Phương pháp điều tra, thu mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chọn lọc của nghề lưới đáy khai thác tại cửa biển thuận an, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 31)

+ Điều tra tại hộ gia đình theo mẫu thiết kế sẵn theo địa phương và số lượng ở mỗi địa phương như đã tính toán Bảng 2.1.

+ Thu mẫu theo phương pháp phân tầng và thuận tiện. Thực hiện phương pháp thu mẫu phân tầng bằng cách dựa vào danh sách tổng thể nghề đáy của xã đã thống kê, sau đó phân theo địa phương (cấp thôn) có hộ gia đình hoạt động nghề đáy tại cửa biển Thuận An. Trong từng địa phương dùng phương pháp thuận tiện để tiếp cận đối tượng và điều tra thông tin theo mẫu.

- Bố trí 2 mẫu lưới thử nghiệm:

* Cơ sở chọn và tổ chức thử nghiệm mẫu lưới M1, M2 lắp trên lưng đụt lưới đáy tại địa phương:

- Căn cứ quy định kích thước mắt lưới tối thiểu cho nghề đáy tại thông tư 02/2006/TT-BTS, tác giả chọn kích thước mắt lưới vuông cho mẫu M1 là 18mm.

- Từ thực tế nghề đáy tại địa phương khai thác không có chọn lọc, tác giả mạnh dạn thử nghiệm mẫu M2 có kích thước mắt lưới vuông là 24mm lớn hơn kích thước mắt lưới mẫu M1 để có những so sánh đánh giá tính chọn lọc.

- Tác giả chọn kích thước mắt lưới vuông bởi đã có công trình nghiên cứu chứng minh kích thước mắt lưới hình thoi không có tính chọn lọc (Hoàng Hoa Hồng, 1997).

- Theo các công trình nghiên cứu của các tác giả Hồ Ngọc Điệp (2005), Nguyễn Văn Kháng (2006), Nguyễn Phong Hải (2011) …nên tác giả bố trí tấm lưới có mắt lưới hình vuông trên thân đụt lưới đáy.

- Đặt tấm lưới có mắt lưới hình vuông trên thân đụt lưới kéo sẽ tạo điều kiện cho các dễ thoát ra do lưới luôn nổi nhờ trọng lượng riêng nhỏ hơn nước, tạo không gian cho các đối tượng vào đụt có thể thoát ra.

- Căn cứ vào kích thước hiện tại của đụt lưới đáy hiện tại (chiều dài đụt, chu vi đụt). Tác giả chọn chiều dài và chiều rộng tấm lưới để lắp vào bằng 1/3 so với kích thước của đụt hiện tại. Công trình nghiên cứu của các tác giả Hồ Ngọc Điệp (2005), Nguyễn Văn Kháng (2006), Nguyễn Phong Hải (2011) …cũng lắp ráp tấm lưới có tỷ lệ tương tự tỷ lệ tác giả sử dụng. Do vậy kích thước tấm lưới của mẫu M1 và M2 cần lắp trên lưng đụt lưới đáy là (0,6x1)m.

* Thời gian thử nghiệm vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 2015, với số mẫu thu thập và phân tích là 30 mẫu.

* Các bước tiến hành và lắp tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 18mm (mẫu M1) và 24mm (mẫu M2) vào đụt lưới của dân.

+ Bước 1: Chuẩn bị hai tấm lưới như hình 2.1, hình 2.2 bằng cách đan hoặc cắt từ tấm lưới có sẵn.

Hình 2.1: Tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 18 mm (mẫu M1)

1m

Hình 2.2 : Tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 24 mm (mẫu M2)

+ Bước 2: Dùng dây giềng nẹp biên tấm lưới đã được tạo ở bước 1.

Hình 2.3: Nẹp biên tấm lưới M1 (bên trái), M2 (bên phải) với dây giềng

+ Bước 3: Khoét lỗ trên phần lưng của đụt lưới đáy của dân với kích thước bằng kích thước tấm lưới tạo ra ở bước 1. Sau đó dùng dây giềng nẹp biên lỗ vừa khoét như hình 2.4.

0,6m

Hình 2.4: Nẹp dây giềng vào đụt lưới đã khoét lỗ

+ Bước 4: Tiến hành ghép phần tấm lưới đã làm xong ở bước 2 vào phần đụt đã làm xong ở bước 3 như hình 2.5

Hình 2.5: Đã lắp xong tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 2.3.4. Xác định các thông số ngư cụ, thông số tính toán hiệu quả sản xuất

- Xác định chiều dài đáy, chiều dài giềng chì, chiều dài giềng phao bằng cách phỏng vấn ngư dân và đo đạc thực tế.

- Xác định kích thước mắt lưới ở đụt bằng cách đo đạc trên mẫu lưới.

- Thu thập các thông số, cách thức bố trí ngư cụ khai thác bằng cách phỏng vấn ngư dân, quan sát và đo đạt thực tế.

- Phân loại đối tượng khai thác được trong mẻ lưới theo [7].

Lỗ khoét được nẹp dây giềng

Tấm lưới mắt vuông được lắp vào lưng đụt lươi đáy

- Xác định khối lượng đối tượng bằng cách sử dụng cân điện tử để cân sau khi đã phân loại đối tượng xong.

- Xác định kích thước đối tượng bằng cách đo bằng thước thẳng, thước kẹp đo. - Doanh thu (DT): Chính là giá trị thu được từ việc bán sản phẩm khai thác được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

    n i i i C P DT 1 (2.2) Trong đó: + n là số loài trong mẻ lưới.

+ Pi khối lượng của loài thứ i trong mẻ lưới. + Ci giá bán của loài thứ i trong mẻ lưới

- Chi phí (CP): Là tổng tất cả các loại chi phí cho hoạt động khai thác thủy sản chẳng hạn chi phí dầu, nhớt, thuê nhân công... Tuy nhiên đối với nghề đáy ở cửa biển Thuận An chi phí này chủ yếu là chi phí dầu.

- Lợi nhuận (LN) = DT-CP (2.3).

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá

+ Sử dụng chương trình Excel để nhập liệu từ phiếu điều tra; tìm kiếm và sửa chữa những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu.

+ Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích mô tả, đánh giá.

+ Đánh giá thực trạng sản phẩm khai thác của các mẫu thử nghiệm.

+ So sánh giữa mẫu thử nghiệm với mẫu hiện tại để đánh giá tính chọn lọc của ngư cụ theo thành phần loài, kích thước đối tượng...và so sánh kết quả với Thông tư 02/2006/TT-BTS.

+ So sánh lợi nhuận khai thác thác nghề đáy của mẫu thử nghiệm với mẫu hiện tại của ngư dân.

Quy trình thực hiện nghiên cứu:

Sơ đồ 2.1: Qui trình chọn kích thước mắt lưới để thử nghiệm

Cân tổng trọng lượng sản phẩm mẻ lưới Lấy 100% sản lượng của mẻ lưới

Phân loại theo đối tượng và cân trọng lượng từng đối tượng

Xác định loài chiếm tỷ lệ cao, loài có giá trị kinh tế trong mẻ lưới

Dựa vào thông tư 02/2006 để xác định kích thước mắt lưới cho ngư cụ, kích thước đối tượng cho phép khai thác, tỷ lệ cá con được phép khai thác

Thử nghiệm kích thước mới sau đó đánh giá theo các chỉ tiêu tại thông tư 02/2006/TT-BTS và theo tiêu chí lợi nhuận

Sơ đồ 2.2: Qui trình phân tích sản phẩm 1 mẻ lưới

Sơ đồ 2.3: Quy trình xác định kích thước thành thục sinh dục của đối tượng

Cân tổng trọng lượng sản phẩm mẻ lưới. Lấy 100% sản lượng của mẻ lưới.

Phân loại theo đối tượng và cân trọng lượng từng đối tượng.

Xác định loài chiếm tỷ lệ cao, loài có giá trị kinh tế trong mẻ lưới. Đo chiều dài, trọng lượng từng cá

thể của từng đối tượng và ghi chép vào biểu mẫu

Sản lượng khai thác của mẻ

Phân loại đối tượng

Xác định đối tượng chưa được nghiên cứu, xác định độ tuổi, kích thước thành thục sinh học

Giải phẩu, xác định số lượng cá thể thành thục sinh học [22], [24]

Đo chiều dài từng cá thể sau đó tính chiều dài trung bình.

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng nghề đáy khu vực cửa biển Thuận An

3.1.1. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề lưới đáy khai thác trong đầm phá cửa biển Thuận An nên trang thiết bị rất thô sơ, hầu hết sử dụng sức người và lao động chân tay là chính. Thuyền sử dụng để di chuyển là thuyền vỏ nhôm có các thông số cơ bản như bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thông số tàu thuyền khai thác tại cửa biển Thuận An

TT Kích thước vỏ tàu (Dài x rộng x cao)m Số lượng (chiếc) Vật liệu

1 10x1,0x0,5 13 Nhôm

2 11x1,2x0,5 1 Nhôm

3 11x1,2x0,6 11 Nhôm

4 12x1,2x0,6 17 Nhôm

5 12x1,0x0,6 1 Nhôm

Bảng 3.1 cho thấy, 100% tàu điều tra sử dụng vỏ nhôm. Tàu có kích thước phổ biến nhất là dài 12m, rộng 1,2m, cao 0,6m (chiếm 39,5%) . Kích thước vỏ cũng được sử dụng nhiều với các thông số chiều dài 10m, rộng 1,0m và cao 0,5m (chiếm 30%).

Bảng 3.2: Trang thiết bị sử dụng trong nghề lưới đáy tại cửa biển Thuận An

Tên gọi Số tàu trang bị (chiếc) Hình dáng Vật liệu Nhiều nhất (cái) Ít nhất (cái) Trung bình (cái) Véo 43 Chữ V Sắt 5 2 3

Bảng 3.2 cho thấy, 43 tàu đều sử dụng véo để thu thả đụt lưới đáy. Số véo sử dụng nhiều nhất trên tàu là 5 cái, ít nhất là 2 cái, trung bình là 3 cái. Véo có hình dạng chữ V và được làm bằng sắt.

3.1.2. Đặc điểm ngư cụ

Đặc điểm ngư cụ đáy hoạt động tại cửa biển Thuận An – Thừa Thiên Huế được tổng hợp như bảng 3.3:

Bảng 3.3: Thông số nghề đáy tại khu vực cửa biển Thuận An

TT Tên bộ phận Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ĐLC

1 Chiều dài đáy (m) 45,00 37,00 41,05 2,63

2 Chiều dài giềng phao (m) 11,00 8,00 9,67 1,04

3 Chiều dài giềng chì (m) 11,00 8,00 9,67 1,04

4 2a đụt (mm) 10,00 2,00 5,72 3,42

5 Hệ số rút gọn đụt lưới (Uđ) 0,50 0,50 0,50 0,00 Bảng 3.3 cho thấy, chiều dài đáy lớn nhất 45m, nhỏ nhất 37m, trung bình 41,05m. Chiều dài giềng chì và giềng phao bằng nhau; giềng phao và giềng chì có chiều dài lớn nhất 11m, nhỏ nhất 8m. Kích thước mắt lưới ở đụt lớn nhất chỉ 10mm, nhỏ nhất 2mm, trung bình ở mức 5,72mm. Các đáy đều lắp ráp hệ số rút gọn phần đụt như nhau, hệ số rút gọn phần đụt là 0,5.

3.1.3. Cách bố trí đáy tại khu vực khai thác

Đáy được đặt theo dạng hàng thẳng hàng, không có hiện tượng bố trí so le nhau. Kết quả phân tích được tổng hợp bảng 3.4:

Bảng 3.4: Các thông số về bố trí đáy tại cửa biển Thuận An

TT Thông số đặt lưới đáy Lớn

nhất Nhỏ nhất Trung bình ĐLC 1 Khoảng cách hai cọc (m) 15,00 9,00 11,79 2,26

2 Khoảng cách đáy so với các hộ lân cận theo chiều ngang (m)

0,50 0,50 0,50 0,00

3 Khoảng cách nút buộc giềng phao so với giềng chì (m)

0,70 0,50 0,57 0,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Khoảng cách cọc so với cánh lưới / miệng lưới (m)

1,00 0,50 0,76 0,17

5 Khoảng cách nút buộc giềng chì so với nền đáy (m)

Bảng 3.4 cho thấy, khoảng cách giữa các cọc đáy trung bình là 11,79m. Khoảng cách đáy này cách đáy kia là 0,5m theo phương ngang. Khoảng cách nút buộc giềng phao so với nút buộc ghiềng chì trung bình 0,57m. Khoảng cách từ cọc đến cánh lưới hay miệng lưới đáy tầm 0,76m. Khoảng cách nút buộc giềng chì so với nền đáy là 0,52m.

Hình 3.1 : Tổng thể lưới đáy ở trạng thái hoạt động

Chú giải: 1-Khoảng cách hai cọc; 2-Khoảng cách cọc so với cánh lưới / miệng lưới; 3-Khoảng cách nút buộc giềng phao so với giềng chì; 4-Khoảng cách nút buộc giềng chì so với nền đáy; 5-cọc; 6-thân lưới; 7-đụt lưới; 8-phao; 9-neo.

(1) (3) (2) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

3.1.4. Mùa vụ và đối tượng khai thác

Nghề lưới đáy tại cửa biển Thuận An hoạt động cả mùa chính lẫn mùa phụ. Mùa chính kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10, mùa phụ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Sản lượng và đối tượng khai thác qua các mùa cũng như trong thời gian nghiên cứu (11-12/2014) được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5: Đối tượng, mùa vụ khai thác

Mùa chính Mùa phụ Thời gian nghiên cứu TT Đối tượng SLTB (gam/mẻ) Tỷ lệ (%) SLTB (gam/mẻ) Tỷ lệ (%) SLTB (gam/mẻ) Tỷ lệ (%) 1 Tôm đất 1.346,51 19,07 1.058,14 18,64 1.145,81 16,46 2 Tôm sú 614,88 8,80 407,21 7,28 519,07 7,47 3 Cá bống 388,37 5,48 266,51 4,72 378,37 5,47 4 Cá sơn 1.286,05 18,15 1.025,58 18,18 1.586,98 22,09 5 Cá ong 603,26 8,62 502,33 9,03 545,12 7,84 6 Cá liệt 2.018,60 28,26 1.588,37 27,41 1.852,09 26,56 7 Giáp xác (trừ tôm) 518,60 7,40 491,40 8,85 549,07 7,86 8 Khác 297,67 4,21 337,21 5,88 438,37 6,25 9 Tổng 7.073,95 100,00 5.676,74 100,00 7.014,88 100,00 Bảng 3.5 cho thấy vào mùa chính, mùa phụ hay thời gian nghiên cứu đối tượng cá liệt, cá sơn và tôm đất luôn chiếm tỷ lệ cao trong mẻ lưới. Sản lượng trung bình của mẻ trong mùa chính luôn cao hơn so với mùa phụ và tương đương với sản lượng trung bình trong thời gian nghiên cứu.

3.1.5. Chi phí, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động khai thác

Bảng 3.6: Chi phí hoạt động khai thác thủy sản

ĐVT: 1.000 đồng

TT Thời gian CPmax CPmin CPTB ĐLC

1 Mùa chính 32,00 16,00 22,33 6,43

2 Mùa phụ 32,00 16,00 22,33 6,43

3 Thời gian nghiên cứu

32,00 16,00 22,33 6,43

4 1-3/2015 (Mẫu) M1 16,00 16,00 16,00 0,00

5 1-3/2015 (Mẫu) M2 16,00 16,00 16,00 0,00

Bảng 3.6 cho thấy chi phí khai thác qua các thời gian không thay đổi bởi quảng đường từ nhà đến nơi đặt đáy là cố định. Chi phí tối đa gấp 2 lần so với chi phí tối thiểu, điều này đồng nghĩa với việc đáy được đặt gần nhà hay xa nhà. Đối với mẫu lưới thử nghiệm (mẫu M1 và Mẫu M2) đặt cố định tại 1 vị trí nên chi phí cho chuyến khai thác không thay đổi, ở mức 16.000đồng/chuyến.

Doanh thu hoạt động khai thác được tính theo công thức (2.2) và được tổng hợp ở bảng 3.7:

Bảng 3.7: Doanh thu hoạt động khai thác thủy sản

ĐVT: 1.000 đồng

TT Thời gian DTmax DTmin DTTB ĐLC

1 Mùa chính 1.095,40 593,20 802,51 107,65

2 Mùa phụ 790,40 408,90 595,21 88,27

3 Thời gian nghiên cứu 815,80 460,10 649,84 85,85

4 1-3/2015 (Mẫu) M1 556,40 377,00 474,15 41,57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.7 cho thấy doanh thu trung bình trên mẻ lưới của lưới ngư dân trong thời gian nghiên cứu là 649.840 đồng. Doanh thu mẫu M1 giảm đi 18,39% (chỉ còn 474.150 đồng), doanh thu mẫu M2 giảm tới 47,75%, tương ứng doanh thu chỉ còn 303.550 đồng/mẻ.

Lợi nhuận hoạt động khai thác được tính theo công thức (2.3) và kết quả tổng hợp như bảng 3.8:

Bảng 3.8: Lợi nhuận hoạt động khai thác thủy sản

ĐVT: 1.000 đồng

TT Thời gian LNmax LNmin LNTB ĐLC

1 Mùa chính 1.063,40 577,20 780,19 107,11

2 Mùa phụ 766,40 376,90 572,89 88,43

3 Thời gian nghiên cứu 783,80 428,10 627,52 84,67

4 1-3/2015 (Mẫu) M1 540,40 361,00 458,15 41,57

5 1-3/2015 (Mẫu) M2 345,80 191,40 287,55 37,09

Bảng 3.8 cho thấy lợi nhuận trung bình trên mẻ lưới của mẫu lưới ngư dân trong thời gian nghiên cứu là 627.520 đồng. Lợi nhuận khai thác từ mẫu thử nghiệm (Mẫu M1) giảm đi 17,88% (chỉ còn 458.150 đồng), lợi nhuận khai thác mẫu M2 giảm đến 48,46%, tương ứng lợi nhuận chỉ còn 287.550 đồng/mẻ.

3.2. Tính chọn lọc của nghề đáy tại cửa biển Thuận An 3.2.1. Thành phần loài 3.2.1. Thành phần loài

Không những thành phần loài giảm mà khối lượng sản phẩm khai thác được cũng giảm theo thời gian. Chi tiết bảng 3.9.

Bảng 3.9 cho thấy, sản lượng trong mẻ lưới của 5 năm trước xuất hiện một số đối tượng như cá nâu, cá dìa, lệch, cá kình hay cá đối thì bây giờ những loài này hầu như không còn xuất hiện trong các mẻ lưới. Sản lượng trung bình một mẻ lưới trong thời gian nghiên cứu là 7.014,88 gam, giảm 31,38% so với 5 năm trước.

Bảng 3.9: Thành phần loài, sản lượng khai thác theo thời gian

5 năm trước Thời gian nghiên cứu

TT

Tên đối tượng SLTB (gam/mẻ)

TT

Tên đối tượng SLTB (gam/mẻ) 1 Tôm đất 1.700,70 1 Tôm đất 1.145,81 2 Tôm sú 628,14 2 Tôm sú 519,07 3 Cá bống 423,26 3 Cá bống 378,37 4 Cá sơn 1.040,93 4 Cá sơn 1.586,98 5 Cá ong 711,63 5 Cá ong 545,12 6 Cá liệt 1.958,37 6 Cá liệt 1.852,09

7 Giáp xác (trừ tôm) 642,09 7 Giáp xác 549,07

8 Đối tượng khác 484,19 8 Đối tượng khác 438,37

9 Cá nâu 309,77 9 Tổng 7.014,88 10 Cá dìa 540,47 - - - 11 Lệch 588,14 - - - 12 Cá kình 566,28 - - - 13 Cá đối 628,14 - - - 14 Tổng 10.222,09

Sản lượng của mẻ lưới cũng giảm rõ rệt khi bố trí thử nghiệm mẫu M1 và mẫu M2. Kết quả như bảng 3.10:

Bảng 3.10: Sản lượng khai thác được theo theo mẫu lưới

Mẫu của dân Mẫu M1 Mẫu M2

TT Tên đối tượng SLTB (gam/mẻ) Tỷ lệ (%) SLTB (gam/mẻ) Tỷ lệ (%) SLTB (gam/mẻ) Tỷ lệ (%) 1 Tôm đất 1.145,81 16,46 679,00 15,29 597,33 20,26 2 Tôm sú 519,07 7,47 396,00 9,05 232,00 8,10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chọn lọc của nghề lưới đáy khai thác tại cửa biển thuận an, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 31)