Đặc biệt phải kể đến nghề đáy là nghề khai thác nguồn lợi có tính tận thu, gần như tất cả các đối tượng thủy sản khi vào miệng đáy đều bị bắt giữ là do: - Cấu trúc ngư cụ như kích thước
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Quyết định thành lập hội đồng: 1035/QĐ-ĐHNT ngày 5/11/2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát và thử nghiệm tại địa phương Số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, phản ảnh đúng thực tế, thực trạng ở khu vực và đối tượng nghiên cứu Tất cả số liệu đã được xử lý theo phương pháp khoa học Vì vậy kết quả của luận văn đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy
- Các thông tin, dữ liệu được trích dẫn trong luận văn hoàn toàn trung thực, khách quan và có độ chính xác cao
Học viên
Võ Giang
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS Hoàng Văn Tính Nếu thiếu những lời nhận xét, giải thích quý giá của thầy để xây dựng cấu trúc luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của thầy trong suốt quá trình nghiên cứu thì luận văn này khó
có thể hoàn thành Tôi cũng học được rất nhiều từ thầy về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ ích khác
Cảm ơn các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giảng viên đã dạy tôi trong suốt khóa học này Xin chân thành cảm ơn quý thầy trong Viện Khoa học và công nghệ Khai thác thủy sản đã có những chỉ dẫn, hướng dẫn tận tình giúp tôi tháo gỡ những vướn mắt trong lúc làm luận văn
Xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và luận văn
Và cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành gia đình đã động viên, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp này
Thừa Thiên Huế - 2015
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tính chọn lọc trong khai thác thủy sản 4
1.2 Nghiên cứu trong và ngoài nước về tính chọn lọc 5
1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước 5
1.2.2 Nghiên cứu trong nước 6
1.3 Tổng quan về nghề khai thác thủy hải sản tỉnh Thừa Thiên Huế 8
1.3.1 Tổng quan nghề khai thác thủy sản nước mặn ở Thừa Thiên Huế 8
1.3.2 Tổng quan nghề khai thác thủy sản nước lợ ở Thừa Thiên Huế 12
1.4 Tổng quan về quản lý nghề khai thác hải sản tỉnh Thừa Thiên Huế 15
1.5 Văn bản pháp lý về quản lý nghề lưới đáy tại địa phương 15
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Nội dung nghiên cứu 17
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 17
2.3.2 Cỡ mẫu và phân bố mẫu điều tra 18
2.3.3 Phương pháp điều tra, thu mẫu 19
Trang 62.3.4 Xác định các thông số ngư cụ, thông số tính toán hiệu quả sản xuất 22
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá 23
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1 Thực trạng nghề đáy khu vực cửa biển Thuận An 25
3.1.1 Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị 25
3.1.2 Đặc điểm ngư cụ 25
3.1.3 Cách bố trí đáy tại khu vực khai thác 26
3.1.4 Mùa vụ và đối tượng khai thác 28
3.1.5 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động khai thác 28
3.2 Tính chọn lọc của nghề đáy tại cửa biển Thuận An 30
3.2.1 Thành phần loài 30
3.2.2 Kích thước đối tượng 32
3.3 Thực trạng công tác quản lý nghề đáy tại cửa biển Thuận An 42
3.3.1 Đội ngũ quản lý 42
3.3.2 Thực thi pháp luật 43
3.3.3 Nhận thức của người dân hoạt động nghề đáy tại cửa biển Thuận An 43
3.4 Giải pháp quản lý nghề đáy tại cửa biển Thuận An 45
3.4.1 Giải pháp kỹ thuật 45
3.4.2 Giải pháp chính sách 48
3.4.3 Giải pháp quản lý dựa vào dân 49
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
Trang 75 FAO Food and Agriculture Organization – Tổ chức nông lương
6 Mẫu M1 Là lưới mà phần lưng đụt được lắp tấm lưới có kích thước
(0,6x1)m với kích thước mắt lưới hình vuông 18mm
7 Mẫu M2 Là lưới mà phần lưng đụt được lắp tấm lưới có kích thước
(0,6x1)m với kích thước mắt lưới hình vuông 24mm
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005 đến 2014 10
Bảng 1.2: Biến thiên tàu cá tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2008 đến 4/2015 11
Bảng 1.3: Thống kê số miệng đáy khai thác tại cửa biển Thuận An 14
Bảng 2.1: Phân bố mẫu điều tra theo địa phương 19
Bảng 3.1: Thông số tàu thuyền khai thác tại cửa biển Thuận An 25
Bảng 3.2: Trang thiết bị sử dụng trong nghề lưới đáy tại cửa biển Thuận An 25
Bảng 3.3: Thông số nghề đáy tại khu vực cửa biển Thuận An 26
Bảng 3.4: Các thông số về bố trí đáy tại cửa biển Thuận An 26
Bảng 3.5: Đối tượng, mùa vụ khai thác 28
Bảng 3.6: Chi phí hoạt động khai thác thủy sản 29
Bảng 3.7: Doanh thu hoạt động khai thác thủy sản 29
Bảng 3.8: Lợi nhuận hoạt động khai thác thủy sản 30
Bảng 3.9: Thành phần loài, sản lượng khai thác theo thời gian 31
Bảng 3.10: Sản lượng khai thác được theo theo mẫu lưới 31
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 18 mm (mẫu M1) 20
Hình 2.2: Tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 24 mm (mẫu M2) 21
Hình 2.3: Nẹp biên tấm lưới M1 (bên trái), M2 (bên phải) với dây giềng 21
Hình 2.4: Nẹp dây giềng vào đụt lưới đã khoét lỗ 22
Hình 2.5: Đã lắp xong tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 22
Hình 3.1: Tổng thể lưới đáy ở trạng thái hoạt động 27
Hình 3.2: Tấm lưới mắt vuông cần lắp vào thân đụt lưới đáy 46
Hình 3.3: Đan hoặc cắt để có tấm lưới hình mắt vuông mẫu M1 47
Hình 3.4: Lắp ráp dây giềng tấm lưới hình mắt vuông M1 47
Hình 3.5: Lắp gây giềng biên vào chỗ lưới bị cắt 47
Hình 3.6: Lắp tấm lưới mắt vuông vào đụt lưới đáy 48
Hình 3.7: Đụt lưới ở trạng thái làm việc 48
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1: Qui trình chọn kích thước mắt lưới để thử nghiệm 23
Sơ đồ 2.2: Qui trình phân tích sản phẩm 1 mẻ lưới 24
Sơ đồ 2.3: Quy trình xác định kích thước thành thục sinh dục của đối tượng 24
Đồ thị 3.1: Phân bố chiều dài đánh bắt được của tôm đất 32
Đồ thị 3.2: Phân bố chiều dài đánh bắt được của tôm sú 33
Đồ thị 3.3: Phân bố chiều dài đánh bắt được của cá sơn 33
Đồ thị 3.4: Phân bố chiều dài đánh bắt được của cá liệt 34
Đồ thị 3.5: Phân bố chiều dài đánh bắt được của tôm đất 34
Đồ thị 3.6: Phân bố chiều dài đánh bắt được của tôm sú 35
Đồ thị 3.7: Phân bố chiều dài đánh bắt được của cá sơn 35
Đồ thị 3.8: Phân bố chiều dài đánh bắt được của cá liệt 36
Đồ thị 3.9: Phân bố chiều dài đánh bắt được của tôm đất 36
Đồ thị 3.10: Phân bố chiều dài đánh bắt được của tôm sú 37
Đồ thị 3.11: Phân bố chiều dài đánh bắt được của cá sơn 37
Đồ thị 3.12: Phân bố chiều dài đánh bắt được của cá liệt 38
Đồ thị 3.13: Phân bố sản lượng theo mẫu lưới đối với tôm đất 38
Đồ thị 3.14: Phân bố sản lượng theo mẫu lưới đối với tôm sú 39
Đồ thị 3.15: Phân bố sản lượng theo mẫu lưới đối với cá sơn 39
Đồ thị 3.16: Phân bố sản lượng theo mẫu lưới đối với cá liệt 40
Đồ thị 3.17: Tỷ lệ % tôm đất chưa trưởng thành bị khai thác 40
Đồ thị 3.18: Tỷ lệ % tôm sú chưa trưởng thành bị khai thác 41
Đồ thị 3.19: Tỷ lệ % cá sơn chưa trưởng thành bị khai thác 41
Đồ thị 3.20: Tỷ lệ % cá liệt chưa trưởng thành bị khai thác 42
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có giá trị lớn về tài nguyên, có tầm quan trọng về sinh thái, môi trường Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản tại đầm
bị khai thác quá mức với nhiều nghề và nhiều loại hình khai thác khác nhau Đặc biệt phải kể đến nghề đáy là nghề khai thác nguồn lợi có tính tận thu, gần như tất cả các đối tượng thủy sản khi vào miệng đáy đều bị bắt giữ là do:
- Cấu trúc ngư cụ như kích thước mắt lưới phần giữ cá, kích thước miệng đáy, cách bố trí các miệng đáy chưa có tiêu chuẩn quy định
- Cơ quan quản lý nhà nước chưa có quy định cụ thể cho hoạt động của nghề đáy tại đầm phá Vì thế số lượng và kích cỡ các hàng đáy tại các vùng nước gần cửa biển Thuận An gia tăng nhanh chóng Ngư dân tự do cơi nới, mở rộng chiều dài hàng đáy, làm gia tăng số lượng, mật độ miệng đáy trên diện tích mặt nước luồng Việc gia tăng nghề đáy làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi của khu vực đầm phá
Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm hạn chế việc phát triển nghề đáy Tuy nhiên những văn bản trên chưa thuyết phục người dân bởi chưa dựa trên những nghiên cứu cụ thể ở địa phương, chưa dựa vào dân nên người dân chưa sẵn lòng áp dụng Từ những phân tích trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính chọn lọc của nghề lưới đáy khai thác tại cửa biển Thuận
An, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp quản lý” với những mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng của nghề đáy khai thác thủy sản tại vùng cửa biển Thuận An
- Đánh giá tính chọn lọc của nghề đáy đối với một số loài khai thác chính của nghề đáy
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm tác động nghề đáy đối với nguồn lợi thủy sản tại cửa biển Thuận An
Để đạt được mục tiêu trên, tôi thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau
- Điều tra, phỏng vấn người dân có nghề đáy khai thác tại cửa biển Thuận An theo mẫu thiết kế sẵn
- Thử nghiệm tính chọn lọc của nghề đáy bằng cách lắp tấm lưới có mắt lưới hình vuông trên thân đụt lưới của ngư dân
Trang 12- Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS, Excel phân tích mô tả, so sánh và đánh giá các tiêu chí về số lượng loài, kích thước đối tượng, hiệu quả sản xuất giữa các mẫu lưới của dân, mẫu thử nghiệm M1, mẫu thử nghiệm M2
Kết quả nghiên cứu
Với kích thước mắt lưới hiện tại của dân (trung bình 5,72mm) dẫn đến nguồn lợi bị khai thác quá mức (52% tôm đất, 30% tôm sú bị khai thác có kích thước nhỏ hơn quy định tại thông tư 02/2006/TT-BTS); 60% cá sơn, 58% cá liệt bị khai thác có kích thước nhỏ hơn kích thước thành thục sinh dục
Khi thử nghiệm các mẫu lưới M1, M2 đã có tính chọn lọc và đảm bảo hiệu quả khai thác, cụ thể:
- Đối với mẫu M1: Chỉ còn 14% tôm đất, tôm sú, cá sơn và cá liệt bị khai thác có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác theo qui định tại thông tư 02/2006/TT-BTS
- Đối với mẫu M2: Còn 7% tôm đất, 8% lượng tôm sú bị khai thác có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác theo thông tư 02/2006/TT-BTS Còn 13% cá sơn, 12% cá liệt bị khai thác có kích thước nhỏ hơn kích thước thành thục sinh dục
- Lợi nhuận trung bình mẫu M1 giảm 17,88%, lợi nhuận trung bình mẫu M2 giảm 48,46% so với mẫu ngư dân
- Mẫu M1 nên đưa vào triển khai thực tế bởi tỷ lệ cá con còn lại trong mỗi mẻ lưới là 14% Tỷ lệ này đã dưới mức cho phép của thông tư 02/2006/TT-BTS là 15% Đồng thời lợi nhuận chỉ giảm ở mức 17,88% so với trước khi áp dụng, điều này đáp ứng nguyện vọng của dân là lợi nhuận giảm dưới mức 20%
Trang 13MỞ ĐẦU
Thừa Thiên - Huế là tỉnh ven biển miền Trung, chiều dài bờ biển khoảng 126km [15] Hệ sinh thái vùng ven biển của Thừa Thiên - Huế khá đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái đầm phá, trong đó có hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ Thừa Thiên
- Huế [15], nằm án ngữ suốt phần bờ biển phía Đông của tỉnh Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm phá ven biển lớn nhất nước ta, có chiều dài 68km, tổng diện tích mặt nước là 216km2 [15]
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có giá trị lớn về tài nguyên, có tầm quan trọng về sinh thái, môi trường Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã thống kê được đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 921 loài động, thực vật thuộc 444 chi, 237 họ, trong đó
có nhiều loài cá, giáp xác, thân mềm và cỏ thuỷ sinh có giá trị kinh tế [15] Nghiên cứu của Nguyễn Hạnh Luyến (2012) cho thấy khu hệ cá vùng ven biển cửa sông Thuận An
đã thống kê được 164 loài thuộc 103 giống, 59 học nằm trong 14 bộ Trong đó bộ cá Vược (Perciformes) chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các bậc phân loại Trung bình mỗi bộ
có 4,21 họ, 7,43 giống và 11,71 loài; mỗi họ trung bình có 1,75 giống, 2,83 loài Trong tổng số 164 loài đã các định có 94 loài cá nước mặn, 60 loài cá cửa sông chính thức,
10 loài cá nước ngọt và có 5 loài có trên trong sách đỏ Việt Nam 2007 Trong vùng có
107 loài cá kinh tế, trong đó có 96 loài có giá trị thực phẩm thuộc 43 họ, 13 bộ và 11 loài làm cảnh thuộc 10 họ, 4 bộ [15]
Nghề khai thác thủy sản ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khá đa dạng, khoảng
13 nghề như: nghề đáy, nghề nò sáo, nghề lưới rê, nghề lưới dạy, giã cào [15] Nghề đáy khai thác thuỷ sản trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã
có bề dày lịch sử khá lâu đời, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều hộ gia đình ngư dân qua các thế hệ, góp phần cải thiện kinh tế, ổn định xã hội cho cư dân sống ven biển và đầm phá Năm 2012, toàn tỉnh có khoảng 1.874 miệng đáy Nghề Đáy đã giải quyết gần 2.500 lao động cho ngư dân trong tỉnh, chủ yếu là các địa phương gần cửa biển lớn như thị trấn Thuận An, xã Hải Dương và xã Vinh Hiền [7] Nghề đáy là nghề khai thác nguồn lợi có tính tận thu vì hầu như tất cả các đối tượng thủy sản khi vào miệng đáy đều bị bắt giữ Cấu trúc ngư cụ và phương pháp khai thác như kích thước mắt lưới phần giữ cá, kích thước miệng đáy, cách bố trí các
Trang 14miệng đáy chưa có tiêu chuẩn quy định Điều này dẫn đến nguồn lợi thủy sản trong đầm phá dễ bị ảnh hưởng, nguồn lợi thủy sản bị khai thác qua mức; luồng di cư của đàn cá bố mẹ từ biển vào đầm phá để sinh sản và ngược lại bị cản trở ảnh hưởng; dòng chảy bị cản trở làm giảm sự lưu thông trao đổi chất giữa biển – đầm phá và môi trường nước ngày càng ô nhiễm
Nguồn lợi thủy sản ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã bị suy giảm về sản lượng khai thác, thành phần loài, kích cỡ cá khai thác được So sánh kết quả nghiên cứu của
Võ Văn Phú (2005) và Tôn Thất Pháp (2009), tác giả Nguyễn Hạnh Luyến (2012) đã chỉ ra 21 loài không bắt gặp so với các nghiên cứu trước đây Các loài gần như biến mất như loài lệch huyết, cá mòi, cờ hoa Một số loài đặc trưng của đầm phá có giá trị
kinh tế cao như cá đục (Silago sihama), tôm sú (Monodon penaeus) hiện nay rất ít bắt
gặp [15] Nguyên nhân của vấn đề trên là do ảnh hưởng của nghề khai thác, trong đó
có nghề đáy, sự bất cập trong việc quản lý các nghề khai thác thủy sản tại đầm trong thời gian qua
Những năm gần đây, tại cửa biển Thuận An nói riêng, vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nói chung việc xâm lấn các luồng lạch để khai thác thủy sản bằng nghề đáy phát triển không theo quy hoạch Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước chưa có quy định cụ thể cho hoạt động của nghề đáy tại đầm phá Vì thế số lượng và kích cỡ các hàng đáy tại các vùng nước gần cửa biển Thuận An gia tăng nhanh chóng Ngư dân tự
do cơi nới, mở rộng chiều dài hàng đáy, làm gia tăng số lượng, mật độ miệng đáy trên diện tích mặt nước luồng dẫn đến thay đổi dòng chảy, hướng di chuyển của thủy sinh vật Việc gia tăng nghề đáy làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi của khu vực đầm phá Nhằm giảm tác động của nghề đáy đến nguồn lợi thủy sản tại đầm phá Tam Giang- Cầu Hai và cửa biển Thuân An, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành một số văn bản về quản lý hoạt động của nghề đáy như: Quyết định
số 3677/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010; Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy chế Quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế; Kế Hoạch số 112/KH-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội năm 2013; trong đó, có kế hoạch thực hiện và bố trí vốn sắp xếp
Trang 15nghề Đáy trên đầm phá; Công văn số 2613/UBND-NN ngày 31/5/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thí điểm sắp xếp nghề đáy tại vùng cửa biển Thuận An; Công văn số 16/KTBVNLTS-KT ngày 23/01/2013 của Chi Cục Khai Thác và BVNLTS tỉnh về phương án sắp xếp nghề đáy trên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế Trong các quyết định, công văn trên có quy định về kích thước mắt lưới phần đụt đáy, cách bố trí hàng đáy, kích thước ngư cụ Tuy nhiên những quy định này vẫn chưa dựa trên những nghiên cứu cụ thể, đặc trưng vùng dẫn đến thiếu tính thuyết phục và chưa đủ khẳng định niềm tin trong cộng đồng khai thác
Từ những phân tích trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính chọn lọc của nghề lưới đáy khai thác tại cửa biển Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp quản lý” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:
- Đánh giá hiện trạng của nghề đáy khai thác thủy sản tại vùng cửa biển Thuận An
- Đánh giá tính chọn lọc với một số loài khai thác chính của nghề đáy
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm tác động nghề đáy đối với nguồn lợi thủy sản tại cửa biển Thuận An
Nghiên cứu tính chọn lọc nghề Đáy cũng là cơ sở đề xuất các giải pháp quản
lý khai thác thủy sản hợp lý tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong thời gian đến Việc làm này hoàn toàn phù hợp và nội dung quy định không vượt ngoài phạm vi
mà các văn bản pháp lý hiện hành như sau:
Luật thuỷ sản Việt Nam (17/2003/QH11)
Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai,
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”
Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010" ban hành kèm theo Quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Quy chế quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế” ban hành kèm theo
Quyết định số 4260/2005/QĐ-UB ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Thông tư 02/2006/TT-BTS, ngày 13/7/2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực
hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP
Trang 16CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính chọn lọc trong khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản là quá trình lựa chọn (chọn lọc), nghĩa là chỉ lấy một phần đã được xác định từ nguồn lợi thủy sản thiên nhiên Tính chọn lọc trong khai thác thủy sản được thể hiện như là việc tuyển chọn cá và một loại đặc thủy sản khác theo một dạng xác định trong nguồn lợi khai thác có nhiều dạng khác nhau Nó phụ thuộc vào hai yếu tố: Đặc trưng sinh học của đối tượng đánh bắt và khả năng chọn lọc của nghề Trong bất cứ nghề khai thác nào, tính chọn lọc khai thác thủy sản là kết quả tương hỗ của hai yếu tố trên Liên quan đến hai yếu tố này phải kể đến vùng phân bố của đối tượng theo đàn cá khác nhau và chu kỳ sống của chúng; sự di cư; thời kỳ tạo đàn và thời kỳ tan đàn; mức độ tổn thất do quá trình đánh bắt; phương thức hình thành phản ứng của đối tượng khai thác do tác động của tự nhiên và con người
Tính chọn lọc trong khai thác thủy sản được chia thành chọn lọc do đặc điểm nghề và chọn lọc do tác động của ngư cụ được sử dụng để khai thác Đặc điểm nghề quyết định đến tính chọn lọc liên quan đến các dạng đánh bắt và phương thức áp dụng chúng như bố trí ngư cụ theo thời gian và không gian, mức độ sử dụng ngư cụ để tìm kiếm và tập trung cá Đặc trưng sinh học của đối tượng đánh bắt nhằm tuyển chọn những đặc điểm riêng biệt của đối tượng như hình dáng, nhóm và đàn để đánh bắt Sự tuyển chọn đó gọi là chọn lọc nghề hoặc là chọn lọc đánh bắt
Tính chọn lọc của cùng một nghề được hình thành từ tính chọn lọc của các phương pháp khai thác được sử dụng Mức độ và dạng chọn lọc nghề khai thác thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nguồn lợi và trong động lực học số lượng đàn
Nếu một đối tượng được khai thác mà chất lượng sản phẩm tốt, giá thành cao thì ngư dân nhiều phương tiện và hình thức để khai thác, do đó sẽ dẫn đến sự phá hoại nguồn lợi Nếu sử dụng một nghề, phương thức khai thác nào đó mà chỉ khai thác một
cỡ cá đã trưởng thành/non thì quần thể chỉ còn những cá thể non/trưởng thành với mật
độ cao dẫn đến cản trở sự tồn tại và phát triển của quần thể
Nhờ việc nghiên cứu tính chọn lọc trong khai thác thủy sản đã nhận được lời giải thích rõ ràng mối tương quan, sự tồn tại và phát triển của quần thể và nhờ những nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chọn lọc cho phép đưa ra phương án thực hiện và
Trang 17những biện pháp cụ thể để điều hành hợp lý nghề, so sánh hiệu quả giữa các phương pháp khai thác và ngư cụ khác nhau
Tính chọn lọc trong khai thác thủy sản là nền tảng khoa học của nghề cá hợp lý, đảm bảo sự thay đổi cần thiết thành phần của đàn cá khai thác (về loài, kích cỡ, độ tuổi, vùng khai thác…) và sản phẩm khai thác được có chất lượng tốt nhất
1.2 Nghiên cứu trong và ngoài nước về tính chọn lọc
1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Từ trước đến nay, trên thế giới chủ yếu có các công trình nghiên cứu tính chọn lọc của ngư cụ khai thác trên biển chứ chưa có những công trình khai thác tính chọn lọc ngư cụ trong vùng nước nội địa, đầm phá Xét về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của nghề đáy cũng tương đồng với nghề lưới kéo đáy nên tác giả tìm hiểu kết quả nghiên cứu từ các nghề tương tự để có cơ sở, phương pháp luận cho nghiên cứu của mình
Các tác giả Madsen & Holst (2002) sử dụng tấm lưới mắt lưới hình vuông nhằm làm thoát cá tuyết chưa trưởng thành ở nghề lưới kéo khai thác cá tuyết biển Baltic Kết quả cho thấy đối với cùng kích thước mắt lưới, mắt lưới hình vuông cho chiều dài
ở 50% khả năng lọc cá (L50) lớn hơn đụt mắt lưới hình thoi có cùng kích thước cạnh mắt lưới [5]
Cooper và Hickey (1998) đã nghiên cứu sử dụng đụt lưới mắt lưới hình vuông nhằm làm thoát cá tuyết, cá nồi ở Biển Bắc Theo các tác giả, các thông số chọn lọc của đụt có mắt lưới hình vuông sẽ bằng với thông số chọn lọc của đụt có mắt lưới hình thoi với điều kiện kích thước cạnh mắt lưới hình thoi lớn hơn kích thước cạnh mắt lưới hình vuông 1 cm [5]
Broadhurst, Laesen, Kenelly & Mcshane (1999) đã nghiên cứu sử dụng tấm lưới
có mắt lưới hình vuông ở đụt lưới kéo tôm khu vực vịnh Vincent Australia Tấm lưới hỗn hợp có mắt lưới hình vuông với kích thước 2a=52mm và 85mm được chèn vào đụt lưới có mắt lưới hình thoi với kích thước 2a=45mm Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng cá khai thác ngoài ý muốn giảm đến 96,9% Số lượng cá thể tôm (đối tượng đánh bắt chính) giảm đi 12%, tuy nhiên tổng khối lượng tôm không thay đổi Điều này cho thấy kích thước tôm đánh bắt ở đụt lưới có chèn tấm lưới hỗn hợp mắt lưới hình vuông cho số lượng tôm khai thác được có kích thước trung bình lớn hơn [5]
Trang 18Broadhurst et.al (2004) đã so sánh tính chọn lọc của đụt lưới có mắt lưới hình vuông và đụt lưới có mắt lưới hình thoi có cùng kích thước cạnh mắt lưới với số mắt lưới quanh đụt lưới (chu vi) khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với mắt lưới hình thoi, tính chọn lọc của đụt có mắt lưới hình vuông tốt hơn hẳn Đụt lưới mắt lưới hình vuông, có khả năng làm thoát đến 99% số lượng cá thể cá chưa trưởng thành và
có hình thái thân tròn ra khỏi lưới [5]
1.2.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu tính chọn lọc chủ yếu thực hiện trên nghề lưới kéo đáy, chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện cho nghề đáy trong vùng nước nội địa Các nghiên nghiên cứu về tính chọn lọc của lưới kéo đáy chỉ ra rằng: kích thước mắt lưới hình thoi ở đụt lưới kéo không có khả năng lọc cá con dù tuân thủ đúng quy định kích thước mắt lưới (Hoàng Hoa Hồng, 1997) [5]
Thạc sĩ Hồ Ngọc Điệp cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu đề tài ‘thiết kế, thử nghiệm thiết bị lọc cá con đối với nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Tây Nam Bộ’ Tác giả đã thử nghiệm hai loại thiết bị lọc lắp trên thân lưới kéo là thiết bị chắn song ba tấm, chiều cao 80mm và thiết bị chắn song một tấm Kết quả thử nghiệm trong điều kiện thực tế vùng biển Tây Nam Bộ’, thiết bị lọc chắn song ba tấm giải thoát cá con nhiều, nhưng lượng tôm gậy thoát ra cũng nhiều ngay khi chiều cao thiết bị nhỏ Ngoài
ra thiết bị này thường gặp sự cố khi có nhiều rác vào lưới, gây tắt nghẽn đụt lưới ở vùng trước thiết bị Đối với thiết bị chắn song một tấm giải thoát cá con thấp hơn thiết
bị chắn song ba tấm nhưng lượng tôm gậy thoát ra là thấp nhất Mặt khác thiết bị này, rác vào lưới không gây sự cố trong qua trình khai thác [2]
Nguyễn Văn Kháng (2006) đã sử dụng 2 tấm lưới kích thước A (1,2x0,8m) và B (2,0x0,8m) mắt lưới hình vuông lần lượt là 20mm, 25mm, 30mm, 35mm, 40mm ráp lên phần trên đụt lưới kéo đáy của tàu lưới kéo công suất 168CV tại Kiên Giang Theo kết quả nghiên cứu, tấm lưới hình vuông A có khối lượng cá thoát khỏi từ 17%, 27% đến 33, 38% tổng sản lượng khai thác Còn tấm lưới B, khối lượng cá thoát khỏi là 53,08% đến 80,21% tổng sản lượng khai thác Khối lượng cá thoát khỏi lưới tăng dần theo gia tăng kích thước mắt lưới hình vuông Nếu tính theo đơn vị là cá thể cá thoát khỏi lưới thì tầm lưới hình A làm thoát từ 32,42% đến 47,92% tổng số cá thể vào lưới Tương tự tấm lưới B từ 53,08% đến 80,21% Tuy nhiên, theo kết quả của đề tài này,
Trang 19không vó sự biến đổi tỷ lệ thuận giữa số cá thể thoát khỏi lưới và sự gia tăng của kích thước mắt lưới ở tấm lưới mắt vuông [6]
Đề tài này mới chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá khối lượng và số lượng cá thể thoát khỏi lưới mà chưa có đánh giá tỷ lệ cá chưa thành thục thoát ra như thế nào, chưa
có những so sánh về lợi nhuận chuyến biển khi lắp đặt các loạt mắt lưới hình vuông với việc không lắp đặt
Năm 2011 với đề tài nghiên cứu sử dụng thiết bị lọc cá bằng lưới có mắt lưới hình vuông ở đụt lưới kéo đáy ven bờ thành phố Nha Trang, tác giả Hoàng Hoa Hồng chèn thêm tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông trên thân đụt lưới hiện tại của tàu lưới kéo đơn 56CV và trên cặp tàu lưới kéo đôi 56CV và 75CV Bên ngoài tác giả
sử dụng một lớp đụt lưới có kích thước nhỏ để thu lượng cá thoát ra ngoài phục vụ nghiên cứu Kết quả đề tài xác định kích thước cạnh mắt lưới phù hợp cho đối tượng
cá mối và cá lượng từ 20mm đến 25mm, đồng thời đưa ra mối quan hệ giữa chu vi mặt cắt ngang thân cá với chiều dài thân cá [5]
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hai đối tượng chính cá mối và cá lượng, đây
là hai đối tượng sống vùng biển chứ không phải khu vực nước lợ như vùng đầm phá
Đề tài cũng chưa có đánh giá tỷ lệ cá chưa thành thục thoát ra như thế nào, chưa có những so sánh về lợi nhuận chuyến biển khi lắp đặt các loạt mắt lưới hình vuông với việc không lắp đặt
Năm 2012, kỹ sư Phạm Văn Vĩnh đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu cải tiến thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông và tấm lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy ở Hải Phòng” Đề tài đã tính toán thiết kế và đưa vào thử nghiệm 2 dạng thiết
bị thoát cá con là tấm lưới mắt vuông với 3 kích cỡ mắt lưới là 25mm, 30mm và 35mm (LV25, LV30 và LV35); loại thứ hai là đụt lưới mắt vuông cũng có 3 kích cỡ mắt lưới là 25mm, 30mm và 35mm (DV25, DV30, DV35) Sau khi tiến hành đánh bắt thử nghiệm, tác giả nhận thấy kích thước mắt lưới càng lớn thì tính chọn lọc càng cao Tuy nhiên tính chọn lọc cao đồng nghĩa cá con, có lẫn cá lớn thoát ra ngoài dẫn đến hiệu quả khai thác giảm xuống Tác giả tiếp tục phân tích tính chọn lọc cho từng đối tượng như mực ống, mực nang, tôm rảo, cá mối Kết quả tác giả đề xuất thiết bị nên áp dụng là LV30 hoặc DV30 [11]
Đề tài của tác giả Phạm Văn Vĩnh cũng giống như hầu hết các đề tài trước đó là thực hiện cho nghề lưới kéo đáy, ngư trường hoạt động trên biển, luôn luôn tồn tại tốc
độ dòng chảy qua lưới ổn định, điều này khác so với lưới đáy có khi tốc độ dòng quá
Trang 20bé Công trình đã nghiên cứu tính chọn lọc đến từng đối tượng và theo kích thước đối tượng Đây là công trình được thực hiện công phu và khoa học Tuy nhiên tác giả chỉ nhận định chung là hiệu quả kinh tế giảm khi tăng kích thước mắt lưới lớn hơn nhằm mang lại tính chọn lọc cao mà chưa có số liệu cụ thể về hiệu quả kinh tế Thiết bị tác giả đề xuất áp dụng LV30 hay DV30 mang tính chọn lọc, tuy nhiên cũng chưa đề cập tính hiệu quả kinh tế như thế nào, liệu người dân có chịu áp dụng không
+ Trong nghiên cứu của tác giả Hồ Ngọc Điệp sử dụng tấm lọc vì luôn tồn tại tốc
độ kéo nên đụt lưới không bị xẹp xuống do trọng lực của tấm lọc
+ Nghề đáy trong khu vực đầm phá là nghề cố định, phụ thuộc dòng chảy thủy triều, mưa Có khi không có dòng chảy nên việc lắp thiết bị này sẽ làm đụt lưới xẹp lại
do trọng lực
+ Thiết bị lọc được làm từ kim loại nên mau chóng hư hỏng do oxy hóa vì tiếp tục với nước mặn khi thủy triều lên và tiếp xúc với không khí khi thu đáy
1.3 Tổng quan về nghề khai thác thủy hải sản tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.1 Tổng quan nghề khai thác thủy sản nước mặn ở Thừa Thiên Huế
Điều kiện phát triển:
Thừa Thiên Huế có bờ biển khoảng 126 km, tổng diện tích vùng biển khoảng 20.000 km2 gấp khoảng 4 lần tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh (5.053,99 km2), là
Trang 21ngư trường rộng lớn, nơi kiếm sống của ngư dân từ bao đời Vùng ngư trường Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 600 loài thủy sản các loại, trong đó cá từ 300 ÷ 400 loài, tôm biển có 50 loài Có trên 20 loài mực trong đó mực ống và mực nang có sản lượng và giá trị Ngoài ra còn có một số loài đặc sản khác, như cua biển, cua hoàng
đế, mực xà, Các loài động vật thân mềm vỏ xà cừ, như: trai ngọc nữ, ốc đụn, sò huyết [17]
Tuy thủy sản phong phú về loài, nhưng về lượng không được cao như các ngư trường khác Cộng với 5 cửa biển (từ bắc xuống nam là: Thuận An, Tư Hiền, Kiểng (Cảnh Dương), Bình An và Lăng Cô) đều cạn, không được tốt, tàu bè lớn ra vào khó khăn nên nghề cá biển từ trước đến nay của Thừa Thiên Huế chỉ phát triển thuộc hàng trung bình so với các tỉnh lân cận
Các loại nghề:
Nghề khai thác hải sản có 28 loại ngư cụ chủ yếu, nằm trong 6 nhóm nghề chính: lưới kéo (giã cào), lưới rê, lưới vây, lưới mành, rập và câu Toàn tỉnh sử dụng tổng cộng 6.125 đơn vị ngư cụ (vàng) để khai thác hải sản Trong đó nghề hoạt động nhiều nhất là nghề te quệu để xúc ruốc, có 1.221 đơn vị tham gia khai thác Kế tiếp là nghề lưới rê 3 lớp, có 964 vàng; rê cá trích, có 830 vàng, rê cá khoai, cá hố, có 700 vàng Câu tay có 546 đơn vị Giã cào đơn có 220 vàng và mành đèn có 276 vàng [17]
Trong 28 loại nghề, nhóm nghề khai thác cá nổi chiếm ưu thế Ngư cụ nhóm lưới
rê tuỳ theo đối tượng khai thác mà sử dụng từng loại lưới khác nhau, có kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới khác nhau
- Nhóm nghề lưới rê:
Nhóm nghề lưới rê là loại ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý đóng, khi tôm cá di chuyển ngang lưới, bị đóng vào lưới Tùy vào kết cấu của lưới, hoặc tầng nước hoạt động, hoặc tính năng của lưới hay khu vực khai thác mà có thể phân lưới rê thành nhiều loại khác nhau Ví dụ như: rê thu ngừ, rê cá khoai, rê cá lạc, rê cá trích theo tầng nước: lưới rê tầng mặt, lưới rê tầng đáy; Theo vùng nước: rê sông, rê đầm; Theo dòng chảy: rê trôi, rê cố định
- Nghề lưới vây:
Nghề lưới vây là nghề truyền thống Việt Nam, được du nhập vào Thừa Thiên Huế vào thập niên 80 Đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, có hai hình thức khai thác là vây ngày và vây kết hợp ánh sáng Sau khi thả vây đàn cá xong, ngư dân kéo
Trang 22rút giềng chì ở đáy (nên còn gọi là vây rút chì), để cá không thoát ra phía dưới được, rồi dần thu lưới bắt cá
- Nghề te quệu:
Te quệu là loại ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý lọc nước lấy cá Tuỳ theo đối tượng khai thác mà hai cóng te hạ xuống sâu hay nổi, hàm dưới lưới quét dưới đàn cá Các đối tượng khai thác nằm trong tầm quét của miệng te lọt vào hàm lưới và trôi vào đụt, không thể thoát ra được Khi thu lưới hai đầu cóng te được nhấc lên, người thu kéo đụt lên thuyền và tháo khoá đụt để thu cá
- Nghề lưới kéo (giã cào):
Giã cào là loại ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý lọc nước lấy cá Tàu thuyền dùng sức máy để kéo miệng lưới theo hướng muốn khai thác Tôm cá nằm trong tầm quét của lưới lọt vào hàm lưới và trôi vào đụt, không thể thoát ra được Sau một thời gian, ngư dân thu lưới lên tàu, tháo đụt và bắt cá
Sản lượng khai thác:
Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng đều qua các năm, từ
2005 đến 2014 Sản lượng khai thác nước mặn luôn tăng, cụ thể năm 2005 đạt 18.748 tấn, đến năm 2010 đạt 26.435 tấn, năm 2014 đạt mức 31.882 tấn Sản lượng khai thác nước lợ cũng xu hướng tăng, năm 2005 đạt 2.717 tấn thì năm 2010 đạt 3.220 tấn, đến năm 2014 đạt 3.306 tấn Tuy nhiên sản lượng khai thác nước ngoạt có xu hướng giảm,
từ năm 2005 đến 2014 sản lượng đạt đỉnh điểm là năm 2010 với 840 tấn, nhưng năm
2014 chỉ còn 668 tấn
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005 đến 2014
Chia theo vùng nước Năm Tổng số (tấn)
Trang 23Tàu thuyền khai thác hải sản:
Bảng 1.2: Biến thiên tàu cá tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2008 đến 4/2015
Năm Tổng tàu thuyền (chiếc) Tổng công suất (CV) Bình quân (cv/tàu)
Nguồn Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thừa Thiện Huế [14]
Trong thời gian từ cuối năm 2008 đến tháng 4 năm 2005 tổng tàu cá tỉnh Thừa Thiên Huế ở mức 1.900 tàu, tuy nhiên tổng công suất tăng dần qua các năm từ 58.604
CV năm 2008 lên 70.455 CV năm 2012 và đạt 102.180 CV vào tháng 4 năm 2015 Bình quân CV/tàu cũng tăng từ 29,48CV/tàu năm 2008 tăng lên 52,05 CV/tàu vào tháng 4 năm 2015, thể hiện ở bảng 1.2
Có thể phân tàu thuyền đánh cá biển thành 4 loại: tàu ca nô vỏ gỗ, dạng Thái Lan; tàu dạng truyền thống, nhọn 2 đầu; thuyền gọ một lớp truyền thống và kiểu thuyền nan bãi ngang Tuổi thọ bình quân của tàu thuyền đánh cá biển Thừa Thiên Huế khá cao
Theo cấp huyện, thì Phú Vang là huyện có nhiều tàu thuyền khai thác cá biển lớn nhất với tổng 921 tàu (chiếm 47%) tổng số tàu cá toàn tỉnh Đứng thứ hai là huyện Phú Lộc với 621 tàu (chiếm 31,6%) tổng tàu cá toàn tỉnh [14]
Hiện nay, Thừa Thiên Huế có đội tàu khai thác xa bờ lớn hơn 90 CV với khoảng
285 chiếc (chiếm khoảng 15%) tàu cá toàn tỉnh Tàu được trang bị các phương tiện kỹ thuật và công nghệ cơ giới hóa hiện đại; trình độ ngư dân về nhận biết ngư trường, phòng tránh thiên tai trên biển ngày càng tốt
Tăng trưởng ngành khai thác thủy sản:
Tăng trưởng thủy sản duy trì nhiều thập niên liên tục đạt khoảng từ 10 - 15% hàng năm, thuộc vào loại tăng trưởng cao của cả Tỉnh Nếu so sánh với nội ngành nông lâm ngư, thì thuỷ sản đạt tăng trưởng lớn nhất
Trang 24độ văn hóa thấp, cụ thể: hoàn toàn không biết chữ chiếm khoảng 1%, trình độ cấp I khoảng 50,5 %, trình độ cấp II khoảng 44% Chưa đến 5% có trình độ cấp III phổ thông, người được đào tạo chuyên nghiệp: trung học, cao đẳng, đại học tham gia khai thác cá biển là hiếm Bù lại, ngư dân có nhiều kinh nghiệm, có đến 94% lao động tham gia khai thác thủy sản biển trên 15 năm, 4,5% hoạt động khai thác từ 10÷15 năm
1.3.2 Tổng quan nghề khai thác thủy sản nước lợ ở Thừa Thiên Huế
Điều kiện phát triển [17]:
Là thủy vực lớn với chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước là 216 km2, chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ Thừa Thiên Huế, nằm án ngữ suốt phần bờ biển phía đông của Tỉnh, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm phá ven biển lớn nhất nước ta, thuộc vào loại lớn trên thế giới
Không tính đầm Lăng Cô biệt lập, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có thể được phân định làm 4 khu vực: Phá Tam Giang; Đầm Sam Chuồn; Đầm Thuỷ Tú; Đầm Cầu Hai
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 2 cửa: Thuận An (cửa chính) và Tư Hiền Hình thái động lực của hai cửa thường xuyên thay đổi phức tạp, cửa Thuận An dài khoảng 600 m, rộng 350 m, sâu tới 11 m ở phía trong, cửa Tư Hiền dài khoảng 100 m, rộng 50 m, và độ sâu thường không quá 1,5 m
Lao động:
Ngư dân khai thác thuỷ sản trên đầm phá Thừa Thiên Huế có thể được chia làm 2 loại:
Trang 25- Ngư dân chuyên nghiệp: cuộc sống của họ gắn liền với tài nguyên đầm phá Ngư dân chuyên nghiệp tập trung chủ yếu ở các thôn ngư nghiệp sống quanh vùng đầm phá, họ chính là các tổ chức “vạn” truyền thống trước đây
- Ngư dân bán chuyên: là những nông dân có đất làm nông nghiệp, tham gia khai thác thuỷ sản trong những lúc nông nhàn, hiện có khoảng hàng nghìn hộ tham gia vào hoạt động khai thác loại này
- Nhóm nghề khai thác di động: gồm những ngư cụ không kết cấu gắn liền nền đáy, di động trong một chu kỳ khai thác và trong các lần khai thác khác nhau như: lừ xếp, bẫy ghẹ, bẫy cua, rê cua, rê 3 lớp, te quệu, giã cào đôi và đơn (dạ), xiếc, dũi, lưới kìm, rớ bà, cào trìa (hến), chài, trũ
Nghề khai thác thuỷ sản trên đầm phá đã có từ xa xưa, trong đó nghề nò sáo
có bề dày lịch sử lâu đời Ngoài ra, nghề lừ xếp du nhập trong thời gian gần đây, tạo nên sự đa dạng các loại nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên trên đầm phá Thừa Thiên Huế
- Phân bố ngư cụ trên đầm phá:
Nghề lừ xếp được ngư dân sử dụng đều tại các thuỷ vực đầm phá Nghề nò sáo phân bố tập trung nhiều ở đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc và phía bắc Phá Tam Giang, ở huyện Quảng Điền và Phong Điền, số lượng giảm dần về hai cửa biển Trái lại nghề đáy tập trung ở các xã gần cửa biển Thuận An, Tư Hiền và đầm Thuỷ
Tú, do tận dụng dòng chảy (triều) để hứng tôm cá Nghề rớ giàn phân bố tại 2 cửa biển, nghề này lại đặc biệt nhiều ở đầm Lăng Cô, là nơi hoàn toàn không thấy bóng dáng của nghề nò sáo
Các nghề di động khác (rê nhỏ, rê 3 lớp ) khai thác theo mùa và theo đối tượng (theo ngư trường, “con nước”) nên phân bố đều khắp đầm phá và thay đổi theo sự xuất hiện của tôm cá, “theo đuôi con cá”
Trang 26- Các loại nghề điển hình của đầm phá:
+ Nghề nò sáo:
Cánh sáo có tác dụng hướng các đối tượng khai thác dựa vào đó để đi đến
nò Các bộ phận nò sáo được bố trí như một “mê hồn trận”, tôm cá dù quanh quẩn đâu rồi cũng đến nò Do kết cấu nò, tôm cá không thể thoát ra
+ Nghề đáy (báy):
Nghề đáy đánh bắt bằng nguyên lý lọc nước lấy cá, miệng đáy được cố định nằm phía trước dòng chảy và đụt nằm phía dưới dòng chảy Dưới tác dụng dòng chảy, tôm cá bị đẩy vào miệng đáy, dần dần trôi vào phần đụt và được giữ lại ở đây Ngư dân chỉ mở miệng đụt để thu lấy sản phẩm tôm cá
Bảng 1.3: Thống kê số miệng đáy khai thác tại cửa biển Thuận An
Trang 27Bảng 1.3 cho thấy có đến 10 địa phương có nghề đáy khai thác tại cửa biển Thuận An nhưng nhiều nhất là xã Hải Dương với 205 miệng đáy, chiếm 49%, tiếp đến là xã Quảng Thành với 120 miệng đáy, chiếm 28% Những xã có rất ít đáy khai thác tại đây như xã Phú Thanh, xã Phú Thuận chí có 1 đến 2 miệng đáy
1.4 Tổng quan về quản lý nghề khai thác hải sản tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ năm 1980 đến 2008, Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm tham mưu cho UBND Tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuỷ sản Sau 01/4/2008, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế được giao thêm nhiệm vụ quản
lý khai thác thủy sản bởi Bộ Thủy sản đã gọp vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi đó địa phương không còn tồn tại Sở Thủy sản
Sau khi tái cơ cấu, thực tiễn hoạt động quản lý Thủy sản Thừa Thiên Huế hiện vẫn chưa nhuần nhuyễn, thể chế Trung ương lại thay đổi về tổ chức Đầu năm 2010 Tổng Cục Thủy sản được thành lập nên hệ thống quản lý thủy sản địa phương có khả năng lại phải tái cơ cấu một lần nữa
Hiện tại, việc quản lý hành chính khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản Thừa Thiên Huế đảm nhiệm Từ năm
2003 đến nay, sau khi "Quy hoạch tổng thể về quản lý nghề cá đầm phá", Chi cục đã định hướng, tổ chức lại và thành lập các cộng đồng ngư dân, các Chi hội Nghề cá trong tỉnh Nhiệm vụ phát triển tổ chức sản xuất, hợp tác tiết kiệm chi phí, bảo vệ ngư trường, nguồn lợi, môi trường nuôi trồng thuỷ sản được được xem là chức năng hàng đầu của các Chi hội Nghề cá Cho đến nay đã có chính thức 76 Chi hội Nghề cá với hơn 5.000 hội viên hộ gia đình ngư dân, cùng gánh vác trách nhiệm quản lý tài nguyên, môi trường thuỷ sản với Nhà nước
Việc thành lập và hoạt động của các hội nghề cá đã giúp công tác quản lý nghề cá tại địa phương tốt hơn Tuy nhiên còn gặp không ít khó khăn khi kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng của hội viên còn hạn chế, các chế độ phụ cấp cho cán bộ quản lý, hội viên chưa thực sự đáp ứng
1.5 Văn bản pháp lý về quản lý nghề lưới đáy tại địa phương
Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có ban hành Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 quy định, kích thước mắt lưới tại phần đụt
Trang 28thu cá (2a) của nghề đáy sử dụng để khai thác thuỷ sản không nhỏ hơn 18mm Tuy nhiên, cũng rất khó để quản lý nghề đáy hiểu quả do chỉ tiêu phạm vi khung điều chỉnh Thông tư chỉ mới đưa ra là quy định mắt lưới chung (2a ≥18mm) cho tất cả các loại hình nghề đáy
Mỗi nghề đáy (đáy biển, đáy sông, đáy trong đầm phá) có những đặc trưng riêng
và có sự khác nhau về vị trí khai thác, cấu tạo ngư cụ, trong khi Thông tư nêu chung chung mà chưa định lượng được các tiêu chí số lượng miệng đáy, độ rộng miệng (chiều dài dây giềng đáy) ứng với các vị trí vùng nước đặt đáy cụ thể
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có ban hành Quyết định số
4260/2005/QĐ-UB, ngày 19/12/2005 về quy chế quản lý khai thác thủy sản trên đầm phá, cụ thể có quy định các nội dung:
- Cấm sử dụng phương tiện khai thác thuỷ sản đầm phá có máy thuỷ lớn hơn 16,5 CV
- Phạm vi vùng phụ cận của các đê thuỷ lợi ven đầm phá là 20m, phạm vi không được xâm phạm là 5m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập
- Các hàng đáy, phải để lối di cư thuỷ sản trên 1/3 bề rộng của cửa lạch Nếu phần quy định này chưa đủ bảo đảm giao thông thuỷ thì phải mở rộng đến mức tối thiểu theo quy định của giao thông đường thuỷ nội địa
- Kích thước mắt lưới ở phần đụt của nghề đáy tối thiểu 2a =18mm
So với Thông tư 02/2006/TT-BTS, thì quy định nghề cố định theo Quyết định số 4260/2005/QĐ-UB của tỉnh Thừa Thiên Huế có chi tiết hơn như: lối đi, mắt lưới, công suất tàu thuyền Song trong Quyết định cũng chưa phân định rạch ròi phân vùng, luồng nước cố định thẳng hàng riêng biệt cho các mục đích khác nhau (giao thông, vị trí các nghề ), gây cản dòng chảy, ảnh hưởng giao thông cũng như luồng di cư tôm cá
Trang 29CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng nghề đáy khu vực cửa biển Thuận An
- Tính chọn lọc của nghề đáy tại cửa biển Thuận An
- Giải pháp tăng tính chọn lọc cho nghề đáy Thuận An
- Giải pháp quản lý nhằm khai thác có chọn lọc bằng nghề đáy tại cửa biển Thuận An
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Tính chọn lọc nghề đáy
- Loài thủy sản chiếm khối lượng lớn hơn 10% tổng khối lượng mẻ lưới; loài thủy sản có khối lượng khai thác quá mức (khai thác quá mức là khai thác ở độ tuổi chưa thành thục sinh dục) trên 50% so với tổng khối lượng loài thủy sản đó bị khai thác trong mẻ lưới
Phạm vi nghiên cứu: Cửa biển Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Các tài liệu về quản lý nghề cá của tỉnh: Số lượng nghề, tàu thuyền, phân bố nghề theo địa phương, theo công suất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế và các địa phương liên quan
Trang 30- Các văn bản pháp lý về quản lý nghề cá đầm phá Tam Giang – Cầu Hai của Trung ương và tỉnh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế và các địa phương liên quan
+ Mẫu (phụ lục 4) điều tra hồi cố về ngư cụ và thành phần loài
2.3.2 Cỡ mẫu và phân bố mẫu điều tra
Trong hầu hết các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản nói riêng, việc xác định cỡ mẫu để tiến hành điều tra là hết sức cần thiết Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tài chính, đồng thời khắc phục hạn chế có những trường hợp không thể điều tra hết tổng thể vì phân bố tổng thể rộng, đa dạng
Vì không thể điều tra hết tổng thể mẫu trong thời gian cho phép và tài chính có hạn nên việc xác định cỡ mẫu điều tra là cần thiết Xác định cỡ mẫu điều tra sao cho
có tính đại diện cho tổng thể, từ mẫu điều tra với các công cụ phân tích thống kê ta có thể rút ra những kết luận chung cho tổng thể
Kết quả nghiên cứu lĩnh vực thủy sản của FAO đã tổng hợp và đưa ra bảng tra số lượng mẫu điều tra theo số lượng tổng thể và độ tin cậy tại [23] Bảng 1.3 cho thấy có đến 425 miệng đáy đang khai thác tại cửa biển Thuận An Để quá trình điều tra đảm bảo độ tin cậy, kết quả điều tra có tính đại diện cho tổng thể Áp dụng bảng tra A.2 [23] với độ tin cậy 95%, số mẫu cần điều tra là 43 mẫu, chiếm 10,19%
Phân bố mẫu điều tra phải tỷ lệ thuận với quy mô tổng thể Công thức xác định
cỡ mẫu của từng địa bàn nghiên cứu (ni) như sau: n N f
Trang 31Bảng 2.1: Phân bố mẫu điều tra theo địa phương
(miệng)
Số mẫu điều tra
Bảng 2.1 cho thấy, số mẫu cần điều tra là 43 mẫu chiếm khoảng 10,19% tổng thể Các xã có nhiều đáy hoạt động sẽ được điều tra theo số mẫu tại địa phương, những địa phương có ít đáy hoạt động tại cửa biển Thuận An sẽ được tính chung
+ Thu thập dữ liệu từ thực địa khi bố trí mẫu thử nghiệm bao gồm mẫu của dân
và hai mẫu tác giả lắp ráp trên cùng một hàng đáy trong cùng thời gian
+ Sử dụng thước thẳng, thước kẹp để đo chiều dài đối tượng; sử dụng cân điện tử mini để xác định trọng lượng đối tượng
+ Sử dụng dao để giải phẩu xác định đối tượng đã có khả năng sinh sản chưa (đối với một số đối tượng chưa có nghiên cứu trước đây) với sự trợ giúp của cán bộ chuyên môn tại Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế
2.3.3 Phương pháp điều tra, thu mẫu
+ Điều tra tại hộ gia đình theo mẫu thiết kế sẵn theo địa phương và số lượng ở mỗi địa phương như đã tính toán Bảng 2.1
+ Thu mẫu theo phương pháp phân tầng và thuận tiện Thực hiện phương pháp thu mẫu phân tầng bằng cách dựa vào danh sách tổng thể nghề đáy của xã đã thống kê, sau đó phân theo địa phương (cấp thôn) có hộ gia đình hoạt động nghề đáy tại cửa biển Thuận An Trong từng địa phương dùng phương pháp thuận tiện để tiếp cận đối tượng
và điều tra thông tin theo mẫu
- Bố trí 2 mẫu lưới thử nghiệm:
* Cơ sở chọn và tổ chức thử nghiệm mẫu lưới M1, M2 lắp trên lưng đụt lưới đáy tại địa phương:
- Căn cứ quy định kích thước mắt lưới tối thiểu cho nghề đáy tại thông tư 02/2006/TT-BTS, tác giả chọn kích thước mắt lưới vuông cho mẫu M1 là 18mm
Trang 32- Từ thực tế nghề đáy tại địa phương khai thác không có chọn lọc, tác giả mạnh dạn thử nghiệm mẫu M2 có kích thước mắt lưới vuông là 24mm lớn hơn kích thước mắt lưới mẫu M1 để có những so sánh đánh giá tính chọn lọc
- Tác giả chọn kích thước mắt lưới vuông bởi đã có công trình nghiên cứu chứng minh kích thước mắt lưới hình thoi không có tính chọn lọc (Hoàng Hoa Hồng, 1997)
- Theo các công trình nghiên cứu của các tác giả Hồ Ngọc Điệp (2005), Nguyễn Văn Kháng (2006), Nguyễn Phong Hải (2011) …nên tác giả bố trí tấm lưới có mắt lưới hình vuông trên thân đụt lưới đáy
- Đặt tấm lưới có mắt lưới hình vuông trên thân đụt lưới kéo sẽ tạo điều kiện cho các dễ thoát ra do lưới luôn nổi nhờ trọng lượng riêng nhỏ hơn nước, tạo không gian cho các đối tượng vào đụt có thể thoát ra
- Căn cứ vào kích thước hiện tại của đụt lưới đáy hiện tại (chiều dài đụt, chu vi đụt) Tác giả chọn chiều dài và chiều rộng tấm lưới để lắp vào bằng 1/3 so với kích thước của đụt hiện tại Công trình nghiên cứu của các tác giả Hồ Ngọc Điệp (2005), Nguyễn Văn Kháng (2006), Nguyễn Phong Hải (2011) …cũng lắp ráp tấm lưới có tỷ
lệ tương tự tỷ lệ tác giả sử dụng Do vậy kích thước tấm lưới của mẫu M1 và M2 cần lắp trên lưng đụt lưới đáy là (0,6x1)m
* Thời gian thử nghiệm vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 2015, với số mẫu thu thập và phân tích là 30 mẫu
* Các bước tiến hành và lắp tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 18mm (mẫu M1) và 24mm (mẫu M2) vào đụt lưới của dân
+ Bước 1: Chuẩn bị hai tấm lưới như hình 2.1, hình 2.2 bằng cách đan hoặc cắt từ tấm lưới có sẵn
Hình 2.1: Tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 18 mm (mẫu M1)
1m
0,6m
Trang 33Hình 2.2 : Tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 24 mm (mẫu M2)
+ Bước 2: Dùng dây giềng nẹp biên tấm lưới đã được tạo ở bước 1
Hình 2.3: Nẹp biên tấm lưới M1 (bên trái), M2 (bên phải) với dây giềng
+ Bước 3: Khoét lỗ trên phần lưng của đụt lưới đáy của dân với kích thước bằng kích thước tấm lưới tạo ra ở bước 1 Sau đó dùng dây giềng nẹp biên lỗ vừa khoét như hình 2.4
0,6m
1m
Trang 34Hình 2.4: Nẹp dây giềng vào đụt lưới đã khoét lỗ
+ Bước 4: Tiến hành ghép phần tấm lưới đã làm xong ở bước 2 vào phần đụt đã làm xong ở bước 3 như hình 2.5
Hình 2.5: Đã lắp xong tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông
2.3.4 Xác định các thông số ngư cụ, thông số tính toán hiệu quả sản xuất
- Xác định chiều dài đáy, chiều dài giềng chì, chiều dài giềng phao bằng cách phỏng vấn ngư dân và đo đạc thực tế
- Xác định kích thước mắt lưới ở đụt bằng cách đo đạc trên mẫu lưới
- Thu thập các thông số, cách thức bố trí ngư cụ khai thác bằng cách phỏng vấn ngư dân, quan sát và đo đạt thực tế
- Phân loại đối tượng khai thác được trong mẻ lưới theo [7]
Lỗ khoét được nẹp dây giềng
Tấm lưới mắt vuông được lắp vào lưng đụt lươi đáy
Trang 35- Xác định khối lượng đối tượng bằng cách sử dụng cân điện tử để cân sau khi đã phân loại đối tượng xong
- Xác định kích thước đối tượng bằng cách đo bằng thước thẳng, thước kẹp đo
- Doanh thu (DT): Chính là giá trị thu được từ việc bán sản phẩm khai thác được
1
(2.2) Trong đó: + n là số loài trong mẻ lưới
+ Pi khối lượng của loài thứ i trong mẻ lưới
+ Ci giá bán của loài thứ i trong mẻ lưới
- Chi phí (CP): Là tổng tất cả các loại chi phí cho hoạt động khai thác thủy sản chẳng hạn chi phí dầu, nhớt, thuê nhân công Tuy nhiên đối với nghề đáy ở cửa biển Thuận An chi phí này chủ yếu là chi phí dầu
- Lợi nhuận (LN) = DT-CP (2.3)
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá
+ Sử dụng chương trình Excel để nhập liệu từ phiếu điều tra; tìm kiếm và sửa chữa những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu
+ Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích mô tả, đánh giá
+ Đánh giá thực trạng sản phẩm khai thác của các mẫu thử nghiệm
+ So sánh giữa mẫu thử nghiệm với mẫu hiện tại để đánh giá tính chọn lọc của ngư cụ theo thành phần loài, kích thước đối tượng và so sánh kết quả với Thông tư 02/2006/TT-BTS
+ So sánh lợi nhuận khai thác thác nghề đáy của mẫu thử nghiệm với mẫu hiện tại của ngư dân
Quy trình thực hiện nghiên cứu:
Sơ đồ 2.1: Qui trình chọn kích thước mắt lưới để thử nghiệm
Cân tổng trọng
lượng sản phẩm
mẻ lưới
Lấy 100% sản lượng của mẻ lưới
Phân loại theo đối tượng và cân trọng lượng từng đối tượng
Thử nghiệm kích thước mới sau đó đánh giá
theo các chỉ tiêu tại thông tư 02/2006/TT-BTS
và theo tiêu chí lợi nhuận
Trang 36Sơ đồ 2.2: Qui trình phân tích sản phẩm 1 mẻ lưới
Sơ đồ 2.3: Quy trình xác định kích thước thành thục sinh dục của đối tượng
Cân tổng trọng lượng sản phẩm
mẻ lưới
Lấy 100% sản lượng của mẻ lưới
Phân loại theo đối tượng và cân trọng lượng từng đối tượng
Sản lượng khai
thác của mẻ
Phân loại đối tượng
Xác định đối tượng chưa được nghiên cứu, xác định độ tuổi, kích thước thành thục sinh học
Giải phẩu, xác định số lượng cá thể thành thục sinh học [22], [24]
Đo chiều dài từng cá thể sau đó
tính chiều dài trung bình.
Trang 37CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng nghề đáy khu vực cửa biển Thuận An
3.1.1 Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị
Nghề lưới đáy khai thác trong đầm phá cửa biển Thuận An nên trang thiết bị rất thô sơ, hầu hết sử dụng sức người và lao động chân tay là chính Thuyền sử dụng để di chuyển là thuyền vỏ nhôm có các thông số cơ bản như bảng 3.1
Bảng 3.1: Thông số tàu thuyền khai thác tại cửa biển Thuận An
TT Kích thước vỏ tàu (Dài x rộng x cao)m Số lượng (chiếc) Vật liệu
Bảng 3.2: Trang thiết bị sử dụng trong nghề lưới đáy tại cửa biển Thuận An
Tên gọi Số tàu trang
bị (chiếc)
Hình dáng Vật liệu Nhiều nhất
(cái)
Ít nhất (cái)
Trung bình (cái)
Bảng 3.2 cho thấy, 43 tàu đều sử dụng véo để thu thả đụt lưới đáy Số véo sử dụng nhiều nhất trên tàu là 5 cái, ít nhất là 2 cái, trung bình là 3 cái Véo có hình dạng chữ V và được làm bằng sắt
3.1.2 Đặc điểm ngư cụ
Đặc điểm ngư cụ đáy hoạt động tại cửa biển Thuận An – Thừa Thiên Huế được tổng hợp như bảng 3.3:
Trang 38Bảng 3.3: Thông số nghề đáy tại khu vực cửa biển Thuận An
5 Hệ số rút gọn đụt lưới (Uđ) 0,50 0,50 0,50 0,00 Bảng 3.3 cho thấy, chiều dài đáy lớn nhất 45m, nhỏ nhất 37m, trung bình 41,05m Chiều dài giềng chì và giềng phao bằng nhau; giềng phao và giềng chì có chiều dài lớn nhất 11m, nhỏ nhất 8m Kích thước mắt lưới ở đụt lớn nhất chỉ 10mm, nhỏ nhất 2mm, trung bình ở mức 5,72mm Các đáy đều lắp ráp hệ số rút gọn phần đụt như nhau, hệ số rút gọn phần đụt là 0,5
3.1.3 Cách bố trí đáy tại khu vực khai thác
Đáy được đặt theo dạng hàng thẳng hàng, không có hiện tượng bố trí so le nhau Kết quả phân tích được tổng hợp bảng 3.4:
Bảng 3.4: Các thông số về bố trí đáy tại cửa biển Thuận An
nhất
Nhỏ nhất
Trung bình
ĐLC
2 Khoảng cách đáy so với các hộ lân
cận theo chiều ngang (m)
Trang 39Bảng 3.4 cho thấy, khoảng cách giữa các cọc đáy trung bình là 11,79m Khoảng cách đáy này cách đáy kia là 0,5m theo phương ngang Khoảng cách nút buộc giềng phao so với nút buộc ghiềng chì trung bình 0,57m Khoảng cách từ cọc đến cánh lưới hay miệng lưới đáy tầm 0,76m Khoảng cách nút buộc giềng chì so với nền đáy là 0,52m
Hình 3.1 : Tổng thể lưới đáy ở trạng thái hoạt động
Chú giải: 1-Khoảng cách hai cọc; 2-Khoảng cách cọc so với cánh lưới / miệng lưới; 3-Khoảng cách nút buộc giềng phao so với giềng chì; 4-Khoảng cách nút buộc giềng chì so với nền đáy; 5-cọc; 6-thân lưới; 7-đụt lưới; 8-phao; 9-neo
(9)
Trang 403.1.4 Mùa vụ và đối tượng khai thác
Nghề lưới đáy tại cửa biển Thuận An hoạt động cả mùa chính lẫn mùa phụ Mùa chính kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10, mùa phụ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Sản lượng và đối tượng khai thác qua các mùa cũng như trong thời gian nghiên cứu (11-12/2014) được thể hiện qua bảng 3.5
Bảng 3.5: Đối tượng, mùa vụ khai thác
Mùa chính Mùa phụ Thời gian nghiên cứu
TT Đối
tượng
SLTB (gam/mẻ)
Tỷ lệ (%) SLTB
(gam/mẻ)
Tỷ lệ (%)
SLTB (gam/mẻ)
Tỷ lệ (%)
cá liệt, cá sơn và tôm đất luôn chiếm tỷ lệ cao trong mẻ lưới Sản lượng trung bình của
mẻ trong mùa chính luôn cao hơn so với mùa phụ và tương đương với sản lượng trung bình trong thời gian nghiên cứu
3.1.5 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động khai thác
Chi phí hoạt động khai thác được tổng hợp như bảng 3.6