này là rấtcao, họ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao,năng động, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời cho doanhnghiệp
Thứ hai, về trình độ tay nghề của công nhân: bộ phận công nhân là bộ
phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên
là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đối với công nhân sảnxuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tínhsáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trongquá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo rasản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu trình độ tay nghề người côngnhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máymóc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi thọcủa máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm Điều đó có thểlàm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sử dụngtài sản giảm
1.3.1.2 Tổ chức sản xuất - kinh doanh
Một quy trình sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tìnhtrạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệmnguồn lực, tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thànhsản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiềugiải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanhnghiệp trong từng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sửdụng tài sản sẽ cao
Trang 17Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổimới trang thiết bị thì sẽ giảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nângcao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh chodoanh nghiệp.
1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh
Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn của doanh nghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngànhnghề kinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn khác nhau Tỷ trọng tài sảnngắn hạn trong tổng tài sản khác nhau tạo nên hệ số sinh lợi của tài sản ngắnhạn cũng khác nhau Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đốitượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khácnhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau Như vậy, đặc điểm sảnxuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác động quan trọng đến hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn
Với mục đích sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp sẽ quyết địnhtrong việc phân phối tài sản, đặc biệt là chu kỳ sản xuất kinh doanh Sản phẩmcủa mỗi doanh nghiệp là khác nhau do vậy mà có những doanh nghiệp chu kỳsản xuất dài nhưng doanh nghiệp khác chu kỳ sản xuất lại ngắn, điều đó có ảnhhưởng đến việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắnhạn Để đi vào sản xuất thì lượng tài sản ngắn hạn cần đưa vào là bao nhiêu,mức dự trữ dành cho các chu kỳ tiếp theo như thế nào, lượng tiền mặt doanhnghiệp cần giữ cũng như kỳ thu tiền dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng doanhnghiệp Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì thời gianthu hồi vốn càng lâu, nên các doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho chu kỳ kinhdoanh ngắn hơn như vậy vòng quay tài sản ngắn hạn nhanh hơn Vòng quay tàisản ngắn hạn tăng tức là việc tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên và như vậy doanhthu tăng lên, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng Điều đó thể hiệnhiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng
1.3.1.4 Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp
Trang 18Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệuquả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nộidung sau:
* Quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìm bàitoán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạttối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp
Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệpđáp ứng các nhu cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hộithuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả.Đồng thời doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư nhữngkhoản tiền nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận như đầu tư chứng khoán ngắn hạn.Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực phân tích và phán đoán tìnhhình trên thị trường tiền tệ, thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ
đó có sự lựa chọn để đưa các quyết định sử dụng ngân quỹ đúng đắn, làm giảmtối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái, tối ưu hoá việc đi vay ngắnhạn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản
Quản lý tiền mặt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn nói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản nói chung cho doanh nghiệp
* Quản lý dự trữ, tồn kho
Trong quá trình luân chuyển vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất – kinhdoanh thì hàng hóa dự trữ, tồn kho có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động của doanhnghiệp, nó như tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sảnxuất – kinh doanh của doanh nghiệp do các hoạt động này diễn ra không đồng
bộ Hơn nữa, hàng hoá dự trữ, tồn kho giúp cho doanh nghiệp giảm thiệt hạitrước những biến động của thị trường Tuy nhiên, nếu dự trữ quá nhiều sẽ làmtăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và gây ứ đọng vốn Vì vậy, căn cứ vào
kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứngcủa nhà cung cấp cùng với những dự đoán biến động của thị trường, doanhnghiệp cần xác định một mức tồn kho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
Trang 19tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp.
* Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hay còn gọi là tín dụngthương mại là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp Do
đó, trong các doanh nghiệp hình thành khoản phải thu
Tín dụng thương mại giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụsản phẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí tồn khocủa hàng hóa, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hạn chếhao mòn vô hình Tuy nhiên, tín dụng thương mại cũng có thể đem đến nhữngrủi ro cho doanh nghiệp như làm tăng chi phí quản lý, chi phí đòi nợ, chi phí
bù đắp cho vốn thiếu hụt, làm tăng chi phí nếu khách hàng không trả được nợ
Do vậy, các nhà quản lý cần so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm
để quyết định có nên cấp tín dụng thương mại không cũng như phải quản lýcác khoản tín dụng này như thế nào để đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất
Nội dung chủ yếu của chính sách quản lý các khoản phải thu bao gồm:Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích đánh giá khoản tín dụngđược đề nghị, theo dõi các khoản phải thu
1.3.1.5 Công tác thẩm định dự án
Công tác thẩm định dự án và đặc biệt là thẩm định tài chính dự án có vaitrò rất quan trọng đối với hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Nếu công tác thẩm định tài chính dự án được thực hiện theo một quytrình chặt chẽ với đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn vững vàngthì dự án sẽ được đánh giá một cách chính xác về mức độ cần thiết của dự ánđối với doanh nghiệp, quy mô của dự án, chi phí, lợi ích của dự án mang lại và
cả những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai Điều này giúp cho doanhnghiệp có những quyết định đầu tư đúng đắn góp phần nâng cao sức mạnhcạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận làmcho hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số sinh lợi tài sản tăng Ngược lại, công tácthẩm định tài chính dự án không hiệu quả sẽ dẫn đến những quyết định đầu tư
Trang 20sai lầm hoặc doanh nghiệp có thể bỏ qua các cơ hội đầu tư do dự án bị đánhgiá sai Quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn đến hiệu quả nghiêm trọng Nếu đầu
tư quá nhiều, không đúng hướng, hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tìnhtrạng lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu đầu tưquá ít không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, từ đó có thể bị mất thị trường,giảm khả năng cạnh tranh Tất cả các đều này đều dẫn đến tài sản không đượckhai thác một cách triệt để và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản
1.3.1.6 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thànhlập và tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh Vốn là nguồn hình thànhnên tài sản Vì vậy, khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốn sẽ cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mởrộng quy mô sản xuất – kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư làm tăngdoanh thu cho doanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản.Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phí vốn
sẽ giảm, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đó hệ sốsinh lợi tổng tài sản sẽ tăng
1.3.1.7 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, bởi ngoài việc nguyên vật liệu tốt thì
để có được những sản phẩm tốt thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải cónhững thiết bị máy móc tốt Một doanh nghiệp có được những trang thiết bị tốt
sẽ làm cho các khâu sản xuất trở nên dễ dàng hơn Cùng chất lượng nguyên vậtliệu nhưng nếu doanh nghiệp nào trang bị tốt, máy móc đưa vào dây truyền sảnxuất những thiết bị công nghệ cao sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đồngthời làm cho các công đoạn của quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn,ngược lại với máy móc không tốt sẽ không tận dụng được hết giá trị của nguyênvật liệu thậm chí còn sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, như vậy hiệuquả sử dụng tài sản ngắn hạn không cao
Trang 211.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Môi trường kinh tế
Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó cácdoanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ phát triểnkinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ
lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước
Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăngtrưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng pháttriển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp
Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tàikhoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinhdoanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệuquả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mấtgiá của đồng tiền Ngoài ra, chính sách tài chính - tiền tệ cũng tác động lớn đếnhoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanhnghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động củathị trường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổncủa nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu racủa doanh nghiệp
Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác độngmạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanhnghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn Do đó, doanh nghiệpphải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biệnpháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêucực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế
1.3.2.2 Chính trị - pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng
Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinhdoanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự
Trang 22ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích phát triểnkinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đảng và Nhà nước ban hành các luật lệ, chính sách nhằm mục đích tránh
sự gian lận, đảm bảo sự công bằng và an toàn trong xã hội Sự thắt chặt hay lớilỏng chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp
1.3.2.3 Khoa học – công nghệ
Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năngsuất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanhnghiệp nói riêng Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năngcạnh tranh Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làm cho tàisản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn Có những máy móc,thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phátminh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó
Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa học – công nghệ
là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để cóthể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh củamình
số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm củadoanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầuthị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 23Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi cónhu cầu Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn Thịtrường tiền là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn được mua báncòn thị trường vốn là thị trường cung cấp vốn trung hạn và dài hạn Thị trườngchứng khoán bao gồm cả thị trường tiền, là nơi mua bán các chứng khoán ngắnhạn và thị trường vốn, nơi mua bán các chứng khoán trung và dài hạn Như vậythị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán có vai trò quan trọngtrong việc huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nếu thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả sẽ là kênh huy độngvốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp tậptrung quá nhiều vào đầu tư chứng khoán sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấu tài sảnmất cân đối làm gián tiếp giảm hiệu quả sử dụng tài sản.
1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanhnghiệp Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanhnghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩmthay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành
và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.2.6 Đơn vị cấp trên
Đơn vị cấp trên cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa
sử dụng tài sản của doanh nghiệp thông qua những định hướng, chính sáchphát triển Nếu các chiến lược, quy hoạch định hướng đầu tư phát triển dài hạncủa đơn vị cấp trên được xây dựng một cách nhất quán, đúng hướng sẽ tạo chodoanh nghiệp thành viên những thuận lợi trong việc hoạch định kế hoạch sảnxuất kinh doanh cho mình Từ đó góp phần thực hiện hoạt động kinh doanh ổnđịnh, hiệu quả
1.3.2.7 Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định củadoanh nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu
mã như thế nào
Trang 24Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanhnghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm Những doanh nghiệp
mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mạiquảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanhnghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh
Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắnhạn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm tới các nhân tố khác như:các vấn đề về tỷ giá, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh… cũng ít nhiều ảnh hưởngđến hoạt động của doanh nghiệp
Trang 25CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Khái quát về công ty
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thiết bị Khí tượng thuỷ văn và Môi trườngViệt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Environmental and HydrometeorogicalEquipment Joint stock Company
Tên viết tắt: HYMETCO
Địa chỉ: Ngõ 62/23 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Tài khoản đồng Việt Nam: 102010000069919
Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa – Hà Nội
Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Công ty Vật tư Kỹ thuật Khí tượng thuỷ văn - đơn vị trực thuộc Tổng cụcKhí tượng Thuỷ văn được thành lập ngày 23/11/1977 ngay sau khi Chính phủthành lập Tổng cục KTTV (ngày 5/11/1976) Với nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa,cung ứng và lắp đặt các loại máy thiết bị đo đạc các yếu tố KTTV trong phạm
vi cả nước theo chỉ tiêu kế hoạch của Tổng cục Ban đầu các hoạt động của
Trang 26Tổng cục Khí tượng Thủy văn đều do Ủy ban Kế hoạch của Nhà nước và Bộtài chính cấp duyệt.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng và nhà nước ta
đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội Cùng với sự phát triển của đất nước và đòi hỏi của cơ chế thị trường,ngày 29/4/1993 Tổng cục Trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) raquyết định số: 120/KTTV/QĐ về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước vàlấy tên giao dịch là HYMETCO Sau khi thành lập công ty đã tinh giảm biênchế từ chỗ 68 người xuống còn 34 người thành lập 4 phòng: Phòng kế toán tài
vụ, phòng kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp, xưởng cơ khí
Ngày 19/3/1998 Tổng cục Trưởng Tổng cục KTTV ra quyết định số190/1998/QĐ-TC-KTTV bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty.Cụ thểcông ty thành lập thêm phòng thiết kế xây dựng
Ngày 5 tháng 8 năm 2002 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11qui định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có BộTài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất cácđơn vị Tổng cục Địa chính, Tổng cục KTTV, Cục Môi trường, Cục Địa chất &Khoáng sản Việt Nam, Viện Địa chất & Khoáng sản và bộ phận quản lý tàinguyên nước thuộc Cục quản lý nước và Công trình Thủy lợi Theo đó Công ty
Cổ phần Thiết bị KTTV và Môi trường Việt Nam là một Doanh nghiệp Nhànước trực thuộc Bộ
Ngày 10/4/2008 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết địnhsố: 379/QĐ-BTNMT về việc chuyển Công ty Vật tư Kỹ thuật Khí tượng thuỷvăn thành Công ty cổ phần
Trang 27Ngày 25/4/08 Công ty đã chính thức chuyển thành Công ty cổ phầnThiết bị Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam, đăng ký kinh doanh với
số vốn điều lệ 3.500.000.000 đồng Danh sách cổ đông sáng lập gồm: Phạm
Lê Bình, Hà Thị Thuận, Phạm Anh Quân, Đổ Minh Hậu, Nguyễn Thị Thu Hà,Nguyễn Hùng Khanh, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Quang Lê Bộ máy tổchức cơ bản đã hoàn chỉnh đi vào hoạt động đạt nhiều hiệu quả
* Chức năng nhiệm vụ của công ty
Chức năng:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị chuyên ngành: Khí tượng, Thuỷ văn,Hải văn, Môi trường và các thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật
- Sản xuất, gia công, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị chuyên ngành
- Thiết kế, xây dựng và lắp đặt các công trình KTTV
- Tư vấn chuyển giao công nghệ và dịch vụ KHKT chuyên ngành
Nhiệm vụ:
Sản xuất, sửa chữa, cung ứng máy móc thiệt bị kỹ thuật Khí tượng Thủyvăn, Hải văn, Môi trường và xây dựng, lắp đặt các trạm Khí tượng, Thủy văn,Hải văn và Môi trường
Thành tích đạt được
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động bằng Sự nỗ lực của mình công ty đã đạtđược những kết quả đáng ghi nhận Từ nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách cấpban đầu khi mới chuyển sang doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanhđộc lập là 1.583 triệu đồng đến năm 2008 đạt 6.123.356.456 đồng Số lượngkhách hàng tăng lên hàng năm,doanh thu năm sau cao hơn năm trước năm
2008 lên tới 76.012.356.000 VNĐ Từ đó đã nâng cao hơn mức sống chongười lao động phấn đấu tới năm 2009 mức sống đạt 3,8 triệu/1 người/1 tháng.Nộp ngân sách cho nhà nước năm 2008 lên tới 3.577.422.876 VNĐ Doanhnghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp các thiết bị cho nhiều kháchhàng trong và ngoài nước Trong những năm qua doanh nghiệp đã làm nhiều
Trang 28công tác từ thiện, giúp đỡ những trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa năm 2008 là576.470.000 đồng.
Như vậy là một công ty chuyên ngành trực thuộc Tổng cục Khí tượngThủy văn, công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế củamình Công ty đã cung ứng một cách đầy đủ và kịp thời mọi yêu cầu máy mócthiết bị trong ngành đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng Sau hơn 30 nămhoạt động công ty đã không ngừng lớn mạnh, nhất là sau khi cổ phần hóa Công
ty khẳng định vị thế của mình trên thị trường
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, căn
cứ luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 26/11/2003, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ra quyết định về việc qui định ngành nghề kinh doanh của Công
ty Cổ phần Thiết bị KTTV và Môi trường Việt Nam, trong đó có các lĩnh vựcsau:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại thiết bị máy móc trong lĩnh vực:
Khí tượng, thủy văn, hải văn
Môi trường nước, môi trường không khí
Địa chất và khoáng sản,
Thiết bị đo lường, phân tích
Các mặt hàng thông dụng kim khí điện máy, điện tử
Sản xuất, gia công, sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị chuyên ngành.Khoan thăm dò khai thác và xử lý nước sạch phục vụ công nghiệp và dândụng
Sản xuất đồ gỗ phục vụ chuyên ngành và dân dụng
Dịch vụ đo đạc khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn và môi trường
Dịch vụ nhà nghỉ
Trang 29Đặc điểm chủ yếu của các mặt hàng kinh doanh
Hàng hóa của Công ty là các thiết bị đặc thù phục vụ công tác Khí tượngThủy văn,Hải văn và Môi trường với yêu cầu kỷ thuật cao và chính xác chonên chưa tự mình sản xuất được chính vì vậy chủ yếu được nhập khẩu từ cácnước ngoài
* Kinh nghiệm các mặt hàng kinh doanh
Thiết bị khí tượng thủy văn 1977 – 2011
Thiết bị hải văn 1977 – 2011
Thiết bị môi trường 1977 – 2011
Thiết bị phân tích và các thiết bị khác 1995 - 2011
* Sản xuất
Tháp gió 1977 – 2011
Máy đo mưa 1977 – 2011
Máy đo gió 1977 – 2011
Thiết bị lấy mẫu nước, mẫu phù sa 1977 – 2011
Giản đồ, vải ẩm biểu, sổ sách, báo biểu phục vụ điều tra cơ bản ngành KTTV
3 Máy đo các yếu tố dòng chảy
4 Máy đo sóng - triều
5 Máy đo phù sa lơ lửng, phù sa đáy
6 Máy đo các chỉ tiêu của nước
7 Hệ thống thiết bị đo trong mô hình
8 Phần mềm mô hình, cảnh báo
9 Các thiết bị lấy mẫu, phân tích môi trường- phòng thí nghiệm
Sản xuất
Trang 301 Máy đo mưa - tời - nôi thuỷ văn
2 Máy đo gió - Tháp đo gió
3 Hàng rào khí tượng
4 Thiết bị lấy mẫu nước, mẫu phù sa, mẫu đất, mẫu khí…
Giản đồ, vải ẩm biểu, sổ sách, báo biểu phục vụ điều tra cơ bản ngành KTTV
Đặc điểm về khách hàng và thị trường
* Thị trường trong nước
Công ty có mãng phân phối riêng biệt:
Thứ nhất: Hầu hết khách hàng trong ngành Khí tượng Thủy văn – Môi trường
là các đơn vị hành chính, khi có nhu cầu về máy móc thiết bị chuyên dùng thìcác đơn vị tiến hành mở và gọi thầu để lựa chọn nhà cung ứng Cụ thể:
+ Các đài Khí tượng Thủy văn – Khu vực
+ Các sở tài nguyên và môi trường
+ Các trường đại học có bộ môn KTTV
+ Các bệnh viện cần thiết bị xử lý…
Thứ hai: Khách hàng ngoài ngành KTTV Là những công ty ngoài ngànhKTTV cụ thể các viện khoa học chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực sau:
+ Nghiên cứu về biển
+ Nghiên cứu về lâm sản
+ Nghiên cứu về nước để nuôi thủy hải sản
+ Các hầm mỏ (Cần nghiên cứu về tốc độ gió trong hầm)
+ Đo mực nước ngầm
Trong những năm qua Công ty đã tạo dựng trong tâm trí khách hàng một
vị thế khả vững chắc Số lượng khách hàng tăng lên hàng năm, riêng đối vớicác khách hàng truyền thống ngày càng tín nhiệm hơn thiết bị của công ty.Sốlần giao dịch tăng lên, giá trị hợp đồng cũng tăng cao Do lĩnh vực kinh doanh
là các thiết bị Khí tượng Thủy văn, môi trường do vậy khách hàng không phổbiến như các lĩnh vực khác chủ yếu là các viện khoa học, đài khí tượng, cáctrường đại học trong cả nước có chuyên ngành khí tượng… Sau đây là một sốkhách hàng truyền thống của công ty trong thời gian qua:
Trang 31Khách hàng ngành KTTV và Môi trường: Đài Khí tượng Thuỷ văn
các khu vực (09 Đài), Đài Khí tượng Cao không Trung ương, Liên đoàn khảosát Khí tượng thuỷ văn, Liên đoàn khảo sát địa chất thuỷ văn, Trung tâm Dựbáo KTTV Quốc gia, Trung tâm Mạng lưới Khí tượng thuỷ văn và Môi trường,Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển, Viện Khí tượng thủy văn Sở Tài nguyên
và Môi trường các tỉnh
Khách hàng khác: Ban Chỉ huy Phòng chống bão lụt Trung ương (Cục
Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão - Bộ NN&PTNT), Ban Quản lý các
dự án đường thuỷ, Ban Quản lý các dự án hàng hải, Ban Quản lý Trung ương
dự án Thuỷ lợi (CPO), Bảo đảm an toàn Hàng hải Việt nam, Binh chủngPhòng không Không quân, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Hoá học - BộQuốc phòng, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, Chi cục Đê điều các tỉnh, Chicục Kiểm định các tỉnh, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, Chi cục Thú y các tỉnh,Liên đoàn Khảo sát Biển, Sở Khoa học công nghệ các tỉnh, Trung tâm Đào tạobồi dưỡng tại chức Quảng Ninh, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học vàcông nghệ - Quảng Ninh, Trường Cao đẳng KTTV Hà Nội, Trường Cán bộKTTV phía Nam, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Giao thôngVận tải, Trường Đại học Hàng Hải, Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đạihọc Quốc gia Hà nội…
* Thị trường nước ngoài
Thị trường được mở rộng trong và ngoài nước trong thời gian qua.Trong hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các loại thiết bị máymóc chuyên ngành khí tượng thuỷ văn, hải văn và môi trường Công tyHYMETCO đã thiết lập và duy trì một mạng lưới quan hệ thương mại với cáchãng sản xuất uy tín trên thế giới Công ty hiện đang được tín nhiệm và uỷquyền bán hàng tại Việt Nam cho các hãng:
Anh :Aquatec, Astex, Bartington, Biotage…
Đức:Aqualytic, ATLAS, Ericsen, Fischer, General, …
Mỹ: Belford, Branson, Davis, D&A Instruments Co, GEOMETRIC,
Handar, Lamotte…
Nhật: Atago, Hirayama, Horiba, Jasco, Jeol, Sanyo, Sato…
Trang 32Pháp: Hydrologic, Olham, Quantel, Tripette & renaud argo…
Thuỵ sỹ: Balzers, Infors, AG Percisa, Process…
Các nước khác: Aanderaa, JeioiTech, Kipp, Zonen, Nautik, Bergen,
Servco resources, Thượng Hải, Trường Xuân…
Bên cạnh đó Công ty đã cung ứng sản phẩm và lắp đặt các thiết bị chocác nước Lào, Campuchia…
Phương thức tiêu thụ
Do những đặc điểm kỹ thuật chuyên biệt trong hoạt động sản xuất kinhdoanh nên khách hàng của Công ty là tương đối ổn định Công ty không tổchức mạng lưới tiêu thụ, không có cửa hàng bán lẻ, phương thức tiêu thụ chínhcủa công ty là bán buôn qua kho, vận chuyển thẳng và giao hàng tại kho, ngoài
ra còn bán lẽ trực tiếp tại kho
Các hoạt động chính sau khi cung cấp sản phẩm của công ty
Dịch vụ bảo hành
Với nhiều năm kinh nghiệm trong cung cấp các thiết bị, máy móc, vậttư… Công ty HYMETCO luôn thực hiện tốt công việc bảo hành, bảo dưỡngkịp thời Dịch vụ bảo hành và sau bảo hành của Công ty HYMETCO bao gồmviệc sửa chữa, bảo hành của tất cả các loại máy móc, thiết bị và dịch vụ doCông ty cung cấp Do có sự hỗ trợ vủa các Hãng trong việc tổ chức các khoáđào tạo về bảo hành, bảo trì, cùng với việc cung cấp các linh kiện thay thế, cácthiết bị sửa chữa hiện đại, Công ty luôn đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu củakhách hàng
Bên cạnh đó, rất nhiều Hãng chế tạo nước ngoài có các sản phẩm đượccung cấp qua HYMETCO cũng có văn phòng đại diện ở Việt Nam Các vănphòng này luôn sẵn sàng hỗ trợ tốt nhất cho các sản phẩm mà HYMETCO đãcung cấp thông qua việc tư vấn kỹ thuật, cung cấp linh phụ kiện thay thế chocác trung tâm bảo hành của HYMETCO
Các dịch vụ chính của Công ty HYMETCO
1 Bảo hành cho khách hàng các sản phẩm của Công ty