Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 43 - 45)

II Sự nghiệp đào tạo

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2007 – 2009, tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đó là:

- Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo được bố trí hợp lý theo thứ tự ưu tiên từng nhóm chi

Việc bố trí Ngân sách theo từng nhóm chi tuỳ thuộc vào vai trò của chúng trong công tác dạy và học. Ở Sơn La thứ tự này là con người, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa và chi khác. Với vị trí đầu tiên cho con người chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo dành cho vấn đề cơ bản trong lĩnh vực trồng người đó chính là đội ngũ giáo viên. Việc ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho giáo viên là vấn đề rất quan trọng, nó là bước đệm để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Có ổn định đời sống của mình họ mới toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp dạy và học. Vị trí thứ hai là nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Có thầy giỏi, trò tốt nhưng không đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học thì sẽ rất khó có thể đạt được những thành tích cao vì vậy nên tỷ lệ ngân sách dành cho nghiệp vụ chuyên môn cũng được nâng cao dần. Xếp cuối là mua sắm sửa chữa và chi khác.

- Chất lượng công tác lập dự toán được nâng cao

Quy trình lập dự toán ngân sách về cơ bản được thực hiện đúng theo luật Ngân sách Nhà nước. Các đơn vị chủ động lập dự toán dưới sự hướng dẫn của cơ quan Tài chính các cấp. Trong quá trình lập và giao dự toán có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan tài chính và cơ quan giáo dục, trên cơ sở đó có sự hướng dẫn thực hiện đối với các đơn vị trực thuộc, đảm bảo tính đúng đắn.

Việc lập dự toán được tiến hành qua nhiều bước, chịu sự giám sát của nhiều cơ quan chức năng và được thông báo công khai nhằm tăng tính trung thực, dân chủ, tạo điều kiện tốt cho công tác chấp hành dự toán.

Dự toán được lập theo đúng mẫu, đúng thời gian và chi tiết theo mục lục Ngân sách Nhà nước, có căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định.

- Quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc quy trình phẩn bổ dự toán

Công tác phân bổ dự toán có những chuyển biến tích cực và cơ bản thực hiện đúng theo luật định:

+ Kho bạc Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài Chính và Sở Giáo dục – đào tạo phân bổ dự toán đầy đủ và tương đối kịp thời cho đơn vị thụ hưởng ngân sách. Việc kiểm soát chi qua KBNN đã cho phép hạn chế thấp nhất việc chi sai mục đích, chế độ hoặc vượt dự toán.

+ Thực tế cho thấy hầu hết kinh phí được sử dụng đúng mục đích theo dự toán đã được duyệt, phần lớn chứng từ chi là hợp lý, hợp lệ; tính hiệu quả tiết kiệm được nâng lên.

+ Quy trình lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán đã được tuân thủ chặt chẽ. Nhờ đó đảm bảo tính tập trung, dân chủ. Hơn nữa việc thực hiện xét duyệt qua nhiều cấp sẽ nâng cao tính chính xác, trung thực của các báo cáo quyết toán.

+ Nội dung báo cáo quyết toán theo đúng mục lục Ngân sách Nhà nước đã quy định, về cơ bản đã phản ánh đầy đủ các nội dung ghi trong dự toán.

- Tất cả các cấp chính quyền đều tham gia quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục – đào tạo

Cấp tỉnh có HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Giáo dục – đào tạo, các trường THPT, TTGDTX, TTKTTH – HN. Cấp huyện có HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Giáo dục – đào tạo, các trường mầm non, tiểu học, THCS. Với sự tham gia quản lý đông đảo như vậy sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý đối với chính quyền địa phương; tạo điều kiện để các tổ chức, đoàn thể, mặt trận tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục.

- Thực hiện tốt công tác công khai tài chính

Toàn ngành giáo dục đã thực hiện đúng và đầy đủ nội dung công khai tài chính theo chế độ hiện hành. Việc công khai tài chính được thực hiện ở các mảng thu trong trường học, phân bổ ngân sách, báo cáo quyết toán và các chế độ chính sách.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nsnn cho giáo dục – đào tạo tại tỉnh sơn la (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w