Chương 1: Những vấn đềlý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục. Chương 2: Những đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong huyện Trấn Yên trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong huyện Trấn Yên.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu củariêng tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyênngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát
từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Thu Huyền
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN 4
NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 4
1.1 Chi thường xuyên của NSNN: 4
1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên 4
1.1.2 Đặc điểm của chi thường xuyên 4
1.2 Quản lý chi thường xuyên của NSNN 6
1.2.1 Sự cần thiết quản lý chi thường xuyên 6
1.2.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên 7
1.3 Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục 11
1.3.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục 11
1.3.2 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC TRƯƠNG THCS TRONG ĐỊA BÀN HUYỆN THỜI GIAN QUA 18
2.1 Khái quát về các trường THCS trong huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 18
2.1.1 Nhiệm vụ phát triển các trường THCS trong toàn huyện 18
2.1.1 Các yếu tố quyết định đến quá trình giảng dạy, học tập tại các trường và những thành quả cơ bản 20
2.1.2 Mô hình phân cấp quản lý chi NSNN cho giáo dục THCS trong huyện Trấn Yên 23
Trang 32.2 Thực trạng chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong
huyện Trấn Yên 24
2.2.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong huyện theo ba khâu của chu trình Ngân sách 24
2.2.2 Thực trạng quản lý chi thanh toán cá nhân 27
2.2.3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 30
2.2.1 Chi mua sắm sửa chữa và chi thường xuyên khác 32
2.3 Đánh giá về thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS huyện Trấn Yên 35
2.3.1 Những kết quả đạt được: 36
2.3.2 Những hạn chế, bất cập: 38
2.3.2 Nguyên nhân của các kết quả và hạn chế trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS huyện Trấn Yên 40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRONG HUYỆN TRẤN YÊN 42
3.1 Mục tiêu, Phương hướng phát triển giáo dục THCS trong huyện Trấn Yên 42
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong huyện Trấn Yên 44
3.2.1 Về quản lý chi thanh toán cá nhân 44
3.2.2 Về quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn 46
3.2.3 Về quản lý chi mua sắm, sửa chữa và chi khác 47
3.2.4 Tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục THCS trong huyện Trấn Yên tại tất cả các khâu của chu trình NSNN 48
3.3 Các điều kiện thực hiện các giải pháp trên 50
Trang 43.3.1 Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính
quyền Huyện 50
3.3.2 Có sự tham gia phối hợp của các cấp ban nghành 50
3.3.3 Tăng cường yếu tố con người, vật chất và khoa học kỹ thuật 51
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 5DANH MỤC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ
BẢNG2.1: QUY MÔ CÁC TRƯỜNG THCS TRONG HUYỆN TRẤN YÊN 19BẢNG 2.2: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CÁC TRƯỜNG THCSTRONG HUYỆN TRẤN YÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2013 21BẢNG 2.3: KẾT QUẢ HỌC LỰC CÁC TRƯỜNG THCS TRONG HUYỆNTRẤN YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2013 22HÌNH 2.1: MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC THCSHUYỆN TRẤN YÊN 23BẢNG 2.4: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHI THƯỜNG XUYÊN NSNNCHO CÁC TRƯỜNG THCS TRONG HUYỆN TRẤN YÊN 24BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN CHO CÁC TRƯỜNGTHCS HUYỆN TRẤN YÊN 28BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH CHI NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CỦA CÁCTRƯỜNG THCS HUYỆN TRẤN YÊN 31BẢNG2.7: TÌNH HÌNH MUA SẮM SỬA CHỮA VÀ CHI KHÁC CỦA CÁCTRƯỜNG THCS TRONG HUYỆN TRẤN YÊN 33
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TC-KH: Tài chính- Kế hoạch
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ xã hội và quốc gia nào, nhân tố con người đều là nhân tốquan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế-xã hội Bác Hồ đã từng nói “Conngười vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xãhội và giải phóng chính bản thân con người” Người coi “con người” là vốnquý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng Người cũng thườngxuyên nhắc nhở rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trămnăm thì phải trồng người” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ
ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục Giáo dục ngày nay là phải phát triểncon người toàn diện cả về thể lực, đạo đức, trí lực, tài năng và thẩm mỹ Khôngnhững thế, phải gắn giáo dục với mục tiêu phát triển chung của đất nước, đểthúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa _Hiện đại hóa trong tương lai
Nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục, Đảng và Nhà nước ta luônluôn quan tâm và chú trọng đến sự nghiệp “trồng người”, giành mọi sự ưu tiên
về nguồn lực cho giáo dục Luật giáo dục đã quy định rõ nguồn gốc kinh phíđầu tư cho giáo dục hiện nay bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách nhà nướccấp và nguồn kinh phí khác, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phảichiếm vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí đầu tư cho giáodục Vì vậy, hàng năm nguồn đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước là rấtlớn và được tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế đất nước
Qua sự tiếp xúc và nghiên cứu của bản thân về quản lý chi thường xuyênngân sách sự nghiệp giáo dục tại Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Trấn Yên,
Yên Bái, tôi xin đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các trường trung học cơ sở trong Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.
Mục tiêu nghiên cứu
Trang 8Tập trung phân tích cụ thể thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN thôngqua phân tích cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS.Từ đó rút
ra ưu nhược điểm, nguyên nhân của những nhược điểm đó cũng như các giảipháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCStrong huyện Trấn Yên
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý chi thường xuyên NSNNcho các trường THCS trong huyện Trấn Yên
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Sử dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac– Lênin là cở sở phương pháp luận, Kết hợp lý luận với phân tích thực tế, thựctrạng của quản lý chi thường xuyên qua cơ cấu chi, kết hợp phương pháp phântích, tổng hợp, thống kê, diễn giải, so sánh, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu và
kế thừa các kết quả đã nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài được chia ra làm ba phần:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên vàquản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
Trang 9Chương 2: Những đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNNcho các trường THCS trong huyện Trấn Yên trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyênNSNN cho các trường THCS trong huyện Trấn Yên
Do trình độ lý luận chưa sâu rộng, thời gian thực tập thực tế còn hạn chếnên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu xót Vì vậy tôi kính mongnhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn thêm phong phú và lý
luận sát với thực tế hơn Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: TS Nguyễn Thị
Lan, các thầy, cô giáo trong bộ môn và các cán bộ ở Phòng Tài chính- kế
hoạch huyện Trấn Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thu Huyền
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 1.1 Chi thường xuyên của NSNN:
1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên.
Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN Nó phản ánh quá trìnhphân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên vềquản lý kinh tế xã hội của Nhà nước Xét về tính chất kinh tế, chi thường xuyêncủa NSNN bao gồm các khoản chi lương, phụ cấp lương, chi hàng hoá và dịch
vụ phát sinh thường xuyên của Nhà nước trong cân đối ngân sách, các khoảnchi thường xuyên được tài trợ bằng những khoản thu mang tính thường xuyênnhư thuế, phí, lệ phí Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, các nhiệm vụthường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nộidung chi thường xuyên của NSNN Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ củaNhà nước, chi thường xuyên của NSNN bao gồm các khoản chi cho những lĩnhvực như: chi cho sự nghiệp kinh tế, chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, chiquản lý hành chính, chi sự nghiệp văn hoá xã hội, chi an ninh quốc phòng
1.1.2 Đặc điểm của chi thường xuyên.
phát từ sự tồn tại của bộ máy Nhà nước, từ việc thực hiện các chức năng nhiệm
vụ kinh tế xã hội đã làm nảy sinh các khoản chi thường xuyên và đòi hỏi phảitạo lập nguồn lực tài chính thường xuyên để trang trải các khoản chi này.Trong quá trình cân đối NSNN thì nguồn tài chính thích hợp nhất để trang trảinhu cầu chi thường xuyên là nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí
- Chi thường xuyên mang tính chất tiêu dùng Các khoản chithường xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính
Trang 11nhà nước, về quốc phòng an ninh, về các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động
xã hội khác do Nhà nước tổ chức Xét về mặt tiêu hao vật chất, chi thườngxuyên của Nhà nước được xếp vào loại chi tiêu tiêu dùng, song xuất phát từthực tiễn phát triển kinh tế thì chi thường xuyên của Nhà nước có ý nghĩa đầu
tư tích luỹ bởi vì trong chi thường xuyên nhóm chi cho sự nghiệp giáo dục, y
tế, khoa học công nghệ đóng góp trực tiếp vào phát triển con người, phát triểnkinh tế Ngày nay những hoạt động này được coi là lực lượng sản xuất trực tiếpgóp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
của bộ máy Nhà nước và quy mô cung ứng các hàng hoá công cộng của Nhànước Chi thường xuyên hướng vào đảm bảo hoạt động bình thường của bộmáy Nhà nước, cho nên nếu bộ máy Nhà nước gọn nhẹ hoạt động có hiệu quảthì quy mô chi thường xuyên giảm và ngược lại… Bên cạnh đó, những quyếtđịnh của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hànghoá và dịch vụ công cộng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độchi thường xuyên Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Nhà nước khôngđảm trách mọi công việc của xã hội Với việc thực hiện chính sách xã hội, Nhànước đã điều chỉnh lại quy mô chi thường xuyên đối với các lĩnh vực này nhằmhướng vào xác lập lại quy mô khu vực công, phạm vi can thiệp của Nhà nướcvào nền kinh tế cho phù hợp với năng lực quản lý và mức độ chi tiêu công
Trang 121.2 Quản lý chi thường xuyên của NSNN.
1.2.1 Sự cần thiết quản lý chi thường xuyên.
Trong quản lý chi NSNN nói riêng cũng như quản lý kinh tế tài chính nóichung thì tính tiết kiệm hiệu quả luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, đócũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi NSNN
Đối với nước ta hiện nay, nguồn lực tài chính là có giới hạn nhất địnhnhưng nhu cầu chi tiêu thì vô hạn, từ thực tế đó đòi hỏi các nhà quản lý kinh tếtài chính phải làm sao với một nguồn lực nhỏ nhưng đạt kết quả cao nhất, cóthể mang lại hiệu quả cao nhất cho mỗi đồng vốn Nâng cao hiệu quả của cáckhoản chi thường xuyên sẽ làm giảm chi NSNN cho chi thường xuyên, từ đótập trung nguồn lực, tạo điều kiện đầu tư nhiều hơn vào chi đầu tư phát triển.Thực tiễn ở nước ta hiện nay công tác quản lý chi NSNN còn có nhiềuđiểm chưa hợp lý như trong quá trình lập dự toán, chấp hành và quyết toánNSNN chưa sát với thực tế, từ đó dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát vốnhoặc chi tiêu không hiệu quả Thêm vào đó các đơn vị, các cơ quan ban ngànhthường coi NSNN như một quỹ chung - tiền chùa nên tìm cách nhận đượcnhiều kinh phí để sau đó là tiêu pha thoải mái gây lãng phí một phần không nhỏNSNN Mặt khác, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ, nănglực quản lý còn hạn chế nên dễ dẫn đến sai phạm, buông lỏng quản lý gây thấtthoát NSNN
Một thực trạng nữa đang diễn ra hiện nay là trong quá trình phân bổ NSNNcòn dàn trải, chưa đúng với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị dẫnđến tình trạng nơi có hiệu quả hoạt động tốt thì thiếu kinh phí còn nơi thì thừakinh phí nhưng hoạt động lại kém hiệu quả
Như vậy chi NSNN nói chung mà cụ thể là chi thường xuyên hiện nay chưathực sự đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan, đơn vị nên làm cho hiệu quảhoạt động chưa cao Do đó việc nâng cao hiệu quả chi thường xuyên là một
Trang 13việc làm thiết thực, là bước đệm cần thiết để phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, và đó cũng là một câu hỏi lớn cho các nhà quản lý kinh tế.
Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN, chính vì vậy cho nêntrong quá trình tổ chức quản lý chi thường xuyên cũng phải dựa trên cơ sở cácnguyên tắc quản lý của chi tiêu NSNN nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chochi thường xuyên nói riêng và chi NSNN nói chung trong thực trạng NSNN tahiện nay còn eo hẹp và còn có nhiều nhiệm vụ phải giải quyết
1.2.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên.
Lập dự toán là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất cho toàn bộchu trình NSNN, nó quyết định số lượng, chất lượng phân bổ và sử dụng nguồnlực tài chính
Lập dự toán đồng thời cũng là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và kiểmsoát chi thường xuyên phát sinh hằng năm Hay nói cách khác, quản lý theo dựtoán đối với chi thường xuyên là cơ sở để đảm bảo cân đối NSNN, tạo điềukiện cho việc chấp hành NSNN, hạn chế tính tuỳ tiện của các đơn vị trong quátrình sử dụng NSNN Tuy vậy, điều quan trọng ở đây là cần phải nâng cao chấtlượng lập và xét duyệt dự toán trên cơ sở bố trí NSNN sát đúng với thực tếnhiệm vụ của từng đối tượng, từng loại hình hoạt động
Dự toán chi sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì có giá trị như làchỉ tiêu pháp lệnh Các ngành, các cấp, các đơn vị phải có trách nhiệm chấphành các chỉ tiêu chi thường xuyên đã được duyệt trong trường hợp khi dựtoán NSNN và phương án phân bổ NSNN chưa được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo quy định thì
cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước thực hiện tạm cấp kinh phí NSNN chocác nhiệm vụ chi được quy định trong các văn bản pháp lý
Trang 14 Nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm.
Tiết kiệm, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý kinh tế tài chínhnói chung và quản lý chi NSNN nói riêng trong đó có chi thường xuyên Tínhhiệu quả trong quản lý chi thường xuyên được biểu hiện:
định, cho nên trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực cần phải tính toán
để sao cho đạt được những mục đích đề ra
hàng hoá và dịch vụ công cho xã hội với mức chi phí hợp lý nhất Để có đượctính hiệu quả yêu cầu các đơn vị phải sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm.Những quy định truyền thống về quản lý NSNN theo yếu tố đầu vào (hay còngọi là quản lý NSNN theo mục) đã tạo ra tiền lệ cho người quản lý tìm mọicách chi tiêu hết tất cả nguồn lực sẵn có, thậm chí việc chi tiêu đó làm giảm đihiệu quả phân bổ nguồn lực tài chính Họ cho rằng nếu không chi tiêu hết ngânsách năm nay thì họ sẽ bị cắt giảm hoặc được phân bổ nguồn lực ít hơn trongnhững năm tiếp theo Hơn thế nữa, những người quản lý hoạt động trong mộtmôi trường bị kiểm soát hết sức cứng nhắc Những công cụ truyền thống đểthực hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hoá các khoản chi tiêu, muasắm các khoản mục đầu vào Thế nhưng chính sự kiểm soát đầu vào đã gây ratính kém hiệu quả trong hoạt động bởi vì nó không khuyến khích tiết kiệm,không tạo ra mối gắn kết giữa khối lượng chi tiêu với khối lượng đầu ra Thêmvào đó, những hoạt động của người quản lý chủ yếu được đánh giá dựa trêntính tuân thủ, chấp hành những luật lệ quy định mang tính thủ tục hành chínhchứ không đánh giá dựa trên kết quả mà họ tạo ra
Trang 15Từ hạn chế trên, để nâng cao tính hiệu quả trong quản lý chi thường xuyênđòi hỏi:
động của họ, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của họ về kết quả
làm giảm chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng hoặc chất lượng đầu racung cấp cho xã hội
thiện và nâng cao chất lượng hoạt động
NSNN
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả như đã được đềcập ở trên Có thể khái quát những nội dung cơ bản của nguyên tắc này nhưsau:
nhu cầu chi và nhiệm vụ hoạt động của đơn vị
sử dụng kinh phí theo nhu cầu thực tế của đơn vị mình
Đối với những đơn vị sự nghiệp có thu, tuỳ vào mức độ đảm bảo nhu cầuchi, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định giao quyền tự chủ về tài chínhcho đơn vị Theo đó đơn vị được để lại nguồn thu khai thác được và chủ động
sử dụng để phục vụ cho hoạt động của đơn vị
Đối với các đơn vị hành chính thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp cóthu được giao quyền tự chủ tài chính, đơn vị chủ động xây dựng quy chế chitiêu nội bộ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và áp dụng quy chếtrong việc sử dụng kinh phí, nguồn thu của mình Số tiết kiệm chi so với mức
Trang 16khoán hay số tăng thu trong năm đơn vị được sử dụng theo đúng quy định của
cơ quan có thẩm quyền
Đối với đơn vị hành chính không khoán chi trong phạm vi nhóm chi được
cơ quan tài chính thông báo đơn vị chủ động sử dụng và điều hoà cho nhiềumục chi của nhóm, đảm bảo nhu cầu chi cụ thể của từng mục chi nhưng khôngảnh hưởng đến tổng số nhóm chi đã được thông báo
Nguyên tắc này khẳng định hai nội dung: KBNN là cơ quan tài chính đượcNhà nước giao nhiệm vụ quản lý về quỹ NSNN do vậy có nhiệm vụ trực tiếpthanh toán mọi khoản chi NSNN; mặt khác KBNN có nhiệm vụ kiểm soát mọikhoản chi NSNN và có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai chế
độ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Các khoản chi NSNN phảiđược thanh toán trực tiếp đến đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa thanhtoán qua các trung gian KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chiNSNN khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán chi NSNN được duyệt;đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan Nhà nước có thẩmquyền quy định; đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụngNSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi; có đủ hồ sơ, chứng từ thanhtoán
Để thực hiện tốt nguyên tắc này yêu cầu:
giao dịch của mình, chịu sự kiểm tra của KBNN trong quá trình sử dụng kinhphí do NSNN cấp phát, sử dụng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, kể cả quátrình lập dự toán và quyết toán của đơn vị
đơn vị, sau đó thông báo kết quả thẩm tra dự toán đến KBNN Căn cứ vàothông báo và yêu cầu chi trả, thanh toán, KBNN thực hiện kiểm tra các hồ sơ
Trang 17chứng từ của đơn vị và thực hiện chi trả thanh toán các khoản chi theo nguyêntắc chi trả trực tiếp cho người thụ hưởng khoản chi.
dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm sửa chữa theo yêu cầu (bằngvăn bản) của cơ quan tài chính, nhưng không ảnh hưởng đến việc thực hiệnnhiệm vụ hoạt động chính của đơn vị Đây là trường hợp nhu cầu chi vượt quákhả năng thu, huy động và vay tạm thời của NSNN
1.3 Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục
1.3.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
*Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục:
Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục là quá trình phân phối và sử dụngquỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi của lĩnh vực giáo dục nhằm đảm bảothực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi thường xuyên vì vậy nócác đặc điểm sau:
- Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục mang tính ổn định
- Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục mang tính chất tiêu dùng xã hội Vìkết quả của các hoạt động trên không tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Mụcđích của nó là đầu tư cho con người, tạo ra con người có đủ đức và tài phục vụcho đất nước
- Phạm vi, mức độ chi NSNN gắn chặt với sự lựa chọn của nhà nước trongviệc cung ứng hàng hóa giáo dục Giáo dục một mặt được coi là hàng hóa cánhân nhưng mặt khác nó cũng là hàng hóa công cộng bởi giáo dục đem lại lợiích cho toàn xã hội chứ không riêng cá nhân được giáo dục.Khoản chi nàythường chiếm tỷ trọng lớn, có tính chất quyết định trong việc hình thành vàphát triển hệ thống giáo dục quốc dân
* Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.
Trang 18Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi thuộc nhómchi hoạt động sự nghiệp cho lĩnh vực văn hóa- xã hội.Qua đó chúng ta sẽ thấyrằng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình phân phối, sử dụng vốntừquỹ ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi của toàn bộ nghành giáo dục nhằmđảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra.
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục xét theo cơ cấu chi bao gồm:
- Các khoản chi thanh toán cá nhân
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
- Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ
- Chi thường xuyên khác
Thứ nhất: Chi thanh toán cá nhân
Là khoản chi quan trọng trong các yếu tố đầu vào của bất kỳ cơ quan, tổchức nào muốn tồn tài và hoạt động Là các khoản chi theo chế độ mà Nhànước đã quy định chi trả cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị giáo dục Gồm:+ Chi tiền lương, tiền công
Bao gồm các khoản chi:
+ Chi trả các dịch vụ liên quan trực tiếp đến giảng dạy và học tập: tiền điện;tiền nước; vệ sinh trường, lớp học;…
+ Chi phí đi học tập và giảng dạy (sách giáo khoa, đồ dùng học tập, tài liệutham khảo cho giáo viên…)
Trang 19+ Chi hội nghị, hội thảo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
+ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn khác
Đây là các khoản chi cần thiết cho hoạt động giảng dạy và học tập.Cáckhoản chi này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy và học của giáo viên cũngnhư học sinh Do đó, cần được chú trọng cho các khoản chi này
Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định không cao phụthuộc vào tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của nhà trường.Mỗi năm sẽ dành ramột phần trong tổng số hạn mức kinh phí được cấp để trang trải cho kinh phí này
Thứ tư: Chi khác
Ngoài các khoản chi ở ba nhóm mục trên thì các đơn vị trường học còn phátsinh các khoản chi khác như: trợ cấp thôi việc, chi trợ cấp khó khăn cho các họcsinh gặp hoàn cảnh khó khăn có thành tích tốt, trích lập các quỹ,…Các khoản chinày phát sinh tương đối ít nhưng nó vẫn có vai trò lớn trong hoạt động giáo dục
* Vai trò chi thường xuyên NSNN cho giáo dục:
Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được hình thành từnhiều nguồn khác nhau: Từ nguồn vốn NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp, từnguồn tài trợ Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là từ nguồn vốn NSNN, trong đó chithường xuyên NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng:
+ Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng có vai trò quan trọngtrong việc định hướng giáo dục phát triển theo đúng chủ trương, đường lối củaĐảng và Nhà nước: Giáo dục đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựngCNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.+ Chi thường xuyên NSNN là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chiNSNN cho sự nghiệp giáo dục đảm bảo đời sống của cán bộ giáo viên, tạo ra
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng của giáo dục
Trang 20+Tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân cùng đóng góp và xâydựng, bảo vệ, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho giảng dạy tốt hơn, thuhút các nguồn lực, thu hút nhân tài cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
1.3.2 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
Quản lý chi NSNN nói chung và chi cho sự nghiệp giáo dục nói riêng làquản lý theo chu trình ngân sách, được thực hiện bằng công cụ kế hoạch thôngqua ba khâu chủ yếu là:
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hàng năm:+ Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển hoạt động sự nghiệpgiáo dục trong từng giai đoạn nhất định
+ Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cácchỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến hoạt động của sự nghiệp giáo dục
+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi sự nghiệp kỳ kế hoạch.+ Các chính sách, chế độ chi sự nghiệp của NSNN hiện hành và dự toánnhững điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch
+ Tình hình thực hiện dự toán năm trước
Trang 21 Trình tự lập dự toán.
- Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ chonghành giáo dục và các văn bản hướng dẫn lập dự toán, nghành giáo dục giaochỉ tiêu và hướng dẫn cho các đơn vị lập dự toán chi
- Bước 2: Sự nghiệp giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bảnhướng dẫn của các cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơquan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính Cơ quan tài chính xét duyệt tổngthể dự toán chi cho giáo dục vào dự toán chi NSNN nói chung để trình cơ quanchính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt
- Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nướcthông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽchính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp giáo dục thông qua hệ thốngkho bạc nhà nước
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu cho chithường xuyên trong mỗi kỳ Các khoản chi thường xuyên luôn bị giới hạn bởikhả năng huy động các khoản thu thường xuyên và luôn tuân theo quan điểm
“lường thu mà chi”
- Dựa vào các định mức, chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành cho giáodục Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát sử dụng cáckhoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việccấp phát và sử dụng các khoản chi
Trang 22Quyết toán chi NSNN.
Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách Là quátrình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau mộtnăm để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra kinh nghiệm vàbài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo Do đó, cần có các yêu cầucho quá trình quyết toán như sau:
- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báocáo này cho các cơ quan thẩm quyền theo đúng quy định
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực Nội dung cácbáo cáo phải theo đúng nội dụng ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mụclục NSNN quy định
- Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồngcấp trước khi trình cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệtquyết toán chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và lập quyết toán gửi cơ quantài chính cung cấp
- Báo cáo quyết toán không được xảy ra chi lớn hơn thu
- Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán xác định tính đúngđắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán
Sự nghiệp giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội vàtăng trưởng kinh tế Vì vậy mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, đầu tư ngàycàng tăng cho lĩnh vực giáo dục Chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nóiriêng có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển sự nghiệp giáo dụctheo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nên chi thường xuyênNSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chiNSNN cho giáo dục, đảm bảo kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp giáodục
Trang 23Trong những năm gần đây, quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đã cónhững tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại chưa được giải quyết triệt để.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những mặt đã đặt được cũng như những mặt hạn chế, bất cậptrong quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục, sau đây chúng ta sẽ
đi sâu vào thực trạng của các trường THCS trong huyện Trấn Yên
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC TRƯƠNG THCS TRONG ĐỊA BÀN HUYỆN THỜI GIAN QUA
2.1 Khái quát về các trường THCS trong huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 2.1.1 Nhiệm vụ phát triển các trường THCS trong toàn huyện
Vài nét về huyện Trấn Yên:
Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có điều kiện
tự nhiên và địa hình tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, anninh – quốc phòng Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện
Hạ hoà tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái,phía Tây giáp với huyện Văn Chấn Tổng diện tích tự nhiên là 62.859,54 ha,chiếm 9,13 diện tích toàn tỉnh Yên Bái
Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 13,5 km, cách thủ đô HàNội gần 200km Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷrất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá giữa các địa phươngtrong và ngoài huyện Toàn huyện được chia thành 22 đơn vị hành chính
xã, thị trấn, trong đó có 7 xã vùng cao, 1 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã khuvực II có thôn bản đặc biệt khó khăn
Trấn Yên có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, được kiến tạobởi dãy Pú Luông phía hữu ngạn và dãy con Voi phía tả ngạn sông Hồng, đềuchạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Độ cao trung bình từ 100 – 200 m sovới mặt nước biển Nơi thấp nhất là xã Minh Quân có độ cao 20m Nhìn chungđịa hành cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc Các xã phía Nam có địa hình phầnlớn là đồi bát úp, đỉnh bằng sườn thoải thuận tiện cho việc trồng cây lương thực
và cây công nghiệp Các xã nằm dưới chân núi con Voi và dãy Pú luông có địahình phức tạp, chia cắt, núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu, có độ dốc lớn nênkhó khăn cho đi lại và giao lưu kinh tế Song có điều kiện thuận lợi cho phát
triển nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc
Trang 25Huyện có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dântộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%,dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc H’Mông chiếm 1,9%, dân tộc khácchiếm 0,4% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1, 035%; mật độ dân số 132người/km2.
Hiện tại , Trấn Yên vẫn là một huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việcphát triển kinh tế-xã hội Và đầu tư vào giáo dục là một trong những mục tiêuquan trọng nhất của huyện Do đó, các cấp lãnh đạo cũng đã có các chính sáchthiết thực để phát triển hệ thống GD&ĐT trong huyện THCS là một cấp đặcthù và do đó, cần có những đầu tư cần thiết và phù hợp Trong toàn huyện có
19 trường Với quy mô như sau:
BẢNG2.1: QUY MÔ CÁC TRƯỜNG THCS TRONG HUYỆN TRẤN YÊN
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên)
Với hệ thống như vậy các trường THCS đang phát triển hướng tới mụctiêu đạt chuẩn quốc gia.Nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả học tập củacác học sinh Đồng thời phát triển đất nước theo hướng kinh tế tri thức
Trang 262.1.1 Các yếu tố quyết định đến quá trình giảng dạy, học tập tại các trường và những thành quả cơ bản
*Các điều kiện cần thiết để các trường hoạt động:
Yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến quá trình học tập và giảng dạytại các trường THCS là đội ngũ giáo viên và điều kiện về cơ sở vật chất Một cơ
sở vật chất khang trang có đầy đủ các trang thiết bị dạy và học (như dụng cụ thínghiệm, thực hành; máy chiếu; …), một đội ngũ giáo viên có năng lực chuyênmôn, có trình độ sư phạm giỏi, nhiệt huyết với nghề sẽ đảm bảo phát triển củanghành giáo dục
Theo đánh giá gần đây năm học 2012-2013 xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết
bị các trường có sự chuyển biến mạnh.Các phòng học đã được sửa chữa và xây mớitạo cho các trường có khung cảnh khang trang, sạch sẽ Quá trình giảng dạy và họctập đã được nâng cao và tạo điều kiện cho việc đào tạo có kết quả sâu rộng
Các trường tiến hành xây dựng và sửa chữa năm học 2011-2012: THCSThị trấn Cổ Phúc xây dựng mới được thêm một dãy nhà 2 tầng gồm 12 phònghọc, năm học 2012- 2013 trường Đào Thịnh thực hiện sửa chữa và xây dựngthêm được 3 lớp học, trường Tân Đồng xây dựng thêm được 2 lớp, trường QuyMông xây dựng thêm được 3 lớp Ngoài ra các trường còn tiến hành cải tạo vàsửa chữa khung cảnh trường( sân, tường rào…)
Việc sửa chữa và cải tạo của các trường đã cho thấy sự quan tâm của cáccấp lãnh đạo đến sự nghiệp giáo dục của thành phố.Việc đầu tư đó đã đưa bộmặt của các trường THCS trong huyện vươn lên, nâng cao các tiêu chuẩn đểđạt chuẩn Quốc gia
Bên cạnh cơ sở vật chất đó là việc đào tạo đội ngũ giảng dạy tại cáctrường THCS được coi trọng, phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên,nghiệp vụ phát triển mạnh mẽ trong các nhà trường.Hàng năm, Phòng giáo dụcđào tạo huyện Trấn Yên tiến hành các hội thảo về nâng cao nghiệp vụ giảng
Trang 27dạy cho các trường và tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi từ cấp trường lênđến cấp huyện, cấp tỉnh.Và hàng tháng Huyện đều tổ chức kỳ thi hội giảng chocác giáo viên ở các trường Huyện luôn khuyến khích các giáo viên có nhu cầu
đi học nâng cao trình độ với các cơ chế ưu đãi cho các giáo viên Số giáo viênđạt chuẩn và trên chuẩn năm trong 3 năm học gần đây là:
Cùng với sự quan tâm, đầu tư đúng mức của nhà nước cũng như của Đảng
ủy huyện Trấn Yên và với sự nỗ lực cố gắng của thầy trò của các trường tronghuyện, chất lượng của giáo dục THCS của các trường trong huyện đã đạt đượcnhững thành tựu lớn Thể hiện qua bảng số liệu sau:
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CÁC TRƯỜNG THCS TRONG
HUYỆN TRẤN YÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2013
Trang 28Qua bảng trên có thể thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt ngày mộttăng và tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm từ 6,23 xuống chỉ còn2,58%, cùng với đó là tỷ lệ học sinh yếu kém cũng giảm đáng kể từ 0,31%xuống chỉ còn 0,2% Đó là một kết quả đáng mừng cho giảng dạy của các trườngTHCS huyện Trấn Yên Được kết quả đó là do có sự quan tâm và giúp đỡ củaĐảng ủy, chính quyền huyện đã có các chính sách ưu đãi đối với các nhà trường.Cùng với đó là sự cố gắng của các học sinh trong trường và các giáo viên củanhà trường nên đã có thành quả đáng tự hào như vậy.
Bên cạnh giáo dục về văn hóa đạo đức thì giáo dục nâng cao kiến thức làrất quan trọng Bảng sau cho chúng ta thấy chất lượng học tập và giảng dạy tạicác trường THCS huyện Trấn Yên ra sao:
BẢNG 2.3: KẾT QUẢ HỌC LỰC CÁC TRƯỜNG THCS TRONG
HUYỆN TRẤN YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2013
Trang 29GD&ĐT đều tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện để chọnlọc và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh Huyện Trấn Yên tự hào làmột trong những huyện có số học sinh đạt giải cao trong kỳ thi Chọn học sinhgiỏi cấp tỉnh Trong năm học 2012-2013, huyện có 1 giải Nhất, 6 giải Nhì, 5giải Ba và 10 giải khuyến khích trong các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn, Địa,
Sử Từ đó tạo động lực cho các nhà trường, chính quyền địa phương tiếp tục cónhững đầu tư hợp lý cho giáo dục, đặc biệt là cấp THCS
2.1.2 Mô hình phân cấp quản lý chi NSNN cho giáo dục THCS trong huyện Trấn Yên
Yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với việc xây dựng một mô hình quản lý là phảinhất quán, phù hợp với quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của mỗi cấp NSNNđảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong toàn nền kinh tế
Mô hình quản lý chi NSNN cho giáo dục THCS như sau:
HÌNH 2.1: MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC THCS HUYỆN
Khối trường THCS
Trang 30Theo như mô hình, Phòng Tài chính - kế hoạch huyện uỷ quyền toàn bộkinh phí của các trường THCS trên địa bàn thành phố cho Phòng GD&ĐTquản lý.Và nhận báo cáo tổng hợp từ Phòng GD&ĐT để kiểm tra, thẩm địnhsau đó nộp cơ quan cấp trên.
Trong mô hình trên, phòng GD&ĐT vừa là đơn vị dự toán cấp I, vừa làđơn vị dự toán cấp III, các trường THCS vừa là đơn vị dự toán cấp II và là đơn
vị dự toán cấp III Qua đó trách nhiệm của phòng tài chính – kế hoạch vàphòng GD&ĐT được làm rõ, vì vậy nâng cao tính tự chủ và tự chịu tráchnhiệm của các đơn vị trong việc quản lý NSNN chi cho giáo dục
2.2 Thực trạng chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong huyện Trấn Yên
2.2.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong huyện theo ba khâu của chu trình Ngân sách
Để biết rõ hơn về quản lý chi NSNN cho giáo dục THCS chúng ta sẽ đixem xét sự thay đổi về số dự toán, thực hiện của chi thường xuyên NSNN cho cáctrường THCS trong huyện Trấn Yên qua bảng số liệu sau
BẢNG 2.4: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRONG HUYỆN TRẤN YÊN
Nội dung
Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Ước thực
(Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Trấn Yên )
Trang 31Nhận xét:
- Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy tổng chi luôn luôn đạt mức hoànthành dự toán ở mức cao, trong đó cao nhất là năm 2012 với 124,43% và thấpnhất là năm 2013 với 100,93%
- Nhìn vào chỉ tiêu 3: có thể thấy việc thực hiện dự toán có xu hướng giảm,tăng cao nhất năm 2012 với mức 32,6%, thấp nhất năm 2013 mức 4,64%
Từ quá trình phân tích thực tế ta có thực trạng quản lý 3 khâu của chu trìnhngân sách như sau:
Khâu lập dự toán:
Quản lý NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải tuân theo một chu trình và lập
dự toán là khâu đầu tiên trong chu trình đó
Khi lập dự toán, phòng TC-KH huyện Trấn Yên căn cứ vào phương hướng,chủ trương, nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của Đảng và nhànước, cũng như các chính sách của Huyện trong những năm tiếp theo Dự toánchi thường xuyên NSNN cho các trường THCS trong huyện Trấn Yên được lậpkhá chi tiết, đầy đủ nội dung và nhu cầu chi, có tính thực tiễn khá cao để làm căn
cứ vững chắc cho các cơ quan chức năng phân bổ hợp lý Lập dự toán đúng theomục lục ngân sách và tình hính thực tế Tuy nhiên còn một số những bất cậptrong khâu này:
chậm, chưa theo đúng trình tự, phương pháp lập dự toán NSNN và phải sửachữa lại dẫn đến việc lập dự toán chưa thực sự hiệu quả
tiện thông tin đại chúng còn hạn chế
toán: chưa sát với thực tế tại đơn vị, không dựa trên tình hình hình phát triển sựnghiệp giáo dục của huyện trong tương lai