Giải pháp quản lý nghề đáy tại cửa biển Thuận An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chọn lọc của nghề lưới đáy khai thác tại cửa biển thuận an, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 57)

3.4.1. Giải pháp kỹ thuật

3.4.1.1. Căn cứ đề xuất

- Luật Thủy sản và các văn bản duới Luật. Tôi tập trung các vấn đề chính như: Nguyên tắc hoạt động thủy sản, phát triển thủy sản bền vững, những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Luật Thủy sản 2003. Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phân tập trung cá của ngư cụ khai thác thủy sản nước ngọt, kích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác của Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản.

- Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

- Quyết định số 188/2012/QĐ-TTg ngày 13/02/1012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;

- Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Căn cứ nội dung Thông tư 02/2006/TT-BTS, ngày 13/7/2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP.

- Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15/9/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2007 của Tỉnh ủy Khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

- Căn cứ Quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010.

- Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy chế Quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế.

- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 11/2/2010 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

- Công văn số 2613/UBND-NN ngày 31/5/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thí điểm sắp xếp nghề đáy tại vùng cửa biển Thuận An.

- Công văn số 16/KTBVNLTS-KT ngày 23/01/2013 của Chi Cục Khai Thác và BVNLTS tỉnh về phương án sắp xếp nghề đáy trên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Kết quả phân tích cho thấy người dân sẵn sàng áp dụng nếu chính quyền đứng bố trí, sắp xếp hoặc quy định kích thước mắt lưới mới cho nghề đáy miễn sao hiệu quả kinh tế giảm dưới 20% so với trước khi triển khai.

3.4.1.2. Nội dung giải pháp

- Lắp tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 18mm trên thân đụt lưới đáy. Kích thước tấm lưới cần lắp (0,6x1)m. Chi tiết quá trình thực hiện được thể hiện từ hình 3.2 đến hình 3.7:

Hình 3.2 : Tấm lưới mắt vuông cần lắp vào thân đụt lưới đáy

0,6 m

1

m

Hình 3.3 : Đan hoặc cắt để có tấm lưới hình mắt vuông mẫu M1

Hình 3.4 : Lắp ráp dây giềng tấm lưới hình mắt vuông M1

Hình 3.5: Lắp gây giềng biên vào chỗ lưới bị cắt

Mẫu M1 1 m 0, 6 m Mẫu M1 Mẫu M1 0,6m 0,6m 1 m 1 m Lắp giềng biên vào đây

Hình 3.6 : Lắp tấm lưới mắt vuông vào đụt lưới đáy

Hình 3.7: Đụt lưới ở trạng thái làm việc

- Các thông số khác của ngư cụ, cách bố trí lưới đáy hoạt động tương tự bảng 3.3 và 3.4, hình 3.1.

3.4.2. Giải pháp chính sách 3.4.2.1. Căn cứ đề xuất 3.4.2.1. Căn cứ đề xuất

- Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15/9/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2007 của Tỉnh ủy Khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

- Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh

Mẫu M1 1 m 0 ,6m Mẫu M1

xã hội năm 2013; trong đó, có kế hoạch thực hiện và bố trí vốn sắp xếp nghề Đáy trên đầm phá.

- Quyết định số 2830/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015.

- Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 18/3/2015 của UBND tỉnh, Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.4.2.2. Nội dung giải pháp

Tổ chức lại sản xuất trên vùng cửa sông, đầm phá.

Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phù hợp với Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” (Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Xây dựng và thực hiện quy hoạch khai thác thủy sản trên đầm phá đến năm 2020 tầm nhìn 2030, cơ chế, chính sách về kế hoạch quản lý nhằm giảm cường lực khai thác phù hợp với khả năng nguồn lợi thủy sản đầm phá.

Chú trọng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân chủ yếu sống dựa vào khai thác nguồn lợi vùng ven cửa sông, đầm phá bằng nghề đáy; chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nghề cá cho con em ngư dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền văn bản để ngư dân biết và nâng cáo nhận thức; rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về khai thác thủy sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh như Quy chế quản lý khai thác thủy sản theo từng loại hình nghề cá.

3.4.3. Giải pháp quản lý dựa vào dân 3.4.3.1. Căn cứ đề xuất 3.4.3.1. Căn cứ đề xuất

Cộng đồng ngư dân tham gia quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã được khẳng định trong chiều dài lịch sử phát triển nghề khai thác thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế. Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển thay đổi, các hình thức quản lý nghề khai thác thuỷ sản dựa vào tổ chức cộng đồng ngư dân ở mỗi giai đoạn, mỗi loại hình tổ chức, vùng địa lý có những ưu, khuyết điểm của nó. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình, mỗi thời điểm có những vai trò nhất định.

Từ năm 2005 (Quyết định số 4260/2005/QĐ-UB) hình thức quản lý có vai trò của Chi hội nghề cá trong quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế được đánh giá là phù hợp với bối cảnh cảnh hiện nay là để giải quyết bài toán khó: vừa phải tinh giản bộ máy quản lý hành chính nhà nước, vừa phải tiết kiệm chi phí quản lý nhà nước đồng thời vừa phải quản lý chặt chẽ nghề cá nhằm phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh: tài nguyên thủy sản; kinh tế thuỷ sản và xã hội nghề cá.

Mô hình đồng quản lý nghề cá ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế được xem như một trong những mô hình tiên tiến nhất ở Việt Nam… Về pháp lý, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND quy định về các quyền đánh bắt, được mô tả là rất sáng tạo đối với Việt Nam cũng như Đông Nam Á, vì đưa ra toàn bộ cấu trúc mới để quản lý tài nguyên ven biển và là một mô hình tốt cho những vùng khác trong nước… Cụ thể, mô hình này đưa ra một cách tiếp cận đổi mới để sử dụng khoanh vùng và phân bổ các quyền đánh bắt cho các nhóm người sử dụng khác nhau [16].

3.4.3.2. Nội dung giải pháp

Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức ngư dân, Chi hội nghề cá. Do phát triển nhanh, thiếu năng lực và hướng dẫn, một số Chi hội đang còn phát triển hình thức, chưa đi sâu vào bản chất nội dung,... chính vì thế một số nơi vai trò của các Chi hội nghề cá trong quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở đầm phá còn gặp nhiều hạn chế, có vùng chưa thực hiện được tốt, mặc dù nhà nước đã giao quyền khai thác thủy sản, tạo điều kiện tự quản lý ngư trường, nguồn lợi thủy sản.

Nghiên cứu ban hành chính sách của tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Chi hội nghề cá cơ sở quản lý các ngư trường được cấp quyền khai thác thủy sản, đặc biệt chú trọng chính sách cho các BCH Chi hội quản lý vùng nước nhạy cảm gần cửa sông – đầm phá, nơi nghề khai thác đáy luôn có thu nhập cao.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1. Ngư cụ đáy được sử dụng tại cửa biển Thuận An không mang tính chọn lọc, kích thước ở đụt lưới trung bình 5,72mm, nhỏ hơn nhiều so với quy định tại thông tư 02/2006/TT-BTS là 18mm.

2. Nguồn lợi bị khai thác quá mức với 52% tôm đất, 30% tôm sú bị khai thác có kích thước nhỏ hơn quy định tại thông tư 02/2006/TT-BTS; 60% cá sơn, 58% cá liệt bị khai thác có kich thước nhỏ hơn kích thước thành thục sinh dục.

3. Kết quả thử nghiệm các mẫu lưới M1, M2 đã có tính chọn lọc và đảm bảo hiệu quả khai thác, cụ thể:

- Chỉ còn 14% tôm đất, tôm sú, cá sơn và cá liệt bị khai thác có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác theo qui định tại thông tư 02/2006/TT-BTS đối với mẫu M1.

- Còn 7% tôm đất, 8% lượng tôm sú bị khai thác có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác theo thông tư 02/2006/TT-BTS. Còn 13% cá sơn, 12% cá liệt bị khai thác có kích thước nhỏ hơn kích thước thành thục sinh dục.

- Lợi nhuận trung bình của mẻ lưới là 627.520 đồng/mẻ đối với mẫu lưới điều tra, giảm xuống còn 458.150 đồng/mẻ (giảm 17,88%) đối với mẫu M1 và 287.550 đồng/mẻ (giảm 48,46%) đối với mẫu M2.

4. Mẫu M1 nên được áp dụng triển khai thực tế bởi tỷ lệ cá con còn lại trong mỗi mẻ lưới là 14%. Tỷ lệ này đã dưới mức cho phép của công tư 02/2006/TT-BTS là 15%. Đồng thời lợi nhuận chỉ giảm ở mức 17,88% so với trước khi áp dụng, điều này đáp ứng nguyện vọng của dân là lợi nhuận giảm dưới mức 20%.

Những tồn tại của luận văn

1. Do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa nghiên cứu tập tính, sự di cư, mùa vụ của đối tượng có liên quan đến nghề đáy.

2. Chưa nghiên cứu được chu trình phát triển của đối tượng để có đề xuất thời gian khai thác, sử dụng kích thước mắt lưới hợp lý.

Khuyến nghị

1. Có thể áp dụng các giải pháp luận văn đề xuất vào quản lý nghề đáy tại cửa biển Thuận An.

2. Cần triển khai thêm các đề tài, dự án nghiên cứu cường lực khai thác, bố trí sắp xếp ngư cụ hợp lý.

3. Nghiên cứu chu trình phát triển của đối tượng để có kế hoạch sử dụng kích thước mắt lưới vào từng thời điểm cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Nguyễn Văn Động. Giáo trình nghề lưới kéo. NXB Nông Nghiệp; 2004.

[2] Hồ Ngọc Điệp. Báo cáo tổng kết đề tài thiết kế, thử nghiệm thiết bị lọc cá con đối với nghề lưới kéo tôm ở vùng biển Tây Nam Bộ. 2005.

[3] Nguyễn Phong Hải. Thực trạng sản phẩm khai thác của ba nghề nò sáo, đáy, rê ba lớp tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Tạp chí khoa học công nghệ Thủy sản. 2011. Số 1.

[4] Lê Xuân Hoàng, dịch. Phân loại cá ở phá Tam Giang – Cầu Hai I; 2011.

[5] Hoàng Hoa Hồng. Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ nghiên cứu sừ dụng thiết bị lọc cá bằn lưới có mắt lưới hình vuông ở đụt lưới kéo đáy ven bờ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 2011.

[6] Nguyễn Văn Kháng. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản. Hải Phòng. 2006.

[7] Nguyễn Bạch Loan. Ngư loại 1. Đại học Cần Thơ; 2014.

[8] Nguyễn Hạnh Luyến. Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Thuận An – Thừa Thiên Huế. Luận văn cao học ngành sinh thái học. Đại học Khoa học tự nhiên. 2012.

[9] Hoàng Văn Tính . Cơ sở khoa học đánh bắt cá có chọn lọc. Đại học Nha Trang; 2009. [10] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê; 2005

[11] Phạm Văn Vĩnh. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cải tiến thiết bị thoát cá con kiểu đụt lưới mắt vuông và tấm lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy ở Hải Phòng. 2013. [12] Bộ Thủy Sản. Thông tư 02/2006/TT-BTS, hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP. Hà Nội; 2006.

[13] Chi Cục Khai Thác và BVNLTS tỉnh Thừa Thiên Huế. Công văn số 16/KTBVNLTS-KT ngày 23/01/2013 về phương án sắp xếp nghề đáy trên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế; 2013.

[14] Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết hoạt động khai thác thủy sản Thừa Thiên Huế năm 2014. Thừa Thiên Huế; 2015. [15] Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Niêm giám thống kê năm 2014. Thừa Thiên Huế; 2015.

[16] Ngân hàng Thế giới và các đối tác tài trợ Việt Nam. Báo cáo phát triển Việt Nam về quản lý tài nguyên thiên nhiên. 2011.

[17] Sở Nông nghiệp phát triển Nông thông Thừa Thiên Huế. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế; 2010.

[18] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010. Thừa Thiên Huế; 2004.

[19] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 về việc ban hành quy chế Quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế; 2005.

[20] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Kế Hoạch số 112/KH-UBND ngày 27/12/2012 về việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội năm 2012. Thừa Thiên Huế; 2012.

[21] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Công văn số 2613/UBND-NN ngày 31/5/2013 về việc thí điểm sắp xếp nghề đáy tại vùng cửa biển Thuận An. Thừa Thiên Huế; 2013.

Tài liệu tiếng Anh

[22] Nikolski, Nguyễn Văn Thái, Mai Đình Yên, Trần Đình Trọng, dịch. Sinh thái học cá. Hà Nội: NXB Nông nghiệp: 2002.

[23] Stamatopoulos, C. Safety in sampling: methodological notes, FAO Fisheries Technical Paper. 2004. No. 454.

[24] Xakun. O. F., Buskaia. N. A. Lê Thanh Lựu, dịch. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá. Hà Nội: NXB Nông nghiệp; 2001.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chọn lọc của nghề lưới đáy khai thác tại cửa biển thuận an, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp quản lý (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)