1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các quy định pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Hoàn Mỹ

57 1,2K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 491,5 KB

Nội dung

Trong lịch sử, sự xuất hiện của Nhà nước kéo theo sau đó là phải có vật chất đảm bảo cho nó tồn tại cũng như hoạt động theo đúng chức năng của mình. Điều này chỉ có thể thực hiện được dựa vào ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước được hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là dựa vào thuế. Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại một phần của cải của xã hội dưới hình thức giá trị sáng tạo và hình thành quỹ tiền tệ chung. Quỹ tiền tệ này có thu và ổn định thì bộ máy nhà nước mới họat động tốt. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.Nhận thức được tầm quan trọng đó, với đề tài “Các quy định pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Hoàn Mỹ”, em đã cố gắng tìm hiểu những kiến thức lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp – một sắc thuế trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam cũng như thực tế áp dụng tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Hoàn Mỹ.Chuyên đề gồm 3 chương:Chương 1: Tổng quan về thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.Chương 2: Thực tiễn áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Hoàn Mỹ.Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANHNGHIỆP 2

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ 2

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của thuế 2

1.1.1.1 Khái niệm thuế 2

1.1.1.2 Đặc điểm của thuế 2

1.1.2 Phân loại thuế 4

1.1.3 Vai trò của thuế 7

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 9

1.2.1 Giới thiệu về thuế thu nhập doanh nghiệp 9

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 9

1.2.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 11

1.2.2 Quy chế pháp lý về thuế thu nhập doanh nghiệp 12

1.2.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiệnhành của Việt Nam 12

1.2.2.2 Phạm vi áp dụngcủa thuế thu nhập doanh nghiệp 14

1.2.2.3 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 17

1.2.2.4 Chế độ ưu đãi và nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 28

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆPTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HOÀN MỸ 32

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆHOÀN MỸ 32

2.1.1 Tư cách pháp lý của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ HoànMỹ 32

2.1.2 Tổ chức quản lý nội bộ của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệHoàn Mỹ 34

2.1.2.1 Cơ cấu quản lý bộ máy của công ty 34

Trang 2

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận 35

2.1.2.3 Tình hình chung về lao động, nhân sự 37

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNPHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HOÀN MỸ 38

2.2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty 38

2.2.2 Hoạt động bảo hành, bảo trì của công ty 40

2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANHNGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HOÀNMỸ 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆNPHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 43

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 43

3.1.1 Đánh giá về luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 43

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử, sự xuất hiện của Nhà nước kéo theo sau đó là phải có vật chấtđảm bảo cho nó tồn tại cũng như hoạt động theo đúng chức năng của mình Điềunày chỉ có thể thực hiện được dựa vào ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nướcđược hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là dựa vào thuế Nhànước dùng quyền lực chính trị để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làmcông cụ phân phối lại một phần của cải của xã hội dưới hình thức giá trị sáng tạo vàhình thành quỹ tiền tệ chung Quỹ tiền tệ này có thu và ổn định thì bộ máy nhà nướcmới họat động tốt Điều này cho thấy vai trò quan trọng của thuế nói chung và thuếthu nhập doanh nghiệp nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với đề tài “Các quy định pháp luật ViệtNam về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phầnPhát triển Công nghệ Hoàn Mỹ”, em đã cố gắng tìm hiểu những kiến thức lý

thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp – một sắc thuế trong hệ thống pháp luật vềthuế của Việt Nam cũng như thực tế áp dụng tại Công ty Cổ phần Phát triển Côngnghệ Hoàn Mỹ.

Chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phầnPhát triển Công nghệ Hoàn Mỹ.

Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế thunhập doanh nghiệp.

Trang 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế

1.1.1.1 Khái niệm thuế

Đứng dưới nhiều góc độ khác nhau thì thuế lại được định nghĩa khác nhau Theo Ăng-ghen, nhà nước ra đời để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đónggóp của người công dân cho nhà nước, đó là thuế.

Theo Mác thì thuế là cái nuôi sống bộ máy nhà nước, là thủ đoạn giản tiện đểkho bạc nhà nước thu tiền.

Thuế theo quan niệm của Lê-nin, thuế là cái nhà nước lấy của dân và không trảlại cho họ.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: thuế là khoản tiền hay sản phẩm mà người dânphải đóng góp cho nhà nước để dùng vào mọi việc chi tiêu của nhà nước.

Thuế theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt là việc Nhànước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hìnhthành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước, là số tiềnthu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy độngtài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạtđộng kinh tế - xã hội

Dưới góc độ pháp lý, thuế được định nghĩa như sau:

Thuế là một nghĩa vụ tài chính đặc biệt mà các thể nhân, pháp nhân phải thựchiện đối với nhà nước

Thuế phát sinh trên cơ sở pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhấtban hành, là khoản thu của nhà nước, không mang tính đối giá, tính hoàn trả trựctiếp cho người nộp thuế.

1.1.1.2 Đặc điểm của thuế

Việc xác định những đặc điểm của thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xâydựng hệ thống pháp luật thuế hiện hành.

Từ khái niệm của thuế, ta có thể thấy được thuế mang các đặc điểm sau:

- Thuế là một khái niệm gắn liền với Nhà nước và mang tính lịch sử Thuế đượcra đời một cách tất yếu và khách quan, gắn với sự hình thành của Nhà nước Có

Trang 5

thể thấy điều này qua sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và mất đi của thuế, mỗigiai đoạn lịch sử khác nhau thì có chính sách thuế khác nhau Mọi sự thay đổicủa lịch sử sẽ dẫn đến sự thay đổi về thuế

Thuế do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là Quốc hội ban hành và bãibỏ.

- Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bởi các vănbản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước(do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành) Cụ thể:

 Là một khoản thu mang tính bắt buộc: Nộp thuế là việc trích một phần thunhập của mình để nộp cho ngân sách nhà nước Do đó không phải ai cũng tựnguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước Hơn nữa, để nhànước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định Nếu tự nguyệnnộp thì không thể thường xuyên và ổn định được Điều này cho thấy sự cầnthiết của tính bắt buộc trong thu nộp thuế Tính bắt buộc của thuế là mộttrong những đặc tính quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu kháctrên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước, được thể hiện dưới2 khía cạnh sau:

Bắt buộc đối với nhà nước: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ

quan thu thuế Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đốitượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế… Khoản 1 Điều 8 LuậtQuản lý Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chứcthực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duynhất để thực hiện.

Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước

khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanhtoán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng

 Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Có thể làcưỡng chế hành chính hoặc cưỡng chế hình sự Điều 161, Bộ Luật Hình sựnăm 1999 quy định về tội trốn thuế với mức hình phạt lên đến 7 năm tù giam.Hậu quả của việc cưỡng chế này có thể dẫn đến giảm hiệu quả, uy tín trongsản xuất kinh doanh, thậm chí là chấm dứt sự tồn tại của đối tượng bị ápdụng Tính quyền lực của thuế được xuất phát bởi lí do xuất hiện các khoảnthu về thuế của nhà nước Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhànước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước nhằm đảm bảo

Trang 6

các chức năng, nhiệm vụ của mình Các nhà kinh tế chính trị đều thống nhấtcho rằng, thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủcủa đối tượng nộp thuế Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, đối tượng chịuthuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một thờigian nhất định Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thànhnhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho Nhà nước.

 Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp Trongquan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế màcác đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp phápmà đối tượng nộp thuế nhận được từ nhà nước Điều này cho phép phân biệtthuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ củamình khi đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía Nhà nước, đó là cáckhoản thu từ phí và lệ phí.

Không mang tính đối giá: Người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều

được hưởng lợi ích như nhau Số thuế phải nộp không phải là căn cứ để xácđịnh phúc lợi xã hội mà người đó được hưởng.

Không hoàn trả trực tiếp: Công dân sau khi nộp thuế không được đòi hỏi nhà

nước cung cấp cho họ một hàng hóa, dịch vụ tương xứng

-Thuế có phạm vi tác động rộng: Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (đượcphép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể) đềuchịu sự điều chỉnh của thuế.

1.1.2 Phân loại thuế

Có nhiều cách phân loại thuế Dựa vào các căn cứ khác nhau thì thuế được chialàm các loại khác nhau.

a/ Căn cứ vào tính chất nguồn chuyển giao tài chính của thuế

Căn cứ vào tính chất nguồn chuyển giao tài chính của thuế thì thuế chia thànhthuế gián thu và thuế trực thu.

- Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hóa,dịch vụ Trong trường hợp này, người nộp thuế và người chịu thuế là khôngđồng nhất (Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh còn người chịu thuế làngười tiêu dùng cuối cùng).

Ưu điểm:

Trang 7

Dễ thu thuế bởi vì đối tượng nộp thuế không phải là người chị thuế (không cócảm giác gánh nặng về thuế)

Nhược điểm:

Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập của người nghèo lại cao hơn tỷ trọngtiền thuế gián thu trên thu nhập của người giàu Đây là tính không công bằngcủa thuế gián thu.

Nhà nước không cá biệt hóa được người chịu thuế nên khó khăn trong việc thựchiện chính sách miễn giảm về thuế

Thuế gián thu gồm có:

 Thuế giá trị gia tăng (VAT),  Thuế tiêu thụ đặc biệt,  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thuế trực thu: là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩavụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, người phải trả tiền thuế và trực tiếpnộp thuế vào ngân sách nhà nước Hay nói cách khác là nhà nước đã tiến hànhđiều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vàongân sách nhà nước

Nhược điểm:

Khó thu thuế, người nộp thuế có xu hướng trốn thuế vì họ cảm thấy gánh nặngvề thuế khi phải trích một phần lợi ích của chính bản thân mình cho nhà nước Bên cạnh đó, việc theo dõi, quản lý thu thuế này là rất phức tạp, đòi hỏi cán bộthuế phải có chuyên môn cao, có hệ thống xử lý thông tin liên thông Điều nàycũng làm cho chi phí hành thu đối với loại thuế trực thu cũng tăng lên tương đốicao và khó khăn so với thuế gián thu Điều này đôi khi cũng làm cho việc tậptrung thu nhập vào ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời, đầy đủ.

Thuế trực thu gồm có:

 Thuế thu nhập doanh nghiệp,

Trang 8

 Thuế thu nhập cá nhân,

 Thuế sử dụng đất nông nghiệp,  Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,  Thuế tài nguyên.

b/ Căn cứ vào đối tượng tính thuế

Căn cứ vào đối tượng tính thuế, thuế được phân thành các loại sau đây:

-Thuế thu nhập: là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập khi có thu nhập

chịu thuế phát sinh.

- Thuế tài sản: là loại thuế trực thu đánh vào một lượng của cải, tài sản ở một thời

điểm nhất định, như: thuế nhà, thuế đất, thuế bất động sản, thuế phương tiện.

- Thuế tiêu dùng: là loại thuế gián thu đánh vào việc sử dụng thu nhập của người

tiêu dùng, như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhậpkhẩu.

c/ Căn cứ vào phạm vi hoạt động của cơ quan thuế

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của cơ quan thuế, thuế được chia thành:

- Thuế nội địa: thuế thu trong các hoạt động kinh tế nội địa trong phạm vi quốc

Theo Nghị định số 281-HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ), hệ thống thuế Nhà nước được thành lập để thực hiện công tác thuvà quản lý các loại thuế và các khoản thu khác cho NSNN trong nội địa Bộmáy quản lý thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địaphương; cơ quan thuế đặt tại địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của ngànhthuế cấp trên và Chủ tịch UBND cùng cấp; Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cụcthuế là tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước có tư cách pháp nhân côngquyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.

Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số218/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính Theo đó, bộ máy quản lý thu thuếnội địa được đổi mới tổ chức theo mô hình chức năng, chuyển sang thực hiệnviệc cung cấp thông tin và dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế; đồng thời đẩy mạnhcông tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

-Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: thuế thu trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hóa, do cơ quan hải quan quản lý thu.

Trang 9

Hệ thống Hải quan trước đây trực thuộc Chính phủ, được tổ chức thành 3 cấp:Tổng cục hải quan (cấp trung ương), Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (hải quan vùng) và Hải quan cửa khẩu Hệ thống hải quan đảmnhiệm việc quản lý thu thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu như: thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; thuế giá trị giatăng hàng nhập khẩu; thu nhập đối với hàng là quà biếu, quà tặng vượt quá tiêuchuẩn miễn thuế.

Kể từ 4/9/2002, hệ thống Hải quan (Tổng cục Hải quan) được chuyển vào trựcthuộc Bộ Tài chính (Quyết định 113/2002/QĐ-TTg ngày 4/9/2002 của Thủtướng Chính phủ).

1.1.3 Vai trò của thuế

Thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định rõtrong Hiến pháp - đạo luật cơ bản (luật gốc) của nước ta Điều 80, Hiến pháp năm1992 của nước ta đã quy định: "Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định củapháp luật" Việc quy định nghĩa vụ đóng góp của dân là một vấn đề lớn của mỗi mộtquốc gia, cho nên phải do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hộiban hành dưới hình thức Luật hoặc Bộ luật Điều 84, Hiến pháp năm 1992 đã khẳngđịnh: "Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: làm Luật và sửa đổi Luật, quyết địnhchương trình xây dựng luật, Pháp lệnh thuế; Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏcác thứ thuế" Qua đó có thể thấy được, thuế có vai trò hết sức quan trọng.

-Nhà nước quan tâm khi ban hành một sắc thuế thì sẽ bổ sung bao nhiêu phầntrăm cho nguồn thu ngân sách nhà nước, chi phí hành thu như thế nào.

Trang 10

b/ Thuế là công cụ pháp lý giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích,hạn chế hoặc ổn định kinh tế Thuế có thể được sử dụng để khắc phục những bấtcân bằng của thị trường, ví dụ, dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vi mô để quốc tếhoá những tác động nội tại của nền kinh tế Thuế cũng có thể góp phần thực hiệncác cân bằng tổng thể trong khuôn khổ chính sách ngân sách dựa trên cơ sở cácphân tích kinh tế vĩ mô.

Cách tiếp cận kinh tế vi mô phù hợp với cách nhìn tự do về sự can thiệp củaNhà nước mà với chức năng trợ cấp ngân sách, Nhà nước có thể xoá bỏ được nhữngvật cản nảy sinh trong kinh tế thị trường.

-Thuế tạo nguồn thu để phục vụ nhu cầu đầu tư của đất nước.

-Thuế là công cụ điều tiết giá cả thị trường, chống lạm phát hoặc giảm phát.

- Thuế góp phần điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng: để hạn chế tiêu dùng các sảnphẩm và sử dụng các dịch vụ không cần thiêt, nhà nước đánh thuế rất cao vàngược lại.

- Thuế được coi là công cụ quan trong để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đồngthời khuyền khích nhà đầu tư đầu tư vào những ngành, những vùng miền nhànước cần phát triển

c/ Thuế là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội:

-Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập: Các luật thuế đượcban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước”như một lý do cơ bản để ban hành sắc thuế đó

- Thuế tạo công bằng xã hội: được thể hiện ở việc nhà nước sử dụng nguồn tàichính có được để xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, thực hiện các chính sáchxã hội như: đào tạo nghề cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, chăm sóc cho người giàkhông nơi nương tựa, chính sách xã hội đối với gia đình có công với cáchmạng, gia đình neo đơn, hay các chương trình xây dựng hệ thống nước ngọt đểcung cấp nước cho mùa khô, đào kênh rửa phèn, ngăn mặn…

Tóm lại, để phát huy được vai trò của thuế trong nền kinh tế, phải sử dụng thuế

đúng với chức năng của nó Tuy nhiên, vai trò của thuế đối với nền kinh tế ở mỗiquốc gia không giống nhau mà tuỳ thuộc vào “nghệ thuật sử dụng” công cụ thuếcủa mỗi quốc gia đó Vấn đề có tính nguyên tắc là thuế phải luôn luôn phù hợp vớimục tiêu, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và là công cụ đắc lực cho việc thực

Trang 11

hiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từngthời kỳ nhất định Đó cũng là lý do mà các quốc gia phải thường xuyên rà soát mứcđộ phù hợp của hệ thống thuế với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cuả mình,thực hiện các cải cách thuế kịp thời nếu thấy cần thiết.

1.2.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP1.2.1 Giới thiệu về thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

a/ Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế thuộc thuế thu vào thu nhập-nhữngsắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cánhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nướcvà thực hiện công bằng xã hội Có thể hiểu pháp luật thuế thu vào thu nhập là tổnghợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của các cánhân, tổ chức có phát sinh thu nhập theo qui định của pháp luật.

Trên thế giới, loại thuế này có những tên gọi khác nhau, tuỳ theo quan niệmhoặc quy định pháp luật của mỗi nước, nhiều khi trong các tài liệu khác nhau cũngcó tên gọi không giống nhau do việc sử dụng các thuật ngữ qua dịch thuật Theo đó,thuế thu nhập doanh nghiệp còn được gọi là thuế công ty (corporation tax); thuế thunhập công ty (corporation income tax); thuế lợi tức (profit tax) hoặc thuế lợi tứccông ty (corporation profit tax) Nhiều ý kiến cho rằng “thu nhập doanh nghiệp”được sử dụng nhiều hơn, phổ biến hơn, thực dụng hơn và khi sử dụng nó sẽ dễ đánhthuế hơn so với sử dụng phạm trù “lợi tức”.

Về kỹ thuật lập pháp, các nước trên thế giới cũng có những cách thức khônggiống nhau trong việc ban hành các đạo luật thuế đánh vào thu nhập của pháp nhân.Có nước ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Việt Nam là một thí dụ), cũngcó nước ban hành đạo luật thuế thu nhập chung, trong đó có các chương, mục quyđịnh về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, phạm trù “thu nhập doanh nghiệp” được biết đến kể từ khi triểnkhai công tác nghiên cứu và ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997,thi hành từ 1999 để thay thế cho Luật thuế lợi tức trước đây.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 không đưa ra khái niệm cụ thể vềthuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ vào điều 2 về người nộp thuế và điều 3 về thunhập chịu thuế thì có thể đưa ra khái niệm như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp là

Trang 12

loại thuế thu vào thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanhhàng hoá, dịch vụ và các khoản thu nhập khác hợp pháp cuả các tổ chức (còn đượcgọi là các doanh nghiệp).

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì thuế thu nhậpdoanh nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ (1), không còn điều tiết thu nhâp của cá nhân có thu nhập từhoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượngchịu thuế thu nhập cá nhân).

b/ Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp

Đặc điểm của thuế trực thu là tính chất luỹ tiến do việc đánh thuế có tính đếnkhả năng của người nộp, tuy nhiên thuế thu nhập doanh nghiệp thường không sửdụng thuế suất luỹ tiến mà sử dụng thuế suất đồng nhất (flat tax rate) Mức thuế suấtkhác nhau có thể được áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số loại thunhập khác nhau vì mục tiêu chính sách

Thuế thu nhập doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thể hiện bằng việc loạithuế này thu trực tiếp trên phần thu nhập phát sinh của doanh nghiệp, người nộpthuế đồng thời là người chịu thuế.

- Đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập có nguồn gốcphát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, dưới góc độ lý luận, để thu nhập được coi là thu nhập chịu thuế phảithỏa mãn 2 điều kiện:

 Có hành vi kinh doanh phát sinh trên thực tế không phân biệt tư cách chủ thểlà doanh nghiệp hay là các tổ chức khác, có đăng ký kinh doanh hay khôngcó đăng ký kinh doanh (đăng ký dưới các hình thức khác theo Luật các tổchứ tín dụng, Luật Luật sư, Luật Đầu tư…)

 Có thu nhập thực tế hợp pháp phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinhdoanh trên và các khoản thu nhập khác.

-Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là mọi tổ chức và doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh.

- Mức độ điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp là rất lớn.1() Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008

Trang 13

-Mục đích cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp là động viên một phần thunhập vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa phát sinh thu nhập.

Những đặc điểm nêu trên đặt ra yêu cầu phải xem xét mối quan hệ giữa thuế thunhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, giữa chính sách thuế với chính sáchphát triển kinh tế cũng như các cam kết quốc tế về tự do hoá thương mại và bảo hộđầu tư.

1.2.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với nhà nước trong nềnkinh tế thị trường hiện nay Thể hiện:

a/ Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chứcnăng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tất cả các thành phầnkinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật, được phápluật bảo vệ Doanh nghiệp nào có lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tàichính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhậpcao Ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạnchế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Thực tế cho thấy là,các bộ phận có thu nhập cao là những người được hưởng các điều kiện phúc lợinhiều hơn Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanhnghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêucầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng,hợp lý.

b/ Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước

Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhómkinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận (đối tượng nộp thuế là cá nhân trong trường hợpnày có điều kiện khác với trường hợp cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân) Nền kinhtế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữvững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càngmang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhànước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.

Trang 14

c/ Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược,phát triển toàn diện của Nhà nước

Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vàonhững ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiênphát triển trong từng giai đoạn nhất định.

d/ Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng củaNhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hộitrong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thốngpháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò củathuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kểcả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.

1.2.2 Quy chế pháp lý về thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hànhcủa Việt Nam

Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiệnthông qua nhiều hình thức khác nhau Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhậpdoanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XXvà áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh ápdụng chế độ trích nộp lợi nhuận) Từ năm 1990, Quốc hội ban hành Luật thuế Lợitức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sảnxuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sởlợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.

Khắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999

Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửađổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.

Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới(sau đây gọi là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày01/01/2009

Các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Namgồm các nhóm văn bản chính sau:

a/ Văn bản quy định chung:

Trang 15

- Công văn 2967/TCT-CS về điểm mới Thông tư 123/2012/TT-BTC về thuế thunhập doanh nghiệp

-Quyết định 3027/QĐ-BTC đính chính Thông tư 130/2008/TT-BTC và Nghịđịnh 124/2008/NĐ-CP

b/ Văn bản về các chính sách ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Nghị quyết 29/2012/QH13 chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chứcvà cá nhân

- Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 29/2012/QH13 về chính sáchthuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

-Thông tư 140/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2012/NĐ-CP, hướng dẫnNghị quyết 29/2012/QH13 về chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổchức và cá nhân.

- Nghị quyết 08/2011/QH13 bổ sung giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăncho doanh nghiệp và cá nhân.

Trang 16

-Nghị định 53/2010/NĐ-CP quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, thuế thu nhậpdoanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnhđịa giới hành chính.

- Thông tư 176/2010/TT-BTC hướng dẫn doanh nghiệp trích trước vào chi phíkhi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp để tạo nguồn hỗ trợ chocác huyện nghèo thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

- Quyết định 53/2004/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu côngnghệ cao.

- Thông tư 61/2007/TT-BTC hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về thuế

1.2.2.2 Phạm vi áp dụngcủa thuế thu nhập doanh nghiệp

a/ Đối tượng chịu thuế:

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 3, luật thuếthu nhập doanh nghiệp năm 2008 Cụ thể là các thu nhập chịu thuế bao gồm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ(2)

- Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bấtđộng sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyểnnhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bánngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòiđược; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinhdoanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thunhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam(3).

Ngoài ra, điều 4, luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định về các thunhập không phải chịu loại thuế này (thu nhập được miễn thuế) Cụ thể:

- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thànhlập theo Luật Hợp tác xã.

2() Khoản 1, Điều 3, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

3() Khoản 2, Điều 3, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Trang 17

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanhnghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, ngườinhiễm HIV Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dànhriêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.

- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoahọc, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại ViệtNam.

b/ Đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, hay còn được gọi là người nộpthuế, là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhậpchịu thuế phát sinh theo quy định của luật thu nhập doanh nghiệp, bao gồm các đốitượng được quy định tại điều 1, luật này

Đối tượng nộp thuế được chia thành 2 nhóm sau đây:

b.1 Đối tượng nộp thuế là các tổ chức là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất,kinh doanh hàng hóa dịch vụ:

Bao gồm:

-Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: -Doanhnghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợpdanh, Công ty nhà nước, Nhóm công ty.

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đâygọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sởthường trú tại Việt Nam.

Tại khoản 3, Điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Cơsở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà

Trang 18

thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộhoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải,

hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tạiViệt Nam;

 Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

 Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làmcông hay một tổ chức, cá nhân khác;

 Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

 Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợpđồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyềnký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyênthực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã: hợp tác xã, liên minh hợp tác xãvà tổ hợp tác.

b.2 Đối tượng nộp thuế là các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã cóthực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập:

Bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồmTổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

b.3 Một số lưu ý khi xác định đối tượng nộp thuế:

-Đối với tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã thì đương nhiên là đối người nộpthuế nếu có thu nhập hợp pháp không phân biệt nguồn gốc thu nhập của doanhnghiệp, hợp tác xã

- Đối với tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thì chỉ trở thành ngườinộp thuế nếu tổ chức có thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có thunhập

- Về mặt lý luận, để xác định quốc tịch của tổ chức phải căn cứ vào quốc gia nơitổ chức đó được thành lập Theo đó, nếu tổ chức được thành lập theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam cấp

Trang 19

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì gọi là tổ chức Việt Nam; ngược lại nếutổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài đến Việt Namđể thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì gọi là tổ chức nước ngoài.

1.2.2.3 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 6, luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, căn cứ tínhthuế bao gồm 2 yếu tố là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo công thức sau:

a/ Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừthu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.(4)

a.1 Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt độngsản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài ViệtNam.(5)

a.1.1 Doanh thu:

Yếu tố doanh thu được quy định tại điều 8, luật thuế thu nhập doanh nghiệp2008 Theo đó, doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịchvụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.

Một số đặc điểm của doanh thu:

- Doanh thu không chỉ là tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ màcòn bao gồm cả tiền có được do nhà nước trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sởkinh doanh được hưởng

- Doanh thu được xác định tại thời điểm có căn cứ làm phát sinh mà không phânbiệt đã thu được tiền hay chưa Bởi vì:

4() Khoản 1, Điều 7, luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

5() Khoản 2, Điều 7, luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Việt NamThu nhập tính

chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế

-Các khoản lỗ được kết chuyển từ các

năm trước

Trang 20

 Việc thu được tiền hay chưa không phải là trách nhiệm của nhà nước mà làtrách nhiệm của cơ sở kinh doanh.

 Quy định này nhằm hạn chế các cơ sở kinh doanh cấu kết với nhau nhằm kéodài thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước để chiếmdụng ngân sách nhà nước

- Đồng tiền làm căn cứ tính thuế là đồng Việt Nam.

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trịgia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế giá trị giatăng Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuếgiá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu baogồm cả thuế giá trị gia tăng.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định nhưsau:

- Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyềnsử dụng hàng hoá cho người mua

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ chongười mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ Trường hợp thời điểmlập hoá đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác địnhdoanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế một số trường hợp cụ thể:

- Hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì doanh thu là tiềnbán hàng hoá, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãitrả chậm

- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộđược xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặctương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nộibộ (Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệpsản xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng, không bao gồm loại sử dụng đểtiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp).

- Hoạt động gia công hàng hoá: Doanh thu là tiền thu về hoạt động gia công baogồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khácphục vụ cho việc gia công hàng hoá

Trang 21

-Hoạt động cho thuê tài sản: Doanh thu là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợpđồng Nếu bên đi thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tínhthu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.

- Hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính: Doanh thu là tiền lãi cho vay, doanh thuvề cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế.

- Hoạt động vận tải: Doanh thu là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách,hàng hoá, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế.

- Hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trênhoá đơn giá trị gia tăng Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịuthuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên hoá đơn tính tiềnđiện, tiền nước sạch

- Hoạt động kinh doanh sân gôn: Doanh thu là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơigôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm: Doanh thu là số tiền phải thuvề thu phí bảo hiểm gốc, thu phí về dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giảiquyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%);thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thukhác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản hoàn hoặc giảm phí bảohiểm, phí nhận tái bảo hiểm; các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng táibảo hiểm.

Trường hợp đồng bảo hiểm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của từngbên trong hợp đồng (Hợp đồng bảo hiểm) là tiền thu phí bảo hiểm gốc đượcphân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho mỗi bên chưa bao gồm thuế giá trị giatăng

Đối với hợp đồng bảo hiểm thoả thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu đểtính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ

Trang 22

-Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: Doanh thu là giá trị công trình, giá trịhạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặtnghiệm thu

- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:

- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quảkinh doanh bằng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ thì doanh thu tính thuế làdoanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.

 Trường hợp các bên phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanhthu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợpđồng

 Trường hợp các bên phân chia kết quả bằng lợi nhuận trước thuế thu nhậpdoanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bánhàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng Các bên phải cử ra một bên làm đại diện cótrách nhiệm xuất hoá đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuậntrước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợptác kinh doanh Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiệnnghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành. Trường hợp các bên phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiềnbán hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng Các bên tham gia hợp đồng hợp táckinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hoá đơn, ghinhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay chocác bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, trò chơi điện tử có thưởng,kinh doanh giải trí có đặt cược): Doanh thu là số tiền thu từ hoạt động này baogồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ (-) số tiền đã trả thưởng cho khách.

-Hoạt động kinh doanh chứng khoán: Doanh thu là các khoản thu từ dịch vụ môigiới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danhmục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, pháthành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoánkhác theo quy định của pháp luật.

- Đối với dịch vụ tài chính phái sinh: Doanh thu là số tiền thu từ việc cung ứngcác dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế.

Trang 23

a 1.2 Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế (6)

Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế là các khoản chiphí thỏa mãn được các dấu hiệu sau:

- Đây phải là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quátrình tạo ra doanh thu của cơ sở kinh doanh

- Chi phí này phải là khoản chi phí hợp lý, có căn cứ.

- Chi phí này phải là khoản chi phí hợp lệ

Điều này được cụ thể hóa tại Khoản 1, Điều 9, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp2008 khi đưa ra 2 điều kiện để tính khoản chi phí hợp lý được trừ:

-Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp;

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều này cũng quy định về các khoản chi không được trừkhi xác định thu nhập chịu thuế Bao gồm:

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều này, trừphần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng kháckhông được bồi thường.

-Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sởthường trú tài Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luậtViệt Nam quy định.

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt mứctiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tếxuất kho.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải làtổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản doNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

- Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;6() Điều 9, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Trang 24

-Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lậpviên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh;tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao độngnhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định củapháp luật;

- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theophương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

-Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánhtiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chibáo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sảnxuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệpthành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thànhlập Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này;đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua củahàng hóa bán ra;

- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên taivà làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.

a.1.3 Các khoản thu nhập khác:

Thu nhập khác được quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật thuế thu nhập doanhnghiệp và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Mục V, Phần C của Thông tư số130/2008 Đây là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà không thuộccác ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của doanhnghiệp, gồm các khoản sau:

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán (hướng dẫn chitiết tại Phần E, Thông tư số 130/2008).

Trang 25

- Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ; Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phátsinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệchtỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối nămtài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bảngiai đoạn trước hoạt động sản xuất, kinh doanh).

- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất cáckhoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảohành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian tríchlập không sử dụng hoặc sử dụng không hết

- Khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được.

- Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

- Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, đểđiều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hìnhdoanh nghiệp, trừ trường hợp đánh giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệpNhà nước thành công ty cổ phần

-Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền,bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán,thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.

- Tiền đền bù về tài sản trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi phíliên quan như: chi phí di dời, giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phíkhác (nếu có) Riêng tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dờicủa các doanh nghiệp di chuyển địa điểm theo quy hoạch của cơ quan Nhà nước

Trang 26

có thẩm quyền mà giá trị của các khoản hỗ trợ, đền bù sau khi trừ các chi phíliên quan (nếu có), phần còn lại doanh nghiệp sử dụng theo quy định của phápluật có liên quan.

- Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụkhông tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phụcvụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo rakhoản thu nhập đó.

- Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phítiêu thụ

-Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinhtế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp(trong trường hợp các bên tham gia liên doanh, liên kết cam kết và thống nhấtquy định trong Hợp đồng điều khoản chia thu nhập trước thuế).

- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ởnước ngoài

- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thực hiện kê khai và nộp thuế thunhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế số 14/2008 của Việt Nam theothuế suất 25%, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đầutư

- Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối vớicác trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế.

- Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thunhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhậpdoanh nghiệp) ở nước ngoài thì khi tính thuế phải nộp tại Việt Nam, doanhnghiệp được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếpnhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế đượctrừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo thuế suất 25%.

- Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án đầu tư tạinước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, doanh nghiệp kêkhai và nộp thuế theo quy định tại Hiệp định.

Trang 27

-Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ trừkhoản tài trợ được miễn thuế quy định tại Khoản 7, Điều 4, Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp số 14/2008 và được sử dụng đúng mục đích tài trợ.

- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

a.2 Thu nhập được miễn thuế:(7)

Các khoản thu nhập sau là những khoản thu nhập được miễn thuế:

- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thànhlập theo Luật hợp tác xã.

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanhnghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, ngườinhiễm HIV Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dànhriêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.

- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoahọc, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại ViệtNam.

7() Điều 4, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

8() Thông tư số 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp

9() Điều 16, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Trang 28

-Doanh nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thunhập tính thuế Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếptheo năm phát sinh lỗ.

- Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản chỉ được chuyểnsố lỗ vào thu nhập tính thuế của hoạt động này.

a.4 Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp(10):

Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp đầy mạnh nghiên cứu khoahọc và đối mới công nghệ, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 có quy định ưu đại cho doanh nghiệp tronglĩnh vực này

Cụ thể:

Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Namđược trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoahọc và công nghệ của doanh nghiệp Mức 10% là mức tối đa mà doanh nghiệpđược trích lập Căn cứ vào thu nhập thực tế và yêu cầu phát triển khoa học côngnghệ, hàng năm, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoahọc và công nghệ và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện.

-Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụngkhông đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuếthu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sửdụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thunhập doanh nghiệp đó.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suấtáp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết làlãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi vàthời gian tính lãi là hai năm.

Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đíchlà lãi phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế và thời gian tính lãi làkhoảng thời gian kể từ khi trích lập quỹ đến khi thu hồi.

10() Điều 17, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Ngày đăng: 01/04/2014, 21:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài chính: - Các quy định pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Hoàn Mỹ
Sơ đồ t ổ chức phòng kế toán tài chính: (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w