1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng.

58 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 618,62 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài khoá luận này nghiên cứu với ba mục tiêu chính là: - Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bảo về hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thì tr

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học ThươngMại – những người đã dìu dắt, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng để tôi có được mộtnền tảng cơ bản giúp tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài khoá luận, cũng như trongcông việc sau này ra trường

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong công tyTNHH Sơn Đồng nơi tôi đã thực tập trong thời gian qua Đặc biệt là bác Nguyễn VănTạp giám đốc công ty Trong suốt thời gian thực tập ở đây, nếu không có sự hợp tác,giúp đỡ chí tình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thì tôi không thể cónhững thông tin, dữ liệu để hoàn thành khoá luận này

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hoàng Long người

đã hướng dẫn đề tài khoá luận này cho tôi Trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận,tôi đã nhân được sự chỉ bảo, đóng góp rất nhiệt tình và quý báu của thầy Những sự chỉbảo cũng những ý kiến đóng góp đó đóng vai trò rất quan trọng giúp tôi làm rõ đượcvấn đề nghiên cứu của đề tài và hoàn thành khoá luận này

Một lần nữa, xin được chân thành cảm ơn!

TÓM LƯỢC

Trang 2

1. Tên đề tài: Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH

Sơn Đồng

2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Long – Lớp K47A1, Khoa Quản trị doanh nghiệp,

trường Đại học Thương Mại

3. Giáo viên hưỡng dẫn: PGS TS Nguyễn Hoàng Long – phó hiệu trưởng trường Đại

học Thương Mại

4. Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 29/2 đến ngày 29/4/2015

5. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài khoá luận này nghiên cứu với ba mục tiêu chính là:

- Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bảo về hoàn thiện triển khai chiến

lược phát triển thì trường của công ty kinh doanh

- Thứ hai, trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá các nhân

tố ảnh hưởn đến công tác hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường và thựctrạng công tác này tại công ty TNHH Sơn Đồng

- Thứ ba, thông qua thực trạng công tác tổ chức triển khai chiến lược phát triển thị

trường của công ty, đưa ra các đề xuất và giải pháp cho công tác tổ chức triển khaichiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng

- Chương 3: Chỉ ra những thành công, hạn chế của công ty trong công tác tổ chức triểnkhai chiến lược phát triển thị trường và nguyên nhân của những hạn chế đó Đồng thờitrên cơ sở thực trạng, đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lượcphát triển thị trường tịa công ty

7. Kết quả đạt được:

lượng

Yêu cầu khoa học

Khoá luận tốt nghiệp chính thức 1 Đảm bảo tính logic, khoa học

Bộ số liệu tổng hợp kết quả điều tra 1 Trung thực, khách quan

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỀU

Trang 5

DANH MỤC BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện của nền kinh tế,thì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng nhiều, chủ yếu là các doanhnghiệp tư nhân đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh và đa dạng

Bất kỳ một công ty nào, dù đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào thì đểgóp phần đưa công ty ngày càng phát triển giàu mạnh, hội nhập vào nên kinh tế ngàynay đều phải có một chiến lược phát triển thị trường hợp lý Yêu cầu đặt ra cho mỗidoanh nghiệp, mỗi công ty phải tự hoàn thiện mình để đạt hiệu quả cao nhất đồng thời

có thể làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình

Chiến lược kinh doanh là một công cụ có thế biến những mục tiêu, kế hoạch củadoanh nghiệp trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh những hướng đi của doanh nghiệpphù hợp với môi trường kinh doanh Hoạt động chiến lược đã được công ty quan tâmnhưng công tác triển khai chiến lược vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều hạn chế Công tyTNHH Sơn Đồng đã hoạch định chiến lược cho giai đoạn 2012 – 2015 là chiến lượcphát triển thị trường Chiến lược phát triển thị trường sẽ phần nào đó hỗ trợ tích cựccho công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh là phát triển thị phần bằng cách xúc tiếnbán sản phẩm xi măng, sắt thép… trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận và mởrộng quy mô thị trường này Chiến lược phát triển thị trường là công cụ để công tybành trướng thị trường, mở rộng thị phần nâng cao lợi nhuận kinh doanh

Tuy nhiên công tác triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty còngặp nhiều khó khăn, hạn chế, hiệu quả chưa đạt được mức kỳ vọng Sau khi thu thập,

xử lý các dữ liệu thứ cấp, tôi đã nhận thấy nguyên nhân chính dẫn tới hiệu quả chiếnlược phát triển thị trường của công ty còn thấp là các khó khăn về trình độ nhân lựcđảm bảo cho công tác xây dựng và triển khai chiến lược, chính sách phân bổ nhân lực,chính sách marketing vì vậy chưa đảm bảo thực hiên mục tiêu chiến lược của công ty

Vì vậy, vấn đề tổ chức triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty làmột vấn đề bức thiết cần được giải quyết để chiến lược phát triển thị trường của công

ty đạt hiệu quả cao trong thực tế, đóng góp vào sự phát triển thị trường bền vững củacông ty Do đó tôi đã lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài khoá luận :”Hoàn thiệntriển khai chiến lược phát triển thị trường tại công ty TNHH Sơn Đồng.”

Trang 8

2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài.

Đề tài đặt ra và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Mô hình triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồngnhư thế nào?

Tình thế triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng

3. Các mục tiêu nghiên cứu.

Đề tài khoá luận được thực hiện nhằm đạt 03 các mục tiêu sau:

Mục tiêu thứ nhất là nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về triển khai chiến lượcphát triển thị trường của công ty kinh doanh Nêu ra một số lý thuyết về chiến lược,cấu trúc thị trường, chiến lược phát triển thị trường và nôi dung triển khai chiến lượcphát triển thị trường

Mục tiêu thứ hai là sử dụng các kết quả nghiên cứu để phân tích đánh giá thựctrang triển khai chiến lược phát triển thị trường tại công ty TNHH Sơn Đồng

Mục tiêu thứ ba là đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quảtriển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố cấu thành, ảnh hưởng, mô hình và quy trìnhhoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng.Phạm vi nghiên cứu :

Về mặt không gian: Tiến hành nghiên cứu triển khai chiến lược phát triển thịtrường tại Công ty TNHH Sơn Đồng trên thị trường huyện Chương Mỹ và vùng lâncận, với sản phẩm xi măng và sắt thép

Về mặt thời gian: Nghiên cứu các chiến lược phát triển thị trường của công tyTNHH Sơn Đồng trong khoảng thời gian từ 2012-2015 Và đưa ra giải pháp để nâng

Trang 9

cao hiệu quả triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty có ý nghĩa ứngdụng đến 2018 tầm nhìn đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

và phương pháp phân tích dữ liệu:

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các tài liệu nội bộ có sẵn của công tyTNHH Sơn Đồng, bao gồm: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2011-2014,báo cáo thường niên, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh 2011-2014 Ngoài ra emcũng thu thập dữ liệu ngoại vi thông qua internet, sách báo, tạp chí, luận văn các khóatrước

 Phương pháp phân tích dữ liệu: Trong bài viết luận văn này chủ yếu sử dụng cácphương pháp: Phương pháp thống kê và tổng hợp, phương pháp phân tích, phươngpháp so sánh

- Phương pháp thổng kê và tổng hợp: Thống kê, tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được

- Phương pháp phân tích: Dựa vào các dữ liệu đã thu thập được để tiến hành phân tíchthực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty

- Phương pháp so sánh: Các dữ liệu thu thập được cho thấy sự tăng giảm qua các năm,

so sánh kết quả đạt được với mục tiêu để thấy được những thành công, hạn chế từ đóđưa ra các giải pháp khắc phục

6. Kết cấu đề tài.

Đề tài được xây dựng với kết cấu 3 phần theo 3 chương với nội dung như sau:Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về triển khai chiến lược phát triển thịtrường của công ty kinh doanh

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng triểnkhai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng

Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược pháttriển thị trường của công ty TNHH Sơn Đồng

Trang 10

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH.

1.1. Các khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược phát triển thị

trường của công ty kinh doanh.

1.1.1. Các khái niệm cơ bản.

1.1.1.1. Khái niệm chiến lược.

Trong khoa học quản trị tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược như:

Theo Michael Porter (1998), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học & Kỹ

Thuật, trang 6 “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của mộtcông ty Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc

và kết hợp chúng với nhau, cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa làm”

Theo Alfred Chandler (1962), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh

Tế Quốc Dân, trang 4“ Chiến lược là bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dàihạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân

bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này ”

Theo Johnson & Scholes (1999), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học

Kinh Tế Quốc Dân, trang 4: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức vềdài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồnlực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãnmong đợi của các bên liên quan”

Từ các quan điểm khác nhau về chiến lược, có thể rút ra kết luận được một kháiniệm chung nhất về chiến lược như sau: Chiến lược kinh doanh là tập hợp các mụctiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được mục tiêu đó Chiếnlược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quáthướng tới việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạncủa doanh nghiệp có thể đạt được Chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược mở rộng

về mặt địa lý, đa dạng hoá sản phẩm, sáp nhập, phát triển sản phẩm, thâm nhập thịtrường, cắt giảm hoặc từ bỏ, thôn tính hoặc liên doanh…

1.1.1.2. Khái niệm chiến lược phát triển thị trường.

Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược nhằm gia tăng sự có mặt của cácsản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp vào các thị trường mới Và cụ thể hơn thì

Trang 11

chiến lược phát triển thị trường còn được hiểu ở hai góc độ là phát triển thị trường theođịa lý và phát triển thị trường theo đối tượng khách hàng

Phát triển thị trường theo địa lý được hiểu là các doanh nghiệp tìm cách bán cácsản phẩm, dịch vụ hiện tại trên thị trường mới

Phát triển thị trường theo đối tượng khách hàng tức là các công ty bằng mọi biệnpháp marketing như tăng số lượng nhân viên bán hàng, đầu tư thêm cho quảng cáo đểtăng thị phần, giúp công ty xây dựng uy tín với khách hàng trung thành, thu hút kháchhàng mới và phân loại đối tượng khách hàng

1.1.1.3. Khái niệm triển khai chiến lược.

Triển khai là quá trình biến các kế hoạch thành những hành động cụ thể và đảmbảo chắc chắn những nhiệm vụ đó được thực hiện theo cách đảm bảo đạt được cácmục tiêu đã đề ra trong kế hoạch

Triển khai chiến lược phát triển thị trường là quá trình doanh nghiệp tiến hànhcác hoạt động dựa trên xây dựng các chính sách phát triển thị trường mà doanh nghiệp

đã đề ra với mục tiêu phát triển thị trường đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện cácchính sách đó được thực hiện theo đúng các mục tiêu phát triển thị trường đã đề ratrong kế hoạch Triển khai chiến lược phát triển thị trường chủ yếu là quá trình tácnghiệp, đòi hỏi những khích lệ và kỹ năng lãnh đạo đặc biệt, đòi hỏi phối hợp nhiều cánhân, nhiều bộ phận

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược.

Cơ cấu: Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệ mệnhlệnh, báo chí và cách thức mà nhiệm vụ được phân chia và hội nhập

Hệ thống: Các quá trình, quy trình thể hiện cách thức tổ chức vận hành hàngngày

Phong cách: Những điều mà nhà quản trị coi là quan trọng theo cách họ sử dụngthời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tính biểu tượngNhân viên: Những điều mà công ty thực hiên để phát triển đội ngũ nhân viên vàtạo cho họ những giá trị cơ bản

Kỹ năng: Những đặc tính, năng lực gắn liền với một tổ chức

Mục tiêu cao cả: Những giá trị thể hiện trong sứ mạng và các mục tiêu kinhdoanh Những giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức

Trang 12

1.1.3. Nội dung cơ bản của triển khai chiến lược.

Có nhiều quan điểm khác nhau về mô hình nội dung triển khai chiến lược pháttriển thị trường, đơn cử một mô hình sử dụng tại các công ty kinh doanh VLXD

Quy trình triển khai chiến lược kinh doanh :

• Phân tích tình thế bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp

• Xác định mục tiêu ngắn hạn

• Xây dựng chính sách chủ yếu để thực hiện

• Phân bổ nguồn lực và ngân sách

• Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả của triển khai chiến lược

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

- Thực tiễn và lý luận quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược kinhdoanh ở các nước phát triển là đặc biệt sôi động và thường xuyên cập nhật Một số tàiliệu quan trọng có liên quan đến nội hàm nghiên cứu của đề tài:

- Michael E Porter (2008) với tài liệu “ Chiến lược cạnh tranh” bày tỏ chiến lược cạnhtranh của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét ở những bảng giá trị tiêu biểu cungcấp cho khách hàng và những triển khai cụ thể để đạt đến các giá trị đó

- Fred R David với cuốn sách “ Khái luận về quản trị chiến lược” để cập đầy đủ tất cảcác vấn đề liên quan đến quản trị chiến lược, những khái luận về chiến lược, quản trịchiến lược, triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời có cuốnsách “ Triển khai chiến lược kinh doanh” của tác giả David A Aaker đã đề cập mộtcách toàn diện và sâu sắc về vấn đề triển khai chiến lược

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.

Qua tìm hiểu về các đề tài luận văn có liên quan đến triên khai chiến lược pháttriển thị trường của doanh nghiệp tại thư viện trường Đại học Thương Mại, em thấy cómột số tác phẩm như sau:

Đề tài: Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường sản phẩm sen vòi tạiCông ty cổ phần thương mại Viglacera – Sinh viên thực hiện: Lại Thuỳ Trang - Khoa:Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại Học Thương Mại – Năm 2012 – Giáo viên hướngdẫn: Đinh Văn Thành

Đề tài: Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược phát triển thị trườngcủa công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu inox Châu Âu – Sinh viên thực hiện:Nguỵ Thế Phương – Khoa: Quản trị kinh doanh – Trường Đại Học Thương Mại –Năm 2011 – Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Bình

Các bài khoá luận trên tập trung nghiên cứu vấn đề triển khai hoạt động, cácchính sách cần thiết để nâng cao hiệu quả triển khai, cụ thể là các chính sách đa dạnghoá sản phẩm, chính sách thâm nhập thị trường… Đề tài đã thể hiện được những mục

Trang 13

tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên do đề tài tiếp cận dưới góc độ chính sách nên phạm vinội dung nghiên cứu hạn chế hơn so với khi tiếp cận dưới góc độ chiến lược.

Bên cạnh đó, còn có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của TS Phạm ThuýHồng Giảng viên trường Đại HọcThương Mại với tên đề tài “ Hoàn thiện tổ chức vàtriển khai chiến lược Marketing của các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội’ Đây

là đề tài có liên quan tới công tác tổ chức triển khai nhưng đi sâu vào triển khai chiếnlược Marketing hơn là triển khai chiến lược phát triển thị trường

Về tình hình khách thể liên quan trực tiếp thì từ trước tới nay, chưa có đề tài khoáluận nào nghiên cứu về triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHHSơn Đồng Như vậy đề tài của bài khoá luận này là một chủ đề hoàn toàn độc lập vàkhông trùng lặp với các chủ đề đã được nghiên cứu trước đó

1.3. Phân định nội dung nghiên cứu.

1.3.1. Mô hình nghiên cứu.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô hình nội dung nghiên cứu của đề tài.

Phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường

Hoàn thiện chính sách nhân sự và phát huy văn hoá trong

triển khai chiến lược phát triển thị trường

Hoàn thiện phân bổ ngân sách triển khai chiến lược phát

triển thị trường

Hoàn thiện các chính sách Marketing trong triển khai

chiến lược phát triển thị trường

Quản trị mục tiêu ngắn hạn

Nhận diện tập khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và

định vị sản phẩm trên thị trường

Trang 14

1.3.2. Nội dung nghiên cứu.

1.3.2.1. Phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường.

Tình thế chiến lược là tổng hợp các biến số yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài

và môi trường bên trong của doanh nghiệp

Trước tiên cần nhận dạng SBU và chiến lược phát triển thị trường hiện tại củadoanh nghiệp :

Nhận dạng đơn vị kinh doanh chiến lược SBUSản phẩm kinh doanh là xi măng và sắt thép là loại sản phẩm kinh doanh chủ yếumang lại lượng doanh thu lớn nhất cho công ty Tùy từng công ty và các đối tượngkhách hàng khác nhau để tổ chức các hoạt động phát triển chiến lược SBU của mình

Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp thương mại.

Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tục các yếu

tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành vàhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường Sự thay đổi với những ảnhhưởng môi trường chuyển thành sự biến đổi nhu cầu của người tiêu dùng đối với sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Các ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài tác độngtrực tiếp đến cả nhà cung cấp lẫn nhà phân phối Nhận định, đánh giá các cơ hội củamôi trường cùng với các mối đe dọa của nó cho phép tổ chức phát triển nhiệm vụ mộtcách rõ ràng

Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Mục tiêu của phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp là có thể nhậnthấy những điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế và bất lợi trong kinh doanh của doanhnghiệp Mục tiêu này được thể hiện thông qua biểu đồ phân tích nội bộ doanh nghiệp.Các lĩnh vực chính cần phân tích và đánh giá bao gồm:

Phân tích nguồn nhân lựcPhân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức của doanh nghiệpPhân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích nội dung về chuỗi giá trịMarketing, khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển (R& D)Văn hóa công ty, hình ảnh công ty, danh tiếng thương hiệu, thị phần1.3.2.2. Quản trị mục tiêu ngắn hạn.

Trang 15

Các mục tiêu ngắn hạn là sự cụ thể hóa của mục tiêu dài hạn, mục tiêu dài hạnchỉ đạt được khi mục tiêu hàng năm được xây dựng và thực thi có hiệu quả Mục tiêungắn hạn có thời gian dưới 1 năm được xây dựng cụ thể tại các đơn vị bộ phận chứcnăng của doanh nghiệp và phải đảm bảo thống nhất giữa các mục tiêu không chồngchéo, cản trở nhau Các mục tiêu ngắn hạn được công bố dưới khả năng sinh lợinhuận, sự tăng trưởng, thị phần của doanh nghiệp các mục tiêu ngắn hạn cần đảm bảonguyên tắc là có thể đo lường được, hợp lý, cụ thể, có thể chia nhỏ được và xác định

Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là

ai, mình có lợi thế gì so với đối thủ để tìm cách khai thác tối đa lợi thế đó Để tiếnhành chiến lược phát triển thị trường cần phải xem năng lực của đối thủ cạnh tranhtrong thị trường đó đến đâu Sau đó đánh giá cơ hội thành công khi mở rộng sản phẩm,dịch vụ của mình ở thị trường đó Như vậy cần quan tâm đến năng lực của đối thủcạnh tranh trực tiếp, đối thủ tiềm ẩn và những sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Định vị sản phẩm: Là xác định vị trí của một sản phẩm trên thị trường sao chokhác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại nhằm giành được những tập kháchhàng nhất định Để định vị một cách có hiệu quả, cần xác định được các lợi thế bềnvững mà công ty có thể phát huy Các lợi thế công ty có được nhờ cung cấp cho kháchhàng giá trị lớn hơn so với đối thủ do giá thấp, chất lượng cao hơn, chăm sóc kháchhàng tốt hơn, hình ảnh của công ty có uy tín hơn, tin cậy hơn, nhân viên giao tiếp, ứng

xử thân thiện, tử tế với khách hàng

1.3.2.4. Hoàn thiện các chính sách Marketing trong triển khai chiến lược phát triển thị trường.

a) Chính sách sản phẩm.

Trang 16

Sản phẩm là tất cả những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn đượcđưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng haytiêu dùng.

Chính sách sản phẩm là nền tảng hoạt động marketing – mix được xác định dựatrên kế hoạch, quy mô liên quan đến sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thểcác sản phẩm đang có của doanh nghiệp

Công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm VLXD là những hàng hoá lâu bền cóchất lượng cao và nhiều thương hiệu mạnh như: Xi măng Bỉm Sơn, tấp lợp Đông Anh,thép Việt Úc… do vậy chính sách sản phẩm chủ yếu đối với doanh nghiệp là: Chínhsách chủng loại sản phẩm

Các yêu cầu về dịch vụ sau bán như giao hàng đúng thời hạn, tiện lợi, dịch vụ tưvấn chăm sóc khách hàng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình

b) Chính sách giá.

Chính sách định giá có thể dựa trên: Chí phí + % lợi nhuận kỳ vọng, định giángang bằng đối thủ cạnh tranh hoạc định giá cao hơn hay thấp hơn đối thủ cạnh tranhtùy thuộc vào năng lực của công ty cũng như thị phần của công ty trên thị trường.Đối với ngành kinh doanh VLXD là ngành mang lại lợi nhuận khá cao và hiệnnay thị trường ngày càng phong phú Chính sách giá cho các mặt hàng trong ngànhnày căn cứ vào chi phí mua vào của sản phẩm và chi phívận chuyển bốc dỡ hàng hoáđến từng địa điểm cũng như cho đối tượng khách hàng khác nhau Ngoài ra còn kếthợp với chính sách định giá của đối thủ cạnh tranh

Tùy từng giai đoạn mà chính sách giá của công ty cũng khác nhau Ví dụ vào cácthời điểm thời vụ là các năm mới đầu năm giá có thể tăng lên 10% nhưng có khi lại cóchính sách giảm giá khuyến mại để khuyến khích người mua

c) Chính sách phân phối.

Lựa chọn cấu trúc phân phối là quyết đinh các cấp độ trung gian và số lượngtrung gian sao cho phù hợp với mục tiêu phân phối hiệu quả của các công ty Đối vớicác công ty kinh doanh về VLXD hầu hết lựa chọn kênh phân phối trực tiếp đưa sảnphẩm dịch vụ đến tân tay người tiêu dùng

d) Chính sách xúc tiến thương mại.

Chính sách xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động như quảng cáo, quan hệcông chúng, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán, marketing trực tiếp

Trang 17

Các công ty kinh doanh về VLXD thường sử dụng hình thức xúc tiến thông quagiới thiệu sản phẩm tại các triển lãm, hội chợ, quảng cáo trực tiếp Ngoài ra còn dựavào khả năng làm Marketing của công ty, nguồn ngân sách dành cho hoạt độngmarketing để công ty hoạch định chiến lược xúc tiến marketing phù hợp, tiết kiệm chiphí và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

1.3.2.5. Hoàn thiện chính sách nhân sự và phát huy văn hoá trong triển khai chiến lược phát

- Chính sách tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân sự phù hợp với mục tiêu chiếnlược

- Có chính sách đãi ngộ phi tài chính như: Gắn thành tích và lương thưởng với thực thichiến lược, chế độ đãi ngộ thống nhất, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ và tạo môitrường văn hoá nhân sự hỗ trợ chiến lược

b) Phát huy văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất, quyđịnh mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong doanhnghiệp, hướng tới những giá trị tốt đẹp được xã hội đồng tình, toạ ra nét riêng độc đáo,đồng thời là sức mạnh lâu bền của doanh nghiệp thể hiện qua sức mạnh sản phẩm củadoanh nghiệp trên thương trường Những chuẩn mực đó được quy định trên cơ sở đặcđiểm riêng về loại hình và nghành hàng của từng doanh nghiệp và các thế chế văn hoá

xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động, nên nó không giống nhau với các doanh nghiệp.Với một doanh nghiệp xây dựng được văn hoá doanh nghiêp tốt thì mạng lại chodoanh nghiệp đây được nhiều ý nghĩa quan trọng như:

- Đáp ứng được yêu cầu quản lý năng động, linh hoạt phù hợp trong môi trường luônbiến động

- Lựa chọn áp dụng kinh nghiệm những mô hình quản lý tiên tiến

- Nâng cao hiệu quả hoạt động để dành vị thế trong môi trường cạnh tranh

- Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh

- Chuẩn bị cơ sở cho trao đổi hợp tác kinh doanh

- Chuẩn bị cho sử dụng nguồn lao động đa dạng

- Duy trì được sự ổn định của tổ chức trong môi trường luôn biến đổi

1.3.2.6. Hoàn thiện phân bổ ngân sách triển khai chiến lược phát triển thị trường.

Trang 18

Do tính chất ngành kinh doanh VLXD, doanh thu tăng nhanh và tập trung vàothời điểm đầu năm Vậy công tác phân bổ nguồn lực cần được các công ty kinh doanhVLXD quan tâm để khai thác hiệu quả cơ hội thị trường đồng thời tối thiểu hoá chi phínguồn lực Cụ thể như sau:

- Các công ty nên tăng cả về nguồn lực, tài chính để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, bánhàng, marketing trực tiếp, quảng cáo… vào thời điểm đầu năm

- Có kế hoạch cắt giảm hoạc tối thiểu hoá chi phí các nguồn nhân lực vào các thời điểmnhàn rỗi trong năm hoạc có kế hoạch sử dụng nguồn lực hợp lý vào các hoạt động đầu

tư bổ trợ, có hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng của công ty,

tư vấn nhiều hơn cho khách hàng

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nói chung hay các doanh nghiệp kinhdoanh VLXD nói riêng thì cấu trúc tổ chức luôn có sự rằng buộc với các mục tiêu vàchính sách được thiết lập và nguồn lực, ngân sách được phân chia Cácdoanh nghiệpcần xem xét cấu trúc hiện tại có đảm bảo cho chiến lược mới có đạt hiệu quả haykhông? Hay cần có sự điều chỉnh như giảm bớt hoặc bổ sung các bộ phận, phòng banmới để đảm nhiệm một số chức năng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược

Trang 19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH SƠN ĐỒNG.

2.1. Khái quát về công ty TNHH Sơn Đồng.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Bên cạnh trụ sở chính công ty còn có thêm chi nhánh Tân Mai tại Huyện LươngSơn, tỉnh Hòa Bình

b) Quá trình phát triển của công ty

Từ khi còn là cửa hàng VLXD Sơn Đồng cho tới khi thành lập công tyTNHH Sơn Đồng phát triển cho đến ngày nay, hoạt động kinh doanh của công ty

đã trải qua 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 1995 đến 2007

Năm 1995 cửa hàng VLXD Sơn Đồng ra đời, cửa hàng chuyên kinh doanhcác sản phẩm gạch ngói thủ công, sản phẩm gốm xây dựng và tấm lợp Fibrô ximăng, sắt thép, xi măng với quy mô vốn ở giai đoạn đó còn ở mức nhỏ và lượngkhách hàng cũng như đối tượng khách hàng cũng hạn hẹp Sau đó công ty liên tục

mở rộng quy mô lên theo mỗi năm

Giai đoạn 2: Từ năm 2007 đến năm 2010.

Ngày 28/11/2007, công ty TNHH Sơn Đồng được thành lập từ tiền thân cửahàng VLXD Sơn Đồng theo đăng ký kinh doanh số: 0500573111 so Sở kế hoạch

và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 28/11/2007 Ngày 17/12/2007 Công ty tiếptục cho khai trương hệ thống kho hàng với diện tích hơn 800m2 tại trụ sở chínhcủa công ty, km23+400, QL6, Sơn Đồng, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ,

TP Hà Nội

Trang 20

Trong các năm 2008 và 2009 công ty tiếp tục đầu tư thêm hệ thông xe tải đủcác loại trọng tải và thuê thêm nhân lực để từng bước phát triển công ty.

Giai đoạn 3: Từ năm 2010 đến nay.

Năm 2010, công ty mở rộng thêm chi nhánh kinh doanh tại khu Tân Mai, Thịtrấn Xuân Mai, Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

Năm 2011 công ty trở thành đại lý chính thức của các thương hiệu lớn nhưThép Pomihoa, Thép Việt Úc, Xi măng Duyên Hà, Xi măng Nam Sơn, Xi măngTam Điệp… Cùng với đó, Công ty đã đầu tư mua sắm hệ thống xe vận tải nhiềukích cỡ khác nhau phục vụ việc vận chuyển hàng hóa cả đầu vào và đầu ra Hệthống xe vận tải của công ty đã lên tới 12 đầu xe

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sơn Đồng cónhững chức năng và nhiệm vụ sau đây:

- Hoạt động kinh doanh và phân phối các sản phẩm về VLXD trên địa bàn

- Nghiên cứu và và phát triển rộng khắp khu vực

- Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước

- Chính sách đãi ngộ cho nhân viên đầy đủ

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo giấy phép kinh doanh, công ty đăng ký kinh doanh theo các ngành nghề sau:

- Bán buôn, bán lẻ thóc, ngô, phân bón, sắt thép, xi măng, đồ ngũ kim, gạchxây, ngói, đá, cát, sỏi Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống Vận tải hàng hóa bằngđường bộ Chuẩn bị mặt bằng

Tuy nhiên hiện nay, công ty chỉ mới kinh doanh trên một số ngành nghề:

- Bán buôn, bán lẻ sắt, thép, xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Hình 2.1: Chuỗi cung ứng hàng hoá.

(Nguồn: Tác giả)

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Cửa hàng, đại lýCông ty TNHH Sơn

Đồng

Nhà sản xuất

Người tiêudùng

Trang 21

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

a) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp là những tài liệu có sẵn được thu thập từ trước và đã qua xử lý

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn bên trong và bên ngoài công ty Nguồn bêntrong công ty bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sơn Đồng

- Báo cáo kết cấu, trình độ cán bộ, công nhân viên trong công ty

- Các kế hoạch, chính sách kinh doanh của công ty TNHH Sơn Đồng

- Các chiến lược của công ty hiện tại và trong năm tới

Nguồn bên ngoài công ty bao gồm: Các website của công ty đối thủ cạnh tranh,của nhà cung cấp vật liệu xây dựng

b) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thuthập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống

kê Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra trắcnghiệm

Phương pháp điều tra trắc nghiệm:

- Đối tượng điều tra:Để thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin cầnthiết cho khoá luận, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra và phát cho nhân viêntrong công ty TNHH Sơn Đồng Với tổng phiếu phá ra là 10 và thu về số phiếu

hợp lệ là 10 ( mẫu phiếu điều trắc nghiệm được đính kèm trong phụ lục 1.)

- Mục đích điều tra: Thu thập thông tin về sự đánh giá cá nhân của nhân viênvới các vấn đề trong triển khai chiến lược của công ty TNHH Sơn Đồng

- Nội dung của phiếu điều tra chủ yếu bao gồm các vấn đề và các hoạt động

cụ thể trong triển khai chiến lược phát triển thị trường cũng như công cụ phân tíchtình thế chiến lược, ảnh hưởng của các yếu tố đến triển khai chiến lược, các hoạtđộng cụ thể trong triển khai các chính sách marketing…

- Thời gian điều tra: Tác giả đến phát phiếu điều tra cho nhân viên của công

ty và thu lại phiếu sau ba ngày

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương phápphân tích dữ liệu bao gồm: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Trang 22

Phương pháp định tính: Là sự phân tích và tổng hợp các dữ liệu.

- Phương pháp phân tích: Từ tất cả các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp thu thập được, tác giả tiếnhành phân tích điểm mạnh, điểm yếu còn hạn chế của doanh nghiệp Đánh giá tổngquan nhất tình hình triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty trong giaiđoạn hiện nay từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp

Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối

chiếu số liệu bằng phần mềm Microsoft Excell

- Phương pháp thống kê: tổng hợp từ các nguồn thu thập được về số liệu tổng hợp thống

kê các chỉ tiêu trong từng năm, từng giai đoạn nhằm phục vụ công tác phân tích, tổnghợp kết quả điều tra trắc nghiệm để phân tích thực trạng ( bảng tổng hợp kết quả điểutra trắc nghiệm được đính kèm trong phụ lục.)

- Phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu số liệu: từ những kết quả của quá trình thống

kê tổng hợp, tác giả tiến hành phân tích các dữ liệu, so sánh đối chiếu giữa các năm sovới đối thủ cạnh tranh, so sánh với chỉ tiêu đề ra để có sự đánh giá chính xác nhất vềhiệu quả triển khai chiến lược kinh doanh của công ty

2.3. Đánh giá ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu.

Qua điều tra trắc nghiệm với các nhân viên trong công ty có thể thấy được cácnhân tố môi trường ảnh hưởng đến triển khai chiến lược phát triển thị trường của công

ty TNHH Sơn Đồng thể hiện như biểu đồ sau:

Trang 23

Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường.

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp từ phiếu điều tra.)

2.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài.

a. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô.

Môi trường chính trị - phát luật.

Môi trường chính trị Việt Nam được đánh giá là tương đối ổn định Rất hiếm khixảy ra tình trạng biểu tình, phản đối chống chính phủ gây ra tình trạng mất an ninh trật

tự, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh Đảng và Nhà nước ta từ trước đếnnay luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh

tế kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật do Nhà nước quy định

Hệ thống pháp luật nói chung và luật pháp kinh tế, doanh nghiệp nói riêng đãđược ban hành và đang được càng ngày hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý để cácdoanh nghiệp có thể kinh doanh một cách thuận lợi, bảo vệ quyền lợi của họ Và ViệtNam mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới như

EU, AFTA, WTO Điều đó tạo điều kiện cho sự du nhập, giao lưu về kinh tế giữa ViệtNam vào các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Sẽ là cơ hội chonghành xây dựng Việt Nam nói chung phát triển lên một tầng cao mới và đối với công

ty TNHH Sơn Đồng nói riêng

Môi trường kinh tế.

Trang 24

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ViệtNam luôn ở mức cao, trung bình 6,25% (theo tổng cục thống kế) Cùng với sự tăngtrưởng cao của ngành kinh tế nói chung kéo theo đó là nhu cầu về VLXD phục vụ choxây dựng cơ sở hạ tầng, công trình xã hội…cũng tăng theo Đó là cơ hội kinh doanhcho những công ty kinh doanh về mặt hàng VLXD nói chung và công ty TNHH SơnĐồng nói riêng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng tăng trưởng của nềnkinh tế Việt Nam còn rất thấp và thiếu bền vững Tăng trưởng chủ yếu dựa vào quy

mô đầu tư, khai thác tài nguyên và sức lao đông chứ chưa tập trung vào tăng trưởngtheo chiều sâu Mặt khác, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêngphải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nó làm cho tốc độ tăng trưởngkinh tế chậm lại

Môi trường văn hoá – xã hội.

Sự giao lưu về văn hoá với các nước trên thế giới đã giúp Việt Nam học hỏi vàthu nhận được nhiều màu sắc văn hoá mới, quan điểm mới, cách tiêu dùng mới Tronggiai đoạn hiện nay diễn ra sự giao thoa mạnh mẽ giữa nền văn hoá phương Đông vàphương Tây kích thích sự đổi mới trong cách tiêu dùng sản phẩm của ngưới dân.Phong cách kiến trúc Đông Tây kết hợp đã được Việt Nam vận dụng khá thành công.Các công trình nhà cao tầng, khu trung tâm thương mại hiện đại mọc lên nhanh chóng.Điều đó mở ra một hướng đi mới cho nghành xây dựng Việt Nam nói chung và Công

ty TNHH Sơn Đồng nói riêng

b. Ảnh hưởng của môi trường nghành.

Khách hàng

Khách hàng là yếu tố then chốt, quyết định sự tồn tại và phát triển của bất cứdoanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực nào Và với Công ty TNHH Sơn Đồng thìkhách hàng chính hiện nay là những khách hàng thuộc khối dân cư có nhu cầu xâydựng các côngtrình dân dụng, các cửa hàng đại lý nhà phân phối VLXD cấp 2, và cácnhà máy xí nghiệp có nhu cầu xây dựng các xưởng sản xuất Đây là tập khác hàng khá

dễ tình và số lượng hàng hoá lấy trong một lần cũng khá lớn, giúp cho việc quay vòngvốn nhanh hơn Tuy nhiên để duy trì được lượng khách hàng ổn định, Công ty TNHHSơn Đồng đã không ngừng đầu tư nâng cao trình độ cho đội tư vấn bán hàng để manglại cho khách hàng độ thỏa mãn cao nhất

Đối thủ cạnh tranh.

Trang 25

Hiện nay, số lượng các công ty hoạt động kinh doanh trong nghành VLXD là khálớn Chính vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra khá gay gắt với nhiều đối thủcạnh tranh Các đối thủ chính của Công ty có thể kể đến là : Công ty cổ phần ThiếtNhật, Công ty TNHH Long Việt Đây đều là những công ty có chung đối tượng kháchhàng mục tiêu với công ty Một số đối thủ cạnh tranh của công ty có tiềm lực tài chínhtốt như là Công ty cổ phần Thiết Nhật, Công ty TNHH Long Việt Tuy nhiên, chưa cócông ty nào chiếm lĩnh thị phần chi phối thị trường Điểm yếu của các công ty này làgiá sản phẩm cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Công ty TNHH Sơn Đồng, và hệthống phân phối và năng lực đội ngũ nhân viên kinh doanh chưa cao nên chưa bao phủthì trường trên quy mô rộng.

Nhà cung ứng.

Hiện nay, nhìn chung với ngành kinh doanh VLXD, số lượng nhà cung ứng cungcấp các sản phẩm kinh doanh là khá lớn Công ty không phải phụ thuộc vào một nhàcung ứng nào Do đó, phần nào thuận lợi cho công ty trong quá trình đàm phán,thương lượng Công ty TNHH Sơn Đồng đã ký hợp đồng tương đối chặt chẽ với cácnhà cung ứng của mình và cũng khá chủ động trong việc lựa chọn đối tác, nhà cungứng để có thể có đươc những nguồn đầu vào tốt nhất mà giá cả hợp lý đảm bảo mứclợi nhuận hàng năm

Công ty TNHH Sơn

Đồng

Đối thủ cạnh tranh chính

Công ty cổ phần Thiết Nhật

Công ty TNHH Long Việt

+ Giá sản phẩm báncao

+ Hệ thống phân phốichưa rộng

+ Đội ngũ nhà quảntrị chưa có nhiềukinh nghiệm

+ Lực lượng laođộng không ổnđịnh

Hình 2.2 : So sánh điểm mạnh điểm yếu giữa các công ty

Trang 26

2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong.

Nguồn lực tài chính.

Tài chính là một trong nhưng nguồn nhân lực cơ bản và quan trọng nhất cấuthành nên tiềm năng của một công ty Nguồn lực tài chính là nói đến vốn và khả nănghuy động vốn của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏCông ty làm ăn ổn định Tại thời điểm 31/12/2012, nợ phải trả lớn gấp 1,2 lần vốn chủ

sở hữu, và đây là mức tỷ lệ hợp lý để đạt hiệu quả trong kinh doanh Tuy nhiên thìtrong 2 năm tiếp theo thì tỷ lệ nợ phải trả lại có xu hướng giảm và nhỏ hơn vốn chủ sởhữu chứng tỏ Công ty sử dụng vay nợ ít và sẵn sàng chi trả các khoản nợ

Nguồn nhân lực

Một trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy quá trình hoạt động kinhdoanh của công ty Nếu sử dụng hiệu quả nguồn lực này, công ty sẽ khai thác được cáclợi ích kinh tế như tăng năng suất lao động, giảm được chi phí nhân công Như vậy,công ty sẽ giảm được giá thành dịch vụ cung ứng và mức lợi nhuận thu về sẽ nhiềuhơn

Số lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 52,64%), nhưng đổi lại

số lao động trẻ lại chiếm một nửa trong tổng số lao động Điều đó chứng tỏ rằng lựclượng lao động của công ty rất năng động, nhiệt huyết

2.4. Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của

công ty TNHH Sơn Đồng.

2.4.1 Thực trạng phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường.

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm, 100% số người được hỏi cho rằng công ty cóthực hiện phân tích tình thế chiến lược và 80% trong đó trả lời công ty chỉ phân tíchtheo cảm quan, không dùng công cụ nào cụ thể nào Từ đó nhận thấy công ty chỉ nhậndạng và phân tích các nhân tố riêng lẻ mà không tổng hợp lại thành mô thức cụ thể để

đề ra được chiến lược phù hợp nhất Một số nhân tố mà công ty TNHH Sơn Đồng đãnhân diện trong phân tích tình thế là :

+ Về các cơ hội :

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo nền công nghiệp hoá, hiên đại hoá,các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư nhiều vào Việt Nam, do đó cơ sở hạ tầng củaViệt Nam đang được gấp rút xây dựng để đáp ứng công nghiệp hoá – hiện đại hoá

Trang 27

Đây rõ ràng là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh VLXD phát triển Trong đócông ty TNHH Sơn Đồng cũng được hưởng lợi từ cơ hội này.

+ Về các thách thức : Nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ khó khăn Trong nhữngnăm gần đây, nền kinh tế vẫn chưa thoát được khủng hoảng từ năm 2008, thị trườngvốn bị thắt chặt, thị trường bất động sản ảm đạm, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừngkinh doanh nhà ở Nhìn chung sức mua của nền kinh tế có giảm sút so với giai đoạntrước Đây là thách thức cho nhiều ngành kinh doanh, trong đó công ty TNHH SơnĐồng cũng phải chịu ảnh hưởng

+ Về điểm mạnh của công ty

- Có sẵn hệ thống khách hàng trung thành : Qua nhiều năm xây dựng thị trường, công tyTNHH Sơn Đồng có nhiều bạn hàng là các đối tác khá lớn và nhập hàng thườngxuyên

- Ban lãnh đạo có mỗi quan hệ tốt với nhà cung cấp: Giám đốc công ty TNHH SơnĐồng với hơn 20 năm kinh doanh trong nghành kinh doanh VLXD, đã từ lâu có quan

hệ kinh doanh với công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn và thép Hoà Phát

+ Về điểm yếu của công ty

- Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng: Hiện nay tại công tyTNHH Sơn Đồng chỉ có tổng số là 76 nhân viên, chưa tương xứng với tiềm năng thịtrường Bên cạnh đó có khá nhiều nhân viên còn trẻ tuổi và ít kinh nghiệm

2.4.2 Thực trạng quản trị mục tiêu ngắn hạn trong chiến lược phát triển thị trường.

Để đảm bảo mục tiêu chiến lược là vị thế số một trong các nhà phân phối của ximăng Bỉm Sơn trên thị trường Hà Nội, công ty đưa ra các mục tiêu ngắn hạn, quantrọng nhất trong đó là mục tiêu về doanh thu

Dưới đây là mục tiêu ngắn hạn của công ty trong 3 năm từ 2013 – 2015

Bảng 2.1: Mục tiêu ngắn hạn của công ty TNHH Sơn Đồng.

2014 Tập trung khai thác phát triển tại thì trường huyện Lương Sơn,

mua sắm thêm xe tải cỡ lớn

(Nguồn: Công ty TNHH Sơn Đồng)

Trang 28

Nhìn chung việc quản trị mục tiêu ngắn hạn của công ty được các nhân viên đánhgiá khá khác nhau Điều đó được thể hiện qua bảng sau :

Biểu đồ 2.2 : Đánh giá chất lượng hoạt động quản trị mục tiêu ngắn hạn.

(Nguồn : Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Yếu tố mục tiêu đề ra gắn liền với thưởng phạt tương xứng có 50% số nhân viênđánh giá ở mức trung bình, rất có thể điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.Ngoài ra, 90% nhân viên cho rằng các mục tiêu ngắn hạn được phổ biến trongcông ty ở mức độ tốt Trong công ty TNHH Sơn Đồng, giám đốc sẽ trực tiếp điều hànhcác cuộc họp, bàn giao chi tiết nhiệm vụ cho từng phòng ban với các cách thức hoànthành mục tiêu đề ra

2.4.3 Thực trạng tập khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và định vị sản phẩm trong triển khai chiến lược phát triển thị trường.

Khách hàng mục tiêu là tập khách hàng chính mà công ty hướng đến Kháchhàng mục tiêu trong triển khai chiến lược phát triển thị trường tại công ty TNHH SơnĐồng là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu xây dựng nhà ở công trình hạ tầng cơ sở, cáccủa hàng đại lí buôn bán VLXD vừa và nhỏ Đặc điểm chung của khách hàng mục tiêutại công ty đều là những người có thu nhập cao Có nhu cầu sử dụng VLXD để dựngnhà, buôn bán lại đến người tiêu dùng cuối cùng

Tại thị trường hiện tại là huyên Chương Mỹ và Lương Sơn thì công ty TNHHSơn Đồng có hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty cổ phần Thiết Nhật và công tyTNHH Long Việt Cả hai đối thủ đều có tập khách hàng mục tiêu và thị trương hướngđến như công ty TNHH Sơn Đồng Mà hai công ty đó đều có tiềm lực tài chính khá ổnđịnh Chứng tổ cần phải chú ý hai công ty này

Trang 29

Do là công ty phân phối lên về chất lượng sản phẩm thì không can thiệp đượcnên định vị sản phẩm của công ty TNHH Sơn Đồng trên thị trường dựa nhiều vào giásản phẩm, sau đây là sơ đồ định vị sản phẩm xi măng Bỉm Sơn PCB40 của công ty sovới đối thủ cạnh tranh.

Biểu đồ 2.3: Sơ đồ định vị sản phẩm.

Các công ty có mức giá không chênh lệch nhau nhiều, nên khả năng cạnh tranh

về giá là không đạt hiệu quả cao Cho nên công ty TNHH Sơn Đồng đã nhìn nhận ravấn đề, công ty đã chú trọng phát triển các dịch vụ đi kèm Đó là khác biệt tạo nên lơithế cạnh tranh cho công ty

2.4.4 Thực trạng triển khai chính sách marketing trong triển khai chiến lược phát triển thị trường.

Chính sách marketing là một trong những chính sách quan trọng nhất, ảnh hưởngnhiều nhất đến triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH SơnĐồng Việc thực hiện các hoạt động trong quản trị chính sách marketing được cácnhân viên đánh giá như sau:

Ngày đăng: 13/03/2016, 12:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Hoàng Việt, Bài giảng quản trị chiến lược, Đại học thương mại Khác
2. GS. TS Nguyễn Bách Khoa, Giáo trình chiến lược kinh doanh quốc tế Khác
3. DAVID A.AAKER, Triển khai chiến lược kinh doanh, biên dịch Đào Công Bình – Minh Đức, NXB Trẻ, 2003 Khác
4. FRED DAVID, Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh, NXB Thống kê, 2006 Khác
5. Website: www.marketingchienluoc.com Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w