Xuất phát từ tính cấp thiết khách quan của quản lý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, trong thời gianthực tập tại phòng TC - KH huyện Gia Lộc có điều
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Thanh Huyền
Trang 3M C L C Ụ Ụ
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC THCS VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN CHO GIÁO DỤC THCS 5
1.1 Vai trò của giáo dục THCS đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 5
1.1.1 Giáo dục THCS 5
1.1.2 Vai trò của giáo dục THCS đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 6
1.2 Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS 8
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS 8
1.2.2 Vai trò chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS 9
1.2.3 Nội dung chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS 11
1.3 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS 12
1.3.1 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS 12
1.3.2 Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆN GIA LỘC 18
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc 18
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Gia Lộc 18
Trang 42.1.2 Giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc 192.1.3 Bộ máy chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc 212.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyệnGia Lộc 222.2.1 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ởhuyện Gia Lộc 222.2.2 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcTHCS ở huyện Gia Lộc 252.2.3 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ởhuyện Gia Lộc 392.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáodục THCS ở huyện Gia Lộc 392.3.1 Những ưu điểm 392.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 41CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝCHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆN GIALỘC 433.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc đếnnăm 2020 433.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN chogiáo dục THCS ở huyện Gia Lộc 443.2.1 Nâng cao chất lượng lập dự toán sát với thực tế 453.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm tra giám sát mang tính thường xuyêncao hơn 46
Trang 53.2.3 Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, trình độ quản lý tài chính của
đội ngũ cán bộ kế toán trong từng trường THCS 46
3.3 Các điều kiện thực hiện giải pháp trên 47
3.3.1 Nâng cao nhận thức về việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển 47
3.3.2 Thúc đẩy sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp Đảng ủy, chính quyền và sự tham gia phối hợp giữa các cấp, các ngành 47
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
PHỤ LỤC viii
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô phát triển giáo dục THCS huyện Gia Lộc 19Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục các trường THCS huyện Gia Lộc 20
Bảng 2.3 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách
Bảng 2.4 Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục huyện
Bảng 2.9 Tình hình chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Giáo dục - đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia Bác Hồ đã từng dạy rằng: "Một dân tộc dốt làmột dân tộc yếu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người
xã hội chủ nghĩa" Muốn đất nước phát triển giàu mạnh thì cần phải diệt giặcdốt, nâng cao dân trí, đào tạo ra nhiều nhân tài Đúng vậy, chỉ có tri thức mớiđưa đất nước thoát khỏi giặc dốt, giặc đói, lạc hậu và hội nhập với thế giới,sánh vai cùng các cường quốc năm châu Mà nhân tố quyết định thắng lợitrong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập với thế giới hiện nay chính
là con người, là nguồn nhân lực Vì vậy, cùng với khoa học - công nghệ, giáo
dục - đào tạo đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là “Quốc sách hàng đầu”.
Phát triển giáo dục - đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người
- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong nhữngnăm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và có sự đầu tưthích đáng cho giáo dục nói chung cũng như giáo dục THCS nói riêng nhằmđảm bảo cho sự phát triển của ngành Trong điều kiện nguồn NSNN còn hạnhẹp như hiện nay, cùng với đó là nhu cầu chi ngày càng tăng thì việc đầu tư chogiáo dục THCS phải được xây dựng một cách tiết kiệm và có hiệu quả, sửdụng đúng mục đích, không để xảy ra tình trạng lãng phí gây thất thoát nguồnkinh phí và phát huy các ưu điểm trong công tác quản lý chi NSNN cho giáodục THCS là vấn đề cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa rất lớn, thúc đẩy sự nghiệpgiáo dục phát triển
Trang 8Xuất phát từ tính cấp thiết khách quan của quản lý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, trong thời gianthực tập tại phòng TC - KH huyện Gia Lộc có điều kiện để tiếp xúc với những
số liệu thực tế về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcTHCS, cùng với những kiến thức đã tích lũy được trong thời gian học tập tại
trường Học viện Tài chính, tôi muốn làm rõ hơn về vấn đề: “Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.
2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu đề tài luận văn
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận đã được học hỏi tại trường Học viện Tài chính vàthông qua tìm hiểu tình hình thực tế của đơn vị thực tập về quá trình sử dụngcác khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc từ
đó rút ra được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý nhằm đưa
ra các giải pháp nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi NSNN chogiáo dục THCS, hoàn thiện hơn cho công tác quản lý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc
Câu hỏi nghiên cứu
- Việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS của phòngTC-KH huyện Gia Lộc đã đảm bảo đúng theo các nguyên tắc hay chưa?
- Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS đượcthực hiện ra sao, đã theo đúng quy định của Nhà nước chưa?
- Việc chi thường xuyên cho giáo dục đó có phù hợp với điều kiện thực
tế của các trường THCS hay không và có trong phạm vi ngân sách cho phéphay không?
- Các vấn đề còn thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện quản lý chithường xuyên NSNN cho giáo dục THCS của bản thân các trường THCS trênđịa bàn huyện Gia Lộc và của phòng TC-KH huyện Gia Lộc
Trang 9- Các giải pháp phù hợp có thể áp dụng tại các trường THCS và phòngTC-KH huyện Gia Lộc.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi và quản lý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục THCS
4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Trang 10- Dữ liệu về cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu thực tế trong năm 2013, 2014, 2015 củađơn vị
- Phương pháp đối chiếu - so sánh, thống kê, phân tích - tổng hợp số liệu
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Thủ trưởng đơn vị, cán bộ phòng kếtoán, thủ quỹ và một số cán bộ viên chức đang làm việc tại phòng TC-KHhuyện Gia Lộc
- Phương pháp tham khảo ý kiến từ giáo viên hướng dẫn
- Phương pháp tham khảo lý luận từ giáo trình liên quan đến Quản lý Tàichính công
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Giáo dục THCS và quản lý chi thường xuyên của NSNN chogiáo dục THCS;
Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcTHCS ở huyện Gia Lộc;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc
Trang 11CHƯƠNG 1 GIÁO DỤC THCS VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA
NSNN CHO GIÁO DỤC THCS 1.1 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THCS ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
1.1.1 Giáo dục THCS
Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợiích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế xã hội,đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm củamột quốc gia Giáo dục luôn phải đi trước một bước, là “Quốc sách hàngđầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Do vậy, bất kỳ quốc gianào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đangphát triển bao giờ cũng quan tâm đến giáo dục
Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục Có thể hiểu giáo dục lànhững hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho nhữnglớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tựnhiên và xã hội, về tư duy để họ có đầy đủ những kinh nghiệm, năng lực thamgia vào lao động sản xuất và đời sống xã hội Ở một góc độ hẹp hơn, giáo dụcđược hiểu là việc trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách conngười Hay cũng có thể nói giáo dục là quá trình bồi dưỡng, nâng đỡ sựtrưởng thành về nhận thức của con người, tạo ra những con người có đầy đủkiến thức, năng lực hành vi, có khả năng sáng tạo Giáo dục được xem như làquá trình tác động vào con người làm cho họ trở thành người có năng lực theonhững tiêu chuẩn nhất định
Trong sự phát triển của nhân loại, con người vừa là đối tượng cống hiến,vừa là đối tượng được hưởng thụ từ sự phát triển đó Trong sự tiến hóa củalịch sử, con người được xem là trung tâm, con người là nhân tố quyết định
Trang 12đến mọi hoạt động của xã hội Vì vậy trên hết vấn đề giáo dục con người cóvai trò rất lớn và ngày càng được coi trọng.
Ở nước ta theo Luật Giáo dục 2005 thì hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục Mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo
- Giáo dục phổ thông có hai cấp bậc là bậc tiểu học và bậc trunghọc Bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trunghọc phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độđại học, giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình
độ tiến sĩ
Giáo dục bậc THCS là một phần quan trọng của sự nghiệp giáo dục vàđóng vai trò là nền tảng phát triển cho các bậc học cao hơn Giáo dục THCSnhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểuhọc; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹthuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
1.1.2 Vai trò của giáo dục THCS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Với vị trí quốc sách hàng đầu, giáo dục có vai trò là nền tảng, động lựcthúc đẩy sự phát triển KT-XH Vai trò của giáo dục được thể hiện rõ trongquan điểm của Đảng ở các kỳ đại hội Giáo dục nói chung và giáo dục THCSnói riêng là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, làđiều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xãhội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cụ thể hơn, vai trò của giáo dụcTHCS đối với sự phát triển KT-XH được thể hiện ở các mặt sau:
Nâng cao dân trí
Trang 13Để tiến hành sản xuất và tổ chức xã hội, con người phải dựa vào hainguồn tài nguyên là: thiên nhiên và lao động của con người, trong đó cáiquý nhất trong nguồn tài nguyên con người là trí tuệ Mọi nguồn tàinguyên thiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt Nhưng
sự hiểu biết của con người sẽ không bao giờ dừng lại, nghĩa là nguồn tàinguyên trí tuệ không có giới hạn Bởi vậy có thể nói, trí tuệ con người lànguồn lực vô tận của sự phát triển xã hội, phát huy được yếu tố này đảmbảo thành công của con người trong sự nghiệp CNH-HĐH
Khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực vàsức mạnh của một quốc gia, thì Chính phủ mỗi quốc gia và Việt Namcũng không phải là ngoại lệ đều ý thức được rằng giáo dục nói chung vàgiáo dục THCS nói riêng không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đònbẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội Các nước muốnphát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho sựnghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng chính là đầu tưcho phát triển
Đào tạo nguồn nhân lực có văn hóa
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡngnhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và
có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn vàphát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi củangười học
Trang 141.2 CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhànước có thẩm quyên quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thựchiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước NSNN bao gồm NSTW vàNSĐP NSTW là ngân sách của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơquan khác ở trung ương NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính cáccấp có HĐND và UBND
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thựchiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ Nội dung chi NSNN làrất đa dạng, điều này xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trongviệc phát triển kinh tế - xã hội Thông thường căn cứ theo nội dung kinh tếcủa các khoản chi mà chi NSNN có thể chia ra thành: chi thường xuyên, chiđầu tư phát triển và chi khác
Chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục THCS là quá trình phân phối
và sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung vào NSNN để đáp ứng cho cácnhu cầu chi của giáo dục THCS nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đãđặt ra
Chi NSNN cho giáo dục THCS là khoản chi thường xuyên vì vậy nó cócác đặc điểm sau:
- Phần lớn các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCSmang tính ổn định khá rõ nét Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
là để duy trì hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước để thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Mặt khác tính ổn định của chi thườngxuyên NSNN cho giáo dục THCS còn xuất phát từ sự ổn định trong các hoạtđộng cụ thể mà các đơn vị sự nghiệp phải tiến hành nhằm thực hiện các chủtrương, đường lối phát triển giáo dục THCS của Nhà nước
Trang 15- Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuốicùng của vốn cấp phát thì chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS có hiệulực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.Trong từng niên độ ngân sách, các khoản chi cho giáo dục THCS chủ yếunhằm trang trải cho các nhu cầu thường xuyên, thiết yếu về hoạt động giáo dục
do Nhà nước tổ chức Kết quả của hoạt động giáo dục này hầu như không tạo
ra của cải vật chất cho xã hội ở năm đó nhưng xét trong dài hạn, các khoản chinày lại có tác động rất mạnh đến quá trình hoạt động của nền kinh tế
- Phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS gắnchặt với sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công cộngtrong lĩnh vực giáo dục Phần lớn các hàng hóa công cộng trong lĩnh vực giáodục được cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng và có thu phí do Nhà nước quyđịnh Mặt khác, hiện nay tham gia vào hoạt động giáo dục THCS có cả đơn vịcông lập và ngoài công lập Chính vì vậy, mức độ tư nhân hóa các hoạt độnggiáo dục THCS, mức thu phí và diện phải thu phí vào các hàng hóa công cộng
do các hoạt động giáo dục này tạo ra là những nhân tố ảnh hưởng đến phạm vi
và mức độ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
1.2.2 Vai trò chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
Thứ nhất, NSNN là nguồn tài chính cơ bản, to lớn để duy trì và phát
triển hệ thống giáo dục theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sựnghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ta thoát khỏi tìnhtrạng nghèo nàn, lạc hậu Do đó phần lớn nguồn kinh phí cho giáo dục nóichung và giáo dục THCS nói riêng được đảm bảo từ nguồn cấp phát củaNSNN bởi việc duy trì, củng cố và phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vựcnày là nhiệm vụ và mục tiêu mà Nhà nước phải thực hiện trong quá trình xâydựng và phát triển kinh tế Ngoài ra, trong việc thực hiện chi NSNN cho giáo
Trang 16dục THCS, Nhà nước phải thực hiện việc điều phối cơ cấu giáo dục, đảm bảocho sự phát triển đồng đều trong cơ cấu giáo dục toàn ngành giữa các vùngtrong cả nước Thông qua việc chi NSNN, Nhà nước đã tác động vào hệthống giáo dục quốc dân và làm cho nó vận động, phát triển theo đúng hướng
đã đề ra Mặt khác, hệ thống trường công lập ở nước ta còn chiếm ưu thế, do
đó NSNN còn phải đảm bảo phần lớn trách nhiệm đầu tư cho giáo dục, còncác nguồn vốn khác chỉ mang tính chất hỗ trợ thêm
Thứ hai, chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS góp phần quyết
định đến sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà trường
Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS là khoản tiền đầu tư chiếm
tỷ trọng lớn nhất, tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm sửa chữa, trang bị đồ dùngdạy học Đây là khoản chi rất cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượnggiáo dục Nếu chúng ta coi giáo viên là lực lượng lao động, học sinh là đốitượng lao động thì trang thiết bị, cơ sở vật chất chính là những công cụ laođộng Chúng gắn liền với nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh không thểtách rời Vì vậy, để có được chất lượng giảng dạy tốt thì việc chi thườngxuyên NSNN để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị… cũng là một trongnhững việc làm hết sự cần thiết
Thứ ba, chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS đóng vai trò quan
trọng trong việc củng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ giảng dạy
NSNN chính là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống cho đội ngũcán bộ giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của hệ thống giáo dục.NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên thìcòn dành một phần ưu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục như: phụ cấp giảngdạy, phụ cấp dạy thêm giờ… Đây cũng là những yếu tố khích lệ góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục
Trang 171.2.3 Nội dung chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
Nếu phân chia NSNN theo nội dung từng khoản mục, chi thường xuyênNSNN cho giáo dục THCS được phân thành các nhóm chi sau:
Nhóm I: Chi thanh toán cá nhân
Đây là khoản chi quan trọng trong các yếu tố đầu vào của bất kỳ cơ quan,
tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động, là nội dung chi chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS, nhằm đáp ứng nhu cầu
về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên qua đó nâng cao chất lượnggiáo dục Chi thanh toán cá nhân bao gồm: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp,tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp như chi bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn,…và các khoản thanh toán khác cho cá nhân
Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm các khoản chi như: chi thanh toán dịch
vụ công cộng, chi hội nghị, chi công tác phí, chi vật tư văn phòng, chi thuêmướn và các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù của các trường Đây làkhoản chi cần thiết, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục Vì vậy, cầnphải được chú trọng để có mức đầu tư thích hợp nâng cao chất lượng, hiệu quảcủa công tác giáo dục
Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ
Đây là các khoản chi nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trongtrường phục vụ cho việc giảng dạy Các khoản chi này tuy chiếm tỷ trọng khônglớn trong tổng chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục THCS nhưng đóng vaitrò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của giáo viên
và học sinh trong nhà trường
Nhóm IV: Chi khác
Ngoài các khoản chi ở ba nhóm mục trên thì các đơn vị trường học cònphát sinh các khoản chi khác như: trợ cấp thôi việc, chi trợ cấp khó khăn chocác học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn có thành tích tốt, trích lập các quỹ,…
Trang 18Các khoản chi này phát sinh tương đối ít nhưng nó vẫn có vai trò lớn tronghoạt động giáo dục.
1.3 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS
1.3.1 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
1.3.1.1 Nguyên tắc quản lý theo dự toán
NSNN hàng năm được sử dụng để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nhau,mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng riêng, định mứcriêng dẫn đến mức chi từ NSNN cho các hoạt động đó cũng khác nhau Vìvậy, quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lýchi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục nói chung và cho giáo dục THCSnói riêng Mặt khác quản lý theo dự toán sẽ đảm bảo được cân đối ngân sách,tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế tính tùy tiệntrong quản lý và sử dụng kinh phí tại các trường THCS
Sự tuân thủ nguyên tắc quản lý theo dự toán đối với các khoản chithường xuyên NSNN cho giáo dục THCS được thể hiện như sau:
- Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến trong năm kế hoạch được lập từcác trường THCS là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách sau đó gửi lên cơquan có thẩm quyền xét duyệt là phòng TC-KH
- Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, các trườngTHCS phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sửdụng cho các khoản chi và phải hạch toán theo đúng mục lục ngân sách
- Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các trường THCScũng như các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt khi phân tích, đánh giá kết quảthực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ để đối chiếu, so sánh
Trang 191.3.1.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầutrong quản lý kinh tế - tài chính, bởi lẽ nguồn lực có hạn trong khi nhu cầu thì
vô hạn Do vậy trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm chogiáo dục THCS đó cần phải tính toán sao cho chi phí là thấp nhất nhưng phảiđạt được kết quả là cao nhất Hơn thế nữa do hoạt động của NSNN diễn rarộng và đa dạng phức tạp, nhu cầu chi luôn gia tăng với mức độ không ngừngtrong giới hạn huy động các nguồn thu; vì vậy để tiết kiệm và hiệu quả đượctôn trọng, giáo dục THCS phải làm tốt và đồng bộ một số nội dung sau:
- Xây dựng các định mức chi tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hộicủa địa phương đồng thời bảo đảm tính thực tiễn cao
- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc nhóm mục chi phùhợp với ngân sách mà hiệu quả cao, phù hợp với từng giai đoạn phát triển (ví
dụ có những năm nhu cầu cho mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tăng lên haynhững nhu cầu về trang thiết bị vật chất tăng để đáp ứng các yêu cầu về dạyhọc thì khi đó khoản chi nghiệp vụ chuyên môn sẽ tăng lên…)
1.3.1.3 Nguyên tắc quản lý trực tiếp qua kho bạc
Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN
Do vậy, KBNN vừa có quyền vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọikhoản chi NSNN Tất cả mọi khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcTHCS phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phátthanh toán Các khoản chi này phải có trong dự toán NSNN được duyệt theođúng chế độ tiêu chuẩn Các trường THCS sử dụng kinh phí NSNN phải mởtài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính,KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạchtoán và quyết toán NSNN
Trang 20Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định dự toán và thôngbáo hạn mức kinh phí cho các trường THCS sử dụng kinh phí ngân sách,kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán của các đơn vị đó và tổnghợp quyết toán chi NSNN.
KBNN phải kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấpphát, thanh toán kịp thời các khoản NSNN theo quy định; tham gia với các cơquan tài chính trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận sốthực chi ngân sách qua KBNN
1.3.2 Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
1.3.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
Lập dự toán là khâu đầu tiên của một chu trình ngân sách, nhằm mụcđích để phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính củaNhà nước nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi NSNN hàng năm một cách đúngđắn, khoa học và hiệu quả Việc lập dự toán phải được thực hiện theo đúngquy trình, định mức và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.Khâu này mang tính định hướng tạo nền tảng cơ sở cho các khâu tiếp theo.Khi lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS cần phải dựatrên căn cứ sau:
Thứ nhất, chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển hoạt độnggiáo dục THCS trong từng thời kỳ
Thứ hai, dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặcbiệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến hoạt động của giáo dục THCS.Thứ ba, văn bản hướng dẫn và thông báo số kiểm tra của cơ quan Nhànước có thẩm quyền
Thứ tư, các chính sách chế độ chi sự nghiệp của NSNN hiện hành và dựkiến thay đổi, bổ sung trong kỳ kế hoạch
Thứ năm, khả năng NSNN chi cho giáo dục THCS năm kế hoạch
Trang 21Thứ sáu, ước thực hiện năm báo cáo và kết quả thực hiện các năm trước
về dự toán chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục THCS
Quy trình lập dự toán:
Các trường THCS là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách có trách nhiệmtổng hợp, xác định nhu cầu chi để lập dự toán chi năm kế hoạch cho đơn vị mìnhgửi lên cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt theo những căn cứ đã nêu ở trên.Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính có tráchnhiệm làm việc với các đơn vị trường học để điều chỉnh dự toán kinh phí mà cácđơn vị lập Cơ quan tài chính xem xét tính hợp lệ, đúng đắn của dự toán chocác đơn vị trường THCS và trình UBND đồng cấp phê duyệt, sau đó trình lên
cơ quan tài chính cấp trên Dự toán sau khi đã được cơ quan có thẩm quyềnduyệt và thông qua, phòng TC-KH đề nghị HĐND huyện phân bổ, giao dựtoán cho các trường, các đơn vị sử dụng kinh phí giáo dục
1.3.2.2 Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
Đây là khâu thứ hai trong chu trình ngân sách, nhằm biến các chỉ tiêu đã
có trong khâu lập kế hoạch chi thành hiện thực Trong khâu này phải dựa vàođịnh mức chi đã được duyệt, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dànhcho giáo dục THCS, cơ quan tài chính có nhiệm vụ cấp phát NSNN chi chocác đơn vị giáo dục theo đúng dự toán đã được duyệt
Thực hiện kế hoạch chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS cần chú
ý đến yêu cầu sau:
- Đảm bảo việc cấp phát kinh phí một cách hợp lý tập trung có trọng
điểm trên cơ sở dự toán đã được duyệt
- Đảm bảo việc cấp phát kinh phí kịp thời, chặt chẽ cấp phát theo đúng
định mức được duyệt, tránh lãng phí NSNN
- Trong quá trình cấp phát NSNN đòi hỏi phải có sự giám sát, điều phốichặt chẽ giữa các cơ quan nhất là giữa phòng TC-KH với KBNN
Trang 22Sở Tài chính phối hợp với phòng TC-KH huyện kiểm tra, giám sát việcthực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách tại các trường Trường hợp phát hiện cáckhoản chi vượt quá nguồn cho phép, sai chính sách chế độ hoặc đơn vị khôngchấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán.
Cơ chế kiểm soát chi:
Các đơn vị trường học phải mở tài khoản tại KBNN theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quátrình thanh toán và sử dụng kinh phí Các khoản thanh toán về cơ bản theonguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN
Các khoản chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã có trong dự toán NSNN giao
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền quy định
- Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủyquyền quyết định chi
Đối với công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành ngân sách làkhâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định đối với một chu trình ngân sách Nếukhâu lập dự toán tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khảnăng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không còn tùy vào khâuchấp hành ngân sách Hơn nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt còn có tácdụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán ngân sách
1.3.2.3 Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS
Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách, là quátrình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh saumột năm để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra kinhnghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo Bởi vậy,trong quá trình quyết toán phải chú ý đến các yêu cầu sau:
Trang 23- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báocáo này cho các cơ quan thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định.
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực Nội dungcác báo cáo phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theođúng mục lục NSNN đã quy định
- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán trước khi trình cho
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của KBNNđồng cấp
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra vàduyệt quyết toán chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm vềquyết toán đã duyệt và lập quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp
- Báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạngquyết toán chi lớn hơn thu
- Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán xác định tính đúngđắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN
Trình tự quyết toán:
- Bước 1: Các trường THCS sau khi thực hiện xong công tác khóa sổcuối ngày 31/12 năm dương lịch, số liệu trên sổ sách các trường phải đảm bảocân đối và khớp đúng với số liệu KBNN huyện cả về tổng số và chi tiết, đượcKho bạc xác nhận Khi đó đơn vị tiến hành lập báo cáo quyết toán năm gửicấp có thẩm quyền phê duyệt
- Bước 2: Phòng TC-KH có trách nhiệm thẩm định quyết toán chi ngânsách cho các trường, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trìnhUBND huyện để UBND huyện xem xét trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, báocáo Sở Tài chính
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN
CHO GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆN GIA LỘC 2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆN GIA LỘC
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Gia Lộc
Gia Lộc là huyện cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương Trungtâm huyện cách thành phố Hải Dương 10km; phía Bắc giáp thành phố HảiDương, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Nam giáp huyện Ninh Giang,Thanh Miện, phía Tây giáp huyện Bình Giang, Thanh Miện Chiều dài củahuyện là 15km, chiều ngang ở phía Bắc rộng 10km Diện tích tự nhiên toànhuyện là 122,15km2
Đất đai Gia Lộc có gốc tích xa bồi, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi
tụ tạo nên Cốt đất cao, đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất cát pha rất thuận lợicho việc cấy lúa, gieo trồng rau màu và chăn nuôi Nhờ đó, nhân dân Gia Lộcchủ yếu sống bằng nghề nông, đặc biệt là trồng trọt đã trở thành nghề chínhcủa nhân dân địa phương Ngày nay trên địa bàn toàn huyện đã trồng được rấtnhiều loại cây rau, quả cho giá trị kinh tế cao Ngoài ra còn trồng được đàohoa, cây cảnh
Cùng với nghề trồng trọt, người dân Gia Lộc rất chú trọng đến phát triểnchăn nuôi gia súc, gia cầm Ngoài ra, thủy sản cũng đã phát triển ở khắp cácđịa phương, ngoài nuôi các loại cá, nhân dân còn nuôi các loại thủy sản như
ba ba, ếch, lươn, tôm… đem lại hiệu quả kinh tế cao
Về nghề thủ công truyền thống ở Gia Lộc cũng phát triển từ rất sớm, cónhững nghề nổi tiếng trong cả nước như: nghề khắc ván in sách rất khéo ở cáclàng Liễu Tràng, Thanh Liễu và Khuê Liễu (xã Tân Hưng) Nghề làm đồ dasơn nổi tiếng và rất phồn thịnh ở những làng Trúc Lâm, Phong Lâm và VănLâm (xã Hoàng Diệu)
Trang 25Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND,HĐND huyện, các ban ngành và địa phương, huyện Gia Lộc đã đạt đượcnhững thành tích đáng kể Kinh tế - xã hội liên tục tăng theo từng năm, đờisống nhân dân được nâng cao, tình hình chính trị ổn định Về văn hóa - xãhội, tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có trạm y tế vì vậy mà sức khỏe củangười dân được quan tâm và cải thiện hơn Cùng với đó là các phong tràophòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, đời sống tinh thần của nhân dânngày một nâng cao, đặc biệt đầu tư vào giáo dục được quan tâm hàng đầu
2.1.2 Giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc
Trong những năm gần đây, giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc đã cónhững bước chuyển biến tích cực Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố,
số lượng học sinh được duy trì khá ổn định
Ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Quy mô phát triển giáo dục THCS huyện Gia Lộc
Nguồn: Phòng GD- ĐT huyện Gia Lộc
Từ bảng số liệu ta nhận thấy trong những năm qua không có sự thay đổi
về quy mô số trường học, tuy nhiên số lớp và số học sinh có sự tăng giảm rõrệt Đây cũng là sự biến động hoàn toàn phù hợp với tốc độ gia tăng dân sốhiện nay trên địa bàn khi mà huyện đã thực hiện tốt công tác vận động kếhoạch hóa gia đình, số gia đình sinh con thứ 3 ngày càng giảm đáng kể (đặc
Trang 26biệt là từ năm 2014 chuyển sang năm 2015 công tác kế hoạch hóa gia đình cóthể nói là thực hiện thực sự tốt) Vì vậy đây là số liệu tích cực và có thế nóitrong các năm qua về quy mô trường lớp đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy
và học tập Song trong thời gian tới với mục tiêu phấn đấu mở rộng số cáctrường đạt chuẩn quốc gia thì ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục đạođức, văn hoá, việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trường sẽ cònđược quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa
Về kết quả chất lượng giáo dục bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt,thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục các trường THCS huyện Gia Lộc
Năm học
Xếp loại văn hóa Xếp loại hạnh kiểm
28,2
3 8,48 0,952014- 2015 20,1 42,8 33,7 3,37 0,04 64,0 27,6 7,6 0,79
Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Gia Lộc
Nhìn vào bảng trên ta thấy công tác GD-ĐT ở các trường THCS đã đạtđược những kết quả cao về mặt đạo đức Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốtngày một tăng cùng với đó là tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bìnhgiảm đáng kể từ 8,49% xuống chỉ còn 7,6%; tỷ lệ học sinh yếu cũng giảm mộtcách tương đối từ 0,98% xuống chỉ còn 0,79% Bên cạnh giáo dục về đạo đứcthì giáo dục văn hóa cũng là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá
Trang 27được chất lượng giáo dục Mặc dù số lượng học sinh có học lực trungbình, yếu, kém còn chiếm một tỷ lệ tương đối (gần 40%), tuy nhiên quacác năm thì tỷ lệ học sinh giỏi đều tăng và tỷ lệ học sinh yếu, kém giảmđáng kể Đó là một kết quả khả quan cho công tác giảng dạy của cáctrường THCS huyện Gia Lộc Có được kết quả đó là do có sự quan tâm
và giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền huyện đã có các chính sách ưu đãiđối với các nhà trường Cùng với đó là sự cố gắng của thầy và trò củacác trường THCS nên đã có thành quả đáng tự hào như vậy
2.1.3 Bộ máy chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc
- Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị
sử dụng ngân sách giáo dục chi vượt quá khả năng thu và huy động củaquỹ ngân sách, phòng TC-KH phải chủ động thực hiện các biện pháp để
hỗ trợ theo quy định để đảm bảo nguồn
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ởcác cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục
- Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, saichính sách chế độ hoặc đơn vị không chấp hành báo cáo thì có quyềnyêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán Trường hợp phát hiện việc chấphành ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ thì có quyền yêu cầu các cơ quanNhà nước và các đơn vị dự toán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều
Trang 28chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để đảmbảo thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.
Trang 29- Quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các
cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xác định, cân đối ngânsách Nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước và cácnguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện
2.1.3.3 Các trường THCS
Để đảm bảo công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáodục THCS được thực hiện tốt thì các trường THCS ở huyện Gia Lộcphối hợp chặt chẽ với phòng GD-ĐT, phòng TC-KH và KBNN thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của mình:
- Thực hiện chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm
vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao
- Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước theo đúng chế
độ, tiêu chuẩn định mức, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả \
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆN GIA LỘC
2.2.1 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc
Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ởhuyện Gia Lộc căn cứ vào nghị quyết số 150/2010/NQ-HĐND ngày 08 tháng
Trang 3012 năm 2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ (%) phân chia nguồnthu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương, việc chi thườngxuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc sẽ thuộc nhiệm vụ chingân sách cấp huyện.
Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ởhuyện Gia Lộc căn cứ vào nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND ngày 08tháng 12 năm 2010 của tỉnh Hải Dương về hệ thống định mức phân bổ dựtoán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2011-
2015 Theo nghị quyết này, định mức phân bổ chi cho giáo dục THCS đượctính theo tiêu chí dân số, định mức phân bổ cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách
cấp huyện cho giáo dục THCS
Đơn vị: đồng/người dân/năm
Định mức trên chưa kể từ ngusồn thu học phí
Theo đó, khi lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộcphải tuân theo định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục 569.000 đồng/ ngườidân/năm, áp dụng trong năm ngân sách 2011 và thời kì ổn định ngân sách 2011-
2015 theo quy định của Luật NSNN Trên cơ sở định mức đó, tỷ lệ chi lương,phụ cấp và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinhphí công đoàn) đảm bảo tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kểchi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thuhọc phí)