Cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo nội dung kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 36 - 39)

Theo cách phân chia này, chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo được chia thành:

- Chi cho con người bao gồm: chi lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, chi bảo hiểm, phúc lợi xã hội,…

- Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: chi dịch vụ công cộng, chi văn phòng phẩm, chi mua hàng hoá, trang thiết bị chuyên dùng, đồng phục, chi mua sách, vở, tài liệu,… - Chi mua sắm sửa chữa gồm: chi mua sắm, chi sửa chữa lớn.

- Chi khác: quản lý hành chính, công tác phí, tiếp khách, chi kỷ niệm các ngày lễ lớn…

Giai đoạn 2007 – 2009 tình hình chi thường xuyên NSNN theo nội dung kinh tế ở Sơn La được thể hiện như sau:

Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2.4A), ta có thể thấy tỷ trọng chi cho con người luôn chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, gấp hơn 4 lần các khoản chi khác cộng lại:

Năm 2007 chi cho con người là 498,735 triệu đồng chiếm 87.5% tổng chi. Năm 2008 là 575,701 chiếm 84.3% và năm 2009 là 661,472 chiếm 81.1%. Khoản chi này tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng là do tỉnh điều chỉnh để phù hợp hơn với Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ ngân sách (tỷ lệ chi cho con người trên các khoản chi khác là 80/20). Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn đến vậy giữa tỷ lệ chi cho con người với các khoản chi khác đó là:

+ Thứ nhất: Đây là khoản chi cần thiết mang tính bắt buộc. Khi lập dự toán cũng như phân bổ dự toán phải đảm bảo ngân sách đủ cho khoản chi này, sau đó mới cân đối các khoản chi khác.

Bảng 2.4A: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo theo nội dung kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọn g (%) Tổng số 569,98 2 100 682,92 0 100 815,62 6 100

1 Chi cho con người 498,735 87.50 575701 84.30 661472 81.1 2 Chi chuyên môn 43,319 7.60 59414 8.70 63619 7.8 3 Chi mua sắm SC 21,089 3.70 29365 4.30 64434 7.9

4 Chi khác 6,839 1.20 18438 2.7 26101 3.2

(Nguồn: Sở Tài chính Sơn La)

+ Thứ hai: Do số lượng giáo viên trong biên chế không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy nên xuất hiện nhiều giáo viên hợp đồng, ngoài biên chế. Chi lương cho bộ phận này cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ.

+ Thứ ba: Chính sách tiền lương có nhiều thay đổi. Từ năm 1996 đến nay, tiền lương cơ bản đã có nhiều thay đổi: năm 1997 điều chỉnh tăng từ 120.000đ lên 144.000đ, năm 2000 điều chỉnh lên 180.000đ, năm 2001 lên 210.000đ, năm 2006 lên 450.000đ, năm 2008 lên 540.000đ và gần đây nhất năm 2009 lên 650.000đ. Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp cũng tăng lên theo hệ số lương.

Nhìn chung các khoản chi này ở Sơn La được thực hiện tốt nhưng tỷ trọng chi cho khoản này còn lớn quá mức quy định của nhà nước. Mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng cho đến năm 2009 tỷ lệ này vẫn chưa đạt yêu cầu. Trong thời gian tới với những sự đổi mới tích cực, hy vọng ngành giáo dục – đào tạo Sơn La sẽ đạt được những chỉ tiêu đã đề ra cũng như thực hiện tốt định mức tiêu chuẩn của ngành. Bên cạnh việc đầu tư cho con người, sự nghiệp giáo dục – đào tạo còn phải chú trọng đến chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây cũng là một khoản chi quan trọng góp phần không

nhỏ nâng cao chất lượng dạy và học. Thời gian qua khoản chi này cũng được chú trọng hơn, thể hiện sự tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: Năm 2007 được chi là 43319 triệu đồng, chiếm 7.6% tổng chi thường xuyên; Năm 2008 con số này là 59414 triệu đồng, chiếm 8.7%; Năm 2009 là 63619 chiếm 7.8%.

Điều này được giải thích là do sự đầu tư của các trường vào trang thiết bị, đồ dùng học tập và các công tác khác để phù hợp hơn với chương trình và phương pháp dạy học. Trong thời gian tới, ngành giáo dục - đào tạo Sơn La vẫn tiếp tục nâng cao tỷ trọng chi cho các khoản chi này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học.

- Chi cho khoản mục mua sắm sửa chữa thời gian qua cũng đã được nâng dần lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: Năm 2007 khoản chi này là 21,089 triệu đồng, chiếm 3.7%; năm 2008 là 29365 triệu đồng, chiếm 4.3%; năm 2009 là 64434 triệu đồng, chiếm 7.9%. Đầu tư cho khoản mục này góp phần tạo điều kiện cho công tác dạy và học được tốt hơn. Ở Sơn La khoản chi này được sử dụng khá hợp lý, đúng mục đích và sát với dự toán đã được phê duyệt.

- Chi khác chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo: + Năm 2007 chi khác là 6,839 triệu đồng, chiếm 1.2%

+ Năm 2008 chi khác là 18,438 triệu đồng chiếm 2.7% + Năm 2009 chi khác là 26,101 triệu đồng chiếm 3.2%.

Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng khoản chi này cũng đóng một vai trò không nhỏ trong hoạt động của hệ thống giáo dục tỉnh Sơn La. Tuy nhiên khoản chi này cần có sự điều chỉnh giảm dần, bởi những hoạt động này không phải là nội dung chính trong hoạt động giáo dục - đào tạo. Những khoản công tác phí, tiếp khách, điện nước,… cần tiết kiệm một cách tối đa nhằm giảm bớt sự lãng phí trong sử dụng NSNN.

Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo theo nội dung kinh tế đã có sự điều chỉnh khá hợp lý trong thời gian qua, tuy nhiên cần phải cân đối lại tỷ lệ chi cho con người với các khoản chi khác cho phù hợp và đúng theo quy định; trong các khoản chi khác nên tăng dần tỷ trọng cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và giảm dần các khoản chi khác để góp phần nâng cao chất lượng dạy học - hoạt động chính của sự nghiệp giáo dục đào tạo.

2.2.4 Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tại tỉnh Sơn La2.2.4.1 Áp dụng định mức chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tỉnh Sơn La 2.2.4.1 Áp dụng định mức chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT tỉnh Sơn La

Định mức là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức tốt công tác quản lý chi ngân sách nhà nuớc, tuy nhiên đối với giáo dục và đào tạo, trong quy trình lập ngân sách, ngoài những định mức chi tiết thường được áp dụng theo hệ thống các định

mức chi ngân sách Nhà nước áp dụng chung cho lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các định mức đóng vai trò tham khảo chính trong quá trình thảo luận ngân sách như tỷ lệ giáo viên/học sinh, quy mô lớp học… còn lại các định mức như chi tiêu trên một đầu dân, chi tiêu trên một đầu học sinh chủ yếu mang tính hướng dẫn quá trình phân bổ kinh phí.

Từ năm 1992 trở về trước, ở nước ta việc phân bổ kinh phí ngân sách giáo dục - đào tạo cho các địa phương (tỉnh, thành phố) được xác định theo đầu học sinh các cấp học. Từ năm 1993 (thực hiện nghị quyết 76/HĐBT ngày 9/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng - nay là Chính phủ, định mức chi cho giáo dục được tính theo dân số và có hệ số thích hợp cho từng vùng dân cư và từ đó đến nay Bộ tài chính đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi định mức chi ngân sách giáo dục - đào tạo để phù hợp cho từng thời kỳ. Cụ thể, năm 1996 Bộ Tài chính đã có thông tư số 38 TC/NSNN ngày 18/7/1996 hướng dẫn xây dựng dự toán Ngân sách nhà nước năm 1997, ban hành kèm theo mức chi Ngân sách về giáo dục - đào tạo, và năm 1998 có hướng dẫn số 562TC/NCSN ngày 3/3/1998 hướng dẫn các mức chi trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Trong đó, bổ sung mức chi sau đại học, mức chi đối với học sinh hệ đào tạo tại chức, mức chi đối với học sinh phổ thông các cấp học, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và mức chi xoá mù chữ.

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 151/2006/QĐ – TTg ngày 29/6/2006 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2007 trong đó có định mức cho ngành giáo dục – đào tạo và dạy nghề.

Bảng 2.4B: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách cho Giáo dục – đào tạo tỉnh Sơn La năm 2007

I Sự nghiệp giáo dục Đơn vị tính Định mức Ghi chú

1 Mầm non 1.000 đ/hs/năm 700

2 Tiểu học 1.000 đ/hs/năm 750

3 Trung học cơ sở 1.000 đ/hs/năm 800

4 Trung học phổ thông 1.000 đ/hs/năm 1400

5 Phổ thông DTNT 1.000 đ/hs/năm 8000

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w