1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tốt nghiệp gia tăng lợi nhuận tại công ty Vàng

56 269 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 313,5 KB

Nội dung

Đại học kinh tế quốc dân -1- Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………5 Chương I. Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp…………………..7 I/ Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp ……………….7 1. Nguồn gốc lợi nhuận …………………………………………………………7 2. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp ………………………………………7 3. Kết cấu lợi nhuận ……………………………………………………………..8 3.1. Lợi nhuận kinh doanh ………………………………………………………9 3.2. Lợi nhuận khác ……………………………………………………………...9 4. Vai trò của lợi nhuận ………………………………………………………..10 4.1. Lợi nhuận đối với doanh nghiệp …………………………………………..11 4.2. Lợi nhuận đối với người lao động …………………………………………12 4.3. Lợi nhuận đối với ngân sách nhà nước ……………………………………13 II/ Phương pháp xác định và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp ………….14 1. Phương pháp xác định lợi nhuận …………………………………………….14 1.1. Đối với hoạt động kinh doanh …………………………………………….14 1.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ …………14 1.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính ………………………………………...15 1.2. Đối với hoạt động khác …………………………………………………….16 2. Phân phối lợi nhuận ………………………………………………………….17 III/ Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ……………………………………………..17 1. Tổng lợi nhuận ………………………………………………………………18 2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ………………………………………………….18 3. Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh ……………………………………………19 SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -2- Chuyên đề tốt nghiệp 4. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí …………………………………………………….19 IV/ Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận …………………………………..19 1. Những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ……………………………………..19 1.1. Những nhân tố khách quan ………………………………………………...19 1.1.1. Chính sách kinh tế của nhà nước ………………………………………...19 1.1.2. Chính sách lãi suất ……………………………………………………….20 1.1.3. Thị trường và cạnh tranh …………………………………………………20 1.1.4. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ……………………………………….21 1.1.5. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ………………………………………...21 1.2. Những nhân tố chủ quan …………………………………………………...21 1.2.1. Nhân tố con người ……………………………………………………….21 1.2.2. Khả năng về vốn …………………………………………………………21 1.2.3. Về trình độ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ………………………..22 1.2.4. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ………………………………...22 2. Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận …………………………………….23 2.1. Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới tăng doanh thu …23 2.2. Giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm …………………………………23 2.3. Tăng cường công tác quản lý tài chính …………………………………….23 2.3.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ……………………….23 2.3.2. Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp ……………………………………………………………………24 2.3.3. Phân phối và sử dụng lợi nhuận một cách hợp lý ………………………..24 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ VÀNG BẮC Á……………………………………………………26 I/ Tổng quan chung về công ty cp đầu tư tài chính và vàng bắc á ……………...26 SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -3- Chuyên đề tốt nghiệp 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ………………………………26 2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty ………………………………….28 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ………………………28 4. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại công ty …………………….28 4.1. Bộ máy quản lý ……………………………………………………………28 4.2. Bộ máy kế toán ……………………………………………………………30 5. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ……………..30 II/ Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ………………………………….33 1. Kết cấu lợi nhuận của công ty ………………………………………………33 2. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty theo kết cấu ……………………..33 2.1. Phân tích tình hình lợi nhuận kinh doanh …………………………………33 2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ …………33 2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính ………………………………………..34 2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận khác …………………………………………35 3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, chi phí và vốn kinh doanh tại Công ty cp đầu tư tài chính và vàng bắc á ………….35 3.1. Đánh giá tỷ suất LNKD/DT ………………………………………………..36 3.2. Đánh giá tỷ suất LNKD/GV ……………………………………………….37 3.3. Đánh giá tỷ suất LNKD/VKDbq …………………………………………..37 3.4. Đánh giá tỷ suất LNKD/VCSH …………………………………………….38 4. Phân phối lợi nhuận tại công ty cp đầu tư tài chính và vàng bắc á …………..38 Chương III. Các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cp đầu tư tài chính và vàng bắc á …………………………………………………………..39 I/ Những nét chung về tình hình lợi nhuận của công ty ……………………….39 1. Những mặt đã đạt được và kết quả ………………………………………….39 SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -4- Chuyên đề tốt nghiệp 2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ……………………………………..…39 II/ Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty …………………….39 III/ Biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cp đầu tư tài chính và vàng bắc á …………………………………………………………………………….41 1. Các biện pháp nhằm tăng doanh thu …………………………………………41 2. Các biện pháp quản lý chi phí và tiến tới giảm chi phí ………………………44 3. Các giải pháp nhằm định hướng phát triển công ty trong thời gian tới..47 Kết luận …………………………………………………………………………55 Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………………...56 SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -5- Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trải qua nhiều năm đổi mới, đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tuy làm ăn thăng trầm có khác nhau nhưng phần lớn doanh nghiệp đã rút ra được nhiều bài học quý giá trong sản xuất kinh doanh, thích nghi với kinh tế thị trường. Nếu như trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh đơn thuần sản xuất và giao nộp sản phẩm theo kế hoạch ấn định từ trên xuống mà không cần quan tâm đến chất lượng, giá thành và lợi nhuận thì ngày nay đối mặt với kinh tế thị trường, khi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tính toán hiệu quả mà là hiệu quả thật sự chứ không phải “lãi giả, lỗ thật” như trước đây. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đặt trên cơ sở thị trường, năng suất, chất lượng, hiệu quả đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội cũng như của mỗi doanh nghiệp. Cơ chế thị trường đòi hỏi vừa nâng cao năng suất, vừa tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất vì lợi ích sống còn của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Doanh nghiệp dựa trên chiến lược chung của cả nước để xây dựng chiến lược riêng của mình nói đúng hơn là dựa trên tín hiệu của thị trường mà xây dựng chiến lược theo nguyên tắc: phải bán những thứ mà thị trường cần chứ không phải bán những gì mình có. Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đã thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào những ngành nghề mới… với mục đích cuối cùng là đạt được chỉ tiêu lợi nhuận ngày càng lớn. Hiện nay, có rất nhiều người còn chưa hiểu rõ về lợi nhuận và hiệu quả kinh tế, họ thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy lợi nhuận là gì và có vai trò như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Với mục đích tìm hiểu về lợi nhuận và hoạt động kinh doanh trong hoạt động tài SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -6- Chuyên đề tốt nghiệp chính của các doanh nghiệp, em đã đến thực tập tại Công ty CP Đầu Tư Tài Chính và Vàng Bắc Á. Sau một thời gian học hỏi, nghiên cứu em đã chọn đề tài: “Lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty CP Đầu Tư Tài Chính và Vàng Bắc Á” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm ba chương: - Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp. - Chương II: Tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần cổ phần đầu tư tài chính và vàng Bắc Á - Chương III: Những giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư tài chính và Vàng Bắc Á Vì điều kiện thời gian có hạn và kiến thức thực tế chưa nhiều nên chuyên đề tốt nghiệp của em còn có những khuyết điểm. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo hướng dẫn ThS Lê Thu Thủy cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -7- Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP I. LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬNTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Nguồn gốc lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. 2. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp Bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải quyết định cho mình những mục tiêu hoạt động và lấy đó làm cái đích để hướng tới, trong đó mục tiêu chung nhất, tổng quát nhất là mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu vì mục tiêu này đã xem xét, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới góc độ thời gian, rủi ro và nhiều yếu tố khác. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải đồng thời đảm bảo nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đóng vai trò cơ bản, quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.. Vậy lợi nhuận là gì? Tại sao nó lại được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm như vậy? Quan điểm của K.Marx về lợi nhuận: “Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”. Các nhà kinh tế học hiện đại như P.Samuelson và D.Norhaus lại cho rằng: “Lợi nhuận là khoản thu dôi ra, bằng tổng số thu trừ tổng số chi”, hay nói cách khác “Lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của một doanh SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -8- Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp và tổng chi phí”. Nhất trí với quan điểm này, D.Begg, S.Fiser và R.D.Bush cho rằng: “Lợi nhuận là khoản dôi ra so với chi phí”. Các quan điểm trên tuy cách nói có khác nhau nhưng thực tế đều thống nhất rằng: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp. Ngày nay, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cho rằng: Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Kết cấu lợi nhuận Theo cách phân chi các hoạt động của doanh nghiệp thành: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường thì kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được phân chia thành 3 loại tương ứng: - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ còn gọi là kinh doanh chính của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đưa lại. Các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp thường là hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư mua bán chứng khoán, thu lãi tiền gửi…. - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là lợi nhuận từ các hoạt động mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những hoạt động không mang tính chất thường xuyên như: Thanh lý tài sản, thu từ vi phạm hợp đồng, thu tiền phạt hủy bỏ hợp đồng. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tài chính là một hoạt động thường xuyên cũng là một trong hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận. Do đó hoạt động tài chính là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân -9- Chuyên đề tốt nghiệp Việc xem xét kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc cho ta thấy được các hoạt động tạo lợi nhuận, từ đó, đánh giá kết quả của từng hoạt động, tìm ra các mặt tích cực cũng như tồn tại trong từng hoạt động đề ra các quyết định thích hợp nhằm lựa chọn đúng hướng đầu tư vốn của doanh nghiệp mang lại nhiều hiệu quả hơn. 3.1 Lợi nhuận kinh doanh Là khoản chênh lệch lớn giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và chi phí đã bỏ ra của khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. Đây là khoản thu nhập thường xuyên và là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Đây là khoản chênh lệch lớn hơn giữa khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp bao gồm: hoạt động cho thuê tài chính, mua bán ngoại tệ, lãi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi cho vay vốn, tham gia hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư mua bán chứng khoán…. 3.2 Lợi nhuận khác Là lợi nhuận từ các hoạt động khác mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc những hoạt động không mang tính chất thường xuyên như: - Thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dư thừa. - Thu từ chuyển nhượng thanh lý TSCĐ. - Nợ khó đòi đã xóa sổ nay đã thu hồi được. - Hoàn nhập các khoản dự phòng. - Tiền phạt do đối tác vi phạm hợp đồng SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 10 - Chuyên đề tốt nghiệp Việc xem xét nội dung của lợi nhuận doanh nghiệp cho thấy được các hoạt động tạo lợi nhuận, từ đó đánh giá kết quả của từng hoạt động, tìm ra các mặt tích cực cũng như tồn tại trong từng hoạt động nhằm đưa ra các quyết định thích hợp để lựa chọn đúng hướng đầu tư vốn của doanh nghiệp, mang lại nhiều hiệu quả hơn. 4. Vai trò của lợi nhuận Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Qua đó cho thấy lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. a) Đối với doanh nghiệp Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền KTTT là nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật. Thật vậy, vì lợi nhuận cao nên các doanh nghiệp luôn luôn tìm cách đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm mới, quản lý chặt chẽ chi phí, hạ giá thành để đưa ra thị trường ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý, thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần và giành lợi thế trong cạnh tranh với đối thủ khác, chống tụt hậu và vươn lên trình độ cao của ngành, của khu vực và thế giới. Lợi nhuận đối với daonh nghiệp không chỉ là nguồn tích lũy để tái sản xuất mở rộng có tính chất quyết định đối với phát triển doanh nghiệp, mà còn là nguồn để khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động, cải thiện đời sống người lao động, thúc đẩy họ ra sức sáng tạo, nâng cao tay nghề để có năng suất lao động cao, sản phẩm được hoàn thiện, gắn chặt nỗ lực của họ với kết quả sau cùng của họ. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 11 - Chuyên đề tốt nghiệp Lợi nhuận còn là nguồn để doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội như làm từ thiện, nuôi các bà mẹ anh hùng, các người có công với cách mạng và thực hiện tài trợ cho các phong trào nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, bởi đó cũng là một các để đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với người dân. b) Đối với kinh tế xã hội Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ là một bộ phận của thu nhập thuần túy của doanh nghiệp mà đồng thời là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và là nguồn tích lũy quan trọng nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội và đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội. Lợi nhuận có mỗi quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như chỉ tiêu về đầu tư, sử dụng các yếu tố đầu vào, chi phí và giá thành sản xuất, các chỉ tiêu đầu ra và các chính sách tài chính nhà nước. Tóm lại, phấn đấu tăng lợi nhuận là một đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, là mục tiêu của các doanh nghiệp. 4.1 Lợi nhuận đối với doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp: - Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 12 - Chuyên đề tốt nghiệp thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại. - Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng. - Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... - Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo. 4.2 Lợi nhuận đối với người lao động Đối với người lao động mà nói, lợi nhuận chính là kết quả đúc kết từ sức lao động mà ra. Lợi nhuận doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới đời sống của người lao động. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ có điều kiện quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Nếu lương cao, ổn định và được hưởng nhiều quyền lợi từ các quỹ thì đời sống người lao động không những được cải thiện mà còn khuyến khích họ hăng say hơn trong công việc, nâng cao năng suất lao động, người lao động làm việc có trách nhiệm hơn đối với doanh nghiệp, gắn bó với doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy hoạt SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 13 - Chuyên đề tốt nghiệp động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Điều này không những giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng hơn nữa và không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4.3 Lợi nhuận đối với ngân sách nhà nước Lợi nhuận luôn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận được coi là một trong những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp. Nói cách khác: lợi nhuận là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao, tức là doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu “tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu”, giá trị tài sản của doanh nghiệp ngày càng tăng, doanh nghiệp có thêm nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất, mở rộng áp dụng công nghệ mới, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao là yếu tố khẳng định tính đúng đắn của phương hướng và chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện tính năng động và khoa học trong tổ chức lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp. Lợi nhuận doanh nghiệp là nguồn thu nhập quan trọng cho NSNN thông qua khoản thuế TNDN, đảm bảo nguồn lực tài chính của nền kinh tế quốc dân, Mặt khác, bằng việc đóng góp một phần lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp đã góp phần đảm bảo cho sự đóng góp công bằng, hợp lí, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có lợi nhuận cao, tức là hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính ổn định và tăng trưởng thì sẽ làm cho nền kinh tế đất nước sẽ ổn định và tăng trưởng. Ngoài ra, lợi nhuận còn giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho xã hội. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 14 - Chuyên đề tốt nghiệp Qua sự phân tích trên ta thấy việc tối đa hoá và gia tăng lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1. Phương pháp xác định lợi nhuận 1.1 Đối với hoạt động kinh doanh 1.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ a. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Thu nhập trước thuế hoạt động kinh doanh) Lợi nhuận HĐSXKD là khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh. LNHĐKD = DT thuần – GVHB – CPBH – CPQLDN Trong đó: - LNHĐSXKD: Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh - DT thuần: Doanh thu thuần. - GVHB: Giá vốn hàng bán. - CPBH: Chi phí bán hàng. - CPQLDN: Chi phí quản lí doanh nghiệp. * Xác định doanh thu thuần DT thuần = Tổng DT – Các khoản giảm trừ DT Trong đó: - DT: Doanh thu Các khoản = Chiết khấu - Giảm giá - Giá trị hàng - Thuế gián thu giảm trừ DT bán hàng hàng bán SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 bán bị trả lại thu hé GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 15 - Chuyên đề tốt nghiệp  Xác định giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán phản ánh trị giá gốc của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được coi là tiêu thụ, được xác định như sau: - Đối với doanh nghiệp sản xuất Giá vốn= Giá thành+Chênh lệch thành Chênh lệch thành= Thành phẩm _Thành phẩm Giá thành sản xuất bao gồm 3 yếu tố chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Đối với doanh nghiệp thương mại Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch HTK Chênh lệch HTK = HTK đầu kì - HTK cuối kì Trong đó: - HTK: Hàng tồn kho. * Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kì như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong bộ phận bán hàng, các chi phí quảng cáo, tiếp thị… * Chi phí quản lí doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liên quan tới việc tổ chức quản lí, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (hay thu nhập trước thuế hoạt động tài chính): Lợi nhuận HĐTC là chênh lệch giữa thu nhập HĐTC và chi phí HĐTC tài chính. Như vậy: SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 16 - Chuyên đề tốt nghiệp Lợi nhuận HĐTC= Thu nhập HĐTC – Chi phí HĐTC - Thu nhập hoạt động tài chính: Là những khoản thu từ việc mua bán trái phiếu, cổ phiếu, từ hoạt động liên doanh, liên kết, lãi về cho thuê tài sản… - Chi phí hoạt động tài chính: Là các chi phí cho việc mua bán chứng khoán, chi phí cho hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn cổ phần… 1.2 Đối với hoạt động khác Theo phương pháp này, lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định trực tiếp từ lợi nhuận HĐSXKD, lợi nhuận HĐTC và lợi nhuận HĐBT của doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận được tổng hợp từ ba bộ phận này là lợi nhuận trước thuế (hay thu nhập trước thuế) của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường (hay thu nhập trước thuế hoạt động bất thường): Lợi nhuận HĐBT là chênh lệch giữa thu nhập HĐBT và chi phí HĐBT. Như vậy: Lợi nhuận HĐBT = Thu nhập HĐBT – Chi phí HĐBT - Thu nhập hoạt động bất thường: Là những khoản doanh nghiệp thu về tiền phạt từ đối tác do bên kia vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi, thu về thanh lÝ, nhượng bán TSCĐ… - Chi phí HĐBT: Là những khoản doanh nghiệp phải chi như chi phạt thuế, chi phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, chi cho thanh lÝ, nhượng bán TSCĐ… Sau khi đã xác định được lợi nhuận từ 3 hoạt động kinh doanh trên ta tính được lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp như sau: Lợi nhuận = Lợi nhuận HĐKD + HĐTC LNST = Thuế TNDN Lợi nhuận HĐBT LNTT = - +Lợi nhuận + Lợi HĐKD nhuận trước thuế HĐTC Thuế TNDN LNTT * Thuế suất thuế TNDN SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 17 - Chuyên đề tốt nghiệp Với: - LNTT: Lợi nhuận trước thuế - LNST: Lợi nhuận sau thuế - Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Phân phối lợi nhuận Việc phân phối và sử dụng lợi nhuận trong doanh nghiệp phụ thuộc bởi chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước đồng thời phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, vào mục tiêu của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra trong một năm hay một kì kế toán được chia thành hai bộ phận như sau: - Một bộ phận được dùng để thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. - Bộ phận còn lại là thực lãi của doanh nghiệp và được sử dụng theo chính sách của chính doanh nghiệp: +) Một bộ phận dùng để phân phối cho chủ sở hữu. +) Một bộ phận dùng để nâng cao chất lượng làm việc của người lao động trong doanh nghiệp như đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ…. +) Một bộ phận còn lại rất quan trọng để lại cho doanh nghiệp dưới hình thức lợi nhuận không phân phối nhằm tăng cường tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp, mở rộng khả năng tăng lợi nhuận trong tương lai và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp. III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN Các chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nó là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các chỉ tiêu chủ yếu gồm: SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân 1. - 18 - Chuyên đề tốt nghiệp Tổng lợi nhuận Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một công ty Hệ số tổng lợi nhuận = (doanh số - trị giá hàng bán theo giá mua)/doanh số bán Khi chi phí lao động và chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm xuống, trừ khi công ty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. Một cách để tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu. 2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữ lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kì nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thế trong kỳ chia cho doanh thu trong kì. Đơn vị tính là % Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Công thức: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu =100% x lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong soanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 19 - Chuyên đề tốt nghiệp càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thu lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ só này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 3. Tỷ sất lợi nhuận/vốn kinh doanh (ROA) Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kì báo cáo chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kì. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp. Công thức = 100% x Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/bình quân tổng giá trị tài sản Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là: Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = tỷ suất lợi nhuận biên x số vòng quay tài sản Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0. thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 20 - Chuyên đề tốt nghiệp quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn kinh doanh phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kì. 4. Tỷ suất lợi nhuận/giá vốn Tỷ số này cho ta biết một đơn vị đồng vốn bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này càng cao chứng tỏ hiểu quả của đồng vốn bỏ ra lớn. IV. 1. 1.1 1.1.1 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN Những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận Những nhân tố khách quan Chính sách kinh tế của nhà nước Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của nó không chỉ chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường mà còn chịu sự chi phối của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vi mô cũng như vĩ mô như: chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ, các văn bản và quy chế quản lý tài chính… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.2 Chính sách lãi suất Chính sách về lãi suất cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến khả năng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi nhà nước nới lỏng lãi suất, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội vay được nhiều tiền hơn, do đó vòng quay vốn sẽ nhanh hơn SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 21 - Chuyên đề tốt nghiệp do lượng vốn lớn hơn. Khi nhà nước thắt chặt lãi suất, việc vay vốn khó khăn hơn, sẽ làm cho tình hình sản xuất kinh doanh cũng khó khăn hơn. 1.1.3 Thị trường và cạnh tranh Thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi cung cấp hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng thị sự biến động của cung và cầu trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ mặt hàng này trên thị trường đang dư thừa nên việc tăng khối lượng hàng hóa bán ra là hết sức khó khăn và có ảnh hưởng bất lợi tới việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu thì mặt hàng này đang được người tiêu dùng ưa chuộng hay nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu trên thị trường, lúc này doanh nghiệp cần có biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán ra để tăng doanh thu. Sự cạnh tranh trên thị trường cũng đang là vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp đều phải đối mặt. Quy luật cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, vì vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược cạnh tranh và hợp lý để thu được hiệu quả cao nhất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.4 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước. Đối với một đất nước có một nền chính trị, xã hội không ổn định, phức tạp thì nền kinh tế của nước đó cũng sẽ không bền vững.. 1.1.5 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Đối với các doanh nghiệp hiện nay thì khoa học kỹ thuật là một phần không thể thiếu. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã góp phần làm nên những SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 22 - Chuyên đề tốt nghiệp thành công cho nền kinh tế cũng như nó làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và sức người. Tuy vậy, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để quản lý. 1.2 Những nhân tố chủ quan 1.2.1 Nhân tố con người Đây là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt với nhau cho sự tồn tại và phát triển của mình thì yếu tố con người càng được khẳng định hơn. Con người cùng với trình độ quản lý tốt, chuyên môn cao, nhạy bén trong công việc và nắm bắt thông tin kịp thời đã tạo thành công lớn cho doanh nghiệp. 1.2.2 Khả năng về vốn Vốn là tiền đề của sản xuất kinh doanh, muốn đầu tư phát triển phải có vốn. Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sử dụng vốn có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không những thỏa mãn nhu cầu xã hội mà còn đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh, khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp giành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. 1.2.3 Về trình độ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh Là các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa và quản lý doanh nghiệp. Vì thế vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp làm giảm hai loại chi phí này bằng việc giám sát quản lý chặt chẽ, căn cứ vào tình hình nhu cầu SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 23 - Chuyên đề tốt nghiệp thực tế và mục tiêu lợi nhuận, xây dựng các định mức cho từng khoản mục cụ thể, có như vậy mới đảm bảo thu được lợi nhuận. 1.2.3.1 Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trongn việc định giá sản phẩm của mình, giá cả thường đi liền với chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Các doanh nghiệp khi định giá sản phẩm thường căn cứ vào chi phí bỏ ra để làm sao giá bán của thể bù đắp được phần nào chi phi phí tiêu hao và tạo nên lợi nhuận để tái sản xuất và mở rộng. Tuy nhiên, trong thực tế, sự biến động của giá cả sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ vì thế giá cả sản phẩm tăng chưa chắc đã tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc sản xuất kinh doanh phải gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải có một chính sách giá bán hợp lý. Đây sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2. 2.1 Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới tăng doanh thu Trước hết, doanh nghiệp cần xác định được vị trí của mình hiện nay trên thị trường, phân tích mặt mạnh, mặt yếu của mình từ đó thông qua nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để xác định chiến lược kinh doanh của mình cho hợp lý. Từ đó cơ cấu mặt hàng, số lượng sản phẩm, chất lượng các mặt hàng mà mình kinh doanh cho phù hợp. Việc tăng số lượng sản phẩm một cách SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 24 - Chuyên đề tốt nghiệp hợp lý đi đôi với nâng cao chất lượng hàng hóa sẽ là một yếu tố làm tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận. Sau đó, doanh nghiệp phải lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp, xác định các rủi ro có thể xảy ra và có những biện pháp phòng ngừa, lập kế hoạch chi tiết để đưa phương án kinh doanh đi sâu vào thực tiễn. 2.2 Giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm Bên cạnh việc tăng số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa thì việc giảm chi phí tối thiểu, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm cũng là một biện pháp quan trọng và quyết định để tăng doanh thu và từ đó thu được lợi nhuận. Muốn vậy doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch cụ thể chi tiết về việc phân tích, so sánh giá thành của mình với thị trường từ đó đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý. 2.3 Tăng cường công tác quản lý tài chính Công tác quản lý tài chính một cách hợp lý và hiệu quả có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi quản lý tốt tài chính sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng tài chính. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực và từ đó sẽ mang lại hiệu quả tối đa. 2.3.1 Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn Đối với doanh nghiệp thương mại, việc huy động vốn là việc cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng lượng vốn huy động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào bộ phận tài chính của từng công ty. Bộ phân quản lý tài chính cần phải xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cụ thể để từ đó đưa ra những phương án sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho công ty. 2.3.2 Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 25 - Chuyên đề tốt nghiệp Trước hết doanh nghiệp cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình. Phân tích tình hình tài chính của công ty, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có xem đã phát huy hết năng suất tối đa chưa? Từ đó sẽ xây dựng phương án kinh doanh phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Việc xây dựng phương án kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi sau khi nắm rõ được điểm yếu, điểm mạnh của mình, doanh nghiệp sẽ đưa ra những phương án phát triển điểm mạnh và hạn chế điểm yếu nhằm phát huy tối đa nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những phương án tối ưa, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 2.3.3 Phân phối và sử dụng lợi nhuận một cách hợp lý Phân phối lợi nhuận hợp lý thực chất là giải quyết quan hệ giữa tích lũy, dự phòng và tiêu dùng vừa đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo thỏa mãn nhu cầu phúc lợi, khen thưởng hợp lý người lao động trong doanh nghiệp, động viên họ phấn đấu cho sự tăng trưởng của công ty. Trong trường hợp vốn còn hạn chế thì việc phân phối lợi nhuận cần dành phần lớn cho tích lũy sẽ tạo điều kiện để mở rộng và cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận, tạo điều kiện tích lũy vốn nhiều hơn. Trên đây là một số biện pháp nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất để đưa vào thực tiễn nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 26 - Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ VÀNG BẮC Á I/ Tổng quan chung về công ty CP Đầu tư tài chính và vàng Bắc Á 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Đầu Tư Tài chính và Vàng Bắc Á được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0104348539 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 24/12/2009. Tên viết tăt là BFG.,JSC. Với những cổ đông sáng lập chính là Ngân hàng TMCP Bắc Á và các cổ đông sáng lập khác là các thành viên chủ chốt trong Ngân hàng TMCP Bắc Á và Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam – CTCP. Được thay đổi lần thứ 2 ngày 24/11/2011 vì chuyển địa điểm kinh doanh. Sau một thời gian thành lập, vào tháng 7/2010 công ty đã chính thức thành lập trung tâm giao dịch vàng bạc đá quý, kim cương BFG tại số 57, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trung tâm đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người trong giới kinh doanh vàng bạc đá quý và dân cư xung quanh. Ban đầu, trụ sở chính của công ty đặt ở Đào Duy Anh, Hà Nội nhưng sau đó văn phòng chuyển lên số 57 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong tình hình kinh tế khó khăn, việc thuê địa điểm trên Tràng Tiền chiếm quá nhiều chi phí, thêm vào đó các hoạt động bán lẻ trong thời gian cuối năm 2011 có hiện tượng chững lại nên ban lãnh đạo quyết định chuyển địa điểm văn phòng và Trung tâm giao dịch vàng bạc đá quý kim cương BFG đến số 14, lô 14A phố Trung Hòa, Cầu Giấy. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty CP Đầu Tư Tài Chính và Vàng Bắc Á là kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức các loại và các loại đá quý, kim cương… với mục tiêu trở thành một trong những công ty có thương hiệu và uy tín trong SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 27 - Chuyên đề tốt nghiệp lĩnh vực kinh doanh vàng trên thị trường. Trụ sở chính hiện nay của công ty đặt tại số 14 lô 14A, phố Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Tuy thời gian thành lập chưa lâu, kinh nghiệm còn non nớt và được thành lập trong tình hình thị trường vàng biến động phức tạp nhưng nhờ có kinh nghiệm của những người đứng đầu trong ban lãnh đạo công ty nên công ty đang trên đà phát triển và tạo dựng uy tín trên thị trường. Công ty đang từng bước tạo dựng thương hiệu của riêng mình mang tên BFG với những sản phẩm của riêng mình. Vốn điều lệ đăng kí của công ty là: 36.000.000.000 đồng. Trong đó vốn pháp định là: 6.000.000.000 đồng. Cổ đông chính là Ngân Hàng TMCP Bắc Á. 2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty Trong tình hình thị trường vàng đang diễn biến phức tạp, biến động giá rất khó lường trước, kinh doanh vàng đặc biệt là vàng vật chất chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì vậy việc phân tích kỹ tình hình thị trường để đưa ra định hướng, lộ trình, kế hoạch và giải pháp phát triển phù hợp cho công ty là rất quan trọng. 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty CP Đầu Tư Tài Chính và Vàng Bắc Á kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sản xuất các loại trang sức bằng vàng, bạc. Đây là lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm và có điều kiện bởi vàng bạc là loại hàng hóa xa xỉ phẩm và chịu sự quản lý gắt gao của Nhà nước. Công ty chủ yếu thiên về hoạt động bán buôn, bán lẻ vàng trang sức các loại. Đối với việc gia công, sản xuất nữ trang thì công ty phải đi gia công tại các doanh nghiệp có uy tín khác bởi công ty chưa xây dựng được xưởng sản xuất cũng như chưa có thợ tay nghề cao. Nhưng trong tương lai đó sẽ là xu hướng chính của công ty. 4. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại công ty SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân 4.1 - 28 - Chuyên đề tốt nghiệp Bộ máy quản lý Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng Hành Chính Phòng kế toán Trung Tâm BFG Công ty CP Đầu Tư Tài Chính và Vàng Bắc Á được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp và các luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại gồm các phòng ban và trung tâm trực thuộc. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 29 - Chuyên đề tốt nghiệp Ban Tổng Giám đốc gồm: Tổng Giám Đốc và Phó Tổng Giám Đốc Tổng Giám Đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty phát triển theo các mục tiêu đã đề ra. Phó Tổng Giám đốc: là người trợ giúp cho Tổng Giám đốc ra quyết định khi Tổng Giám đốc đi vắng. Là người trực tiếp ra quyết định đối với những nghiệp vụ nằm trong quyền hạn của mình. Phòng hành chính: quản lý nhân sự, vận dụng thực hiện các chế độ chính sách thi đua khen thưởng, các chế độ về BHXH cho cán bộ công nhân viên. Phòng Kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, dự đoán nhu cầu của thị trường một cách khoa học trên cơ sở để lập phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Khai thác nguồn hàng, nghiên cứu tạo nguồn hàng. Tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng. Quản lý và tổ chức trung tâm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp dân cư. Phòng kế toán: Xây dựng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty, báo cáo với Ban Tổng Giám Đốc việc thực hiện mọi hoạt động của công ty bằng tiền thông qua việc thực hiện đúng, đầy đủ chế độ kế toán thống kê của Nhà Nước ban hành. Thống kê, phân tích các chỉ tiêu chủ yếu, vạch ra phương án đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Trung tâm BFG: là nơi giao dịch chủ yếu, mua bán hàng hóa trang sức các loại. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu xảy ra tại trung tâm BFG. Trung tâm BFG có người quản lý đứng đầu là….. 4.2 Bộ máy kế toán SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 30 - Chuyên đề tốt nghiệp Đứng đầu là kế toán trưởng, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của công ty, đưa ra các chính sách về tài chính cũng như tham mưu cho lãnh đạo công ty khi xảy ra những việc liên quan đến vấn đề tài chính. Kế toán viên: chịu trách nhiệm tổng hợp chứng từ, kiểm tra, tra soát và quản lý chứng từ. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của công ty. Theo dõi nhập xuất hàng hóa bên cạnh thủ kho. Thủ quỹ: trực tiếp quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi theo chứng từ sổ sách. Giao dịch với ngân hàng khi có các giao dịch phát sinh thông qua chuyển khoản ngân hàng. Thủ kho: trực tiếp quản lý hàng hóa, thực hiện xuất nhập kho theo chứng từ sổ sách. 5. Tình hình kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty Công ty CP Đầu Tư Tài Chính và Vàng Bắc Á hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý nên thuộc đối tượng hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 10% tính trên giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa bằng cách lấy doanh thu từ hoạt động bán hàng trừ trực tiếp vào giá vốn hàng bán. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua STT Báo cáo kết 2010 quả 2011 2012 kinh doanh 1 Doanh thu bán 252.545.346.539 973.743.774.486 420,416,397,810 2 hàng Các khoản giảm 149.888.295 - - 3 trừ doanh thu Doanh thu thuần 252.395.458.244 973.743.774.486 420,416,397,810 về bán hàng SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân vốn - 31 - 4 Giá hàng 250.928.528.625 5 bán Lợi nhuận gộp 1.466.929.619 về bán hàng 6 Chuyên đề tốt nghiệp 971.362.574.571 418,339,356,135 2,077,041,675 2,381,199,915 Doanh thu hoạt 2.028.021.287 động tài chính 2,025,277,522 7 Chi phí tài chính 8 Chi 9 hàng Chi phí quản lý 2.107.619.388 phí 3,025,277,522 1.435.545.224 964,918,471 1,064,915,760 3,881,628,620 3,311,401,342 bán - doanh nghiệp 10 Lợi nhuận thuần -48.213.706 726,002,095 -440,069,654 11 Thu nhập khác 3.575.857 2,052,660 - 12 Chi phí khác 240.000 52,034,709 243,853,342 13 Lợi nhuận khác 3.335.857 -49,982,049 (243,853,342) 14 Tổng lợi nhuận -44.877.849 -490,051,703 482,148,753 - 120,537,188 trước thuế 15 Chi phí thuế - TNDN hiện 16 hành Chi phí thuế - 17 TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau -44.877.849 -490,051,703 361,611,565 thuế (P.Kế toán – Cty CP Đầu Tư Tài Chính và Vàng Bắc Á) Qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2010, 2011 và 2012 ta thấy rằng tuy doanh thu năm 2011 đạt đến 973.743.774.486đ nhưng do tình hình giá vàng biến động mạnh dẫn đến làm giá vốn hàng hóa biến động. Bên cạnh đó, do lượng hàng mua vào thời kì giá lên cao nên làm giá vốn tăng từ đó làm cho lợi nhuận SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 32 - Chuyên đề tốt nghiệp gộp hàng bán giảm mạnh so với năm 2010. Năm 2010, trung tâm BFG đi vào hoạt động vào tháng 7/2010. Doanh thu chủ yếu của 5 tháng cuối năm đạt 252.395.458.244đ lợi nhuận gộp hàng bán đạt 1.466.929.619 đ. Tuy nhiên, đây là thời điểm trung tâm BFG mới thành lập, chi phí đầu tư ban đầu lớn nên kết quả kinh doanh chưa có lãi. Năm 2011 kết quả kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng một phần bởi xu thế suy thoái kinh tế toàn cầu, một phần nữa do giá vàng thế giới biến động quá mạnh ảnh hưởng đến giá vốn của hàng hóa, mặt khác nữa là do tình hình lạm phát trong nước làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao… các yếu tố đó dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2011 bị giảm rất nhiều và làm âm lợi nhuận sau thuế. Lỗ lũy kế hai năm 2010 và 2011 lên đến 534.939.552đ. Như vậy có thể thấy suy thoái kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2012, doanh thu sụt giảm đáng kể chỉ còn 420,416,397,810 đ, tuy vậy kết quả kinh doanh của công ty lại có xu hướng tăng, bởi lúc này, công ty đã có chiến lược kinh doanh phù hợp và đã lường trước những biến động của thị trường vàng trong nước cũng như quốc tế để đưa ra những sách lược kinh doanh đúng đắn. bằng chứng là lợi nhuận trước thuế đạt 482,148,753đ, đây là một con số đáng kể sau khi hai năm trước lợi nhuận trước thuế đều âm. Tuy ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn đang còn rất lớn nhưng bước đầu công ty đã và đang cố gắng bước những bước đi chậm mà chắc để tiến về phía trước. Tuy nhiên xét về doanh thu bán hàng hàng năm ta thấy có sự tăng lên về lượng, và điều đó cho thấy sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên do chi phí quá lớn nên doanh thu không bù đắp nổi, mặt khác do doanh nghiệp hạch toán giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền nên khi nhập một lượng lớn hàng hóa vào thời điểm giá cao thì sẽ làm cho giá vốn tăng lên rất SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 33 - Chuyên đề tốt nghiệp nhiều. Tuy các nghiệp vụ mua bán có đối ứng nhưng vì giá nhập vào quá cao nên việc giá vốn tăng là không thể tránh khỏi. Và việc hạch toán theo phương pháp thuế Giá trị gia tăng trực tiếp làm cho doanh nghiệp không thể tránh khỏi lỗ khi phương pháp hạch toán giá vốn chưa hợp lý. II/ Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty 1. Kết cấu lợi nhuận của công ty +) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Công ty CPĐTTC và Vàng Bắc Á kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực vàng bạc đá quý và vàng trang sức các loại. Từ trước NĐ 24/2012 của chính phủ, công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng miếng. Ngoài ra việc bán lẻ các loại trang sức vàng các loại cũng là hoạt động mang lại doanh thu cho công ty. +) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Bên cạnh kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức thì công ty còn hoạt động trong lĩnh vực cho vay, cầm đồ với vật cầm cố có thể là vàng vật chật hoặc vàng miếng, sổ đỏ với lãi suất tương đương các tổ chức tài chính khác. 2. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty theo kết cấu 2.1 Phân tích tình hình lợi nhuận kinh doanh 2.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ - Hoạt động kinh doanh bán lẻ Nhờ có địa điểm thuận lợi và một lượng khách hàng có thị hiếu mua nên hoạt động bán lẻ diễn ra sôi động. Mặt hàng được ưa chuộng là trang sức vàng ta, trang sức vàng tây và vàng miếng các loại. Do tâm lý giữ vàng của người dân nên mặt hàng vàng miếng rất được ưa chuộng, nhất là vàng miếng SJC. Vàng tây 75% và 58.5% cũng rất được ưa chuộng bởi mẫu mã đẹp, kiểu dáng sang trọng mà giá cả lại phải chăng. Mặt hàng trang sức vàng ta (gồm vàng 99.99% và SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 34 - Chuyên đề tốt nghiệp 99.9%) được đặt gia công tại những cơ sở gia công có uy tín và mẫu mã đẹp như chi nhánh chế tác vàng của công ty Agribank, cơ sở gia công Nam meo tại TP Hồ Chí Minh… Ngoài ra, hàng trang sức còn có đặc điểm kinh doanh theo mùa. Đến mùa xuân, thời tiết thuận lợi là lúc các cặp uyên ương tổ chức đám cưới thì nhu cầu mua vàng trang sức cũng tăng lên. Trong năm 2010, doanh thu nhờ bán lẻ chiếm 1/3 trên tổng số doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ = 84.131.819.415 đ và trong năm 2010, doanh thu nhờ bán lẻ có giảm đi do giá vàng biến động quá lớn làm tâm lý người dân e dè khi mua vàng và hàng trang sức. Tỷ trọng bán lẻ so với tổng doanh thu bán hàng giảm đi rất nhiều nhưng về lượng thì lại tăng lên. Cụ thể: năm 2011 doanh thu từ bán lẻ đạt: 194.748.754.897 đ tăng gấp 2,3 lần so với năm 2010. - Hoạt động kinh doanh bán buôn Doanh thu do hoạt động kinh doanh bán buôn năm 2010 chiếm 2/3 tổng doanh thu thuần của công ty = 168.263.638.829 đ. Năm 2011, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên bán buôn, doanh thu bán buôn đạt: 778.995.019.589 đ. Lượng vàng mua bán trong ngày có đợt đỉnh điểm lên đến hàng nghìn lượng vàng. 2.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2010 đạt 2.028.021.287 Chi phí từ hoạt động tài chính năm 2010 đạt 1.435.545.224 Hoạt động tài chính năm 2010 của công ty chủ yếu từ hoạt động huy động tiết kiệm vàng và cho vay cầm đồ…. Năm 2011, hoạt động huy động vàng cầm chừng và dừng hẳn do có thông tin ngân hàng nhà nước cấm các doanh nghiệp huy động và cho vay vàng. Bên cạnh đó, thông tin chính phủ cấm kinh doanh vàng miếng cũng tạo sự xáo trộn SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 35 - Chuyên đề tốt nghiệp trên thị trường vàng. Gây tâm lý hoang mang cho người dân làm cho việc kinh doanh vàng chững lại. Tuy vậy, năm 2011 hoạt động cho vay cầm đồ tăng hơn so với năm 2010 nên doanh thu hoạt từ hoạt động tài chính năm 2011 đạt xấp xỉ năm 2010, cụ thể: 2.025.277.522 đ. Chi phí tài chính năm 2011: 964.918.471đ. Năm 2012 tuy tình hình kinh tế có chút biến chuyển, giá vàng đã ổn định hơn nhưng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn rất lớn. Diễn biến phức tạp về tình hình nợ công của các nước thuộc khối đồng tiền chung Châu Âu ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế chung của toàn cầu. Từ đó kéo theo hệ quả là sự xuống dốc của thị trường chứng khoán cũng như thị trường vàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước cũng có nhiều vấn đề từ hệ lụy của suy thoái kinh tế như nợ xấu ở các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính tăng cao. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ phá sản, thị trường bất động sản đóng băng đã lâu và hầu như đứng im trong năm 2012. 2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận khác Lợi nhuận bất thường của công ty là không đáng kể. 3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, chi phí và vốn kinh doanh tại Công ty CP Đầu tư tài chính và vàng Bắc Á Bảng 2: lợi nhuận Công ty CP ĐTTC và Vàng Bắc Á 2010-2011-2012 2 Chỉ tiêu Đvt: đ so sánh 2011/2010 2, ,010 011 2,012 DTT 252,395,458,24 4 973,743,774,48 6 420,416,397,81 0 2.86 721,348,316,242 -0.57 (553,327,376,676) LN sau thuế (44,877,849) (490,051,703) 361,611,565 9.92 (445,173,854) -1.74 851,663,268 Vốn SXKD 21,348,215,034 83,567,012,795 16,137,897,126 2.91 62,218,797,761 -0.81 (67,429,115,669) SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 % CL(+/-) So sánh 2012/2011 % CL(+/-) GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 36 - Vốn CSH 13,155,122,151 12,665,070,447 13,026,682,012 GVHB 250,298,528,625 971,362,574,57 1 418,339,356,13 5 Chuyên đề tốt nghiệp -0.04 (490,051,704) 0.03 361,611,565 2.88 721,064,045,946 -0.57 (553,023,218,436) -0.00018 -0.00050 0.00086 1.83 -0.00033 -2.71 0.0014 LN/VKDBQ -0.0021 -0.00586 0.02241 1.79 -0.00376 -4.82 0.0283 LN/VCSH -0.0034 -0.03869 0.02776 10.34 -0.0353 -1.72 0.0665 -0.00018 -0.00050 0.00086 -0.0003 -2.71 0.0014 LN/DTT LN/GV 1.81 3.1 Đánh giá tỷ suất LNKD/DT Trong 2 năm 2010 và 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp đều âm. Do công ty vừa mới ở giai đoạn đầu thành lập cộng thêm việc suy thoái kinh tế làm cho việc kinh doanh bước đầu rất khó khăn. Sang năm 2012, công ty bước đầu đã thu được thành quả, lợi nhuận trước thuế đạt 361.611.565đ. Tuy đây không phải là một con số lớn nhưng điều đó cho thấy hướng kinh doanh hiện tại của công ty là đúng đắn. Qua bảng 1 ta thấy, năm 2011 chỉ tiêu LN/DT năm 2010 là -0.00018, năm 2011 là -0.0005 và năm 2012 là 0.00086. Từ đó ta thấy chỉ tiêu LN/DT năm 2011 so với 2010 tăng 1.83%, tuy vậy, lượng tăng này chỉ là tương đối, bởi doanh thu năm 2011 tuy tăng 2.86% so với năm 2010 nhưng giá vốn năm 2011 cũng tăng 2.88% so với năm 2010, bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 0.84% so với năm 2010. Vì vậy lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm đáng kể 9.92% âm so với năm 2010. Sang năm 2012, tuy doanh thu giảm đáng kể nhưng bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng giảm tương ứng. Do đó, lợi nhuận sau thuế dương. 3.2 Đánh giá tỷ suất LNKD/GV SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 37 - Chuyên đề tốt nghiệp Giá vốn của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 288% tương ứng một lượng 721,064,045,946đ do năm 2011 thị trường vàng biến động lớn nên công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong thời gian này nhưng do biến động giá lớn nên tuy doanh thu tăng nhưng giá vốn cũng tăng tương ứng, mặt khác chi phí cũng tăng cao do vậy lợi nhuận âm. Tuy nhiên giá vốn năm 2012 so với năm 2011 lại giảm 57% tương ứng một lượng 553,023,218,436đ do năm 2012 công ty hệ số sử dụng nợ của công ty giảm xuống, do đó nguồn vốn kinh doanh bị hạn chế và hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà trở nên kém chủ động hơn. Tuy nhiên, với chiến lược kinh doanh hợp lý trong thời kì khó khăn nên công ty đã đưa lợi nhuận mang dấu dương. Và do đó ta thấy rằng chỉ tiêu LN/GVHB năm 2010 là -0.00018, năm 2011 giảm xuống là -0.0005 với tốc độ giảm là 181% và năm 2012 tăng lên là 0.00086 với tốc độ tăng là 271%. 3.3 Đánh giá tỷ suất LNKD/VCSH Qua bảng 1 ta thấy chỉ tiêu LNKD/VCSH năm 2010 là -0.0034, năm 2011là -0.03869, năm 2012 là 0.02776. Qua đó ta thấy, chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm so với năm 2010 là -0.00353 tương ứng 10.34% điều này do năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2010 là 992% . Chỉ tiêu LN/VCSH năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0.0665 tương ứng 1.72% điều này là do năm 2012 công ty đã bước đầu làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế đạt 361.661.565đ. 3.4 Đánh giá tỷ suất LNKD/VKD Qua bảng 1 ta thấy vốn kinh doanh của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 62,218,797,761đ tương ứng 291%. Trong khi đó doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 721,348,316,242đ tương ứng 286%. Như vậy tốc độ tăng vốn SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 38 - Chuyên đề tốt nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy chỉ tiêu tỷ suất LNKD/VKD năm 2010 là -0.0021, giảm xuống năm 2011 là -0.00586. Tuy nhiên, năm 2012 vốn kinh doanh giảm hơn so với năm 2011 là 67,429,115,669đ tương ứng giảm 81% so với năm 2011. Doanh thu năm 2012 cũng giảm một lượng 553,327,376,676đ so với năm 2011 tương ứng giảm 57% so với năm 2011. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận/vốn kd năm 2012 là 0.02241 mang dấu dương bởi tuy doanh thu và vốn kinh doanh đều giảm nhưng giá vốn hàng bán năm 2012 cũng giảm 57% so với 2011, bên cạnh đó chi phí năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011, vì vậy lợi nhuận sau thuế đạt 361.661.565đ. 4. Phân phối lợi nhuận tại công ty CP Đầu Tư Tài chính và Vàng Bắc Á Phân phối lợi nhuận là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và công ty CP ĐTTC và Vàng Bắc Á nói riêng. Qua 3 năm hoạt động, công ty vẫn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế, tuy 2 năm đầu hoạt động chưa thu được kết quả nhưng với tình hình kinh tế nói chung và tình hình biến động của thị trường vàng nói riêng thì điều đó cũng là dễ hiểu. Sang năm thứ 3 hoạt động, công ty đã bước đầu thu được thành quả nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa đủ bù đắp số lỗ 2 năm trước. CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ VÀNG BẮC Á I/ Những nét chung về tình hình lợi nhuận của công ty 1. Những mặt đã đạt được và kết quả SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 39 - Chuyên đề tốt nghiệp - Công ty CP ĐTTC và Vàng Bắc Á được thành lập trong lúc nền kinh tế đang trên đà suy thoái, mặt hàng kinh doanh lại là mặt hàng nhạy cảm, có điều kiện khắt khe nên cũng cần rất nhiều nguồn lực do vậy đã gặp không ít khó khăn. Nhưng công ty đã từng bước vượt qua và ngày càng đứng vững trên thị trường - Công ty đã có những hiệu quả nhất định trong quản lý vốn và sử dụng nợ. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan nên hiệu quả chưa cao. 2. Những mặt hạn chế - Kết cấu nguồn vốn kinh doanh, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn…tính tự chủ tài chính trong công ty bị hạn chế. - Hiện nay công ty chưa tiến hành lập các khoản dự phòng, đặc biệt là dự phòng phải thu khó đòi để tránh những rủi ro đáng tiếc trong quá trình sử dụng nợ. Vì vậy trước tiên đơn vị phải tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Vả lại dự phòng chỉ làm tăng thêm tính thận trọng trong sản xuất kinh doanh, giúp công ty tránh được những rủi ro đáng tiếc. II/ Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Trong tình hình thị trường vàng đang diễn biến phức tạp, biến động giá rất khó lường trước, kinh doanh vàng đặc biệt là vàng vật chất chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì vậy việc phân tích kỹ tình hình thị trường để đưa ra định hướng, lộ trình, kế hoạch và giải pháp phát triển phù hợp cho công ty là rất quan trọng. Định hướng phát triển kinh doanh trong tương lai của công ty: +) Triển khai hoạt động mua bán buôn vàng miếng và vàng trang sức: Mặc dù rất chú trọng đến mảng kinh doanh bán lẻ nhưng trong tình hình thị trường vàng biến động khó lường, mua bán buôn mang lại lợi nhuận thấp nhưng giúp giảm thiểu rủi ro về giá cả thị trường. Vì ngay khi công ty ký hợp đồng bán buôn vàng cho các điểm bán lẻ thì công ty đồng thời cũng đặt mua vàng nguyên liệu với các SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 40 - Chuyên đề tốt nghiệp công ty có nguồn vàng nguyên liệu để gia công hàng hóa trang sức. Việc thực hiện đồng thời hợp đồng mua và bán giúp công ty tránh được rủi ro khi giá vàng biến động lên xuống thất thường. Bởi giá vàng trong nước ngoài việc phụ thuộc và sự lên xuống của giá vàng thế giới thì còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như việc biến động của tỷ giá USD, độc quyền đặt giá vàng của công ty vàng bạc đá quý SJC. Ngoài ra còn có các động thái đầu cơ hoặc bán tháo của các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn và tâm lý mua bán theo số đông của thị trường kém phát triển. Các yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá vàng trong nước. +) Triển khai một số trung tâm giao dịch vàng tại một số thị trường có tiềm năng nhưng tương đối quan thuộc như Hà Nội, Nghệ An. Từ những trung tâm tại các địa bàn trên, công ty sẽ tổ chức đào tạo nhân lực và tích lũy hàng hóa tiếp tục phát triển các chi nhánh và trung tâm ở các địa bàn khác. Dự kiến đến năm 2012 sẽ có 5 trung tâm tại Hà Nội, Vinh, Thanh hóa, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Việc thành lập chi nhánh và các trung tâm rất quan trọng vì nó tạo lập ra mạng lưới kinh doanh, xúc tiến quảng cáo thương hiệu, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường, đặc biệt tạo khả năng thanh khoản các sản phẩm hàng hóa của Công ty. +) Triển khai dịch vụ tài chính cho vay cầm đồ: Hiện tay tại các trung tâm giao dịch của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, dịch vụ cầm đồ diễn ra rất sôi động bởi các hình thức như: - Cầm đồ bằng chính tài sản là số vàng hoặc số tiền mua trước hoặc bán trước với công ty - Cầm đồ bằng các loại tài sản như ô tô, xe máy, giấy tờ sử dụng đất….để trang trải các nhu cầu đột xuất hoặc nhu cầu vốn để kinh doanh… SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 41 - Chuyên đề tốt nghiệp +) Phối hợp với ngân hàng TMCP Bắc Á phát triển dịch vụ ủy thác huy động tiết kiệm và cho vay tiền. Với uy tín lâu năm của ngân hàng TMCP Bắc Á và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, dịch vụ ủy thác huy động tiết kiệm sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty dựa trên hoa hồng trên tổng số tiền huy động được cho ngân hàng TMCP Bắc Á. +) Triển khai dịch vụ kinh doanh bất động sản: kinh doanh bất động sản là một khoản mục đăng ký trong giấy phép kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, việc kinh doanh bất động sản song hành với kinh doanh vàng giúp công ty phát huy lợi thế của mình nhiều hơn. Vì trong giao dịch mua bán bất động sản, phương tiện thanh toán được ưa chuộng là thanh toán bằng vàng. III/ Biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty CP đầu tư tài chính và vàng bắc á 1. Các biện pháp nhằm tăng doanh thu Từ công thức: Tổng lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Ta thấy để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp thì chúng ta phải có những biện pháp nhằm nâng cao doanh thu và có những biện pháp hạ thấp chi phí , sau đây là những biện pháp cụ thể: Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu và phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân • - 42 - Chuyên đề tốt nghiệp Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của công ty hiện nay. Do lĩnh vực kinh doanh vàng miếng bị hạn chế nên công ty nên đẩy mạnh khâu bán lẻ. Với kinh nghiệm cũng như những mối quan hệ của lãnh đạo công ty, việc tổ chức khâu bán lẻ sẽ không khó khăn. Tuy nhiên công ty cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể về chiến lược cũng như phương thức đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó cần phải xây dựng nhà xưởng cũng như có một đội ngũ thợ tay nghề cao để có thể gia công được những sản phẩm trang sức có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn cho phép doanh nghiệp định hình được hướng đi mà doanh nghiệp đạt đến trong tương lai, nó sẽ chỉ ra các mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh , như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận. • Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Việc triển khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách marketing: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách giao tiếp khuyếch trương, chính sách phân phối... cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng... cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 43 - Chuyên đề tốt nghiệp -Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc gia công sản xuất hàng trang sức mỹ nghệ với nhiều mẫu mã đẹp, đa dạng, thu hút khiếu thẩm mỹ của khách hàng, bên cạnh đó cần chú trọng hơn trong công tác bán hàng. Nhân viên bán hàng cần được đào tạo bài bản, có kiến thức về các mặt hàng nhằm tư vấn cho khách hàng mua được sản phẩm như ý. Vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi. -Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi. -Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: Cần sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán. Tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công • ty. Việc tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu: nguồn cung ứng đầu vào, cho đến đầu vào , cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng hoá, tổ chức thanh toán ... thực hiện tốt các khâu của quá trình trên cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt giảm được các chi phí không hợp lý phát sinh trong quá trình trên và do đó làm gia tăng chi tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. • Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 44 - Chuyên đề tốt nghiệp kinh doanh phù hợp cả về số lượng , tỷ trọng của hàng hoá trong cơ cấu, và làm sao cơ cấu đó phải phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút được khách hàng đến doanh nghiệp. Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý phù hợp với việc phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho doanh nghiệp. • Tổ chức và lựa chọn phương thức bán phù hợp , phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng. -Phương thức bán: bao gồm bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh cũng như thị trường tiêu thụ. Song việc lựa chọn phương thức bán hợp lý sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. -Phương thức thanh toán: thuận tiện nhanh chóng cho người mua sẽ góp phần vào việc khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của doanh nghiệp, giảm khoản công nợ khó đòi, như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. -Các dịch vụ sau bán hàng như: tư vấn, thiết kế, sữa chữa hoặc gia công lại hàng trang sức đã qua sử dụng cho khách hàng…. 2. Các biện pháp quản lý chi phí và tiến tới giảm chi phí Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: chi phí nguyên vật liệu , chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí hao mòn trang thiết bị máy móc, chi phí vận chuyển , bảo quản, chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo... Những khoản chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 45 - Chuyên đề tốt nghiệp cần phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí vì chi phí không hợp lý, không đúng mục đích sẽ làm giảm hiệu quả đạt được của doanh nghiệp. Giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một cách tuỳ tiện vì làm như vậy sẽ phản tác dụng bởi lẽ doanh thu luôn tương xứng với các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Do đó thực chất của các biện pháp giảm chi phí là quản lý tốt các khoản chi phí , tránh lãng phí , thất thoát chi phí, loại bỏ những khoản chi phí không hợp lý. Cụ thể dưới đây là các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí của doanh nghiệp. • Tăng cường công tác quản lý chi phí: Bằng cách lập kế hoạch và tính toán các khoản chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải chi trong kỳ. Xây dựng và phát động ý thức tiết kiệm chi phí cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Dùng các hình thức khuyến khích vật chất cũng như tinh thần để kêu gọi mọi người trong công ty tiết kiệm chi phí kinh doanh, khuyến khích sáng kiến giảm chi phí của mọi người. Ngoài ra để tiết kiệm chi phí thì cũng cần sử dụng một số biện pháp cứng rắn như kỷ luật đối với những trường hợp làm thất thoát chi phí hoặc khai báo chi phí không hợp lệ gian lận... Cần phải thường xuyên kiểm tra và giám sát các chứng từ khai báo về chi phí, có những biện pháp cương quyết, không chấp nhận những khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ và vượt quá qui định của Nhà nước. • Tổ chức tốt phân công lao động trong doanh nghiệp: là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sử dụng lao động , góp phần vào việc tăng hiệu quả chung của doanh nghiệp. Việc tổ chức phân công lao động khoa học và hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần vào việc sử dụng và khai thác tối đa nguồn lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại trừ tình trạng lãng phí SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 46 - Chuyên đề tốt nghiệp lao động và máy móc, phát huy được năng lực sở trường sở đoản của từng cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy được tinh thần trách nhiệm của mọi người trong công việc, tạo ra môi trường làm việc trong công ty năng động và đạt năng suất chất lượng cao góp phần vào việc giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. • Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp Nguồn cung ứng đầu vào và chất lượng hàng đầu vào cho doanh nghiệp rất quan trọng bởi lẽ: -Nguồn hàng và nguồn cung ứng đầu vào sẽ cung cấp cho doanh nghiệp hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp hàng hoá cho thị trường phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp không có nguồn hàng hoặc có nhưng không ổn định thì doanh nghiệp sẽ không có hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc nếu có thì cũng rơi vào tình trạng cung cấp không ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. -Sự ổn định và chất lượng của nguồn hàng tốt sẽ cho phép doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao được chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp ... góp phần làm giảm giá thành sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tạo các mối quan hệ thân thiện đối với các nhà cung cấp cho mình, đồng thời doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung cấp với giá rẻ, đa dạng SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 47 - Chuyên đề tốt nghiệp hoá nguồn hàng và nguồn cung cấp để có được nguồn hàng và nguồn cung cấp đầu vào ổn định có chất lượng. • Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nhịp nhàng, ăn khớp, liên tục tạo hiệu quả cao. Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào việc cung cấp đủ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, tránh được lãng phí trong sử dụng vốn, giảm được chi phí trả lãi vay... Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm cắt giảm chi phí của doanh nghiệp. 3. Các giải pháp nhằm định hướng phát triển công ty trong thời gian tới +) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn là điều kiện đầu tiên và tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 48 - Chuyên đề tốt nghiệp - Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước. - Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn dẫn đến làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy ra. - Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt. Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động như: - Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 49 - Chuyên đề tốt nghiệp phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng. - Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sư dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời. Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ. - Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn... - Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới. Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứnc kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 50 - Chuyên đề tốt nghiệp - Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. - Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ. Cần có chính sách ưu đãi hợp lý đối với những khách hàng mua lẻ thường xuyên hoặc với số lượng lớn... - Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. - Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác bán hàng …, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như thanh toán tiền hàng chậm và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. - Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 51 - Chuyên đề tốt nghiệp có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả. Có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho - Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Kiểm định chất lượng một cách kỹ càng để đảm bảo hàng đúng chất lượng, đủ số lượng cân cũng như đủ tuổi vàng. - Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. - Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty. - Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 52 - Chuyên đề tốt nghiệp - Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ ngày càng phát triển, công ty phải từng bước xây dựng hệ thống nhiều cửa hàng phân phối của riêng mình để đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Làm được như vậy chắc chắn khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thu được sẽ cao hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên,… mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là: - Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho, dự thu lãi tài chính. Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động của công ty. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 53 - Chuyên đề tốt nghiệp - Cuối kỳ, công ty cần kiểm kê, kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch. Có thể kiểm kê hàng hóa hàng tháng để cập nhật xử lý kịp thời những chênh lệch nếu có và có biện pháp xử lý phù hợp. +) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, cung cấp loại hàng hóa đặc biệt thuộc vào hàng xa xỉ phẩm nên vốn cố định được biểu hiện qua các tài sản cố định phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp. Vì công ty vẫn đang trên đà phát triển nên trong những năm tới có thể sẽ xây dựng phân xưởng sản xuất hàng nữ trang và trang sức nên lúc đó mới đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị. +) Tăng cường khả năng thanh toán của Công ty Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói tình hình tài chính của doanh nghiệp là không tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn. Nhưng khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời.. Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ là không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 54 - Chuyên đề tốt nghiệp khoản ký quỹ, ký cược …) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay. Cần tăng cường việc sử dụng hiểu quả vốn lưu động và tăng cường lượng tiền mặt tại quỹ để tăng khả năng thanh toán của công ty. Bên cạnh đó công ty cần sử dụng cách hạch toán giá vốn hàng hóa một cách phù hợp. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 55 - Chuyên đề tốt nghiệp KẾT LUẬN Cũng như ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, lợi nhuận của Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Vàng Bắc Á là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng liên quan khác. Tình hình tài chính như quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính và vàng Bắc Á tuy có nhiều mặt tích cực, đáng khích lệ, song bên cạnh đó còn có những điểm tồn đọng đòi hỏi cần thiết được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Trong thời gian thực tập vừa qua với sự giúp đỡ nhiệt tình của Th.s Lê Thu Thủy và tập thể nhân viên Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề. Đó là việc phân tích tài chính trên cơ sở số liệu của báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên với những hiểu biết còn hạn chế của mình và khó khăn về nguyên nhân nguồn gốc các con số trên các báo cáo tài chính nên việc rất khó do đó bài viết không tránh khỏi thiếu sót em rất mong có sự đóng góp và giúp đỡ của thầy cô giáo và nhân viên Phòng Kế toán Công ty để bài viết được hoàn thiện hơn. SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 56 - Chuyên đề tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Đồng chủ biên PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào – NXB ĐH Kinh tế quốc dân 2. Phân tích tài chính công ty cổ phần - Tập thể tác giả PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, TS. Nguyễn Ngọc Quang 3. Báo cáo tài chính Công ty CP Đầu tư Tài chính và Vàng Bắc Á năm 2010 và năm 2011 4. Định hướng, kế hoạch và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty CP Đầu tư tài chính và Vàng Bắc Á SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy [...]... Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kì nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thế trong kỳ chia cho doanh thu trong kì Đơn vị tính là % Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Công thức: Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =100% x lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu cho biết lợi nhuận. .. cao lợi nhuận cho doanh nghiệp 4.3 Lợi nhuận đối với ngân sách nhà nước Lợi nhuận luôn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận được coi là một trong những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp Nói cách khác: lợi nhuận là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Lợi nhuận là thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận. .. nhuận của doanh nghiệp được xác định trực tiếp từ lợi nhuận HĐSXKD, lợi nhuận HĐTC và lợi nhuận HĐBT của doanh nghiệp Khoản lợi nhuận được tổng hợp từ ba bộ phận này là lợi nhuận trước thuế (hay thu nhập trước thuế) của doanh nghiệp - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường (hay thu nhập trước thuế hoạt động bất thường): Lợi nhuận HĐBT là chênh lệch giữa thu nhập HĐBT và chi phí HĐBT Như vậy: Lợi nhuận HĐBT =... chính tăng cao Nhiều doanh nghiệp thua lỗ phá sản, thị trường bất động sản đóng băng đã lâu và hầu như đứng im trong năm 2012 2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận khác Lợi nhuận bất thường của công ty là không đáng kể 3 Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, chi phí và vốn kinh doanh tại Công ty CP Đầu tư tài chính và vàng Bắc Á Bảng 2: lợi nhuận Công ty CP ĐTTC và Vàng. .. sau: Lợi nhuận = Lợi nhuận HĐKD + HĐTC LNST = Thuế TNDN Lợi nhuận HĐBT LNTT = - +Lợi nhuận + Lợi HĐKD nhuận trước thuế HĐTC Thuế TNDN LNTT * Thuế suất thuế TNDN SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 17 - Chuyên đề tốt nghiệp Với: - LNTT: Lợi nhuận trước thuế - LNST: Lợi nhuận sau thuế - Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp 2 Phân phối lợi nhuận Việc... tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu 2 Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần Nó phản ánh quan hệ giữ lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty Tỷ... 33 - Chuyên đề tốt nghiệp nhiều Tuy các nghiệp vụ mua bán có đối ứng nhưng vì giá nhập vào quá cao nên việc giá vốn tăng là không thể tránh khỏi Và việc hạch toán theo phương pháp thuế Giá trị gia tăng trực tiếp làm cho doanh nghiệp không thể tránh khỏi lỗ khi phương pháp hạch toán giá vốn chưa hợp lý II/ Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty 1 Kết cấu lợi nhuận của công ty +) Lợi nhuận từ hoạt... của từng doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất để đưa vào thực tiễn nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp SV: Nguyễn Đình Hải – Lớp Tài Chính 41 GVHD: Th.S Lê Thu Thủy Đại học kinh tế quốc dân - 26 - Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ VÀNG BẮC Á I/ Tổng quan chung về công ty CP Đầu tư tài chính và vàng Bắc Á 1... 14 - Chuyên đề tốt nghiệp Qua sự phân tích trên ta thấy việc tối đa hoá và gia tăng lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1 Phương pháp xác định lợi nhuận 1.1 Đối với hoạt động kinh doanh 1.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ a Lợi nhuận từ hoạt động... bởi vàng bạc là loại hàng hóa xa xỉ phẩm và chịu sự quản lý gắt gao của Nhà nước Công ty chủ yếu thiên về hoạt động bán buôn, bán lẻ vàng trang sức các loại Đối với việc gia công, sản xuất nữ trang thì công ty phải đi gia công tại các doanh nghiệp có uy tín khác bởi công ty chưa xây dựng được xưởng sản xuất cũng như chưa có thợ tay nghề cao Nhưng trong tương lai đó sẽ là xu hướng chính của công ty 4 ... Chuyên đề tốt nghiệp doanh nghiệp, em đến thực tập Công ty CP Đầu Tư Tài Chính Vàng Bắc Á Sau thời gian học hỏi, nghiên cứu em chọn đề tài: Lợi nhuận giải pháp gia tăng lợi nhuận Công ty CP Đầu... xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ta tính lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp sau: Lợi nhuận = Lợi nhuận HĐKD + HĐTC LNST = Thuế TNDN Lợi nhuận HĐBT LNTT = - +Lợi nhuận + Lợi HĐKD nhuận trước... tính % Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu lấy từ báo cáo kết kinh doanh công ty Công thức: Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =100% x lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/ doanh

Ngày đăng: 03/10/2015, 16:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w