3.3.1. Đội ngũ quản lý
3.3.1.1. Khó khăn tồn tại
Cơ cấu tổ chức chuyên môn quản lý khai thác thủy sản các cấp chưa ổn định, đồng bộ, thống nhất; hầu hết ở cấp huyện, xã chưa có cơ quan và cán bộ chuyên trách quản lý về khai thác thủy sản. Trong khi đó cấp tỉnh (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) cũng không đủ nhân lực cán bộ về lĩnh vực quản lý khai thác, bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Thiết lập mô hình quản lý khai thác thủy sản trên đầm phá thông qua hình thức Chi hội nghề cá bước đầu đạt nhiều kết quả nhất định. Tuy nhiên, một số Chi hội nghề cá còn phát triển hình thức, chưa đi sâu vào bản chất nội dung,... chính vì thế vai trò của các Chi hội nghề cá trong quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở đầm phá còn nhiều hạn chế, có vùng chưa thực hiện được tốt, mặc dù Nhà nước đã giao quyền đánh cá.
3.3.1.2. Nguyên nhân
Chính quyền các cấp ở nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất trong khai thác thủy sản trên đầm phá.
58 14 12 0 10 20 30 40 50 60 70
Mẫu điều tra Mẫu M1 Mẫu M2
%
Đối tượng quản lý là ngư dân với bản chất quá tự do, hoạt động thuỷ sản thường xảy ra ban đêm, lúc mà với giờ giấc hành chính, phương tiện thông thường, khó lòng đến và quản lý được.
Cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản thay đổi nhiều lần trong những năm trở lại đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý và chỉ đạo sản xuất. Trong khi, đội ngũ quản lý khai thác thủy sản thiếu về số lẫn chất lượng nên gặp rất nhiều khó khăn.
3.3.2. Thực thi pháp luật
Thực tế, công tác quản lý nghề đáy tại cửa biển Thuận An trong thời gian dài, không được ngành, các cấp chuyên môn trong tỉnh chú trọng quan tâm. Kế hoạch vận động, tuyên truyền của các cấp các ngành với ngư dân nhận thức, thay đổi tư duy trong sử dụng nghề đáy để khai thác thủy sản theo văn bản quy định của Nhà nước chưa thật sự quyết liệt, nhiều lúc gián đoạn trong nhiều năm liền và một bộ phận thế hệ ngư dân mới hoạt động khai thác không biết.
Hoạt động sử dụng kích thước mắt lưới khai thác nghề đáy tại phần thu cá nhỏ hơn quy định của Nhà nước vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng trầm trọng, có thời điểm ngư dân sử dụng lưới mùng tại đụt thu cá. Trong khi, cơ quan chức năng chuyên môn các cấp của Nhà nước không đủ nhân lực, tài lực để giám sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý thường xuyên hoạt động khai thác trái phép.
Mặt khác, qua điều tra thực tế tâm lý hầu hết các chủ hộ ngư dân hoạt động nghề đáy ở thị trấn Thuận An không muốn chuyển đổi nghề khác, do có thu nhập khá cao và nơi đây gần cửa biển có dòng chảy mạnh hầu như các miệng đáy đều có hiệu quả.
3.3.3. Nhận thức của người dân hoạt động nghề đáy tại cửa biển Thuận An 3.3.3.1. Sản lượng đánh bắt so với 5 năm trước 3.3.3.1. Sản lượng đánh bắt so với 5 năm trước
Từ kết quả điều tra cho thấy, 6,98% số người được hỏi cho rằng sản lượng khai thác giảm khoảng 20% so với 5 năm trước đây; 23,26% số người được hỏi cho rằng sản lượng khai thác giảm khoảng 25% so với 5 năm trước đây; 39,53% số người được hỏi cho rằng sản lượng khai thác giảm khoảng 30% so với 5 năm trước đây; 25,58% số người được hỏi cho rằng sản lượng khai thác giảm khoảng 35% so với 5 năm trước đây; 4,65% số người được hỏi cho rằng sản lượng khai thác giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây.
Nguyên dân dẫn đến sản lượng suy giảm là do đánh bắt hủy duyệt (nghĩa là bắt cả cá con, cá đang mang trứng...) với 60,47% người trả lời, và 39,53% người trả lời cho rằng do nhiều nghề khai thác (cường lực khai thác lớn) dẫn đến sản lượng suy giảm so với 5 năm trước đây.
3.3.3.2. Hiệu quả khai thác so với 5 năm trước và biện pháp tăng hiệu quả khai thác
Có tới 100% số người được phỏng vấn cho rằng hiệu quả khai thác giảm so với 5 năm trước đây. Nguyên nhân là hải sản ngày ít đi với 86,05% người nhận định, còn lại 13,95% người được hỏi cho rằng hiệu quả giảm là do thời tiết xấu.
Tuy vậy, có tới 18,6% số người được hỏi không có biện pháp tăng nhiệu quả khai thác. Còn lại 81,4% số người được hỏi đã nghĩ ra những cách khác nhau để tăng hiệu quả khai thác, cụ thể 46,51% người được hỏi cho rằng cần tăng sản lượng khai thác để tăng hiệu quả, bên cạnh đó 23,26% số người được hỏi lại cho rằng cần giảm kích thước mắt lưới nhằm tăng sản lượng góp phần tăng hiệu quả. Số còn lại 11,63% đang có những cách khác nhau nhằm tăng hiệu quả khai thác.
3.3.3.3. Chuyển đổi nghề; tham gia tổ quản lý cộng đồng tại địa phương
Trong số 43 người được hỏi cho rằng họ không có ý định hoặc không muốn chuyển đổi sang nghề khác bởi họ đã quen với nghề này, hơn nữa đây là nghề phụ giúp tăng thu nhập gia đình.
Tất cả những người được hỏi chưa từng tham gia vào các tổ quản lý cộng đồng nào ở địa phương về quản lý khai thác trên đầm phá và tất cả họ đều có mong muốn tham gia vào các tổ chức quản lý nghề cá tại địa phương với mong muốn nắm bắt thông tin, văn bản pháp lý nghề cá liên quan một cách đầy đủ và có những trao đổi tìm giải pháp tăng hiệu quả khai thác.
3.3.3.4. Nắm bắt các quy định Nhà nước, của địa phương về khai thác thủy sản trong đầm phá; sự hài lòng của người dân đối với cán bộ chuyên môn tại địa phương
Chỉ có 16,28% trong số người được hỏi cho rằng mình có nắm bắt các quy định của Nhà nước, của địa phương về khai thác thủy sản trong đầm phá. Số còn lại tới 83,72% thì không biết gì. Hầu hết người dân nắm bắt các quy định Nhà nước, của địa phương về khai thác thủy sản đầm phá qua các kênh thông tin không chính thống, họ không nắm bắt các thông tin này qua tuyên truyền tại địa phương hoặc qua xem tivi.
Chỉ một bộ phận nhỏ (13,95%) số người được hỏi không hài lòng, còn lại thì tạm chấp nhận cách quản lý của cán bộ chuyên môn tại địa phương.
3.3.3.5. Bố trí, sắp xếp ngư cụ
Người dân khai thác nghề đáy tại cửa biển Thuận An ủng hộ chính quyền đứng ra bố trí, sắp xếp, quy định kích thước mắt lưới mới cho nghề đáy miễn là hiệu quả khai thác giảm ở mức dưới 20% so với trước khi bố trí, sắp xếp hoặc áp dụng kích thước mắt lưới mới.
3.4. Giải pháp quản lý nghề đáy tại cửa biển Thuận An 3.4.1. Giải pháp kỹ thuật 3.4.1. Giải pháp kỹ thuật
3.4.1.1. Căn cứ đề xuất
- Luật Thủy sản và các văn bản duới Luật. Tôi tập trung các vấn đề chính như: Nguyên tắc hoạt động thủy sản, phát triển thủy sản bền vững, những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Luật Thủy sản 2003. Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phân tập trung cá của ngư cụ khai thác thủy sản nước ngọt, kích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác của Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản.
- Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.
- Quyết định số 188/2012/QĐ-TTg ngày 13/02/1012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Căn cứ nội dung Thông tư 02/2006/TT-BTS, ngày 13/7/2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP.
- Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15/9/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2007 của Tỉnh ủy Khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Căn cứ Quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010.
- Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy chế Quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế.
- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 11/2/2010 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.
- Công văn số 2613/UBND-NN ngày 31/5/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thí điểm sắp xếp nghề đáy tại vùng cửa biển Thuận An.
- Công văn số 16/KTBVNLTS-KT ngày 23/01/2013 của Chi Cục Khai Thác và BVNLTS tỉnh về phương án sắp xếp nghề đáy trên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kết quả phân tích cho thấy người dân sẵn sàng áp dụng nếu chính quyền đứng bố trí, sắp xếp hoặc quy định kích thước mắt lưới mới cho nghề đáy miễn sao hiệu quả kinh tế giảm dưới 20% so với trước khi triển khai.
3.4.1.2. Nội dung giải pháp
- Lắp tấm lưới có kích thước mắt lưới hình vuông 18mm trên thân đụt lưới đáy. Kích thước tấm lưới cần lắp (0,6x1)m. Chi tiết quá trình thực hiện được thể hiện từ hình 3.2 đến hình 3.7:
Hình 3.2 : Tấm lưới mắt vuông cần lắp vào thân đụt lưới đáy
0,6 m
1
m
Hình 3.3 : Đan hoặc cắt để có tấm lưới hình mắt vuông mẫu M1
Hình 3.4 : Lắp ráp dây giềng tấm lưới hình mắt vuông M1
Hình 3.5: Lắp gây giềng biên vào chỗ lưới bị cắt
Mẫu M1 1 m 0, 6 m Mẫu M1 Mẫu M1 0,6m 0,6m 1 m 1 m Lắp giềng biên vào đây
Hình 3.6 : Lắp tấm lưới mắt vuông vào đụt lưới đáy
Hình 3.7: Đụt lưới ở trạng thái làm việc
- Các thông số khác của ngư cụ, cách bố trí lưới đáy hoạt động tương tự bảng 3.3 và 3.4, hình 3.1.
3.4.2. Giải pháp chính sách 3.4.2.1. Căn cứ đề xuất 3.4.2.1. Căn cứ đề xuất
- Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15/9/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2007 của Tỉnh ủy Khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh
Mẫu M1 1 m 0 ,6m Mẫu M1
xã hội năm 2013; trong đó, có kế hoạch thực hiện và bố trí vốn sắp xếp nghề Đáy trên đầm phá.
- Quyết định số 2830/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015.
- Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 18/3/2015 của UBND tỉnh, Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.4.2.2. Nội dung giải pháp
Tổ chức lại sản xuất trên vùng cửa sông, đầm phá.
Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phù hợp với Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” (Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Xây dựng và thực hiện quy hoạch khai thác thủy sản trên đầm phá đến năm 2020 tầm nhìn 2030, cơ chế, chính sách về kế hoạch quản lý nhằm giảm cường lực khai thác phù hợp với khả năng nguồn lợi thủy sản đầm phá.
Chú trọng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân chủ yếu sống dựa vào khai thác nguồn lợi vùng ven cửa sông, đầm phá bằng nghề đáy; chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nghề cá cho con em ngư dân.
Tăng cường công tác tuyên truyền văn bản để ngư dân biết và nâng cáo nhận thức; rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về khai thác thủy sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh như Quy chế quản lý khai thác thủy sản theo từng loại hình nghề cá.
3.4.3. Giải pháp quản lý dựa vào dân 3.4.3.1. Căn cứ đề xuất 3.4.3.1. Căn cứ đề xuất
Cộng đồng ngư dân tham gia quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã được khẳng định trong chiều dài lịch sử phát triển nghề khai thác thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế. Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển thay đổi, các hình thức quản lý nghề khai thác thuỷ sản dựa vào tổ chức cộng đồng ngư dân ở mỗi giai đoạn, mỗi loại hình tổ chức, vùng địa lý có những ưu, khuyết điểm của nó. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình, mỗi thời điểm có những vai trò nhất định.
Từ năm 2005 (Quyết định số 4260/2005/QĐ-UB) hình thức quản lý có vai trò của Chi hội nghề cá trong quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế được đánh giá là phù hợp với bối cảnh cảnh hiện nay là để giải quyết bài toán khó: vừa phải tinh giản bộ máy quản lý hành chính nhà nước, vừa phải tiết kiệm chi phí quản lý nhà nước đồng thời vừa phải quản lý chặt chẽ nghề cá nhằm phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh: tài nguyên thủy sản; kinh tế thuỷ sản và xã hội nghề cá.
Mô hình đồng quản lý nghề cá ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế được xem như một trong những mô hình tiên tiến nhất ở Việt Nam… Về pháp lý, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 4260/2005/QĐ-UBND quy định về các quyền đánh bắt, được mô tả là rất sáng tạo đối với Việt Nam cũng như Đông Nam Á, vì đưa ra toàn bộ cấu trúc mới để quản lý tài nguyên ven biển và là một mô hình tốt cho những vùng khác trong nước… Cụ thể, mô hình này đưa ra một cách tiếp cận đổi mới để sử dụng khoanh vùng và phân bổ các quyền đánh bắt cho các nhóm người sử dụng khác nhau [16].
3.4.3.2. Nội dung giải pháp
Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức ngư dân, Chi hội nghề cá. Do phát triển nhanh, thiếu năng lực và hướng dẫn, một số Chi hội đang còn phát triển hình thức, chưa đi sâu vào bản chất nội dung,... chính vì thế một số nơi vai trò của các Chi hội nghề cá trong