1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục

34 2,4K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 264 KB

Nội dung

Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3

1.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 -2008 3

1.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam 7

1.2.1 Doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất 7

1.2.2 Giá các yếu tố đầu vào tăng cao 9

1.2.3 Thị trường đầu ra bị thu hẹp 11

1.2.4 Việc làm không đầy đủ 14

1.2.5 Lợi nhuận giảm mạnh 15

1.2.6 Nhiều doanh nghiệp phá sản 16

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHỦNG HOẢNG 18 2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 18

2.1.1 Cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho các doanh nghiệp 18

2.1.2 Kích thích đầu tư đi đôi với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 21

2.1.3 Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp 23

2.2 Giải pháp thuộc về doanh nghiệp 24

2.2.1 Thay đổi chiến lược kinh doanh 24

2.2.2 Chú trọng hơn đến thị trường trong nước 26

2.2.3 Kiểm soát tài chính chặt chẽ và hợp lý hóa chi phí sản xuất 28

KẾT LUẬN 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng mà ảnh hưởng của nó tới nền kinh

tế là vô cùng lớn Khủng hoảng ảnh hưởng rất sâu rộng đối với nền kinh tế khôngchỉ trong một quốc gia mà đối với cả khu vực Nó tác động làm cho tốc độ tăngtrưởng giảm, đầu tư giảm, lạm phát tăng cao, thất nnghiệp gia tăng …

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua xảy ra tại Mỹ đã tác độngrất lớn tới các nền kinh tế ở các quốc gia Đặc biệt là đối với những nước pháttriển như: Nga, Nhật, Đức, EU… Nói như vậy không có nghĩa là các nước đangphát triển không bị ảnh hưởng Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rấtlớn đến các doanh nghiệp, các tập đoàn Một thực tế là rất nhiều doanh nghiệptồn tại hàng hơn trăm năm với đầy đủ kinh nghiệm, địa vị, thương hiệu nhưngcũng phải tuyên bố phá sản như Lehman Brothers Vậy thì ta có thể tưởng tượngđược rằng các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển sẽ phải gặp những khókhăn như thế nào

Đề tài : “ Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh

nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục” nhằm mục đích phân tích những tác

động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam trênphương diện về vốn, lao động, thị trường kinh doanh…v.v Từ đó cho thấy đượcnhững giải pháp của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thời kìkhó khăn Thêm nữa tôi cũng xin cung cấp những thông tin cho thấy chính bảnthân các doanh nghiệp cũng sẽ đã và đang nỗ lực để vượt qua khủng hoảng tàichính toàn cầu

Nội dung đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của nó tới nền kinh tếViệt Nam

Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp saukhủng hoảng

Trang 3

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 - 2008 là khủng hoảng tàichính, mà thực chất là sự mất khả năng thanh toàn của các tổ chức tài chính, ngânhàng do sự đổ vỡ bong bong bất động sản nhà ở Tiếp theo là sự khan hiểm tíndụng do sự mất khả năng thanh toán đó gây ra Đây là đợt khủng hoảng có tínhthế kỷ, bởi nó không chỉ có quy mô lớn và tác động sâu rộng khắp thế giới, màđây cũng là lúc để người ta nhìn lại mô hình và các lý thuyết làm cơ số cho sựphát triển của CNTB hàng chục năm qua.[3, Tr.31]

Mầm mống của khủng hoảng xuất phát từ chính sách tín dụng dễ dàng đốivới thị trường nhà ở, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm,

kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay vốn mua nhà Chính sách này

đã tạo điều kiện rất lớn cho người dân có quyền sở hữu tài sản nhà đất Việc vay

và cho vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ tăng nhanh một cách kỷ lục Doanh số chovay dưới chuẩn từ 200 tỷ USD năm 2002 đã bùng nổ thành 1300 tỷ USD vàonăm 2007 Khi nền kinh tế Mỹ đi xuống, những người vay tiền mua nhà khôngtrả được nợ, bị các ngân hàng xiết nợ và phát mại tài sản hàng loạt Chính vì vậy

Trang 4

mà giá nhà tại Mỹ giảm thảm hại trong quý III năm 2007, mức tồi tệ nhất kể từkhủng hoảng tài chính 1930.

Kể từ tháng 8/2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New CenturyFinancial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản Một số khác thì rơi vào tìnhtrạng cổ phiếu của mình bị mất giá mạnh như Countrywide FinancialCorporation Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã rất lo sợ và đếnrút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi hàng loạt khiến cho các tổ chức đóngày càng thêm khó khăn Nguy cơ khan hiếm tín dụng bắt đầu hình thành Cuộckhủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra Từ Mỹ rồi lan sang các nướckhác vì nhiều tổ chức tài chính ở các nước phát triển cũng tham gia vào thịtrường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ Chính vì thế mà khi bong bóng nhà ở của

Mỹ bị vỡ thì các tôt chức tài chính này cũng gặp khó khăn tương tự như ở Mỹ.[14, Tr.95]

Suy thoái kinh tế đã đẩy các ngân hàng tài chính hàng đầu nước Mỹ lầnlượt bị lâm nguy Mở đầu là Bear Stearn chuyên cho vay mua nhà Đến tháng3/2008 FED buộc phải cứu Bear Stearn bằng gói bảo trợ trị giá 30 tỷ USD Tháng8/2008 giá cổ phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac, hai định chế tài chính dochính phủ Mỹ bảo trợ hoạt động trên thị trường nhà ở sụt giảm mạnh Ngày7/9/2008 Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Fannie Mae và Freddie Mac

Sau các nỗ lực cứu nguy thị trường tài chính của Mỹ Tình hình đã khôngsáng sủa hơn Ngày 15/9/2008 Ngân hàng Lehman Brothers tồn tại trong lịch sử

160 năm đã phải nộp đơn phá sản với món nợ lớn nhất từ trước đến nay tronglịch sử nước Mỹ những 613 tỷ USD

Sau sự việc này hệ thống tài chính thế giới lâm vào cảnh lúng túng cực độ.Trước tình hình đó, tập đoàn tài chính Merrill Lynch đã “ tự bán mình” cho ngânhàng Mỹ (Bank of America) Đến ngày 16/9/2008, FED phải đồng ý chi 85 tỷUSD để cứu tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG cũng đang ngấp nghé bên

bờ vực sụp đổ bởi các khoản bảo hiểm độc hại

Trang 5

Đến cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2008 thế giới chứng kiến sự sụp đổ củahàng loạt ngân hàng lớn, thị trường tín dụng bị tê liệt, khủng hoảng lan rộng vànhanh sang tất cả các khu vực khác trên thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính vàkinh tế toàn cầu đến nay đã hình thành rõ nét với sức tàn phá ghê ghớm Ngày25/9/2008, Washington Mutual bị cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ phongtỏa, đây là sự sụp đổ một ngân hàng tiết kiệm lớn nhất trong lịch sử của Mỹ vớikhoản lỗ 19 tỷ USD Vào ngày 29/9/2008, ngân hàng lớn thứ sáu của MỹMachvia đã thua lỗ 17,2 tỷ USD, cổ phiếu giảm 93% và bị ngân hàng CityGroupmua lại với giá 2,2 tỷ USD.[9, Tr.4]

Tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ khiến ngân hàngtrung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suấthàng loạt để khơi thông đồng vốn

Nước Mỹ chiếm 25% GDP của toàn cầu và một tỷ lệ lớn trong các giaodịch tài chính quốc tế, nên tác động của cuộc khủng hoảng ở Mỹ không chỉ ởtrong nước Mỹ mà còn vượt cả ra ngoài biên giới Mỹ, tác động tới các nền kinh

tế khác trên thế giới Sau Mỹ, đến Singapore, Nhật Bản, rồi đến các nước dùngđồng tiền chung EURO cũng tuyên bố suy thoái, các nước mới nổi và đang pháttriển cũng chịu ảnh hưởng nặng nề Vào tháng 10/2008, FED, ECB và bốn ngânhàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnhhưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đạisuy thoái năm 1929 – 1933

Sự suy thoái kinh tế đồng loạt diễn ra khắp các châu lục đã đấy kinh tế thếgiới vào suy thoái Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008 chỉ đạt 3,0% giảm2,2% so với năm trước Tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển đạt 0,6% sovới 3,7% của năm trước Trong đó tăng trưởng của Nhật Bản giảm 0,7% đã gâykhá nhiều bất ngờ Ngoài ra các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là 6% sovới 8.3% của năm trước Trung Quốc sau nhiều năm tăng trưởng hai con số đãsụt giảm xuống 9,0% Tăng trưởng thương mại thế giới cũng sụt giảm mạnh từ

Trang 6

7,3% năm 2007 xuống 3% Một số nền kinh tế thì sụp đổ do không chống đỡ nổicơn bão tài chính.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho cả nền kinh tế thếgiới bị che phủ bởi những mảng tối mà khó có thể nhận biết được rồi các nướcchịu ảnh hưởng sẽ phải mất bao nhiêu năm để phục hồi và thoát ra khỏi khó khănnày Đã có nhiều dự báo nền kinh tế của các nước Mỹ, Đức, Nhật sẽ tiếp tục suythoái .[14, Tr.96]

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh

tế thế giới thông qua tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP Tỷ lệ thất nghiệp tại

Mỹ tăng liên tiếp trong suốt năm 2008 là cho số người mất việc nhiều hơn bất cứnăm nào kể từ chiến tranh thế giới thứ II với con số 2,6 triệu người Các công ty,tập đoàn đua nhau cắt giảm nhân công trong năm 2008 khiến cho số người mấtviệc trong thời gian này chiếm 73% con số cả năm, tương ứng 1,9% triệu người.Không chỉ có Mỹ, tình hình Châu Âu cũng bất ổn không kém Một loạt các hãng,tập đoàn lớn của Anh đã tuyên bố cắt giảm nhân viên khiến tỷ lệ thất nghiệp củanước này đã tăng lên cao nhất trong 11 năm qua Thêm nữa, tại Pháp chỉ trongtháng 8/2008 số người thất nghiệp tăng thêm 40.000 người Tỷ lệ thất nghiệp củaEurozone lên tới 7,6% trong năm 2008 [14, Tr.96]

Hơn thế nữa, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế thếgiới qua các kênh thương mại và đầu tư Nó khiến cho nàn song sáp nhập công tychững lại, giái trị các vụ sáp nhập và mua lại xuyên biên giới giảm đáng kể,khoảng 30%, chỉ đạt hơn 1000 tỷ USD so với 1630 tỷ USD năm 2007 Điều nàydẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới năm 2008 suy giảm, chỉđạt khoảng 1600 tỷ USD, giảm 10% so với mức 1833 tỷ USD năm 2007.[ 6,Tr.17]

Trước tình hình này Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ ( Fed) đã hạ lãi suấtnhiều lần từ mức 5,25% vào tháng 8/2007 xuống 1% vào tháng 10/2008 Thêmnữa, đầu năm 2009 Fed cũng giảm cả lãi suất chiết khấu xuống còn 1,25% so với1,75% trong tháng 10/2008 và mức 5% trong thời điểm cuối năm 2007 Hành

Trang 7

động này nhằm giảm chi phí các khoản vay từ Fed của các ngân hàng thươngmại, góp phần làm tan băng thị trường tín dụng [ 6, Tr.37]

Ngoài ra, chính quyền G.Bush đã đưa ra chương trình cứu trợ tài chính trịgiá 700 tỷ USD mà Quốc hội nước này đã thông qua sau nhiều lần sửa đổi Đốivới người dân, hầu hết sẽ nhận được một khoản tín dụng thuế là 400 USD trongkhi các cặp vợ chồng sẽ nhận được khoản tín dụng thuế 800 USD Nhiều sinhviên sẽ nhận được khoản tín dụng thuế cho học phí là 2.500 USD Những ngườimua nhà lần đầu tiên có thể nhận được một khoản tín dụng thuế lên đến 8.000USD

Đối với chính phủ Đức, ngày 13/1/2009 đã nhất trí với gói kích thích kinh

tế trị giá 50 tỷ Euro ( 67 tỷ USD) nhằm giúp nền kinh tế Đức vượt qua thời kỳsuy thoái Trong kế hoạch này, khoảng 17 tỷ Euro được chi cho cơ sở hạ tầng vàkhoảng 18 tỷ Euro là để giảm thuế cho các các nhân và doanh nghiệp [6, Tr.27]

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho những nền kinh tế lớn mạnhnhất nhì trên thế giới cũng phải lúng túng trước những quyết định về chính sáchcủa mình, những chính sách mà chưa từng được đưa ra để cứu nền kinh tế suythoái từ trước cho tới nay

1.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam.

1.3 Các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đầu tư nướcngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn Thị trường vốn của Việt Nam đang bị tácđộng bởi sự thay đổi hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài, nơi mà họ giữ một

tỷ lệ không nhỏ giá trị cổ phiếu và trái phiếu ( hiện chiếm 20% tổng số vốn củathị trường chứng khoán Việt Nam) Trên thị trường chứng khoán đã có hiệntượng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ bán chứng khoán hàng loạttrên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và chuyển vốn ra nước ngoài

Luồng vốn FDI năm 2008 được duyệt lên đến 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm

2007, nhưng trên thực tế vốn giải ngân chỉ khoảng 11 tỷ USD ( 17,2%) Trong

Trang 8

năm 2009 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởngcủa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế hơntrong việc đầu tư mới hay mở rộng sản xuất kinh doanh Trong 3 tháng đầu năm

2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài Số tiền cam kết chocác dự án đã khởi động dự tính sẽ đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơncùng kỳ năm ngoái tới 40% Trong khi đó đầu tư công khó có khả năng tăng trởlại do thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang ở mức rất cao Các doanh nghiệpđang gặp khó khăn cả về vốn lẫn đầu ra sản phẩm nên họ cũng không mặn màvới việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này khiến cho tổng mứcđầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009 Còn đầu tư trực tiếp nướcngoài, tuy vốn đăng ký dự án FDI năm 2008 là 64 tỷ USD, đạt mức kỷ lục kể từkhi có luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 1987) đến nay nhưng trước tác độngcủa khủng hoảng kinh tế toàn, thị trường các nước bị thu hẹp, trong khi các dự ánFDI chủ yếu là các dự án sản xuất xuất khẩu Do vậy, một mặt do khả năng tàichính bị thu hẹp của các công ty mẹ tại chính quốc, mặt khác do thị trường thếgiới thu hẹp nên các nhà đầu tư hạn chế triển khai dự án.[6, Tr.37]

Xét một cách tổng quan thì do tác động của khủng hoảng toàn cầu khiếncho đầu tư suy giảm, gây ra những khó khăn cho các hoạt động của doanh nghiệptrong nước Trong nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp chua chát phải chịu lãisuất cao do các khoản phí cho vay, lãi suất đầu ra của nhiều ngân hàng thươngmại đang đội trần tới vài phần trăm ( lên tới 21 – 22%), khiến cho nhiều doanhnghiệp đã thiếu vốn trong sản xuất lại phải đối diện với những lãi suất ngân hàngcao hoặc đứng trước sự lựa chọn giữa việc vay vốn ngân hàng với lãi suất cao đểtiếp tục sản xuất Tính đến năm 2010, doanh nghiệp đã kinh doanh có lãi hơn.Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải ngậm ngùi bỏ qua những hợpđồng xuất khẩu có giá trị do thiếu vốn

Đối với hàng nông sản, ngoài mặt hàng gạo, sắn lát khó khăn về đầu ra thìcác mặt hàng khác đều có triển vọng tốt về xuất khẩu trong năm nay Năm 2010,

do thời tiết không thuận nên mùa vụ thất bát Theo thông tin từ Chánh văn phòng

Trang 9

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ông Trần Đức Tụng thì, vụ mùa hồ tiêu năm nay trênthế giới sản lượng giảm từ 20-25%, sản lượng tiêu của Việt Nam cũng giảm xấp

xỉ 20% Sản lượng của ngành điều năm 2010 cũng giảm từ 20-30% Do sảnlượng giảm nên giá cả xuất khẩu của các mặt hàng nông sản như điều, tiêu đứng

ở giá cao Đại diện Hiệp hội Điều cho rằng, giá điều nhân xuất khẩu trong 6tháng cuối năm có thể sẽ tăng thêm 14% nữa so với mức giá hiện nay Hiện tại,rất nhiều doanh nghiệp điều đã kí được hợp đồng với giá rất tốt Dù tình hìnhxuất khẩu khả quan về lượng cũng như giá Tuy nhiên, các hiệp hội cho rằng, dokhông tiếp cận được với nguồn vốn nên các doanh nghiệp trong ngành không thể

dự trữ đủ nguyên liệu cho sản xuất

Mặt khác, do lãi suất lên cao trong thời điểm các doanh nghiệp thu muanguyên liệu cho nên các doanh nghiệp ngành điều mới chỉ mua được 300.000 tấnđiều thô trong nước và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn Hiện ngành điều cần có1.100 tỷ đồng để mua hết lượng hạt điều thô còn tồn đọng trong nước khoảng50.000 tấn và 5.700 tỷ đồng để nhập khẩu 350.000 tấn điều thô đáp ứng cho nhucầu sản xuất 6 tháng cuối năm

Giá điều thô nhập khẩu đang ở mức 1.100 USD/tấn Đến nay, ngành điều

đã sản xuất gần hết lượng nguyên liệu đã thu mua được Năng suất sản xuất củangành điều Việt Nam là 650.000 tấn/năm Còn đối với ngành cà phê, do không cótiền nên các doanh nghiệp chỉ mua dự trữ được 7-8% so với kế hoạch là 200.000tấn trong lúc giá cà phê xuống thấp ở thời gian qua Như vậy, doanh nghiệp càphê trong nước lại càng chịu thêm nhiều áp lực với các đơn vị liên doanh vớinước ngoài.[17]

1.4 Giá các yếu tố đầu vào tăng cao

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến cho nhiều doanh nghiệpđiêu đứng trước sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào Đặc biệt là ngành dệt maygặp khá nhiều khó khăn khi giá nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng cao Từ tháng10/2008, giá sắt thép đã tăng 55%, tương ứng với 16.000 VNĐ và 20.000 VNĐ/

kg, trong khi giá gạch tăng 50% Do tác dộng của giá phôi trên thị trường thế giới

Trang 10

cùng với chi phí đầu vào tăng cao, giá bán thép xây dựng trong 2 tháng đầu năm

2009 tăng từ 14 – 18 % do giá thép nhập khẩu , giá thép phế để sản xuất phôithép, và giá dầu mazud dùng để sản xuất thép đều tăng cao Giá thép và nguyênvật liệu xây dựng tăng đã khiến việc xây dựng trở nên khó khăn và nhiều nhàthầu phải điêu đứng

Bộ Công Thương cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt65,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng 4 và tăng 13,8% so với tháng 5/2009.Như vậy, tính chung 5 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 301,5 nghìn tỷđồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 9,8%;khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có tốc độ tăng 12,4%; khu vực có vốn đầu tưnước ngoài tăng cao nhất 16,8%

Cũng theo Bộ Công Thương, 5 tháng qua, các sản phẩm phục vụ sản xuất

có mức tăng trưởng cao như: điện tăng 17,7%, than tăng 4,3%, khí đốt tăng16,7%, khí hóa lỏng (LPG) tăng gấp 2 lần, xăng dầu các loại tăng gấp 7 lần Nhóm các sản phẩm cơ khí cũng có mức tăng trưởng cao như: động cơ điện tăng26,7%, động cơ diezen tăng 41,7%, máy công cụ tăng 44,8% các sản phẩmphục vụ tiêu dùng như may mặc, sữa bột, bia lần lượt tăng 14,4%, 35,8% và15.3%… Riêng các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp như: phân urê giảm2,3%; phân NPK giảm 14,2% do nhu cầu hạn chế.[12]

Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định sản xuất công nghiệp từ nay đếncuối năm có khả năng đạt và vượt kế hoạch năm (trên 12%) Tuy nhiên, do tìnhhình cung ứng điện trong mùa khô có khó khăn, trong thời gian từ cuối tháng 4đến giữa tháng 6 phải điều tiết, sẽ có phần nào ảnh hưởng đến sản xuất Hơn nữa,giá đầu vào cho sản xuất tiếp tục tăng nhanh hơn giá bán sản phẩm, nên hiệu quảsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không cao; việc vay vốn tín dụng chođầu tư cũng như cho hoạt động xuất khẩu hạn chế, nhiều dự án không vay được,trong khi vốn ngân sách thuộc kế hoạch năm 2010 không đáp ứng nhu cầu và một

số dự án đã có khối lượng thực hiện cao, nên khả năng bảo đảm tiến độ đầu tư rấtkhó khăn [12]

Trang 11

1.5 Thị trường đầu ra bị thu hẹp.

* Thị trường xuất khẩu.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng

23 – 25 % Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam sangthị trường Mỹ, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ còn tác động gián tiến đếntăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản – hai thị trường xuấtkhẩu quan trọng của Việt Nam Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, ngườitiêu dùng của các thị trường này cũng cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩuđối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm Tỷ trọng của thị trường EUtrong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16.5%trong khi năm 2007 là 18%.[6, Tr38]

Về nông sản xuất khẩu, đến tháng 12/2008 giá các mặt hàng nông sản xuấtkhẩu của Việt Nam đã giảm mạnh So với thời điểm giá cao nhất trong năm thìgiá gạo giảm 58%, cà phê giảm 24%, cao su giảm 48%, hạt điều, hạt tiêu đều cómức giảm 20% Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12/2008đạt 1,15 tỷ USD, giảm 2% so với tháng 11/2008 ( đạt 1,17tyr USD), giảm 34% sovới tháng 7/2008 – tháng đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD Xuất khẩu nông sản gặp nhiềutrở ngại do việc thanh toán quốc tế Tình trạng này xảy ra nhiều ở các doanhnghiệp xuất khẩu gỗ, chè, thủy sản, cà phê [16,tr.18]

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng1-2009 ước tính đạt 3,8 tỉ USD, giảm 18,6% so với tháng 12-2008 và giảm24,2% so với cùng kỳ năm trước Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1-2009ước tính đạt 4,1 tỉ USD, giảm 27,6% so với tháng trước đó và giảm 44,8% so vớicùng kỳ năm 2008 Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhanhhơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 1-

2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hànghóa xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỉ USD của cùng kỳ nămtrước

Trang 12

Qua phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy,trong năm 2008, sáu thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản,Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a đã chiếm tới 80% tổng khối lượng hàng hóa xuấtkhẩu Bản thân nền kinh tế các nước ASEAN và Trung Quốc cũng phụ thuộc rấtlớn vào các nền kinh tế còn lại, nên suy thoái kinh tế của Mỹ, EU và Nhật Bản sẽảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009.Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ là giầy dép, hàng dệt may vàcác sản phẩm về gỗ; vào EU là giầy dép, hàng dệt may và hải sản; vào ASEAN làdầu thô và gạo; vào Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a là dầu thô; vào Trung Quốc là cao

su, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ.[13]

Qua những con số về kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam vào thịtrường các nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… ta cóthể thấy được thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đã bị thu hẹp Điều này đãgây cho doanh nghiệp Việt Nam những trăn trở rất lớn là cần phải có nhữngchính sách như thế nào để có thể đưa được sản phẩm của Việt Nam thâm nhậpvào thị trường nước ngoài trong bối cảnh khó khăn như hiện nay

* Thị trường nội địa.

Theo mô hình tổng cầu của Keynes, tổng cầu của nền kinh tế đo bằng tổngsản phẩm quốc nội GDP, được tính trên cơ sở tổng tiêu dùng tư nhân, tiêu dùngchính phủ, đầu tư, và xuất khẩu ròng ( đo bằng tổng kim ngạch xuất khẩu trừ đitổng kim ngạch nhập khẩu) Theo cách này thì cơ cấu GDP của Việt Nam đã cóchuyển biến khá tích cực từ năm 1990 tới năm 2000 và ổn định cho tới năm

2006, trước khi gặp những biến động mạnh trong năm 2007, sau khi Việt Namgia nhập WTO Cơ cấu chi tiêu của khu vực tư nhân và của Chính Phủ đã cónhững chuyển biến tích cực theo hướng giảm chi tiêu và tăng tích lũy để đầu tưtạo vốn

Trang 13

Bảng 1.1: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP

(Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê)

Trong giai đoạn trước năm 2007, cơ cấu GDP đã duy trì ở mức tích cực với tốc độ tạo lập vốn đầu tư duy trì trong khoảng 35% - 36%, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn Trong năm 2007, với việc gia nhập WTO,nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào nước ta đã kéo theo việc gia tăng thâm hụt thương mại, đặc biệt trong hai quý cuối năm 2007 Kết quả là, thâm hụt thương mại năm 2007 lên tới 14,1 tỷ USD, chiếm khoảng 13,4% GDP Tuy nhiên, phần này được bù đắp hoàn toàn bằng 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và 6,24 tỷ vốn đầu tư gián tiếp và lượng kiều hối đạt kỷ lục 6,18 tỷ USD Khuynh hướng này tiếp tục kéo dài sang năm 2008, cùng với việc biến động giá tăng của hầu hết các hàng hóa nhập khẩu đầu vào sản xuất ở Việt Nam khiến thâm hụt thương mại lên tới 18 tỷ USD, đạt mức kỷ lục và chiếm khoảng 16,1% GDP Tuy nhiên, năm 2008 cũng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đạt mức kỷ lục 64

tỷ USD, và vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD.[13]

Qua bảng cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP ở trên cho thấy,mức tiêu dùng tư nhân đã suy giảm trông thấy qua các năm Thêm nữa, là nhữngcắt giảm chi tiêu của chính phủ Một điểm đặc biệt nữa đó là thời điểm mới chớmcủa khủng hoảng, xuất khẩu ròng đã cho thấy khả năng xuất khẩu của Việt Namvào thị trường nước ngoài đã suy giảm nghiêm trọng -13,4 năm 2007 so với -5

Trang 14

năm 2006, báo hiệu bắt đầu cho một sự suy giảm xuất khẩu ròng trong nhữngnăm tiếp theo.

1.6 Việc làm không đầy đủ.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động làm cho các doanh nghiệp, tậpđoàn phá sản gây ra thiếu việc làm cho người lao động Những công việc thườngngày để tạo ra sản phẩm của họ nay đã không được dùng đến, họ đang đứngtrước cảnh không có việc làm, phải chịu cảnh thất nghiệp

Việt Nam cũng là một nước chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàncầu Chính vì vậy mà tình trạng thất nghiệp đã trở thành sự kiện thời sự vớinhững tin tức xuất hiện hầu như hàng ngày trên các phương tiên thông tin đạichúng về doanh nghiệp, khu công nghiệp quyết định sa thải công nhân Thêm nữa

là có cả những bài viết, phóng sự về cuộc sống bi đát của họ khi mất việc làm,đặc biệt là đối với người dân ngoại tỉnh

Chỉ tính riêng tại Sài Gòn, cuối năm 2008 số công nhân thất nghiệp đangtăng từ hàng ngàn lên hàng chục ngàn và được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng nhanhhơn, nhiều hơn Phần lớn những công nhân thất nghiệp bị sa thải hoặc do công typhá sản Mà chủ yếu những công ty này thuộc ngành may mặc, giày da, dép,ngành gỗ, ngành nhựa và ngành sản xuất túi xốp, có vốn đầu tư trong nước vànước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Na Uy, Hoa Kỳ, Pháp Nỗi locủa người lao động đã tăng lên bởi thực tế trước kia khi họ mất việc ở các công

ty này thì họ sẽ dễ dàng kiếm được công việc khác Nhưng trước tình hình nàykhông mấy người có thể kiếm được việc làm khi mà bị sa thải khỏi công ty hiệntại Bởi lẽ không có một công ty nào tuyển lao động Trước tình hình này ngườidân phải đối diện với nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống với những vấn đề vềnhà ở về sinh hoạt cho bản thân, rồi sinh hoạt cho người thân trong gia đình

Theo báo cáo của 40 tỉnh, thành phố đến hết tháng 1/2009 đã có trên 85ngàn người mất việc làm ( TP Hồ Chí Minh 19.041 người, Hà Nội 10.707 người,Bắc Ninh 8.761 người, Thanh Hóa 8.735 người, Bình Dương 8.515 người, Đà

Trang 15

Nẵng 2.227 người…) Ngoài ra, trên 40 ngàn người bị cặt việc làm và trên 20ngàn người tạm nghỉ chờ việc.

Năm 2009 suy thoái kinh tế làm cho 400,000 người thất nghiệp, con số laođộng thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng Việt Nam có khoảng 45 triệu người trong

độ tuổi lao động, trong đó có 70% ở nông thôn và lao động có hợp đồng làm việcchỉ chừng 20% Với số lao động bị mất việc khá lớn: Hà Nội ( 10.707 người), TP

Hồ Chí Minh ( 19.041 người), Bắc Ninh ( 8.761 người), Bình Dương ( 8.515người), đây là những địa phương dẫn đầu về số lượng lao động thất nghiệp Laođộng từ các khu công nghiệp của nhiều thành phố lớn này kéo về nông thôn tìmviệc Nhiều lao động gốc miền Bắc, từng vào miền Nam làm việc, nay cũng quay

về quê tìm việc làm mới Chưa kể đến nông thôn, nơi chiếm 70% dân số, vốncũng đang có vô số khó khăn do nông dân mất đất, mùa màng thất bát, gia súc vàgia cầm liên tục bị dịch, nông sản không có người mua hoặc mất giá thê thảm.[6,Tr.43]

Với các con số thất nghiệp ở trên, phần nào cho chúng ta hiểu một cáchtổng quát tình trạng hoạt động của doanh nghiệp đang gặp khó khăn như thế nàomới để cho người lao động không có việc làm, thất nghiệp tràn lan

1.7 Lợi nhuận giảm mạnh.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã làm giá cả đầu vào tăng caonhư vừa nói ở trên Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất nhưng sản phẩm không tiêuthụ được, không có thị trường để xuất khẩu dẫn đến chí phí bỏ ra nhưng khó thuhồi

Nhưng vào thời điểm đáy khủng hoảng, một số DN đã nhanh tay tập trungvốn mua dự trữ nhiều nguyên liệu với giá cực rẻ hoặc các DN bất động sản đượchưởng lợi nhờ sự ấm lên của thị trường, nhờ đó trong quý II đã thu lợi nhuận ấntượng Thế nhưng, khi nguồn nguyên liệu giá rẻ đã tiêu thụ hết thì DN phải muanguyên liệu theo mặt bằng giá mới, làm cho lợi nhuận từ quý III bắt đầu suygiảm, thậm chí nhiều đơn vị lỗ nặng

Trang 16

Tính đến cuối năm 2009, theo báo cáo tài chính của Công ty Dầu Tường

An (TAC), trong quý II, đơn vị đạt doanh thu 686 tỉ đồng và lợi nhuận là 20 tỉđồng nhưng sang quý III, doanh thu giảm xuống còn 629 tỉ đồng và bất ngờ lỗ

68 tỉ đồng Nguyên nhân lỗ là do doanh số bán hàng giảm, chi phí tài chính tăngcao Còn Công ty Đầu tư bất động sản VN (VNI), doanh thu quý II đạt 6 tỉ đồng

và lợi nhuận âm 63 triệu đồng nhưng sang quý III, doanh thu chỉ còn 35 triệuđồng và bị lỗ 695 triệu đồng Ngoài ra, nhiều DN khác như Công ty BaSa(BAS) từ đầu năm đến nay liên tục bị lỗ, Công ty Nước giải khát Sài Gòn (TRI)tiếp tục bị lỗ quý thứ tư [22]

Thêm nữa, hậu quả của khủng hoảng đã khiến cho lượt khách du lịch giảmthiều đáng kể Theo thống kê của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlinescông bố lợi nhuận trước thuế năm 2008 chỉ đạt 14 triệu đôla, giảm so với 23 triệuđôla của năm trước đó.Lợi nhuận bị giảm mặc dù doanh thu toàn tổng công ty đạt1.56 tỉ đôla, so với 1.27 tỉ đôla trong năm 2007 Trong nửa đầu năm ngoái, hãng

lỗ mất 83 tỉ đồng Việt Nam (chừng 5 triệu đôla), khi giá dầu toàn cầu đạt đỉnh,nhưng phục hồi trong nửa cuối năm.[24]

Ngoài ra, thông tin từ công ty chứng khoán – ngân hàng ngoại thương ViệtNam, trong quý IV/2009 đạt 70,8 tỷ đồng doanh thu thuần, lũy kế cả năm đạt 275

tỷ đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ (tương đương 5,1 tỷ đồng) Sau khi khấu trừ216,3 tỷ đồng giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp năm 2009 đạt 58,7 tỷ đồng, giảm22,7 tỷ đồng so với cùng kỳ

1.8 Nhiều doanh nghiệp phá sản.

Tính trong năm 2008, theo phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam,Việt Nam hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ( có vốn chứa 10 tỷ đồng và sử dụng 3000 công nhân trở xuống) Trong đó sốdoanh nghiệp phá sản khoảng 70.000 doanh nghiệp Số doanh nghiệp khác đangtrong tình trạng khó khăn là 200.000, trong đó có 70.000 doanh nghiệp là đanglàm ăn có hiệu quả Tính đến quý I/2009 trong tổng số 20% DNNVV đứng trên

bờ vực phá sản đã có tới 7.000 doanh nghiệp tuyên bố giải thể và 3000 doanh

Trang 17

nghiệp phải ngừng sản xuất Xét trong cả khối DNNVV thì mức suy giảm lên tới

30 – 50% so với trước Như vậy gần nửa số 20% DNNVV có nguy cơ phá sản,thì 10% đã ngừng hoạt động hoặc có thể chuyển hướng, 10% còn lại bị tác độnglạm phát, nếu có chính sách tốt lên họ sẽ cải thiện tình hình tốt hơn.[18]

Một điều đặc biệt quan trọng đó là sản lượng công nghiệp của cả tư nhântrong nước lẫn tư nhân nước ngoài – nghĩa là khu vực đầu tư có vốn nước ngoàichiếm 75% tổng sản lượng Từ đó các chuyên gia kinh tế nhận định khu vực tưnhân đổ vỡ hàng loạt sẽ là một thảm họa kinh tế xã hội

Tình trạng doanh nghiệp phá sản hoặc ngưng sản xuất cứ tiếp tục diễn ra

sẽ có tác động xấu tới nền kinh tế quốc gia Nó không chỉ làm cho tăng trưởnggiảm sút mà còn gây cho người dân mất việc, tiếp đến sẽ ảnh hưởng lớn tới ansinh xã hội

Ngày đăng: 19/03/2013, 14:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. H.Anh, “ DDM: Năm 2009 lợi nhuận giảm 92,1% so với cùng kỳ (HOSE: 27/2/2010) ”http://info.vcbs.com.vn/News/NewsDetail.aspx?NewsID=71833 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DDM: Năm 2009 lợi nhuận giảm 92,1% so với cùng kỳ (HOSE: 27/2/2010)”
2. Phạm Văn Dũng, Giáo trình “ Kinh tế chính trị Mac - Lenin”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tr. 138 – 140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chính trị Mac - Lenin”, "NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội"
3. Khương Duy (2008), “ Kinh tế Mỹ 2008 – vật lộn chống lại suy thoái và triển vọng 2009”, Tạp chí Những vấn đề Kinh Tế và Chính Trị thế giới, (12), Tr.29 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Mỹ 2008 – vật lộn chống lại suy thoái và triển vọng 2009”, Tạp chí "Những vấn đề Kinh Tế và Chính Trị thế giới
Tác giả: Khương Duy
Năm: 2008
4. Tiến Đức (2009), “ Gói kích cầu thứ hai của Chính Phủ - khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế”.http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/3/ContentID/69717/Default.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gói kích cầu thứ hai của Chính Phủ - khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế”
Tác giả: Tiến Đức
Năm: 2009
5. Phước Hà (2008), “ 20% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản”.http://www.tin247.com/20_doanh_nghiep_dung_truoc_nguy_co_pha_san-3-21286735.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: 20% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản”
Tác giả: Phước Hà
Năm: 2008
6. Nguyễn Thị Thu Hường (2009), “ Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam”, Tr. 17 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường
Năm: 2009
7. Ngọc Lan (2009), “ Gói kích cầu thứ hai sẽ hướng vào trung và dài hạn?”.http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/24203/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gói kích cầu thứ hai sẽ hướng vào trung và dài hạn?”
Tác giả: Ngọc Lan
Năm: 2009
8. Ngọc Lê (2009), “ 17.000 tỷ đồng kích cầu dành cho mọi thành phần kinh tế”.http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/01/824097/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 17.000 tỷ đồng kích cầu dành cho mọi thành phần kinh tế”
Tác giả: Ngọc Lê
Năm: 2009
9. TSKH. Võ Đại Lược (2008), “ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và những tác động”, Tạp chí Những vấn đề Kinh Tế và Chính Trị thế giới, (10), Tr.3 – 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và những tác động”, Tạp chí "Những vấn đề Kinh Tế và Chính Trị thế giới
Tác giả: TSKH. Võ Đại Lược
Năm: 2008
10.Ts. Phan Minh Ngọc, “ Khủng hoảng và thất nghiệp”.http://www.tuanvietnam.net/khung-hoang-va-that-nghiep Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng và thất nghiệp”
11.Nguyễn Ngọc Sơn (2009), “ “ Mạnh, nhanh, lỳ và khôn” để vượt qua khủng hoảng”.http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/18221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Mạnh, nhanh, lỳ và khôn” để vượt qua khủng hoảng”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Năm: 2009
12. Nam Thắng (2010), “Công nghiệp gặp khó do giá đầu vào tăng cao”http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Kinh-Te/Cong-Nghiep-Gap-Kho-Do-Gia-Dau-Vao-Tang-Cao.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp gặp khó do giá đầu vào tăng cao”
Tác giả: Nam Thắng
Năm: 2010
13.Nguyễn Đình Thọ (2009), “ Xuất – nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009”.http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=5554895 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất – nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009”."http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Năm: 2009
14.Nguyễn Hồng Thu : “ Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính”, Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh Tế 2009 – 2010 Việt Nam và Thế Giới, Tr.95 – 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính”, "Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh Tế 2009 – 2010 Việt Nam và Thế Giới
15.Bá Tú (2009), “ Tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ hai: nhưng có trọng tâm, trọng điểm”.http://www.vcci.com.vn/kinh-te/tiep-tuc-thuc-hien-goi-kich-cau-thu-2-nhung-co-trong-tam-trong-111iem Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ hai: nhưng có trọng tâm, trọng điểm”
Tác giả: Bá Tú
Năm: 2009
16. Đỗ Xuân Trường (2009), “ Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nông nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (5), Tr.19 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nông nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục”, Tạp chí "Kinh tế và dự báo
Tác giả: Đỗ Xuân Trường
Năm: 2009
17. Ái Vân ( 2010), “ Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn”http://vneconomy.vn/20100712092521643p0c10/doanh-nghiep-xuat-khau-mat-co-hoi-vi-thieu-von.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn”
18.“ Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp tràn lan”.http://rfvn.com/?p=19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp tràn lan”
19.“Để kiểm soát tài chính của công ty”http://www.ceohcm.com/tai-chinh/d%E1%BB%83-ki%E1%BB%83m-soat-tai-chinh-c%E1%BB%A7a-cong-ty-4/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để kiểm soát tài chính của công ty”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP - Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
Bảng 1.1 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w