1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

102 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Ngày 9/8/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP; Ngày 20/02/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng ký

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG

Hà Nội - 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 83.40.121

Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Phương Người hướng dẫn: PGS,TS Bùi Thị Lý

Hà Nội - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt

Nam trong thời gian qua” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra

dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Việt Nam Các số liệu

là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS,TS Bùi Thị Lý, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, mặc dù tôi đã phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, nhưng cô vẫn luôn động viên và thúc đẩy tôi hoàn thiện đề tài

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Quỳnh Phương

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN x

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC 7

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 7

1.1.1 Các khái niệm 7

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9

1.1.3 Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài - Nghiên cứu qua các lý thuyết đầu tư nước ngoài 11

1.2 Vai trò của nhà nước Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 15 1.2.1 Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 15

1.2.2 Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 16

1.2.3 Nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 19

1.2.4 Nhà nước hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 21

1.3 Kinh nghiệm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 24

1.3.1 Kinh nghiệm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số nước 24 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 31

Kết luận chương 1 33

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 35

2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 35

2.1.1 Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2018 35

2.1.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua 37

2.2 Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 56

2.2.1 Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 56

2.2.1.1 Giai đoạn đầu hội nhập (1989 - 2000) 56

2.2.1.2 Giai đoạn chủ động hội nhập (2001 – Tháng 4/2006) 57

2.2.1.3 Giai đoạn chủ động, tích cực hội nhập sâu, rộng (Tháng 4/2006 – 2018) 58

2.2.2 Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 61

2.2.2.1 Việc ký kết, đàm phán các hiệp định giai đoạn đầu hội nhập (từ năm 1989 đến năm 2000) 62

2.2.2.2 Tình hình ký kết, đàm phán các hiệp định trong giai đoạn chủ động hội nhập sâu rộng (năm 2001 đến năm 2018) 63

2.3 Đánh giá đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 66

2.3.1 Kết quả đạt được 66

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67

Kết luận chương 2 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 72

3.1 Định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhà nước Việt nam 72

3.1.1 Căn cứ xây dựng định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho Việt Nam 72

Trang 7

3.1.2 Định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam 72

3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 74

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 74

3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 75

3.2.3 Nhà nước bổ sung, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có định hướng 76

3.2.4 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài 80

3.2.5 Tạo động lực, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 81

3.2.6 Tiếp tục thay đổi nhận thức, tư duy về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 83

3.3 Một số kiến nghị 84

3.3.1 Về phía Nhà nước 84

3.3.2 Về phía doanh nghiệp 85

Kết luận chương 3 85

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 8

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

ACFTA ASEAN-China Free Trade

Trang 9

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

EFA Explored Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

M & A Merger And Acquisition Mua lại và sáp nhập

MFN Most Favoured Nation Đối xử tối huệ quốc

MIGA Multilateral Investment

Guarantee Agency

Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên

MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

PVEP PetroVietnam Exploration

Production Corporation

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Trang 10

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

UNCTAD United Nation Conference on

Trade and Development

Hội nghị Liên hệp quốc tế về thương mại và phát triển

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang Bảng:

Bảng 2.1: Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2002 36

Bảng 2.2: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2000 38

Bảng 2.3: Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 39

Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành 42

Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác 43

Bảng 2.6: Tổng hợp ĐTTTRNN của các Việt Nam giai đoạn 2006 - 2018 44

Bảng 2.7: Tổng hợp ĐTTTRNN của Việt Nam theo số vốn cấp mới và tăng thêm 46 Bảng 2.8: Vốn ĐTTTTRNN theo địa bàn đầu tư năm 2018 49

Bảng 2.9: Kết quả đầu tư kinh doanh của một số dự án ĐTTTRNN của Viettel Global trong 2 năm 2017, 2018 54

Bảng 2.10: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo từng giai đoạn 56

Bảng 2.11: Tình hình ký kết các hiệp định của Việt Nam giai đoạn 1989 đến 2000 62

Bảng 2.12: Tình hình ký kết các hiệp định chính của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2018 63

Bảng 2.13 Lộ trình thực hiện cam kết tự do hóa trong các FTA 65

Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi về ngành nghề ĐTTTRNN trước và sau đề án thúc đẩy ĐTTTRNN của Chính phủ 47

Biểu đồ 2.2: Sự thay đổi về địa bàn ĐTTTRNN trước và sau đề án thúc đẩy ĐTTTRNN của Chính phủ 48

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hoạt động đầu tư của DN Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990 và gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới Tuy nhiên, trong gần 10 năm đầu (từ năm 1989-1998), các dự án còn nhỏ lẻ Trên thực tế, trước khi có Nghị định số 22/1999/NĐ-

CP, một số DN tư nhân đã đầu tư 18 dự án tại Lào và Campuchia với tổng vốn đăng

ký trên 13,6 triệu USD, vốn bình quân chưa tới 1 triệu USD/dự án Đến giai đoạn 1999-2005 bắt đầu có sự thay đổi lớn, Việt Nam có thêm 131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 40 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1989-1998 Giai đoạn từ năm 2006-

2015 được đánh giá là bùng nổ đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài với tốc

độ tăng vốn trung bình 52%/năm Từ năm 2016 đến nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiếp tục xu hướng gia tăng

Nhìn lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong gần 3 thập kỷ qua cho thấy, về tổng thể, hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân phối lao động toàn cầu Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế… Đối với cộng đồng DN, việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài giúp DN Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nước ngoài trong bối cảnh thị trường trong nước bão hòa và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu

tư Đồng thời, DN có thêm cơ hội tiếp cận, phản ứng nhanh nhạy hơn với biến động thị trường và chính sách, các rào cản kỹ thuật, các tranh chấp thương mại và khác biệt văn hóa trong hoạt động đầu tư, kinh doanh

Bên cạnh những thành công, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự

án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa đầy đủ; Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả; Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư; Hiệu quả đầu tư ra nước ngoài vẫn chưa cao,v.v…

Trang 13

Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

thạc sỹ của mình Luận văn đã thực hiện nghiên cứu và đạt được kết quả sau:

Một là, với việc nghiên cứu các khái niệm về ĐTTTRNN, khái niệm về nhà

nước, vai trò nhà nước đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời

kỳ hội nhập, tác giả đã đưa ra khái niệm về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN trong thời kỳ hội nhập Bằng việc sử dụng các lý thuyết điển hình về ĐTTTNN, tác giả đã giải thích hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời gian qua và làm rõ hoạt động ĐTTTRNN ở Việt Nam là hợp lý, cần thiết

Hai là, luận văn thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động ĐTTTRNN gắn

với 3 giai đoạn hội nhập qua: vai trò tạo hành lang pháp lý; vai trò tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế; vai trò định hướng, điều tiết và vai trò thực hiện các giải pháp hỗ trợ Kết quả cho thấy,hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh

mẽ, số lượng và chất lượng dự án ĐTTTRNN ngày càng được tăng nhờ có hành lang pháp lý tương đối tốt, các chính sách hỗ trợ kịp thời cũng như các chính sách điều tiết phù hợp với bối cảnh mới của nhà nước đã giúp các DNVN ngày càng mạnh dạn đầu tư những lĩnh vực hiện đại,các lĩnh vực có thế mạnh, gắn với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4

Ba là, tác giả căn cứ vào Quyết định số 263/QĐ-TTg, dựa vào nghiên cứu

thực tế tình hình các doanh nghiệp cũng như bối cảnh tình hình kinh tế trong nước, tác giả đã đề xuất 3 quan điểm, 3 định hướng Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025 Các giải pháp được đề xuất đều được xây dựng dựa trên kết quả phân tích các nguyên nhân hạn chế cũng như dựa trên quan điểm được phân tích gắn với những định hướng gắn với bối cảnh thực tiễn của đất nước cũng như của thế giới trong xu hướng hội nhập

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những kênh hội nhập hiệu quả nhất, nhanh nhất để các nền kinh tế trên thế giới giao thương với nhau Trong xu thế đó, những năm gần đây, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng gia tăng và đạt được nhiều kết quả tích cực với số dự án và vốn đăng ký năm sau luôn cao hơn năm trước Dự báo, xu thế đầu

tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ

Trong gần 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm quản lý, thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cộng đồng doanh nghiệp (DN)

Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài là Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ cho phép DN Việt Nam đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài Ngày 9/8/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP; Ngày 20/02/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg về phê duyệt

Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” nhằm mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của các DN được thành lập và hoạt động tại Việt Nam ra nước ngoài nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường các biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN, đặc biệt là các DN nhà nước (DNNN); Ngày 25/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài, trong đó khẳng định Nhà nước khuyến khích nhà đầu

tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài Ngày 15/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2017/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Hoạt động đầu tư của DN Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990 và gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của

Trang 15

khủng hoảng kinh tế thế giới Tuy nhiên, trong gần 10 năm đầu (từ năm 1998), các dự án còn nhỏ lẻ Trên thực tế, trước khi có Nghị định số 22/1999/NĐ-

1989-CP, một số DN tư nhân đã đầu tư 18 dự án tại Lào và Campuchia với tổng vốn đăng

ký trên 13,6 triệu USD, vốn bình quân chưa tới 1 triệu USD/dự án Đến giai đoạn 1999-2005 bắt đầu có sự thay đổi lớn, Việt Nam có thêm 131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 40 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1989-1998 Giai đoạn từ năm 2006-

2015 được đánh giá là bùng nổ đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài với tốc

độ tăng vốn trung bình 52%/năm

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2018, cả nước có 23 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam

là 123,6 triệu USD Tính chung vốn cấp mới và tăng thêm, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài trong quý I/2018 đạt 149,5 triệu USD, trong đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105 triệu USD, chiếm 70,2% tổng vốn đầu tư; 17 lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 19,9 triệu USD, chiếm 13,3%; lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 12 triệu USD, chiếm 8%; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đạt 8,5 triệu USD, chiếm 5,7% Trong quý I/2018, có 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, dẫn đầu là Lào chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư; Campuchia chiếm 17,3%; Cuba chiếm 13,3%; Australia chiếm 8%,v.v

Nhìn lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong gần 3 thập kỷ qua cho thấy, về tổng thể, hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân phối lao động toàn cầu Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế… Đối với cộng đồng DN, việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài giúp DN Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nước ngoài trong bối cảnh thị trường trong nước bão hòa và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu

tư Đồng thời, DN có thêm cơ hội tiếp cận, phản ứng nhanh nhạy hơn với biến động thị trường và chính sách, các rào cản kỹ thuật, các tranh chấp thương mại và khác biệt văn hóa trong hoạt động đầu tư, kinh doanh

Trang 16

Bên cạnh những thành công, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự

án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa đầy đủ; Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả; Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư; Hiệu quả đầu tư ra nước ngoài vẫn chưa cao,v.v…

Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

thạc sỹ của mình

2 Tổng quan các nghiên cứu về đề tài

Nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài là đề tài không mới, dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:

Một số tác giả nghiên cứu tình hình ĐTTTRNN của các nước như: “Đầu tư

trực tiếp nước ngoài ở khu vực châu Á Thái Bình Dương: ý nghĩa đối với Việt Nam” (Trần Văn Thọ, 1993); “Vai trò của ĐTNN ở các nước đang phát triển”

(Đỗ Đức Định, 1996); “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN trong những năm

gần đây” (Nguyễn Duy Lợi & cs, 1997)…Nội dung các tác phẩm này chủ yếu phân

tích vai trò của ĐTTTNN như một công cụ giúp các nước tiến hành CNH hoặc điều chỉnh ĐTTTNN của quốc gia mình trong những thời điểm nhất định

Tác phẩm “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN” (Đinh Trọng

Thịnh, 2006), về lý luận, tác giả tập trung nghiên cứu tính tất yếu, xu hướng vận động và lợi ích của hoạt động ĐTTTRNN Tác giả phân tích cụ thể sự cần thiết, các hình thức đầu tư, các loại hình doanh nghiệp và điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành ĐTTTRNN Cuốn sách cũng đã nghiên cứu, đánh giá tình hình ĐTTTRNN của các DNVN Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu chỉ tính đến năm 2005, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy DNVN ĐTTTRNN Cuốn sách này chưa phân tích, đánh giá sâu về hoạt động ĐTTTRNN trong những năm gần đây, khi mà nước ta đã có những bước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động ĐTTTRNN khá sôi động

Trang 17

Tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt với luận án tiến sĩ “Chiến lược ĐTRNN của

Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” cũng nghiên cứu khái niệm, đặc

điểm, bản chất và vai trò của hoạt động ĐTTTRNN; nghiên cứu sự cần thiết phải ĐTTTRNN; những nhân tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN; điều kiện để doanh nghiệp các nước đang phát triển ĐTTTRNN, trên cơ sở đó, tác giả cũng nghiên cứu thực trạng ĐTTTRNN của Việt Nam đến thời điểm 2008, thời điểm bắt đầu có những biến động lớn trong hoạt động ĐTTTRNN

Các luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh

nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”

(Nguyễn Văn An, 2012) và “Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào

Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế” (Phùng Quang

Thanh, 2016) và “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Hải Đăng, 2012), đã tập trung nghiên cứu

về hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu các dự án đầu tư sang Lào trong quá trình hội nhập Các tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm, hình thức, đặc điểm của hoạt động ĐTTTRNN cũng như vai trò của ĐTTTRNN đối với các quốc gia đang phát triển trong điều kiện hội nhập

Ngoài các công trình nghiên cứu là sách, luận án cũng có một số tác giả

nghiên cứu thông qua các bài viết trên các tạp chí như “Khuyến khích các doanh

nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN nhằm chủ động hội nhập quốc tế” của tác giả (Nguyễn

Thị Hường, 2006) đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 5, năm 2006 và bài viết

“Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường ĐTRNN” của tác giả Lê Thanh Ngà đăng trên tạp chí Tài chính số 2, năm 2006 Nội dung các bài viết này cũng chỉ dừng lại ở phân tích những lợi ích khi các doanh nghiệp ĐTTTRNN từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, khuyến khích hoạt động này phát triển trong tương lai mà cũng chưa có đề cập tới vai trò của nhà nước cũng như công tác quản lý nhà nước

về hoạt động ĐTTTRNN

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018 Do vậy, tác giả đi sâu

nghiên cứu, lựa chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt

Nam trong thời gian qua” là cần thiết và cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 18

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu chung

Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu chung ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

- Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Về thời gian: Các giai đoạn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở p hương p háp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này xử dụng để đánh giá

thực trạng vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất giải pháp cho chương ba, nghiên cứu tổng hợp số liệu từ các báo cáo tổng cục thống kê, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư,v.v…

Trang 19

Phương pháp thống kê, thu thập số liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên

cứu, các phương pháp này sẽ được sử dụng chủ yếu khi nghiên cứu chương 2 thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Ngoài ra, các phương pháp so sánh, lịch sử, cụ thể cũng được sử dụng để

làm nổi bật điều kiện thực tế của Việt Nam và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong chương 3 Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các nguồn tư liệu phong phú, tin cậy của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Tài chính,vv… cũng được tác giả sử dụng như những tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu triển khai luận văn

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng

biểu đồ, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và vai trò của quản lý của nhà nước

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA

NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.1.1 Các khái niệm

Dưới góc độ của mỗi quốc gia, có hai luồng vốn đầu tư cho nền kinh tế, đó là vốn đầu tư trong nước (huy động từ các thành phần kinh tế trong nước) và vốn ĐTNN (huy động từ nước ngoài) Và tương tự với đó, để sử dụng vốn đầu tư cũng

có thể có hai hoạt động là hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động ĐTRNN

Hoạt động đầu tư có thể diễn ra ngay tại lãnh thổ nước mà chủ đầu tư đăng kí quốc tịch gọi là đầu tư trong nước hoặc có thể diễn ra ở lãnh thổ các nước khác với nước chủ đầu tư đăng kí quốc tịch gọi là ĐTRNN

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về bản chất cũng là hoạt động đầu tư quốc tế ĐTRNN bao gồm ĐTTTRNN và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Đầu tư trực

tiếp ra nước ngoài cũng gọi là đầu tư trực tiếp đối ngoại, là việc đầu tư của người có

tư cách pháp nhân hoặc tổ chức kinh tế của một nước độc lập hoặc cùng xuất khẩu

tư bản xây dựng xí nghiệp mới ở nước khác tăng thêm tư bản mở rộng xí nghiệp cũ

và có quyền khống chế có hiệu lực Cũng có một số nước vì nguyên nhân địa lý mà gọi là đầu tư trực tiếp hải ngoại Nếu xét về phạm vi quốc tế, việc đầu tư trực tiếp mang tính xuyên quốc gia này chính là hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế (Nguyễn Hữu Quỳnh, 1998)

Đầu tư quốc tế và ĐTNN là hai tên gọi khác nhau của cùng một loại hoạt động Sở dĩ có hai cách gọi do góc độ nhìn nhận, xem xét vấn đề khác nhau

“ĐTNN” là thuật ngữ dùng khi đứng ở góc độ của một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang các quốc gia khác hoặc ngược lại Còn “đầu tư quốc tế” được sử dụng khi xét hoạt động đầu tư trên phương diện tổng thể nền kinh

tế thế giới Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải phân biệt giữa ĐTNN và đầu tư quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay

Trang 21

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư nói chung khi xuất hiện hoạt động đầu tư giữa các nước và thường ngầm hiểu luồng vốn này là khối lượng vốn đầu tư của các nước đầu tư vào một quốc gia nào đó Ngược lại, lượng vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức của một quốc gia đầu tư ra các nước khác gọi là hoạt động ĐTTTRNN (OFDI)

Theo các nhà kinh tế học: Dòng đầu tư quốc tế vận động dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố vốn, lao động, thị trường giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý….từ quốc gia này sang quốc gia khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu cho các bên tham gia

Tại hội thảo của Hiệp hội Luật quốc tế ở Phần Lan năm 1996, ĐTNN được định nghĩa như sau: “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu

tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ” Định nghĩa này chưa nêu được mục đích của đầu tư nước ngoài, mới chỉ

đề cập đến một vế của hoạt động đầu tư đó là sự “di chuyển vốn” và tiến hành “sản xuất kinh doanh” Luật ĐTNN của Cộng hòa Liên bang Nga (4/7/1991) quy định:

“ĐTNN là tất cả các hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh thần mà người đầu tư đầu tư ở nước ngoài vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận” (Voer, 2013) Định nghĩa này tương đối đầy đủ, chỉ rõ bản chất của đầu tư là thu lợi nhuận, tuy nhiên vẫn còn hạn chế Điều đó có thể thấy ngay sau khi đọc luật của Ucraina: “ĐTNN là tất cả các hình thức giá trị do các nhà ĐTNN đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận hoặc các hiệu quả xã hội”

Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2014 quy định: Đầu tư kinh doanh

là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư Vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư, tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Luật Đầu tư, 2014)

Trang 22

Theo Nghị định số 83/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam: “ĐTRNN là việc nhà đầu tư chuyển vốn hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó”

Theo Nghị định này, có hai dấu hiệu cơ bản nhất của ĐTTTRNN là: Có sự di chuyển vốn trên phạm vi quốc tế; CĐT trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng vốn

và quản lý đối tượng ĐT Như vậy, ĐTTTRNN là hoạt động do các tổ chức kinh tế

và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước

sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành nhằm thu được lợi nhuận trong kinh doanh

Từ những quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm về ĐTTTRNN của các

DNVN như sau: ĐTTTRNN là việc các doanh nghiệp, doanh nhân đưa vốn bằng

tiền, tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý, điều hành hoạt động đầu tư đó nhằm thu được lợi nhuận

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Có thể nói FDI được thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu là: Đầu tư mới (GI), Liên minh và sáp nhập (M&A)

Đầu tư mới là hình thức các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua một doanh nghiệp mới Đây là kênh đầu tư truyền thống và thường gặp ở các nước đang phát triển

M&A là hình thức mà chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển

So với doanh nghiệp ở các nước phát triển thì doanh nghiệp ở các nước đang phát triển khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có các đặc điểm khác sau:

- Về quy mô vốn: Trong khi doanh nghiệp ở các nước phát triển khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường là các dự án với quy mô khá lớn thì đa số hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ Các doanh

Trang 23

nghiệp Việt Nam hiện nay khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các dự án có quy

mô lớn rất khiêm tốn, dự án lớn nhất mà Việt Nam tham gia chỉ có quy mô khoảng trên 200 triệu USD

Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển là khá thấp so với doanh nghiệp ở các nước phát triển nên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào những ngành, những lĩnh vực không yêu cầu trình độ công nghệ quá cao, sử dụng nhiều lao động

- Các tập đoàn, các doanh nghiệp ở các nước phát triển chủ yếu đầu tư ra nước ngoài qua hình thức 100% vốn nước ngoài, còn các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thì do trình độ lao động kém, khả năng quản lý còn nhiều yếu kém, khả năng tài chính còn hạn chế nên chủ yếu đầu tư qua hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh rất ít dự án 100% vốn nước ngoài

Ở các nước đang phát triển hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường được thực hiện thông qua kênh GI, với những hình thức thường được áp dụng phổ biến là:

1) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên

cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức này có đặc điểm:

- Không thành lập pháp nhân mới

- Hoạt động dựa trên văn bản ký kết giữa các bên Khi hết thời hạn hiệu lực thì các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý

2) Hình thức doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiều chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh Đặc điểm:

- Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

- Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên

Trang 24

3) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đây là hình thức doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn

- Doanh nghiệp là một pháp nhân của nước nhận đầu tư

4) Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT)

Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn hoặc với một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại

Các hình thức biến tướng của BOT là BT và BTO:

BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại Chính phủ nước sở tại sẽ cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi

BT là hình thức văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài về xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng song nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý

1.1.3 Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài - Nghiên cứu qua các lý thuyết đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, thông qua ĐTTTRNN sẽ làm tăng khả năng phân phối tiềm lực

kinh tế quốc tế, tăng phúc lợi và tổng sản phẩm của nền kinh tế thế giới

Trang 25

Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia là nguyên nhân tạo ra những lợi thế khác nhau ở mỗi nước Sự khác biệt về giá cả các yếu tố sản xuất như: trình độ KHCN, vị trí địa lý và tài nguyên dẫn đến sự khác biệt giữa nhu cầu và khả năng tích lũy về vốn ở các nước

Đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế thị trường của vốn đầu tư là: vốn là một hàng hóa đặc biệt, tuân theo quan hệ cung cầu trên thị trường, chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi mang lại lợi nhuận thấp tới nơi mang lại lợi nhuận cao hơn với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận do vốn đầu tư mang lại

Thứ hai, ĐTTTRNN là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời quốc tế của

sản phẩm

Ngày nay, trong xu hướng hội nhập, mỗi quốc gia là một mắt xích trong chuỗi mạng lưới phát triển của nền kinh tế thế giới Với những lợi thế so sánh ở từng quốc gia, xuất hiện hiện tượng chuyên môn hóa nhằm thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất Nhưng một quốc gia thì không chỉ phát triển một số lĩnh vực

mà họ chuyên môn hóa mà nền kinh tế đòi hỏi phải có sự phát triển đa dạng, phong phú ĐTTTRNN là một giai đoạn tự nhiên, tất yếu xuất hiện trong quá trình hợp tác nhằm phát triển, kéo dài vòng đời của sản phẩm Điều này được thể hiện rõ nét trong lý thuyết vòng đời quốc tế sản phẩm của Raymond Vernon: International product life cycle – IPLC (Wei-Bin Zhang, 2008)

Lý thuyết này được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R.Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966 trên cơ sở nghiên cứu các doanh nghiệp của

Mỹ Lý thuyết này coi ĐTTTRNN là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời của sản phẩm qua đó lý giải tính tất yếu khách quan của hoạt động ĐTTTRNN bằng cách phân tích quá trình quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau

Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện, lúc này sản phẩm cần thông tin phản

hồi nhanh, được bán ở trong nước phát minh ra sản phẩm, xuất khẩu không đáng kể, chưa có hoạt động ĐTTTRNN

Giai đoạn 2: sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các

đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện, ĐTTTRNN xuất hiện

Trang 26

Giai đoạn 3: Sản phẩm và quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị trường

ổn định, hàng hóa trở lên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh, ĐTTTRNN tiếp tục phát triển

Thứ ba, trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, hoạt động

ĐTTTRNN sẽ tất yếu xuất hiện khi các công ty trong nước phát triển đến trình độ cao, khi sự phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào tài sản

Điều này được thể hiện rõ nét qua lý thuyết lộ trình phát triển đầu tư IDP (Investment Development Parth) và mô hình đàn nhạn của Akamatshu

Lý thuyết IDP được Dunning và J-Narula nghiên cứu và công bố năm 1996

Lý thuyết cho rằng quá trình phát triển của mọi quốc gia đều có khuynh hướng trải qua một lộ trình gồm 5 giai đoạn phát triển chính và các giai đoạn đó được phân biệt, đánh dấu thông qua xu hướng ĐTTTNN vào hoặc ra của nước đó Xu hướng ĐTTTNN phụ thuộc vào 3 lợi thế cơ bản: lợi thế nội bộ hóa sản xuất (I); lợi thế vị thế nước nhận đầu tư (L) và lợi thế sở hữu (O) Lộ trình phát triển đầu tư liên quan trực tiếp đến dòng vốn ĐTTTRNN thuần (Net Outward Investment – NOI) của mỗi quốc gia

Giai đoạn 1: Trong giai đoạn đầu tiên của lộ trình IDP, các lợi thế đặc biệt

của L chưa đủ để hấp dẫn các nhà ĐTNN Hoạt động kinh tế quốc tế chủ yếu chỉ diễn ra trong lĩnh vực ngoại thương

Giai đoạn 2: Vốn ĐTTTRNN bắt đầu tăng lên, song ĐTTTRNN vẫn chưa

thay đổi hoặc vẫn không thể thực hiện được Thị trường trong nước bắt đầu phát triển cả về quy mô lẫn sức mua Sản lượng của các công ty ĐTNN cũng tăng lên Lợi thế I của công ty trong nước (trợ cấp xuất khẩu của nhà nước, sự phát triển kỹ thuật hoặc sát nhập) và sự thay đổi của những lợi thế L là nguyên nhân tác động tới ĐTTTRNN Tuy nhiên, vốn OFDI trong giai đoạn này là quá bé so với dòng vốn FDI của nước ngoài vào Do vậy, NOI tiếp tục tăng lên cho đến hết giai đoạn hai của lộ trình IDP

Trang 27

Giai đoạn 3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia trong giai đoạn

3 tăng lên đều đặn và FDI vào nước từ từ giảm xuống làm cho NOI tăng lên

Trình độ công nghệ được tăng lên cho phép có thể sản xuất được các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Các lợi thế sở hữu đặc biệt O của các công ty nước ngoài bắt đầu mất dần vì các công ty trong nước đã đạt được các lợi thế so sánh cần thiết và cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong cùng một ngành công nghiệp Như vậy, nhà nước nên khuyến khích các công ty trong nước có lợi thế O yếu nhất nhưng lại

có lợi thế L mạnh nhất thực hiện ĐTTTNN, đồng thời nên khuyến khích các công ty trong nước có lợi thế O nhưng không có lợi thế L ĐTTTRNN

Giai đoạn 4: Giai đoạn này xuất hiện khi NOI bắt đầu dương (FDI ≤ OFDI)

Đây là thời kỳ các công ty trong nước không những có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài tại thị trường trong nước mà còn có khả năng xâm nhập sang thị trường nước ngoài, các công ty trong nước phát triển hoàn toàn dựa vào tài sản ĐTTTRNN của các công ty trong cùng giai đoạn này tăng lên một cách nhanh chóng

Giai đoạn 5: NOI bắt đầu có xu hướng giảm và sau đó cân bằng (FDI =

OFDI) Tiếp theo đó là cả FDI và OFDI đều đồng thời tăng lên

Vào giai đoạn này, lợi thế sở hữu đặc biệt của các MNE hầu như không còn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của quốc gia họ nữa mà phụ thuộc vào khả năng sát nhập, tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả những lợi thế của mình Mọi công ty đã được quốc tế hóa, khái niệm quốc tịch của họ đã hoàn toàn bị lu mờ vì không còn sự khác biệt về địa lý cũng như những vấn đề về chính trị, cho nên hoạt động của các MNE dường như không bị lệ thuộc vào lợi ích của quốc gia họ nữa

Với Việt Nam, theo lý thuyết IDP, Việt Nam đang ở giai đoạn thứ ba của lộ trình đầu tư, nhà nước bắt đầu nên có những khuyến khích nhất định đối với các công ty có lợi thế O mà không có lợi thế L

Bên cạnh đó, với mô hình “đàn nhạn” của Akamatshu đã lý giải được tính hợp lý, phù hợp với quy luật; lý giải sự vận động của ĐTTTRNN theo thời gian gắn liền với quá trình phát triển kinh tế Điều này đã lý giải, trong những năm đầu, vốn

và dự án ĐTTTRNN của nước ta tập trung nhiều sang các nước láng giềng, đặc biệt

Trang 28

là Lào và đến nay, địa bàn, lĩnh vực ĐTTTRNN của nước ta cũng đang dần được

mở rộng

Trong thực tế ở Việt Nam, mô hình đàn nhạn đã giải thích được thực tế là tới 70% nguồn vốn của Việt Nam ĐTTTRNN trong thời gian qua chủ yếu là sang các nước trong khu vực (trong đó đầu tư sang Lào chiếm trên ¼ số dự án, sang các nước ASEAN chiếm khoảng 20% vốn đăng ký còn hiệu lực) Đây chính là kết quả của việc chuyển dịch một số ngành kinh tế đã mất dần lợi thế nếu vẫn tiếp tục SXKD trong nước sang các nước láng giềng kém phát triển hơn

Tóm lại, ĐTTTRNN là sự mở rộng hoạt động kinh tế của một quốc gia, là sự lớn lên của tổ chức kinh tế trong nước và cũng chính là quá trình quốc tế hóa mà nền kinh tế thế giới phải trải qua Không những nó mang lại lợi ích cho nước đi đầu

tư mà đồng thời cũng mang lại lợi ích cho nước tiếp nhận, là một hình thức hợp tác

mà cả hai bên đều có lợi Vì thế ĐTTTRNN không phải là hiện tượng ngẫu nhiên hay mang tính nhất thời mà trái lại đó là một tất yếu khách quan có tính quy luật và

nó được phát triển lâu dài cả về chiều rộng lẫn chiều sâu

1.2 Vai trò của nhà nước Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.2.1 Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Thực tiễn khẳng định rằng, vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế chỉ có thể được thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới hình thức pháp luật nhất định và được đảm bảo thực hiện bởi cơ chế pháp luật thích hợp, Việc ban hành hệ thống luật pháp hoặc điều chỉnh luật pháp đối với quan hệ kinh tế đem lại cho sự quản lý của Nhà nước những khả năng và đảm bảo thực tế với phạm vi rộng lớn trong việc thực thi các chính sách của mình (Hoàng Thế Liên & cộng sự, 2001)

Hoạt động ĐTTTRNN là hoạt động mang đầy đủ đặc tính của nền kinh tế thị trường nên nó cũng không tránh khỏi những “tật” cố hữu của bất kỳ thị trường như tính tự phát, chạy theo lợi nhuận tối đa, không chú ý tới lợi ích xã hội, .Vì vậy, việc ban hành hệ thống luật pháp cho hoạt động ĐTTTRNN là công cụ quản lý hữu hiệu và khoa học của Nhà nước nhằm định hướng, giới hạn “hành lang” cho các

Trang 29

hoạt động ĐTTTRNN để phát huy mặt tích cực của hoạt động hợp tác đầu tư đồng thời thiết lập “hàng rào pháp lý” để ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực của chính các hoạt động này, giữ ổn định và cân đối cho các hoạt động đầu tư trong xã hội

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoạt động ĐTTTRNN gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường

vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Hành lang pháp lý, 2013); (Đinh Nguyễn An, 2014)

Vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN đầu tiên được thể hiện qua việc ban hành hệ thống pháp luật về hoạt động ĐTTTRNN Nhà nước điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN bằng hệ thống luật pháp là biện pháp hành chính áp đặt, cho phép hoặc không cho phép Trong quá trình áp dụng luật khó tránh khỏi vướng mắc

do luật hoặc các văn bản dưới luật thiếu cụ thể, thiếu chính xác, do người vận dụng chưa hiểu, do sai lệch cố ý hoặc do biến động trong thực tế mà luật chưa đề cập đến nên sự sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật là cần thiết Việc tạo hành lang pháp

lý cho hoạt động ĐTTTRNN sẽ tạo ra những đột phá mới, góp phần cải cách thể chế kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh Những quy định pháp lý đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất và rõ ràng sẽ tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp, cá nhân (Thu Trang 2015, tr 17)

1.2.2 Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Nhà nước quyết định việc thiết lập và phát triển các quan hệ kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác cũng như với các tổ chức quốc tế Nhà nước có đủ tư cách pháp lý để tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định đầu tư,…trong khi các tổ chức, các chủ thể kinh tế khác như doanh nghiệp không đủ tư cách pháp lý để đàm phán, ký kết các hiệp định như vậy Ngoài việc ban hành hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN, một bộ phận khung pháp luật về ĐTTTRNN còn nằm trong các điều ước quốc tế song phương

Trang 30

hoặc đa phương mà nhà nước ký kết hoặc tham gia như Công ước về Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định thương mại; các hiệp định đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế trùng Khi các hiệp định này được ký kết nghĩa là các bên đã cam kết đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp nên sẽ tăng sự tin tưởng cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài

Hiệp định thương mại là điều ước quốc tế được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia, chủ thể của luật quốc tế, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên, đồng thời ấn định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ kinh tế thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Mai Lan Hương, 2010); (Vũ Chí Lộc, 2012); (Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, 2015)

Hiệp định đầu tư là thoả thuận được ký kết giữa các quốc gia: nước đầu tư và nước nhận đầu tư, nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau Hiệp định đầu tư song phương là hiệp định được ký kết giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư, còn hiệp định đầu tư đa phương là hiệp định được ký kết giữa các chính phủ của một nhóm nước với nhau Trong ký kết, đàm phán các hiệp định đầu tư thường thống nhất về: Đối tượng đầu tư; Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế; Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc không phận biệt đối xử; Không tịch thu, quốc hữu hoá tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn, tài sản hợp pháp của mình Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, luật pháp liên quan đén đầu tư nước ngoài thì sẽ ưu tiên áp dụng những điều khoản có lợi nhất cho các nhà đầu tư (Mai Lan Hương, 2010); (Vũ Chí Lộc ,2012); (Trọng tài quốc tế, 2016)

Với việc toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng, sự dịch chuyển của lao động từ nước này sang nước khác ngày càng nhiều nảy sinh hiện tượng đánh thuế trùng Để giải quyết vấn đề đánh thuế trùng trên thu nhập của các đối tượng nêu trên, các nước thường ký kết hiệp định song phương - hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với các loại thuế đánh trên thu nhập, trong đó chủ yếu thỏa thuận việc phân chia thẩm quyền đánh thuế của

Trang 31

từng nước đối với một số khoản thu nhập của các đối tượng liên quan (Bộ Tài Chính, 2013)

Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập của đối tượng không cư trú của nước nơi phát sinh thu nhập (chẳng hạn nếu thuế suất theo quy định của luật trong nước cao hơn mức thuế suất quy định tại Hiệp định, thì áp dụng mức thuế suất theo Hiệp định); Cho khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp tại nước cư trú; Ngăn ngừa việc trốn lậu thuế bằng cách tăng cường trao đổi thông tin giữa các nước ký kết

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết, nhà ĐTTTRNN sẽ không bị tính trùng thuế mà chỉ phải nộp một lần thuế ở nước nhận đầu tư nên sẽ giảm được chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ĐTTTRNN Vì vậy, nếu ký kết được hiệp định này các nước đang phát triển sẽ có thêm biện pháp quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp ĐTTTTRNN

Việc tham gia ký kết các hiệp định trên được coi là một yếu tố bổ sung trong việc đẩy mạnh hoạt động ĐTTTRNN Hơn nữa, việc tham gia ký kết các hiệp định của nhà nước cũng là minh chứng để tự quảng bá cho đất nước, doanh nghiệp với đối tác ký kết Đối với các nước đang phát triển, việc ký kết các hiệp định đầu tư với các nước là yếu tố quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp trong nước ĐTTTRNN Cụ thể:

Tạo lập khung pháp lý liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN được hoàn thiện hơn, từ đó tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Đối với các doanh nghiệp ĐTTTRNN, việc ký kết các hiệp định chủ yếu tạo ra những quy định minh bạch, ổn định hơn, dễ tiên liệu và an toàn hơn đối với hoạt động đầu tư ở nước ngoài, giảm

sự cản trở đối với dòng vốn đầu tư trong tương lai

Tạo lập được sự tin tưởng cho các doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước khi tiến hành đầu tư kinh doanh với nhau, đây là yếu tố tâm lý quan trọng đối với các quyết định đầu tư

Nhà nước có những ưu đãi hay khuyến khích đầu tư nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 32

1.2.3 Nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Nhà nước thường đưa ra những định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp ĐTTTRNN vào những địa bàn, lĩnh vực nhất định để đảm bảo hiệu quả và lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích quốc gia Nhà nước còn thực hiện điều tiết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô với những ưu đãi kèm theo Trong thực tế, những điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô luôn có tác động mạnh đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp như chính sách quản lý ngoại hối, tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu, ưu đãi tín dụng, hỗ trợ thông tin, ưu đãi về thuế suất,…

Nhà nước định hướng sự phát triển của nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật cơ bản của thị trường tự do như suy thoái, khủng hoảng Ngoài ra, nhà nước đảm bảo vai trò định hướng XHCN của cả nền kinh tế Thông qua việc định hướng phát triển, nhà nước có khả năng tập trung, huy động các nguồn lực của nhà nước, cá nhân để tạo bước đột phá, giải quyết các vấn đề trọng yếu Tuy nhiên, định hướng đầu tư mới chỉ đưa ra các mục tiêu cuối cùng, các mục tiêu trung gian

và phác họa hướng đầu tư theo mục tiêu đó Điều quan trọng là tiếp tục phải điều tiết, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và cũng chỉ có nhà nước mới có thể đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các điều chỉnh, cải cách kinh tế để tạo

ra môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, tạo ra những động lực mạnh mẽ để khuyến khích các hoạt động đầu tư theo đúng hướng

Những chính sách kinh tế vĩ mô tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN theo định hướng, chiến lược đầu tư của mỗi quốc gia qua chính sách liên quan đến cơ cấu ngành kinh tế và vùng lãnh thổ Thông thường, trong một giai đoạn nhất định, mỗi quốc gia sẽ có những định hướng chiến lược về cơ cấu đầu

tư nên sẽ có những định hướng, khuyến khích các NĐT đầu tư sang vùng nào, vào các lĩnh vưc ngành nghề nào mình có lợi thế,

Nhà nước còn thực hiện điều tiết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô với những ưu đãi kèm theo Trong thực tế, những điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô luôn có tác động mạnh đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp do hoạt

Trang 33

động này có sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác Hơn nữa, do hiệu quả

sử dụng vốn của NĐT trong nước càng cao thì họ càng ít có nhu cầu ĐTTTRNN và ngược lại nên phải kể đến là chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động này như chính sách tài chính, tiền tệ; chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu; chính sách quản lý ngoại hối,…Các chính sách này có liên quan đến các mặt như:

- Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự

ổn định vĩ mô của nền kinh tế và từ đó cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động ĐTTTRNN Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường nên các chính sách này có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định đầu tư

Sự thay đổi các chính sách tài chính, tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng hoặc ngược lại hoặc hỗn hợp sẽ tác động mạnh đến lãi suất thực tế từ đó làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các NĐT Chẳng hạn, việc chuyển chính sách “nới lỏng tiền tệ - thắt chặt tài chính” sang chính sách “thắt chặt tiền tệ - nới lỏng tài chính” của một số nước làm cho chi phí sử dụng vốn trong nước giảm nên mức lãi suất thực tế tăng cao, nhờ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư nội địa, đầu tư trong nước có hiệu quả, tuy nhiên chính sách mới đó lại không khuyến khích ĐTTTRNN

Bên cạnh đó, sự thay đổi chính sách tài chính, tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, qua đó tác động gián tiếp làm giảm ĐTTTRNN Khi lạm phát cao, đồng tiền nội địa bị mất giá và khi đó với cùng một đơn vị tiền tệ của bản địa sẽ mua được ít hơn các dịch vụ đầu tư ở nước ngoài, như vậy ĐTTTRNN sẽ giảm

Do thuế thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư nên chính sách thuế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ĐTTTRNN Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên nhìn chung các chủ đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế thấp

Các chính sách xuất nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN Chẳng hạn, các ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu trong các hiệp định

Trang 34

thương mại song phương và đa phương của nước đầu tư sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa của các công ty của nước này thâm nhập vào thị trường nước ngoài dễ dàng vì thế hoạt động ĐTTTRNN để vượt qua được các rào cản thương mại sẽ bị giảm xuống

+ Khả năng xuất khẩu: Khi hàng hóa trong nước sản xuất ra càng khó xuất khẩu thì NĐT càng muốn ĐTTTRNN để SXKD luôn ở nước ngoài

+ Khả năng nhập khẩu: khi nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài càng dễ thì các NĐT càng muốn chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài sau đó nhập khẩu sản phẩm đó về nước.…

Các chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt quản lý ngoại hối ở nước đầu tư có tác động mạnh đối với ĐTTTRNN Nếu nới lỏng quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa thị trường vốn thì các NĐT được quyền tự do chuyển vốn ĐTTTRNN Ngược lại, với chính sách quản lý ngoại hối thắt chặt, họ phải tuân thủ các quy chế giới hạn quyền chuyển vốn ra khỏi quốc gia, làm hạn chế khả năng ĐTTTRNN của các chủ đầu tư

1.2.4 Nhà nước hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các NĐT luôn so sánh mức độ hấp dẫn và rủi ro giữa môi trường kinh doanh nước họ và môi trường kinh doanh nước nhận đầu tư Mặc dù gặp một số rủi ro khi ĐTTTRNN như rủi ro chính trị, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro văn hóa xã hội,…nhưng các NĐT vẫn luôn tích cực khai thác lợi thế so sánh của các nước nhằm tìm kiếm nguồn lợi từ các hoạt động đầu tư Song, hiệu quả khai thác các lợi thế đó phụ thuộc không nhỏ vào các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước …

Cụ thể: các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính mạnh; có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; có nguồn nhân lực đủ năng lực đầu tư, quản lý SXKD, có tính tổ chức cao và có đạo đức nghề nghiệp và các doanh nghiệp phải nắm bắt được các thông tin về môi trường đầu tư, luật pháp cũng như bản sắc, phong tục tập quán của nước tiếp nhận vốn đầu tư

Với ĐTTTRNN được ví như bơi ra biển lớn nên để doanh nghiệp bước đầu cạnh tranh được trên trường quốc tế thì rất cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước hỗ trợ

Trang 35

về các yếu tố bên ngoài như hỗ trợ về vốn để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp; hỗ trợ về việc cung cấp và quảng bá thông tin, Như vậy, nhà nước có thể trợ giúp các NĐT thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư và hỗ trợ đầu tư hải ngoại; cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về môi trường ĐTNN; tổ chức các hoạt động ngoại giao, giao lưu văn hóa quốc tế và cung cấp ODA cho các nước đang phát triển

Để hỗ trợ các doanh nghiệp ĐTTTRNN về vốn đầu tư, nhà nước thường trợ giúp các nhà đầu tư của mình thông qua việc thành lập các quỹ hỗ trợ ĐTTTRNN

và áp dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư ở nước ngoài Trên thực tế, ĐTTTRNN thường có độ mạo hiểm cao hơn đầu tư trong nước nên rất cần nhà nước bảo hiểm vốn đầu tư và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp ở nước ngoài

Việc cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật chính sách, thị trường cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư rất quan trọng

mà chỉ có nhà nước mới thực hiện hiệu quả Các doanh nghiệp không thể hay rất khó khăn và tốn kém nếu tự tổ chức hoạt động xúc tiến ĐTRNN Vì vậy, nhà nước cần tổ chức các hoạt động này để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư ở nước ngoài

Hoạt động XTĐT bao gồm việc quảng bá ra bên ngoài các hình ảnh, chính sách của nhà nước; các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp đầu tư nhằm cung cấp thông tin trung thực nhất để các địa phương, nhà ĐTNN hiểu đúng

về khả năng đầu tư của các doanh nghiệp nước mình Ngày nay, các biện pháp XTĐT ngày càng có vị trí quan trọng Mục tiêu đầu tiên của công tác xúc tiến ĐTTTRNN là hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm hiểu cơ chế, chính sách đầu tư ở một số nước, địa bàn cụ thể để tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh phù hợp Tuy nhiên, tùy theo quan điểm quản lý đối với ĐTTTRNN trong từng thời kỳ, mục tiêu của việc xúc tiến ĐTTTRNN cũng có sự thay đổi, có sự chuyển hướng Các biện pháp XTĐT có thể là các chiến dịch email trực tiếp hoặc điện thoại hoặc tuyên tryền với các hình thức đa dạng như:

Trang 36

(+) Các hội nghị xúc tiến/hợp tác đầu tư song phương cấp nhà nước; các hội nghị XTĐT song phương/đa phương cấp Bộ, ngành; các tọa đàm XTĐT giữa các địa phương của nước đầu tư với một số địa phương có quan hệ hợp tác đầu tư lẫn nhau; phối hợp với các tổ chức nước ngoài, các đại sứ quán nước ngoài tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư nước sở tại

(+) Các hoạt động tập huấn chính sách về ĐTTTRNN của các Bộ, ngành để cung cấp các thông tin về chính sách của nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN, chính sách, cơ hội đầu tư tại một số quốc gia đến các doanh nghiệp, cơ quản quản lý đầu tư ở địa phương;

(+) Hoạt động xuất bản sách, in ấn biên soạn tài liệu hướng dẫn đầu tư, tài liệu hướng dẫn thủ tục ĐTTTRNN và giới thiệu môi trường đầu tư tại một số nước, giới thiệu danh mục dự án kêu gọi đầu tư của các nước bên ngoài (do cả cơ quan quản lý trong nước, đại sứ quán tại nước ngoài, các tổ chức, hiệp hội thực hiện);

(+) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và đầu tư có hiệu quả tại nước ngoài Một trong những hoạt động xúc tiến ĐTRNN mà nhà nước cần dành nhiều sự quan tâm với mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác này là XTĐT tập trung chủ yếu vào các hoạt động hợp tác với

cơ quan quản lý đầu tư của nước ngoài để thu thập thông tin môi trường đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư một cách an toàn; thúc đẩy từng dự án triển khai có hiệu quả tạo nền tảng để tiếp tục đầu tư các dự án đầu tư mới

(+) Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại nước ngoài cũng như các vấn đề vướng mắc trong nước trong quá trình thực hiện dự án tại nước ngoài;

(+) Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài để khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư một cách độc lập hoặc đi theo các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của nhà nước tại nước ngoài

Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn đầu tư cũng là một thành phần quan trọng trong hoạt động XTĐT ở các nước đang phát triển Tư vấn đầu tư bao gồm phổ biến, hướng dẫn các bước khác nhau của quá trình đầu tư và cũng hỗ trợ để có được giấy phép đầu tư cũng như các thủ tục và hỗ trợ sau đầu tư

Trang 37

1.3 Kinh nghiệm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số nước

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có lợi thế của thị trường trong nước với dân số đông, người dân trong nước có mức sống ngày càng tăng nhưng Trung Quốc vẫn luôn nỗ lực tìm cách mở rộng ra thị trường ngoài nước.Việc mở cửa với bên ngoài, ngay từ đầu đã được Trung Quốc xác định là “một quốc sách cơ bản lâu dài” nên Trung Quốc chủ trương “ra sức nâng cao mức độ mở cửa với bên ngoài”

Trước năm 1978, Trung Quốc thực hiện chính sách giữ ngoại tệ ở trong nước

và hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ Tuy nhiên, quy định về hoạt động ĐTTTRNN của Trung Quốc đã từng bước được nới lỏng Tùy theo tình hình nền kinh tế, phụ thuộc cán cân thanh toán và tiềm lực kinh tế , hoạt động ĐTTTRNN tuân theo lộ trình phát triển

Tuy các giai đoạn khác nhau, mục tiêu có khác nhau nhưng về cơ bản ở các thời kỳ, nhà nước Trung Quốc không chỉ tham gia quản lý vĩ mô hoạt động ĐTTTRNN mà còn có vai trò to lớn trong việc trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xâm nhập thị trường toàn cầu thông qua các biện pháp hỗ trợ hành chính, tài chính và ngoại giao Đáng kể nhất là Trung Quốc thành lập “Quỹ mua lại”

và cung cấp các khoản cho vay giá rẻ Sự hỗ trợ này đã khuyến khích việc quyết định đầu tư của các doanh nghiệp và tạo thành lợi thế cạnh tranh so với các NĐT của các quốc gia khác tại nước tiếp nhận đầu tư Bên cạnh đó, để giúp các doanh nghiệp ĐTTTRNN thành công, Trung Quốc đã điều chỉnh và hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật có liên quan đến đầu tư, tín dụng; dành cho các doanh nghiệp

“đi ra nước ngoài” các khoản vay ưu đãi Trung Quốc điều tiết kinh tế vĩ mô, giữ cho kinh tế trong nước ổn định, lành mạnh cũng là sự hỗ trợ quan trọng cho các doanh nghiệp ĐTTTRNN.…Trung Quốc cũng đã ban hành tài liệu hướng dẫn ĐTTTRNN lần đầu tiên vào năm 2004, tài liệu liệt kê các nước, các ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư và cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách

Trang 38

cung cấp ưu đãi, tài trợ, giảm thuế,…Cụ thể, năm 2007, Trung Quốc thành lập quỹ Sovereign Wealth được hợp nhất bởi các cơ quan đầu tư do Chính phủ điều hành, công ty đầu tư Huijin Trung ương và công ty đầu tư Jianyin Mục tiêu của Quỹ là đầu tư một phần dự trữ ngoại hối của nước này, hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt

là đầu tư mua những tài sản chiến lược, tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu cung cấp cho sản xuất trong nước (Wei – Bin Zhang, 2008), (Xiaoxi Zhang, Kenvin Daly, 2011), (WWF, 2007)

Bên cạnh đó, từ thực tiễn Trung Quốc chỉ ra rằng, chính sách lãi suất và tỷ giá

có ảnh hưởng không nhỏ tới thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc Do những thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô có thể được coi là rủi ro cho các công ty, rủi ro có tính tích cực sẽ khuyến khích các công ty ĐTTTRNN trong khi những rủi ro có tính tiêu cực khiến cho công ty phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động Trong những năm 2000-2008, với chính sách lãi suất (giảm lãi suất (thực)) là một yếu tố tích cực cho hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc Và gần đây, Trung Quốc phải chịu sự lên án trên toàn thế giới vì đã thao túng chính sách tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái (Nhân dân tệ đổi ra ngoại tệ) tăng, xuất khẩu trong nước sẽ bị thiệt hại, và do đó các công ty xuất khẩu sẽ tìm kiếm các phương pháp để giảm chi phí và ĐTTTRNN trở thành một sự lựa chọn quan trọng để họ có thể sản xuất trực tiếp tại nước sở tại, đây cũng là một cách tiếp cận để tránh rủi ro do tỷ giá hối đoái mang lại (Nguyễn Kim Bảo, 2002), (Zhan,J X, 1995), (WWF, 2007)

Hơn nữa, để thực hiện chính sách “đi ra biển lớn”, Trung Quốc đã làm tốt công tác XTĐT, tạo lập thị trường qua nhiều chuyến thăm cấp Nhà Nước đến các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Phi thông qua các diễn đàn đã tạo điều kiện thuận lợi, dọn đường cho các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập vào các nước này

Những năm gần đây, ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt nhiều vấn đề mới nảy sinh, do tình hình quốc tế có những biến động phức tạp Trước tình hình đó, nhà nước đã vào cuộc sâu hơn như cải cách thủ tục đầu tư Năm

Trang 39

2013, có tới 98% hạng mục không cần phê duyệt, mà chỉ cần đăng ký Ngoài ra, sau khi đăng ký, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin hoàn chỉnh là có thể hoàn thành việc đăng ký trong thời gian ba ngày Hơn nữa, việc phân quyền đăng ký cho cơ quan chủ quản thương mại cấp tỉnh đã giúp doanh nghiệp có thể làm thủ tục ngay tại địa phương Việc áp dụng biện pháp nói trên khiến các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục duy trì dòng vốn ĐTTTRNN, góp phần thúc đẩy ĐTTTRNN của Trung Quốc phát triển nhanh chóng (Dr Yuqing Xing, 2012), (Hui Tan, Qi Ai, 2010)

Doanh nghiệp Trung Quốc ĐTTTRNN được hỗ trợ bởi chính sách mới của nhà nước bao gồm giảm thuế và tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản vay Theo chính sách mới, các doanh nghiệp đã nộp thuế doanh thu ở nước ngoài được miễn giảm thuế trong nước Các ngân hàng của Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính và bảo hiểm cho các DNTN ĐTTTRNN, cung cấp cho họ các khoản vay hỗ trợ xuất khẩu và giao dịch mua bán sáp nhập (Đỗ Huy Thưởng, 2015)

Trung Quốc là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới Chính sách mới khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện hội nhập thị trường tài chính nước ngoài Hiện nay, ĐTTTRNN của Trung Quốc chủ yếu do các DNNN lớn thực hiện Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân ĐTTTRNN, Trung Quốc đã yêu cầu

Bộ Thương mại, ngân hàng, hải quan, cơ quan quản lý giám sát ngân hàng, Cục ngoại hối… hợp tác trong hoạt động này (Michan Meidan, 2006)

Những nỗ lực trên của nhà nước, trong những năm gần đây, ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Trung Quốc đang được thế giới đánh giá ào ạt như cơn lốc Theo báo cáo tháng 5 năm 2016 của hãng luật quốc tế Baker & McKenzie kết hợp với Rhodium Group, tổng giá trị vốn ĐTTTRNN của Trung Quốc sang châu Âu đã tăng

từ 6 tỷ USD năm 2010 lên 55 tỷ USD năm 2014 và tiếp tục tăng 44% trong năm

2015 (Mạnh Kim, 2016) Tuy nhiên, nhiều thương vụ ĐTTTRNN của Trung Quốc không chỉ xuất phát từ lợi ích kinh tế mà còn là lợi ích ngoại giao và chính trị Trong hầu hết trường hợp, Trung Quốc bỏ tiền giải cứu các công ty châu Âu trên bờ vực phá sản không thuần túy mang tính hỗ trợ kinh tế Việc Ngân hàng phát triển Trung Quốc giúp Serbia giải bài toán nợ với điều kiện họ “thu được” một con cầu bắc ngang Danube Hoặc thương vụ Trung Quốc ngã giá 43 tỷ USD để đầu tư 100%

Trang 40

vốn cho công ty khổng lồ chuyên về nông nghiệp Syngenta của Thụy Sỹ Nếu thương vụ đầu tư này thành công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lương thực của nước này….Chính vì vậy, giới chính trị thế giới bắt đầu rất thận trọng với làn sóng ĐTTTRNN của Trung Quốc

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hoạt động ĐTTTRNN của Hàn Quốc diễn ra từ những năm 70 của thế kỷ trước, hoạt động này cũng diễn ra theo lộ trình ngày ngày càng được nhà nước nới lỏng khi tiềm lực nền kinh tế mạnh hơn và cán cân thanh toán có dự trữ ngoại tệ Hàn Quốc là quốc gia thực hiện khá sớm chính sách đề cao vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN qua các biện pháp hỗ trợ về thông tin kinh doanh, vốn, pháp

lý qua việc tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương với các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi ĐTTTRNN (Jung Min Kim & Dong Kee Rhe, 2009)

Về hỗ trợ kinh doanh: Hàn Quốc thành lập cơ quan thực hiện chính sách về ĐTTTRNN là KOTRA gồm 11 trụ sở và 99 trung tâm tại 72 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới Cơ quan này chịu trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin

về nước sở tại và hỗ trợ các DN về các dịch vụ : pháp luật, vốn, lao động (Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2010)

Về hỗ trợ tín dụng: Hàn Quốc thành lập Ngân hàng Xuất Nhập khẩu từ năm

1976, đây là ngân hàng chính sách của Nhà nước ngoài chức năng hỗ trợ xuất nhập khẩu còn được nhà nước giao thêm chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp có hoạt động ĐTTTRNN Ngân hàng này có chính sách cho vay vốn dài hạn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc có hoạt động ĐTTTRNN và thực hiện nhiệm vụ giám sát thực hiện bảo đảm thu hồi các khoản tiền đã hỗ trợ cho vay và việc chuyển lợi nhuận về nước Bên cạnh đó, nhà nước giao Tổng công ty Bảo hiểm thương mại dịch vụ Hàn Quốc đảm trách việc bảo hiểm tiền ĐTTTRNN cho các doanh nghiệp

Về hỗ trợ pháp lý: Hàn Quốc tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định Đây là

cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp Hàn Quốc ĐTTTRNN và có cơ

sở bảo vệ được quyền lợi cho nhà đầu tư Hàn Quốc ở nước ngoài Theo Chính phủ

Ngày đăng: 24/02/2020, 21:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/09/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 83/2015/NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
4. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục Thống kê (2018)
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Năm: 2018
5. Đinh Nguyễn An, (2014), Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở việt Nam hiện nay, LATS Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở việt Nam hiện nay
Tác giả: Đinh Nguyễn An
Năm: 2014
6. Nguyễn Văn An (2012), Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đại học Kinh tế, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả: Nguyễn Văn An
Năm: 2012
7. Nguyễn Kim Bảo (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay, nhà xuất bản Khoa học & Xã hội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: nhà xuất bản Khoa học & Xã hội
Năm: 2002
8. Mai Lan Hương (2010), Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, LATS Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Tác giả: Mai Lan Hương
Năm: 2010
9. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2010), Chiến lược ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, LATS Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Hữu Huy Nhựt
Năm: 2010
10. Mạnh Kim, (2016), „Vấn đề an ninh quốc gia trước làn sóng đầu tư Trung Quốc‟, An ninh cuối tháng, số 180, tháng 8 năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh cuối tháng
Tác giả: Mạnh Kim
Năm: 2016
11. Nguyễn Thắng (2002), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN, Viện Kinh tế Thế giới, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN
Tác giả: Nguyễn Thắng
Năm: 2002
12. Nguyễn Văn Thắng (2010), „Vai trò của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào – Bài học cho Việt Nam‟, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 62A, 2010, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng
Năm: 2010
13. Nguyễn Văn Thắng (2013), Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2013
14. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nxb. Đại học Quốc Gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc Gia Tp.HCM
Năm: 2007
15. Đỗ Huy Thưởng (2015), „Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‟, Tạp chí Kinh tế & Kinh doanh, Đại học QGHN, tập 31, số 4 (2015) 30 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế & Kinh doanh
Tác giả: Đỗ Huy Thưởng
Năm: 2015
16. Thu Trang, (2015), “Hành lang pháp lý đảm bảo công khai, minh bạch”. Trực tuyến. Địa chỉ:http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=351199.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành lang pháp lý đảm bảo công khai, minh bạch
Tác giả: Thu Trang
Năm: 2015
19. Jung Min Kim & Dong Kee Rhe (2009), „Trends and Determinants of Sounth Korear outward foreign direct investment‟,The Copenhagen Journal of Asia studies 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trends and Determinants of Sounth Korear outward foreign direct investment‟
Tác giả: Jung Min Kim & Dong Kee Rhe
Năm: 2009
20. Michal. Meidan, (2006), „China‟ Africa Policy: Business now politics later‟, Asian perspective, 4 (30) Sách, tạp chí
Tiêu đề: „China‟ Africa Policy: Business now politics later‟
Tác giả: Michal. Meidan
Năm: 2006
21. Tokugana S.(2006), ĐTNN của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở châu Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐTNN của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở châu Á
Tác giả: Tokugana S
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2006
22. Wei-Bin Zhang, (2008), International Trade Theory Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Trade Theory
Tác giả: Wei-Bin Zhang
Năm: 2008
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), số liệu tình hình đầu tư trực tiếp và nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w