1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua

10 943 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 87 KB

Nội dung

Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua

Trang 1

2.1 Cơ sở phưong pháp luận 2

2.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3

2.3 Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam 3

2.3.1 Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2007 3

2.3.2 Kết quả thực hiện đầu tư vào các dự án 4

2.3.3 Công tác xây dựng pháp luận chính sách 5

2.3.4 Công tác xúc tiến đầu tư 5

2.3.5 Thẩm định dự án 6

2.4 Những mặt còn hạn chế trong thu hút vốn FDI trong năm 2007 gồm: 6

3 MỘT SÓ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦUTƯ FDI 7

3.1 Các quan điểm sai lầm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 7

3.1.1 Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hạn chế nguồn lực 7

3.1.2 Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất 7

3.1.3 Thái độ đối với các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7

4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐNĐẦU TƯ FDI 8

4.1 Các quan điểm thay đổi đối với việc thu hút vốn đầu tư FDI 8

4.2 Những giải pháp cụ thể 8

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

1 CÁC VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG BÀI TIỂU LUẬN

Muốn tiến hành sản xuất phải có tư liệu sản xuất và sức lao động Trong nền kinhtế thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động mang hình thái hàng hoá và vì thế,các doanh nghiệp muốn có tư liệu sản xuất và sức lao động phải có tiền Tư liệusản xuất, sức lao động và tiền là những hình thức biểu hiện cụ thể của vốn Nóimột cách khái quát thì vốn là bộ phận tài sản được sử dụng để sản xuất kinhdoanh

Bài tiểu luận đề cập đến tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài củaViệt Nam trong thời gian qua – giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tưnước ngoài vào Việt Nam

2 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI2.1 Cơ sở phưong pháp luận

Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại và phát triển dựa trên một cơ sởvật chất kỹ thuật nhất định Theo quy luật phát triển, phương thức sản xuất XHCNphải được phát triển trên cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn TBCN Nó không chỉ kếthừa những thành quả về khoa học kỹ thuật mà cả nhân loại đạt được trong CNTBmà còn phát triển và hoàn thiện nó trên những thành tựu mới nhất của cách mạngkhoa học và công nghệ với cơ cấu kinh tế quốc dân cân đối hợp lý.

Cơ sở vật chất của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế hợplý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ tiên tiếnđược hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân ở nước ta bao gồm trang bị khoa học

Trang 3

tận dụng sự phát triển khoa học kỹ thuật Các quốc gia trên thế giới với điểmmạnh là vốn nhiều và có kinh nghiệp trong quá trình phát triển sẽ là động lựcquan trọng cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta.

2.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Có hai nguồn hình thành vốn để tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là nguồn vốntrong nước và vốn ngoài nước Trong đó nguồn vốn ngoài nước có nguồn vốn đầutư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn đầu tư của các công ty tư nhân, trong đó cáccông ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng.Hình thức đầu tư này nhằm giúp cho các nước đang phát triển trang trải sự thiếuhụt các nguồn lực: vốn, khoa học công nghệ… Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúptrang trải những thiếu hụt về ngoại hối mà quốc gia đang phát triển nào cũng gặpphải Đi liền với đầu tư nước ngoài là quá trình du nhập và chuyển giao côngnghệ, các mô hình và phương thức quản lý Các nước tiếp nhận đầu tư nước ngoàikhông làm tăng nợ nước ngoài như một số nguồn vốn khác.

Nước ta là nước đang phát triển ,để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiệnđại hoá, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần rất nhiềuvốn, khoa học công nghệ Muốn vậy, ngoài các nguồn lực sẵn có trong nước cầnthu hút nguồn lực từ bên ngoài: vốn, khoa học công nghệ bằng nhiều con đườngnhư hợp tác với các nước phát triển, thực hiện chuyển giao công nghệ, khuyếnkhích đầu tư từ nước ngoài

2.3 Thực trạng đầu tư FDI tại Việt Nam2.3.1 Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2007

Trang 4

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giớiWTO, Việt Nam đạt được 16 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 30%so với năm 2006, riêng các khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút hơn 6 tỷ USDtăng trên 10% Các ngành công nghiệp khái thác khoáng sản, công nghiệp hóa lọcdầu, luyện cán thép, sản xuất điện, công nghệ cao và kỹ thuật cao, xây dựng cơ sởhạ tầng, khách sạn - du lịch có vốn đăng kỳ lớn.

2.3.2 Kết quả thực hiện đầu tư vào các dự án

Năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một số lượng vốn đầu tư FDI lớn nhất vàthu hút được vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, vốn lớn Các tập đoàn lớntrên thế giới đã đổ vào Việt Nam trong năm qua như: IBM, Intel, Boeing Năm2007 cũng là năm đánh dấu bước ngoặt lớn về đầu tư vào công nghiệp mà đứngđầu là 2 dự án lớn là Nhà máy cán thép lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu (527 triệuUSD) và Khu liên hợp Thép Hà Tĩnh công suất 4,5 triệu tấn / năm

Công nghiệp hóa lọc dầu là một lĩnh vực mới và đang còn là một khâu yếu củanước ta đang được nhiều tập đoàn lớn có vốn và có kinh nghiệp nghiên cứu triểnkhai kế hoạch đầu tư phát triển Công ty SP Chemical của Singapore đang khẩntrương tiến hành dự án hạ tầng khu công nghiệp hóa dầu và Dự án tổ hợp hóa dầuPhú Yên với tổng mức đầu tư là 11 tỷ USD Công ty Technostar Management Ltdcủa Anh cũng đang triển khai nhà máy lọc dầu tại Đông Hòa, Phú Yên với tổngvốn đầu tư là 1,7 tỷ USD

Ngành Công nghiệp điện cũng nhận được sự đầu tư lớn từ các đối tác của Mỹ,Trung Quốc, Nhật Bản Dự án nhà máy nhiệt điên chạy Than Vân Phong tại tỉnhKhánh Hòa có công suất 2.064 MW do tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản làm chủđầu tư đã trình lên Thủ tướng chính phủ đang xin triển khai trong năm.

Trang 5

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2007, doanh thu của các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài ở nước ta đạt là 32,25 tỷ USD, trong đó doanh thu các doanhnghiệp FDI tại các khu công nghiệp và chế xuất đạt là 16 tỷ, tăng 17% so với năm2006

2.3.3 Công tác xây dựng pháp luận chính sách

Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài đã được cải thiện theo hướngtạo môi trường ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nướcngoài.

Hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài tiếp tục được sửa đổi, bổ sung:luật đất đai, bộ luật lao động,luật xây dựng, luật Thuỷ sản… Các qui định về danhmục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, cũng như mức thuế suất, các mức ưuđãi… đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khíchcác dự án đầu tư ứng dụng công nghệ- kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động.Chính phủ Việt Nam cũng kí kết Hiệp định song phương về đầu tư với một số đốitác đầu tư lớn tại Việt Nam như: Vương quốc Anh, Hàn Quốc…, Hiệp định tự dohoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, với cam kết: tạo dựngmôi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bình đẳng cho các nhàđầu tư

Cơ chế pháp lý đa phương về đầu tư cũng được tiếp tục được mở rộng: tham giahiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc và các hiệpđịnh với Nhật, ấn Độ

2.3.4 Công tác xúc tiến đầu tư

Trang 6

Công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải thiện, đa dạng Việc gắnngoại dao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đã có tác động tích cực đốivới việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

2.3.5 Thẩm định dự án

công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải thiện, đa dạng Việc gắnngoại dao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đã có tác động tích cực đốivới việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

2.4 Những mặt còn hạn chế trong thu hút vốn FDI trong năm 2007 gồm:

- Môi trường đầu tư của nước ta tuy được cải thiện nhưng chưa cao, trong khicạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực diễn ra ngàycàng gay gắt, làm ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn đầu tư của nước ta.

- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư được sửa đổi nhưng chưa đồng bộ, haythay đổi, khó đoán trước.

- Công tác qui hoạch còn bất hợp lý, nhất là qui hoạch ngành còn nặng về xuhướng bảo vệ sản xuất trong nước.

- Thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư còn phức tạp, thời gian thẩm định còndài ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án.

- Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài năm 2007 còn thiếu thôngtin cần thiết đối với nhà đầu tư, còn chưa bao quát hết nhu cầu kêu gọi đầu tưnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

- Công tác xúc tiến đầu tư còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí để tổ chứccác cuộc vận động đầu tư ở nước ngoài cũng như hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiếnđầu tư.

- Việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư cũng như việc thành lập, triển khai một

Trang 7

3 MỘT SÓ QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦUTƯ FDI

3.1 Các quan điểm sai lầm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI3.1.1 Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hạn chế nguồn lực

Trước năm 1986, do nhận thức giản đơn về CNXH và con đường đi lên CNXHnên chúng ta đã thiết lập cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp Cơchế đó đã phát huy tích cực trong cuộc kháng chiến nhưng khi chuyển sang thờibình xây dựng và phát triển kinh tế thì nó không còn phù hợp nữa Hơn nữa nó lạicòn là sự kìm hãm sự phát triển, thành rào cản cho các nguồn lực phát triển

3.1.2 Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất

Việc duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến nhà nước nắmtrong tay hầu như toàn bộ tư liệu sản xuất nên nhà nước đứng ra tổ chức nền sảnxuất, phân phối lại sản phẩm xã hội, do đó không tận dụng được nguồn lực bênngoài.

3.1.3 Thái độ đối với các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Sau khi dành được chính quyền vẫn còn những cơ sở kinh tế của xã hội cũ làkinh tế tư bản tư nhân và cá thể tiểu chủ Thái độ của nhà nước đối với các thànhphần kinh tế này là khác nhau Tuy nhiên thì trong điều kiện quốc tế hóa nền kinhtế, nhà nước XHCN phải tiến hành hợp tác đầu tư với nước ngoài Do đó tất yếuphải cùng với các nhà tư bản trong và ngoài nước tiến hành hợp tác kinh doanh,tạo lập một lực lượng kinh tế dân tộc, làm ra đời và phát triển thành phần kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài

Trang 8

4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐNĐẦU TƯ FDI

4.1 Các quan điểm thay đổi đối với việc thu hút vốn đầu tư FDI

Theo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng và Nhà nước ta đã vàđang tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư, đa dạng hóa các hìnhthức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vàotrong những ngành nghề quan trọng, lĩnh vực quan trọng

4.2 Những giải pháp cụ thể

- Quán triệt quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốnđầu tư nước ngoài, thống nhất giữa các bộ, ngành, giữa Trung Ương và địaphương.

- Nghiên cứu chiến lược thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phù hợpvới chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010.

- Hoàn chỉnh qui hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư nước ngoài, xoá bỏ độcquyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nướcngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển ngành.

- Hoàn chỉnh danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, bổ sung nhữngdự án qui mô lớn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, tạo mặt bằng pháplý chung cho trong nước và đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hội nhập quốctế.

- Tiếp tục cải tiến qui trình thẩm định dự án, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầutư, rút ngắn thời gian thẩm định.

- Đẩy nhanh lộ trình áp dụng qui chế một giá, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng caokhả năng cạnh tranh và xóa bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tưnước ngoài.

- Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư.- Tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.

Trang 9

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang tiếp tục phát triển trên con đường đổi mới Việc tiếp tục thựchiện thu hút vốn đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thúc đẩyquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Kết quả của quá trình thu hútvốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua vừa là cơ sở vừa là tiền đề cho quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việc thu hút vốn đầu tư tiếp tục được Đảng vàNhà nước ta khuyến khích nhằm khai thác mọi tiềm năng của nguồn lực kinh tếtrong và ngoài nước Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chú trọng đến công tácthẩm định, giám sát các nguồn vốn đầu tư.

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Thời báo Kinh tế tài chính

2 Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI, X

2 Giáo trình Triết học – NXB Đại học Kinh tế quốc dân

3 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê Nin – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w