1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tỉnh Nam Định

29 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 345 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. Lý do lựa chon chuyên đề: 2 II.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2 1. Đối tượng nghiên cứu 2 2. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Phương pháp thực hiện 2 III.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 3 1. Mục tiêu 3 2. Nội dung 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 4 I. Cơ sở thực tập 4 II. Cơ cấu tổ chức 4 III. Chức năng, nhiệm vụ 4 1. Chi cục bảo vệ môi trường 4 2. Phòng Kiểm soát ô nhiễm: 5 3. Phòng Thẩm định và cấp phép 6 4. Phòng Tổng hợp: 6 5. Bộ phận Hành chính: 7 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 8 I. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nam Định 8 1.1. Điều kiện tự nhiên 8 1.2. Tài nguyên thiên nhiên 9 1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 10 II.Tổng quan về chất thải rắn 11 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 11 2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 12 2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 13 2.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 13 III. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định: 15 3.1. Chất thải rắn sinh hoạt: 15 3.2. Chất thải rắn xây dựng: 17 3.3. Chất thải rắn công nghiệp và thương mại: 17 3.4. Chất thải rắn nông nghiệp: 17 3.5. Chất thải rắn y tế: 18 IV. Tình hình triển khai các dự án, nhiệm vụ liên quan tới công tác quản lý chất thải rắn: 19 4.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt: 19 4.2. Chất thải y tế: 20 4.3 Biện pháp xử lý chất thải nguy hại: 20 V.Đề xuất giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường 20 5.1. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường 21 5.2. Xây dựng hệ thống tổ chức QLCTR tỉnh Nam Định 21 5.3.Phân loại rác thải tại nguồn 22 5.4.Tái chế rác thải. 23 5.5. Nâng cao nhận thức cộng đồng 23 VI. Khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường: 24 6.1. Thuận lợi: 24 6.2. Khó khăn: 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 I. Kết luận 25 II. Kiến nghị 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học

đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức cầnthiết, chuyên môn vững vàng Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọngkhông thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên nói chung và sinh viêntrường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường - Hà Nội nói riêng, đây là khoảng thờigian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức, lý thuyết đã được học một cách

có hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựngcách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp

Trước thực tế đặt ra đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, khoaMôi Trường, tôi có nguyện vọng về thực tập tại Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh NamĐịnh.Tôi xin trân thành cảm ơn cô giáo Bùi Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn chỉbảo cho tôi hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này

Tôi xin trân thành cảm ơn Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định đã tạođiều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập, không quản ngại khó khăn hướng dẫntôi tìm hiểu quy trình thực tế, chỉ bảo cho tôi hoàn thiện bài báo cáo

Do thời gian và bản thân còn nhiều hạn chế, bước đầu làm quen với thực tếcông việc vì vậy còn những thiếu sót và khó khăn trong khi thực tập cũng như viết báocáo bài thực tập, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô giáo để bài thực tập của tôihoàn thiện hơn

Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới mọi người !

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN MỞ ĐẦU 2

I Lý do lựa chon chuyên đề: 2

II.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2

1 Đối tượng nghiên cứu 2

2 Phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp thực hiện 2

III.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 3

1 Mục tiêu 3

2 Nội dung 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 4

I Cơ sở thực tập 4

II Cơ cấu tổ chức 4

III Chức năng, nhiệm vụ 4

1 Chi cục bảo vệ môi trường 4

2 Phòng Kiểm soát ô nhiễm: 5

3 Phòng Thẩm định và cấp phép 6

4 Phòng Tổng hợp: 6

5 Bộ phận Hành chính: 7

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 8

I Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nam Định 8

1.1 Điều kiện tự nhiên 8

1.2 Tài nguyên thiên nhiên 9

1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 10

II.Tổng quan về chất thải rắn 11

2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 11

2.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 12

2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 13

2.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 13

III Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định: 15

3.1 Chất thải rắn sinh hoạt: 15

3.2 Chất thải rắn xây dựng: 17

3.3 Chất thải rắn công nghiệp và thương mại: 17

3.4 Chất thải rắn nông nghiệp: 17

3.5 Chất thải rắn y tế: 18

IV Tình hình triển khai các dự án, nhiệm vụ liên quan tới công tác quản lý chất thải rắn: 19

4.1 Đối với chất thải rắn sinh hoạt: 19

4.2 Chất thải y tế: 20

Trang 3

4.3 Biện pháp xử lý chất thải nguy hại: 20

V.Đề xuất giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường 20

5.1 Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường 21

5.2 Xây dựng hệ thống tổ chức QLCTR tỉnh Nam Định 21

5.3.Phân loại rác thải tại nguồn 22

5.4.Tái chế rác thải 23

5.5 Nâng cao nhận thức cộng đồng 23

VI Khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường: 24

6.1 Thuận lợi: 24

6.2 Khó khăn: 24

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25

I Kết luận 25

II Kiến nghị 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống con người đang diễn ramạnh mẽ Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên Cácnguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái mạnh Vấn đề ô nhiễm và suythoái môi trường đang trở lên bức xúc ở nhiều nơi

Chất thải rắn(CTR) vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đếnmôi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và phát triển bền vững củaViệt Nam Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm vào khoảng 28triệu tấn và theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng cao trong thập kỷ tới đây

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, qua nhiều năm liên tục thực hiệncông nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỉnh Nam Định đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuynhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội, thì còn phát sinh lượng chất thải rắnsinh hoạt đô thị nhưng vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.Công tác thu gom,

xử lý chất thải rắn đô thị đạt khoảng 81%, chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thị.Công ty công trình đô thị, các đội vệ sinh dân lập thu gom, vận chuyển và xử lý chônlấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là cácbãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên Một số bãi rác cũng đang quá tải, lượng rác thu gomphải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hạiđều phải xử lý chung cùng các loại rác thải khác Đây đang là một nguy cơ ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng

Đang trên đà phát triển công nghiệp, một trong những thách thức lớn của NamĐịnh là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế – xã hội vớinhiệm vụ bảo vệ môi trường Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chấtthải rắn đô thị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Nam Định là vấn đềcần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến Chính vì vậy

tỉnh Nam Định”

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do lựa chon chuyên đề:

Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường đâng được Đảng và NhàNưóc quan tâm.Nhưng ngày nay với sự phát triển của đô thị,quá trình công nghiệphoá,hiện đại hoá, sự lạm dụng trong quá trình sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâutrong sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm nguồn nưóc, đất, không khí Và hiện nay việcxây dựng khu công nghiệp, các nhà máy, xưởng sản xuất đang nằm xen kẽ trong cáckhu dân cư làm ảnh hưỏng tới sức khoẻ con người và sinh vật.Chính vì vậy khi xã hộicàng phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên việc quản lý và bảo vệ môitruờng của nhà nước rất khó khăn

Khi xã hội phát triển thì vấn đề môi trưòng nảy sinh rất nhiều.Hiện nay trên địabàn tỉnh Nam Định đã và đang trong tình trạng môi trưòng bị ô nhiễm do nguồn tàinguyên bị khai thác trái phép, khai thác không có kế hoạch, lạm dụng quá mức.Sự giatăng dân số gây sức ép lên môi trường và tài nguyên, ý thức và sự hiểu biết của conngười về bảo vệ môi trường còn thấp

Từ những lý do đó mà em, lựa chọn chuyên đề này để tìm hiểu công tác quản lýmôi trường tại địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó khắc phục những tồn tại, hạn chế và pháthuy những ưu điểm để công tác quản lý môi trường được tốt và đạt hiệu quả hơn

II.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập

1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu

- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn

- Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải rắn đô thị

PP khảo sát thực địa

chôn lấp rác để có cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị ởtỉnh Nam Định

Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn

Trang 6

Phương pháp xử lý số liệu:

tổng hợp được phục vụ cho việc làm đề tài

III.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

1 Mục tiêu

- Vận dụng, phát huy và củng cố lượng kiến thức đã học trong giảngđường đại học vào thực tế và kiến thức thực tế giúp nâng cao kiến thức và sựtrưởng thành cho bản thân

- Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại địa bàn

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

I Cơ sở thực tập

Chi cục bảo vệ môi trường – Sở tài nguyên và môi trưởng Nam Định

Địa chỉ: 1A Trần Tế Xương, Vị Hoàng, tp Nam Định, Nam Định, Việt Nam

II Cơ cấu tổ chức

Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định

III Chức năng, nhiệm vụ

1 Chi cục bảo vệ môi trường

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch,

dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức thực hiệncác văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có liên quan đếnchức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định củapháp luật; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánhgiá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;

- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bànthành phố; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thảinguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng kýhành nghề quản lý chất thải; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhậpkhẩu phế liệu theo thẩm quyền;

- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lýcác cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô

Trang 8

nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trườngtheo đề nghị của các cơ sở đó;

- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thànhphố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuấtvới Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồimôi trường;

- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việcgiải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thácbền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở;

- Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường; xây dựng quyhoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹthuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiệntrạng môi trường ở địa phương;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham giathực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngtheo phân công của Giám đốc Sở;

- Tổ chức việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định củapháp luật;

- Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vịthuộc địa phương và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân thành phốtrình Hội đồng nhân dân cùng cấp; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo

vệ môi trường của địa phương theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố

- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động truyền thông về lĩnh vựcbảo vệ môi trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao

2 Phòng Kiểm soát ô nhiễm:

- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bànthành phố đề xuất các biện pháp quản lý; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng

ký hành nghề quản lý chất thải;

- Phát hiện và kiến nghị xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; xác nhận các

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễmmôi trường theo yêu cầu của các cơ sở đó;

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giátác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư; giám sátnhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn thành phố;

Trang 9

- Đánh giá, dự báo và cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thànhphố; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuấtcác biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;

- Phối hợp kiểm tra thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường đối với các

đô thị, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo phân công;

- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việcgiải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh theo phân công;

- Theo dõi, điều tra, phối hợp thực hiện các nội dung công việc liên quan đếnđiôxin trên địa bàn thành phố;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao

3 Phòng Thẩm định và cấp phép

- Hướng dẫn, thẩm định và tham mưu cấp phép hồ sơ đăng ký hành nghề vậnchuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thảinguy hại, hồ sơ cấp Giấy đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn các tổ chức cá nhân về thủ tục môi trường, tham mưu về việc tổchức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu,thẩm định hồ sơ ký quỹ phục hồi môi trường, hồ sơ dự án cải tạo, phục hồi môi trườngtrong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của phápluật;

- Gửi thông báo nộp phí bảo vệ môi trường định kỳ theo Quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao

- Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môitrường theo sự phân công;

- Xây dựng chương trình quan trắc môi trường, xây dựng quy hoạch mạng lướiquan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạtđộng của mạng lưới quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ởđịa phương;

Trang 10

- Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin,tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thànhphố;

- Tổ chức triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệmôi trường theo phân công của Chi cục trưởng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng giao

5 Bộ phận Hành chính:

- Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách sự nghiệp về bảo vệ môi trường hàngnăm và dài hạn của Chi cục, theo dõi kế hoạch thực hiện các chiến lược, chương trình,

đề án và các kế hoạch phân công;

- Thực hiện công tác hành chính, báo cáo về tài chính của Chi cục;

- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chứcthuộc Chi cục theo phân cấp của Giám đốc Sở và quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao

Trang 11

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

I Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nam Định

1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

- Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng,

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam,

- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình,

- Phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông

- và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình

- Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh, 230 xã, phường, thị trấn,thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, cách thủ đô HàNội 90 km

b Đặc điểm địa hình

- Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:

- Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, NamTrực, Trực Ninh, Xuân Trường Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển

Trang 12

nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngànhnghề truyền thống.

- Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và NghĩaHưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tếtổng hợp ven biển

- Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngànhcông nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghềtruyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyênngành hình thành và phát triển từ lâu Thành phố Nam Định từng là một trong nhữngtrung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõphía Nam của đồng bằng sông Hồng

c Khí hậu

- Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậunhiệt đới gió mùa nóng ẩm, Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24oC, tháng lạnhnhất là tháng 12, 1, nhiệt độ trung bình từ 16 – 17oC; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độkhoảng trên 29oC

- Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt:mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Mặtkhác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnhhưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm

- Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trungbình từ 1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m

1.2 Tài nguyên thiên nhiên

a Tài nguyên đất

- Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm các loại: đấtcát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đấtmới biến đổi

- Nguồn tài nguyên đất của tỉnh được sử dụng như sau: đất nông nghiệp106.662 ha (chiếm 65% diện tích toàn vùng), trong đó diện tích đất cấy hàng năm là91.068 ha; đất chuyên dùng là 25.312 ha (15,4%); đất thổ cư 9.399 ha (5,8%); đất lâmnghiệp 4.723 ha (2,9%) và đất chưa sử dụng chiếm 10,8% với 17.644 ha Diện tích đấtnông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Nam Định rất thấp (550 m2), trong khi bìnhquân chung của cả nước là 1.120 m2 Tuy nhiên, đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng tạocho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loạicây màu, cây công nghiệp ngắn ngày Thêm vào đó, vùng ven biển Giao Thuỷ, NghĩaHưng đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra

Trang 13

biển được 80 – 120 m và cứ sau 5 năm, diện tích đất của Nam Định có khả năng tăngthêm từ 1.500 – 2.000 ha.

b Tài nguyên rừng

- Diện tích rừng trồng 4.723 ha, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ ở các huyệnven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản vàcác bãi bồi ven biển

c Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản của Nam Định không nhiều, theo tài liệu điều tra khảo sát của CụcĐịa chất – Khoáng sản, trên địa bàn có một số loại:

- Nhiên liệu: gồm than nâu ở Giao Thuỷ, được phát triển dưới dạng mỏ nhỏ vànằm sâu dưới lòng đất; dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thuỷ đang được Nhà nước

ký hợp tác với các công ty khai thác dầu mỏ của một số nước để thăm dò tìm kiếm

- Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit, mới chỉtìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có quy mô nhỏ Ngoài ra, còn cóquặng titan, zicôn phân bố dưới dạng “vết”, trữ lượng ít

- Các nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phương Nhi đãđược khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài; sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãiven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Trường) trữlượng 5 – 10 triệu tấn; Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm bột màu có ở Nam Hồng(Nam Trực) Các mỏ sét mới được nghiên cứu sơ bộ, chưa đánh giá chính xác về quy

mô, trữ lượng, chất lượng

1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

- Tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 9458 tỷ đồng, tăng 7,1% (kếhoạch tăng 7%)

- GDP bình quân đầu người đạt 12,2 triệu đồng (kế hoạch 10,5 triệu đồng)

- Cơ cấu kinh tế là:

Trang 14

Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt 210 triệu USD

- Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 8800 tỉ tăng 19,4% (kế hoạch tăng 10%)

c Văn hóa

Phong trào thể dục thể thao của tỉnh được duy trì tốt, cơ sở vật chất phục vụ chocông tác thể dục thể thao, phát thanh truyền hình từng bước được cải thiện và bổ xung.Phong trào văn hóa văn nghệ đang được phát triển rộng rãi ở nhiều xã phường

II.Tổng quan về chất thải rắn

- Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất đươc con người loại bỏ trong các hoạtđộng kinh tế - xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống

và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thảisinh ra từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâmdịch vụ thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm: kim loại,sànhsứ,gạch ngói vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc hết hạn sử dụng, xác động,thực vật

2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

- Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sởquan trọng thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất chương trình quản lý chất thảirắn thích hợp

- Các nguồn phát sinh chất thải rắn:

Ngày đăng: 26/06/2016, 22:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w