Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và trách nhiệm của nhân dân

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 59 - 62)

II Sự nghiệp đào tạo

b) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và trách nhiệm của nhân dân

phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm của nhân dân

Tổ chức tốt các biện pháp tuyên truyền về vai trò của giáo dục để nhân dân thấy rõ tầm quan trọng của chiến lược phát triển con người đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ có phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý, cân đối lao động giữa các ngành nghề, kết hợp với đội ngũ lao động trí thức mới là động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.

Ngoài các hình thức tuyên truyền về vai trò của giáo dục còn để nhân dân nhận thức được rằng: sự nghiệp giáo dục không chỉ riêng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của nhân dân, xây dựng một nền giáo dục toàn dân, nhân dân có trách nhiệm cùng nhà nước xây dựng sự nghiệp giáo dục ngày càng vững mạnh.

3.3 Kiến nghị

Để có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu, theo em cần phải có những điều kiện đảm bảo sau đây:

Thứ nhất: phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Chỉ có trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo và tầm quan trọng của công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương mới chỉ đạo các ban, ngành địa phương tích cực quan tâm đến đầu tư ngân sách, quản lý ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo.

Thứ hai: về khuôn khổ pháp lý. Trung ương cần bổ sung sửa đổi các quy định trong quản lý tài chính, ngân sách từ luật NSNN đến các văn bản dưới luật đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách. Trong đó cần thiết phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân

sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan KBNN trong lĩnh vực NSNN, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới.

Thứ ba: phải đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách của Sơn La còn hạn hẹp, chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo chủ yếu từ nguồn trợ cấp cân đối của Trung ương, khả năng chi trả nhờ có nguồn thu vượt dự toán của địa phương không đáng kể. Muốn đạt được một cơ cấu đầu tư chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo hợp lý, phải có một lượng ngân sách tăng lên nhất định. Vì vậy, ngoài việc tích cực tranh thủ sự quan tâm của các Bộ, ngành ở Trung ương, phải soát xét lại các chính sách đặc thù của địa phương đã ban hành trên cơ sở dự kiến để nguồn ngân sách có thể đáp ứng được, khắc phục tình trạng một số chính sách địa phương ban hành không có nguồn để bố trí.

Thứ tư: phải có các chính sách hợp lý giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên hiện nay ở các cấp học hiện nay. Yếu tố này không những tác động đến cơ cấu chi ngân sách cho các cấp học mà còn ảnh hưởng đến các khâu khác của quá trình quản lý chi ngân sách. Sẽ không có một cơ cấu chi, quy trình phân bổ dự toán hợp lý nếu không giải quyết được tình trạng này. Vì vậy, song song với các chính sách sắp xếp lại đội ngũ giáo viên hiện có, cần có các quy định chặt chẽ từ khâu tuyển dụng.

Thứ năm: về con người và cơ sở vật chất. Cần củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính trong ngành giáo dục, cần phải bổ sung thêm lực lượng làm công tác quản lý tài chính cho Sở Giáo dục - đào tạo để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí tại các đơn vị cơ sở. Đổi mới khâu mua sắm, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý theo hướng ngày càng hiện đại hoá. Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, không chỉ đơn thuần là việc mua sắm tài sản, trang thiết bị đắt tiền mà thực chất của nó là cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, phục vụ cho công tác quản lý. Vì vậy vẫn cần thiết phải dành một khoản kinh phí hợp lý cho công tác quản lý, ưu tiên tin học hoá việc quản lý cấp phát kinh phí.

KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học - công nghệ, thế kỷ đỉnh cao về trí tuệ, trong đó giáo dục – đào tạo luôn được coi là nền móng đối với chiến lược phát triển con người và chiếm một vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trên tinh thần đó, mặc dù kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn nhưng sự nghiệp giáo dục – đào tạo vẫn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng phát triển, thể hiện ở việc ngân sách hàng năm dành cho giáo dục - đào tạo ngày một tăng lên. (năm 2007 là 55.300 tỷ đồng; năm 2008 là 66.770 tỷ đồng).

Chi ngân sách nhà nước nói chung và chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói riêng cho giáo dục – đào tạo là một khoản chi lớn, vì vậy cần phải quản lý khoản chi này thật chặt chẽ và có hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài đã đi sâu và giải quyết được những vấn đề sau: i) Khái quát được những vấn đề về NSNN và chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo, qua đó tìm hiểu về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo; ii) Đưa ra được thực trạng về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La qua các năm 2007, 2008 và 2009. iii) Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo trên địa bản tỉnh Sơn La.

Do khả năng và hiểu biết còn hạn chế cũng như chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, sửa chữa của thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w