1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH và một số phương hướng và biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay

34 759 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH và một số phương hướng và biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng của mọi quốc gia Đối với ViệtNam để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cần phải có một khối lượngvốn rất lớn Vì thế trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tíchluỹ thấp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ xungcho tổng vốn đầu tư phát triển có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó phải kể đếnvốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng, nó

là nguồn bổ xung vốn cho đầu tư, là một cách để chuyển giao công nghệ, là mộtgiải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngânsách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhận thức đúng vị trí và vai trò to lớn của vốn đầu tư nước ngoài, chínhphủ Việt Nam đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ViệtNam, đồng thời tạo mọi diều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam Chúng ta thực hiện đa dạng hoá và đa phương hoá hợp tác đầu tư vớinước ngoài hai bên cùng có lợi Việt Nam coi vấn đề huy động và sử dụng cóhiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài trong tổng thể chiến lược tăng trưởng vàphát triển kinh tế ở nước ta hiện nay là một trong những nhiệm vụ chiến lượctrọng yếu nhất Nó góp phần thực hiện có hiệu quả kế hoạch 5 năm (2001-2005),

là bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xãhội 10 năm 2001-2010 –chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Nhận thấy vai trò quan trọng của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt

Nam em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH và một số phương hướng và biện pháp

để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay”.

Trong bài viết này em xin được trình bày những vấn đề sau:

Chương I: Tổng quan về đầu tư nước ngoài

Chương II: Tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong

thời kỳ CNH - HĐH

Trang 2

Chương III: Một số phương hướng và biện pháp để thu hút vốn đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1 Khái niệm chung về đầu tư nước ngoài :

Mọi quá trình sản xuất đều cần phải có hai yếu tố tư liệu sản xuất và sứclao động Thiếu hai yếu tố đó thì sẽ không8 tồn tại quá trình sản xuất hàng hoá

Để có được hai yếu tố cơ bản đó vấn đề đặt ra là cần có vốn đầu tư và thực hiệnhoạt động đầu tư Vốn đầu tư dùng để sản xuất hàng hoá, mua nhà xưởng, muathiết bị v.v…Vốn có khác nhau về quy mô hay cơ cấu song là điều cần thiết đốivới mọi quá trình sản xuất, mọi quốc gia nhất là đối với những cơ sở mới bắtđầu hình thành và với những quốc gia còn ở trình độ lạc hậu chưa hoàn thànhquá trình công nghiệp hoá trong đó có Việt Nam

Vốn đầu tư trong nền sản xuất hàng hoá là vốn tiền tệ được tích luỹ bằngnguồn vốn của các doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân và nguồn vốn huy động

từ các nguồn khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh,trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả kinh tế nhất định Vốn đầu tư

có thể được huy động từ trong nước cũng như có thể được huy động từ nướcngoài.Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế được đẩy mạnh như thời đạingày nay thì vốn nước ngoài ngày càng phổ biến và có vai trò không nhỏ Mặc

dù đứng về lâu dàI thì vốn trong nước luôn đóng vai trò quyết định Vốn đầu tưđược sử dụng để phục vụ cho một mục đích nhất định căn cứ vào những tiêuthức nhất định người ta có thể phân chia đầu tư thành nhiều loại trong đó có đầu

tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp là đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia điềuhành qui trình thực hiện và có thể quyết định toàn bộ hoạt động nếu là xí nghiệp100% vốn của mình hoặc tham gia quyết định nếu là xí nghiệp liên doanh.Trong

Trang 3

đầu tư trực tiếp người có vốn có thể bỏ vốn vào để làm tăng thêm năng lực sảnxuất mới song cũng có thể mua lại một số cổ phần để hy vọng

Trong đầu tư trực tiếp người có vốn bỏ ra có thể là người trong nước màcũng có thể là người nước ngoài Trong trường hợp vốn và người có vốn làngười nước ngoài thì hoạt động đầu tư trực tiếp đó là đầu tư trực tiếp nướcngoài

Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư trực tiếp do nguồn vốn từnước ngoài mà chủ thể của nó là tư nhân hay nhà nước hoặc các tổ chức quốc tếđược nước chủ nhà cho phép đầu tư vào những ngành hoặc những lĩnh vực nào

đó của một nước nhằm thực hiện mục tiêu nhất định

Ở Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài làđiều lệ về đầu tư nước ngoài kèm theo nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977.Điều lệ này không nêu định nghĩa cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưngtrong tư tưởng của các quy phạm thì khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài cũnggiống như khái niệm được ghi nhận sau này trong luật đầu tư nước ngoài năm1987: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, nhân nước ngoàI trực tiếpđưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bằng bất kỳ tài sản đượcChính Phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồnghoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vn nước ngoài”

1.1 Đặc điểm của vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm sau:

- Hoạt động vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhậnđầu tư mà còn có cả công nghệ kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, sản xuất, trình độquản lý …

- Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối thiểu vào vốn phápđịnh tuỳ theo quy định của luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có quyềntrực tiếp tham gia điều hành, quản lý Ví dụ luật đầu tư của Việt Nam quy định:

“Số vốn góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30%vốn pháp định của dự

Trang 4

- Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụthuộc vào vốn góp, nếu đóng góp 100% thì xí nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tưnước ngoài điều hành.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết địnhmức lợi nhuận của nhà đầu tư Lời và lỗ được chia theo tỉ lệ góp vốn sau khi đãnộp thuế lợi tức cho nước chủ nhà

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng theo mục đích của chủ thểđầu tư nước ngoài trong khuôn khổ luất đầu tư nước ngoài của nước sở tại.Nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp việc sử dụngvốn đó vào những mục đích mong muốn thông qua các công cụ: thuế, giá thuêđất, chính sách để khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vàomột ngành nào đó

- Việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài không gây nên tình trạng nợ nướcngoài cho nước chủ thể, bởi nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trực tiếptrước hoạt động sản xuất kinh doanh của họ

1.2 Ưu điểm của hình thức đầu tư nước ngoài

* Về giá đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Cho phép chủ đầu tư nước ngoài ở một mức độ nhất định (phụ thuộc vào

tỉ lệ góp vốn) tham đầu tư trực tiếp nước ngoàiự vào điều hành quá trình kinhdoanh của xí nghiệp nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra quyếtđịnh có lợi nhất cho vốn đầu tư mà họ bỏ ra Nếu môi trường đầu tư ổn định cácchủ đầu tư nước ngoài thích bỏ 100% vốn đầu tư

- Giúp cho nhà đầu tư nước ngoài dễ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ vànguồn cung cấp nguyên liệu của nước chủ nhà

- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch vì thông qua đâù tư trực tiếp mà

họ tạo được các xí nghiệp nằm bên “ trong lòng” các nước thi hành chính sáchbảo hộ mậu dịch

* Về phía nước tiếp nhận đầu tư

Trang 5

- Giúp tăng cường khai thác vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài Nhiềunước thiếu vốn trầm trọng nên đối với hình thức đầu tư trực tiếp không quy địnhmức đóng góp tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp càng nhiều càngđược hưởng các chính sách ưu đãi về thuế của nước chủ nhà

- Giúp tiếp thu được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinhdoanh của các chủ đầu tư nước ngoài

- Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép nước chủ nhà có điềukiện khai thác tốt nhất những lợi thế của mình về taì nguyên, vị trí, mặt nước…

1.3 Một số hạn chế của đầu tư nước ngoài

Bên cạnh những ưu điểm thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng

- Mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận nên họ chỉ đầu tư vào nơi có lợinhất Vì thế nhiều khi lượng vốn nước ngoài đã làm gia tăng thêm sự mất cânđối giữa các vùng nông thôn và thành thị Sự mất cân đối này sẽ gây nên sự bất

ổn định về chính trị

- Nước chủ nhà có nguy cơ trở thành nơI tiếp nhận những công nghệ cũ,lạc hậu của nước ngoài

2 Vị trí và tác động kinh tế của vốn đầu tư nước ngoài.

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm vị trí ngày càng quan trọng trongquan hệ kinh tế quốc tế

Trang 6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động kinh tế quốc tế, cùng với quátrình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng mở rộng và chiếm một

vị trí ngày càng quan trọng trong quan hệ kinh tế- quốc tế Đến nay vốn đầu tưnước ngoài đã trở thành xu hướng của thời đại và nhân tố quy định bản chất cácquan hệ kinh tế quốc tế

Thập kỷ 80 vừa qua đã chứng kiến bước phát triển của vốn đầu tư nướcngoài trên thế giới Khối lượng vốn tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sựgia tăng của sản xuất và buôn bán quốc tế Những năm 70 lượng vốn đầu tư trựctiếp toàn thế giới bình quân hàng năm là 25 tỷ USD, con số này đã tăng lên gấpđôi trong thời kỳ 1980-1985 Năm 1986 lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitrên toàn thế giới là 78 tỷ USD, năm 1987 là 133 tỷ USD, 1990 là 185 tỷ USD.Tính bình quân hàng năm trong thời kỳ 1985-1990 đầu tư trực tiếp nước ngoàităng khoảng 24% tốc độ này tăng hơn 4 lần so với tốc độ tăng kim ngạch xuấtkhẩu cũng trong thời kỳ này là 6.1%.Tình hình trên đây cho phép khẳng địnhrằng FDI đang trở thành xu hướng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế

Đầu năm 1989 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới lêntới 200 tỷ USD, chiếm hơn 13% tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới là 1500 tỷUSD Bước sang thập kỷ 90 này đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh trở thành mộtnhân tố gây ảnh hưởng to lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia.Hiện nay khối lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc giachiếm khoảng 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên toàn thê giới Đây là sự thayđổi trong chiến lược phát triển của các công ty xuyên quốc gia Trước xu thế xuthế hoá nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây các công ty xuyên quốcgia đă đặc biệt tập trung vào chiến lược cắm rễ ở nước ngoài nhằm phát triển cácmạng lưới khu vực trên qui mô lớn

Tình hình trên đây có những lí do chủ yếu sau:

- Sự phát triển các phương tiện giao thông liên lạc, kỹ thuật bán dẫn đãđạt tới trình độ cho phép các chủ đầu tư có thể nắm bắt kịp thời chuẩn xác cácthông tin cần thiết để có thể ra các quyết định hợp lý, hạn chế được các tổn thất

Trang 7

cho phép và rủi ro trong kinh doanh Điều này cho phép các chủ thể đầu tư cóthể điều hành hoạt động kinh doanh của họ ở khắp mọi nơi trên thế giới mộtcách nhanh chóng và chính xác Sự phát triển cho phép các chủ đầu tư cung cấphàng hoá, dịch vụ đúng hạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

- Thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trong những thập kỷqua đã có những thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường mở cửa, với cácthông lệ quốc tế bảo đảm được các lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài

- Tình hình an ninh quốc tế ngày càng có xu hướng ổn định hơn nhất làsau chiến tranh lạnh Thế giới đã chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại hoàbình hợp tác, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển

* Tác động kinh tế của vốn đầu tư nước ngoài:

- Tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng

- Chuyển giao công nghệ

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

II LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1 Vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh

tế ở Việt Nam.

Việt Nam cũng như hầu hết các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầucủa sự phát triển kinh tế, do mức thu nhập thấp nên khả năng tiêu dùng và tíchluỹ vốn đều rất hạn chế dẫn tới việc thu hút đầu tư trong nước không đáng kể.Trong khi đó nhu cầu của nền kinh tế lại cần những khoản vốn lớn để đầu tư cho

cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế để

bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển đất nước thì cần phải thu hútvốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng nhằm tăng dần khả năng đápứng vốn cho quá trình phát triển kinh tế Do đó việc huy động vốn đầu tư trựctiếp tạo ra những lợi ích quan trọng trong giai đoạn hiện nay:

Trang 8

Một là: Nó góp phần quan trọng trong việc khắc phục thiếu hụt về vốn ởnước ta.

Đặc diểm của nền kinh tế nước ta ở vào thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 lànền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với nhiều nhược điểm.Trong đó tỉ lệ đầu tư

và tiết kiệm rất thấp thậm chí còn âm.Từ sau đổi mới, tỉ lệ này đã được tăng lênđáng kể, tuy nhiên nó vẫn còn rất thấp so với nhu cầu đầu tư Hơn nữa, chúng tacòn phảI trả khá nhiều nợ nước ngoài trong khi thâm hụt ngân sách còn ở mứccao Vì vậy vốn đầu tư nước ngoài trở thành một nguồn vốn cần thiết cho sựnghiệp đổi mới của nước nhà Trong suốt thời kỳ 1990-1995 vốn đầu tư nướcngoài đã đóng góp 30% vốn đầu tư trong nước

Hai là: Thông qua việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, vốn đầu tưnước ngoài đã đóng góp phần tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất, kinhnghiệm quản lý trong một số ngành

Việt Nam bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuấtphát điểm rất thấp về mặt công nghệ, do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó cóthể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, mặt khác trình độcông nghệ thấp còn dẫn đến ô nhiễm môi trường Sau khi thực hiện luật đầu tưnước ngòai, việc đổi mới công nghệ ở nước ta đã thực hiện so với qui mô và tốc

độ nhanh hơn nhiều so với trưóc đó Nước ta đã tiếp nhận một số kỹ thuật vàcông nghệ tiến bộ của nhiều ngành kinh tế như: Thông tin viễn thông, thăm dòdầu khí, công nghiệp điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, hoá chất… Phần lớnthiết bị đưa vào nước ta thuộc loại trung bình thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơnnhững thiết bị hiện có của ta Một số công nghệ chuyển giao trong lĩnh vực dầukhí, viễn thông thuộc loại hiện đại của thế giới Đây là sự đóng góp khá quantrọng của vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượngsản phẩm đa dạng mẫu mã, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện môitrường lao động

Ba là: Bước đầu tạo ra một số công ăn việc làm, góp phần giải quyết khókhăn về việc làm cho người lao động Tính đến năm 1997,các xí nghiệp có vốn

Trang 9

đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm trực tiếp cho hơn 13 vạn lao động và hơn 10vạn lao động gián tiếp phục vụ cho hợp tác đầu tư Đồng thời đã thu hút hơn

4000 cán bộ Việt Nam làm việc trong các xí nghiệp này Nhiều cán bộ đã pháthuy được năng lực, vươn lên đảm nhiệm được những công việc quan trong, có

uy tín đối với các đối tác bên ngoài Sự đóng góp này tuy còn nhỏ bé song lạiđáng quý trong điều kiện đang thiếu nhiều việc làm ở nước ta

Bốn là: Tăng thêm nguồn thu từ xuất khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ và đónggóp vào thu ngân sách nhà nước Trong suốt thời kỳ 1988-1996 đã tạo ra hơn 2

tỷ USD giá tri sản lượng hàng hoá và dịch vụ đóng góp hơn 2tỷ đồng cho ngânsách Tuy nhiên con số trên còn nhỏ bởi vì trong giai đoạn này khoảng 30% các

dự án đầu tư đang trong thời gian được miễn thuế

2 Vai trò và ý nghĩa của vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thực hiện hoạt động đầu tư trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chothấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức to lớn đối với nước tiếp nhậnđầu tư đặc biệt là ở những nước đang phát triển

Ngày nay do vai trò quan trọng của FDI nên các nước đang phát triển và

cả những nước phát triển đều ra sưc cạnh tranh để thu hút FDI

Trước hết FDI đóng vai trò là nguồn cung cấp vốn lớn, góp phần giảiquyết tình trạng thiếu vốn đầu tư- một căn bệnh kinh niên và phổ biến của bất kỳmột quốc gia chậm phát triển nào, ở Indonesia sau khi ban hành luật đầu tư nướcngoài đã cung cấp một lượng vốn bình quân trong 27 năm (1967-1994) là 1.15

tỷ USD/năm

Những năm gần đây, Philipin đang trên đà tăng trưởng kinh tế ở mức cao

và họ cho rằng nếu sử dụng nguồn vốn nước ngoài hợp lý thì có thể khuyến

khích được tính hiệu quả của nền kinh tế Ở Trung Quốc, đầu tư trực tiếpnước ngoài đã cung cấp cho đất nước rộng lớn này 87 tỷ USD/năm trong 15 năm(1979-1994)

Trang 10

Ở Việt Nam tính đến hết năm 1995, vốn FDI đã thu hút là 19,353 tỷ USDvới mức thực hiện khoảng 30% Tốc độ thu hút vốn FDI ở Việt Nam từ 1988 -

1995 bình quân 50%/năm

Bên cạnh vai trò cung cấp vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang lạicho nước tiếp nhận đầu tư công nghệ kỹ thuật tiên tiến góp phần phát triển lựclượng sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế Thực tế cho thấy rằng kỹ thuật và côngnghệ nước ngoài đã giúp cho Malaysia từ chỗ là một nước cơ cấu lạc hậu, kỹthuật thủ công, phân tán lực lượng sản xuất kém phát triển, đến giữa năm 1980

đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về găng tay, cao su, thứ hai trênthế giới về chất bán dẫn và tinh thể sơ đồ tích phân và thứ ba trên thế giới vềmáy điều hoà nhiệt độ Rõ ràng chỉ có đầu tư nước ngoài với trình độ kỹ thuậtcao phương pháp sản xuất tiên tiến và khả năng thâm nhập thị trường thế giớicủa các công ty xuyên quốc gia mới tạo ra được thành công nói trên

Một thực tế cần đề cập là các nước phát triển muốn lợi dụng đầu tư trựctiếp nước ngoài để chuyển giao những thiết bị, kỹ thuật lạc hậu cho các nướcchậm phát triển, biến các nước này thành “bãi rác” của mình như một số báo đãviết, hay như các nhà kinh tế đã phân tích coi đó là “kết cấu hai tầng” của ngườiNhật hay thuyết về “quan hệ giữa trung tâm và ngoại vi” của Bắc Mĩ và Tây Âunhằm khai thác và sử dụng tối đa các tiềm năng công nghệ của mình Tuy nhiênquan hệ về đầu tư trực tiếp nước ngoài là “quan hệ tự nguyện” hoàn toàn theo cơchế thị trường nên việc chấp nhận hay không chấp nhận là quyền của nước tiếpnhận đầu tư ở Việt Nam để hạn chế tiếp nhận các thiết bị lạc hậu nhà nước đãquy định nhiều biện pháp để kiểm tra giám sát như định giá đấu thầu chỉ địnhtiêu chuẩn kỹ thuật Ở Trung Quốc có luật quy định về giới hạn khoảng chênhlệch giữa thời gian sản xuất máy móc với thời gian nhập máy móc đó vào TrungQuốc

Cũng phải kể đến một xu hướng nữa trong đầu tư trực tiếp nước ngoài làtrong nhiều trường hợp các nước phát triển cần mang vaò nước chậm phát triểnnhững công nghệ tiên tiến hơn cả nước mình Ví dụ ở Nhật Bản, do đồng yên

Trang 11

tăng giá nên ngày càng nhiều các công ty Nhật Bản mang nhiều côngnghệ tiên tiến ra nước ngoài để sản xuất hàng hoá rồi nhập khẩu trở lại Nhật Bảnnhằm thu lợi nhuận cao.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có vai trò là một hình thức đào tạo giúpcác nước tiếp nhận đầu tư kiến thức sử dụng công nghệ hiện đại và học tập kinhnghiệm quản lý của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ sảnxuất kinh doanh của đất nước, hoà nhập vào sự phân công lao động quốc tế

Hơn thế nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần đào tạo một độingũ công nhân có trình độ kỹ thuật cao Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài

có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, hạn chế tình trạngthất nghiệp, nâng cao mức thu nhập cho người lao động

Ở Việt Nam, số lao động người Việt Nam làm việc trong các xí nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng từ 65000 năm 1994 lên 90000 vào cuốinăm 1995 Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài còn gián tiếp tạo việc làm và thunhập cho hàng chục vạn lao động làm các công ty dịch vụ có liên quan Về cơbản, tiền lương được giải quyết phù hợp với quy định, cao hơn mức lương củacác doanh nghiệp cùng loại thuộc các thành phần kinh tế khác

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đốivới sự phát triển kịnh tế của các nước tiếp nhận đầu tư Người Malayxia nhậnxét rằng: Trong một chừng mực nhất định đầu tư trực tiếp nước ngoài từ chỗ là

“nhân tố bên ngoài”chuyển thành “ nhân tố bên trong”quyết định phần lớn thịtrường kinh tế, cơ cấu kinh tế Theo tạp chí kinh tế Viễn Đông thì sau khi cóchính sách mở cửa và luật đầu tư nước ngoài, nền kinh tế của Inđonesia được coinhư “người khổng lồ” của Đông nam á đang ngủ đã tỉnh dậy trở thành một quốcgia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh

Ở Việt Nam hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa qua đã góp phầnlàm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế côngnghiệp hoá Đối với Việt Nam vốn FDI đống vai trò như lực khởi động, như

Trang 12

một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộcCNH-HĐH Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm vực dậymột số doanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện khó khăn, sản xuất đìnhđốn có nguy cơ phá sản Không những thế, nó còn góp phần hình thành nhiều

ngành nghề sản xuất mới, cũng như nhiều sản phẩm mới Vì khả năng thuhồi vốn và có lãi phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh nên cácnhà đầu tư nước ngoài thường tính toán cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào ViệtNam những thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại hoặc ở mức thấp nhấtcũng còn có khả năng phát huy được hiệu quả nhất định FDI là một trongnhững kênh đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới tương đối có hiệu quả

Là khu vực hấp dẫn, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng lực cho người laođộng Việt Nam Là môi trường lý tưởng để chúng ta học hỏi, tiếp thu kinhnghiệm quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thịtrường hiện đại Là điều kiện tốt để Việt Nam mở rộng thị trường cả trong vàngoài nước

Tóm lại hoạt động FDI đã góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởngkinh tế của đất nước, khai thác tài nguyên, tạo việc làm góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, sản xuất nhiều hàng hoá và dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao, đẩymạnh xuất khẩu đưa nước ta vào phân công lao động quốc tế, tạo hình ảnh và vịthế mới uy tín ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt làtrong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu, yếu tố quyết định để Việt Nam rútngắn con đường hội nhập khu vực và thế giới đó là mở rộng và thu hút FDI

Trang 13

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO

VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CNH - HĐH

I TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng cường xuất khẩu tăng thu cho ngân sách.

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu thu hút vốn, cán cân thanh toán có những cảithiện đáng kể Điều này phần nào được thể hiện ở lợi ích tài chính đem lại vềdoanh thu của các xí nghiệp có vốn FDI, kể từ ngày 26/3/97 là 4838 tr USDtrong đó kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 Còn nếu cộng cả dầu khí, tỷ trọng xuấtkhẩu của FDI khoảng 60-65% điều này có ý nghĩa rất to lớn đến sự phát

triển kinh tế của Việt Nam FDI còn có tác động tích cực tới đẩy mạnh sảnxuất, tạo ra những năng lực sản xuất mới, đã làm nâng cao chất lượng hàng xuấtkhẩu như hàng may mặc, thực phẩm…

2 Tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động

Thất nghiệp là hiện tượng KT-XH được coi như một tệ nạn đáng lo ngại,

là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Từ khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta đã khắcphục phần nào tỷ lệ thất nghiệp, bước đầu đã tạo thêm việc làm cho người laođộng Làm việc trong khu vực có vốn FDI người lao động Việt Nam có mức thunhập khá cao, tuy thu nhập đó chưa thật đáng kể so với thu nhập của các nướctrong khu vực nhưng đó là kết quả bước đầu cho chúng ta thấy được tầm quantrọng của FDI đối với việc giải quyết việc làm trong thời gian qua Tuy vậy vấn

đề giải quyết là vốn trí được giữa đầu tư xây dựng mới và đầu tư chiều sâu, giữacác ngành có trình độ kỹ thuật cao và vừa phải kết hợp hài hoà giữa hai lợi ích.GiảI quyết việc làm cho người lao động và nâng cao trình độ kỹ thuật trongnước, đem lại hiệu quả KT-XH cao

Trang 14

3 Tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá.

Cơ cấu kinh tế trước đây xác định là ưu tiên phát triển công nghiệp nặngmột cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹnhằm nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở nước ta trongthời trước đây có sự viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu Sau khi thốngnhất đất nước chúng ta không có sự viện trợ mà chủ yếu dựa vào mình để giảiquyêt mọi yêu cầu phát triển kinh tế và cải thiện đời sống đất nước Từ đó tiếnhành điều chỉnh cơ cấu kinh tế hạn chế bớt sự phát triển của công nghiệp nặngbằng cách thu hẹp để tập trung nhiều hơn vào phát triển nông nghiệp và côngnghiệp nhẹ nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu Từ đó tạo tiền đề để thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần Ngoài ra cơ cấu lãnh thổ cũng được kết cấu lại theo hướng ưu tiên đối vớicác vùng trọng điểm để phát triển mạnh hơn tạo nên những mũi nhọn về kinh tếthúc đẩy sự tiến bộ của các vùng khác

FDI có tác động đáng kể đến chuyển dịch cơ cấu ngành lãnh thổ theohướng CNH, đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọngđiểm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn.Qua các năm đầu tư theo ngành có sự chuyển dịch ngày càng phù hợp với yêucầu xây dựng cơ cấu cuả thập kỷ 90

Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng nhờ có FDI mà tổng công ty bưuchính viễn thông mới có được hệ thống thông tin liên lạc viễn thông qua vệ tinhthuộc loại hiện đại trên thế giới, các tuyến đường quốc lộ, hạ tầng các khu chếxuất ngày nay hiện đại

4 Tác động đến chuyển giao công nghệ

Một trong những mục tiêu chủ yếu của thu hút FDI là thực hiện việcchuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam

Trang 15

Phải thừa nhận rằng trang thiết bị về khoa học công nghệ của nước ta quálạc hậu so với thế giới Trong công nghiệp đa số máy móc thiết bị thuộc loại cũcủa những năm trước năm 50, 60, nhiều máy móc đã khấu hao xong tới vài lần,trang bị không đồng bộ nên năng suất thấp Chính vì vậy việc thực hiện một sốchính sách đa dạng hoá các nguồn tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nướcngoài vào, đặc biệt là thông qua FDI tất yếu sẽ có vị trí quan trọng.

Đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với các nước tiếpnhận đầu tư FDI có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật, góp phần tăng năng suấtcủa các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành của sản phẩm và xuất khẩu thúc đẩyphát triển các nghề mới đặc biệt là những nghề đòi hòi hàm lượng công nghệcao Vì thế nó tác dụng lớn đối với quá trình công nghiệp hoá chuyển dịch cơcấu kinh tế, tăng trưởng nhanh ở nước ta

Như vậy, ngoài sự tác động của FDI tới các lĩnh vực nêu trên còn một sốlĩnh vực khác như : Giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, tăng thu chongân sách nhà nước, tạo thế cạnh tranh cho các công ty cạnh tranh trong nước.Song thực tế để có thể nhanh chóng vực dậy một nền kinh tế chậm phát triển đầu

tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nó cóvai trò to lớn trong công cuốc khôi phục đổi mới Nhưng bên cạnh đó vấn đề nàycòn có một số khó khăn mà chúng ta cần phải khắc phục

II MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

1 Những hạn chế của hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Luật đầu nước ngoài hiện hành còn chung chung, chưa cụ thể LĐTNN về

cơ bản chỉ là đạo luật chung quy định những vấn đề có tính nguyên tắc Cónhiều đạo luật chưa hoặc mới chỉ ban hành gần đây Do nhiều trường hợp chưa

có cơ sở pháp lý để vận dụng nên đã vận dụng xử lý một cách tuỳ tiện thiếu nhấtquán Theo đánh giá một cách tổng thể thì cơ cấu luật pháp cho ĐTNN vẫn chưa

Trang 16

chỗ trong lĩnh vực còn tồn đọng nhiều trở ngại của cơ chế hành chính quan liêu.Mặc dù các cấp quản lý có thẩm quyền đã nỗ lực rất nhiều để giảI toả vấn đềnày, song đến nay nhiều trở ngại chưa được loại bỏ Về đại thể có thể quy cáchtrở ngại này về một số điểm sau:

- Vấn đề đất đai cho đầu tư nước ngoài: Tình trạng chưa rõ ràng về cácquyền sở hữu và sử dụng đất đai- vấn đề chung về môi trường pháp lý đang còntồn tại cho tất cả mọi chủ thể đang hoạt động trong nền kinh tế, những quy định

về thủ tục thuê nhượng mua bán đất và mức giá đất( gồm các khoản thuế) cao

- Thủ tục phê duyệt dự án rườm rà phải qua nhiều cấp hành chính, nhiều

cơ quan chức năng Ngoài ra như đã nói trên việc thiếu chiến lược cơ cấu và quyhoạch đầu tư tổng thể được luận chứng rõ ràng cũng làm chậm trễ hơn nữa quytrình phê duyệt và thẩm định tính hiệu quả của dự án đề xuất

- Các tiêu chuẩn đối xử (ưu đãi hoặc không ưu đãi) cho các đối tắc nướcngoài trong các quan hệ vơí các nhà kinh doanh bản địa trong nhiều trường hợp

có sự phân biệt đối xử không dựa theo nguyên tác thị trường Nói chung các đốitác nước ngoài có nhiều ưu đãi theo luật so với nhà đầu tư trong nước đặc biệt là

về thuế Song bên cạnh đó họ cũng phải đối đầu với nhiều quy chế mang tínhphân biệt (giá các dịch vụ, lương công nhân) trong khi đó, nguyên tắc cần thiết

là không nên có những ưu đãi đặc biệt cùng sự phân biệt đối xử với các chủ đầutư

Nhìn chung lại thể chế pháp lý đối với ĐTNN ở nước ta chưa cấu thành

hệ thống đồng bộ Nghĩa là môi trường pháp lý chưa thuần nhất và thuận lợi.Nhận thấy của tình trạng này là cơ cấu pháp luật hành chính của Việt Nam chưahoàn toàn tương thích với cơ cấu của nền kinh tế Vì thế nó gây ra những trởngại cho tất cả các nhà đầu tư trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài

2 Những hạn chế của quá trình thực hiện

Mặc dù tầm quan trọng thiết yếu của ĐTNN đã được thừa nhận và nhữngchuyển động mới của ĐTNN ở Việt Nam đã thể hiện đường lối mở rộng nhấtquán của Đảng và Nhà nước ta, nhưng cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm người

Trang 17

ta lo ngại Những cái gọi là “ mặt tráI” của FDI thường bị lên án là sự cạnhtranh mạnh mẽ của các nhà FDI với các nhà sản xuất trong nước.

Những gian lận của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng sảnxuất kinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị những, căng thẳng trong quan hệlao động ở các xí nghiệp có vốn FDI… một số nhà FDI chưa hết than phiền vềtình trạng yếu kém của cơ sở hạ tầng, môI trường đầu tư kém dần tính cạnhtranh so với các nước khác trong khu vực

2.1 Hạn chế về quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nhìn chung trong thời gian qua lượng vốn đầu tư vào nước ta còn ít, tốc

độ luân chuyển diễn ra chậm kém hiệu quả, quy mô bình quân mọi dự án cònnhỏ, hiện các dự án dưới 5 triệu USD còn chiếm tỷ trọng rất lớn, trong các thánggần đây tốc độ FDI vào nước ta có xu hướng chững lại so với các nước khác dorất nhiều nguyên nhân như trong chính sách thu hút vốn FDI của nước ta có sựđịnh hướng đầu tư nghiêm ngặt hơn theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế,phù hợp với CNH- HĐH nền kinh tế, lĩnh vực chúng ta cần đầu tư lại không hấpdẫn nhà đầu tư và ngược lại Chúng ta muốn nhà đầu tư nước ngoài tận dụng lợithế so sánh về các yếu tố sản xuất của Việt Nam để sản xuất hàng xuất hàng xuấtkhẩu, chứ không phải để cạnh tranh bất lợi đối với các nhà doanh nghiệp trongnước Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như việc triển khai các dự ánđầu tư, có những dự án thuận lợi béo bở, lợi nhuận cao nhưng độ rủi cũng rấtlớn dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài còn ngần ngại khi tiến hành đầu tư.Trong thực hiện chúng ta chưa thật sự chú trọng vào công việc còn lệ thuộc rấtnhiều vào chủ đầu tư

2.2 Về cơ cấu đầu tư

Tuy có sự tiến bộ đạt được song qua phân tích cơ cấu từng ngành, từngvùng cuả ta còn chưa hợp lý Chúng ta có thể thấy các dự án chủ yếu tập trungvào các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất gia công, lắp giáp, khách sạn du lịch,dịch vụ Còn các ngành kinh tế then chốt, các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt

Ngày đăng: 19/04/2013, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w