1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

giáo trinh văn học việt nam hiên đại từ 1900 1945

155 7K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Mục tiêu học tập học phần: Giúp Sinh viên Học phần trang bị những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí, diện mạo phát triển,đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách m

Trang 1

HỌC PHẦN : VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI I Thời lượng: 03 ĐVHT - Ngành : CĐSP Sư phạm Ngữ văn

A KẾ HOẠCH HỌC TẬP:

1 Mục tiêu học tập học phần: Giúp Sinh viên

Học phần trang bị những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí, diện mạo phát triển,đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.Qua đó, nắm vững tri thức cơ bản về thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và tác phẩmtiêu biểu cho các trào lưu và bộ phận văn học chính

Chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam trong ương trình Ngữ văn THCS hiện hành

ch-2 Nội dung và thời lượng học tập:

2, 0, 0

Chương I: Khái quát về văn học Việt Nam

từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng Tháng Tám năm 1945

1 Hoàn cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa tư tưởng

2 Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

3 Những đặc điểm cơ bản văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

4 Thành tựu chủ yếu của các thể loại văn học.

1.1 Khái niệm chủ nghĩa yêu nước

1.2 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng văn học yêu nước và cách

mạng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

1.3 Những nội dung cơ bản của khuynh hướng.

3 - 4

2 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

2.1 Tác giả Phạm Duy Tốn và Tác giả Phan Bội Châu

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

- Phân tích tác phẩm Sống chết mặc bay của Phan Châu Trinh (Ngữ văn 7, tập

hai) và tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

5 - 8 (T8: sv tự học)

2.2 Tác giả Phan Châu Trinh & Tác giả Trần Tuấn Khải

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

- Phân tích tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn (Ngữ văn 8, tập một)

- Phân tích tác phẩm Hai chữ nước nhà (Ngữ văn 8, tập một)

9 - 12 (T12: sv tự học) 2.3 Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

- Sự nghiệp sáng tác

13 - 15

Trang 2

- Phân tích các tác phẩm: Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu

(Ngữ văn 7, tập hai); Tức cảnh Pắc Bó (Ngữ văn 8, tập hai); Thuế máu, Ngắm

trăng, Đi đường (Ngữ văn 9, tập hai)

11, 6, 1

Chương III: Trào lưu văn học lãng mạn

1 Khái quát về trào lưu văn học lãng mạn

- Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn trong văn học.

- Những tiền đề xã hội, văn hóa làm xuất hiện văn học lãng mạn Việt Nam

17

2 Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

2.1 Một số vấn đề về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

- Sự vận động và biến chuyển của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.

- Khuynh hướng tư tưởng và mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

2.2 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

2.2.1 Tác giả Thạch Lam

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

- Phân tích tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm (Ngữ văn 7, tập một)

2.2.2 Tác giả Nguyễn Tuân

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

- Phân tích tác phẩm Cô Tô (Ngữ văn 6, tập hai)

18 - 24 (T22-23: sv

tự học)

3 Phong trào Thơ mới

3.1 Một số vấn đề về phong trào Thơ mới

- Khái niệm Thơ mới

- Sự hình thành, phát triển và những đóng góp của phong trào Thơ mới

3.2 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

- Tác giả Tản Đà

+ Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

+ Sự đóng góp của Tản Đà cho phong trào Thơ mới

- Tác giả Xuân Diệu:

+ Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu

+ Sự chuyển biến thơ Xuân Diệu thời kì trước và sau Cách mạng Th8/ 1945

25 - 29 (T28-29: sv

tự học)

3.3 Thực hành: Phân tích một số tác phẩm Muốn làm thằng cuội (Ngữ văn 8,

tập một); Nhớ rừng của Thế Lữ; Ông đồ của Vũ Đình Liên; Quê hương của

Tế Hanh (Ngữ văn 8, tập hai)

30 - 33

8, 2, 1 Chương IV: Trào lưu văn học hiện thực phê phán 30 - 45

1 Khái quát về trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945

1.1 Sự hình thành, sự vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong

văn học Việt Nam.

1.2 Đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam

35 - 36 (T36: sv tự học)

Trang 3

2 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

2.1 Tác giả Nguyên Hồng

- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác.

- Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu, Ngữ văn 8,

tập một)

2.2 Tác giả Ngô Tất Tố

- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác.

- Những giá trị cơ bản của tiểu thuyết Tắt đèn.

- Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn, Ngữ văn 8, tập một).

2.3 Tác giả Nam Cao.

- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng

tháng Tám

- Một vài đặc điểm nghệ thuật sáng tác

- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Ngữ văn 8, tập một)

37 - 44 (T43-44: sv

tự học)

B TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1, NXBGD, 2006.

* Tài liệu tham khảo:

- Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, NXB GD, HN, 1997.

- Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Tuân, in trong Từ điển văn học, TG, 2004.

- Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy vấn đề vè phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Chủ tịch

Hồ Chí Mình, NXB GD, 1981.

- Chu Văn Sơn , Ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới, NXB GD, HN, 2006

- Nhóm tác giả, Nam Cao - tác gia và tác phẩm, NXBGD, H, 2000.

Trang 4

Tiết: 01 - 02

Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 - 1945

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp Sinh viên nắm được

1 Kiến thức: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng; Quá trình phát triển, những

đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của thể loại văn học Việt Nam từ TK XX - 1945

2 Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp vấn đề về văn học VN từ TK XX - 8/1945 Đồng thời

có khả năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu sâu hơn vấn đề trong từng tác giả tác phẩmvăn học cụ thể

3 Thái độ: Tích cực học tập và nghiêm túc Phát huy tính chủ động trong học tập

B TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1, NXBGD,

2006

* Tài liệu tham khảo:

1 Phan Ngọc Thu, Để hiểu thêm về một số tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại

2 Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97

C NỘI DUNG BÀI HỌC

- Tiến hành khai thác xứ Đông Dương giàu có đè bóc lột, vơ vét tài nguyên.

- Thực hiện chính sách kinh tế: bán hàng hóa, khai thác nguyên liệu, cho vay nặnglãi Công nghiệp chỉ được phát triển trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyênliệu cần thiết và tập trung phát triển ở đô thị

+ Độc chiếm mua rẻ nông phẩm (gạo, tơ tằm) bán đất công nghiệp phẩm cho dân.+ Độc chiếm khai thác mỏ, làm muối, nấu rượu

+ Duy trì bộ máy quan liêu, chính sách thuế phong kiến, chiếm đoạt ruộng đất, tăngcường bóc lột Đẩy nhân dân vào con đường bần cùng

Trang 5

- Thực hành chính sách : đặt ra chế độ chính trị ban hành luật pháp khác nhau giữa

ba kì, để tránh sự thống nhất khi chúng thực hiện mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa

Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang thuộc địa nửa phong kiến Sự đối lập rõ giữa nông thôn và đô thị nhưng không giống với sự đối lập trong xã hội tư sản (sản

xuất >< tiêu thụ, truyền thống >< hiện đại, nông dân >< quyền quý )

Từ 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân lại chịu thêm tầng bức Sau chiến tranh thế giới thứ II xảy, Pháp và Nhật lại càng ra sức vơ vét dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945

Trong nước, các cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra nhưng theo hướng mới Đó là việc thành lập những tổ chức đầu tiên lãnh đạo: sự ra đời của Đảng CSVN 1930 Đến năm 1945

cách mạng tháng 8 thành công đưa nước ta sang trang mới: chấm dứt chế độ thực dân, lậtnhào ngai vàng phong kiến trên đất nước ta

2 Về văn hóa, tư tưởng

- Bãi bỏ khoa thi Hán học, thay đổi hệ thống giáo dục, đưa văn hóa phương Tây vào đời sống Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh Chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán và

chữ Nôm Phong trào dịch thuật phát triển Lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học

và đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này

- Hệ tư tưởng Nho giáo mất dần địa vị thống trị mà thay vào đó là hệ tư tưởng tư sản

phương Tây du nhập vào nước ta Đó là điều kiện để hệ tư tưởng vô sản với nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá rộng dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Làm cho nền văn hoá phát triển theo chiều hướng tiến bộ

II Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

1 Từ đầu TK XX - 1930: Đây là giai đoạn văn học mang tính giao thời

Có thể phân chia thành 2 chặng:

1.2 Từ đầu TK XX - 1920:

Văn học bước vào giai đoạn giao thời, văn chương nhà nho vẫn giữ vị trí quan trọng

nhưng phân hóa và có ít nhiều biến đổi về tư tưởng và nghệ thuật

Sự phát triển của văn xuôi chữ quốc ngữ báo hiệu sự đổi mới trong quan niệm sángtác, ý thức nghệ thuật

Văn học cách mạng sản sinh trong các phong trào yêu nước, được nuôi dưỡng thànhphong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Là tiền đề văn học mở rộng cảm hứng, quan điểm

Hạn chế: hình thức thể hiện vẫn chưa thoát khỏi phạm trù văn học trung đại

Trang 6

1.2 Từ năm 1920 - 1930

Văn học chuyển mình mạnh mẽ theo hướng HĐH và đạt được nhiều thành tựu:

+ Tiểu thuyết bắt đầu phát triển với cây bút tiêu biểu Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm,Hoàng Ngọc Phách (Tự lực văn đoàn)

+ Thơ có sự nảy nở với khuynh hướng lãng mạn: Tản Đà, Tương Phố, Bích Khê (Thơ mới)

+ Kịch nói xuất hiện và gây chú ý

+ Dịch thuật phát triển Xuất hiện công trình biên khảo

2 Giai đoạn 1930 - 1945

Hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực đều có sự phát triển mạnh mẽ

Các thể loại văn học biến đổi sâu sắc đạt tới tính hiện đại và kết tinh được nhiều tác phẩm đặc sắc, nảy nở nhiều phong cách nghệ thuật

- Văn xuôi phát triển sôi nổi và đa dạng ở cả 2 khuynh hướng hiện thực và lãng mạn

- Phong trào thơ Mới phát triển tạo cuộc cách mạng trong thi ca

- Phê bình văn học trở thành ngành hoạt động chuyên biệt và được phát triển khámạnh mẽ

- Kịch nói mới du nhập đến giai đoạn này cũng khá phát triển

III/ Những đặc điểm cơ bản văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

Khái niệm hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn học VN biến đổi thoát khỏi hệ

thống thi pháp văn học TĐ và đổi mới theo hình thức văn học PT, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

Biểu hiện trên nhiều phương diện:

- Ý thức nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ và quan niệm văn chương tr VHTĐ chưathoát khỏi hiện tượng văn sử triết bất phân, coi trọng tính giáo huấn đạo lí và là phương tiện

thể hiện khám phá theo quan niệm nho gia VHHĐ là phương tiện tự biểu hiện, khám phá thế giới của nhà văn, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ và nhận thức của công chúng Kích thích sự

mở rộng công chúng văn học

- Văn học giải phóng khỏi những quy tắc, luật lệ mang tính quy phạm, đề cao tính cá thể trong sự khám phá và thể hiện con người và thế giới, mở ra khả năng khám phá, biểu hiện bằng nghệ thuật Nó diễn ra trên mọi thể loại: sự ra đời mau lẹ của thể loại văn xuôi

hiện đại bằng tiếng Việt

Trang 7

Ví dụ: Bút pháp nghệ thuật trong VHTĐ thường là Ước lệ, tượng trưng

“ Đầu lòng hai ả tố ngaThuý kiều là chị em là Thuý vân

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

( Truyện Kiều - Nguyễn Du )

Trong văn học hiện đại: Bút pháp tả thực

“ Em đẹp lắm khi mày em nhíu lạiCặp mày xanh như rừng biếc chen cây

Em thảnh thơi như buổi sáng đầu ngày

Em mạnh mẽ như buổi chiều giữa hạ”

( Xuân Diệu )

- Xuất hiện những tác giả văn học kiểu mới: tri thức văn học phương Tây.

- Văn tự: chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, Nôm

Quá trình hiện đại hoá: 3 giai đoạn.

- Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920)

Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học.

Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi.

Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển khá rầm rộ, thúc đẩy sự hình thành phát

triển của nền văn xuôi chữ quốc ngữ (điểm khác vơi VHTĐ)

Truyện kí (những cây bút Nam Bộ)

Thành tựu chủ yếu của giai đoạn này là thơ của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội

Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

Nhìn chung, văn học ở giai đoạn này chỉ mới đổi mới về nội dung tư tưởng, chứ chưa đổi mới về hình thức nghệ thuật.

- Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930)

Giai đoạn quá độ trong quá trình hiện đại hóa văn học

Tiểu thuyết có những thành tựu đáng kể Các tác giả, tác phẩm có giá trị như: tiểu

thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách

Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp phần đáng kể

vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước

Nhìn chung, giai đoạn này báo hiệu một cuộc cách mạng mới trong văn học Tuy

nhiên nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại từ nội dung đến hình thức

Trang 8

- Giai đoạn thứ ba ( từ 1930 đến 1945)

Quá trình hiện đại hoá văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, nhất là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

Văn xuôi được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện

và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn,…(Tựlực văn đoàn)

Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào thơ mới, đưa lại một “cuộc cách mạng trong

thơ ca” cùng với những tên tuổi sáng chói và phong cách riêng biệt như Thế Lữ, Lưu Trọng

Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên

Những thể loại mới như Phóng sự, phê bình văn học…cũng góp phần khẳng định sự

đổi mới toàn diện của văn học

Đây là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học

Công cuộc hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà

2 Văn học phát triển với một nhịp độ khẩn trương, mau lẹ

Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại, sự vận động tự thân của nền

văn học, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân, viết văn trở thành nghề kiếm sống

Biểu hiện:

Số lượng tác giả và tác phẩm Riêng trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài

Chân tuyển chọn 169 bài thơ với 45 nhà thơ hay đặc sắc

Thành tựu (chất lượng) nghệ thuật: có cả ở văn xuôi và thơ ca Tiểu thuyết của Tự

lực văn đoàn Thơ ca xuất hiện “thi san” (núi thơ) trên văn đàn

Cách tân văn học: cả ở văn xuôi và thơ ca đều có đổi mới

Vũ Ngọc Phan: “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”

3 Sự phân hóa phức tạp thành nhiều khuynh hướng văn học

Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều khuynh hướng vừa đấutranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

a Bộ phận công khai (hợp pháp): chia thành 2 khuynh hướng chính:

* Thứ nhất: Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa:

Biểu hiện trực tiếp cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đề cập tới cái tôi cá nhân VD: bài

thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tương tư của Nguyễn Bính ), những cái bất hòa, bất lực trướcmôi trường xã hội tầm thường giả dối (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân)

Trang 9

Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ

H/chế: ít gắn với đời sống xã hội chính trị

* Thứ hai: Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa:

Phản ánh hiện thực với tinh thần phê phán xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giời:

thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầnglớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc

Tiêu biểu: Nam Cao, NCH, Nguyên Hồng, Tô Hoài, VTP, NTT

b Bộ phận phát triển bất hợp pháp:

- Là văn học Cách mạng, sản phẩm của nhà văn - chiến sĩ tuyên truyền cổ vũ cho

Cách mạng nên bị cấm, hạn chế

- Tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng đầy nhiệt huyết Đánh thẳng vào bọn

thống trị thực dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dântộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương laitất thắng của cách mạng Có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và cácchiến sĩ cách mạng trong tù Tiêu biểu: Tố Hữu, NAQ- HCM

Hạn chế: ít có điều kiện đầu tư, gia công về nghệ thuật, chủ yếu là tác phẩm ngắn,

phổ biến là thơ ca

Hai bộ phận văn học này có sự tác động qua lại lẫn nhau; làm cho văn học phát triển không ngừng.

IV Thành tựu chủ yếu của các thể loại văn học.

1 Các thể loại văn xuôi

Cuối TK XIX, xuất hiện những tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ đầu tiên qua tácphẩm Thầy Lazalo Phiền của Nguyễn Trọng Quản Đến TK XX trở thành trào lưu sáng tácvăn xuôi chữ quốc ngữ ở Nam Bộ với việc đưa vào những yếu tố mới: hình ảnh, sự viêc conngười của cuộc sống Nam Bộ Những tác phẩm ghi lại thành công của công cuộc hiện đạihóa này: Truyện ngắn cua Phạm Duy Tốn, Tố Tâm - Hoàng Ngọc Phách

Tiểu thuyết: Phát triển mạnh ở Nam Bộ với tên tuổi tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh VHTĐ

nhiều khi vay mượn đề tài cốt truyện của VH nước ngoài, nhân vật phân theo loại thiện ác, kếtcấu hay kể theo trình tự thời gian, cái nào có trước kể trước ảnh hưởng VHDG Còn VHHĐ

có thay đổi: Hầu như không còn sự vay mượn mà là sáng tạo, phá vỡ kết cấu, nhân vật đi sâuvào miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật

Trang 10

Truyện ngắn: phát triển phong phú, đổi mới nhanh chóng và hình thành nhiều phong

cách Thạch Lam phong cách trữ tình, Nam Cao phong cách hiện thực Đi sâu vào khíacạnh đời sống làm truyện dễ đến gần công chúng

Phóng sự: là thể mới phát triển cùng với báo chí, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và phát

hiện sự thật đời sống xã hội công chúng Vũ Trọng Phụng là ông vua phóng sự đất Bắc

Tùy bút hiện đại coi trọng sự thể hiện cái tôi của chủ thể tác giả nên thường đậm

chất trữ tình Nguyễn Tuân là cây tùy bút tiêu biểu

3 Thơ ca

Tuy có phần phát triển chậm hơn văn xuôi, nhưng đến năm 30 thơ bùng nổ rất sôiđộng với phong trào Thơ mới Nó đã đem tới sự biến đổi sâu sắc và toàn diện cho thơ ViệtNam, báo hiệu sự thức tỉnh ý thức cá nhân của cái tôi trữ tình kiểu mới Bộc lộ nhu cầu giảiphóng tình cảm tạo giọng điệu đa dạng sôi nổi, thể thơ tự do hóa

4 Kịch

Được du nhập và phát triển với ảnh hưởng sân khấu phương Tây Ban đầu là phỏngdịch sau đó biểu diễn chủ yếu là kịch cổ điển Một số tác giả tiêu biểu như Vũ Đình Long,Nam Xương đã dùng thể loại hoàn toàn mới mẻ này để phản ánh hiện thực xã hội đươngthời Đời sống của các gia đình phong kiến bị phá sản, sự hư hỏng của con người trong xãhội tư sản, hiện tượng lai căng mất gốc Tuy nhiên, mọi vấn đề được các ông đưa lên sânkhấu để bóc trần sự thật, để phê phán hay đả kích đều xuất phát từ lập trường đạo lí, nhằmcủng cố nền luân lí cổ truyền của dân tộc Cho nên, chưa thể xem nội dung đó là hoàn toànmới lạ mà những vấn đề hãy còn xưa cũ ấy được thể hiện trong một hình thức rất mới

5 Phê bình văn học

Trong những năm đầu, lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào biên khảo, giới thiệu các

quan niệm và thể loại văn học phương Tây Sau đs thì đã xuất hiện những công trình phêbình văn học và cây bút chuyên viết về phê bình

D HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1 Văn học Việt Nam từ TK XX - 1945 đã phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hộivăn hóa tư tưởng nào? Nêu những giai đoạn phát triển của VHVN từ TK XX - 1945

2 Những đặc điểm cơ bản và thành tựu thể loại của VHVN TK XX - 1945

3 Chuẩn bị bài Khái quát khuynh hướng văn học yêu nước và Cách mạng từ đầu TK XX - 1945.

Tiết: 03 - 04

Trang 11

Chương II/ Bài 1 KHÁI QUÁT KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC

VÀ CÁCH MẠNG TỪ ĐẦU TK XX - 1945

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp Sinh viên nắm được

1 Kiến thức: Cơ sở xã hội, tư tưởng tác động tới khuynh hướng văn học yêu nước và

cách mạng từ đầu TK XX - 1945 Đồng thời nắm được các chặng đường phát triển, nhữnghiện tượng tác giả tiêu biểu, những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng văn học yêu nước

và cách mạng

2 Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh khuynh hướng văn học yêu nước

cách mạng với các khuynh hướng văn học khác

3 Thái độ: Tích cực học tập và làm việc nghiêm túc Phát huy tính chủ động trong học

tập và có ý thức vận dụng tri thức vào học tập các phần tác giả

B TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1

* Tài liệu tham khảo:

1 Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), gd, 73

2 Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97

C NỘI DUNG BÀI HỌC

I/ Khái niệm chủ nghĩa yêu nước

- Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhânhay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn vớikhái niệm quốc gia Nó gồm những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa củaquê hương, mong muốn bảo vệ những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia.Hiện nay chủ nghĩa yêu nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùngnhư những từ đồng nghĩa Nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc liên quan tới các học thuyết

và phong trào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới q/ niệm nhiều hơn

- Trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầunhưng ở mỗi thời đại có biểu hiện khác nhau: yêu quê hương tổ quốc, yêu thiên nhiên conngười Việt Nam

II/ Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng văn học yêu nước

và cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Trang 12

1 Văn thơ yêu nước của các nhà nho, các chí sĩ cách mạng ở ba mươi năm đầu thế kỉ

- Vứt bỏ lối văn chương cũ còn xa vời quần chúng, các nhà nho yêu nước thời kỳ này

đã ý thức được độc lập chủ quyền của dân tộc

- Họ tự gánh vác trách nhiệm trên vai, hướng tới sự kêu gọi quần chúng nhân dân,

hướng tới tinh thần dân chủ trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật

- Nơi họ thể nghiệm ước vọng là Đông Kinh nghĩa thục.

2 Văn thơ cách mạng theo ý thức hệ vô sản thời kì 1930 -1945

2.1 Thời kì 1930 -1935: Văn học vô sản có 2 hình thái:

* Thơ văn xô Viết Nghệ Tĩnh:

- Đây là hồi trống báo hiệu sự có mặt và phát triển mạnh mẽ của dòng văn học vô sản, là khúc dạo đầu cho khuynh hướng văn học xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Sáng tác phổ biến bằng hình thức truyền miệng với khí thế chiến đấu của lực lượng

Trang 13

Thời kì chịu ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh và nền văn học cách mạng tiến bộ của Liên Xô và Pháp.

Dòng văn học phát triển mạng mẽ phong phú, đa dạng ở nhiều thể loại: Thơ, văn

xuôi, kí

2.3 Thời kì 1940 - 1945

Là thời kì dân chịu một cổ hai tròng, nên văn thơ cách mạng tiếp tục là nguồn cổ vũ cho quần chúng đấu tranh.

Thơ ca trong thù tiếp tục phản ánh tâm tư, tình cảm, ý chí chiến đấu trong tù.

Thơ văn thời kì Mặt trận Việt Minh được in ấn rộng khắp phản ánh cuộc sống khổ cực của dân Từ đó khơi gợi lòng căm thù, giáo dục tình đoàn kết

Tổ chức Văn hóa cứu quốc thành lập dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa tập hợp

nhiều nghệ sĩ yêu nước tiến bộ: Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong

III/ Những nội dung cơ bản của khuynh hướng

1 Thể hiện nhiệt tình cứu nước, khát vọng dân chủ, duy tân.

Đó là khát vọng dân chủ mở mang dân trí chấn hưng dân khí

Là niềm tự hào đất nước, ý thức tự chủ tự cường dân tộc

Kêu gọi mọi người đồng tâm cứu nước

2 Phản ánh những vấn đề cơ bản, cốt yếu nhất của xã hội Việt Nam, con người Việt Nam trong thời kì lịch sử sôi động.

Nhìn bằng con mắt biện chứng của giai cấp triệt để cách mạng

Tố cáo xã hội, vạch mặt bè lũ phản động

Vạch ra con đường giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh cách mạng

Lực lượng đấu tranh chủ yếu là quần chúng nhân dân do Đảng lãnh đạo

3 Văn học Cách mạng là tiếng nói mạnh mẽ khỏe khoắn của những tâm hồn rực lửa đấu tranh và vững vàng trước gian nguy thử thách

Lực lượng chủ yếu là nhà nho yêu nước tiến bộ, các chí sĩ cách mạng Mục đích của

họ là phản ánh hiện thực điển hình bằng sự động viên cổ vũ

Thể hiện qua cuộc đấu tranh gay go trong chính bản thân người chiến sĩ cộng sản đểgiữ vững lòng trung thành với Đảng

4 Văn học vô sản thể hiện niềm tin vững chắc vào tương lai.

Trang 14

Thơ ca thường nói nhiều về tương lai bằng vẻ say sưa chín chắn tin vào cách mạng

Ví dụ bài Từ ấy - Tố Hữu

Thể hiện sức mạnh chiến đấu tin vào tương lai chắc thắng

-4 Chuẩn bị bài Phan Bội Châu và Phạm Duy Tốn

Trang 15

Giúp Sinh viên nắm được

1 Kiến thức: Nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai

tác giả Phạm Duy Tốn & Phan Bội Châu

2 Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, đánh giá một số nét về tác giả và tác phẩm yêu nước

của hai tác giả trong chương trình Ngữ văn THCS

3 Thái độ: Tích cực học tập và làm việc nghiêm túc Phát huy tính chủ động trong học

tập và có ý thức vận dụng tri thức vào học tập các phần tác giả

B TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1

* Tài liệu tham khảo:

1 Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), gd, 73

2 Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97

C NỘI DUNG BÀI HỌC

I/ Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

1 Tác giả Phạm Duy Tốn 1.1 Tiểu sử

- Phạm Duy Tốn sinh tại nhà số 54 đường Felloneau (nay là phố Hàng Dầu),

- Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ, xã [Phượng Dực], huyện [Thường Tín],tỉnh [Hà Đông] (nay là huyện [Phú Xuyên], thành phố Hà Nội) Cha là Phạm Duy Đạt làm

chánh tổng, còn mẹ là Nguyễn Thị Huệ "một người ả đầu cũ kỹ nổi tiếng hát hay một thời".

Sau khi lấy nhau, bà Huệ bỏ nghề hát về bán dầu Cũng theo lời Phạm Duy, nhờ nghề buôn

bán của gia đình ông nội nên "chắc bố tôi cũng được lớn lên trong một hoàn cảnh dễ chịu, không bị thôi thúc vì đồng tiền"

- Thuở nhỏ Phạm Duy Tốn học chữ Nho Sau ông cùng với các ông Nguyễn VănVĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim học trường Thông ngôn Hà Nội Sau khi tốt nghiệp,Phạm Duy Tốn được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu (tòa sứBắc Ninh) Lúc ấy ông nổi tiếng là một thông ngôn có bản sắc riêng Tuy nhiên, ông nhanhchóng bỏ công việc đúng theo sở học của mình mà không rõ lý do Mặc dù có tài liệu nói

Trang 16

ông bỏ việc vì chống đối người Pháp, nhưng theo Phạm Duy, có thể lý do là ở máu phiêu lưu và sự hiếu động của ông

Làm đủ nghề để kiếm sống Phạm Duy viết trong bài Viết về bố: "Theo lời mẹ tôi

nói trong lúc răn dạy tôi khi còn bé thì bố tôi là một người rất đam mê, nhưng chóng chán Làm đủ mọi việc nhưng không bao giờ làm hết một việc Tính tình đó đã cắt nghĩa được sự hành nghề lung tung của bố tôi trong một quãng đời ngắn ngủi".

+ Bỏ việc thông ngôn, ông đi dạy học ở trường Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội Làmột trong số những người Việt Nam đầu tiên húi tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu,Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai trong số người sáng lập Đông Kinh NghĩaThục ở Hà Nội năm 1907 Tuy nhiên, trường này bị trách đóng cửa vào năm 1908 vì tậphợp các trí thức yêu nước, có khuynh hướng độc lập dân tộc và chống lại thực dân Pháp

+ Sau đó là mở một tiệm cao lâu ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội Theo Phạm Duy, là tiệmđầu tiên của người Việt Nam nhưng không cạnh tranh được và phải đóng cửa Ông lại vaytiền để mở một tiệm vàng tên là Nam Bảo Chính vì việc vay mượn này mà sau khi ông mất,

vợ ông, bà Nguyễn Thị Hòa, đã phải làm lụng suốt đời để trả món nợ cũ của chồng Tiệmvàng thất bại, ông lại cùng một số bạn bè đi tìm mỏ Quảng Yên, nhưng theo Phạm Duy,

"việc tìm mỏ chắc không đem lại cho bố tôi những thích thú về tiền bạc hay tinh thần".

+ Sau khi thất bại liên tục trên đường tìm sinh kế, Phạm Duy Tốn được một ngườibạn Pháp giới thiệu vào làm cho chi nhánh Ngân hàng Đông Dương (Banque d'Indochine) ởMông Tự, Trung Quốc Ông ở Trung Quốc không lâu, lại bỏ việc trở về viết văn, làm báo

- Viết văn, làm báo là lúc Phạm Duy Tốn "đã tìm thấy tiếng gọi của ông" và ông

theo đuổi các hoạt động này đến khi qua đời

- Làm chính trị: Năm 1919, ông được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà

Nội Từ năm 1920 đến 1923, ông là nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đại biểu của khu vực

ba, Hà Nội Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyền thuộc địanhư Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế(tức Đấu xảo) ở Marseilles, Pháp

- Thời gian này sức khỏe ông đã kém đi nhiều Phạm Duy Tốn bắt đầu hút thuốcphiện khi biết ông mắc bệnh lao và sẽ không còn sống được bao lâu Phạm Duy Tốn nói:

"Người ta chỉ chết một lần Tôi đã biết mình sẽ chết vài năm trước Bệnh này không chữa được Với tôi chết thì chẳng đáng hy vọng gì, nhưng cũng chẳng đáng sợ gì".

- Ông qua đời ngày 25/ 2/1924 tại nhà số 54, đường Felloneau, Hồ Chí Minh

1.2 Sự nghiệp sáng tác

Trang 17

- Toàn bộ văn nghiệp của ông chỉ để lại có bốn truyện nhưng ông vẫn được đánh giá

là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng với văn học Việt Nam trong thời kỳ đầu hiện đạihóa Giáo sư Schafer, trong tiểu luận đã dẫn, cho rằng ông "thử nghiệm một lối văn mới vớichủ nghĩa hiện thực và phương pháp khách quan trở nên phổ biến ở Pháp thông qua ngòibút Guy de Maupassant" Phạm Duy Tốn đã trở thành một trong những người tiên phong

mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này.Thay vì viết những tác phẩm văn xuôi theo khuôn khổ truyền thống, Schafer nhận xét ông

đã "mở ra cánh cửa sổ đến một thế giới khác, thế giới không chỉ bao gồm trí thức và nhữngtầng lớp trên, mà cả nông dân và những người kéo xe cần lao"

- Tác phẩm:

Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Ðông Dương tạp chí số 55, Hà Nội, 1914)Sống chết mặc bay! (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918)

Con người Sở Khanh (báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 2 năm 1919)

Nước đời lắm nỗi (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919)

Tiếu lâm An Nam (bút danh Thọ An, hai tập, nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội, 1924)

2 Tác giả Phan Bội Châu 2.1 Thân thế và thời đại.

- Phan Bội Châu (1867 - 1940) tên hiệu là Sào Nam, lúc nhỏ tên là Phan Văn San.Sinh tại quê ngoại là làng Sa Nam nay là xã Nam Diên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Đếnnăm 3 tuổi, nhà dời về quê nội thuộc làng Đan Nhiệm nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàntỉnh Nghệ An - Đây là mảnh đất có truyền thống cần cù lao động, kiên cường bất khuất đấutranh chống giặc ngoại xâm, có nhiều di tích lịch sử và có tác động lớn đến tinh thần yêunước của Phan Bội Châu

- Phan Văn San nổi tiếng trong nghề văn cử “là người hay chữ nhất nước Nam” Ngoài lẽ ông thông minh, chăm học thì có lẽ bởi một phần ông xuất thân trong gia đình đã mấy đời “Lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày” (Dẫn thêm: Bà con xứ Nghệ cho đến nay

vẫn truyền lại nhiều mẫu truyện ca ngợi tài học, tài làm thơ và lẩy Kiều của Phan Văn San.Mới 4 tuổi Phan Văn San đã thuộc lòng nhiều bài thơ chữ Hán trong Kinh Thi do mẹ truyềnmiệng Lên 5 tuổi đã học xong sách Tam tự kinh 6 tuổi theo cha đi đến các nơi cha dạy học

và nổi tiếng thần đồng từ thưở đó Năm lên 7 tuổi đã đọc thông kinh truyện, học thuộc sáchLuận ngữ và có phóng tác Phan tiên sinh Luận ngữ chế giễu bạn bè Lúc 8 tuổi đã biết viếtnhững bài văn ngắn và mấy lần đi thi hạch ở làng, ở phủ, huyện đều đỗ đầu)

Trang 18

- Phan Văn San là người con chí hiếu và nghị lực Sinh ra trong một gia đình nhà

nho nghèo Phan Văn San đã sớm biết chia sẻ cùng cha mẹ, không bao giờ đòi hỏi, yêu sáchcho riêng mình Năm 1894 thân mẫu qua đời, cha già, bệnh tật, hai đứa em còn nhỏ dại, giađình lâm vào cảnh khó khăn, túng thiếu Phan Văn San phải đi kiếm sống bằng nghề dạyhọc để nuôi gia đình và giúp các nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương

Nhưng con đường thi cử làm quan lại không hanh thông Khoa Đinh Dậu 1897 do mang

sách vào trường thi nên mắc án hoài hiệp văn tự, bị cấm thi suốt đời.Ông vào Huế tìm nơi dạyhọc và tìm cách liên lạc với những người cùng chí hướng làm bài phú “Bái thạch vi huynh”

(Tôn đá làm anh) (vì bài thơ này ông được kinh đô Huế đánh giá là người hay chữ nhất nước Nam, được mọi người vận động nhà vua xóa án) Nên đến năm 1900 ông đã đi thi và đỗ Giải nguyên - Bảng tên lừng lẫy làng văn

- Là một người rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động Điểm đặc sắc nhất ở Phan Văn San là sớm có tinh thần yêu nước, chống Pháp Viết trong Phan Bội Châu niên biểu:

“Lúc tôi sinh ra là lúc Nam Kỳ đã thất thủ 5 năm Tiếng khóc oa oa chào đời như báo trước cho tôi rằng: Mày sẽ là một người dân mất nước” Mới 9 tuổi nghe tin Trần Tấn, Đỗ Mai ở

Nghệ An, Lê An ở Hà Tĩnh khởi nghĩa chống Pháp, đã tụ tập các bạn lấy ống tre làm súng, hạt

vải làm đạn chơi trò đánh Tây Năm 17 tuổi viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây

đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp Năm 19 tuổi (1885) ông cùngTrần Văn Lương lập nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng không thành Trong 5 năm saukhi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như PhanChu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp cùng chống Pháp Ông chọn Kỳ Ngoại HầuCường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương và đãthành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộPháp để khôi phục nền độc lập và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động ngườitrong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nướcngoài về giúp nước nhà Năm 1908 (thời kì đắc ý nhất), nhận được sự giúp đỡ vào trường họcNhật Ban, ông không ngừng sáng tác vừa giới thiệu cách mạng Việt Nam vừa gửi vè nước cùngphối hợp hành động, chung tay giúp cho lưu học sinh ăn học Khi Nhật bắt tay với Pháp ông bịtrục xuất thì chạy sang Trung Quốc (thời kì buồn bã nhất) lưu vong Năm 1910, di tản các đồngchí sang Xiêm nhờ giúp đỡ và đợi thời

- Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về

Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia

do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp

Trang 19

- Năm 1926, bị đưa về Bến Ngự, Huế Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự

- Phan Bội Châu mất ngày 20 tháng 10 năm 1940 tại Huế trong tình cảnh khá thêlương Mật thám bủa vây xung quanh nhà ngày đêm Ông nói khá mỉa mai:

Đêm nghe con Vá chào ông trộm Ngày bảo thằng Nghi kể chuyện tù

Và để lời từ biệt: Cứu nước, bảo toàn giống nòi [tôi] có chí, nhưng không có tài Nay tôi từ biệt quốc dân mãi mãi Tội [tôi] rất lớn Xin [quốc dân] tha thứ cho

Đám tang vắng vẻ Báo chị bị cấm đưa tin, chỉ một số bạn bè thân thiết đến đưa tang

=> Là ngôi sao dẫn đường cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp Sáng tác của ông biểu hiện vai trò là dấu nối của hai thời đại, hai nền văn học cũ và mới

2.2 Con người:

- Tổng kết cuộc đời mình, Phan Bội Châu tự đánh giá: Lịch sử tôi, quả tình chỉ là lịch sử của một cuộc thất bại từ đầu chí cuối” ( Phan Bội Châu niên biểu) Nhưng đó chỉ là

nhận xét khiêm tốn của “con người sống đẹp”:

- Ông là nhà nho tiến bộ, dám vứt bỏ những tín điều cũ rích để vươn tới một chân trời mới đầy khát vọng và ước mơ Ông cho rằng “ Đọc sách thánh hiền mới được chữ trung quân” vì thế phải lặn lội trùng dương để “Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà”.

Không chỉ kêu gọi mọi người hướng ra khỏi lối tư duy cũ mà khi chấm dứt hoạt động sôi

nổi vẫn cổ động “Đời đã mới, người càng nên đổi mới”.

- Là con người nhiệt thành với lí tưởng cứu nước, có tinh thần chiến đấu bền bỉ, kiên cường Dù cả cuộc đời theo ông là mưu trăm việc không nên việc gì nhưng ông vẫn cho rằng

“Gian nan mới là trường học”, “Thất bại là mẹ thành công” Dù có phải thay đổi chính kiến,

vất vả gian nguy ông vẫn sãn sàng đi bất cứ đâu, làm việc gì, dám chấp nhận hi sinh lớn : từ bỏngay cả niềm tin Bảy mươi tuổi người ta vẫn còn thấy ông hăng hái:

Mò tim quên quách chòm râu bạcBảy chục còn nghi tuổi mới ba

2.3 Nội dung văn thơ của Phan Bội Châu

a Quan niệm mới về văn chương

- Vào đời vốn không phải là để làm một nhà văn, nhà thơ mà là để làm người chiến sĩđấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Ông là người đầu tiên trong lịch sử đã có ý thức dùng văn chương để tuyêntruyền¸vận động cách mạng Ngòi bút của ông đã khơi dòng chảy cho một loại văn chươngtrữ tình chính trị góp phần đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng

Trang 20

b Có lí tưởng mới cho cuộc sống: Lý tưởng đó là cứu nước

- Dùng thơ văn để cổ động cho lẽ sống mới: Sống có trách nhiệm với đời, sống hào hùng, oanh liệt, đầy hoài bão, khát vọng ước mơ và dám đương đầu với thử thách để vươn tới chân trời khát vọng

- Tự ý thức vượt lên khỏi thực tại khắc nghiệt, mong xoay chuyển càn không để làm chủ cuộc đời mình và tái tạo giang sơn

- Thể hiện khí phách hiên ngang, đầy kiêu hãnh của người hào kiệt mang khát vọng chinh phục kể cả khi đã leo tới đỉnh núi cao

- Đôi khi còn hiên ngang coi thường nguy hiểm: Sống trong hoàn cảnh luôn bị uy

hiếp, đe dọa, thơ văn vẫn khí thế hừng hực như khi mới xuất dương

"Ðúc gan sắt để dời non lấp bể Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"

(Bài ca chúc tết thanh niên)

- Tư tưởng dứt khoát, hành động quyết liệt: Đem máu ra mua lấy quyền tự do mà thôi

Sống tủi làm chi đứng chật trời!

Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?

Sống làm nô lệ cho người khiến, Sống chịu ngu si để chúng cười.

Sống tưởng công danh, không tưởng nước, Sống lo phú quý, chẳng lo đời.

ác, thù địch của toàn quốc Tuyên bố từ giã thánh hiền để tới trang sử khác của đời mình

- Dám đương đầu, đối mặt với khó khăn, không chịu trói buộc thúc ép mình vào khuôn khổ để khẳng định nhân cách cao đẹp hào kiệt, phong lưu, ung dung với thái độ hóm hỉnh, lạc quan, ngạo nghễ Coi nhà tù như chốn nghĩ, nơi dừng chân:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Cảm tác nhà ngục Quảng Đông

Trang 21

c Niềm tin sắt đá vào tương lai đất nước

- Niềm tin vào con người, lòng người Ông nói: Nước đã không toàn thì thân làm sao

mà vẹn được Vì thế ông tin: đã là người thì dẫu là hạng người nào đi nữa cũng phải khácloài thú mà đã khác loài thú tất sẽ biết phân biệt phải trái, tất sẽ yêu nước, ghét thù, bởi

nước đã mất thì còn nói gì đến quyền lợi, danh dự, cuộc sống bản thân nữa”

- Tin vào dân Dân làm chủ

- Tin vào sức mạnh đoàn kết của dân: Cả nước phải đồng lòng như thế/ Việc gì coi cũng

dễ như không; Bốn phương nào sĩ nào nông/ Nào công nào cổ đều cùng anh em

d Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử với luận đề chủ nghĩa anh hùng và vấn đề phụ nữ

- Viết trong thời gian sống lưu vong ở nước ngoài bằng tiếng Hán.

- Chủ đề: cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng chống quân Minh Nhưng dụng ýthay đổi thực tế lịch sử để trình bày diễn tả ước mơ chính trị, kêu gọi quốc dân chống Pháp

II/ Thực hành (Thời lượng 2 tiết)

1 Phân tích tác phẩm Sống chết mặc bay (Ngữ văn 7, tập hai) của Phạm Duy Tốn

* Giới thiệu:

- Sống chết mặc bay là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn,cũng là được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam, in trên báo Nam Phongtháng 12 năm 1918 Tác phẩm được giới thiệu một cách ấn tượng với người đọc: Dưới tiêu

đề chữ to MỘT LỐI VĂN MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của Phạm Quỳnh, câu chuyện trảidài suốt ba cột báo

- Bùi Xuân Bào cho rằng Phạm Duy Tốn đã nhái lại truyện Le partie de billard củaAlphonse Daudet xuất bản năm 1873 Tác phẩm này tả lại cảnh viên tướng chỉ huy chơi bi-atrong khi binh lính dầm mưa dãi gió ngoài mặt trận Tuy nhiên, giáo sư Schafer khẳng địnhnhiều khả năng Sống chết mặc bay! được lấy cảm hứng từ chính những trải nghiệm củaPhạm Duy Tốn với trận lũ lịch sử ở Bắc Kì mà ông từng mô tả trong bài báo nổi tiếng Hoạnnạn tương cứu, chứ không phải là sự sao chép từ văn chương Pháp

Trang 22

- Sự canh tân của truyện ngắn Sống chết mặc bay! không chỉ ở nội dung và các chitiết miêu tả rất đắt, mà còn ở hình thức thể hiện mới mẻ Thay vì bắt đầu bằng lời giới thiệuchính thức như các tác phẩm văn xuôi cổ điển, Sống chết mặc bay! mở đầu với đoạn mô tảtrực tiếp những gì đang diễn ra, như một lát cắt vào giữa câu chuyện, điển hình cho "một lốivăn mới": Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng thuộc phủ , xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡmất

- Phạm Duy Tốn cũng đặc biệt thành công trong việc mô tả hai hình ảnh tương phảnđối lập gay gắt: những người nông dân vất vả, hoảng hốt và hoàn toàn tuyệt vọng trướcthiên tai; còn viên quan sở tại an nhàn, hưởng thụ, mặc kệ số phận dân đen: Than ôi! Cứnhư cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầurầm rập thì đố ai bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muônthảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xót đồngbào huyết mạch

* Phân tích

T.Gian Gần một giờ đêm

Đ.Điểm Khúc đê thắm lâu, nguy cơ sắp

vỡ

Trong đình vững chắc

Quang

cảnh

- Mưa tầm tã nước sông

dâng lên cao khúc đê núng

- Hình ảnh quan phụ mẫu: dáng ngồi oai vệ,

uy nghi, chễm chệ, có kẻ hầu người hạ, cử chỉhách dịch, gắt quát

- Say sưa đánh tổ tôm, kẻ trên người dưới nghiêm trang như thần như thánh

Đê vỡ Nước tràn lênh láng xoáy

Trang 23

+ Làm cho câu chuyện càng đọc càng hấp dẫn, nút truyện càng thắt chặt, mâu thuẫncàng bị đẩy tới cao trào.

+ Tâm lí, tính cách nhân vật càng thêm rõ rệt

* Kết luận:

Nội dung, ý nghĩa văn bản

Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phầngây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyền thờiPháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và

do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoạingắn gọn, rất sinh động

- Lựa chọn ngôi kể khách quan

- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động

2 Phân tích tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng

Đông (Trung Quốc) Nhưng với giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã chothấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tùđày

b) Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

Có thể hình dung về cấu trúc như sau:

+ Hai câu đầu: diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)

+ Bốn câu giữa: chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bảnlĩnh, khí phách

+ Hai câu cuối: khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của cả bàithơ

c) Phân tích:

- Hai câu đề: tâm thế đẹp của người chiến sĩ cách mạng

+ Điệp từ “vẫn”: khẳng định, biểu lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp: hào kiệt,phong lưu

+ Chạy mỏi chân: là cách nói hóm hỉnh về sự hoạt động sôi nổi của PBC lúc bôn bakhắp nơi

Trang 24

+ Thì hãy ở tù: là sự chấp nhận cảnh ngộ tù đày, là thách đố thể hiện thái độ bìnhtĩnh, chủ động.

- Hai câu thực: nói về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng

+ Khách không nhà, bốn bể: thể hiện chí lớn tung hoàng mang tầm vóc lớn lao.+ Người có tội với năm châu: sự hi sinh cao đẹp vì Tổ quốc

- Hai câu luận là ý chí khát vọng cứu nước, cứu đời.

+ Sử dụng đối câu 5 >< câu 6: ôm chặt >< cười tan tô đậm cốt cách anh hùng

+ Dang tay, ôm chặt: diễn tả tư thế hào hùng, quyết tâm vững chãi, lí tưởng sángngời

+ Cuộc oán thù: là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai

+ Cười tan: thể hiện tinh thần lạc quan, bất khuất, ngạo nghễ

- Hai câu kết: diễn đạt khẩu khí ngang tàng, dũng cảm, tự làm chủ và niềm tin vững

chắc vào tương lai tươi sáng

+ Sử dụng tiểu đối “Thân ấy hãy còn” >< “còn sự nghiệp” và điệp từ “Còn” : tácdụng nhấn mạnh con đường cứu nước, cứu dân là vinh quang, chính nghĩa

+ Câu 8: là cách nói khoa trương thể hiện sự chấp nhận thách thức, thậm chí coithường nguy hiểm gian truân, là lời tự khích lệ mình, làm chủ hoàn cảnh

d) Ý nghĩa: Bài thơ là tấm lòng nhiệt thành tìm lẽ sống mới cho dân tộc, thể hiện khí

phách hiên ngang, bất khuất, phong thái ung dung và niềm lạc quan của người chiến sĩ yêunước cách mạng

e) Bài học nhận thức về lí tưởng sống mới mà Phan Bội Châu nêu lên cho thời đại:

- Sống có trách nhiệm với đời, sống hào hùng, oanh liệt với tổ quốc, nhân dân

- Khát vọng ước mơ và dám đương đầu với thử thách để vươn tới chân trời khátvọng

III/ Nội dung sinh viên tự học, tự nghiên cứu

(Tiết 08) Nội dung tự học:

1 Sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu

2 Nghệ thuật thơ Phan Bội Châu

Yêu cầu cần đạt:

1 Sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu: có thể chia 3 thời kì gắn với 3 giai

đoạn trong cuộc đời hoạt động:

Trang 25

a Thời kì trước 1905

- Hịch Bình Tây thu Bắc (16 tuổi - hiện không còn) dán đầu làng

- Trước ngày xuất dương, ngoài phần văn thơ cử tử, Phan Bội Châu đã viết những

bài cổ động tinh thần yêu nước chống Pháp: Song tuất lục (1886), Lưu Cầu huyết lệ tâm thư (1903) … Riêng bài Lưu Cầu huyết lệ tâm thư đương thời đã làm cho nhiều sĩ phu có

tâm huyết biết tiếng cụ Phan Bội Châu và sau đó trở nên những người cộng sự

- Bài Chơi xuân, Xuất dương lưu biệt

b Từ 1905 - 1925:

- Thời kì ngòi bút của Phan Bội Châu được tung hoành thoải mái Một số tác phẩm

viết vào thời gian này chủ yếu bằng chữ Hán như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Khuyến quốc dân tư trợ du học văn (1905), Việt Nam quốc sử khảo (1908)… đã được bí mật đưa về trong nước, khích lệ nhân dân, nhất là tầng lớp thanh

niên trí thức đi vào con đường cách mạng Có tác phẩm đã làm cho nhiều chính khách NhậtBản, Trung Hoa biết tiếng và khâm phục Loại văn thơ này đã giúp đắc lực cho hoạt độngngoại giao của Phan Bội Châu

- Cũng thời gian này Phan Bội Châu đã viết rất nhiều về tiểu sử các liệt sĩ như: Kỉ niệm lục (1907) viết về Tăng Bạt Hổ và Vương Thúc Quí; Sùng Bái Giai Nhân (1907) ghi lại cuộc đấu tranh của những anh hùng nhân dân như Cao Thắng và Quán Báo; Hà Thành liệt sĩ truyện (1913) viết lại gương hy sinh của các liệt sĩ trong vụ đầu độc lính Pháp tại Hà

Nội; Hoàng Yên Thế tướng quân liệt truyện, chép lại lịch sử đấu tranh của Hoàng Hoa

Thám; Phạm Hồng Thái truyện, ghi lại tiểu sử liệt sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh năm 1924

trong vụ ném bom giết Toàn quyền Đông dương Mec1lanh tại Sa điện Loại sách này vừaghi công, vừa để nêu lên cho quốc dân những tấm gương dũng cảm, sự hy sinh bất khuấtcủa các liệt sĩ Ngoài công việc viết sách, lúc này cụ Phan còn viết rất nhiều bài cho các báo

ở Trung Quốc, Nhật Bản, đã ghi lại một phần tư tưởng, tình cảm tốt đẹp và các bước chuyểnbiến trong đường lối đấu tranh cách mạng của nhà chí sĩ

c Từ 1925 – 1940:

- Mặc dầu bị Thực dân Pháp kìm kẹp, cách ly khỏi cách mạng, song Phan Bội Châuvẫn cố gắng làm người tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước Thơ, văn của Cụ vẫn tiếp tụcnói nhiều đến nỗi khổ nhục của người dân mất nước, trách nhiệm của người dân mất nước,

như các tác phẩm: Nam nữ quốc dân tu tri (1929), Thuốc chữa dân nghèo, Lời hỏi thanh niên, Luân lí vấn đáp, Lịch sử Việt Nam diễn ca…

Trang 26

- Đặc biệt là tác phẩm Phan Bội Châu niên biểu, Cụ viết trước khi qua đời Người

đã chép lại lịch sử hoạt động của mình thời thanh niên đến năm 1925, nhằm giải bày tâm sự

và để lại kinh nghiệm cho đời sau Các tác phẩm trên ra đời cùng với hơn 800 bài thơ Nômcác loại và hàng chục bài phú, văn tế, tạp văn khác là những di sản cuối đời của cụ dành chohậu thế

2 Nghệ thuật thơ Phan Bội Châu

a Thể loại : Ông đã vận dụng hầu hết các thể loại văn học của thời kỳ trung đại

và hiện đại

b Ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong sáng tác của Phan Bội Châu còn chịu ảnh hưởng

của ngôn ngữ trong văn học trung đại Nhưng tác giả đã thể hiện sự cố gắng lớn khi tạo cho

nó có tính chất giản dị, dễ hiểu Tất cả không ngoài mục đích nhằm đạt hiệu quả tuyêntruyền Đay là cống hiến lớn cho văn học nước nhà

c Nhân vật : Nhân vật trong tác phẩm của Phan Bội Châu đã đạt đến mức độ

đa dạng, phong phú Các nhân vật của ông đã bớt dần tính ước lệ

d Văn chữ Hán của Phan Bội Châu khác với văn chữ Hán thời trung đại Nó

không sao tránh khỏi một số nề nếp của văn cử tử nhưng nó đã nhẹ nhàng hơn, rành mạch hơn,thông tục hoá hơn, chú trọng nội dung hơn hình thức, nó có một phong cách riêng

e Giọng văn hùng hồn thống thiết, bừng bừng nhiệt tình cách mạng

g Phan Bội Châu đã cố gắng cách tân trong vấn đề xây dựng kết cấu tác phẩm,

nhưng lối sáng tác cũ còn ảnh hưởng không nhỏ đối với ông

D HƯỚNG DÂN HỌC TẬP

1 Những yếu tố về gia đình, thời đại đã ảnh hưởng đến con ngươi của Phạm Duy Tốn và PhanBội Châu

2 Bình giảng bài Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông Nêu những bài học mà anh/ chị cảm

nhận được về một lí tưởng sống mới mà Phan Bội Châu đã nêu lên cho thời đại.(*)

4 Chuẩn bị bài Tác giả Phan Châu Trinh và Trần Tuấn Khải

Trang 27

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp Sinh viên nắm được

1 Kiến thức: Nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai

tác giả Phan Châu Trinh và Trần Tuấn Khải

2 Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, đánh giá một số nét về hai tác giả và tác phẩm Đập

đá ở Côn Lôn và Hai chữ nước nhà trong chương trình Ngữ văn THCS

3 Thái độ: Tích cực học tập và làm việc nghiêm túc Phát huy tính chủ động trong học

tập và có ý thức vận dụng tri thức vào học tập các phần tác giả

B TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1

* Tài liệu tham khảo:

1 Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), gd, 73

2 Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97

C NỘI DUNG BÀI HỌC

I/ Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.

1 Tác giả Phan Châu Trinh

- Phan Châu Trinh (1872-1926) là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân

đầu thế kỷ 20 Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ.

- Sinh tại Quảng Nam Thân sinh là một võ quan nhỏ, từng tham gia phong trào CầnVương trong tỉnh Thân phụ ông mất năm ông mới 13 tuổi Bạn cùng học với ông là HuỳnhThúc Kháng (kém ông 4 tuổi) Năm 1902, ông vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện

Bộ Lễ Ít lâu sau ông từ quan, hoạt động cứu nước Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước nhưHuỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứunước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũtrang chống Pháp Ông cùng các bạn đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên kết trí thức, văn

sĩ yêu nước; là người tiêu biểu được tín nhiệm cho ph trào Đông Kinh nghĩa thục

- Trong thời gian từ 1902 đế 1905, Phan Chu Trinh có dịp học những tác phẩm có tưtưởng cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire Càng tiếp xúc nhiềuvới các quan trường, Phan Chu Trinh càng thấy rõ cảnh thối nát , hủ bại trên đường cửnghiệp Năm 1905, ông xuất dương sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp

để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu,nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc

Trang 28

- Quan điểm sáng tác của ông là:

+ Vậy xin cùng nói lời chính cáo cùng người nước ta rằng: “Không bạo động, bạo

động tất chết! Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu! Đồng bào

ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào,

là “Chi Bằng Học” (Phan Châu Trinh) Không phải ông sợ chét, ươn hèn hay cam chịu mà

thời đó những người đấu tranh võ trang chỉ xuất phát từ nhiệt tình không có suy tính cẩnthận, nhất là với lòng mong ngóng vào đế quốc hổ đói Nhật Bản

+ Coi dân chủ là một nguồn lực Theo ông, tư tưởng dân chủ phải là:

* Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiếnthức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa

* Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyềnlợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế

* Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sảnxuất hàng nội hóa

Con người ông là người có khí phách, cứng cỏi sẵn sàng hi sinh:

Bi tai quốc thế ngụy hiền phát

Tử nhĩ, nam nhi sĩ khấu đầu (Thế nước đến nguy treo sợi tóc Tài trai thà chết chẳng nghiêng đầu)

(Điếu giải nguyên Nguyễn Hữu Huân, Ngô Đức Kế dịch)

Luy luy già tỏa xuất đô môn Khẳng khái bi ca, thiệt thượng tồn Quốc thổ trầm luân, dân tộc tụy Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn?

( Xiềng gông cà kệ biệt đô môn Khẳng khái ngâm nga, lưỡi vẫn còn Đất nước đắm chìm nòi giống mỏn Thân trai nào sự cái Côn Lôn)

(Xuất đô môn)

Ông kịch liệt phản đối thói hám danh lợi, bóc lột, làm ngơ trước nỗi khổ của người

khác Đó là những hạng người : Người mình không đức không tài

Ham quan ham tước, chen vai cúi đầu

Trang 29

như đàn ruồi lũ kiến không một chút nhân cách nào; đứa gian giảo thì như ma quỷ, lừa gạt, bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; còn đưa hèn kém thì như lợn như trâu, bị giẫm cổ, đè đầu cũng không dám ho một tiếng

Đặc biệt, con đường ông chọn là dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động Đây làđiểm khác biệt với Phan Bội Châu Phan Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độclập và tin rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những

hủ bại của phong kiến Với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đấtnước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ

Khi Phan Châu Trinh chết thì Phan Bội Châu viết trong bài văn tế:

“… Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê; Một ngòi lông mà trống mà chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói…

Trước đã giỏi mà sau thêm giỏi nữa, dấu cộng hòa xin ráng sức theo đòi;

Thác còn thiêng thời sống phải thiêng hơn, thang độc lập quyết ra tay vin tới”.

2 Tác giả Trần Tuấn Khải

* Tiểu sử:

- Trần Tuấn Khải là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến Các bút danhcủa ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm TuyềnKhách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ

- Người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Xuất thân là nhà nho nghèo,

có truyền thống yêu nước Cha ông là Trần Khải Thụy, đỗ cử nhân khoa thi Hương tại NamĐịnh năm Canh Tý (1900) Năm lên 6 tuổi, ông bắt đầu học chữ Hán với cha Nhờ mẹ ôngcũng là người thuộc nhiều ca dao, thi phú, lại hết lòng dạy dỗ con, vì vậy mới 12 tuổi, ông

đã biết làm đủ các thể thơ bằng chữ Hán

- Năm Giáp Dần (1914), cha ông lâm bệnh mất tại nơi nhiệm sở Khi ấy, Trần TuấnKhải vừa đúng 19 tuổi và cũng vừa lấy vợ được một năm Qua năm 1919, ông trở lại làngQuang Xá dạy học, được ít tháng ông lại xuôi ngược khắp miền Bắc, rồi đưa vợ ra Hà Nội.Nhưng ít lâu sau, thấy chồng ghét cảnh náo nhiệt, bà Khải bán nhà đến mua một trang trại ở

ấp Thái Hà, ven đô Hà Nội

- Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh I, được giới vănchương đương thời chú ý Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa tại

Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác Đến khi ông cho xuất bản Bút quan hoài I,

Trang 30

gồm nhiều bài bi tráng, được nhiều người hoan nghênh, thì Pháp ra lệnh cấm lưu hành vàtàng trữ tập thơ đó (1927).

- Mấy lần, Trần Tuấn Khải định xuất dương mà không thành: 1915-1916: dự địnhqua Đông Hưng (Trung Quốc), 1927: dự tính sang Pháp Nhà cầm quyền Pháp dò la biếtông có ý định trên, đồng thời có đến liên hệ các nhà cách mạng, như Phan Bội Châu, HuỳnhThúc Kháng ở Huế và những nhà hoạt động lưu vong như Đào Trinh Nhất, Hoàng TíchChu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Trường Tam ở Sài Gòn nên cho người lùng bắt ông Nhờ cóngười báo tin, ông lẻn ra ẩn trốn nơi động Huyền Không trong Ngũ Hành Sơn (QuảngNam)

- Năm 1932, tác phẩm Chơi xuân năm Nhâm Thân được xuất bản, nhưng ngay sau

đó bị Pháp ra lệnh tịch thu, khám nhà rồi bắt giam Trần Tuấn Khải và chủ nhà sách Nam

Ký Ông bị giam hơn 2 tháng rồi bị kêu án 2 tháng tù treo về tội viết sách "phá rối trị an, xúidân nổi loạn" Trong nhà giam Hỏa Lò, Trần Tuấn Khải gặp được Nghiêm Toản và nhiềunhà trí thức có tâm huyết khác

- Ra tù, vợ chết, con nhỏ chết Chôn cất vợ con xong, ông trở về Thái Hà, lại bắt đầuviết bài cho các báo Năm 1938, ông cưới người vợ thứ họ Nguyễn, sinh được một ái nữ[2](nhà thơ Lan Hinh)

- Năm 1947, ông đem theo con gái tản cư đến Nho Quan, nhưng đến năm 1954 thì di

cư vào Nam, làm việc tại Thư viện Quốc gia, Viện Khảo cổ, chuyên viên Hán học tại Nhavăn hóa và các báo Đuốc Nhà Nam, Văn hóa nguyệt san, Tin văn

- Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Việt NamCộng hòa trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồihòa bình, nên bị buộc nghỉ việc Sau đó, ông là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hoádân tộc năm 1966 – 1967

- Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố HồChí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey củaPháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983)

* Trần Tuấn Khải là một nhà Nho tiến bộ, ông thường mượn đề tài lịch sử hoặcnhững biểu tượng nghệ thuật bóng gió để kín đáo bộc lộ nỗi đau mất nước, thái độ căm giậnbọn cướp nước cùng bè lũ tay sai và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình, đồng thờiđộng viên, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào Thơ Trần Tuấn Khải được truyền tụngrộng rãi trong giai đoạn đầu thế kỉ XX, nổi tiếng nhất là những bài hát theo làn điệu dân ca

Trang 31

như Gánh nước đêm, Anh đi anh nhớ, Hai chữ nước nhà được viết dưới hình thức thơ lụcbát và song thất lục bát.

II/ Thực hành (02 tiết)

1 Phân tích tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn của Phan Bội Châu (Ngữ văn 8, tập một)

1.1 Hoàn cảnh ra đời: năm 1908 khi PBC bị bắt đày ra Côn Đảo

1.2 Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

- Đập đá có thể là việc làm bình thường nhưng việc đập đá ở Côn Lôn không bình

thường không , bởi vì đây là công việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm

- Nhưng “Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời” (PBC) “Chí làm trai Nam, Bắc ,

Đông , Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” ( Nguyễn Công Trứ)

- Cụm từ: Làm trai, đứng giữa, lở núi non ở đây như thế nào

=> Đó là lòng kiêu hãnh, ý chí khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt

Tư thế hiên ngang sừng sững, lẫm liệt của người tù nơi khó khăn gian khổ

- Nghệ thuật: Kể, tả bằng từ ngữ gợi tả, hình ảnh ẩn dụ -> Tô đậm nét hao khí anhhùng, ý chí lẫm liệt

+ Hai câu thực:

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn

- Từ ngữ gợi tả, phép đối lập (năm bảy đống >< mấy trăm hòn) -> nổi bật gịong điệuhùng tráng , sôi nổi

=> Hành động mạnh mẽ phi thường bất chấp mọi trở lực trên đường đời cách mạng.Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người giám coi thường mọi thửthách gian nan

b Cảm nghĩ của người đập đá

Trang 32

+ Hai câu luận:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son

- Phép đối, hình ảnh ẩn dụ => Tấm lòng sắt son không chịu khuất phục trước hoàncảnh, thử thách, nguy nan

+ Hai câu kết:

Những kẻ vá trời /khi lỡ bước

Gian nan chi kể /việc con con

- Sử dụng điển tích

=>Khẳng định niềm tin lí tưởng yêu nước lớn lao và ý chí chiến đấu sắt son 4 câuthơ cuối đã thể hiện được niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình Coi khinhgian lao, tù đày

1.5.Tổng kết:

a Nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa

- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọngđiệu hào hùng

- Sử dụng bút pháp đối lập nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng

lồ của người anh hùng cách mạng

b Nội dung

Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực

và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ Cách mạng

2 Phân tích tác phẩm Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải (Ngữ văn 8, tập một)

- Vị trí: Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I, quyển thứ nhất,sáng tác vào năm 1924 Mượn đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta, Nguyễn PhiKhanh, một viên quan tài giỏi của triều đình phong kiến đương thời bị giặc bắt đem sangTrung Quốc Nguyễn Trãi định đi theo để chăm sóc cha nhưng tới biên giới phía Bắc,Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để mưu tính việc trả thù nhà, đền nợ nước

- Đoạn trích trong sách giáo khoa gồm 36 câu là phần mỗ đầu của bài thơ dài 101câu, nội dung kể lại cuộc chia tay đầy ý nghĩa của cha con Nguyễn Trãi đã được ghi vàolịch sử chống ngoại xâm đau thương và oanh liệt của dân tộc Trong cảnh ngộ đau thương,Nguyễn Phi Khanh gạt lệ khuyên con trai bao điều hữu ích Đất nước thịnh suy là lẽ thườngtình Làm trai phải biết nuốt hận, chờ thời cơ để trả nợ nước, báo thù nhà Người cha già lực

Trang 33

bất tòng tâm, đành gửi trọn niềm tin vào con trai, mong con nối chí lớn của mình, tiếp tục

sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng đất nước

Tựa đề: Tác giả lại lấy “Hai chữ nước nhà” Bởi vì: Nước và nhà vốn là hai khái

niệm, nhưng trong hoàn cảnh riêng của hai cha con Nguyễn Trãi thời xưa (thế kỉ XV) vàhoàn cảnh chung của đất nước ta vào những năm đầu thế kỉ XX thì hai khái niệm đó lại cómối liên quan không thể tách rời Nước mất thì nhà tan Thù nhà chỉ có thể trả được khi thùnước đã rửa Bởi thế Nguyễn Phi Khanh muốn nhắc nhở con mình là hãy lấy nước làm nhà,lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường

- Sức truyền cảm mạnh mẽ của bài thơ toát lên từ nội dung yêu nước Tác giả đã

tái hiện khá đầy đủ khung cảnh buổi chia li và tâm trạng đau thương, khắc khoải cua hai cha

con Nguyễn trãi Điều đó giống như “gảy đúng vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người” (Xuân Diệu).

Thể thơ: song thất lục bát rất phù hợp với việc diễn tả tâm trạng nặng trĩu buồn

thương của nhân vật

Nội dung bài thơ: không chỉ đơn thuần mang tính chất hoài cổ mà nó chất chứa tâm

sự phẫn uất, đau thương của tác giả trước tình cảnh nước mất, nhà tan trong hiện tại Vì vậy,

nó làm rung động lòng người và được truyền tụng rộng rãi, đặc biệt là trong tầng lớp tríthức, thanh niên và học sinh yêu nước

+ Bốn câu thơ đầu là khung cảnh cuộc chia li:

Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu,Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Nơi diễn ra cuộc chia tay giữa hai cha con: ở biên ải phía Bắc

Không gian nơi chia li: là nơi ảm đạm, đìu hiu, bốn bề rừng núi trập trùng, mây sâu,

gió thảm, hổ thốt, chim kêu…

Trang 34

-> Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây tựa điểmdừng chân cuối cùng để rồi vĩnh viễn xa lìa Tổ quốc, quê hương và những người ruột thịt

-> Tâm trạng đau đớn của kẻ bị lưu đày biệt xứ đã phủ lên cảnh vật một màu tangtóc, thê lương và ngược lại, cảnh vật ấy càng như giục cơn sầu trong lòng người vốn nặngtình non nước

Những hình ảnh ước lệ và từ ngữ sáo mòn trong thơ cổ điển thành chân thực và cảm

động

+ 8 câu thơ tiếp theo: lời khuyên răn con về dòng giống Lạc Hồng

Trực tiếp chứng kiến cuộc chia tay đau đớn ấy và hóa thân vào cả kẻ ở lẫn người đi

để thấu hiểu, đồng cảm với tâm trạng nhân vật, tác giả viết thơ máu hòa nước mắt:

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,Chút thân tàn lần bước dặm khơi,Trông con tầm tã châu rơi,

Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Giời Nam riêng một cõi này,Anh hùng hiệp hữ xưa nay kém gì

Hoàn cảnh : cha bị giặc bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại; con muốn đi

theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu, nhưng cha dằn lòng khuyên con trở lại đểmưu tính việc đền nợ nước, trả thù nhà Đối với cả hai cha con, nghĩa nước, tình nhà đềuthiêng liêng sâu đậm -> thật éo le

Lời nhắc nhở con về dòng giống cao quý của dân tộc Việt : Giống Hồng Lạc hoàng

thiên đã định Sau đó phân tích cho con hiểu về quy luật của lịch sử là các triều đại phongkiến ắt phải trải qua các giai đoạn hưng thịnh và suy vong nhưng gương anh hùng, hiệp nữcứu nước thì xưa nay không hiếm và không kém gì những gương sáng trong lịch sử phongkiến phương Bắc Để bảo vệ đất nước, người phụ nữ còn làm nghĩa hiệp, huống chi các bậcnam nhi!

Nguyễn Phi Khanh lấy bốn chữ Giang sơn làm trọng để giải thích cho Nguyễn Trãi –người con mà ông yêu quý và tin tưởng nhất Trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế, lờikhuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối Nó thiêng liêng, xúc động vô cùng,khiến người con phải khắc cốt ghi xương

Trang 35

+ 8 câu tiếp: Tình hình bi thảm của đất nước và tội ác trời không dung đất không tha

của quân xâm lược:

Thân vận nước gặp khi biến đổi,

Để quân Minh thừa hội xâm lăng,Bốn phương khói lửa bừng bừng,Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ,Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con, Làm cho xiêu tán hao mòn,

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!

Những câu thơ này xoáy mạnh vào nỗi nhục mất nước trong tâm can người đọcđương thời Giặc Pháp bây giờ nào có khác chi giặc Minh thuở ấy, cũng đang gây ra baocảnh đau thương tang tóc trên đất nước ta

+ Bốn câu tiếp: lời cảm thán ngậm ngùi, bi thương:

Thảm vong quốc kể sao xiết kể,Trông cơ đồ nhường xé tâm can,Ngậm ngùi đất khóc giời than,Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!

Những động từ, tính từ có sức gợi cảm cao như : kể sao xiết kể, xé tâm can, thương

tâm, lầm than -> phản ánh mức độ bi thảm của thực trạng mất nước lúc bấy giờ

Hình ảnh: Ngậm ngùi đất khóc giời than, quả là “tình cảnh cảm sầu, kể sao cho xiết”

đúng như nhận định của nhà chí sĩ Phan Bội Châu

“ Tâm sự đau đớn của Nguyễn Phi Khanh được thể hiện trong bài thơ là nỗi đau lớnlao, vượt lên số phận cá nhân, trở thành nỗi đau non nước Mỗi lời nhắn nhủ con là mộttiếng than, tiếng nấc nghẹn ngào, cay đắng Giọng thơ bi phẫn vốn là sở trường của TrầnTuấn Khải rất phù hợp với việc diễn tả tâm trạng khắc khoải, buồn thương của nhần vậtNguyễn Phi Khanh Do đó bài thơ có sức lay động lòng người, nhất là đối với những tâmhồn đồng điệu đương thời”

+ Bốn câu tiếp: là nỗi niềm băn khoăn không lúc nào nguôi trong lòng ông:

Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất,Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu,Con ơi! Càng nói càng đau,

Lấy ai tế độ đàn sau đó mà ?

Trang 36

Tác gỉa mượn hình ảnh khói núi Nùng, sóng sông Nhị (sông Hồng còn gọi là NhịHà) biểu tượng của kinh đô nước Đại Việt để thể hiện mức độ căm giận quân xâm lược củamình, cơ nghiệp lớn lao vững chắc của ông cha, tổ tiên gây dựng tự bao đời, nay con cháu

há lại để rơi vào tay giặc dữ?

+ 8 câu thơ cuối:

Nói đến tình cảnh “lực bất tòng tâm” của Nguyễn Phi Khanh, ngòi bút tác giả nhưđẫm nước mắt:

Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,Thân lươn bao quản vũng lầy,Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Con nên nhớ tổ tông khi trước,

Đã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao,Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây…

Tất cả những lời nói trên của Nguyễn Phi Khanh đều là lời gan ruột, tâm huyết traolại cho con Gánh nặng sơn hà, xã tắc đã uỷ thác cho thế hệ sau với tất cả niềm tin tưởng và

hi vọng Lời khuyên của cha kích thích, hun đúc chí nam nhi của con, động viên con hãy tỏ

ra xứng đáng với sự nghiệp oanh liệt của tổ tông đã bao phen vì nước

=> Kết: Hai chữ nước nhà là bài thơ nổi tiếng của Á Nam Trần Tuấn Khải Tác giả

tái hiện cuộc chia tay giữa hai cha con trong bối cảnh nước mất nhà tan để thông qua đó bộc

lộ cảm xúc của mình, đồng thời khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào ta

Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét rất đúng: “Hai chữ nước nhà được xem là bài thơ hay nhất đã tổng hợp các mô típ văn thơ yêu nước của Á Nam, từ giọng bi tráng đến giọng mỉa mai, từ chất căm hờn đến lời mắng mỏ, từ sự dỗi tức nguyền rủa bọn Việt gian chết tiệt đến nỗi đau thương ôm lấy bà mẹ giang san”.

III/ Nội dung sinh viên tự học tự nghiên cứu

(Tiết 12) Nội dung:

1 Kể tên tác phẩm và nét khái quát thành tựu nghệ thuật của Trần Tuấn Khải

2 Tìm một số những đánh giá nhận xét về Phan Châu Trinh

Cần đạt:

1 Tác phẩm

Trang 37

Hậu anh Khóa (1975)

Tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài như "Gánh nước đêm", "Tiễn chân anh Khóa", "Mong anh Khóa", "Gửi thưcho anh Khóa", trong một thời gian dài đã được truyền tụng rộng rãi

+ Về mặt nghệ thuật, ngoài những bài Đường luật, còn viết bằng các thể thơ thuầnViệt: lục bát, các điệu hát ví, hát xẩm và phần thành công chính là ở đây

2 Tìm một số đánh giá nhận xét có ảnh hưởng tới cuộc đời, sáng tác của Phan Châu Trinh

D HƯỚNG DÂN HỌC TẬP

1 Những yếu tố về gia đình, thời đại đã ảnh hưởng đến con ngươi của Phan Châu Trinh vàTrần Tuấn Khải

2 Chuẩn bị bài Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Tiết: 12 - 15

Chương II/ Bài 2 - 3

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Trang 38

1 Hiểu sự phong phú, đa dạng của sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh ; Giá trị đặc

điểm phong cách trên từng thể loại

2 Có kĩ năng phân tích các tác phẩm, các nội dung liên quan tới văn thơ yêu nước

và cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là những tác phẩm được dạy trong nhà trườngTHCS hiện hành

3 Tích cực học tập và làm việc nghiêm túc Phát huy tính chủ động trong học tập.

Thêm yêu mến và trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã tạo dựng

B TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1

* Tài liệu tham khảo:

2 Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97

3 Nghiên cứu bình luận chọn lọc về thơ văn chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb GD

C NỘI DUNG BÀI HỌC

I/ Khái quát sự nghiệp văn thơ của Hồ Chí Minh (*)

1 Một nhà văn, nhà thơ lớn ngoài chủ định

- Đến với văn chương không hề có hẹn trước, chưa bao giờ nhận mình là một nhà văn, nhà thơ mà chỉ nhận rằng mình có làm báo, là người yêu văn nghệ, bạn của văn nghệ

- Hồ Chí Minh lại nhận thấy văn chương là vũ khí đắc lực phục vụ cho cuộc chiến yêu nước, cách mạng của dân tộc Người quan niệm làm văn chương là làm cách mạng

2 Một sự nghiệp văn thơ phong phú, một phong cách nghệ thuật đa dạng

a Quan điểm sáng tác:

- Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

+ Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

+ Văn học phải có chất thép, tính chiến đấu

- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

+ Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn hiện thực đời sốngphong phú

+ Phát huy cốt cách dân tộc, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt

+ Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ

- Người luôn đặt câu hỏi “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích),

“Viết cái gì?” (nội dung), “Viết như thế nào?” (hình thức).

b Tính phong phú trong sự nghiệp sáng tác

- Số lượng phong phú đa dạng

Trang 39

- Ngôn ngữ: viết bằng ba thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt Tùy hoàn cảnh,đối tượng tiếp nhận mà sáng tác bằng loại hình ngôn ngữ thích hợp

- Thể loại: 3 thể loại chính là văn chính luận, truyện ký và thơ ca

c Một phong cách nghệ thuật rất đa dạng nhưng cũng rất độc đáo:

- Văn chính luận bộc lộ một tư duy sắc sảo, giàu tính luận chiến và đặc biệt là giàu trí thức văn hoá và thực tiễn.

- Truyện kí có lối kể chuyện chân thực, có cách tạo không khí gần gũi, giọng châm biếm, sắc sảo, thâm thuý, tinh tế và giàu chất trí tuệcũng như tính hiện đại.

- Thơ ca mang đậm phong cách thơ cổ phương Đông, nói ít gợi nhiều, hoạ vân xuất nguyệt.

II/ Văn xuôi truyện và kí

1 Là những sáng tác nghệ thuật có sự kết hợp chặt chẽ tính thời sự, chiến đấu

với tính nghệ thuật

- Các tác phẩm tập trung tố cáo bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân, vạch trần tính chất bịp bợm, xảo trá được che đậy dưới những từ ngữ mỹ miều như “công lý”, “bình

đẳng”, “bác ái” mà chúng vẫn thường rêu rao

- Nêu lên truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm với những nhân vật lịch sử anh hùng của dân tộc Truyện, ký của Nguyễn Ái Quốc luôn thể hiện một sự ngưỡng mộ sâu sắc

và tự hào đối với các nhân vật lịch sử - từ Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lê Lợi đến

Phan Bội Châu

2 Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật

Có thể thấy những tác phẩm như Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những

trò lố hay Varen và Phan Bội Châu… đã thể hiện một trình độ nghệ thuật hư cấu, sáng tạo tình huống tài tình rất cao Trong đó, ngòi bút của tác giả luôn ở mũi nhọn của thời

cuộc chính trị, đã nắm bắt rất nhạy bén sự kiện chính trị, xã hội

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bác vẫn trực tiếp viết nhiều tácphẩm truyện, ký châm biếm: Trong trần ai, ai cũng ghét Ai (Ai: chỉ tổng thống MỹAixenhao), Đạo đức Mỹ, Làm thế nào cho lạc thêm vui?, U2 là u ám, u mê - U đi 3 chiếc, u

về chỉ 1 thôi (U2: máy bay do thám đặc biệt của Mỹ), Bình đẳng, bác ái kiểu Mỹ, Chó Mỹ datrắng cắn Mỹ da đen v.v…

III/ Tập thơ Nhật kí trong tù

Trang 40

1 Hoàn cảnh sáng tác: viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm

1943, trong thời gian Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi khắpcác nhà giam ở 13 huyện tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

2 Số lượng tác phẩm: gồm hơn 133 bài thơ chữ Hán và một số ghi chép

Nhật kí trong tù là bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh Tập thơ đã mang đến chongười đọc những cảm nhận về hành trình vô cùng gian nan, cực khổ qua các nhà tù của Chủtịch Hồ Chí Minh Đồng thời thể hiện tư tưởng, tinh thần yêu nước, ý chí vươn lên khôngmệt mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3 Giá trị của Nhật kí trong tù

3.1 Thể hiện tấm lòng nhân đạo cộng sản

Trường Chinh cho rằng: “Một điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chủ Tịch là lòng thương người” Lòng thương yêu con người của Bác là tấm lòng nhân đạo Cộng sản, đó là

tinh thần nhân đạo mới mẻ Qua đó toát lên niềm tin tưởng vào con người trong những nămtháng đấu tranh gian khổ

Được biểu hiện ở những điểm sau:

- Trong tù Bác cũng chịu khổ ải như bất kì tù nhân nào Mà Bác đã già, bị tù trong

hoàn cảnh cô độc, nhưng Người đã quên đi nỗi đau của riêng mình mà đem lòng thương yêu những người bạn tù mà Bác gọi là nạn hữu.

Bài “Người bạn tù thổi sáo” Bác thương người bạn tù nhớ quê hương da diết trong

âm điệu sầu não Bác cũng là người cùng hội cùng thuyền, Bác cũng đang có tâm trạng nhớquê hương đất nước nên tiếng sáo của người bạn tù cũng là tiếng lòng của Bác:

“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu Muôn dặm quan hà khuôn xiết nỗi Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”

Đó còn là sự xót thương khi nhìn thấy chăn giấy của người bạn tù (dù mình cũng

vậy)

Chứng kiến người tù cờ bạc nằm bên vì đói rét bị nhà tù hành hạ chết thảm thương:

Một người tù cờ bạc chết cứng

Thân anh da bọc lấy xương

Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi,Đêm qua còn ngủ bên tôi

Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!

Ngày đăng: 13/03/2016, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w