1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp - quản lý doanh thu trong doanh nghiệp

50 697 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 380 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích

Trang 1

1.2 Hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp 13

1.2.1.2 Hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp 241.2.2 Đánh giá hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp 251.2.2.1 Vai trò của đánh giá hoạt động quản lý doanh thu 251.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý doanh thu 25

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý doanh thu của doanh

2.1 Khái quát về Công ty TNHH TM Sài Gòn Ban Mai 31

2.2 Thực trạng quản lý doanh thu của công ty TNHH TM Sài Gòn

Ban Mai

37

2.2.2 Thực trạng quản lý doanh thu của công ty 38

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý doanh thu của công ty 41

Trang 2

3.3 Kiến nghị 48

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Phân công lao động xã hội phát triển đã quyết định một bộ phận lao động

xã hội được tách ra khỏi quá trình sản xuất, chuyên làm nhiệm vụ lưu thông hànghóa, hình thành một ngành kinh tế riêng biệt – kinh tế thương mại Như vậythương mại là một ngành kinh tế độc lập có chức năng quan trọng là thực hiện quátrình lưu thông hàng hóa đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng

do vậy góp phần gắn sản xuất với thị trường, thúc đẩy sản xuất ngày càng pháttriển

Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sựcạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp thương mại cũng là một đơn vị kinh doanh, dovậy cũng phải hạch toán kinh tế, lấy thu bù đắp chi phí sao cho có lãi Muốn quản

lý kinh tế tốt và kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp phải thường xuyên phântích và tăng cường hoạt động quản lý doanh thu của mình qua mỗi kỳ kinh doanh

để tìm ra các biện pháp nhằm tăng doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu quantrọng vì doanh thu chính là cơ sở để xác định số thuế phải nộp cho ngân sách Nhànước, là khoản để bù đắp vốn kinh doanh và cho phí phát sinh trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được xác định từ doanhthu Chỉ tiêu doanh thu nói lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đóđịnh hướng sự phát triển kinh doanh trong tương lai Ngoài ra, doanh thu là yếu tốkhẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường Do đó, việctăng cường quản lý doanh thu để tìm ra nguyên nhân của sự tăng hay giảm doanhthu trong các kỳ kinh doanh là rất quan trọng

Với tầm quan trọng của việc tăng cường quản lý doanh thu của doanhnghiệp nhằm tìm ra các biện pháp để không ngừng tăng doanh thu bán hàng đốivới doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhờ được nghiên cứu về công tácquản lý doanh thu tại Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn Ban Mai, và được sựhướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo, PGS.TS Trần Đăng Khâm, tôi đã

Trang 4

mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài “ Tăng cường quản lý doanh thu tại Công tyTNHH thương mại Sài Gòn Ban Mai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Kết cấu luận văn gồm ba phần:

Phần 1 – Các vấn đề cơ bản về quản lý doanh thu của doanh nghiệp Phần 2 – Thực trạng quản lý doanh thu của Công ty TNHH thương mại Sài Gòn Ban Mai

Phần 3 – Giải pháp tăng cường quản lý doanh thu tại Công ty TNHH thương mại Sài Gòn Ban Mai

Trang 5

PHẦN 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DOANH THU

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cánhân Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệpchứ không phải các cá nhân

Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức làthực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuấtđến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinhlời

1.1.1.2 Phân loại

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở

hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có vốn cổ phần, vốn góp chi phối

Đặc điểm của DNNN: DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vàthành lập; DNNN có tư cách pháp nhân, được nhà nước đầu tƣư vốn và có quyềnquản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư; quyền định đoạt được thực hiệntheo qui định của pháp luật; DNNN hoạt động theo sự quản lý của nhà nước

Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau mà DNNN có các loại sau đây:

Trang 6

+ Căn cứ vào tỷ lệ vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp, DNNN baogồm công ty nhà nước; công ty cổ phần nhà nước; công ty TNHH nhà nước 1thành viên; công ty TNHH nhà nước 2 thành viên trở lên; doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự khai và cóquyền tăng và giảm vốn đầu tư Trường hợp giảm vốn đầu tư thấp hơn số vốn đãđăng ký thì chủ doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh Chủdoanh nghiệp toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với NSNN, chủ doanh nghiệp cótoàn quyền quyết định về việc sử dụng phần thu nhập còn lại Chủ doanh nghiệp

có quyền thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhưng phảikhai báo với cơ quan đang ký kinh doanh

Công ty cổ phần: là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó vốn điều

lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Người góp vốn dưới hìnhthức mua cổ phiếu gọi là cổ đông Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là tổchức, cá nhân, nhưng số thành viên sáng lập công ty ít nhất là 3 người và khônghạn chế số lượng tối đa Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi sốvốn đã góp vào doanh nghiệp Công ty được quyền phát hành chứng khoán racông chúng Thu nhập của công ty sau khi trang trải các khoản chi phí bỏ ra vàhoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, công ty dùng một phần lợi nhuận đểtái đầu tư mở rộng sản xuất và chi tiêu cho mục đích chung Một phần khác chiacho các cổ đông và coi đây là lợi tức cổ phần (cổ tức)

Trang 7

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên: Là một doanh

nghiệp do một thành viên làm chủ sở hữu, thành viên có thể là một tổ chức haymột cá nhân Công ty có tư cách pháp nhân và không được phép phát hành cổphiếu và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp Chủ sở hữu công ty cóquyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chứchoặc cá nhân khác

Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành

viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng không vượt quá 50 người Vốn củacông ty chia ra thành từng phần gọi là phần vốn góp, các phần vốn góp không thểhiện dưới hình thức cổ phiếu và họ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ củacông ty trong phần vốn góp của mình Công ty có tư cách pháp nhân và khôngđược quyền phát hành cổ phiếu

Thu nhập của công ty sau khi bù đắp lại những chi phí đã bỏ ra và hoànthành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, phần còn lại thuộc quyền sở hữu của chủdoanh nghiệp Nếu là công ty do nhiều người hùn vốn, phần này sau khi trích lậpcác quỹ, số còn lại được đem chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ phần vốn góp củamỗi người

Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên

hợp danh và có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân

và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công

ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp Công tyhợp danh có tư cách pháp nhân kể từ khi có giấy đăng ký kinh doanh, và khôngđược phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Thành viên hợp danh có quyền quản

lý công ty, tiến hành hoạt động kinh doanh nhân danh công ty Thành viên gópvốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ theo quy định của điều lệ công tynhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động nhân danh công ty

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

+ Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Namtrên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành

Trang 8

đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân và chỉchịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp Đối với loại hình này, việc hìnhthành vốn ban đầu, quá trình bổ sung vốn, việc phân chia lợi tức, thực hiện nghĩa

vụ đối với nhà nước đều được xác định rõ ràng trong một văn kiện cụ thể dướihình thức hợp đồng hoặc điều lệ bảo đảm lợi ích cho các bên

+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sởhữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam,

tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp này đượcthành lập theo hình thức công ty chịu trách nhiệm hữu hạn và có tư cách phápnhân

+ Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kết giữ hai bênhoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó qui địnhtrách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lậppháp nhân mới Các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm hình thứcBOT, BTO và BT

- Hợp tác xã (HTX): HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các xã viên có nhu

cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luậtHTX để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên tham gia HTX, cùnggiúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động SXKD và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Các xã viên có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân; HTX hoạt động nhưmột loại hình DN, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa

vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác củaHTX theo quy định của pháp luật; tổ chức kinh tế mang tính xã hội & hợp tác cao;tài sản của HTX thuộc sở hữu của HTX được hình thành từ vốn góp của xã viênhoặc được hỗ trợ bởi nhà nước; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX:nguyên tắc tự nguyện; nguyên tắc quản lý dân chủ, bình đẳng và công khai;nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; nguyên tắc hợp tác và pháttriển cộng đồng

Trang 9

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính đượcđầu tư vào sản xuất kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,người ta chú ý đến việc quản lý việc huy động và luân chuyển vốn Nguồn vốnduy trì trong doanh nghiệp quan trọng như huyết mạch trong cơ thể con ngườivậy, đó là điều kiện để tồn tại Trong thời buổi ngân hàng xiết chặt tiền tệ nhưhiện nay, lo được đủ tiền để trả lãi suất ngân hàng đã khó mà vay được tiền ngânhàng ra còn khó hơn

Hiện nay, doanh nghiệp có thể huy động vốn ngoài thị trường chứng khoán,huy động bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, vốn chiếm dụng vànguồn vốn khác

Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp: đây là khoản đầu tư ban đầu khi thànhlập doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tưcủa ngân sách Nhà nước Đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, nguồn vốnban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty Đối vớicác Công ty cổ phần, vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổphiếu Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành tráiphiếu Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong cácphương thức huy động vốn Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kếhoạch đầu tư lâu dài Trước tiên hãy bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số vốn cần

có, hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động từ công chúng

Vốn vay: ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốnvay có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nó có thể đáp ứng nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy độngđược số vốn lớn, tức thời Tuy nhiên sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơcấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mụcđích, quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh

Trang 10

phải được lập bám sát thực tế… nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặngđối với doanh nghiệp

Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại) Đây cũng là mộtnguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp Nguồn vốn này xuất phát từviệc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếmdụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng đượcviệc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước để sản xuất kinh doanh mà chỉphải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức

để có được số nguyên vật liệu, điện, máy móc, … để tiến hành sản xuất Như vậy,doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác Tuy nhiên

sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâumột khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác,với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tôt nhất nên có sự thỏa thuận về việcchiếm dụng vốn

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ lợi nhuận để lại, nhữngngười thân, từ những nhân viên trong doanh nghiệp, tạo vốn bằng nguồn vốn tự

có, tạo tính thanh khoản cao cho hàng hóa, bán tài sản, hoặc thu nợ càng nhiềucàng tốt

1.1.2.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổchức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các hoạtđộng này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá trìnhphát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì thế đòi hỏi các hoạt động sản xuấtkinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như quyluật cung cầu, giá trị, cạnh tranh Đồng thời các hoạt động này còn chịu tác độngcủa các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hìnhsản xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sách tiếp thị, khuyến mãi.v.v, và các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại

Trang 11

tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, v.v Do vậy khi thống kê kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh cần hiểu rõ ý nghĩa, nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê,

và phải thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫnchất lượng

Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu củacác đối tượng tiêu dùng, không tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện để tựsản xuất những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng, hoạtđộng này sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người tiêudùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo rasản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu kiếmlời

Đặc điểm:

- Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của hoạtđộng kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêudùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận

- Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quả sản xuất vàhạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh

- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được, đó

là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường Người chủ sản xuất phải chịutrách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra

- Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm củadoanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sảnphẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật côngnghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước cóliên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp

1.1.2.3 Hoạt động khác:

Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, ngoài những hoạt độngchính như huy động vốn hay sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể tham

Trang 12

gia vào các hoạt động khác như cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lýtài sản cố định,… nhằm tạo nguồn thu nhập khác cho doanh nghiệp, nâng cao hiệuquả trong quá trình quản lý và hoạt động nói chung của doanh nghiệp Các hoạtđộng này chiếm tỷ trọng không lớn, tuy nhiên nó phát huy được vai trò của côngtác quản lý, điều hành và sử dụng nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp có hiệuquả.

1.2 Hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm quản lý doanh thu của doanh nghiệp

1.2.1.1 Doanh thu

a) Khái niệm:

Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi Tiêu thụ sản phẩm là quátrình đưa các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất ra vào lĩnh vực lưuthông để thực hiện giá trị của nó thông qua các phương thức bán hàng Sản phẩm

mà doanh nghiệp bán cho người mua có thể là thành phẩm, bán thành phẩm haylao vụ đã hoàn thành của bộ phận sản xuất chính hay bộ phận sản xuất phụ củadoanh nghiệp Kết quả mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tiêu thụ đó thểhiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu được, và nó góp phần làm tăng vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp

Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ

sở hữu

Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là khi người mua đã chấp nhậnthanh toán mà không phụ thuộc vào số tiền đã thu được hay chưa, ở đây ta cầnphân biệt Doanh thu tổng thể và doanh thu thuần

Doanh thu tổng thể hay còn gọi là tổng doanh thu là số tiền ghi trong hóađơn bán hàng, hợp đồng cung cấp lao vụ kể cả số doanh thu bị chiết khấu, hàng

Trang 13

bán bị trả lại và giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua nhưng chưa đượcghi trên hóa đơn.

Doanh thu thuần hay còn gọi là doanh thu thực được xác định bằng côngthức sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể - Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bịtrả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đãthu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợiích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi

là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủhàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng) Cáckhoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưngkhông là doanh thu

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được (Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ

được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự traođổi ngang giá)

Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽthu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ

lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏhơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu

Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằngngoại tệ thì phải đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh

Trang 14

hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế

b) Nội dung của doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp

Bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và thunhập khác

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường: Bao gồm

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽthu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phíthu thêm ngoài giá bán (nếu có) Nó bao gồm các nghiệp vụ sau:

(+) Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc bán hàng hóa

mua vào;

(+) Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong

một hoặc nhiều kỳ kế toán;

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Là tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuậnđược chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp

(+) Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền,

các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: Lãi chovay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán mua hàngđược hưởng ;

(+) Tiền bản quyền: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng

tài sản như: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềmmáy vi tính ;

(+) Cổ tức và lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm

giữ cổ phiếu hoặc góp vốn

- Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt độngngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:

+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; Thu tiền bảo hiểm được bồithường;

Trang 15

+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;

+ Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;

+ Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; Các khoản thu nhậpkhác

c) Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh phản ánh quy mô của quá trình tái sảnxuất, phản ánh trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng rất quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chiphí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuấtkinh doanh, để trả lương trả thưởng cho người lao động, nộp các khoản thuế theoluật định

Doanh thu bán hàng thu bằng tiền là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quátrình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau Vì vậyviệc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tàichính của doanh nghiệp và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp

d) Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch để xác định doanh thu

Tiêu chuẩn nhận biết giao được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch Trong một

số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng

bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó Ví dụ,khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấpdịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng

sẽ được dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó Tiêu chuẩn nhậnbiết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệvới nhau về mặt thương mại Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan

hệ tổng thể Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợpđồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thờixem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không được ghi nhận

Doanh thu bán hàng: Được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm

(5) điều kiện sau:

Trang 16

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở

hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu

hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán

hàng;

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắnliền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng vớithời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyềnkiểm soát hàng hóa cho người mua

- Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thukhông được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:

+ Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt độngbình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào ngườimua hàng hóa đó;

+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quantrọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;

+ Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêutrong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán

có bị trả lại hay không

- Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sởhữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụ

Trang 17

doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽnhận được đủ các khoản thanh toán

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận đượclợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng cònphụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố khôngchắc chắn này đã xử lý xong (Ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chínhphủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không).Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xácđịnh khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phísản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác địnhkhoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dựphòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thukhó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dựphòng nợ phải thu khó đòi

- Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồngthời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngàygiao hàng như chi phí bảo hành và chi phí khác, thường được xác định chắc chắnkhi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận trướccủa khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản

nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng Khoản nợ phải trả về sốtiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏamãn năm (5) điều kiện trên

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giaodịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấpdịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quảphần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó Kếtquả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điềukiện sau:

Trang 18

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế

- Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệpnhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thể thu hồi được khoản doanhthu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu.Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu(Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghigiảm doanh thu

Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bùđắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi

- Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận đượcvới bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:

+ Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ; + Giá thanh toán ;

+ Thời hạn và phương thức thanh toán

Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạchtài chính và kế toán phù hợp Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửađổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ

- Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương phápsau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:

+ Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;

Trang 19

+ So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượngcông việc phải hoàn thành;

+ Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộgiao dịch cung cấp dịch vụ

Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳhay các khoản ứng trước của khách hàng

- Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà khôngtách biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thutừng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân Khi có một hoạt động cơ bản

so với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạtđộng cơ bản đó

- Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định đượcchắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và cóthể thu hồi

- Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác địnhđược kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghinhận và có thể thu hồi được Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắnkhông thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh đượchạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Khi có bằng chứngtin cậy về các chi phí đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu được ghi nhậntheo quy định

Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia:

được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

e) Phương pháp xác định doanh thu

Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Thực hiện theo các bước sau:

- Bước1: Xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán = Số lượng sản phẩm x Đơn + Các khoản phụ thu

Trang 20

hàng và cung

cấp dịch vụ

hàng hoá hay dịch vụđược xem là tiêu thụ

giábán

và phí thu thêmngoài giá bán

- Bước 2: Xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần:

Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ thuần

= Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ

- Các khoản giảmtrừ doanh thu

Trong đó: Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại; giảmgiá hàng bán; giá trị hàng bán bị trả lại; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu vàthuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền doanh nghiệp bán hàng giảm giá bán

cho bên mua hàng, do bên mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn qui định đượcthỏa thuận trong hợp đồng mua bán trả chậm

+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm

chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu nếu bên mua chấp nhận thanh toán

+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu

thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

Phương pháp xác định cụ thể một số khoản doanh thu:

+ Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa

có thuế GTGT

+ Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giáthanh toán (Giá bán bao gồm thuế GTGT)

+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là bán chưa cóthuế GTGT (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu)

+ Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không baogồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công

Trang 21

+ Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởnghoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoahồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng

+ Trường hợp bán theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhậndoanh thu bán hàng theo giá trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tàichính về phần lãi tính trên khoản phải trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhậndoanh thu được xác định

+ Đối với trường hợp trao đổi hàng hoá:

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụkhác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanhthu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóahoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trảthêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trảthêm hoặc thu thêm

+ Đối với sản phẩm tiêu dùng nội bộ thì doanh thu tính theo giá thành sản xuấthoặc giá vốn

+ Đối với trường hợp cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều nămthì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuêđược xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm chothuê tài sản

+ Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá dịch vụtheo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thìdoanh thu thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà Nước chính thức thông báo,hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá

Trang 22

+ Đối với hoạt động bảo hiểm, doanh thu là phí bảo hiểm phải thu trong kỳ

+ Đối với hoạt động tín dụng, doanh thu là lãi tiền cho vay đến hạn phải thu trong

kỳ

Đối với doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia:

được ghi nhận trên cơ sở:

- Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;

- Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;

- Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổtức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn Trong đó:

+ Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trongtương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận banđầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng Doanh thu tiền lãi bao gồm

số phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc cáckhoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khiđáo hạn

+ Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanhnghiệp mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanhnghiệp phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua Chỉ có phần tiền lãicủa các kỳ sau khi khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu củadoanh nghiệp Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua đượchạch toán giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó

+ Tiền bản quyền được tính dồn tích căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng (Ví

dụ như tiền bản quyền của một cuốn sách được tính dồn tích trên cơ sở số lượngsách xuất bản từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồngtừng lần

+ Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế

từ giao dịch Khi không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu

Trang 23

thì khoản có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được đóphải hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu

1.2.1.2 Hoạt động quản lý doanh thu

Hoạt động quản lý doanh thu là hoạt động của doanh nghiệp nhằm nắm bắttình hình doanh thu của công ty, để từ đó đánh giá qui mô, mức độ tăng hay giảmhoặc có những điều chỉnh chiến lược nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt được mứcdoanh thu hợp lý, phù hợp với năng lực doanh nghiệp cũng như môi trường xungquanh doanh nghiệp

Vậy đối tượng của hoạt động quản lý doanh thu là gì? Có thể thấy đối tượngcủa quản lý ở đây là người quản lý, còn đối tượng bị quản lý là doanh thu

Người quản lý là ban giám đốc, kế toán, phòng kinh doanh, các phòng banliên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bằng các biệnpháp quản trị của mình, người quản lý có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quản lýdoanh thu của doanh nghiệp và mức độ quản lý theo từng cấp phân công côngviệc của từng phòng ban, vị trí lãnh đạo Do đó, toàn bộ hoạt động quản lý doanhthu của doanh nghiệp cần tuân thủ những qui tắc chuẩn mực theo qui chế quản lýtài chính của doanh nghiệp nói chung, đồng thời tuân thủ chặt chẽ những quy địnhquản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp do Ban giám đốc hoặc Hội đồngthành viên của bản thân doanh nghiệp đề ra

Nội dung của hoạt động quản lý doanh thu gồm rất nhiều các hoạt động đanxen, có tác dụng hỗ trợ nhau trong quá trình thiết lập doanh thu của doanh nghiệp,trong đó gồm các hoạt động sau:

- Quản lý các hoạt động tạo doanh thu như sản xuất kinh doanh, đầu tư tàichính, hoạt động khác

- Quản lý sổ sách, chứng từ tài chính trong kế toán, kiểm toán

- Quản lý các yếu tố đầu vào, đầu ra

- Quản lý giá cả sản phẩm đầu vào – đầu ra

- Quản lý hoạt động quan hệ khách hàng, đối tác

- Quản lý những rủi ro chủ quan và khách quan

Trang 24

- Kế hoạch và lập doanh thu dự trù cho các kỳ kế tiếp

- …

1.2.2 Đánh giá hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp

1.2.2.1 Vai trò của việc đánh giá hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp

Ngày nay, vấn đề đặt lên hàng đầu với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tếlàm thế nào để doanh thu ngày càng tăng lên, hiệu quả kinh tế cao Doanh nghiệplàm ăn có hiệu quả thì mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức mạnh cạnhtranh đối với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sảnxuất kinh doanh vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụđối với Nhà Nước Để làm được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểmtra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến về kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môitrường xung quanh và tìm ra những biện pháp để không ngừng tăng doanh thu,hiệu quả cho doanh nghiệp

Việc đánh giá hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp có vai trò hếtsức quan trọng Trước tiên, nó cho thấy một cách chính xác, toàn diện khách quantình hình thực hiện kinh doanh và kết quả doanh thu của doanh nghiệp

Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động quản lý doanh thu, sẽ giúp doanhnghiệp nhìn nhận những mặt tích cực và mặt hạn chế trong công tác quản lý doanhthu, để từ đó có những tác động và điều chỉnh phù hợp với kế hoạch đề ra vớidoanh thu của doanh nghiệp cũng như trong công tác quản lý

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp

Để đánh giá hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp đạt được kếtquả ở mức độ nào chúng ta có rất nhiều các cách khác nhau, trong đó có các chỉtiêu như:

Mức tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp qua các kỳ tính toán, cho

thấy bức tranh tổng thể về doanh thu mà doanh nghiệp đạt được qua những số liệu

kế toán tổng hợp các kỳ tính doanh thu gần nhất Dựa trên những số liệu thống kêchúng ta sẽ biết được mức tăng/giảm doanh thu của từng kỳ cũng như giữa các kỳ

Trang 25

với nhau, từ đó đánh giá những thuận lợi đạt được cũng như khó khăn trong hoạtđộng quản lý doanh thu.

Hiệu quả thực hiện doanh thu so với kế hoạch đề ra, điều đó thể hiện tỷ lệ

thành công về mặt doanh thu đạt được so với kế hoạch đề ra của doanh nghiệp từđầu kỳ

Hiệu quả công tác kế toán, kiểm toán Kế toán, kiểm toán tài chính là công

tác ghi chép và thống kê vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, nó phản ánh tất cảcác khoản thu và chi của doanh nghiệp, theo dõi các khoản nợ, khó đòi … đòi hỏiphải chính xác, trung thực và đúng đắn Những số liệu kế toán, kiểm toán giúp chonhà quản lý đánh giá chính xác tình hình thực hiện doanh thu, chi phí,… tổng thểcác vấn đề tài chính của doanh nghiệp nhằm có những biện pháp quản lý phù hợp

Chính sách sử dụng lao động Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan

trọng trong chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, cùng với đó là chính sách sửdụng lao động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những chỉ tiêu kinh doanhcủa mình

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý doanh thu của doanh nghiệp

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và chúng tácđộng đến doanh thu theo những khía cạnh khác nhau Để thấy được một cách rõnét sự tác động đó người ta chia nhân tố trên thành hai nhóm là:

1.3.1.1 Sự ảnh hưởng của lượng hàng bán doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được tính bằng tiền và xác định bằng công thức:

DT = Q*P

Ngày đăng: 25/03/2016, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w