Chú trọng hơn đến thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 26 - 28)

Khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, giá cả tăng cao, thu nhập không ổn định, người tiêu dùng càng cẩn trọng hơn trong việc mua sắm. Đây là vấn đề xảy ra ở tất cả các nước chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Doanh nghiệp đứng trước cảnh hàng hóa ế ẩm, không tiêu thụ được, không quay vòng sản xuất được. Từ đó hình thành nên những khó khăn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài mà không tiêu thụ được thì sẽ phát sinh rất nhiều chi phí. Vì lẽ đó, doanh nghiệp nên chú trọng vào thị trường trong nước về cả đầu vào lẫn đầu ra. Từ trước tới nay, các quốc gia thường khai thác thị trường trong nước. Chỉ có

những năm gần đây khi hội nhập kinh tế quốc tế thì tỷ lệ nhập khẩu nhiều hơn, những quốc gia này ít chú trọng khai thác thị trường trong nước nữa mà chủ yếu nhập khẩu những hàng hóa có sẵn, từ đó phát sinh thêm nhiều chi phí trong quá trình nhập nguyên liệu đầu vào.

Chính vì vậy, Cần khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm quy mô nhập khẩu, nhằm giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đối với các nước trong khu vực. Nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ, nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là dệt may, giày dép, thiết bị điện tử đã đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cần nỗ lực khai thác thị trường nội địa để duy trì quy mô hoạt động trong thời kỳ khó khăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, giảm áp lực nhập khẩu hàng tiêu dùng, góp phần cân bằng cán cân thương mại, nhất là hỗ trợ cho các nhà sản xuất lúc thị trường xuất khẩu có biến động xấu.[13]

Thêm nữa, Cùng với gói chính sách hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cần tăng cường khai thác thị trường trong nước để hướng gói kích cầu vào đúng hàng hóa trong nước chứ không phải là hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp trong các ngành dệt may, gia dày, thủ công nghiệp, chế biến nông nghiệp và thủy sản vốn trước đây chú trọng ưu tiên thị trường xuất khẩu hơn. Doanh nghiệp nên chú trọng thâm nhập mạnh vào các vùng nông thôn, một thị trường tiềm năng lâu nay bị bỏ ngỏ.

Để có thể thâm nhập thị trường trong nước, doanh nghiệp cần: (1) nghiên cứu thị trường để nắm nhu cầu thị trường về mẫu mã, chất lượng, giá cả, cơ cấu dòng sản phẩm…; (2) chú trọng khâu phát triển sản phẩm cho thị trường trong nước. Dù doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng sản phẩm chủ yếu làm theo mẫu của khách hàng nước ngoài (đặc biệt là ngành dệt may, da giày). Nếu muốn sản xuất để bán tại thị trường trong nước, doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nước; (3) kênh phân

phối là điều kiện không kém phần quan trọng. Doanh nghiệp có thể liên kết với các doanh nghiệp đã có kênh phân phối khá vững nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ hàng hóa.

Mặt khác, để thành công tại thị trường trong nước, doanh nghiệp cần định vị thị trường này như một chiến lược lâu dài, phải có sự đầu tư dài hơi và thỏa đáng về các mặt nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, khâu nguyên liệu và kênh phân phối.

Mục tiêu chính là thị trường trong nước, tuy nhiên cũng không nên quá khắt khe trong vấn đề này trong khi thị trường nước ngoài sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Hiện nay, khu vực Trung Đông, Ấn Độ được coi là không bị ảnh hưởng nhiều từ suy thoái kinh tế thế giới, nên sẽ thu hút hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia, đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường Trung Đông gồm 15 quốc gia với tăng trưởng khu vực năm 2008 là 5,9% và ước đạt 5% trong năm 2009. Năm 2008, thị trường Trung Đông nhập khẩu 541,5 tỉ đô

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục (Trang 26 - 28)