Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước trong việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các quy định pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Hoàn Mỹ (Trang 50 - 52)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH (16)

3.2.1. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước trong việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

THU NHẬP DOANH NGHIỆP

3.2.1. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước trong việc quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp doanh nghiệp

Đối với mỗi quốc gia, thuế một vai trò hết sức quan trọng, vừa là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn tại của nhà nước vừa được nhà nước sử dụng như một công cụ để thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu nhất định. Trong hệ thống thuế nước ta, thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện từ rất sớm và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Ngân sách nhà nước có thu ổn định thì mới có thể đầu tư phát triển đất nước. Do vậy, việc đảm bảo hoạt động thu thuế là một việc hết sức quan trọng.

Đứng trước những cải cách về thuế thu nhập doanh nghiệp sắp tới đã có rất nhiều ý kiến sửa đổi, bổ sung luật thuế được đưa ra. Nếu lựa chọn được những kiến nghị hợp lý, đúng đắn nhất thì luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới khi đi vào thực tế mới phát huy được hết tác dụng của mình.

Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QÐ-TTg đã nêu rõ: Ðiều chỉnh giảm mức thuế suất chung thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Có thể thấy được, việc giảm thuế trong giai đoạn này là điều chắc chắn. Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì lộ trình giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống thấp hơn mức 25% như hiện hành cần nhanh chóng. Tuy nhiên, bao lâu thì giảm và giảm như thế nào lại là vấn đề cần bàn luận kĩ hơn.

Nói về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thiết nghĩ, dù là cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hay không có hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc chia ra làm 2 loại để áp dụng 2 đạo luật về thuế khác nhau cũng làm cho người nộp thuế băn khoăn. Việc đối tượng nộp thuế là cá nhân chỉ áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân để điều chỉnh còn thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ rõ ràng hơn nhiều. Điều này còn tránh cho người nộp thuế là cá nhân khỏi suy nghĩ cảm thấy không công bằng khi số thuế phải nộp là khác nhau giữa quy định của 2 đạo luật này.

Thứ hai là nói về ưu đãi trong thuế thu nhập doanh nghiệp. Ưu đãi đối với người hoạt động sản xuất, kinh doanh có áp dụng đạo luật này nhằm khuyến khích

đầu tư cũng như hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, khi quy định không chặt chẽ sẽ làm sai lệch đi mục đích ban đầu của sự ưu đãi trong thuế này, tạo điều kiện cho người nộp thuế lách luật nhằm trốn thuế. Việc này không chỉ làm mục đích không đạt được mà còn làm thất thu ngân sách Nhà nước. Vì vậy, ưu đãi đối với đối tượng nào và ưu đãi như thế nào, ở đâu, bao giờ cũng là vấn đề cần được xem xét lại.

Thứ ba là vấn đề đang gây tranh cãi gần đây. Mặc dù bất cứ vấn đề bất cập nào cũng sẽ gây tranh cãi về cách cải cách, sửa đổi, tuy nhiên, trong thời kì khủng hoảng kinh tế, giá cả hàng hóa tăng cao, cung nhiều, cầu ít như nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì số thuế trực thu là thuế thu nhập doanh nghiệp mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước lại là mất dễ thấy và dễ tính nhất đối với các doanh nghiệp. Sau mỗi lần sửa đổi, bổ sung, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp lại được giảm. Thế nhưng vào thời điểm hiện tại, với mức thuế suất 25%, các doanh nghiệp cho rằng đã không còn phù hợp nữa.

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu. Tại châu Âu, thuế suất bình quân thuế thu nhập doanh nghiệp của nhiều nước đã giảm từ khoảng 40% năm 1995 xuống còn 23% năm 2012. Gần đây, nhiều nước ASEAN cũng đã tiến hành giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và có kế hoạch tiếp tục giảm hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể: Xin-ga-po đã giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 26% năm 2000 xuống còn 17%. Ma- lai-xi-a cũng giảm từ 28% xuống còn 25%. Các nước như Bru-nây có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ ở mức 22%; Cam-pu-chia là 20%... Nếu tính bình quân toàn cầu thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 24,9%. Rõ ràng, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những xu hướng quốc tế về thuế thu nhập doanh nghiệp đang diễn ra hiện nay.(18) Việc giảm thuế sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tích lũy vốn, tái sản xuất đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp nộp Ngân sách nhà nước ít hơn, phần giảm nộp sẽ đầu tư tái tạo mở rộng sản xuất kinh doanh và sẽ là điều kiện để nộp vào ngân sách Nhà nước chu kỳ sau.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra là, giảm bao nhiêu và bao lâu thì giảm?

Một điều chắc chắn là thuế suất sẽ giảm xuống dưới 25%. Nhiều ý kiến đưa ra là nên giảm dần từ dưới 25% về đến 20% theo một lộ trình nhất định. Điều đó cũng có cái lý của nó. Sự thật là nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong 18() Báo điện tử vietnamplus.vn, ra ngày 29/08/2012

các nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Việc giảm từ từ mức thuế suất sẽ tạo điều kiện cho ngân sách có thời gian thích ứng và điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, phải nhìn vấn đề này dưới nhiều góc độ để thấy rõ bản chất hơn. Cần phải biết rằng, việc giảm thuế chỉ áp dụng được với những doanh nghiệp “còn sống” và làm ăn có lãi. Trên thực tế, thời gian qua, số lượng doanh nghiệp phá sản hay chỉ còn tồn tại nhưng không có sức sống không phải là số lượng nhỏ, số doanh nghiệp có thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là đa số. Do vậy cho rằng việc giảm thuế nhưng giảm từ từ theo lộ trình như thế cũng không thể giúp được đáng kể cho doanh nghiệp. Kiến nghị đưa ra là nên giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 20%. Số thuế doanh nghiệp không phải nộp đó có thể tái đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Mặc dù ngân sách nhà nước sẽ thâm hụt nhưng có thể cải thiện bằng các biện pháp khác như giảm chi công, quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn nguồn vốn ngân sách… Cùng với việc giảm thuế suất cần kết hợp có hiệu quả hơn với các biện pháp khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp rõ ràng và minh bạch chính là yếu tố quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, thực tế việc cải cách chính sách thuế thu nhập doanh ở các nước gần đây cho thấy, vấn đề bảo đảm bền vững nguồn thu ngân sách được nhiều nước đặc biệt chú ý, nhất là trong bối cảnh gia tăng nợ công ở nhiều nước. Cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đồng thời phải gắn với các biện pháp cải cách về hành chính thuế, từng bước giảm chi phí tuân thủ về thực hiện nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Vì vậy, sự lựa chọn bước đi và lộ trình cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến sự đánh đổi giữa nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó một mặt phải bảo đảm sự ổn định nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác phải hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phát triển.

Một phần của tài liệu Các quy định pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Hoàn Mỹ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w