1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VAY TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA

29 369 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 41,21 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG QUẢN VAY TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA I/ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ . 1./ Quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ tín dụng của Việt Nam với các Tổ chức Tài chính Quốc tế . a) Với Quỹ tiền tệ Quốc tế(IMF). * Giới thiệu sơ lược. Quỹ tiền tệ Quốc tế là một tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, được thành lập từ hội nghị Bretton Wood năm 1945. Đây là một tổ chức tiền tệ lớn nhất bao gồm 176 nước thành viên và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế. Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập và hoạt động trên cơ sở hoạt động của các nước hội viên qua hình thức hiệp định . Hoạt động và giao dịch của Quỹ được thông qua hai vụ: - Vụ tổng hợp : Vụ điều hành hoạt động của Quỹ. - Vụ SDR (Special Drawing Rigts): Xác định quyền và nghĩa vụ của các nước hội viên( quyền rút vốn đặc biệt). Đây là vụ quan trọng bởi xác lập được quyền của các nước hội viên trong việc sử dụng số SDR cho phép (số SDR được sử dụng phụ thuộc vào sự đóng góp cổ phần khi tham gia vào Quỹ của hội viên). Việc thanh toán trên thị trường quốc tế sẽ dựa vào đồng SDR - là đồng tiền không bị mất giá ( bởi được xác định từ rổ tiền tệ với 5 đồng tiền mạnh trên thế giới, bao gồm: đô-la Mỹ, Mác Đức, Bảng Anh, France Pháp và Yên Nhật). Khác với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu á (sẽ được trình bày ở phần sau), mục đích trực tiếp của Quỹ tiền tệ Quốc tế không phải là phát triển mà là : - Khuyến khích hợp tác tiền tệ quốc tế ( sử dụng một đơn vị tiền tệ chung hay cùng sử dụng một đơn vị ngang giá với các đơn vị tiền tệ của tất cả các nước hội viên thông qua một tổ chức . Chẳng hạn như liên minh tiền tệ Châu âu và sự ra đời của đồng tiền chung Châu á trong tương lai. - Tạo điều kiện phát triển cân đối mậu dịch quốc tế, tạo điều kiện để phát triển các nguồn lực sản xuất của các nước hội viên, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các nước hội viên . - Tăng cường sự ổn định tỷ giá của đồng tiền, tránh sự cạnh tranh về tỷ giá giữa các đồng tiền thông qua phương thức cạnh tranh. - Hạn chế về cạnh tranh tỷ giá giữa các đồng tiền có phương hại tới giải quyết cán cân thanh toán, sự phương hại đến thịnh vượng của quốc gia cũng như quốc tế. - Giảm bớt mức độ bất quân bình trong cán cân thanh toán thông qua việc tạo ra các điều kiện, phương tiện thanh toán quốc tế ( cho vay để bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán .) *Quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ. Ngay từ thời kỳ ngụy quyền Việt Nam đã chính thức là thành viên của IMF. Tới năm 1979, quân Nhật chủ trì cùng 7 nước khác là: Phần lan, Thụy điển, Thụy sĩ, Úc, Canada, Bỉ và Áo. Nhóm nước này đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 56,2 triệu đô-la Mỹ cùng với 18 Ngân hàng Thương mại do Ngân hàng Ngoại thương Pháp và Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Nhật bản chủ trì cho Việt Nam vay bắc cầu 85,447 triệu đô-la Mỹ để trả hết nợ quá hạn vay của IMF một khoản là 100,179 ngàn SDR ( khoảng 140 triệu đô-La Mỹ ) vào tháng 10 năm 1998 . Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành nhiều cuộc thương lượng ký kết và xử hàng loạt khâu kỹ thuật để giải quyết vấn đề nợ quá hạn tạo cơ sở cho Ban Giám đốc điều hành IMF thông qua chương trình kinh tế 1 năm, khôi phục quyền vay vốn của Việt Nam tăng vốn cổ phần của Việt Nam tại Quỹ từ 176 triệu SDR lên 241,6 triệu SDR và quỹ quyết định cho Việt Nam vay theo ba thể thức: dự phòng, chuyển tiếp kinh tế và điều chỉnh cơ cấu mở rộng trị giá lên tới 800 triệu đô-la Mỹ trong đó lần một đã rút 102 triệu đô-la Mỹ để trả nợ vay bắc cầu. Như vậy sau hơn 10 năm bị IMF đình chỉ quan hệ tín dụng, ngày 6/10/1998, quan hệ vay vốn của Việt Nam với IMF được khôi phục lại và có nhiều triển vọng. Đây là chìa khoá quan trọng khai thông quan hệ của chúng ta với cộng đồng tài chính quốc tế. b) Với Ngân hàng Thế giới(WB) và Ngân hàng phát triển Châu á(ADB). * Giới thiệu chung. Mặc dù Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển Châu á là hai tổ chức khác biệt song do đều là hai tổ chức tài chính - phát triển do vậy ta sẽ xem xét nội dung , các nguyên tắc và đặc điểm cho vay chung của cả hai tổ chức này(dưới đây xin được gọi với một tên khác là các Ngân hàng ). - Nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển của WB và ADB là tăng cường đầu tư vào các nước đang phát triển, giúp những nước này thay đổi tình trạng kinh tế nghèo nàn, nâng cao mức sống của đông đảo quần chúng nghèo khổ. Chiến lược phát triển này chủ yếu biểu hiện ở những nước, những khu vực được trợ vốn và các dự án xây dựng, đặc biệt là với các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn ngày càng thể hiện rõ tư tưởng chiến lược phát triển này. Nhiều năm gần đây, việc trợ vốn cho các nước đang phát triển vẫn bảo lưu các dự án xây dựng đã trở thành truyền thống nhưng Ngân hàng luôn điều chỉnh những dự án này mục đích là nhằm đặt trọng điểm vào các dự án xây dựng trực tiếp liên quan tới lợi ích của tầng lớp nghèo khổ nhất trong các nước đang phát triển (WB cung cấp cho 163 nước thànhviên và ADB cung cấp cho các nước đang phát triển của khu vực Châu á). - Nguyên tắc cho vay : Căn cứ vào quy định trong hiệp định ngân hàng, WB và ADB có một số nguyên tắc cho vay chung sau: + Ngân hàng chỉ cho vay với các nước thành viên. WB và ADB chỉ cung cấp các khoản cho vay đối với Chính phủ các nước thành viên có thu nhập thấp hoặc đối với các tổ chức công cộng và tư nhân được Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước thành viên bảo trợ. Các nước mới độc lập, dù dự tính chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành thành viên, cũng chỉ có thể xin vay sau khi đã chính thức trở thành nước thành viên. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như trước khi Niu Ghinê giành được độc lập vào tháng 9 năm 1975, WB đã cấp cho họ 5 khoản vay, đều do Chính phủ Oxtơraylia bảo trợ. + Thông thường các khoản vay của WB và ADB phải được dùng cho các dự án cụ thể của nước vay nợ, các dự án này phải được Ngân hàng thẩm định và phê chuẩn là có tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, phải được bàn bạc và thống nhất với nước vay nợ đó, phải là những dự án thật sự ưu tiên nhất trong chương trình phát triển kinh tế. Bởi vậy nước vay nợ phải cung cấp cho các tổ chức này tình hình và tư liệu về kinh tế, tài chính có liên quan đến dự án và của chính dự án xin vay vốn. Dự án vay vốn chỉ có thể được chấp nhận sau khi đơn vị có dự án đánh giá trước, một nhóm thẩm định của Ngân hàng đã phân tích, đánh giá được hội đồng giám đốc điều hành phê chuẩn. Trong quá trình thực hiện dự án thường mỗi năm Ngân hàng sẽ tới kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo kỹ thuật một hoặc hai lần , khi kết thúc dự án phải có đánh giá mang tính chất tổng kết. Các khoản cho vay không mang tính chất dự án thường là cấp ngoại tệ cho nhu cầu nhập vật tư, thiết bị để giúp cho các công trình sản xuất đã có sẵn của nước vay nợ. Cũng có một số ít khoản cho vay không mang tính dự án cụ thể được cấp cho các nước vay nợ thực hiện tổng kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của họ, cũng có một số ít khoản cho vay này được cấp cho nước vay nợ duy trì kế hoạch phát triển sản xuất sau thiên tai. + Chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. WB và ADB là những tổ chức phát triển (cho các nước vay nợ để phát triển kinh tế ). Mặt khác WB và ADB lại là những tổ chức tài chính, chủ yếu là vay vốn trên thị trường tiền tệ thế giới rồi lại cho các nước thành viên vay, cho nên chúng phải đảm bảo chắc chắn rằng đồng vốn cho vay phải thu về được đúng hạn. - Đặc điểm cho vay: Tôn chỉ của WB và ADB là cho vay sản xuất dài hạn đối với các nước đang phát triển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động của họ. Các khoản cho vay này khác với các khoản cho vay của các Ngân hàng Thương mại nói chung . Một cách khái quát,ta có đặc điểm sau: + Thời hạn cho vay tương đối dài thường là 40 năm ( trong đó khoảng 10 năm ân hạn ) . Phương thức trả vốn sau khi hết thời kỳ ân hạn nói chung là chia bình quân cho các năm, cứ nửa năm trả một lần. + Lãi suất tương đối ưu đãi, thường ở mức 1 %/năm. + Ngoài ra còn một đặc điểm khác nữa là trong các dự án do WB và ADB tài trợ luôn đòi hỏi phải có nguồn vốn đối ứng trong nước (vốn tham gia của nước đi vay). * Quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ. Trước năm 1998, WB chỉ cung cấp cho chúng ta một khoản tín dụng cho dự án Thuỷ lợi Dầu Tiếng trị giá 60 triệu USD (vào 24/8/1978). Số lượng dự án do ADB cung cấp nhiều hơn của WB: 7 dự án với tổng trị giá 27,385 triệu USD và đã rút được 24 triệu USD Tháng 10 năm 1998 ngay sau khi quan hệ vay vốn giữa Việt Nam và IMF được trở lại bình thường, WB và ADB đã khẩn trương cùng phía Việt Nam chuẩn bị đàm phán các hiệp định theo một số dự án. Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định vay. Kết quả là WB đã cho vay hai dự án về giáo dục tiểu học và dự án quốc lộ 1A trị giá là 218 triệu đô-la Mỹ ( được ký kết vào ngày 1/11/1998) Trong tài khoá năm 1998, 1999, IMF, WB, ADB dự kiến cho Việt Nam vay khoảng từ 1 đến 1,5 tỷ đô-la Mỹ chi cho tài khoá. Tháng 10 năm 1998 các đơn vị đứng đầu các tổ chức này đã thăm chính thức Việt Nam để cam kết việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam , để có thể cho Việt Nam vay trong những năm tiếp theo, đồng thời khẳng định những thành quả của Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới kinh tế và Việt Nam đã hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Tiếp đó ngày 8 - 10 /11/1998 tại thủ đô Paris, trung tâm chính trị và văn hoá nổi tiếng trên thế giới đã chứng kiến một sự kiện vô cùng quan trọng đối với Việt Nam là Hội nghị quốc tế đầu tiên của các nước và các Tổ chức Tài chính Quốc tế tài trợ cho Việt Nam với sự có mặt của đông đảo các đạI diện của 24 quốc gia và 17 tổ chức quốc tế. Các nước và các tổ chức quốc tế đã tuyên bố tài trợ cho Việt Nam tài khoá năm 1999là 1,86 tỷ đô-la Mỹ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước Và tới ngày 13,14/12/1998, chúng ta đã đủ điều kiện để giải quyết nợ qua câu lạc bộ Paris với số tiền là 1 tỷ USD. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu một giai đoạn mới với nhiều triển vọng trong quan hệ vay nợ nước ngoài của Việt Nam, là điều kiện để ta giải quyết nợ qua Câu Lạc Bộ London ( tới nay chúng ta đã xử nợ qua câu lạc bộ London được 1,5 tỷ Rúp và hơn 3 tỷ đô-la Mỹ ). Quan hệ tài chính, tín dụng của chúng ta ngày càng phát triển và không ngừng được mở rộng với cả các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế khác. Biểu hiện điều này như việc Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các Bộ , Ngành để đàm phán và ký kết những hiệp định vay vốn: Quỹ KUWAIT cho vay dự án thuỷ lợi Yazun trị giá 15 triệu USD, với Quỹ xuất khẩu dầu lửa (OPEC) . Đối với Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (MBEC) và Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (MIB) của cộng đồng các nước XHCN trước đây, trong thời gian qua có nhiều biến động lớn, có nguy cơ sụp đổ, chúng ta đã góp phần đấu tranh để duy trì và điều chỉnh hoạt động của hai tổ chức này, cụ thể là đã trình Chính phủ giải quyết trả trước số nợ với MBEC và cùng các ngành, địa phương xử nợ của những công trình đã vay vốn của MIB. Như vậy, sau gần 5 năm, tính cho tới 4/2003, chỉ tính riêng ba tổ chức là IMF, WB, ADB đã ký cho Việt Nam vay vốn với tổng trị giá lên tới 3,6 tỷ USD. Số vốn này được tài trợ cho các dự án trọng điểm trên mọi lĩnh vực như: giáo dục, cấp nước, y tế, giao thông, điện, .Đây là kết quả rất thành công của cả một sự cố gắng, nỗ lực lớn của Chính phủ Việt Nam trong đó không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Khái quát cơ chế tín dụng của các Tổ chức Tài chính Quốc tế. Sau khi hiệp định vay có giá trị hiệu lực, Tổ chức cho vay (Tổ chức Tài chính Quốc tế) sẽ tiến hành mở cho Chính phủ Việt Nam một tài khoản vay nhưng đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tài khoản vay này sẽ được ghi nợ mỗi khi người vay (Chính phủ Việt Nam) rút vốn vay để sử dụng, chi tiêu cho dự án đầu tư đã được Tổ chức cho vay thống nhất. Thời hạn rút vốn của người vay (Chính phủ đi vay) thường được quy định (cam kếta0 trong phạm vi là 5 năm (phải rút hết số vốn vay đã cam kết). Tổ chức cho vay quy định một lịch trả nợ từ sau thời gian ân hạn (thời gian chưa phải trả nợ sau khi đã hoàn thành thời gian rút vốn) cho tới hết thời hạn vay. 2.1 Thủ tục giải ngân (rút vốn). Do đặc điểm nguồn vốn cho vay của Tổ chức cho vay đối với nước đi vay thường được tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi cơ cấu kinh tế, các công trình phúc lợi xã hội với quy mô lớn. Do vậy hình thức giải ngân (cho rút vốn) của Tổ chức cho vay được áp dụng với nước đi vay gồm 4 hình thức: a) Thanh toán trực tiếp ( Direct Payment). Theo hình thức này, bên vay sẽ yêu cầu bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng. Bên vay phải chỉ rõ trong đơn xin rút vốn vay ngày đến hạn phải thanh toán với người cung cấp hàng. Hình thức này nói chung thích hợp với việc thanh toán theo tiến độ thi công các công trình xây lắp lớn, các chi phí về tư vấn và các khoản nhập khẩu nhỏ gọn không cần thiết phải mở thư tín dụng . Khi nhận được thông báo để thanh toán của bên cho vay gửa trở lại, phải kiểm tra xác nhận và gửi cho Bộ Tài chính (bản sao) để theo dõi quá trình rút vốn và nhận nợ với nước ngoài. b) Phương thức hoàn vốn (Reimbursement Procedure) Phía bên vay đã thanh toán trước các chi phí phát sinh cho người nhận thầu và cung ứng hàng hóa hoặc các khoản mua sắm , chi phí xây lắp nhỏ , lặt vặt mà người vay đã đứng ra chi trước mà những chi phí này được Tổ chức cho vay chấp nhận thuộc chi phí tài trợ của dự án. Chủ dự án được Bộ Tài chính uỷ quyền có trách nhiệm làm các đơn xin hoàn lại vốn, cũng như các chứng từ chứng minh đã thanh toán cho người nhận thầu và cung cấp hàng hoá để gửi cho bên cho vay. Các thủ tục thanh toán và hoàn vốn được thực hiện qua một ngân hàng thương mại được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chỉ định và thông báo với phía cho vay. Chủ dự án phải mở tài khoản riêng để theo dõi các chi phí đã ứng trước, đồng thời căn cứ vào báo có của bên cho vay ( đã hoàn trả vốn ) để lập báo cáo chi và thu hoàn vốn gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Thương mại được chọn (nếu chi phí đó có liên quan tới vốn của Ngân hàng Thương mại). c) Phương thức cam kết (Commitment Procedure). Thủ tục cam kết được áp dụng rộng rãi trong việc thanh toán hàng nhập khẩu bằng thư tín dụng thương mại (L/C) . Thư tín dụng do bên vay mở tại các ngân hàng của nước cung cấp hàng phải được phía cho vay cam kết thanh toán bằng một thư cam kết ( Commitment Letter) Thực hiện hình thức này chủ dự án được Bộ Tài chính uỷ nhiệm phối hợp với Ngân hàng Thương mại phục vụ mình mở các thư tín dụng theo hợp đồng thương mại đã ký, đồng thời yêu cầu bên cho vay có thư cam kết việc thanh toán các thư tín dụng đã mở. c) Qũy tạm ứng ( Imporest Fund) hay còn được gọi là “ Tài khoản đặc biệt” (Special Account). Bên cho vay sẽ ứng cho bên vay một khoản tiền ứng trước và có thể được bổ sung để thực hiện thanh toán cho các hoá đơn xây lắp hoặc hoá đơn cung cấp có số tiền nhỏ hoặc các chi phí về ngoại tệ liên quan đến dự án vay như tư vấn, đào tạo , học bổng, vé máy bay, chi phí khác, . Bộ Tài chính hay chủ dự án do Bộ Tài chính uỷ nhiệm làm thủ tục đề nghị bên cho vay thực hiện các thủ tục để lập quỹ tạm ứng ( gồm khoản tạm ứng lần đầu, thủ tục thanh toán và bổ sung tài khoản tạm ứng tiếp sau) và mở một tài khoản riêng tại ngân hàng để hạch toán ( gọi là tài khoản tạm ứng hay tài khoản đặc biệt) để nhận tiền tạm ứng ,chi tiêu và quyết toán riêng tài khoản này với bên cho vay . 2.2 Các thủ tục, chứng từ để thực hiện việc giải ngân. Chủ dự án ngoài việc làm đơn xin rút vốn vay phải gửi kèm các chứng từ có liên quan đến việc thanh toán bằng vốn vay phù hợp với quy định của hợp đồng vay đã ký. Các chứng từ thường được gửi kèm với đơn xin rút vốn cho bên vay là: - Hợp đồng thương mại . - Hoá đơn hàng hoá hoặc hoá đơn tư vấn hoặc báo cáo tổng hợp khối lượng công việc đã hoàn thành do cơ quan giám định có thẩm quyền cấp . Vận tải đơn hoặc phiếu gửi hàng. Chứng từ đã thanh toán ( trong trường hợp phương thức hoàn vốn ) có thể là hoá đơn đã nhận hàng hoặc báo cáo thanh toán của ngân hàng phục vụ bên vay. - Bảo đảm thực hiện hợp đồng ( Performance Security) bảo lãnh của ngân hàng ( trong trường hợp thanh toán ứng trước ). II./ CƠ CHẾ QUẢN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ. Theo nghị định 58/CP ngày 30/8/1998, việc quản các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ được giao cho Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng hạn mức trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Mọi nguồn vốn vay đều phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách hàng năm để trả nợ, trả phí, lãi đến hạn. Tuy nhiên, do đặc điểm của vay nợ nước ngoài (bằng ngoại tệ, bằng hàng hóa) cũng như vai trò của Ngân hàng Nhà nước với tư cách đại diện Chính phủ tại các Tổ chức cho vay(IMF, WB, ADB .) có ảnh hưởng, liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, quản ngoại hối, tỷ giá ., Chính phủ đã xác định Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tham gia quản và sử dụng các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ cùng với Bộ Tài chính như đã được đề cập trong thông tư liên bộ số 09/ NH-TC ngày 30/5/1999. Theo thông tư này, Ngân hàng Nhà nước là người đại diện Chính phủ Việt Nam nhận nợ trước các Tổ chức cho vay thông qua tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1./ Cơ chế rút vốn các khoản vay của Chính phủ Để phù hợp với thông lệ quốc tế, việc rút vốn vay nước ngoài (thuộc các khoản vay của Chính phủ) cũng được thực hiện theo những phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của các hợp đồng giao dịch hay từng giao dịch thanh toán: (I) Thủ tục tạm ứng /tài khoản đặc biệt ; (ii) Thủ tục thanh toán trực tiếp; (iii) Thủ tục phát hành thư cam kết ; (iv) Thủ tục hoàn vốn . Việc rút vốn vay phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như : Số tiền rút ra từ tài khoản vay phải được sử dụng cho những mục đích đã đề ra trong hiệp định vay, có lưu ý đến tính hiệu quả và tiết kiệm ; Nước đI vay phải được sự chấp thuận của bên cho vay để rút vốn thanh toán cho những chi tiêu liên quan đến dự án khi chúng thực sự phát sinh . Tuy nhiên, ở đây chúng ta không đề cập tới khái niệm về các thủ tục mà đI sâu xem xét việc áp dụng những thể thức này và các điều kiện để rút vốn hiện đang được áp dụng theo quy định trong thông tư liên bộ số 09 / NH-TC . Theo quy định này, trong 4 thể thức rút vốn thì Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản các khoản rút vốn bằng tiền (thể thức tạm ứng) .Các thể thức còn lại do Bộ Tài chính, Ngân hàng Thương mại hoặc chủ dự án trực tiếp rút. 2.1 Thể thức Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý: Thể thức tạm ứng/ đặc biệt. Với phương thức này bên vay có thể rút vốn làm nhiều lần: rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng và những lần rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng * Rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng Căn cứ vào hạn mức tài khoản tạm ứng đã quy định trong Hiệp định vay hoặc dự kiến chi tiêu từ tài khoản tạm ứng trong một khoảng thời gian nào đó (thường là 6 tháng), chủ đầu tư chuẩn bị các thủ tục, điều kiện rút vốn sau đó lập hồ sơ rút vốn ( theo quy định của Tổ chức Tài chính Quốc tế) Hồ sơ rút vốn bao gồm: - Công văn đề nghị rút vốn về tài khoản tạm ứng. - Đơn rút vốn (theo mẫu). - Dự kiến chi tiêu từ tài khoản tạm ứng (nếu không rút theo hạn mức) Đơn rút vốn này chủ dự án không ký mà được gửi tới Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra xem xét đảm bảo đúng quy định của tổ chức cho vay và nếu đơn rút vốn được chấp thuận, Bộ Tài chính sẽ có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước và đề nghị Ngân hàng Nhà nước ký trên đơn rút vốn. Khi nhận được công văn đề nghị rút vốn về tài khoản tạm ứng của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm tra lại tính đúng đắn, sự phù hợp với quy định, nếu thoả mãn, Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp ký và gửi hồ sơ rút vốn tới Tổ chức cho vay. Khi tổ chức cho vay chấp nhận giải ngân thì việc giải ngân sẽ được thông qua tài khoản ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tại nước ngoài (thường là tại Cục dự trữ liên bang Mỹ - State Bank of Việt Nam with Federal Reserve of NewYork, USA). Cụ thể là khi tổ chức tài chính chấp nhận cho vay, Cục dự trữ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của tổ chức chovay chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam - ghi có cho Tài khoản tiền gửi ngoại tệ đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời tại đơn vị hạch toán của tổ chức cho vay, Tài khoản tiền gửi đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ghi nợ ( Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận nợ thay Chính phủ Việt Nam một khoản ). Khi nhận được báo có của Cục dự trữ liên bang, Ngân hàng Nhà nước xuất ngoại tệ từ Tài khoản tạm ứng sang Tài khoản dự án tại Ngân hàng Thương mại phục vụ. Ngân hàng Thương mại phục vụ tiến hành chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ để chuyển cho chủ dự án. * Rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng: Thực hiện trên cơ sở bổ sung các khoản đã thực chi tiêu. Việc bổ sung tài khoản tạm ứng được tiến hành thường xuyên để duy trì một khối lượng tiền định mức trong tài khoản tạm ứng . Điều này có nghĩa là giả sử định mức trong tài khoản tạm ứng là 5 triệu USD. Do chi tiêu [...]... chuyển trả lại cho Bộ Tài chính bằng tiền để Bộ Tài chính cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Thương mại bố trí hàng xuất khẩu trả nợ khi đến hạn III./ KẾT QUẢ THAM GIA QUẢN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC QUẢN VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA 1) Kết quả tham gia quản của Ngân hàng Nhà nước 1.1 Về vay nợ Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ... Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để kịp thời báo cáo Chính phủ xử 4.) Cơ chế trả nợ vốn vay Hàng năm, trên cơ sở nghĩa vụ phải trả nợ của Nhà nước với nước ngoài theo các hiệp định hợp đồng vay và khả năng của Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính sẽ lập kế hoạch trả nợ nước ngoài để trình thủ tướng Chính phủ duyệt và ghi vào kế hoạch Ngân sách Nhà nước Các khoản trả nợ nước ngoài của Chính phủ được... được vai trò của mình, Ngân hàng Nhà nước cần phải nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác về khối lượng, thời gian đối với các khoản vay nợ nước ngoài Đối với các khoản vay nợ của các doanh nghiệp thì đương nhiên là Ngân hàng Nhà nước nắm vững được tình hình (Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản trực tiếp đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp)song đối với các khoản vay của Chính phủ thì đây... Nhà nước Việt Nam tại tổ chức cho vay cũng được ghi nợ , điều này có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước là đơn vị nhận nợ thay cho Chính phủ Việt Nam Quá trình luân chuyển đơn rút vốn của các thể thức rút vốn theo quy định của thông tư liên bộ Ngân hàng - Tài chính số 09 được khái quát bằng sơ đồ (trang bên) 3.) Cơ chế sử dụng và quản vốn vay nước ngoài của Chính phủ Việc vay và sử dụng vốn vay nước ngoài. .. thông qua Tài khoản tiền gửi đứng tên Ngân hàng Nhà nước (khi trả nợ, tổ chức cho vay sẽ ghi CÓ vào tài khoản tiền gửi này) Các doanh nghiệp được vay lại từ nguồn vốn vay của Chính phủ phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay đảm bảo có hiệu quả, có nguồn trả nợ khi đến hạn Khi được Nhà nước chính thức cho phép sử dụng nguồn vốn vay Chính phủ các doanh nghiệp cần lập các kế hoạch trả nợ. .. kế hoạch này phải phân rõ thời gian hoàn trả nợ gốc, lãi và các phí vay khác (nếu có) và đồng gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên của doanh nghiệp để phối hợp theo dõi và quản Trong trường hợp không trả được nợ cho Ngânh hàng, doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời cho cơ quan ngân hàng để có biện pháp xử Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng thì các... 2.1/ Về cơ chế nhận nợ, rút vốn Cũng giống như các nước khác trên thế giới, tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị duy nhất đại diện cho Chính phủ tại các Tổ chức Tài chính Quốc tế Mặc dù Bộ Tài chính là đơn vị trực tiếp quản các khoản vay của Chính phủ từ các tổ chức cho vay nhưng do Bộ Tài chính không có Tài khoản tiền gửi tại nước ngoài do vậy về phía các Tổ chức Tài chính Quốc tế (cũng như... chính Nếu do khách quankhông thực hiện được đúng hợp đồng thì phải kịp thời báo cáo thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính để xin ý kiến xỷ Nừu do chủ quan thì các Ngân hàng Thương mại phải dùng vốn kinh doanh của mình để trả nợ và phải chịu phạt tính trên số chậm trả (kể cả doanh nghiệp) Đối với trường hợp Chính phủ vay nước ngoài bằng hàng hoá thì khi thu hồi vốn vay từ các doanh nghiệp, Ngân... USD, trong đó WB được xếp ở vị trí đầu về lượng vốn vay (chiếm 47,8%), ADB :34%, IMF:15% và số còn lại là các khoản tín dụng của các tổ chức khác(OPEC ) 1.2 Về trả nợ Nhìn chung, các khoản vay của Chính phủ từ năm 1998 tới nay do các Tổ chức Tài chính Quốc tế tài trợ đều ở giai đoạn đầu của dự án (đang ở trong giai đoạn rút vốn vay) do vậy hầu hết là chưa phải trả nợ gốc trừ khoản vay hợp vốn của Kung... ngân hàng đại lý) họ không giao dịch với Bộ Tài chính Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài (chẳng hạn như tài khoản tiền gửi tại Cục dự trữ liên bang Mỹ) do vậy các tổ chức tài chính quốc tế có thể giao dịch với Chính phủ Việt Nam thông qua tài khoản này Chính vì thế, mọi khoản vay của Chính phủ Việt Nam đều được tổ chức cho vay mở tài khoản vay đứng tên . TỒN TẠI TRONG VIỆC QUẢN LÝ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA. 1) Kết quả tham gia quản lý của Ngân hàng Nhà nước 1.1 Về vay nợ. Thực hiện. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VAY TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA I/ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Ngày đăng: 02/10/2013, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w