Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005

10 634 1
Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo sự nghiệp giáo dục   đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005 Vũ Thị Thanh Nga Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn Thạc sĩ ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thu Hương Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nêu rõ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa tác động đến quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh từ năm 1997-2005. Trình bày một cách có hệ thống chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đào tạo từ 1997 - 2005. Khảo sát thực tế, đánh giá khách quan tình hình phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh Hải Dương trong 9 năm tái lập tỉnh. Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong quá trình lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ 19972005. Keywords: Đảng bộ tỉnh Hải Dương; Giáo dục đào tạo; Lịch sử Đảng Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm qua sự nghiệp cách mạng nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt bước vào thời kỳ mới, trước những đòi hỏi cấp bách của nhiệm vụ xây dựng đất nước, Đảng đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược con người của Đảng, là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển đất nước. Vì vậy Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) của Đảng đã đề ra quan điểm chỉ đạo chung là “Cùng với khoa học và công nghệ giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [19, tr.107] cho đất nước. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và bền vững” [21, tr.108- 109]. Hoà trong tình hình chung của cả nước, nhiều năm qua. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, giáo dụcđào tạo tỉnh Hải Dương những năm 1997-2005 có những bước phát triển 2 vượt bậc đạt được những thành tích nổi bật và có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của cả nước. Ngay sau 5 năm đầu tiên tiến hành đổi mới đất nước, đầu năm 1991 tỉnh Hải Dương được công nhận là một trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Tháng 4/2000 được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận là tỉnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Theo thống kê của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 1991 đến nay tỉnh đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái về quy mô và chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là năm 1993 trở lại đây cơ bản phát triển và có những đóng góp đáng ghi nhận: Năm 1995, ngành giáo dục đào tạo Hải Dương đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 2000 (sau khi tái lập tỉnh) được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2; năm 2003 được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc dẫn đầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2005, được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Cùng với sự phát triển về quy mô, đa dạng hoá các loại hình trường, lớp chất lượng giáo dục của tỉnh đã có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất được tăng cường. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh sau hơn 20 năm đổi mới vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Do vậy cần phải đi sâu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đào tạo của tỉnh, đặc biệt là từ ngày tái lập. Từ đó đúc rút một số vấn đề về lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo của Hải Dương trong thời kỳ mới. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề "Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005" làm đề tài luận văn Thạc sỹ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Giáo dục đào tạo là mối quan tâm thường xuyên không chỉ của Đảng mà còn là của các tổ chức xã hội, của từng cá nhân, gia đình trong mỗi giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Vì vậy đã có nhiều công trình của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau: Nhóm thứ nhất: Đó là các công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giáo dụcđào tạo như: tác phẩm“Vấn đề giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội (1990); “Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa” của Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội (1978); “Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (1996) của Phạm Minh Hạc Nhóm thứ hai: Là các công trình khoa học về tổng kết thực tiễn quá trình giáo dục đào tạo như: Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Chương 3 trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) với dự án “Nghiên cứu tổng thể giáo dục - đào tạo, phân tích nguồn nhân lực VIE89/022” và dự án: “Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay” được tiến hành trong 2 năm (1991 - 1992); “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước”, của Đỗ Mười Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Nhóm thứ ba: Là các công trình khoa học tổng kết quá trình lãnh đạo giáo dục đào tạo trên địa bản một số địa phương như: Luận văn thạc sỹ của Lương Thị Hoè “Đảng bộ tỉnh Hoà Bình sự nghiệp giáo dục - Đào tạo (1991-1996)”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998; Hà Văn Định “Đảng bộ Thị xã Vĩnh Yên (Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo (1986-1999)”, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Nguyễn Thị Hồng Thiết “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997đến năm 2006”. Nhóm thứ tư: Là các công trình có liên quan đã nghiên cứu giáo dục đào tạo ở tỉnh, Đảng bộ Hải Dương như là: “Lịch sử giáo dục Hải Dương (1945 - 2005)”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Báo cáo tổng kết đề tài khoa học “Tổng kết lý luận và thực tiễn những kinh nghiệm quý của ngành giáo dụcđào tạo Hải Dương phục vụ sự nghiệp đổi mới” của Hội giáo chức tỉnh Hải Dương (2/2008); Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Điều tra thực trạng, dự báo và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và 2015”; Báo cáo "Nghiên cứu tổng kết chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng thực hiện giai đoạn 2006-2010". Những công trình trên đã nghiên cứu về giáo dục - đào tạo ở những góc độ khác nhau, ở từng giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vai trò của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh, đặc biệt trong 9 năm tái lập Tỉnh (1997 - 2005). 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển sự nghiệp giáo dục đào trong 9 năm từ khi tái lập tỉnh 1997 đến năm 2005 nhằm tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Đảng bộ tỉnh, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn góp phần vào hoạch định chủ trương, chính sách phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay. * Nhiệm vụ: Nêu rõ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa tác động đến quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh từ năm 1997-2005. Trình bày một cách có hệ thống chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đào tạo từ 1997 - 2005. 4 Khảo sát thực tế, đánh giá khách quan tình hình phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh Hải Dương trong 9 năm tái lập tỉnh. Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong quá trình lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ 1997 - 2005. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Dương trong lĩnh vực phát triển giáo dụcđào tạo thể hiện ở những chủ trương, biện pháp và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh từ 1997 - 2005. 5 * Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Chủ trương và quá trình tổ chức chỉ đạo thục hiện của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của Tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, giáo dục chuyên nghiệp, công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và xây dựng cơ sở vật chất. Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong 9 năm tái lập tỉnh từ 1997 - 2005. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 5. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu: * Nguồn liệu: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh viết về giáo dụcđào tạo. Hệ thống văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1986 - 2005 liên quan đến đề tài. Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Hải Dương; Báo cáo hàng năm của Uỷ ban nhân dân, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hải Dương, báo cáo hàng năm của các thành phố, huyện, thị tiêu biểu Một số công trình nghiên cứu, khảo sát có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử - lô gíc và các phương pháp khác như: So sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn 6. Đóng góp của luận văn: Góp phần làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dươngsự vận dụng sáng tạo đường lối phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng vào thực tiễn của địa phương từ 1997 - 2005 Làm rõ những thành quả, hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng bộ tỉnh. Từ những kinh nghiệm được đúc rút trong lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng bộ Hải Dương, góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học phục vụ sự phát triển giáo dục - đào tạo Hải Dương trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1. Chủ trương và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo của đảng bộ tỉnh Hải Dương những năm đầu tái lập (1997 - 2000). 6 Chương 2. Lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo những năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005). Chương 3. Kết quả và một số kinh nghiệm chủ yếu của đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1997-2005). References 1. Ban chấp hành Trung ương (1993), Nghị quyết 04 - NQ/HNTW, Hội nghị lần thứ (khoá VII) Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục đào tạo. 2. Ban chấp hành Trung ương (24/12/1996), số 02-NQ/HNTW, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH - HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. 3. Ban chấp hành Trung ương (2002), số 72/TLHN, Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và phương hướng hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2005đến năm 2010. 4. Ban chấp hành Trung ương (2002), số 14 - KL/TƯ, Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005đến năm 2010. 5. Ban chấp hành Trung ương, số 73/TLHN, Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và phương hướng hướng phát triển khoa học công nghệ từ nay đến năm 2010. 6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2002), Các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII. 7. Ban chỉ đạo tổng kết chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (2005), Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005 và phương hướng thực hiện giai đoạn 2006-2010 8. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), số 05 - HD/KGTW, hướng dẫn triển khai thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. 9. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương tai vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 (1991), Nxb. Sự thật, Hà Nội. 7 11. Đảng bộ tỉnh Hải Hưng (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần thứ V. 12. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1997), Báo cáo chính trị trình đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII. 13. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII. 14. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (15/9/2002), Chương trình thực hiện kết luận lần thứ VI Ban chấp hành TW Đảng (Khoá IX) về Giáo dục - Đào tạo, khoa học và công nghệ. 15. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV. 16. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005), Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương 1940-2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết TW5, khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Địa chí Hải Dương (2008), tập III, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hà Văn Định (2000), Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1986-1999), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hà Nội. 26. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 8 27. Phạm Minh Hạc (1996), phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 28. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hải Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI (2004), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hội cựu Giáo chức tỉnh Hải Dương (2/2008), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học: tổng kết lý luận và thực tiễn những bài học kinh nghiệm quý của ngành giáo dụcđào tạo tỉnh Hải Dương phục vụ sự nghiệp đổi mới. 31. Lương Thị Hoè (1998), Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lãnh đạo sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo (1991 - 1996), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội. 32. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1998), tập I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Lịch sử Giáo dục Hải Dương 1945-2005 (2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Luật giáo dục (1998), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Các Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin - I.V.Xtalin (1976), Bàn về giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Lê Khả Phiêu (21/2/1998), Chuẩn bị nguồn lực con người, Bài phát biểu với Bộ Giáo dục và Đào tạo. 42. Trần Hồng Quân (1997), Giáo dục 10 năm đổi mới và chặng đường trước mắt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 43. Nguyễn Thị Lâm Sính (1998), Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo xây dựng phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1986 - 1996, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội. 44. Nguyễn Văn Sơn (5/1997), ”Xã hội hoá giáo dục - điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục. 45. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (1998), Báo cáo tổng kết năm học 1997 - 1998. 46. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (1999), Báo cáo tổng kết năm học 1998 - 1999. 47. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2000), Báo cáo tổng kết năm học 1999 - 2000. 9 48. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2001), Báo cáo tổng kết năm học 2000 - 2001. 49. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2002), Báo cáo tổng kết năm học 2001 - 2002. 50. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2003), Báo cáo tổng kết năm học 2002 - 2003. 51. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2004), Báo cáo tổng kết năm học 2003 - 2004. 52. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2005), Báo cáo tổng kết năm học 2004 - 2005. 53. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2006), Báo cáo tổng kết năm học 2005 - 2006. 54. Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương (2/2007), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Điều tra thực trạng, dự báo và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và 2015. 55. Nguyễn Thị Hồng Thiết (2009), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội. 56. "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” (2002), Tạp chí Cộng sản, (9/2002). 57. Tỉnh uỷ Hải Dương (9/4/1997), Nghị quyết 02 NQ/TU về "Chương trình hành động thực Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về giáo dục đào tạo”. 58. Tỉnh uỷ Hải Dương (10/6/1998), Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục - đào tạo và khoa học cộng nghệ. 59. Tỉnh uỷ Hải Dương (4/8/1999), số: 65/KHTV, Dự kiến kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch các trường trung học phổ thông, các Trung tâm giáo dục thường xuyên từ năm 2000 đến 2005. 60. Tỉnh uỷ Hải Dương - Ban Tuyên giáo (10/2000), Số 24 - BC/TG, Báo cáo kết quả thực hiện NQTW2, NQ 02 của Tỉnh uỷ về giáo dục - đào tạo và những biện pháp chủ yếu đạt mục tiêu đến năm 2000. 61. Tỉnh uỷ Hải Dương (7/2002), Số 50 - BC/TU, Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và nghị quyết 02 của tỉnh uỷ Hải Dương về Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ (1997 - 2001). 62. Tỉnh uỷ Hải Dương (10/2002), Số 26 - CTr/TU, Chương trình thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX), phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và 2010. 63. Tỉnh uỷ Hải Dương (8/2008), số 115 - BC/TU, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo. 10 64. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương(1999), Số 20/CT-UB, Chỉ thị của UBND tỉnh Hải Dương về nhiệm vụ năm học 1999 - 2000. 65. Viện Khoa học giáo dục (1999), Xã hội hoá công tác giáo dục - nhận thức và hành động, Viện Khoa học giáo dục xuất bản, Hà Nội.

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan