HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐINH THỊ NGUYỆT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC, KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ NINH BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Chuyên ngành : Khoa học môi trường Ngườ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐINH THỊ NGUYỆT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC,
KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ NINH BÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Người hướng dẫn khoa học:TS Ngô Thế Ân
HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Đinh Thị Nguyệt
Trang 4tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Ngô Thế Ân giảng viên Bộ môn Sinh thái nông nghiệp Khoa Môi trường trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới tập thể cán bộ Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Bình, Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Ninh Bình, Công ty cổ phần Môi trường và dịch
vụ đô thị thành phố Ninh Bình, các đoàn thể thành phố Ninh Bình, toàn thể người dân địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ, chia sẻ khó khăn cũng như giúp đỡ nhiều mặt để tôi tiến hành
và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Đinh Thị Nguyệt
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Hiện trạng môi trường nước và không khí trên thế giới 3
1.1.1 Ô nhiễm không khí trên thế giới 3
1.1.2 Hiện trạng môi trường nước trên thế giới 4
1.1.3 Hiện trạng quản lý môi trường trên thế giới 6
1.2 Hiện trạng môi trường nước và không khí ở Việt Nam 8
1.2.1 Áp lực môi trường đôi thị ở Việt Nam 8
1.2.2 Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 10
1.2.3 Hiện trạng môi trường không khí ở Việt Nam 12
1.2.4 Hiện trạng tổ chức của cơ quan môi trường ở Trung ương 13
1.3 Sức ép phát triển kinh tế xã hội đối với môi trường tỉnh Ninh Bình 16
1.3.1 Tăng trưởng kinh tế 16
1.3.2 Sức ép dân số và vấn đề di cư 17
1.3.3 Phát triển công nghiệp, xây dựng 17
1.3.4 Phát triển giao thông vận tải 18
1.3.5 Phát triển nông nghiệp 19
1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Ninh Bình 19
1.4.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Ninh Bình 19
1.4.2 Kinh tế xã hội của thành phố Ninh Bình 23 Chương 2 ĐỔI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
Trang 62.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.2 Phạm vi nghiên cứu 28
2.3 Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1 Hiện trạng môi trường thành phố Ninh Bình 28
2.3.2 Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại thành phố 28
2.4 Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp 28
2.4.2 Phương pháp phỏng vấn người am hiểu 29
2.4.3 Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 29
2.4.4 Phương pháp khảo sát thực địa 30
2.4.5 Phương pháp lấy mẫu phân tích 30
2.4.6 Phương pháp phân tích so sánh 34
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1Hiện trạng môi trường nước và không khí thành phố Ninh Bình 35
3.1.1 Chất lượng môi trường nước 35
3.1.2 Chất lượng môi trường không khí của thành phố Ninh Bình 52
3.2 Hiện trạng quản lý môi trường tại thành phố Ninh Bình 64
3.2.1 Hệ thống quản lý hành chính môi trường trên địa bàn tỉnh 64
3.2.2 Công cụ quản lý môi trường đang được áp dụng trên địa bàn TP Ninh Bình 77
3.2.3 Đánh giá hệ thống quản lý 80
3.3 Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường cho thành phố 81
3.3.1 Giải pháp về chính sách, thể chế 81
3.3.2 Giải pháp về kỹ thuật và các công cụ phụ trợ 82
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phương pháp phân tích mẫu nước 32
Bảng 2.2 Phương pháp phân tích không khí 32
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tháng những năm gần đây 21
Bảng 3.2 Lượng mưa trung bình tháng những năm gần đây 22
Bảng 3.3 Chất lượng nước sông Đáy tại cầu Non Nước qua các năm 36
Bảng 3.4 Chất lượng nước sông Vân tại cầu Lim qua các năm 38
Bảng 3.5 Chất lượng nước hồ máy say qua các năm 41
Bảng 3.6 Chất lượng nước Lâm sản qua các năm 42
Bảng 3.7 Chất lượng nước hồ Kì Lân qua các năm 43
Bảng 3.8 Kết quả quan trắc môi trường nước thải y tế thành phố Ninh Bình 47
Bảng 3.9 Kết quả phân tích môi trường nước ngầm tháng 4/2011 48
Bảng 3.10 Kết quả phân tích nước ngầm 2013 49
Bảng 3.11 Chất lượng nước ngầm thành phố Ninh Bình 2014 50
Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu môi trường không khí tại nút giao Cầu Lim 55
Bảng 3.13 Chất lượng không khí tại ngã ba Vũng Trắm 57
Bảng 3.14 Chất lượng môi trường không khí tại đường Hoàng Diệu 58
Bảng 3.15 Chất lượng môi trường không khí tại ngã tư Hoa Đô 59
Bảng 3.16 Chất lượng không khí tại ngã ba cảng Ninh Phúc 60
Trang 8DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Thành phố Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc bị bao phủ trong
sương mù dày đặc 4
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Cục Bảo vệ môi trường Mỹ 7
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Bộ Môi trường Singapore 8
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức của Bộ TNMT 14
Hình 1.5 Địa giới hành chính thành phố Ninh Bình 20
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước 31
Hình 2.2 Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí 33
Hình 3.1 Thành đoàn Ninh Bình ra quân dọn vệ sinh môi trường trên sông Vân 71
Hình 3.2 Phụ nữ phường Ninh Sơn tham gia quét dọn vệ sinh trong ngày thứ 7 sạch 73
Hình 3.3 Vớt rác thải Thu gom chai, lọ, vỏ thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực hồ chứa nước tưới cho diện tích rau an toàn 75
Biểu đồ 3.1 Một số chỉ tiêu cơ bản qua các năm 37
Biểu đồ 3.2 TSS ở sông Vân tại cầu Lim qua các năm 39
Biểu đồ 3.3 Diễn biến hàm lượng TSS trong nước hồ nội thị thành phố Ninh Bình năm 2014 44
Biểu đồ 3.4 Biểu diễn lượng coliform trong nước ngầm qua các năm 51
Biểu đồ 3.5 Chất lượng không khí tại Cầu Lim qua các năm 55
Biểu đồ 3.6 Chất lượng một số chỉ tiêu không khí tại ngã ba Vũng trắm 57
Biểu đồ 3.7 Một số chỉ tiêu không khí tại ngã ba cảng Ninh Phúc 60
Biểu đồ 3.8 Lượng bụi tại các điểm năm 2014 61
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
QLMT Quản lý môi trường
SWOT Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTLT Thông tư liên tịch
Trang 10TU Tỉnh ủy
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên Hợp Quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
Trang 11MỞ ĐẦU
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay
là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại cũng như trong tương lai Trong khi đó, công tác quản lý môi trường ở nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập về hệ thống văn bản pháp luật cũng như nguồn nhân lực
Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực Năng lực, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường; nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá nhanh, sự tập trung dân cư vào những vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch ngày càng ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên Việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất thải chưa được xử lý đảm bảo
an toàn về môi trường đã và đang gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, gây cản trở sự phát triển bền vững
Ở Ninh bình, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức: tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí ngày càng phức tạp, nguy cơ xảy ra suy thoái môi trường,
sự cố môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó, bộ máy quản lý môi trường chưa được kiện toàn, cán bộ trình độ chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là ở khu
vực thành phố Do đó, việc: “Đánh giá thực trạng môi trường nước và không khí thành phố Ninh Bình và đề xuất giải pháp quản lý” là hết sức cần thiết và
mang tính thời sự cao nên tôi tiến hành thực hiện đề tài này
Mục đích nghiên cứu
Đề tài được tiến hành với các mục đích chính như sau:
- Đánh giá được thực trạng môi trường nước, không khí và công tác quản
lý môi trường trên địa bàn thành phố Ninh Bình;
- Đề xuất được cácgiải pháp quản lý môi trường phù hợp cho thành phố
Trang 12Yêu cầu của đề tài
- Hiện trạng môi trường được đánh giá dựa trên bộ cơ sở dữ liệu tin cậy, đảm bảo tính đại diện cho toàn thành phố Ninh Bình
- Các giải pháp QLMT đưa ra phải có tính thực thi cho điều kiện tự nhiên của thành phố, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương và phải hướng tới phát triển bền vững
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Hiện trạng môi trường nước và không khí trên thế giới
1.1.1 Ô nhiễm không khí trên thế giới
Ô nhiễm môi trường không khí đô thị đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp do sự gia tăng nhanh chóng việc sử dụng nhiên liệu cho sản xuất năng lượng phục vụ sản xuất công nghiệp và đời sống, gia tăng phương tiện giao thông vận tải cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân trên thế giới hiện nay sản xuất và tiêu thụ dầu khí vẫn tiếp tục tăng trưởng Trong thập kỷ 80 và 90 sản lượng dầu
mỏ khai thác đã tăng lên khoảng 9%, khí đốt 39% Ở châu Á, dầu mỏ tăng 10%, khí đốt tăng 16,6%; Ở châu Âu, dầu mỏ tăng 48%, khí đốt tăng 15% Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trữ lượng dầu khí từ 5-6% trữ lượng thế giới Than đá vẫn giữ vai trò quan trọng tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, các phương tiện giao thông vận tải, các động cơ tĩnh của các cơ sở sản xuất công nghiệp và sự tiêu dùng chất đốt cho nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình dân cư đã phát thải vào môi trường không khí như: CO, CO2, NOx, SO2 , Pb, hydrocarbon, bụi lơ lửng, bụi nặng và tiếng ồn do quá trình vận hành hoặc di chuyển
Hiện nay việc tính toán khối lượng các chất ô nhiễm không khí đã được nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm Từ năm 1991, Viện Tài nguyên thế giới đã dự tính khối lượng CO2 bình quân đầu người trên thế giới đã là 4,2 tấn, Châu Á 2,11 tấn, Châu Âu 8,2 tấn, Bắc Mỹ và Trung Mỹ 13,5 tấn Việt Nam lượng khí CO2 (quy đổi) phát thải bình quân đầu người khoảng 0,29 tấn/năm, chiếm 7% mức thải bình quân đầu người của toàn cầu (Nguyễn Phong và cs, 2002)
Ví dụ, Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc: Ô nhiễm không khí là chủ đề được quan tâm trong thời gian gần đây tại Trung Quốc Chỉ ba trong số 74 thành phố được theo dõi có chất lượng không khí đáp ứng tiêu chuẩn trong năm 2013
Trang 14Hình 1.1 Thành phố Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc bị bao phủ trong
sương mù dày đặc (Ảnh: China.org.cn)
Hồi tháng hai, tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh lần đầu tiên được xếp vào nhóm báo động vàng, mức độ cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm 4 bậc Ô nhiễm không khí và khói bụi dày đặc ở nhiều thành phố khiến các trường học phải hủy lớp học ngoài trời hoặc thậm chí đóng cửa, các phương tiện phải hạn chế đi lại
Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nồng độ hạt bụi phân tử
PM2.5 trong không khí ở mức 300 sẽ được coi là rất nguy hiểm Trong khi đó, nồng độ PM2.5 được ghi nhận ở Bắc Kinh vào tuần trước đã lên đến 500 (Công
Lý, 2014)
1.1.2 Hiện trạng môi trường nước trên thế giới
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã (Lê Văn Khoa và cs, 2011)
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World
Trang 15Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9 Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước
Báo cáo của UNICEF cho biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước sinh hoạt đã gây ra cái chết của 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm Lý do gây ra việc này là nguồn cung cấp nước không thể theo kịp tình trạng bùng nổ dân số Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em Tình trạng ô nhiễm a-sen và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực Tại diễn đàn của Trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có nước sạch Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500 trẻ
em mỗi ngày Điểm phân phát nước ở Bắc Darfur, Sudan trong một chiến dịch phân phát 40.000 lít nước sạch đến cộng đồng Dù số lượng hạn hẹp, nhiều người phải vượt quãng đường ít nhất 15km để có thể đến được điểm phát nước gần nhất (Võ Dương Mộng Huyền và cs, 2013)
Ví dụ về ô nhiễm nước ở một số nước trên thế giới: Hàm lượng nước ngầm ở Vapi (Ấn Độ) cao gấp 96 lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do tổ chức y tế thế giới quy định Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty Aurul (Rumani) đã thải ra 50 - 100 tấn Xianua và kim loại nặng vào dòng sông gần Baia Mare khiến các loài thủy sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật
Trang 161.1.3 Hiện trạng quản lý môi trường trên thế giới
Mỗi quốc gia có một cách riêng để xây dựng tổ chức nghiên cứu và quản
lý môi trường của mình Từ số liệu thống kê ở 130 nước, do sự án SEMA tiến hành năm 1998 về hình thức tổ chức bộ máy bảo vệ môi trường, có thể phân loại
cơ cấu tổ chức cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia làm 3 nhóm cơ bản:
Nhóm l: Các nước có cơ quan bảo vệ môi trường là một bộ độc lập gồm
40 nước, chiếm 30,76% số mẫu thống kê thuộc nhóm l là các nước có nền kinh tế phát triển và tương đối phát triển như: phần lớn các nước châu Âu, Singapo, Brazin
Nhóm 2: Các nước có cơ quan bảo vệ môi trường là cơ quan ngang bộ hoặc trực thuộc Văn phòng Chính phủ, gồm 18 nước chiếm 13,84% số mẫu thống kê, thuộc nhóm này có một số nước kinh tế hàng đầu thế giới như Nhật, Mỹ, Trung Quốc Liên hiệp Anh, Thụy Sĩ, Cô Oét
Nhóm 3: Các nước có cơ quan bảo vệ môi trường trực thuộc phòng kiêm nhiệm, gồm 72 nước chiếm 55,38% số mẫu thống kê Thuộc về nhóm này là các nước kinh tế phát triển kém, ngoại trừ Hà Lan, Australia, Liên bang Nga, Ấn Độ, Việt Nam thuộc nhóm này
Hai nhóm nước l và 2 có thể gộp thành một do tính chất củachúng gần tương tự nhau Theo thời gian, các nước trên thế giới từng bước nâng cấp cơ quan bảo vệ môi trường, làm cho chúng ngày càng hoàn thiện hơn, tương xứng với sự gia tăng trọng trách của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Bên cạnh các cơ quan bảo vệ môi trường độc lập, nhiều vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường ở nhiều nước vẫn thuộc quyền kiểm soát và phối hợp của nhiều bộ và nhiều ngành khác nhau Để phối hợp các bộ và ngành kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia
đã hình thành Uỷ ban bảo vệ môi trường Quốc gia (Hồ Thị Lam Trà và CS, 2012)
Ví dụ về một số hệ thống quản lý môi trường được thể hiện như trong Hình 1.2 và Hình 1.3
Trang 17Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Cục Bảo vệ môi trường Mỹ
Nguồn: "Hồ Thị Lam Trà và CS, 2012"
Trang 18Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức Bộ Môi trường Singapore
Nguồn: "Hồ Thị Lam Trà và CS, 2012"
1.2 Hiện trạng môi trường nước và không khí ở Việt Nam
1.2.1 Áp lực môi trường đôi thị ở Việt Nam
- Tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh và không cân đối Tính đến hết năm 2015, cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 16 đô thị loại I, 24 đô thị loại II,
43 đô thị loại III, 76 đô thị loại IV Quá trình đô thị hóa quá nhanh gây ra những sức ép lớn nên các tài nguyên thiên nhiên của các đô thị, đặc biệt là các tài nguyên đất, tài nguyên nước…Hơn nữa việc mở rộng không gian các đô thị diễn
ra không hợp lý dẫn đến việc chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia Nhiều khu xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường
Trang 19trước đây nằm ở khu vực ngoại thành nay đã lọt vào giữa các khu đô thị dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn
- Việc phát triển và mở rộng đô thị đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất cao, chính
vì lẽ đó mà tài nguyên đất ở các khu đô thị được khai thác triệt để Các diện tích đất trống, đất cây xanh, đất mặt nước…được tận dụng triệt để để xây dựng nhà cửa, công sở, đường xá…làm tăng tỷ lệ bê tông hóa, giảm khả năng thẩm thấu nước, giảm diện tích mặt hồ, sông ngòi, từ đó làm giảm khả năng điều hòa nước mưa, tăng khả năng ngập úng trong khu vực nội thành cũng như khu vực ngoại thành Tỷ lệ bê tông hóa tăng, cùng với diện tích cây xanh giảm khiến cho nhiệt
độ trong các đô thị tăng cao do khả năng phản xạ nhiệt cao, cùng với khí hậu không được cây xanh điều hòa tốt Việc mở rộng các đô thị ra các khu vực ngoại thành và các vùng lân cận còn dẫn tới nguy cơ mất đất nông nghiệp, ảnh hưởng tới người nông dân từ đó phần nào ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia
- Ở các khu đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn thì mật độ dân cư rất cao, chất lượng cuộc sống của người dân cũng cao hơn nhiều lần so với các khu vực
- Quá trình đô thị hóa cũng làm bùng phát các phương tiện giao thông bằng cơ giới, điều này làm tăng khả năng tắc nghẽn giao thông, tăng lượng khí thải, bụi và tiếng ồn gây ô nhiễm không khí một cách trầm trọng
- Quy hoạch không gian các đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững các đô thị, tuy nhiên hiện nay ở nước ta hầu hết đều chưa tiến hành lập quy hoạch bảo vệ môi trường lồng ghép với quy hoạch phát triển đô thị
- Dân số đô thị tăng lên nhanh chóng trong khi đó tốc độ phát triển của các cơ sở
hạ tầng kỹ thuật lại rất chậm dẫn đến tình trạng quá tải và xuống cấp một cách nhanh chóng Trong giai đoạn 2005-2013, ở Việt Nam nhân khẩu thành thị tăng bình quân khoảng 3,45%/năm, trong khi các ngành phi nông nghiệp của khu vực thành thị chỉ tăng 8,8%/năm
Nếu so sánh hệ số tương quan giữa tốc độ tăng dân số đô thị với tốc độ tăng các ngành phi nông nghiệp (với tính chất là cơ sở kinh tế của đô thị hóa) thì của cả nền kinh tế là 1:2,56; trong khi của khu vực đô thị ở nước ta chỉ là 1:2,55
Trang 20còn khoảng 1:2,20) (xử lý theo số liệu niên giám thống kê của Tổng cục Thống
kê năm 2013)
Trong 8 năm (2005-2013), dân số đô thị tăng khoảng 6,5 triệu người, thì
do tăng cơ học chiếm khoảng 55,6% (tương ứng với 3,6 triệu người) và do tăng
tự nhiên chỉ chiếm khoảng 44,4% (tương ứng với 2,9 triệu người) Tức là trong 8 năm có tới 3,6 triệu nông dân trở thành thị dân; nghĩa là cứ 1 người dân đô thị sinh ra phải cõng 1,24 người dân từ khu vực nông thôn trở thành thị dân.Bên cạnh đó, hiện nay đã có nhiều thành phố bị ngập úng vào mùa mưa, triều cường Ngoài Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Huế ngập úng thường xuyên về mùa mưa, còn nhiều đô thị khác bị ngập do triều cường, mưa lớn, lũ quét, như: Cần Thơ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cà Mau, Hà Tĩnh cũng là yếu tố phải tính tới Cùng với đó là, hiện tượng nước biển dâng, khiến diện tích đất liền bị thu hẹp Vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất trong phát triển nói chung, trong phát triển đô thị nói riêng có ý nghĩa chiến lược
Theo dự báo của nhiều chuyên gia về dân số và kinh tế, vào năm 2050 -
2060 Việt Nam có khoảng 125-130 triệu dân và chủ yếu phân bố ở các đồng bằng, dải ven biển Nền kinh tế quốc gia sẽ tăng lên, gấp 8-10 lần so hiện nay và còn tiếp tục tăng hơn nữa Năng lực kinh tế tăng lên sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và dải ven biển Đó là điều tất yếu Vào năm 2030, dự báo thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Việt Nam mới đạt khoảng 6.500-7.000 USD, nền kinh tế bắt đầu có được sự chủ động trong công cuộc hiện đại hóa
Để phát triển, Việt Nam vẫn phải thu hút khoảng 15%-20% vốn đầu tư từ nước ngoài Vì thế, trong vài chục năm tới, về cơ bản tiềm lực kinh tế của nước ta để hiện đại hóa đô thị vẫn chưa lớn, nếu không nói là còn rất thiếu (Ngô Doãn Vịnh
và Cs, 2015)
1.2.2 Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
Hiện nay nguồn nước cấp cho các đô thị ngày càng khan hiếm, tỷ lệ dân số được cấp nước ở đô thị còn thấp (tỷ lệ dân số được cấp nước máy tại đô thị đặc biệt đạt từ 85-90%, đô thị loại I, II đạt từ 60- 85%, trong khi đó đô thị loại III chỉ đạt từ
40 - 45%) Số lượng và chất lượng nước cấp còn thiếu và chưa đảm bảo
Trang 21Nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trong khi nguồn nước sạch thì ngày càng cạn kiệt, khan hiếm đặc biệt vào mùa khô Nhu cầu cấp nước đô thị của nước ta hiện nay là 4 triệu m3/ngày, và dự kiến sẽ tăng lên 6 triệu m3 vào năm
2010, 10 triệu m3 vào năm 2020%)
Trên các sông Hoá, sông Trung và đầu nguồn sông Thương, các kết quả phân tích chất lượng nước sông đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu nơi tập trung đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Mặt khác, tại các đoạn sông chảy qua thị xã
và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong những năm gần đây, các chỉ tiêu TSS, BOD5 đều tăng, chất lượng nước sông đã bị suy giảm Sông Hiến, sông Bằng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho thị xã Cao Bằng và một số huyện lân cận có hàm lượng TSS vượt QCVN loại B1 từ 2 - 3 lần, ở các sông nhánh khác xung quanh vượt từ 6 - 7 lần Kết quả quan trắc môi trường khu vực đầu nguồn thuộc tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng A1 của QCVN 08:2008/BTNMT Nước sông Hồng có hàm lượng chất hữu cơ thấp nhưng độ pH tương đối cao đi cùng với lượng phù sa lớn, nên trong một số thời điểm quan trắc, giá trị tổng lượng sắt đôi khi vượt QCVN.Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở
đô thị tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu ôxy sinh hoá , nhu cầu oxy hoá học, nitơrit, nitơrat gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với nguồn nước mặt Lượng hóa học vượt TCCP hàng trăm lần Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặng như thuỷ ngân asen, clo, phenon dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngày càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác
Trang 22Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản trong khu vực Chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô, giá trị các thông số BOD5 , COD, TSS tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008/ BTNMT loại A1 nhiều lần Chất lượng nước các hồ trong khu vực nội thành, nội thị tại một số thành phố lớn hiện đã bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ Các hồ nội thành tại Hà Nội với hầu hết các thông số đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2(Tổng cục môi trường, 2012)
1.2.3 Hiện trạng môi trường không khí ở Việt Nam
Số liệu quan trắc giai đoạn từ 2008 - 2013 cho thấy có sự khác biệt đáng
kể về nồng độ bụi TSP trong môi trường không khí xung quanh ở các loại đô thị
Ô nhiễm thường tập trung cao ở các đô thị có mật độ giao thông lớn (như Hà Nội,
Tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà) hoặc có các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển mạnh (điển hình như khai thác công nghiệp than ở Quảng Ninh) và có những thời điểm mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép gấp từ 2 - 6 lần QCVN 05: 2013/BTNMT
Ô nhiễm bụi biểu hiện rõ ở cạnh các trục giao thông Số liệu quan trắc tại các điểm ven đường nằm trong chương trình quan trắc ba vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn từ 2008-2013 có tỷ lệ số giá trị quan trắc vượt QCVN 05:2013/BTNMT dao động từ 42% ở vùng KTTĐ miền Trung, 44% ở vùng KTTĐ miền Nam và cao nhất ở vùng KTTĐ phía Bắc với 68% Không chỉ nồng
độ các loại bụi trong môi trường không khí duy trì ở ngưỡng cao, số ngày đo được giá trị các loại bụi (PM10, PM2,5) vượt QCVN 05:2013/BTNMT cũng vẫn còn nhiều
Đối với các khu công trường xây dựng, ô nhiễm bụi xung quanh các địa điểm xây dựng tương đối nghiêm trọng và duy trì ở ngưỡng cao với khoảng thời gian kéo dài tương ứng với thời kỳ tiến hành các hoạt động xây dựng Số liệu quan trắc gần trục giao thông trong hai năm 2010 và 2011 ở Hà Nội cao hơn hẳn các tỉnh thành còn lại và vượt QCVN 05:2013/ BTNMT trung bình năm từ 2 - 3 lần, không chỉ vì mật độ phương tiện giao thông lớn hơn mà còn do ảnh hưởng từ
Trang 23hoạt động xây dựng Điển hình như năm 2010 là thời điểm ở Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động xây dựng để kịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào cuối năm 2010
So với nồng độ tổng NOx , nồng độ khí NO2 trong không khí ở các khu
đô thị vẫn duy trì xấp xỉ ngưỡng QCVN 05:2013/ BTNMT trung bình 1 giờ và
24 giờ, số lần vượt không đáng kể và tập trung cao ở khu vực ven đường
Theo kết quả quan trắc định kỳ, đo vào những thời điểm nhất định trong ngày giai đoạn từ 2008 – 2012 cho thấy nồng độ SO2 có xu hướng giảm ở hầu hết các tỉnh thành trong toàn quốc So sánh giữa các đô thị cho thấy, những tỉnh thành chịu tác động tổng hợp từ nhiều nguồn ô nhiễm, ví dụ như đối với những tỉnh thành phát triển về giao thông và có các ngành công nghiệp phát triển mạnh thì nồng độ khí SO2 trong môi trường không khí xung quanh thường cao hơn
Ở các đô thị, ô nhiễm tiếng ồn có đặc thù tập trung ở các trục giao thông có mật
độ phương tiện tham gia lưu thông cao Ngưỡng ồn đo được ở các tuyến phố chính tại các đô thị lớn ở Việt Nam đều vượt mức ồn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT quy định đối với khung giờ từ 6 đến 21 giờ (70 dBA) Đối với các đô thị vừa và nhỏ, mức ồn đo tại các tuyến đường giao thông tại hầu hết đô thị không có sự khác biệt lớn và cũng không đảm bảo giới hạn QCVN Đối với các điểm đo ở khu dân cư, nhìn chung mức ồn vẫn nằm trong ngưỡng quy chuẩn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT (Tổng cục môi trường, 2013)
1.2.4 Hiện trạng tổ chức của cơ quan môi trường ở Trung ương
Năm 1992, bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập Cục Môi trường là cơ quan đầu tiên chuyên trách về môi trường có chức năng giúp bộ trưởng bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường trong cả nước
Tháng 8 năm 2002 Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm tăng cường hơn nữa hệ thống quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường Việc thành lập bộ Tài nguyên và Môi trường
đã hình thành 3 đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực môi
Trang 24trường là: Cục Bảo vệ môi trường; Vụ Môi trường; Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
Ngày 04/03/2008 Chính phủ ra Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó Tổng cục Môi trường được Chính phủ quyết định thành lập với
tư cách là một cơ quan trực thuộc bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng giúp bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lĩnh vực Môi trường
Sơ đồ quản lý nhà nước về môi trường của Bộ TNMT được minh họa như
ở Hình 1.4
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức của Bộ TNMT
Nguồn: "Hồ Thị Lam Trà và CS, 2012"
Những mặt còn vướng mắc, bất cập trong quản lý môi trường ở Việt Nam:
- Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chung và Tổng cục Môi trường nói riêng vẫn còn có nội dung chồng chéo, trùng lặp với các Bộ, ngành khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng ) và với cả một số đơn vị trong Bộ (Tổng cục Biển và Hải đảo, Cục quản
Trang 25lý Tài nguyên nước ) như vấn đề quản lý môi trường lưu vực sông, quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ những nội dung chưa hợp lý, cần được nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung như: thẩm quyền, nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc Tổng cục quản lý, cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ, dự án, việc quản lý hoạt động quan trắc, điều tra cơ bản về môi trường
- Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường đến nay vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, ổn định, vẫn còn mang dáng dấp “lắp ghép” cơ học các lĩnh vực, chưa có
sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng giữa các lĩnh vực Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục Môi trường, mô hình tổ chức chưa đồng nhất so với các nước trên thế giới (quản lý năng lượng, biến đổi khí hậu )
- Trình độ cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý môi trường ở cả Trung ương và địa phương hiện nay
Nguyên nhân:
- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có nhiều nội dung chồng chéo, chưa rõ ràng, đồng bộ hoặc không phù hợp với nhiều vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về môi trường chưa được bổ sung, hoàn thiện
và điều chỉnh kịp thời
- Thiếu nguồn lực và thời gian để ngành Môi trường thực hiện hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ đã được giao; trụ sở cơ quan còn chật hẹp, cơ sở vật chất của các đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ
- Trình độ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức còn chưa theo kịp yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về môi trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước Một bộ phận khác còn giữ tư duy và nề nếp làm việc theo đơn vị cũ (trước khi thành lập Tổng cục) quá lâu, tính chủ động và phối hợp trong công việc ở một số công chức, viên chức chưa cao
Trang 26- Khối lượng nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường rất lớn nhưng bộ máy ở địa phương và cơ sở chưa tương xứng, một số lĩnh vực đang còn bất cập,
bộ phận quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương còn thiếu, biên chế công chức làm môi trường ở cấp huyện, cấp xã còn ít
- Quản lý môi trường mang tính liên vùng, liên ngành rất cao nhưng sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các cơ quan và giữa các địa phương còn rất yếu Sự phân định nhiệm vụ trong công tác quản lý môi trường chưa đủ rõ ràng Một số nhiệm vụ đã được phân định rõ thì việc thực hiện chưa tốt, thậm chí chưa coi đó
là việc của mình
- Công tác chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với chính quyền địa phương các cấp cũng có khó khăn khi đối diện trước những vấn đề thực tiễn phát sinh cụ thể (không rõ ràng về trách nhiệm quản lý chỉ đạo) cho dù
hệ thống cơ quan chuyên môn Tài nguyên và Môi trường các cấp đã chính thức được hình thành một cách hoàn chỉnh ở cấp tỉnh từ năm 2003 và đẩy đủ ở tất cả
các đơn vị hành chính cấp huyện từ cuối năm 2004 (Hồ Thị Lam Trà và cs, 2012)
1.3 Sức ép phát triển kinh tế xã hội đối với môi trường tỉnh Ninh Bình
1.3.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế đều vượt, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 15,5%, tốc độ tăng trưởng GTSX nông lâm nghiệp thuỷ sản đạt 3,8%; công nghiệp – xây dựng đạt 26,93% và dịch
vụ đạt 13,8% Chất lượng tăng trưởng có bước cải thiện, có một số mặt hàng như
xi măng, nước dứa, dứa hộp, thịt lợn sữa xuất khẩu, hải sản, du lịch, đã xác định được vị thế trên thị trường.Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm nhanh (năm 2000 là 46,3% đến 2005 còn 30,6%, năm 2007 còn 27,3% và năm 2010 còn 17,8%) trong khi công nghiệp - xây dựng tăng lên mạnh (21,6% năm 2000 đến năm 2007 đạt 39,1% và năm 2010 đạt 47,2%) Tỷ trọng dịch vụ tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng (từ 32,0% năm 2000 lên 35,0% năm 2010).Tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đặc biệt cơ cấu kinh tế đã chuyển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với lĩnh vực công
Trang 27nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển ngày càng mạnh đã tác động đến môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ngày càng tăng hơn Năm 2014 tăng trưởng GDP đạt trên 9,8% Kim ngạch xuất khẩu năm
2014 đạt gần 750 triệu USD, tăng 24,4% so với năm 2013 Kim ngạch nhập khẩu đạt gần 450 triệu USD Số khách du lịch đến Ninh Bình đạt 4,34 triệu lượt, tuy số lượng khách giảm so với năm trước, nhưng số lượt khách lưu trú lại tăng 12,2%, doanh thu đạt trên 917 tỷ đồng, tăng 2,2% Cơ sở hạ tầng các khu du lịch tiếp tục được đầu tư Chất lượng dịch vụ du lịch được cải thiện, đặc biệt là dịch vụ lưu trú
chất lượng cao
1.3.2 Sức ép dân số và vấn đề di cư
Theo thống kê năm 2010, dân số toàn tỉnh Ninh Bình là 900.620 người, chiếm trên 5% dân số của vùng đồng bằng sông Hồng Mật độ dân số trên 648 người/km2, thấp hơn mật độ trung bình của vùng đồng bằng Tỷ lệ nam/nữ của tỉnh bằng mức của cả nước (49,73%/50,27%) Dân số Ninh Bình đang chuyển từ hình thái dân số trẻ sang hình thái dân số vàng, đây là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, hạn chế là lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao lại chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp (chỉ bằng khoảng 70% so với
cả nước) Mặt khác, lao động nông nhàn còn chiếm thời lượng khá lớn (khoảng 15%) trong năm
Năm 2013 dân số tỉnh Ninh Bình là 927.000 người, mật độ dân số 673 người/km2 (Sở tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Bình, 2013)
1.3.3 Phát triển công nghiệp, xây dựng
Công nghiệp và xây dựng có bước phát triển khá mạnh, đã hình thành, đi vào hoạt động khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Gián Khẩu, Khu Công nghiệp Khánh Phú, Sản phẩm vật liệu xây dựng có bước tăng đột biến, đặc biệt là xi măng Vì vậy ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế, tăng từ 21,6% năm 2000 lên 35,2% năm 2005 (tăng gần 14% trong 5 năm) Năm 2010, công nghiệp chiếm 47,2% trong cơ cấu kinh tế Ngành công nghiệp có tăng trưởng mạnh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân Đến năm
2010, công nghiệp đã thu hút được 108.200 lao động (chiếm 21% lao động toàn
Trang 28tỉnh) và so với năm 2005 đã thu hút thêm được 28.300 lao động Giai đoạn năm 2006- 2010 đạt 26,04%
Tuy nhiên, các sản phẩm của các ngành vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm tiêu thụ nhiều nguyên liệu, năng lượng và quá trình sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao
Năm 2014 giá trị công nghiệp đạt 26 ngàn tỷ đồng tăng 24,3% so với năm
2013 Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, năm 2013 chiếm gần 43%, năm 2014 chiếm 46% Năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 19,5 nghìn
tỷ đồng, vượt 3,1% kế hoạch năm Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thay đổi theo hướng tiếp tục tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giảm đầu tư vào kết cấu hạ tầng
1.3.4 Phát triển giao thông vận tải
Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải đang đẩy nhanh tiến độ th công các trình giao thông trọng điểm, đặc biệt là hệ thống giao thông đường biộ
Hệ thống đường bộ được nâng cấp gồm có quốc lộ 1A, 10, 45, 12B với tổng chiều dài trên 110 km; Đường tỉnh lộ và các đường chính của thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài hơn 293,6 km; Đường huyện lộ dài
79 km và đường giao thông nông thôn lên tới 1.338 km (chiếm 84%) đã cứng hoá bề mặt
Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc) và kênh với tổng chiều dài gần 364,3 km Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3 cũng đã được nâng cấp
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh, có chiều dài 19 km với 4
ga là ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao
Các chỉ tiêu giao thông tại thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các đường tỉnh lộ nhỏ hơn nhiều so với yêu cầu cần thiết Một số hậu quả chính của hiện trạng giao thông đô thị yếu kém là: tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, ô nhiễm môi trường không khí đặc biệt là ô nhiễm bụi ngày càng nghiêm trọng, hệ thống đường xá xuống cấp phải thường xuyên sửa chữa
Sự gia tăng phương tiện giao thông cơ giới tại các đô thị trong những năm qua đã làm tăng ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra Mặt khác các phương tiện tham gia vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm
Trang 29chạy quá tốc độ, chở quá trọng tải cũng là tác nhân gây ô nhiêm môi trường không khí
1.3.5 Phát triển nông nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2010, gia súc tăng trên 31% và gia cầm tăng 21%, trong đó đàn bò tăng 19%, đàn lợn tăng 40%, đàn dê tăng 28% so với năm
2000 Trong hoạt động chăn nuôi, chất thải của vật nuôi từ các chuồng trại không được xử lý thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây mùi khó chịu Đặc biệt là dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh làm thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng có dịch
Năm 2014, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 2,1% so với năm
2013 Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 50 vạn tấn (Sở tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Bình, 2014)
1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Ninh Bình
1.4.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Ninh Bình
Lãnh thổ: Thành phố Ninh Bình nằm cách Hà Nội 93 km theo quốc lộ 1A;
phía bắc và phía tây giáp huyện Hoa Lư, phía nam và đông nam giáp huyện Yên Khánh, phía đông bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định) Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới 7 huyện lỵ khác của tỉnh Ninh Bình đều dưới 30 km Thành phố Ninh Bình có diện tích đất tự nhiên là 4.836,49 ha và 130.517 nhân khẩu gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc (11 phường: Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Nam Thành, Ninh Phong, Ninh Khánh, Ninh Sơn và 3 xã: Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc (Hình 3.1)
Địa hình: Địa hình Thành phố Ninh Bình tương đối bằng phẳng, là vùng
đồng bằng có núi và sông chảy qua, tô điểm và làm duyên dáng cho thành phố Đồng thời, góp phần điều hoà sinh thái và cảnh quan môi trường cho thành phố
Thổ nhưỡng: Đất đai thành phố Ninh Bình chủ yếu là nhóm đất phù sa bao
gồm các loại đất là đất phù sa được bồi tụ hàng năm, đất phù sa không được bồi
tụ, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu, đất phù sa có tầng
loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng trũng, lầy thụt, đất than bùn
Trang 30Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ăn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
Nguồn: "www.ninhbinhcity.ninhbinh.gov.vn, 2014"
Hình 1.5 Địa giới hành chính thành phố Ninh Bình
Trang 31Khí hậu: TỉnhNinh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa thể hiện kiểu khí hậu ven biển, khí hậu núi rừng và nửa núi rừng
Thời tiết thành phố Ninh Bình không có biến động đặc biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa hè nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy vậy thành phố vẫn là nơi có khí hậu tương đối ôn hoà hơn so với các địa phương khác trong tỉnh Tuy nhiên, những năm gần đây khí hậu thời tiết tỉnh Ninh Bình nói chung và thành phố Ninh Bình nói riêng đã và đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi biến đổi khí hậu gây ra Dưới đây là các bảng thể hiện nhiệt độ (0C), lượng mưa (mm) trung bình tháng các năm gần đây tại trạm khí tượng thủy văn thành phố Ninh Bình
Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình tháng những năm gần đây
Trang 32Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình tháng những năm gần đây
(Trung tâm khí tượng thủy văn Ninh Bình, 2015)
Hệ thống sông ngòi: Thành phố Ninh Bình nằm ở hữu ngạn sông Đáy,
chính giữa 2 cây cầu nối với Nam Định là ngã ba sông Vân đổ vào sông Đáy Sông Đáy chảy bên hông có vai trò quan trọng trong việc thoát nước thành phố
và tạo mỹ quan đô thị với 2 cầu Non Nước bê tông và cầu Ninh Bình bằng thép nối vào trung tâm thành phố Trên sông có cảng Ninh Phúc và cảng Ninh Bình nối thông ra cửa biển Sông Vân nằm bên quốc lộ 1A và quốc lộ 10 nối từ sông Vạc vào sông Đáy, chảy xuyên qua và chia thành phố làm 2 phần Sông Tràng
An là tuyến du lịch đường sông của thành phố, nối từ núi Kỳ Lân qua danh thắng Tràng An tới cố đô Hoa Lư Sông Chanh và sông Sào Khê nối từ sông Hoàng Long chảy qua vùng ngoại thành phía tây thành phố rồi đổ vào sông Vạc
Thành phố Ninh Bình còn có nhiều hồ nước ngọt như hồ Máy Xay, hồ Biển Bạch, hồ Cánh Diều, hồ Lâm Sản, hồ Cá Voi, Ninh Bình có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
Trang 331.4.2 Kinh tế xã hội của thành phố Ninh Bình
* Dân cư - lao động: năm 2014 thành phố có 160.166 người (thành thị
86,09%, nông thôn 13,91%), mật độ là 3.312 người/km2(Niên giám thống kê tỉnh
Ninh Bình, 2014)
* Văn hóa - Giáo dục - Y tế:
Toàn thành phố hiện có 01 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 01 sân thể thao công cộng; 8/14 xã, phường có sân thể thao công cộng và hàng trăm sân chơi thể thao của các thôn, phố, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị, phục vụ nhu cầu tập luyện
và thi đấu thể dục thể thao
- Toàn thành phố có 16 trường giáo dục mẫu giáo, trong đó có 14 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở Thành phố là đơn vị đầu tiên trong tỉnh có 100% trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, có thêm 13 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ II, đến nay thành phố có 15/42 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ II Năm 2012, Thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II
- Theo thống kê trên địa bàn thành phố Ninh Bình có 22 cơ sở y tế, trong
đó có 07 bệnh viện, 01 phòng khám khu vực, 14 trạm y tế phường, xã với 1.411 giường bệnh.Thành phố hiện có 6/14 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về tế giai đoạn 2011-2020; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 72%.(Thành ủy Ninh Bình, 2015)
* Phát triển kinh tế:
Năm 2010, thành phốNinh Bình đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 18,2%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 900 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần năm 2005 Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) năm 2010 đạt 14.729,4 tỷ đồng, năm 2015 đạt 23.500,8 tỷ đồng, tăng bình quân 9,8%/năm Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 38 triệu đồng/năm, tăng 1,72 lần so với năm 2010 Tỷ lệ hộ gia đình khá, giàu tính đến năm 2015 đạt 36,5% Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo chỉ rõ: thành phố tập trung cao cho công tác quản lý đô
Trang 34thị, triển khai thực hiện quy hoạch điều chỉnh thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đáp ứng tiêu chí đô thị loại II vào năm 2015, phấn đấu đạt
đô thị loại I và thành phố du lịch trước năm 2025, tạo ấn tượng tốt đẹp của du khách khi về tham quan thành phố Ninh Bình (Thành ủy Ninh Bình, 2015)
a Ngành công nghiệp
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nhất là đối với các khu, cụm công nghiệp cơ bản được thực hiện nghiêm túc, góp phần đảm bảo phát triển công nghiêp, du lịch, quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường Sản xuất công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về quy mô và tốc độ Nhiều giải pháp huy động nguồn lực, tập trung phát triển những sản phẩm ưu thế được thực hiện có hiệu quả Đã tập trung huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng Cơ cấu nguồn vốn đầu tư được phân bổ khá hợp lý
Nằm ở vị trí khá thuận lợi về giao thông thuỷ, sắt, bộ Thành phố Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp lâu dài Hiện thành phố có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Ninh Phúc - Khánh Phú và khu công nghiệp Phúc Sơn
- Khu công nghiệp Khánh Phú nằm giáp đông nam thành phố và huyện Yên Khánh Tổng diện tích đất phát triển 334 ha, trong đó đất xây dựng nhà máy
là 231,54ha Các loại hình sản xuất chủ yếu: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất
56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển) 300,000/năm; Bốc hàng hoá 1,1 tr tấn/năm; Đóng, sửa chữa tàu thuyền
- Khu công nghiệp Phúc Sơn nằm ở phía nam thành phố Tổng diện tích 145ha, là khu công nghiệp sạch với sản phẩm may mặc, lắp ráp điện tử, dụng cụ
đo lường và sản xuất phần mềm
Một số doanh nghiệp và nhà máy công nghiệp đem lại nguồn thu lớn là Tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và nhà máy đạm Ninh Bình
Trang 35Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2010 đạt 2.599 tỷ đồng, năm 2015 đạt 5.290 tỷ đồng, tăng bình quân 15,3%/năm Một số ngành nghề phát triển tốt như: nghề mộc, may mặc, thêu ren xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, sản xuất linh kiện điện tử, Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
đa dạng, góp phần đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu
b Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Tại khu vực thành phố Ninh Bình, chính quyền địa phương đã quy hoạch
và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề Ninh Phong, đồng thời ban hành và triển khai thực hiện quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu
tư tại cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề Ninh Phong, giai đoạn 1 đã có 11 doanh nghiệp và 41 hộ gia đình đầu tư xây dựng nhà xưởng để sản xuất kinh doanh Làng mộc Phúc Lộc nằm ở phía đông nam thành phố Ninh Bình Làng có
5 xóm: Xóm Trại, Xóm Ngoài, Xóm Giữa, xóm Trong và xóm Mơ Làng nghề mộc Phúc Lộc hiện có tới 400 người làm nghề sản xuất đồ mộc và khoảng 200 người lao động phụ Sản phẩm làng nghề Phúc Lộc đa dạng các loại đồ gỗ cao cấp, cầu kỳ, sang trọng như: tủ chè, sập gụ, sập lim, tạc tượng, chạm trổ hoa văn các loại…Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển.Trên địa bàn hiện có 122 doanh nghiệp, 1.065 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng, năm 2010 có trên 16.100 lao động, đến nay có trên 18.500 lao động
c Nông nghiệp:
Đất nông nghiệp Ninh Bình chủ yếu phục vụ cho quá trình đô thị hoá thành phố Ngoài ra, các vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá được quy hoạch như vùng rau sạch Ninh Sơn, làng hoa Ninh Phúc Thành phố cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền thống ở các xã ven đô như: nghề mộc Phúc Lộc, trồng cây cảnh và đá mỹ nghệ,
- Làng hoa Ninh Phúc nằm ở phía nam
Trang 36thành phố, là nơi cung cấp các loài hoa tươi cho thị trường khu vực Nam Bắc Bộ
- Làng nghề trồng rau sạch Ninh Sơn với mô hình trồng rau an toàn từ diện tích 21 ha được nhân rộng ra toàn vùng đất màu Ngoài các loại rau chủ yếu như rau muống, xà lách, cải thảo, cà tím rau thơm, một số loại rau củ cho hiệu quả kinh tế cao như su hào, tỏi cũng được đưa vào trồng Các hộ gia đình còn trồng hoa, cây cảnh, trồng đào, quất phục vụ thị trường
Sản xuất nông nghiệp được tập trung chỉ đạo theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả Thành phố
đã triển khai đề án hỗ trợ mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, thực hiện tốt chính sách trồng cây vụ đông, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất hoa cao cấp, rau an toàn ở xã Ninh Phúc, phường Ninh Sơn Diện tích lúa chất lượng cao năm 2015 đạt 1.143 ha, bằng 52,3% diện tích đất canh tác lúa, diện tích gieo trồng cây vụ đông đạt 770 ha, bằng 60,9% diện tích đất canh tác, diện tích trồng hoa các loại đạt trên 10 ha Giá trị sản xuất trên 01ha đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 103 triệu/ha, tăng 1,37 lần so với năm
2010 Một số mô hình trang trại chăn nuôi tập trung ở khu vực ngoại thành đang phát huy hiệu quả Công tác phòng dịch bệnh được quan tâm Hệ thống thuỷ lợi nội đồng được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão
d Thương mại - dịch vụ
Trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ, thành phố Ninh Bình là một đầu mối thương mại, dịch vụ ở phía nam của vùng Thành phố phát triển mạnh các dịch vụ lưu trú, điều hành, phân phối khách tham quan đi các khu du lịch lớn ở khu vực.Ninh Bình cũng là đô thị giàu tiềm năng du lịchvăn hoá, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao… Nhà thi đấu thể thao tỉnh và sân vận động Ninh Bình thường diễn ra những sự kiện của tỉnh và khu vực Mạng lưới các
cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng hoạt động dịch vụ ngày càng được phân bố rộng khắp, trước hết phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng
Trang 37các đơn vị tham gia hoạt động thị trường, bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đông đảo hộ kinh doanh cá thể Mạng lưới chợ, các điểm bán hàng hoá kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp Đặc biệt các loại hình thị trường như trung tâm thương mại, siêu thị và các khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩu cao cũng được hình thành và phát triển Tất cả đặc điểm trên góp phần làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực
Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động Số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng nhanh, năm 2010 có 393 doanh nghiệp, đến nay có 661 doanh nghiệp Trên địa bàn hiện có 12 trung tâm thương mại và siêu thị, 21 chợ, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 đạt 3.801 tỷ đồng, năm 2015 đạt 7.300 tỷ đồng, tăng bình quân 15,3%/năm Dịch vụ du lịch phát triển mạnh, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, chất lượng phục vụ được nâng lên Toàn thành phố hiện có 130 khách sạn, nhà nghỉ (trong đó: 02 khách sạn xếp hạng 4 sao, 03 khách sạn xếp hạng 3 sao và 18 khách sạn xếp hạng 2 sao) Lượng khách du lịch tăng vào các dịp lễ, tết, ngày nghỉ (Thành ủy Ninh Bình, 2015)
Trang 38Chương 2 ĐỔI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống môi trường nước, môi trường không khí và quản lý môi trường tại thành phố Ninh Bình
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Ninh Bình
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2015
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Hiện trạng môi trường thành phố Ninh Bình
+ Hiện trạng môi trường nước
+ Hiện trạng môi trường không khí
2.3.2 Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại thành phố
+ Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn nghiên cứu
+ Thành phần và vai trò của các đối tượng có liên quan trong hệ thống quản lý môi trường
+ Các công cụ (chính sách, kinh tế, kỹ thuật) đã được áp dụng
+ Hiệu quả của công tác quản lý môi trường
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sẽ thu thập bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Các số liệu quan trắc và báo cáo môi trường
- Các số liệu thống kê, báo cáo thống kê có liên quan đến công tác quản lý môi trường
- Sách, bài báo và các chủ đề có liên quan đến đề tài
- Nguồn số liệu này từ các sở, phòng ban của tỉnh Ninh Bình, thành phố Ninh bình, các thư viện và internet
- Các thông số về môi trường được thu thập tại Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Chi cục bảo vệ môi trường - Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Ninh
Trang 39Bình Đây là những số liệu được đo trực tiếp tại hiện trường hoặc phân tích trong phòng thí nghiệm
2.4.2 Phương pháp phỏng vấn người am hiểu
Các thông tin đánh giá về hệ thống quả lý môi trường được thu thập theo phương pháp KIP - Phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người am hiểu
về lĩnh vực môi trường Nhóm đối tượng điều tra KIP gồm có:
- Cán bộ quản lý (chính quyền và phòng ban môi tường): 3 người
- Cán bộ chuyên môn (quan trắc, thu gom, xử lý): 5 người
- Người dân chịu tác động môi trường: 10 người
Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc thu thập những nhận định sâu về nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường và các giải pháp cần có để tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi trường
2.4.3 Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình rất phổ cập trong phân tích
Phương pháp này được áp dụng để phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại địa bàn nghiên cứu Trên cơ sở phân tích SWOT, các giải pháp quản lý môi trường sẽ được đề xuất
Nội dung phân tích SWOT trong đề xuất giải pháp QLMT được thực hiện theo 6 chủ đề chính như sau:
1 Sản phẩm: chất lượng môi trường tốt, bền vững;
2 Quá trình: làm cách nào để có được môi trường an toàn, bền vững?;
3 Khách hàng: cư dân trong thành phố;
4 Phân phối: người dân hưởng lợi từ môi trường bằng cách nào?;
5 Tài chính – Giá: chi phí và đầu tư cho BVMT bằng bao nhiêu?;
6 Quản lý: làm thế nào quản lý được tất cả những hoạt động đó?
Trang 40Để thực hiện làm ma-trận SWOT chúng tôi tiến hành họp nhóm cùng các thành phần như đã áp dụng với sơ đồ Venn (7 người đại diện các thành phần người dân và cán bộ)
2.4.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế được tiến hành tại thành phố Ninh Bình trong thời gian 5 ngày với hai nội dung chính:
a Khảo sát thực địa nhằm bổ sung thông tin và kiểm tra tính sát thực của tài liệu tham khảo về hiện trạng môi trường khu vực
b Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại địa phương để phục vụ cho báo cáo hiện trạng công tác QLMT và làm
cơ sở để đề xuất giải pháp QLMT phù hợp cho thành phố
2.4.5 Phương pháp lấy mẫu phân tích
Phương pháp lấy mẫu nước
Mẫu nước mặt được lấy tuân thủ theo TCVN 6663-6:2008 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 6 hướng dẫn lấy mẫu nước ở sông và suối, TCVN 5994 :
1995 (ISO 5667-4 : 1987) hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo
Các mẫu nước được lấy ở các điểm lấy mẫu trong trạng thái tự nhiên, không khuấy trộn Lấy mẫu đơn và lấy ở độ sâu cách mặt nước 30 – 50 cm Các mẫu nước sau khi lấy được bảo quản tức thời trong thùng đá (nhiệt độ khoảng 4oC) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm (PTN) Tại PTN, các dụng cụ chứa mẫu được lưu trong tủ lạnh cho đến khi phân tích Bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng TCVN 6663-3:2008 Chất lượng nước
Mẫu nước mặt được lấy tại các điểm là cầu (i) Non Nước của sông Đáy, (ii) cầu Lim của sông Vân, (iii) tại hồ Lâm Nghiệp, (iv) hồ Kì Lân, (v) hồ Máy Say Mẫu nước được lấy theo 2 mùa là mua khô và mùa mưa Mẫu nước ngầm được lấy tại các điểm: (vi) phường Ninh Phong, (vii) phường Ninh Sơn, (viii) xã Ninh Phúc(TCVN 6000 : 1995 (ISO 5667-11 : 1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước nước ngầm) Sơ đồ các điểm lấy mẫu được thể hiện trong Hình 2.1