Như đã nói ở trên, hiện tại Sơn La có 214 trường mầm non, 264 trường tiểu học, 220 trường THCS, 31 trường THPT, 12 TTGDTX và 1 trung tâm KTTH-HN có được sự đầu tư từ nguồn NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 2.3A), ta có thể thấy khối THCS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo, tiếp đó là khối tiểu học, THPT, mầm non và cuối cùng là TTGDTX. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3A: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các cấp, bậc học thuộc sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Quyết toán chi ngân sách tỉnh - Sở Tài chính Sơn La)
- Khối THCS là khối chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi NSNN giành cho giáo dục – đào tạo do cấp học này có số lượng trường, lớp, học sinh rất lớn (năm 2009 là 220 trường). Những năm vừa qua đầu tư cho khối THCS có tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng điều này được thể hiện:
+ Năm 2007 tổng chi thường xuyên là 222.292 triệu đồng, chiếm 39% + Năm 2008 là 259.509 triệu đồng, chiếm 38%
+ Năm 2009 là 307.899 triệu đồng, chiếm 37.75%
Ở cấp học này, thời gian qua đã được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương. Các trường đã có sự đổi mới về chương trình và phương pháp dạy học nhằm phát huy khả năng của học sinh trên nhiều lĩnh vực. Thêm vào đó, các trường cũng không ngừng đổi mới trang thiết bị phù hợp hơn với phương pháp dạy và học. Thời gian tới các cấp chính quyền sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực cho giáo dục THCS nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Đối với khối Tiểu học, mặc dù tăng lên về số tuyệt đối qua các năm (217.733; 267.704; 305859 triệu đồng) nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng chi (38.2% xuống 37.5%). Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống trường lớp và đồ dùng trang thiết bị của khối này đã được đầu tư rất tốt từ những năm trước nên việc
TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Số tyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng số 569,982 100 682,920 100 815,626 100 1 Mầm non 54,148 9.50 66,243 9.70 89,882 11.02 2 Tiểu học 217,733 38.20 267,704 39.20 305,859 37.5 3 THCS 222,292 39.00 259,509 38.00 307,899 37.75 4 THPT 70,962 12.45 81,950 12.00 95,838 11.75 5 TT GDTX 4,847 0.85 7,514 1.10 16,148 1.98
mua sắm sửa chữa và nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng lên không nhiều. Bên cạnh đó, lực lượng giáo viên cũng ổn định qua các năm nên đầu tư cho cấp học này dần đi vào quỹ đạo và tỷ trọng có xu hướng giảm dần để đầu tư cho các cấp học khác.
- Khối THPT những năm qua cũng được đầu tư khá lớn, cụ thể như sau: + Năm 2007 ngân sách chi 70.962 triệu đồng, chiếm 12.45%
+ Năm 2008 là 81.950 triệu đồng, chiếm 12% + Năm 2009 là 95.838 triệu đồng, chiếm 11.75%.
Tỷ trọng nguồn ngân sách dành cho THPT có xu hướng giảm là do có sự đầu tư nhiều hơn cho giáo dục mầm non. Tuy vậy, hoạt động giáo dục ở các trường khối này vẫn diễn ra tốt. Việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở các khối được triển khai rất tốt, chương trình phân ban cũng đã được quan tâm đúng mức. Ngay từ đầu năm học các trường đã xây dựng kế hoạch, trong đó tập trung cho các tổ bộ môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức cho các giáo viên báo cáo chuyên đề chuyên sâu, thao giảng, trao đổi kinh nghiệp giảng dạy. Các trường cũng đã mua sắm trang thiết bị phù hợp với phương pháp dạy học mới (radio, casset,…) qua đó làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
- Khối giáo dục mầm non những năm qua phát triển mạnh cả về số lượng học sinh lẫn quy mô trường lớp. Vì vậy, ngân sách dành cho giáo dục mầm non tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng: năm 2007 là 54,148 triệu đồng, chiếm 9.5%; năm 2008 là 66,243 triệu đồng, chiếm 9.7%; năm 2009 là 89,882 triệu đồng, chiếm 11.02%.
Thời gian qua các cấp chính quyền đã làm tốt công tác vận động đưa trẻ đến trường nên thay vì để trẻ ở nhà như những năm trước đây, các bậc phụ huynh đã đưa con em mình đến nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Hơn thế nữa, cơ sở vật chất, điều kiện dạy học và vui chơi của các trường cũng dần được nâng lên đã tạo sự tin tưởng cho các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đến trường. Chi thường xuyên NSNN cho cấp học này không những phải chi trả lương, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa mà còn phải chi trả những khoản chi lương cho giáo viên ngoài biên chế (tỷ lệ khá lớn, gấp 2 lần giáo viên trong biên chế), chi trả các khoản dịch vụ bên ngoài (do đặc thù của cấp học này là trẻ còn nhỏ tuổi và hầu như là học bán trú,…).
- Khối Trung tâm GDTX thời gian qua chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức, tỷ lệ chi trong tổng nguồn chi còn thấp (trung bình giai đoạn 2007 – 2009 là 1,31%). Tuy vậy tổng chi cho cấp này vẫn tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng:
Năm 2007 là 4847 triệu đồng, chiếm 0.85%; năm 2008 là 7514 triệu đồng, chiếm 1.1%; năm 2009 là 16148 triệu đồng chiếm 1.98%. Hoạt động của cấp học này thời gian qua khá phát triển. Các trung tâm mở thêm các lớp bổ túc THCS, bổ túc THPT cho đối tượng trong độ tuổi và đối tượng cán bộ phường, xã ở các địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi để người có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập, góp phần nâng cao dân trí, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS, đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học được chú ý đúng mức, hầu hết trung tâm đã sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhiều giáo viên đã sử dụng giáo án điện tử trong dạy bổ túc THPT. Trong thời gian tới song song với việc triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, các trung tâm GDTX có nhiều biện pháp tích cực, thường xuyên củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ, phổ cập giáo dục THCS.