Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Sở Tài chính Sơn La, em đãquyết định đi sâu nghiên cứu đến công tác chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang đứng trước thời cơ mới, với nhiều điều kiện phát triển rấtthuận lợi, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn và thách thức không nhỏ Vị thếcủa Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thế hệ trẻ Việt Nam đã vàđang từng bước thể hiện vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc Trong bối cảnh chung ấy ngành giáo dục có vai trò hết sức quan trọng Phát triểngiáo dục - đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tiến trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người
- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Vì vậycùng với khoa học & công nghệ, giáo dục - đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta xác
định là “Quốc sách hàng đầu”
Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục – đào tạo, quán triệtđường lối của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua tỉnh Sơn La đã không ngừngtăng cường chi ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo Nhờ có sự quantâm đó mà sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ Tuyvậy, ngân sách của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết mối quan hệgiữa khả năng hạn hẹp của ngân sách và nhu cầu phát triển ngày càng tăng của hệthống giáo dục – đào tạo của tỉnh
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Sở Tài chính Sơn La, em đãquyết định đi sâu nghiên cứu đến công tác chi thường xuyên và quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo thông qua đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung chính của Chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo
- Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Bất, cùng các cô, chú, anh, chị
ở Sở Tài chính và Sở giáo dục – đào tạo Sơn La đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiệnthuận lợi để em hoàn thành bài viết này
-
Trang 2-CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 1.1 Chi thường xuyên NSNN
1.1.1 NSNN
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò NSNN
a) Khái niệm
Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử Sự hình thành
và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tếhàng hoá tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng Nói cách khác sự
ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự rađời, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước
Cho đến nay, thuật ngữ “Ngân sách Nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đờisống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Thế nhưng, người ta vẫn chưa có sự nhất trí vềkhái niệm thế nào là Ngân sách Nhà nước? Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệmNgân sách Nhà nước mà phổ biến là:
Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nước trong một thời
gian nhất định (thường là một năm) được Quốc hội thông qua để thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước
Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ
bản của Nhà nước
Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước
huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau
Theo Luật Ngân sách Nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namsửa đổi năm 2002, có hiệu lực từ năm 2004 thì “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ cáckhoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định vàđược thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước”
Trang 3
-+ Về bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước không chỉ
đơn thuần bề ngoài là các khoản thu và các khoản chi mà bên trong nó ẩn chứa mộtmối quan hệ phức tạp Để hình thành nên Ngân sách nhà nước nguồn thu chủ yếu làthu của các đối tượng và nhà nước chi tiêu ngân sách để thực hiện chức năng củamình Khi nhà nước thu của đối tượng này sẽ làm cho thu nhập của đối tượng nàygiảm xuống, đồng thời khi nhà nước chi Ngân sách nhà nước thì thu nhập của đốitượng khác được tăng lên Như vậy, quá trình này thể hiện rõ mối quan hệ kinh tế giữacác chủ thể tham gia vào quá trình phân phối thu nhập hay phân phối sản phẩm xã hội
Do đó, thực chất hay bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước là mối quan hệ kinh tếgiữa các chủ thể tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội, trong đó phải có
sự có mặt của Nhà nước trong mối quan hệ này
+ Xét trên phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật cơ bản và
hết sức đặc biệt Bởi vì tất cả các quá trình điều hành Ngân sách nhà nước đều thể hiệntính pháp lý rất cao, từ việc xây dựng dự toán cho đến việc thực hiện dự toán, đượcquy định rất chặt chẽ Việc thực hiện xây dựng dự toán được tiến hành từ các đơn vịrất nhỏ, đơn vị cơ sở Từ đó tổng hợp lại theo từng cấp từ thấp đến cao, hình thành nênngân sách địa phương và ngân sách Trung ương, rồi từ đó tổng hợp thành Ngân sáchnhà nước rồi trình Quốc hội Tại Quốc hội, mọi người thảo luận, Quốc hội có quyềnchất vấn các Bộ trưởng Nếu Quốc hội thông qua thì mọi cá nhân tổ chức phải chấphành, giống như trình tự ban hành một Bộ luật nào đó Và nó là một đạo luật hết sứcđặc biệt là ở chỗ: nó không có các điều luật cũng như các quy phạm điều khoản mà chỉbao gồm các khoản thu, chi trong một năm, trên cơ sở đó phân phối hạn mức kinh phí
c) Vai trò của NSNN
Ngân sách nhà nước có vai trò hết sức to lớn, nó ảnh hưởng đến toàn bộ sự hoạtđộng của Nhà nước cũng như ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội, anninh - quốc phòng cũng như đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Vì vậy, vai tròcủa Ngân sách nhà nước là vô cùng quan trọng và nó được phân chia thành các vai trò
cụ thể sau:
Thứ nhất: Đảm bảo cung cấp nguồn kinh phí để duy trì sự hoạt động của hệ
thống bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước và các hệ thống tổ chức đoàn thể, xã hội.Bất cứ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đều cần đến sự quản lý và để duy trì
sự quản lý này thì phải có nguồn kinh phí duy trì sự hoạt động của tổ chức đó Để duytrì hoạt động của doanh nghiệp thì phải có nguồn vốn của doanh nghiệp, còn đối với
cơ quan Nhà nước để duy trì hoạt động của nó thì nguồn kinh phí do Ngân sách nhà
Trang 4
-nước cấp Nguồn kinh phí này dùng để chi trả lương cũng như các chức năng nhiệm vụ
mà các cơ quan nhà nước này được giao
Thứ hai: Ngân sách nhà nước được sử dụng như một công cụ để tác động vào
cơ cấu kinh tế, nhằm duy trì một cơ cấu kinh tế cân đối hợp lý Trong xã hội nền kinh
tế thị trường ngày càng có xu hướng mất ổn định, do nhiều nguyên nhân liên quan đếnkinh tế, chính trị và xã hội Chính vì vậy, việc duy trì một cơ cấu kinh tế ổn định lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ Để đảm bảo được điều này, Chính phủ
có thể sử dụng Ngân sách nhà nước để chi tiêu, đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển cácngành nghề khác nhau, đầu tư xây dựng cơ bản, kết cấu hạ tầng, để từ đó phát triểnnhững ngành nghề kém phát triển hoặc đang trên đà suy thoái, từ đó làm cân đối cơcấu kinh tế Ngoài ra, để khuyến khích hay hạn chế một ngành nghề nào đó Chính phủ
có thể sử dụng các biện pháp nhằm tăng thu hoặc giảm thuế, như vậy có thể khuyếnkhích hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành đó, từ đó cơ cấu kinh tế sẽ được cân đối
ổn định
Thứ ba: Ngân sách nhà nước được sử dụng như một công cụ để duy trì sự ổn
định của giá cả thị trường Để duy trì sự ổn định của giá cả thị trường, chính phủ lậpnên quỹ dự trữ Quỹ dự trữ này có thể bao gồm hiện vật hoặc tiền và nguồn kinh phí
để lập và duy trì quỹ được lấy từ Ngân sách nhà nước Khi thị trường có biến động, giá
cả các sản phẩm tăng lên ảnh hưởng đến lạm phát, gây khó khăn cho đời sống nhândân, Chính phủ có thể bình ổn giá cả bằng cách tăng cung hàng hóa lấy từ dự trữ.Ngược lại, khi giá cả hàng hóa xuống thấp, người sản xuất không có lãi, có nguy cơthu hẹp sản xuất, Chính phủ có thể tăng dự trữ để đẩy giá lên hoặc trợ giá cho ngườisản xuất, từ đó giá cả thị trường được ổn định
Thứ tư: Ngân sách nhà nước còn được sử dụng như một công cụ để giải quyết
các vấn đề xã hội Để giảm bớt chênh lệch giàu nghèo Chính phủ áp thuế dành chonhững người có thu nhập cao, đồng thời trợ cấp cho những người có thu nhập thấp Đểđảm bảo trật tự an toàn xã hội Chính phủ sử dụng Ngân sách của mình chi cho bộ máy
an ninh - quốc phòng; tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức chấp hành pháp luật;đào tạo nghề nghiệp cho cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp Đồng thời khắc phụctình trạng ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội
1.1.1.2 Nội dung chi NSNN
Chi NSNN là quá trình sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trựctiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước
Chi NSNN phản ảnh mục tiêu hoạt động của ngân sách, đó là đảm bảo về mặtvật chất (tài chính) cho hoạt động của Nhà nước, với tư cách là chủ thể của NSNN trên
Trang 5
-hai phương diện: (1) Duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy Nhànước; (2) Thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước phải gánh vác
Chi NSNN bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau Giai đoạn thứ nhất là phân phối(phân bổ) quỹ NSNN cho các đối tượng, mục tiêu khác nhau Quá trình phân phốiđược thực hiện trên dự toán và trên thực tế (chấp hành Ngân sách Nhà nước), dựa trênnhiều tiêu thức khác nhau như chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, đặc điểm tựnhiên, xã hội thể hiện cụ thể dưới dạng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách.Giai đoạn tiếp theo là việc sử dụng phần quỹ ngân sách đã được phân phối của các đốitượng thụ hưởng (quá trình thực hiện chi tiêu trực tiếp các khoản tiền của NSNN).NSNN được sử dụng ở các khâu tài chính Nhà nước trực tiếp, gián tiếp và các khâu tàichính khác phi Nhà nước Chi ngân sách kết thúc khi tiền đã thực sự được sử dụng chocác mục tiêu đã định
Các khoản chi ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú nên có nhiều cách phân loại chi NSNN khác nhau:
- Theo đối tượng trực tiếp sử dụng, chi NSNN bao gồm:
+ Chi cho nhân viên
+ Các khoản chi về vật liệu và dịch vụ cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cơquan An ninh - Quốc phòng
+ Các khoản chi cho công tác xây dựng (đường xá, phúc lợi, công cộng )+ Chi các khoản trợ cấp, các khoản trả lãi tiền vay
+ Chi không thường xuyên: là những khoản chi Ngân sách phát sinh không đềuđặn, bất thường như chi đầu tư phát triển, viện trợ, trợ cấp thiên tai, Trong đó, chiđầu tư phát triển được coi là phần chủ yếu của chi không thường xuyên
- Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi NSNN được chia thành chi tích luỹ và chi tiêu dùng.
+ Chi tích luỹ: là các khoản chi mà hiệu quả của nó có tác dụng lâu dài Cáckhoản chi này chủ yếu được sử dụng trong tương lai như: Chi đầu tư hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật, chi nghiên cứu khoa học công nghệ, công trình công cộng, bảo vệ môitrường
Trang 6
-+ Chi tiêu dùng: là những khoản chi nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trướcmắt và hầu như được sử dụng hết sau khi đã chi như: chi cho bộ máy Nhà nước, anninh, quốc phòng, văn hoá, xã hội Cụ thể, đó là các khoản chi lương, các khoản cótính chất lương và chi hoạt động Nhìn chung, chi tiêu dùng là những khoản chi có tínhchất thường xuyên.
- Theo mục tiêu, chi NSNN được phân loại thành chi cho bộ máy Nhà nước và chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
+ Chi cho bộ máy Nhà nước: bao gồm chi đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, muasắm các trang thiết bị cần thiết, chi trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi phíthường xuyên để duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước (văn phòng phí, hộinghị, công tác phí )
+ Chi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: bao gồm chi cho anninh - quốc phòng (những khoản chi duy trì hoạt động bình thường của các lực lượng
an ninh - quốc phòng như chi đầu tư, chi mua sắm, chi hoạt động), chi phát triển vănhoá, y tế, giáo dục, đảm bảo xã hội Chi phát triển kinh tế là những khoản đầu tư cơ sở
hạ tầng quan trọng cho nền kinh tế như Giao thông, điện và chuyển tải điện, thông tinliên lạc, thuỷ lợi và cấp thoát nước, sự nghiệp nhà ở và một số nhiệm vụ khác như: Hỗtrợ các Đoàn thể chính trị - xã hội, đối ngoại
- Với tư cách là quỹ tiền tệ để thanh toán cho các nhu cầu của Nhà nước và tài trợ cho các đối tượng khác nhau trong xã hội (Nhà nước với tư cách là người mua của thị trường), chi NSNN bao gồm:
+ Chi thanh toán: là chi trả cho việc Nhà nước được hưởng những hàng hoá,dịch vụ mà xã hội cung cấp cho Nhà nước Chi thanh toán gắn với hai luồng đi lại: tiền
Chi thường xuyên NSNN là các khoản chi gắn liền với việc thực hiện chứcnăng quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng
Về mặt bản chất, chi thường xuyên NSNN là hệ thống những quan hệ phân phốilại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ NSNN để
Trang 7
-đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhànước về quản lý kinh tế - xã hội.
1.1.2.2 Nội dung
Nội dung của chi thường xuyên rất đa dạng và phức tạp, sự phân loại ở cácnước không giống nhau Có nhiều cách phân loại chi thường xuyên
- Xét theo từng lĩnh vực chi, chi thường xuyên được chia thành:
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn xã:
Các loại hình đơn vị tham gia vào lĩnh vực này như: Giáo dục – đào tạo, y tế,văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao, thông tấn, báo chí, phát thanh - truyền hình,…một khi các đơn vị đó do Nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ cho nó hoạt động
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước:
Các đơn vị thuộc loại này có kết quả hoạt động không phục vụ riêng cho mộtngành nào mà phục vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân như: sự nghiệp giao thông,nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khí tượng - thuỷ văn …
+ Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước:
Khoản chi này phát sinh ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân Bởivới chức năng quản lý toàn diện mọi hoạt động kinh tế - xã hội nên bộ máy quản lýNhà nước đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và có ở mọi ngành kinh tếquốc dân
+ Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khácđược cấp kinh phí từ NSNN
Được xếp vào các tổ chức này gồm có: Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổchức Chính trị - Đoàn thể - Xã hội như: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặttrận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ
+ Chi cho Quốc phòng – An ninh và trật tự, an toàn xã hội
Chi này bao gồm: quân đội, công an, các đơn vị lực lượng vũ trang,…
+ Chi khác:
Ngoài các khoản chi lớn đã được sắp xếp vào 5 lĩnh vực trên, còn có một số cáckhoản chi khác cũng được xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: chi trợ giá theo chínhsách Nhà nước, chi hỗ trợ quĩ Bảo hiểm Xã hội, phần chi thường xuyên thuộc cácchương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước,…
- Theo nội dung kinh tế các khoản chi thường xuyên:
+ Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp
Đây được coi là nội dung chi quan trọng đầu tiên có thể có được một trong bayếu tố đầu vào của bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động Thuộc
Trang 8
-các khoản chi con người của khu vực hành chính - sự nghiệp, bao gồm: tiền lương,tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương
và các khoản thanh toán khác cho cá nhân Ngoài ra còn có thể có học bổng cho họcsinh, sinh viên,…
+ Các khoản chi về sự nghiệp chuyên môn:
Được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn phải là những khoản chi mà xét vềnội dung kinh tế của nó phải thực sự phục vụ cho hoạt động này như: các chi phí vềnguyên vật liệu; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảokhoa học…
+ Các khoản chi mua sắm, sửa chữa:
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính - sự nghiệp còn được NSNNcấp kinh phí để mua sắm thêm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang trong quátrình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sửdụng của các tài sản đó
Ở nước ta hiện nay, các khoản chi được tính vào mục này là: các khoản chi đểmua sắm thêm tài sản được hạch toán theo các mục: 144, 145 của mục lục NSNN Cáckhoản chi để thực hiện sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định đượchạch toán theo các mục: 117, 118 của mục lục NSNN
+ Các khoản chi khác:
Thuộc phạm vi các khoản chi khác nằm trong cơ cấu chi thường xuyên củaNSNN là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa được đề cập tới 3nhóm mục trên
1.1.2.3 Đặc điểm
Chi thường xuyên có ba đặc điểm lớn phân biệt với các khoản chi khác là:
Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ
nét Những chức năng vốn có của Nhà nước như: bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lýcác hoạt động kinh tế - xã hội đều đòi hỏi phải thực thi cho dù có sự thay đổi về thểchế chính trị Đề đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện được các chức năng đó, tấtyếu phải cung cấp nguồn vốn từ NSNN cho nó Mặt khác, tính ổn định của chi thườngxuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụthể thuộc guồng máy của Nhà nước phải thực hiện
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối
cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệulực trong khoảng thời gian ngắn và mang tính tiêu dùng xã hội Nếu chi đầu tư pháttriển nhằm tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của nền
Trang 9
-kinh tế trong tương lai thì chi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng nhu cầu chi để thựchiện các nhiệm vụ của nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong nămngân sách.
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ
chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng cáchàng hoá công cộng Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nên tấtyếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn hướng vào việc đảm bảo sự hoạtđộng bình thường của bộ máy nhà nước đó Nếu một khi bộ máy quản lý nhà nước gọnnhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó giảm bớt và ngược lại.Hoặc quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng cáchàng hoá công cộng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thườngxuyên của NSNN
1.2 Vai trò chi NSNN cho GD – ĐT
1.2.1 Sự cần thiết của GD – ĐT
Giáo dục - đào tạo là hoạt động trực tiếp tác động nâng cao trí tuệ, hiểu biết vàkhả năng vận dụng những tri thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của con người Giáodục - đào tạo giúp chúng ta tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia côngnghệ, những nhà quản lý giỏi, những con người lao động với hàm lượng trí tuệ ngàycàng cao
Đội ngũ lao động được trang bị các kiến thức khoa học, kỹ thuật có trình độ họcvấn và chuyên môn, nghiệp vụ tốt sẽ làm tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.Ngày nay các công ty xuyên quốc gia, các nhà tư bản ở các nước công nghiệp pháttriển khi đầu tư ra nước ngoài, họ luôn có xu hướng áp dụng những công nghệ tiêntiến, có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóatăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế Do đó, họ không chỉ hướng vàonhững nước có nguồn nhân công rẻ, mà còn chú trọng hơn đến việc đầu tư vào nhữngnơi có đội ngũ lao động được đào tạo tốt
Các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục - đào tạo không chỉ làphúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh
và bền vững Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã trở thành sự nghiệp sống còn của mỗiquốc gia Nhận thức rõ sứ mạng của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục, đàotạo Hồ Chủ Tịch đã từng nói "Muốn có Chủ nghĩa xã hội, thì phải có những conngười Xã hội chủ nghĩa” Bác Hồ coi giáo dục và đào tạo là công việc xây dựng con
Trang 10
-người lao động mới và là một chiến lược lâu dài "Vì hạnh phúc mười năm trồng cây,
vì hạnh phúc trăm năm trồng người”
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta bằng những đường lối, chính sách đúng đắn,phù hợp đã đưa đất nước vượt qua nguy cơ khủng hoảng, đạt những thành tựu đáng kể.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng đãkhẳng định "Khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo phải xem là quốc sách hàngđầu” Giờ đây, chúng ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới là đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đại hội X của Đảng đã tiếp tục khẳng định conđường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian sovới các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt
Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục – đàotạo và khoa học - công nghệ lại càng có tính quyết định Muốn nhanh chóng hiện đạihoá nền sản xuất cần phải nắm bắt được xu thế mới của công nghiệp hoá, hướng tớilàm chủ những ngành sản xuất mũi nhọn, những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.Hơn lúc nào hết chúng ta cần nhanh chóng tạo được một đội ngũ công nhân trí thứcđông đảo Vì vậy, việc phát triển giáo dục - đào tạo như thế nào để có được những conngười lao động với chất lượng cao, phát triển toàn diện ngày càng có ý nghĩa vô cùngquan trọng
Có thể nói giáo dục - đào tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của toànĐảng, toàn dân trong thời gian qua Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục - đào tạo đượccoi là khâu đột phá cho những định hướng chiến lược về mục tiêu, giải pháp chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội cho đến năm 2020
1.2.2 Vai trò chi NSNN đối với GD - ĐT
Giáo dục – đào tạo giữ một vai trò to lớn trong cuộc sống, bởi vậy việc đầu tư
để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục sao cho phát huy hết hiệu quả của nó là việclàm rất cần thiết Trong đầu tư tài chính cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo thì NSNNđóng vai trò chủ đạo, thể hiện trên các mặt:
Thứ nhất: Chi ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng
phát triển giáo dục quốc dân theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.Trong việc thực hiện chi ngân sách cho giáo dục chúng ta phải thực hiện việc điềuphối cơ cấu giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển đồng đều trong cơ cấu giáo dục toànngành giữa các vùng trong cả nước Các chương trình xây dựng hệ thống trường dântộc nội trú, cao tầng hoá trường học khu vực Sơn La, chính là việc Nhà nước đã thôngqua chi NSNN để tác động vào hệ thống giáo dục quốc dân và làm cho nó vận động,phát triển theo đúng hướng đã đề ra Mặt khác hệ thống trường công lập ở nước ta còn
Trang 11
-chiếm ưu thế do đó ngân sách nhà nước còn phải đảm bảo phần lớn trách nhiệm đầu tưcho giáo dục, còn các nguồn vốn khác chỉ mang tính chất hỗ trợ thêm.
Thứ hai: Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục – đào tạo là khoản tiền đầu tư
chiếm tỷ trọng lớn nhất, tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm sửa chữa, trang bị đồ dùng dạyhọc Đây là khoản chi rất cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.Nếu chúng ta coi giáo viên là lực lượng lao động thì học sinh được coi như đối tượnglao động và cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy chính là công cụ lao động
Để tạo ra một quy mô sản xuất hoàn chỉnh, lực lượng lao động không thể thiếu đượccông cụ lao động Con người có tri thức khoa học được coi là sản phẩm đặc biệt củaquá trình sản xuất của nhà trường Song con người ở đầu ra khác con người ở đầu vào
ở tri thức khoa học do đã trải qua quá trình tác động của lực lượng sản xuất hết sức đặcbiệt này Nói tóm lại trong công tác giáo dục – đào tạo nếu không có cơ sở vật chất,không có đồ dùng giảng dạy thì chất lượng, quy mô của giáo dục sẽ không đảm bảo sovới yêu cầu thực tế hiện nay
Thứ ba: Đầu tư ngân sách nhà nước tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích các
tầng lớp nhân dân cùng đóng góp xây dựng trường học, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh Hệ thống các trường học đượchình thành dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, còn việc duy trì phát triển nó sẽ có
sự góp phần của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cá nhân nhằm thực hiệnmục tiêu xã hội hoá giáo dục
Thứ tư: Ngân sách nhà nước chính là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống
cho đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, các giáo viên trực tiếp giảng dạy của toànngành giáo dục Để đảm bảo chất lượng giáo dục trước hết phải quan tâm đến đời sốngcủa đội ngũ cán bộ giáo viên Ngân sách nhà nước ngoài việc phải đảm bảo tiền lươnghàng tháng cho cán bộ giáo viên còn phải dành một phần ưu đãi cho ngành giáo dục:Phụ cấp giảng dạy, phụ cấp dạy thêm giờ Qua đây, chúng ta thấy việc đảm bảo đờisống vật chất cho cán bộ giáo viên làm công tác giảng dạy chính là việc bù đắp và táisản xuất sức lao động của họ, thúc đẩy sự phát triển về quy mô cũng như chất lượngcủa giáo dục và để khuyến khích sự cống hiến của đội ngũ cán bộ giáo viên đối với sựnghiệp giáo dục – đào tạo
Tóm lại, thông qua việc xem xét vai trò của chi Ngân sách nhà nước cho giáodục – đào tạo giúp ta thấy được tầm quan trọng của chi Ngân sách nhà nước trong quátrình phát triển nền giáo dục quốc dân Ngân sách nhà nước vững mạnh kết hợp vớichủ trương phát triển giáo dục đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo
Trang 12
-dục Tuy nhiên vai trò của nó chỉ thực sự đảm bảo phát huy khi có nội dung chi, cơ cấuchi phù hợp, công tác quản lý chi có hiệu quả.
1.3 Quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT
1.3.1 Nội dung chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT
Nội dung chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo gắn liền với cơ cấu,nhiệm vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và được xem xét ở các giác độ khácnhau
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục - đào tạo có thể chia nội dung chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo như sau:
- Chi Ngân sách cho hệ thống các trường học:
+ Chi ngân sách cho hệ thống các trường mầm non và các trường phổ thông + Chi ngân sách cho các trường đại học, các học viện, các trường cao đẳng, cáctrường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
+ Chi cho các trường Đảng, đoàn thể
- Chi Ngân sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo như: Bộ giáodục đào tạo, Sở giáo dục, phòng giáo dục
Theo cách phân loại chi NSNN theo yếu tố và phương thức quản lý các khoản chi cho giáo dục:
- Chi thường xuyên
- Chi xây dựng cơ bản tập trung
Đối với các khoản chi thường xuyên căn cứ vào đối tượng của việc sử dụngkinh phí NSNN có thể chia thành 4 nhóm mục chi sau:
1 Các khoản chi cho con người: Như chi lương, các khoản phụ cấp theo lương,chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phúc lợi tập thể cho giáoviên, cán bộ nhân viên, chi học bổng và trợ cấp cho học sinh sinh viên, tiền công
2 Chi về quản lý hành chính, chi về công tác phí, công vụ phí, điện nước, xăng
xe, văn phòng phẩm, chi hội nghị về công tác quản lý
3 Chi cho hoạt động chuyên môn: Chi mua tài liệu, đồ dùng giảng dạy và họctập, chi hội thảo, hội giảng, chi cho các lớp bồi dưỡng học sinh, bồi dưỡng chuyênmôn, các hoạt động chuyên đề về chuyên môn
4 Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ phục vụ cho hoạt động chuyên mônnhư: Mua sắm bàn ghế, bảng và các trang thiết bị khác, sửa chữa nhỏ trong trường
Ngoài ra từ năm 1991 ngân sách Nhà nước còn chi tiêu cho các đơn vị thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục như chương trình phổ cập giáodục tiểu học và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học,
Trang 13
-chương trình công nghệ giáo dục Hầu hết các khoản chi trên là những khoản chi phátsinh thường xuyên, tương đối ổn định và có thể định mức được Do vậy, trong côngtác quản lý các khoản chi này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các khoản mua sắmsửa chữa nhỏ không phát sinh thường xuyên nên phải căn cứ vào thực trạng nhà cửatrang thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là khảnăng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu.
1.3.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD - ĐT
1.3.2.1 Xây dựng định mức chi
Trong quản lý các khoản chi thường xuyên cho NSNN, nhất thiết phải có địnhmức cho từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể Nhờ đó mà các ngành cáccấp các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể thuộc quá trìnhquản lý chi thường xuyên của NSNN
Định mức chi là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi, cấp phát và quyết toán cáckhoản chi, đồng thời là chuẩn mực để phân bổ và kiểm tra, giám sát tình hình sử dụngkinh phí ngân sách Nhà nước
Định mức chi phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, từ việc
phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hànhmột cách chặt chẽ có cơ sở khoa học xác đáng Nhờ đó mà các định mức chi đảm bảođược tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị
Thứ hai: Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao Tức là nó phải phản ảnh
mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động Chỉ có nhưvậy định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinh phí chithường xuyên
Thứ ba: Định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi, với
từng đối tượng thụ hưởng ngân sách cùng loại
Thứ tư: Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao
Định mức chi thường xuyên của NSNN thường bao gồm hai loại
- Định mức chi tiết: là loại định mức xác định dựa trên cơ cấu chi của ngân sách
Nhà nước cho mỗi đơn vị được hình thành từ các mục chi nào, người ta tiến hành xây dựng định mức chi cho từng mục đó ví dụ như: Chi công tác phí, hội nghị, chi lương, học bổng
- Định mức chi tổng hợp: Là loại định mức dùng để xác định nhu cầu chi từ
ngân sách Nhà nước cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng Do vậy, với mỗi loại hìnhđơn vị khác nhau sẽ có đối tượng để tính định mức chi tổng hợp khác nhau
Trang 14
-Mỗi loại định mức chi đều có những ưu nhược điểm riêng của nó Tuỳ theomục đích quản lý mà có sự lựa chọn hoặc vận dụng kết hợp các loại định mức chi chohợp lý Đối với định mức chi tiết, ưu điểm của nó là tính chính xác và tính thực tiễnkhá cao nên nó thường được sử dụng trong quá trình nghiên cứu ban hành các chế độchi thường xuyên của NSNN Ngoài ra, nó cũng còn được sử dụng trong quá trìnhthẩm định tính khả thi của các dự toán kinh phí và dự toán chi NSNN Đối với địnhmức chi tổng hợp, ưu điểm của nó là có thể xác định được dự toán chi NSNN nhanh,nhưng ngược lại nó cũng bộc lộ một nhược điểm là tính chính xác không cao Vì vậy,
nó được lấy làm căn cứ để hướng dẫn cho các ngành, các cấp tiến hành xây dựng dựtoán kinh phí Đồng thời, nó cũng là một trong những cơ sở để cơ quan tài chính thẩmđịnh dự toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, định mức chi tiết thường được áp dụng theo
hệ thống định mức chi ngân sách Nhà nước áp dụng chung cho lĩnh vực hành chính sựnghiệp còn định mức chi tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong khâu phân bổ ngânsách giáo dục đào tạo cho các địa phương, các đơn vị Định mức chi tổng hợp cho giáodục đào tạo có thể được xác định theo đầu dân số hoặc đầu học sinh và theo từng thời
kỳ có thay đổi cho phù hợp
Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộquá trình lập, duyệt, phân bổ, chấp hành và kiểm tra, duyệt quyết toán NSNN chi chogiáo dục - đào tạo Nếu có đầy đủ các loại định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cũng như việcxác định số biên chế, giáo viên cần thiết được tính toán một cách có khoa học, phù hợpvới khối lượng công việc do từng đơn vị đảm nhiệm thì nhu cầu chi NSNN sẽ đượcphản ánh chính xác, trung thực trong dự toán Đồng thời, đó cũng là căn cứ để các cơquan chức năng duyệt và kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành NSNN của các đơn vị.Ngược lại, nếu hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu không đầy đủ, không hoàn thiệnthì bản thân các đơn vị sẽ thiếu những cơ sở để lập dự toán chi, các cơ quan quản lýkhông có căn cứ để duyệt dự toán, cơ quan Kho bạc Nhà nước không có căn cứ đểkiểm soát chi, cơ quan thanh tra, kiểm toán không có căn cứ để kiểm tra và xác nhậntính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi cũng như quyết toán chi tiêu củacác đơn vị thụ hưởng ngân sách
Qua đó có thể thấy rằng, trong quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo khôngnhững phải xây dựng được hệ thống định mức, chế độ chi tiêu một cách đầy đủ, có cơ
sở khoa học mà còn phải đánh giá, phân tích tình hình thực tế nhằm xem xét tính phùhợp của hệ thống định mức hiện hành Xu hướng chung, các loại hình hoạt động càng
Trang 15
-ngày càng phát triển nên làm nảy sinh các nhu cầu mới Đặc biệt, trong điều kiện cònxảy ra mất giá tiền tệ càng dễ làm cho định mức chi dễ bị lạc hậu so với thực tiễn
1.3.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên
"Quản lý theo dự toán” là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi ngânsách Nhà nước Khi lập dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo phảidựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì phát triển sự nghiệp
giáo dục - đào tạo trong từng thời kỳ Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng
dự toán chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo có sự cân đối với dự toán chi ngân sáchcho các lĩnh vực khác
Thứ hai: Phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, đặc biệt là
các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của ngân sách trong kỳnhư chỉ tiêu về số lượng trường, lớp, biên chế, số lượng giáo viên, học sinh, sinhviên
Thứ ba: Căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân
sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán
Thứ 4: Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện
hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch
Thứ 5: Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh
phí của năm trước
Quy trình lập kế hoạch chi cho Giáo dục - đào tạo được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu - chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định
mức chi dự kiến phân bổ cho ngành giáo dục - đào tạo Trên cơ sở đó, hướng dẫn cácđơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí
Bước 2: Các đơn vị cơ sở giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số kiểm tra)
và văn bản hướng dẫn của cấp trên sẽ lập dự toán kinh phí của đơn vị mình để gửi lênđơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính Cơ quan tài chính xét duyệt tổng hợp
dự toán chi Ngân sách cho giáo dục - đào tạo vào dự toán chi NSNN nói chung đểtrình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt
Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông
qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ chính thức phân
bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị thuộc ngành giáo dục - đào tạo
Trang 16
Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng các khoản chi NSNN cho giáodục - đào tạo cần dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán Đây làcăn cứ có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi, bởi vì mứcchi của từng chỉ tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đã được cơ quan quyền lực Nhànước phê duyệt
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước có thể đáp ứng chi chogiáo dục - đào tạo Trong quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước phải quán triệtquan điểm "lường thu mà chi” Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khithực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch rồi mới chuyển hoá chỉtiêu dự kiến thành hiện thực
- Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hiệnhành Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát và sử dụng cáckhoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việc cấp phát
Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí chogiáo dục - đào tạo, bàn bạc với cơ quan giáo dục điều chỉnh kịp thời dự toán chi trongphạm vi cho phép
Trang 17
- Hướng dẫn các đơn vị cơ sở trong ngành giáo dục thực hiện tốt chế độ hạchtoán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp Hạch toán đầy đủ rõ ràngcác khoản chi cho từng loại hoạt động
- Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng kinh phí ngân sách ở cácđơn vị giáo dục, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi Ngân sáchNhà nước hiện hành
1.3.2.4 Quyết toán và kiểm toán các khoản chi
Mục đích chủ yếu của công việc này là tổng hợp, phân tích đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch chi, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm trong quản lý để có biệnpháp khắc phục Công việc cụ thể được tiến hành là kiểm tra, quyết toán các khoảnchi Trong quá trình kiểm tra, quyết toán các khoản chi phải chú ý đến các yêu cầu cơbản sau:
Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan cóthẩm quyền xét duyệt theo quy định
- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực Nội dung cácbáo cáo tài chính phải tuân thủ theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt vàtheo đúng mục lục NSNN quy định
- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trước khi trình cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước đồng cấp và phải được
cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị không được để xẩy ra tình trạng quyết toánchi lớn hơn thu
Khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán các khoảnchi NSNN cho giáo dục - đào tạo sẽ được tiến hành thuận lợi Đồng thời, nó sẽ tạo cơ
sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chínhxác, trung thực và khách quan
Trong điều kiện đó, "Ngành Giáo dục và đào tạo đã và đang phải giải quyết mộtbài toán khó là phải thoả mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượng,nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp Để giảiđược bài toán đó, hay nói cách khác, là để tạo ra sự chuyển biến cơ bản, toàn diện vềgiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bên cạnh các chính sách tăng đầu tư cho giáo dục –đào tạo từ Ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo thì việc đổimới và kiện toàn lại hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ đảm bảo sử dụng ngân sáchnhà nước chủ động và có hiệu quả, tăng cường kiểm soát các khoản chi, kiên quyết
Trang 18
-chống lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong những nhu cầu thiếtyếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới
Vì vậy, có thể nói việc hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách cho giáo dục
- đào tạo là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan trên bình diện quốc gia cũng nhưđối với bất cứ một địa phương, đơn vị nào
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến các khoản chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT
- Tổng sản phẩm quốc nội và phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội:
Tổng sản phẩm quốc nôị (GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị sảnphẩm mới mà nền kinh tế sáng tạo ra trong một năm Tổng sản phẩm quốc nội có ảnhhưởng tới số chi ngân sách cho Giáo dục - Đào tạo bởi vì:
Thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội cao chứng tỏ một nền sản xuất có hiệu quả,khi đó thu nhập trong dân lớn, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, khi đó ngườidân sẽ có điều kiện cho con cái ăn học, đóng góp kinh phí cho nhà trường; các công ty,
xí nghiệp kinh doanh có lãi sẽ tài trợ cho giáo dục - đào tạo để nâng cao trình độ chocông nhân Tổng sản phẩm quốc nội cao sẽ làm giàu các nguồn tài chính khác, qua đótác động tới số chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo
Thứ hai: Theo chế độ tài chính hiện hành, Nhà nước sẽ tham gia vào quá trìnhphân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội để tạo nguồn thu choNSNN Nhà nước động viên một phần tổng sản phẩm quốc nội vào tay mình làm cơ sơvật chất cho quá trình chi tiêu Thông thưòng tỷ lệ điều tiết của Nhà nước có tính ổnđịnh trong một thời gian dài cho nên khi GDP tăng sẽ làm tăng số thu NSNN, tạo cơ
sở cho việc tăng chi ngân sách cho Giáo dục đào tạo Số chi NSNN cho Giáo dục đào tạo không những chịu ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội mà còn chịu ảnhhưởng của phương thức phân phối tổng sản phẩm quốc nội: Nếu phương thức phânphối xác định tỷ lệ lớn cho Giáo dục - đào tạo thì giáo dục - đào tạo sẽ phát triển mạnhnhưng lại hạn chế khả năng chi cho các ngành khác và cho tích luỹ Nếu phương thứcphân phối xác định tăng nhiều cho các ngành khác mà giảm nhẹ khoản chi NSNN choGiáo dục - đào tạo sẽ làm giảm chất lượng Giáo dục - đào tạo
Tốc độ phát triển dân số, số lượng và cơ cấu dân số:
Tốc độ dân số tăng lên, dân số lớn sẽ làm giảm thu nhập quốc dân bình quânđầu người, giảm thu nhập bình quân của mỗi gia đình Do đó, các gia đình khó có điềukiện cho con đi học, nguồn kinh phí đầu tư từ gia đình cũng giảm, gây ảnh hưởng tới
số chi NSNN cho Giáo dục - Đào tạo
Trang 19
-Trong trường hợp tốc độ tăng dân số nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm quốc nội,nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo, chiNSNN cho Giáo dục - đào tạo sẽ tăng lên Muốn đảm bảo cho Giáo dục - đào tạo pháttriển được thì tốc độ tăng chi cho Giáo dục - đào tạo phải lớn hơn tốc độ gia tăng củahọc sinh đào tạo.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu đào tạo đã thực sự biến đổi tỷ lệthuận với dân số Ngân sách Nhà nước khó có thể đáp ứng được chu toàn Trước tìnhhình đó việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ngoài ý nghĩa giải quyết các vấn đề xãhội còn có tác dụng giảm nhẹ nhu cầu chi NSNN cho Giáo dục - đào tạo
- Thực trạng trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho Giáo dục - đào tạo
Nhân tố này có ảnh hưởng đến các khoản chi có tính chất không thường xuyêncủa NSNN cho Giáo dục - đào tạo như khoản chi sửa chữa, mua sắm máy móc, thiết bịcho hoạt động giảng dạy Khoản chi này không có định mức quản lý và được xác địnhtuỳ thuộc vào thực trạng của nhà trường
- Phạm vi, mức độ các khoản dịch vụ không phải trả tiền do Nhà nước cung cấpcho học sinh:
Thực chất của nhân tố này nói đến phạm vi, mức độ các khoản được Nhà nướcbao cấp phục vụ Trước đó, với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp hầu hết mọi nhu cầuhọc hành, sinh hoạt của học sinh đều được Nhà nước bao cấp, do vậy số chi NSNNcho Giáo dục - đào tạo là rất lớn Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước, phạm vi bao cấp của Nhà nước giảm, Nhà nướcchỉ đảm bảo kinh phí để duy trì hoạt động của nhà trường, phần còn lại phải huy độngqua chính sách thu học phí của học sinh Do vậy, số chi NSNN cho Giáo dục - đào tạo
đã giảm nhẹ và chỉ mang tính chất định hướng quản lý vĩ mô
Trên đây là bốn nhân tố có tác động lớn tới số chi NSNN cho giáo dục - đào tạoxuất phát từ tình hình kinh tế xã hội mang lại Tuy nhiên, từ phần mình Giáo dục vàđào tạo cũng tạo nên nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho giáo dục:
- Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp Giáo dục - đào tạo:
Mạng lưới tổ chức hoạt động Giáo dục - đào tạo là hệ thống các trường đào tạo,
cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếptới khoản chi lương, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể cũng như chi phí quản lý hànhchính
Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới giáo dục - đào tạo
sẽ tác động mạnh tới số chi Một mạng lưới giáo dục gọn nhẹ, bố trí trường lớp hợp lý,đảm bảo được chất lượng công tác quản lý, giảng dạy phần nào sẽ giảm chi cho NSNN
Trang 20
-và ngược lại trường lớp bố trí không hợp lý, bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh,biên chế giáo viên giảng dạy quá nhiều, không xếp đủ số giờ, số tiết tiêu chuẩn theoquy định của Nhà nước thì chi NSNN sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng NSNN sẽ giảmxuống Vì vậy cần phải từng bước hợp lý hoá mạng lưới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹbiên chế, nâng cao chất lượng giảng dạy, từng bước cải cách hành chính trong hệthống Giáo dục - Đào tạo Bên cạnh đó, ngành Tài chính cần có biện pháp quản lý sốchi NSNN cho Giáo dục - đào tạo để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chứcmạng lưới Giáo dục - đào tạo.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho Giáo dục - đào tạogiúp chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi NSNN choGiáo dục - đào tạo ở các năm, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế -
xã hội mà thấy được sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp Khi đócác nhân tố ảnh hưởng sẽ trở thành cơ sở khoa học để xác định số chi NSNN cho Giáodục - đào tạo
Trang 21
-CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO
GD – ĐT TẠI TỈNH SƠN LA 2.1 Một số nét cơ bản về GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.1.1 Khái quát về tỉnh Sơn La
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt nam, có diện tích tự nhiên 14.125
km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong
cả nước Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông.Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình;phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoàdân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, có chiều dàigiáp ranh với các tỉnh khác là 628 km Sơn La có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố,
10 huyện) với 12 dân tộc
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hènóng ẩm, mưa nhiều Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểuvùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú.Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới Vùngdọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm
Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn
20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm Dotình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộngvới gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) đã gâykhông ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong tỉnh Sương muối,mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống Trong thờigian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc Sông Đà, đã được hình thành có thểtình hình khí hậu khô và nóng vào mùa khô sẽ được cải thiện theo hướng có lợi chosản xuất và đời sống
b) Về tài nguyên thiên nhiên
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triểnlâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây,
có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá
có giá trị cao Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trịđối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai Hiện naydiện tích rừng của Sơn La là 480.057 ha, trong đó rừng tự nhiên là 439.592 ha, rừng
Trang 22
-trồng 41.047 ha Toàn tỉnh còn 651.980 ha đất chưa sử dụng (chiếm 46,4 % tổng diệntích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp khoảng 500.000
ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp) Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá,một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khi xây dựng xong thuỷ điệnSơn La, sẽ có một phần rừng và đất rừng bị ngập (khoảng 2.451 ha), trong đó chủ yếu
là rừng phòng hộ Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu gỗ trong lòng hồ nước khi nướcngập và sau đó trồng rừng phòng hộ dọc theo hai bên Sông Đà và toàn lưu vực để bảo
vệ nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên), so với cả nước tỷ lệ này là 97%, vùng Trung
Du miền núi phía Bắc Bộ là 56,14% Diện tích đất đang sử dụng sẽ có thay đổi khithuỷ điện Sơn La hoàn thành vào năm 2012 Đến nay đất chưa sử dụng và sông suốitrong toàn tỉnh còn rất lớn: 651.980 ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên, trong đó có598,434 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải được khai thác để trồng rừng vàkhoanh nuôi, bảo vệ Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, hiện đang sửdụng bình quân đầu người 0,2 ha, trong đó cho sản xuất lương thực là 0,16 ha, riêngruộng nước bình quân chỉ có 0,017 ha
Sơn La có 35 suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280 km với 32 phụ lưu vàsông Mã dài 90 km với 17 phụ lưu; 7.900 ha mặt nước hồ Hoà Bình và 1.400 ha mặtnước ao hồ Mật độ sông suối 1,8 Km/km2 nhưng phân bố không đều, sông suối có độdốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu
2.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội năm vừa qua
Năm 2009, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình triển khai thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn chịu tác động, ảnh hưởng của nhiềuyếu tố bất lợi như: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cũng như tìnhtrạng suy giảm kinh tế trong nước, thiên tai, dịch bệnh Bên cạnh đó, yêu cầu đẩynhanh tiến độ công tác di chuyển dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La đã tác độngtrực tiếp đến tình hình thực hiện hiện vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhưngdưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng nỗlực phấn đấu của nhân dân các dân tộc, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, các cấp, cácngành trong tỉnh, cùng với sự giúp đỡ kịp thời, có hiệu qủa của Trung ương Đảng,Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn, tỉnh Sơn La đã khắcphục khó khăn, vươn lên đạt được những kết qủa quan trọng: kinh tế tiếp tục pháttriển, đạt chỉ tiêu đề ra; lĩnh vực phát triển cây cao su, công tác di dân tái định cư dự ánthủy điện Sơn La được chỉ đạo quyết liệt và thu được những kết qủa quan trọng; thu
Trang 23
-ngân sách trên địa bàn vượt dự toán; thực hiện có kết qủa các biện pháp cấp báchnhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội; cáclĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ bản ổn định vàtừng bước được cải thiện An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, côngtác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được chỉ đạo kiênquyết; các hoạt động đối ngoại được tăng cường và mở rộng, đặc biệt là quan hệ hợptác hữu nghị với các tỉnh Bắc Lào Kết qủa cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
a) Tình hình kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước đạt 3.874,12 tỷ đồng (giá so sánh năm1994), tăng 14,36% so với năm 2008 Trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng3,57%; công nghiệp - xây dựng tăng 23,52%; dịch vụ tăng 19,35% Cơ cấu kinh tế tiếptục chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 43,37%; khuvực công nghiệp, xây dựng chiếm 22%; dịch vụ chiếm 34,64%
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2009 đạt 6.956,55 tỷ đồng,tăng 9% so với kế hoạch, giá trị thu nhập/ha đất canh tác đạt 15 triệu đồng
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 ước đạt 2406,7 tỷ đồng (theo giá hiệnhành), tương đương với 1.143,9 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), bằng 99,9% kếhoạch So với năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 22,8%, một số sản phẩmcông nghiệp chủ yếu có khối lượng sản xuất tăng mạnh như điện phát ra, điện thươngphẩm, nước thương phẩm, sản phẩm sữa các loại, bê tông trộn sẵn, gạch nung cácloại Một số sản phẩm có khối lượng sản xuất giảm như đường các loại, đá các loại,quặng kim loại Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt 80,89% Tỷ lệ hộ gia đìnhđược dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 74% Tiếp tục củng cố và mở rộng phát triểncác cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại huyện Phù Yên và Mai Sơn
* Một số ngành dịch vụ: Tập trung phát triển các ngành dịch vụ cả về loại hình
và quy mô; đồng thời, tạo điều kiện để phát triển, nâng cao chất lượng các loại dịch vụ
hỗ trợ cho phát triển sản xuất kinh doanh như: tài chính ngân hàng, bảo hiểu, thiết kế,
khoa học, công nghệ Đồng thời, triển khai có hiệu qủa các chính sách về kích cầu
đầu tư, tiêu dùng của Chính phủ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêudùng xã hội cả năm 2009 đạt 6.352,5 tỷ đồng, tăng 2,5% so với kế hoạch, tăng 28,2%
Trang 24-nay, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 103 dự án với tổng số vốn đăng ký là 22.686
tỷ đồng Tổng giá trị khối lượng thực hiện đạt 3.942 tỷ đồng, trong đó năm 2009 thựchiện 915 tỷ đồng
* Về tài chính - tín dụng: Tổng thu ngân sách địa phương đạt 680 tỷ đồng, vượt36% so với dự toán Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2009 đạt 4.065 tỷ đồng, vượt32,9% so với dự toán, tăng 18,6% so với năm 2008 Chi ngân sách đảm bảo đúng dựtoán, đáp ứng kịp thời các khoản chi thường xuyên, chi đột xuất, phát sinh; đảm bảokinh phí thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách bảo trợ xã hội theo tinhthần Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ Chi ngân sách địa phương năm 2009đạt 3.650 tỷ đồng, tăng 19,3% so với dự toán, tăng 19,7% so với năm 2008
Hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tập trung thực hiện đồng bộ cácgiải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn, thực hiện kịp thời và đúng chế độ các chínhsách tiền tệ theo tinh thần Nghị quyết 30/2008/NQ-CP Đến 31/12/2009, huy động vốntại địa phương đạt 2.995 tỷ đồng, tăng 27,4% so với 31/12/2008 Trong đó, tiền gửitiết kiệm đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 36,5%; tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 1.200 tỷđồng, tăng 21,2%; giấy tờ có giá đạt 95 tỷ đồng, bằng 82% so với năm trước Doanh
số cho vay đạt 8.500 tỷ đồng, tăng 30,5% Doanh số thu nợ đạt 6.793 tỷ đồng, tăng30,8% Tổng dư nợ cho vay đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 37,2%; trong đó, dư nợ ngắn hạn
là 3.551 tỷ đồng, tăng 38,4% so với cùng kỳ; dư nợ trung, dài hạn là 2.592 tỷ đồng,tăng 54,6%; nợ xấu khoảng 95 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng dư nợ
b) Tình hình văn hoá – xã hội
Hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông có chuyển biến tích cực;thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần củanhân dân; tiếp tục xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng làng, xã, khối phố, giađình văn hoá và công sở văn minh
Phong trào thể dục thể thao được phát động rộng rãi và được mọi người thamgia, có 26% số dân luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và 22% gia đình đạt tiêuchuẩn gia đình thể thao
Về du lịch: tiếp tục đa dạng hóa các loại hình du lịch, các hình thức thu hútkhách du lịch, gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc.Nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống khách sạn, nhà hàng Tăng cường tuyêntruyền, quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Năm 2009,đón khoảng 338.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt 169 tỷ đồng, tăng 5,34% so vớinăm 2008
Trang 25
-Giáo dục đào tạo từng bước nâng cao chất lượng và đảm bảo cơ cấu hợp lý giữacác ngành học, cấp học Công tác phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục được quantâm, công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc giatiếp tục được đẩy mạnh Đội ngũ giáo viên chuẩn hoá ở các cấp học đạt tỷ lệ cao: mầmnon 93,8%; tiểu học 98,3%; THCS 98,1%; THPT 95,4% Cở sở vật chất trường họctiếp tục được tăng cường; có 7 trường mầm non, 20 trường tiểu học, 11 trường THCS
và 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia
Lĩnh vực y tế: chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được cải thiện, cơ sởvật chất, trang thiết bị tiếp tục được tăng cường Đội ngũ cán bộ y tế cấp xã, phườngđược củng cố; 100% xã, phường có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 68% số xã, phườngthực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân có bảo hiểm y tế; 70% số xã đạt chuẩn quốcgia về y tế Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 1,89%; tiêm chủng đầy đủ 7 loạivacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi; làm tốt việc giám sát, quản lý và tư vấn chăm sóc hỗ trợbệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
Thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo: cóbước chuyển biến tích cực, giảm trên 4% hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chỉ còn27,54% 100% xã, phường, thị trấn được công nhận là đơn vị thực hiện tốt chính sáchđối với người có công Giải quyết việc làm cho hơn 29100 người, trong đó xuất khẩulao động là 5246 người Công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế triển khai đảm bảochế độ, mở rộng đối tượng tham gia, nhất là các đối tượng tham gia bảo hiểm tựnguyện
2.1.2 Tình hình GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2009
2.1.2.1 Tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ năm 2009
a) Tiếp tục thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" , cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" , cuộc vận động " Hai không" và thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện toàn diện việc "học tập" và "làm theo"tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng kế hoạch năm học 2009-2010 phát độngphong trào thi đua trong toàn ngành lập thành tích hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn
cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo".Trong năm học này, nâng cao chất lượng giáo dục các môn lý luận Mác - Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh; tập trung tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành
Trang 26
-động cụ thể của từng cá nhân, tập thể về thực hiện các cuộc vận -động, các phong tràothi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Về thực hiện cuộc vận động "Hai không": Năm học này các đơn vị giáo dục tậptrung vào nhiệm vụ chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích tronggiáo dục và tiến tới chấm dứt tình trạng học sinh ngồi sai lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếukém và bỏ học Từng đơn vị giáo dục tổ chức thảo luận, phân tích, xác định rõ nguyênnhân kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2009 đạt thấp, kết quả thi vào lớp 10 điểm thiđạt quá thấp, kết quả chất lượng giáo dục cấp THCS thấp, rút ra các bài học kinhnghiệm và đề ra các giải pháp cho năm học 2009-2010
b) Về đổi mới công tác quản lý giáo dục:
Sở Giáo dục – đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục triển khai áp dụng chuẩnnghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; tổ chức đánh giá giáo viên trunghọc và hiệu trưởng, giám đốc TTGDTX, chuẩn nghiệp vụ giáo viên TCCN theo chỉđạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức xây dựng Qui chế phối hợp các ngành, cáchuyện, Thành phố để thực hiện tốt phân cấp quản lý giáo dục theo Thông tư 35/TT-BGD &ĐT - BNV
Trong tháng 10/2009, theo kế hoạch Sở Giáo dục – đào tạo tổ chức các Đoànthanh tra định kỳ, đột xuất về công tác chuyên môn, công tác quản lý tại các cơ sở giáodục - đào tạo, đồng thời đẩy mạnh công tác tự kiểm tra đánh giá chất lượng
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, sử dụng các trang thiết bị CNTT phục vụ cho công tácquản lý giáo dục; đồng thời phối hợp với Chi nhánh Viettel Sơn La đẩy nhanh tiến độthực hiện kết nối Internet cho các cơ sở giáo dục theo kế hoạch
c) Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:
- Tập trung thực hiện công tác rà soát theo chuẩn và có các biện pháp cụ thể duy trì,nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ; phổ cập giáo dục tiểuhọc đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Đối với các cơ sở giáo dục:
+ Năm học 2009-2010 các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc huy độnghầu hết trẻ 5 tuổi ra trường lớp để chuẩn bị tốt tiếng Việt và kiến thức vào lớp 1 Tổchức xét duyệt cho học sinh lớp 1 lên lớp 2, thực hiện việc bàn giao học sinh giữa tiểuhọc và trung học cơ sở; tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh đầu năm họctheo các hình thức kiểm tra chung đề thi trong huyện và toàn tỉnh Xây dựng kế hoạch
và tổ chức phụ đạo bồi dưỡng học sinh yếu, kém trong năm học
+ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học và các môn học;trong các tổ chuyên môn, các cơ sở giáo dục; từng bước chấm dứt việc dạy - học "đọc-
Trang 27
-chép" ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông Triển khai ứng dụng công nghệthông tin và tổ chức các cuộc thi làm bài giảng điện tử trong các đơn vị giáo dục.
+ Đẩy mạnh các hoạt động toàn diện về giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dụctrật tự an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xãhội trong trường học Tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoávăn nghệ, công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông và tăng cường giáo dụcđạo đức, lối sống cho học sinh, sinh, sinh viên
d) Kết quả triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010
- Về qui mô, số luợng trường, lớp và học sinh:
+ Toàn tỉnh có 762 trường; gồm: 214 trường Mầm non, 264 trường tiểu học, 15trường phô thông cơ sở, 220 trường THCS, 31 trường THPT, 12 trung tâm GDTX, 01trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp DN
+ Tổng số toàn tỉnh có 293.412 học sinh mầm non, phổ thông được huy độngđến trường; trong đó: 65.810 học sinh mầm non (gồm nhà trẻ: 8.130, mẫu giáo:57.800); 108.730 học sinh tiểu học, 79.664 học sinh THCS, 34.300 học sinh THPT và5.300 học sinh Bổ túc tại các TTGDTX huyện thị
- Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Đến nay, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mầm non đạt 93,8%; tiểu học:
98,3%; THCS: 98,1%; THPT: 95,4% Tỷ lệ đảng viên toàn ngành đạt 39,1% (gồm: Mầm non: 44,2%; Tiểu học: 36,9%; THCS: 39,3%; THPT: 30,3%; Giáo dục thường xuyên: 49,6% Cao đẳng, TCCN: 54,3%)
Năm học 2009-2010 đã được giao bổ sung 512 giáo viên (gồm: 189 giáo viên mầm non; 154 giáo viên Tiểu học; 29 giáo viên THCS; 140 giáo viên THPT) Sở và
Phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện thị đã tham mưu và trình UBND tỉnh để phân bổchỉ tiêu cụ thể cho từng trường, đồng thời sắp xếp, bố trí, điều động, tăng cường, luânchuyển cán bộ, giáo viên trong phạm vi quản lý cho các trường lớp mới mở tại các xãđặc biệt khó khăn và cho các trường còn thiếu cán bộ, giáo viên theo kế hoạch phát
triển mở rộng qui mô trường lớp
2.1.2.2 Công tác đào tạo
a) Công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Về mở rộng qui mô đào tạo tại các trường Cao đẳng, TCCN của tỉnh:
Toàn tỉnh có 5 trường Cao đẳng, TCCN; với tổng số 48 mã ngành đào tạo.Trong năm 2008, đã củng cố, nâng cấp trường Cao đẳng Y tế, trường Trung cấp nghề;
trường Cao đẳng Sơn La Các trường chuyên nghiệp đã chủ động trong công tác tuyển
Trang 28
-sinh và tổ chức các hoạt động của trường, thực hiện có hiệu quả việc liên kết đào tạovới các trường Đại học, Cao đẳng trong vùng và cả nước, tiếp tục thực hiện tốt vịêcđào tạo cho các tỉnh Bắc Lào
Về số lượng: Toàn tỉnh có 9.715 sinh viên, học viên; trong đó: hệ chính qui Đạihọc, Cao đẳng: 3.340, Trung cấp: 3.725; hệ đào tạo không chính qui Đại học, Caođẳng, trung cấp: 2.650 Hiện nay các trường đã cơ bản hoàn thành công tác tuyển sinh
và khai giảng
Ngoài ra, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đã duy trì 11 lớp đại học, 02lớp cao đẳng, 02 lớp trung cấp theo hình thức vừa học vừa làm cho 2.259 học viên cáccấp, các ngành của tỉnh
- Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Các ngành và UBND các huyện, thành
phố đã triển khai thực hiện Đề án đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ngoài tỉnh Sơn Lagiai đoạn 2009-2016 Từ tháng 7/2009, Ban chỉ đạo, điều hành Đề án của tỉnh đã tậphợp hồ sơ và đề nghị xét tuyển 33 cán bộ đi đào tạo theo kế hoạch trong năm 2009
- Về đào tạo cán bộ chủ chốt xã, phường: Năm học 2009-2010, Trung tâm giáo dục
thường xuyên các huyện và Thành phố tiếp tục mở các lớp đào tạo để đạt trình độ vănhoá Bổ túc trung học phổ thông cho 390 cán bộ xã, phường, thị trấn Ngoài ra Sở Nội
Vụ, Trường Chính trị Tỉnh và huyện, các trường Trung cấp Nông Lâm, Cao đẳng Y tế,các Hội, các ngành đã mở các lớp tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn và lý luậnchính trị cho các cán bộ xã; phường
b) Nâng cao trình độ cho các đối tượng xã hội và chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Về công tác xoá mù chữ: Năm 2009, toàn tỉnh đã mở 278 lớp với 3.745 học viên Số
người biết chữ trong độ tuổi 15-35 hiện nay là: 34.4690/357568, (đạt 96,30%)
- Đối với giáo dục thường xuyên: Tiếp tục mở 267 lớp Bổ túc THCS với 4.954 học
viên ; 11 lớp bổ túc tiểu học với 218 học viên trong độ tuổi và mở rộng đến các đốitượng cán bộ các xã bản vùng cao, biên giới
Toàn tỉnh có 149 trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường; hầu hết cáctrung tâm đều mở lớp để chuyển giao KHKT về các lĩnh vực gồm: khuyến công,khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, duy trì côngtác phổ cập giáo dục Tính đến tháng 10/2009, đã thực hiện cho 25.333 người
Các Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh và huyện đã tổ chức giảng dạytin học trình độ A cho 467 học viên; trình độ B cho 48 học viên Dạy Ngoại ngữ tiếngAnh trình độ B cho 60 học viên
Trang 29
-2.1.2.3 Cơ sở vật chất trang thiết bị
a) Về thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên
- Về phòng học (310 dự án gồm 953 phòng học) Trong đó: Số phòng học đã hoàn
thành, bàn giao đưa vào sử dụng 498 phòng, chiếm 52,3%; hoàn thiện 285 phòng học,chiếm 29,9%
- Về nhà công vụ giáo viên (203 dự án gồm 916 phòng) Trong đó: Số phòng học đã
hoàn thành đưa vào sử dụng 582 phòng, chiếm 63,5%; hoàn thiện 210 phòng học,chiếm 22,9%
Đến năm học này, tổng số phòng học toàn tỉnh là 11.876 phòng, tăng 878 phòng
(7,9%) so với năm học trước; trong đó phòng học kiên cố: 4.507 phòng (38%) tăng 5%
so với năm học trước; phòng học bán kiên cố: 2.964 phòng (24,9%); phòng học tạm và
xuống cấp: 4.405 phòng (còn 37,1%) giảm 4,7% so với năm học trước Về cơ bản sốphòng học đều phải sử dụng học 2 ca/ngày; các phòng học bộ môn, thí nghiệm thựchành còn thiếu rất nhiều và chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học
b) Về mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, giấy vở và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
Đã cấp phát đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh và giáo viên ở các trường theo
kế hoạch năm học, với tổng số 2.374.070 bản; triển khai mua sắm dù che mưa nắngcho các trường THPT và các trường PT Dân tộc Nội trú phục vụ sinh hoạt tập thể
Năm học này, đang triển khai mua sắm thiết bị tin học và trang bị cho 150trường tiểu học, THCS để nối mạng; tiếp tục trang bị 6 phòng máy cho 3 trường tiểuhọc và 3 trường THCS theo kế hoạch Toàn tỉnh đã có 100% các trường THPT, Trung
tâm GDTX, các trường chuyên nghiệp, các cơ quan quản lý giáo dục (Sở và Phòng) và
52,65% số trường trung học cơ sở, 19,6% trường tiểu học, 14,5% trường mầm non đãnối mạng và khai thác, sử dụng Internet
2.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tại tỉnh Sơn La 2.2.1 Nguồn vốn đầu tư cho GD – ĐT ở tỉnh Sơn La
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo là hoạt động sự nghiệp có thu Ngoài nguồnNSNN đầu tư thì còn có nguồn ngoài ngân sách Nguồn ngoài ngân sách có thể huyđộng từ học phí, lệ phí, tiền xây dựng trường,… của học sinh cũng như những khoảnđóng góp khác của nhân dân Để huy động được nguồn ngoài ngân sách, Nhà nướcđang thực hiện chính sách “xã hội hoá giáo dục” - chính sách mà toàn dân tham giađóng góp vào sự nghiệp giáo dục – đào tạo Nhưng do sự tuyên truyền, phổ biến vềchính sách này chưa rộng lớn nên nguồn ngoài ngân sách vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
Trang 30
-trong tổng chi dành cho giáo dục – đào tạo Ở Sơn La nguồn vốn đầu tư cho giáo dục –đào tạo bao gồm những nguồn chính sau:
- Nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục – đào tạo
- Nguồn khác: + Thu học phí
+ Các khoản đóng góp khácDưới đây là bảng số liệu cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho Giáo dục – đào tạocủa tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2009:
Bảng 2.1A: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
Tỷ trọng (%)
Số tyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số tyệt đối
Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Sở Giáo dục – đào tạo Sơn La)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổngnguồn vốn dành cho giáo dục – đào tạo, cụ thể như sau:
- Năm 2007 nguồn NSNN là 569982 triệu đồng chiếm 86.1%
- Năm 2008 nguồn NSNN là 682920 triệu đồng chiếm 84%
- Năm 2009 nguồn NSNN là 815626 triệu đồng chiếm 83.1%
Như vậy, nguồn NSNN đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp giáo dục – đào tạocủa tỉnh Trung bình nguồn này chiếm 84.4% tổng nguồn đầu tư trong giai đoạn 2007– 2009 Nguồn vốn này chủ yếu để trang trải các khoản chi thường xuyên của sựnghiệp giáo dục – đào tạo như chi lương, tiền công, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chicho mua sắm sửa chữa,…
Trang 31
-Qua các năm nguồn NSNN đều tăng lên về số tuyệt đối đã thể hiện sự quan tâmcủa Nhà nước, của các cấp chính quyền đến sự nghiệp dạy và học cũng như địnhhướng của Nhà nước trong thời gian tới coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Tuy có
sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng nguồn NSNN lại giảm dần theo thời gian.Điều này hoàn toàn dễ hiểu trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước đang cố gắng giảmdần gánh nặng cho NSNN nhưng vẫn đảm bảo đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển
sự nghiệp giáo dục – đào tạo và cũng là để thực hiện rộng rãi chính sách “xã hội hoágiáo dục” Chính sách này được thực hiện một cách hiệu quả, thể hiện như sau:
- Năm 2007 Các nguồn khác là 92018 triệu đồng, chiếm 13.9%
- Năm 2008 nguồn khác là 130080 triệu đồng, chiếm 16%
- Năm 2009 nguồn khác là 165874 triệu đồng, chiếm 16.9%
Từ năm 2007 đến 2009, nguồn ngoài ngân sách đều tăng lên cả về số tuyệt đốilẫn tương đối Đây là tín hiệu tốt chứng tỏ việc thực hiện có hiệu quả chính sách xã hộihoá giáo dục của Nhà nước ở tỉnh Sơn La Trong nguồn ngoài ngân sách thì tỷ trọngnguồn thu học phí chiếm tỷ trọng không lớn, xấp xỉ 1/3 nguồn ngoài ngân sách, còn lại
là các khoản đóng góp khác như: tiền xây dựng trường, lớp, các khoản đóng góp củacác cá nhân, tổ chức… Nguồn ngoài ngân sách càng lớn càng giảm bớt gánh nặng chongân sách nhà nước và tăng cường tính chủ động trong hoạt động của ngành Con sốnày cũng cho thấy sự quan tâm rất lớn của các bậc phụ huynh, các tổ chức, cá nhân…đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh
Qua sự phân tích cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn
La, có thể thấy được tầm quan trọng riêng có của từng nguồn đến hoạt động giáo dục –đào tạo Trong những năm tới chính quyền và nhân dân tỉnh Sơn La cần phải có nhữnghành động thiết thực hơn để tăng nguồn ngoài ngân sách cho sự nghiệp giáo dục – đàotạo vì hiện nay nguồn ngân sách nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn (hơn 80%); cầntuyên truyền và phổ biến rộng rãi chính sách “xã hội hoá giáo dục” trong mọi tầng lớpnhân dân để có thể nâng dần tỷ trọng nguồn ngoài ngân sách Từ đó đẩy mạnh sựnghiệp phát triển giáo dục – đào tạo của tỉnh
2.2.2 Tình hình phân cấp chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La
Trước năm 1996, khi chưa có Luật ngân sách, kinh phí NSNN cho giáo dục đào tạo do ba cấp ngân sách Trung ương, Tỉnh và Huyện đảm bảo Thời kỳ này chưa
-có sự phân cấp rõ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách một cách cụ thể, dẫn đếntình trạng đưa đẩy giữa các cấp ngân sách trong việc bố trí các khoản chi cho các cơ sở
Trang 32
-giáo dục Chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, tình hình đầu tư ngân sách chogiáo dục - đào tạo mang tính chất thụ động, thất thường giữa các năm, không có địnhhướng ổn định.
Từ khi Luật NSNN ra đời (năm 1996), công tác phân cấp quản lý ngân sáchngày càng đi vào nề nếp Theo luật NSNN, hệ thống tổ chức NSNN bao gồm bốn cấplà: ngân sách Trung ương; ngân sách Tỉnh, thành phố; ngân sách Quận, huyện và ngânsách Xã, Phường Mỗi cấp đảm đương những nhiệm vụ khác nhau được quy địnhtrong luật Ngân sách Trước năm 2006, nhiệm vụ chi thường xuyên cho giáo dục – đàotạo được phân cấp Tỉnh, Thành phố đảm nhận và thực hiện cấp phát theo hình thứckinh phí uỷ quyền cho ngân sách Quận, huyện nhưng kể từ ngày 25/4/2006, theo Nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ không còn có nguồn kinh phí uỷ quyền Các cấpngân sách sẽ được giao ngân sách để trực tiếp quản lý và sử dụng Thực hiện cơ chếphân cấp này để tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng Ngânsách
Trong quản lý NSNN cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La thì sự phân cấp thểhiện như sau:
- Sở giáo dục – đào tạo chủ trì việc lập, tổng hợp phân bổ dự toán và quyết toánkinh phí chi thường xuyên và kinh phí chương trình mục tiêu của khối sự nghiệp cấptỉnh bao gồm các hoạt động giáo dục của các trường THPT, trung tâm KTHN – HN,trung tâm GDTX và các hoạt động giáo dục khác thuộc tỉnh quản lý
- Phòng giáo dục – đào tạo phối hợp với phòng kinh tế tài chính lập, tổng hợp,phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí thường xuyên sự nghiệp giáo dục trên địa bànhay sự nghiệp giáo dục cấp huyện là các hoạt động giáo dục của các cấp học mầm non,tiểu học, THCS và các hoạt động giáo dục khác
Việc phân cấp như vậy đã tạo điều kiện để các cấp chính quyền tham gia quản
lý kinh phí sự nghiệp giáo dục, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong công tácquản lý đối với chính quyền địa phương
2.2.3 Chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT trên địa bàn tỉnh Sơn La
Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục – đào tạo, coi đó là quốc sách hàng đầunên ngân sách dành cho sự nghiệp này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng ngânsách nhà nước Ngân sách nhà nước góp phần rất lớn vào việc nâng cao quy mô vàchất lượng của sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong cả nước Tại tỉnh Sơn La ngân sáchchi cho giáo dục đào tạo luôn được đầu tư thích đáng Điều đó được thể hiện ở tỷ trọng
Trang 33
-giữa chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong tổng nguồn chithường xuyên NSNN của tỉnh Sơn La Cụ thể như sau:
Bảng 2.2A: Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục đào tạo
trong tổng nguồn chi thường xuyên NSNN của Tỉnh
Đơn vị: Triệu đồng
2008
Năm 2009
1 Chi thường xuyên cho giáo dục
2 Tổng chi thường xuyên ngân sách
(Nguồn: Sở Tài chính Sơn La)
Qua số liệu thực tế cho thấy khoản chi thường xuyên dành cho giáo dục – đàotạo luôn chiếm trên 39% trong tổng nguồn chi thường xuyên NSNN của tỉnh Khoảnchi này để tài trợ cho hoạt động chi thường xuyên của tất cả các trường trong địa bàntỉnh từ mầm non cho đến hướng nghiệp tổng hợp Đây là một con số khá cao bởi vìcòn có rất nhiều ngành, nghề và lĩnh vực cần được sự đầu tư từ nguồn NSNN Con sốtrên chứng tỏ Sơn La là tỉnh có một mạng lưới các trường lớp khá rộng lớn và có sựđầu tư, quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Cơ cấu này tăng dần theo từng năm về sốtuyệt đối (từ 569.982 triệu đồng năm 2007 lên 815.626 triệu đồng năm 2009) Tuy vậy
về tỷ trọng lại có xu hướng giảm chút ít từ 41% năm 2008 xuống 39% năm 2009
Sau đây chúng ta sẽ xem xét đến nội dung của chi thường xuyên NSNN chogiáo dục - đào tạo:
a) Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các cấp, bậc học
Như đã nói ở trên, hiện tại Sơn La có 214 trường mầm non, 264 trường tiểuhọc, 220 trường THCS, 31 trường THPT, 12 TTGDTX và 1 trung tâm KTTH-HN cóđược sự đầu tư từ nguồn NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo
Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2.3A), ta có thể thấy khối THCS chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo, tiếp đó là khốitiểu học, THPT, mầm non và cuối cùng là TTGDTX Cụ thể như sau: