Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 40 - 41)

II Sự nghiệp đào tạo

2.2.4.2 Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La

toán được hướng dẫn cụ thể thông qua Nghị quyết 105/2006/NQ-HĐND ngày 15/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quyết định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Sơn la năm 2007 và Quyết định số 62/2006/QĐ-UBND ngày 11/8/2006 của UBND tỉnh Sơn la về quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Sơn la năm 2007.

2.2.4.2 Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La tỉnh Sơn La

Khi lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo phải dựa vào những căn cứ khoa học và tiến hành theo một trình tự nhất định. Quy trình lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo ở Sơn La được thực hiện như sau:

Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách năm kế hoạch, các hướng dẫn của các Bộ ngành có liên quan về trình tự, thời gian xây dựng dự toán thu, chi ngân sách và chỉ thị của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước ở địa phương, Sở Tài chính hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi về Sở Tài chính để làm cơ sở cho việc lập dự toán.

Căn cứ vào số kiểm tra dự toán ngân sách Trung ương giao và số đã thảo luận vòng I với Bộ Tài chính, Sở Tài chính lên phương án số kiểm tra dự toán chi ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định giao số kiểm tra và UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các đơn vị, huyện, ngành.

Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và số kiểm tra Sở Tài chính đã thông báo, các cơ quan, đơn vị, huyện, ngành lập dự toán gửi Sở Tài chính để thẩm định, đồng thời Sở Tài chính tổ chức thảo luận với ngành và các huyện để tổng hợp trình UBND tỉnh trước khi làm việc vòng II với Bộ Tài chính.

Sau khi tỉnh nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ; Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét và quyết định dự toán chi ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục - đào tạo. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định giao dự toán chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo (số tổng hợp).

Căn cứ vào dự toán ngân sách đã được HĐND tỉnh thông qua và quyết định phân bổ của UBND tỉnh, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất về nguyên tắc, phương pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị thuộc ngành và các huyện theo Mục lục ngân sách Nhà nước, đồng thời Sở Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách cho các đơn vị, huyện, ngành để các đơn vị tiến hành lập dự toán chi tiết theo nhiệm vụ chi và mục lục ngân sách nhà nước gửi cơ quan tài chính thẩm định (Sở Tài chính đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh, phòng tài chính đối với các đơn vị cấp huyện) và thông báo dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách đến từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng. Riêng đối với các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên đóng trên địa bàn huyện căn cứ vào dự toán của đơn vị đã được tỉnh thông báo, các đơn vị lập dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước, Phòng Tài chính huyện thẩm định trình UBND huyện quyết định và thông báo cho các đơn vị.

Đối với dự toán chi các chương trình mục tiêu, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn chương trình mục tiêu của Trung ương giao, Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục - đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đến từng đơn vị trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định. Sở Giáo dục và đào tạo phải thông báo kết quả xét duyệt của UBND tỉnh cho các huyện và các cơ sở được biết. Việc phân bổ vốn dựa trên nguyên tắc dựa vào phân bổ chi tiết của trung ương, phần còn lại được bố trí cho những đơn vị có nhu cầu thiết yếu.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w