1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

giáo án MĨ học đại CƯƠNG

45 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 296,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU HỌC PHẦN: - Nắm được những kiến thức cơ bản về mĩ học: Đối tượng, khái quát mối quan hệ thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ, các loại hình nghệ thuật, các hoạt động thẩ

Trang 1

HỌC PHẦN MĨ HỌC ĐẠI CƯƠNG

*************

A MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về mĩ học: Đối tượng, khái quát mối quan hệ thẩm

mỹ, chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ, các loại hình nghệ thuật, các hoạt động thẩm mỹ của con người

- Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, cảm thụ các hiện tượng thẩm mĩ

- Có khả năng giáo dục thẩm mĩ, góp phần xây dựng đời sống thẩm mĩ, xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn

B TÀI LIỆU HỌC TẬP – THAM KHẢO

1 Giáo trình chính

- Đỗ Văn Khang (1997), Mĩ học đại cương, NXB GD, Hà Nội.

- Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mĩ học đại cương, NXB GD, Hà Nội

2001

2 Tài liệu tham khảo

- Đỗ Huy (1996), Mĩ học với tư cách là một khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội

- Phương Lập Bình (2003), 10 nhà âm nhạc lớn thế giới, NXB Văn hóa TT, Hà Nội.

C BẢNG PHÂN TIẾT CỤ THỂ

Chương 1: Quá trình xác định đối tượng của mỹ học trong lịch

sử

1 - 2

Chương 2: Đối tượng của mỹ học theo quan điểm hiện đại

1 Mỹ học nghiên cứu mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối

với hiện thực

2 Mỹ học nghiên cứu nghệ thuật như là hình thái biểu hiện tập

trung mối quan hệ thẩm mỹ

2

Chương 3: Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ

1 Thế nào là mối quan hệ thẩm mỹ

2 Đặc tính của mối quan hệ thẩm mỹ

Trang 2

1 Khái niệm về khách thể thẩm mỹ

2 Cái đẹp: khái niệm, cái đẹp trong tự nhiên - xã hội - nghệ

thuật

3 Cái bi: khái niệm, cái bi trong xã hội - nghệ thuật

4 Cái hài: cái hài trong xã hội - nghệ thuật

Chương 6: Đặc trưng của nghệ thuật

Chương 7: Các loại hình nghệ thuật

1 Những khuynh hướng sai lầm trong việc phân chia các loại

hình nghệ thuật

2 Các cách phân chia nghệ thuật hiện đại

31 - 32

Chương 8: Nghệ sĩ

1 Biểu hiện của tư chất nghệ sĩ

2 Con đường trau dồi

Tiết 01 - 02

Chương 1 QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CỦA MỸ HỌC TRONG LỊCH SỬ

Trang 3

A Mục tiêu bài học

- Nắm được quá trình xác định đối tượng của mỹ học trong lịch sử

- Phân tích lí giải sự hình thành mỹ học trong đời sống, xã hội, nghệ thuật

- Trân trọng cái đẹp, giữ gìn và phát triển phù hợp với quy luật đời sống, lịch sử, xã hội

B Nội dung bài dạy

Các học thuyết mỹ học trong quá khứ thường tập trung sự tìm tòi vào hai lĩnh vực

chính: cái đẹp và nghệ thuật Có thể thấy rõ điều đó trong tư tưởng mỹ học của những đại diện

lớn nhất cho các giai đoạn phát triển của mỹ học nhân loại như: Platon (427 - 347 TCN), Aristote (384 - 322 TCN), Leonardo da Vinci (1452 - 1519), Diderot (1713 - 1784), Lessing (1729 - 1781), Kant (1724 - 1804), Hegel (1770 - 1831), Bielinxki (1811 - 1848), Tsecnưsepxki (1828 - 1889)…

1 Thời cổ đại

- Ở thời kỳ này mỹ học chưa trở thành một khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận của triết học Đó là một môn khoa học ra đời khá muộn.

- Thời kỳ này mỹ học duy vật và mỹ học duy tâm đã có sự phân biệt

+ MH duy tâm: tiêu biểu là Platôn, Pitago Họ coi cái đẹp chỉ là ý niệm bất biến không phụ thuộc vào chủ thể và cái đẹp là do thần linh sáng tạo Theo Platôn MH là khoa học về cái đẹp, còn nghệ thuật là bộ phận thấp kém trong linh hồn con người và không là đối tượng MH

Platon là nhà triết học, nhà mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại Ông cho rằng

mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối Ông viết: “Cái đẹp là tự nó” Khi có ý định giải thích cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước” Platon chủ trương: “Nghệ thuật chỉ là cái bóng của cái bóng” Nghệ thuật cách xa chân lý tới ba bậc nên nó là “ảo ảnh”, không có giá trị nhận thức.

+ Mỹ học duy vật: đại diện là Arixtôt - “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại”

Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại

quan niệm của thầy mình, thừa nhận đặc tính khách quan của cái đẹp Trong công trình nổi

tiếng Siêu hình học, ông nói đẹp là trật tự của sự hài hòa, cân xứng Cũng như Platon, ông yêu cầu nghệ sỹ phải “diễn tả cái có thể xảy ra” theo bản chất và quy luật tất yếu, “bổ sung vào cái không có trong tự nhiên” Lý thuyêt về khả năng “thanh lọc hóa” tâm hồn người xem của

bi kịch được ông phát hiện cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị

2 Thời trung cổ:

Trang 4

Ở phương tây MH duy tâm rất phát triển Tiêu biểu là Ôguytanh, Tômatđacanh được coi là những nhà MH tiêu biểu Họ cho rằng đối tượng của MH là thần thánh, chúa là đẹp tuyệt đôí và vĩnh cửu.

3 Thời phục hưng:

Qua thời trung đại, nhân loại bước sang thời Phục hưng - thời đại đã sản sinh ra

những “người khổng lồ” về tư tưởng Có đặc điểm:

- Sự bùng nổ của phong trào phục hưng đã dẫn tới sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp Cái đẹp không phải ở nơi thượng giới mà ở ngay trong cuộc sống trần thế Con người phải được hưởng hạnh phuc tình yêu

- Thể hiện trong các tuyên ngôn nghệ thuật tiêu biểu của các danh hoạ như Mùa xuân của Bôntônski, Trường Athen của Raphaen Qua các sáng tác của Sech xpia.

Leonardo da Vinci - danh họa người Italia Theo kiến giải của ông, cái đẹp tồn tại trong

những thuộc tính của chính bản thân sự vật, hiện tượng, trong sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận, nhất là màu sắc và âm thanh của chúng Ông đặt nghệ thuật, trươc hết là hội họa, ngang hàng với khoa học về ý nghĩa và phương thức phản ánh thực tại

HĐNT bậc thấp (sự lĩnh hội cái đẹp ) -> Khoa học mỹ học

HĐNT bậc cao (sự hướng tới chân lý) -> Khoa học lô gíc học

Nhưng hướng cái đẹp tới tự nhiên và phủ nhận cái đẹp trong nghệ thuật -> Đóng góp của ông là đưa ra một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, nhưng không đúng khi đối lập 2 loại nhận thức cảm tính và lý tính cho rằng tư duy hình tượng thấp hơn tư duy lô gíc

Người đại diện chói lọi hơn cả cho phong trào Khai sáng ở Đức là Lessing Ông là tác

giả của những công trình nghiên cứu mỹ học có tiếng như Lao Coon, Kịch trường Hăm buốc… Chủ trương nghệ thuật mô phỏng toàn bộ tự nhiên có thể thấy trong đó cái đẹp chỉ là một bộ phận nhỏ Sự chân thực, biểu cảm được ông coi là những quy luật chủ yếu của nghệ

thuật chân chính Theo ý kiến của ông, nghệ thuật cần phải đánh giá cuộc sống theo những quan điểm về cái đẹp và cái xấu, nhằm tác động đến đạo đức, uốn nắn những sai lạc của tầng lớp bình dân

Trang 5

5 Thế kỷ XIX:

- Kant (1724-1804) nhà triết học cổ điển Đức - Ông tổ của nền triết học cổ điển Đức

- một trong ba nguồn gốc góp phần tạo lập nên chủ nghĩa Marx Ông quan niệm cái đẹp có tính thiên bẩm Không thể học để sáng tạo nghệ thuật được Và đối tượng của MH là lĩnh vực của thị hiếu thẩm mỹ “ Cái đẹp không phải ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình” Học thuyết này của Kant đầy mâu thuẫn

- Hêghen (1770-1831) Nhà triết học cổ điển Đức Ông quan niệm mỹ học chỉ nghiên

cứu cái đẹp trong nghệ thuật mà thôi và chúng ta lập tức loại trừ cái đẹp của tự nhiên ra khỏi đối tượng của chúng ta Ông giải thích: vì không có tiêu chuẩn gì thống nhất được cái đẹp của

tự nhiên vốn tồn tại một cách bàng quan, không có quy luật nào cả Ông xem thường cái đẹp trong cuộc sống và cho rằng “Cái đẹp nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên” Đóng góp

vô giá của mỹ học duy lý Hegel là hết mực đề cao giá trị nhận thức của nghệ thuật Có thể nói, với Hegel, lần đầu tiên mỹ học được xác lập thành một khoa học thật sự

- Các nhà Dân chủ cách mạng Nga gồm Biêlinski và Tsesnưsepski đã giải quyết đối tượng của MH theo một cách khác

+ Họ khẳng định đối tượng của MH là QHTM của con người với hiện thực

+ Họ vẫn thừa nhận cái đẹp là đối tượng đáng chú ý của MH nhưng họ lại nhìn thấy cái đẹp có nguòn gốc trong đời sống khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người và khẳng định cái đẹp là cuộc sống

Kết luận: Như vậy trong lịch sử tư tưởng MH đã từng lưu hành 2 quan niệm phổ biến

- Câu hỏi Xác định quá trình hình thành đối tượng mĩ học trong lịch sử

- Chuẩn bị bài: Đối tượng của mỹ học theo quan điểm hiện đại

Tiết 02

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG CỦA MỸ HỌC THEO QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI

Trang 6

A Mục tiêu bài học

- Nắm được quá trình xác định đối tượng của mỹ học trong lịch sử

- Phân tích lí giải sự hình thành mỹ học trong đời sống, xã hội, nghệ thuật

- Trân trọng cái đẹp, giữ gìn và phát triển phù hợp với quy luật đời sống, lịch sử, xã hội

B Nội dung bài dạy

Trả lời câu hỏi “mỹ học là gì?” thực chất là đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “mỹ học nghiên cứu cái gì?” Mỗi ngành khoa học - khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học nhân văn, muốn tồn tại như một ngành độc lập thì phải xác định đối tượng nghiên cứu chuyên biệt của mình Từ cổ xưa, một tác giả khuyết danh của công trình nổi tiếng Về cái cao cả đã xác định hai yêu cầu cơ bản đặt nền tảng cho bất cứ một ngành khoa học nào gồm: Một là, cần xác định đối tượng nghiên cứu của mình; và hai là, cần tìm tòi và chỉ ra các phương pháp chiếm lĩnh đối tượng này Chính Hegel trong tác phẩm Khoa học lôgic, khi trình bày về vai trò của việc xác định đối tượng của ngành khoa học này cũng đã nói rất đúng rằng: không am hiểu đối tượng của lôgic học thì không thể nói trước nó là gì cả

Vậy đâu là đối tượng đặc thù của mỹ học? Nói cách khác, mỹ học nghiên cứu cái gì trong thế giới thực tại muôn màu muôn vẻ?

I Mỹ học nghiên cứu mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực

I Mỹ học nghiên cứu mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực

1 Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ giữa chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm mĩ:

- Con người và hiện thực có những quan hệ đa dạng: quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, quan hệ tôn giáo, quan hệ thẩm mĩ,…

Mỗi mỗi quan hệ đó là đối tượng của một ngành khoa hoc: Chính trị học, kinh tế học, đạo đức học, tôn giáo học, mĩ học,…

4 Mĩ học nghiên cứu những qui luật, đặc trưng của mối quan hệ thẩm mĩ

II Mỹ học nghiên cứu nghệ thuật như là hỡnh thỏi biểu hiện tập trung mối quan hệ thẩm mỹ

Trang 7

1 Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ:

- Nghệ thuật - phương thức phản ánh theo qui luật thẩm mĩ

- Nghệ thuật - phương thức tác động theo qui luật thẩm mĩ

2 Nghệ thuật là sự sáng tạo theo qui luật thẩm mĩ:

- Đối tượng của nghệ thuật là quan hệ thẩm mĩ

- Nội dung đặc trưng của nghệ thuật là những những tình cảm thẩm mĩ

- Phương thức phản ánh đặc trưng của nghệ thuật là thông qua hình tượng nghệ thuật

Đó là hình tượng thẩm mĩ

3 Những đặc trưng và qui luật của nghệ thuật chính là đối tượng của mĩ học.

Kết luận về đối tượng của mĩ học theo quan niệm hiện đại: Mĩ học là khoa học nghiên cứu những qui luật, đặc trưng của mối quan hệ thẩm mĩ và của nghệ thuật

Để nói một cách ngắn gọn, ta có thể coi toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học “Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức

độ nào đó chúng đều có giá trị đối với con người như một giống loài nghĩa là đều có giá trị thẩm mỹ, chúng đều là môi trường của các nhu cầu mỹ học, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học” (Bôrev)1 Ở đây cần hết sức tránh nhầm lẫn hai khái niệm thẩm mỹ và mỹ học Cũng như

sự khác biệt giữa lịch sử và sử học, văn chương và văn học… thẩm mỹ hoàn toàn không phải

là mỹ học Đó là sự khác biệt giữa đối tượng và khoa học nghiên cứu đối tượng Chúng cần

được phân biệt rạch ròi và dứt khoát

C Hướng dẫn ôn tập

1 Đối tượng của mỹ học theo quan điểm hiện đại

2 Chuẩn bị bài: Khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ

Tiết 02 - 06

Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ THẨM MỸ

A Mục tiêu bài học

Trang 8

- Nắm được khái niệm MQH TM và đặc tính của MQH TM: Tính chất tinh thần, tính chất xã hội, tính chất cảm tính, tính chất tình cảm

- Phân tích lí giải về mối quan hệ thẩm mỹ

- Trân trọng cái đẹp, giữ gìn và phát triển phù hợp với quy luật đời sống, lịch sử, xã hội

B Nội dung bài dạy

I Khái niệm mối quan hệ thẩm mĩ và các bộ phận hợp thành

1 Khái niệm

- Quan hệ thẩm mỹ là một kiểu dạng trong MQH đa dạng của con người với thế giới thực tại Đó là MQH giữa chủ thể thẩm mỹ ( tức là chủ thể người xã hội có nhu cầu và khả năng đánh giá, thưởng thức, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ) với khách thể thẩm mỹ- tức là những thuộc tính, khía cạnh, phẩm chất thẩm mỹ ở các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người

- Chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ vừa là điều kiện tồn tại của nhau, vừa là những tiền đề tối thiểu không thể thiếu cho sự hình thành MQH TM

2 Các bộ phận hợp thành MQH TM

+ Chủ thể thẩm mỹ là con người xã hội với các hoạt động TM thông qua các giác quan

đã được thẩm mỹ hóa Các giác quan từ chỗ mang tính sinh vật trở thành các giác quan tinh thần có khả năng cảm nhận và thưởng thức cái đẹp -> gây nên những rung động thẩm mỹ

Phạm trù của chủ thể thẩm mỹ gồm: ý thức thẩm mỹ với cac bộ phận hợp thành như cảm xúc TM, thị hiếu TM, lý tưởng TM

+ Khách thể thẩm mỹ: là các hiện tượng TM trong thiên nhiên, xã hội, con người được thể hiện thông qua các phạm trù TM như cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài - đều là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

+ Nghệ thuật: là hình thưc thể hiện cao nhất, tập trung nhất MQH TM của con người với hiện thực Nghệ thuật ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội, là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội

II Đặc tính của mối quan hệ thẩm mỹ

1 Tính chất tinh thần – tính chất nổi bật của MQH TM

- QHTM của con người với hiện thực là một quan hệ mang tính chất tinh thần, đối lập với bản năng vụ lợi vật chất trực tiếp Điều đó thể hiện ở cả phía chủ thể và khách thể

+ Ở phương diện chủ thể: chủ thể TM đánh giá, cảm thụ, thưởng thức và sáng tạo các giá trị TM xuất phát từ cảm hứng và khoái cảm TM Biểu hiện qua các cung bậc của tình cảm

Trang 9

TM như vui sướng yêu thích trước cái đẹp, ghét và xa lánh thói xấu, xót sa trước cái bi, khâm phục ngưỡng mộ trước cái cao cả Những khoái cảm ấy hoàn toàn “ mang tính chất người ”

+ Về phía khách thể: là một giá trị tinh thần chứ không phải là giá trị vật chất Mặc dù cũng có nguồn gốc trực tiếp từ những thuộc tính vật chất nhưng không làm thoả mãn các nhu cầu bản năng mà thoả mãn nhu cầu tinh thần, tác động vào tinh thần của con người Giá trị thẩm mĩ giống như một liều thuốc điều hoà các trạng thái cảm xúc, cân bằng những sang chấn tâm lí, tăng thêm vẻ đẹp và sự phong phú, khoẻ mạnh cho tâm hồn cho con người Một khung cảnh thiên nhiên đẹp khiến cõi lòng ta thư thái, thanh cao; một hành động nhân hậu cao thượng có thể đổi máu hồng cho một con tim đen giá lạnh, và một số phận bi thương sẽ làm cho con người thêm nhạy cảm, biết tự dằn vặt, xót xa trước thế thái nhân tình

- Giá trị vật chất chủ yếu đáp ứng những đòi hỏi của bản năng, của thể xác, của con người và sẽ thay đổi tỉ lệ nghịch với thời gian sử dụng Sự quan tâm của chủ thể thẩm mĩ với khách thể thẩm mĩ là không vụ lợi Khách thể thẩm mĩ thoả mãn những nhu cầu đặc biệt cao của con người: nhu cầu thẩm mĩ, mà không hề bị tiêu hao, tổn hại

2 Tính chất xã hội – tính chất tất yếu của MQH TM

- Chủ thể thẩm mĩ bao giờ cũng là những con người xã hội Là một sản phẩm của tự

nhiên, con người đồng thời là sản phẩm của xã hội Con người là tổng hoà mối quan hệ xã hội

- Chủ thể thẩm mĩ nhận ra những giá trị thẩm mĩ trước hết bằng con đường cảm tính Cái thẩm mĩ đến với con người thông qua các giác quan (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tưởng tượng lên tưởng như trong văn học) Trong 5 giác quan của con người thì chủ yếu có

mắt và tai là hai giác quan có khả năng rất lớn cảm nhận được giá trị thẩm mĩ, bởi chúng “linh

Trang 10

hoạt nhất, phong phú nhất, tế nhị nhất, có cảm hứng nhiều nhất” (Mác), “có khả năng đem lại những khoái cảm mang tính chất người…” Tư thế về mặt sinh học của mắt và tai là có thế

lĩnh hội được đối tượng một cách đầy đủ cảm tính mà không cần tiếp xúc trực tiếp

- Những con người tài năng, khéo léo, nhất là các nghệ sĩ thường có những năng lực thị giác và thính giác đặc biệt Mặt khác chính hoạt động thực tiễn đã nâng cao những khả năng này của của con người

- Tuy nhiên, không thể tách rời cảm tính và lí tính trong nhận thức thẩm mĩ

Nội dung sinh viên tự học, tự nghiên cứu

(Tiết 06)

4 Tính chất tình cảm – ưu thế đặc biệt của MQH TM:

- Ở QHTM thì tình cảm là yếu tố nổi bật, quan trọng, đem lại cho QHTM một ưu thế đặc biệt, một sức mạnh lớn

- QHTM dù là QH thưởng thức đánh giá hay sáng tạo cũng đều xuất phát từ những tình cảm của con người đối với các hiện tượng TM K/quan, cũng đều được thực hiện dưới sự thúc đâỷ của tình cảm TM

- Cơ sở hình thành cho những tình cảm TM là những rung động, những cảm xúc của con người khi con người tri giác các đối tượng TM của hiện thực Đó là cảm xúc hào hứng vui sướngtrước cái đẹp…Các rung động dần dần ổn định -> Trở thành tình cảm TM

- Tình cảm TM là yếu tố không thể thiếu để con người có thể khám phá và biến đổi thế giới theo quy luật của cái đẹp Thực tế cho thấy, niềm say mê, hứng thú, những tình yêu mãnh liệt, đã tạo ra sức khám phá, và những sáng tạo tuyệt vời của nhân loại

- Gắn với lí trí, sự hiểu biết, như vậy tình cảm mới thật sự bề vững và sâu sắc

- Tình cảm TM thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật Tình cảm của người nghệ sỹ trước cuộc đời TP nghệ thuật làm lay động tình cảm con người

Trang 11

A Mục tiêu bài học

- Nắm được khái niệm về chủ thể thẩm mỹ

- Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ (Gồm 5 nhóm)

- Phân tích lí giải chủ thể thẩm mỹ

- Trân trọng cái đẹp, giữ gìn và phát triển phù hợp với quy luật đời sống, lịch sử, xã hội

B Nội dung bài dạy

I/ Khái niệm về chủ thể thẩm mỹ và các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ

1, Những quan niệm về chủ thể thẩm mỹ:

a Quan niệm của các nhà sinh vật học: ý thức về cái đẹp có cả trong loài vật.

- Loài vật cũng biết say mê trước những màu sắc rực rỡ, những âm thanh thánh thót; loài vật cũng có những động tác khéo léo, uyển chuyển

- Darwin, trong cuốn sách nổi tiếng: "Nguồn gốc con người và sự đào thải về giới tính" (1871): " người ta không thể nào không thừa nhận những con chim cái mến phục vẻ đẹp của những con chim đực ( ) Những con chim sâu và vài giống chim khác xếp đặt một cách rất đẹp mắt những vật lóng lánh để trang hoàng tổ của chúng và những nơi chúng tụ tập; chắc chắn rằng chúng cảm thấy vui thích và ngắm nghía những đồ vật đó Trong mùa yêu đương những điệu hót thánh thót của nhiều chim đực chắc chắn là được những chim cái thần phục Dẫu sao thì chắc chắn rằng con người và nhiều loài vật đều ưa thích những màu sắc những

hình thức xinh đẹp và cùng những âm điệu như nhau" Có chỗ Darwin còn cho rằng năng

khiếu thẩm mĩ của người man rợ "không phát triển bằng năng khiếu thẩm mĩ của một vài giống vật, chẳng hặn như của loài chim"

b Quan niệm của các nhà duy vật biện chứng: chủ thể thẩm mĩ trước hết là con

người xã hội , là con người có ý thức thẩm mĩ

- Hoạt động của chủ thể thẩm mĩ, theo C.Marx, trước hết là hoạt động mang tính tự do, hoàn toàn thoát khỏi sự đề nén của nhu cầu thể xác, (Hoạt động của con vật bất luận như thế nào đều mang tính bản năng sinh tồn)

- Hoạt động của chủ thể thẩm mĩ phải luôn luôn mang tính sáng tạo

- Chỉ con người mới có khả năng "nhào nặn vật chất theo qui luật của của cái đẹp"

- Năng lực của chủ thể thẩm mĩ gắn liền với vai trò của các giác quan như mắt, tai và đôi tay Đó là những giác quan mà nhờ một quá trình xã hội hoá, trải qua sự rèn luyện lâu dài

từ thế hệ này đến thế hệ khác, đã có được những cảm giác "có tính chất người", có khả năng cảm thụ và sáng tạo thẩm mĩ

2, Khái niệm:

Trang 12

Chủ thể thẩm mĩ là con người xã hội, con người có ý thức thẩm mĩ : có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mĩ đối với thế giới; có những giác quan được rèn luyện để đồng hoá thể giới về mặt thẩm mĩ.

3 Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ

3.1, Nhóm chủ thể thưởng thức thẩm mỹ:

- Đặc trưng chủ yếu: là sự phản ánh thụ cảm các quá trình TM xảy ra trong cuộc sống

và trong nghệ thuật thông qua 2 giác quan tai và mắt

- Điều kiện tiên quyết: là năng lực cảm thụ TM của mỗi cá nhân

3.2, Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mỹ:

- Đặc trưng chủ yếu: khả năng sáng tạo ra các giá trị TM mới (Tác phẩm) trên kinh nghiệm đã tích luỹ được theo ý đồ chủ quan của mình bằng cách vật chất hoá các xúc cảm TM thông qua các phương tiện bỉểu đạt

- Điều kiện:

+ Có năng lực thưởng thức các giá trị thẩm mĩ

+ Có năng lực sáng tạo thẩm mĩ: tưởng tượng,

tạo hình, biểu hiện,

3.3, Nhóm chủ thể định hướng thẩm mỹ

- Đặc trưng hoạt động: Đánh giá, xác định, hướng dẫn cảm thụ và sáng tạo những giá trị thẩm mĩ

- Điều kiện:

+ Có sự hiểu biết sâu sắc các qui luật thẩm mĩ của người sáng tạo

+ Có sự hiểu biết sâu sắc nhu cầu và kĩ năng của người thưởng thức

- Những con người cụ thể cần mang phẩm chất của chủ thể định hướng thẩm mĩ là các nhà lí luận, phê bình hoặc các nhà lãnh đạo văn hoá nghệ thuật Họ là những đại diện cho một thị hiểu thẩm mĩ, một quan niệm thẩm mĩ cũng như một lí tưởng thẩm mĩ nhất định

3.4, Nhóm chủ thể biểu hiện thẩm mỹ:

- Đặc trưng hoạt động: Truyền đạt sản phẩm nghệ thuật của chủ thể sáng tạo cho chủ thể thưởng thức thẩm mĩ Từ những sáng tạo họ lại tạo ra những tác phẩm sáng tạo mới

- Điều kiện:

+ Am hiểu sâu sắc giá trị trong sáng tác nghệ thuật

+ Có năng khiếu biểu hiện và các phương tiện biểu hiện phù hợp với các loại hình nghệ thuật cụ thể

3.5, Nhóm chủ thể thẩm mỹ tổng hợp:

Trang 13

- Đặc trưng hoạt động: Có thể thực hiện được mọi hoạt động của các nhóm chủ thể thẩm mĩ nói trên

- Điều kiện: Bao gồm được nhiều năng lực, có năng khiếu đặc biệt

II Các phạm trù biểu hiện của chủ thể thẩm mỹ - ý thức thẩm mỹ

1 Bản chất của ý thức thẩm mỹ

a ý thức thẩm mĩ là một hành thái ý thức xã hội

- ý thức thẩm mĩ phản ánh tồn tại đời sống xã hội

- ý thức thẩm mĩ có khả năng tác động trở lại cải biến đời sống xã hội

b ý thức thẩm mĩ phản ánh đời sống bằng hình tượng giàu tình cảm xã hội thẩm mĩ.

- Hình tượng - cảm tính: là biểu hiện sự tồn tại của khách thể thẩm mĩ trong chủ thể thẩm mĩ Trong ý thức thẩm mĩ, cái thẩm mĩ không bao giờ là những khái niệm khô cứng, phiến diện mà luôn hiện diện một cách toàn diện, cụ thể cảm tính, sinh động như sự thật ngoài đời Đây là một thế mạnh của ý thức thẩm mĩ trong việc nhận thức thế giới trong trạng thỏi vốn cú của nú Người có ý thức thẩm mĩ là người có được một kho tàng hết sức phong phú về hình tượng thẩm mĩ Ví dụ ý thức về cỏi đẹp của con người phải là hình ảnh về những con người cụ thể với những lời núi, hành động cử chỉ, dáng vẻ cụ thể Bởi vậy, giáo dục ý thức thẩm mĩ cho học sinh trước hết phải cho các em tiếp xúc với cái thẩm mĩ tồn tại trong những hình tượng - cảm tính

- Tình cảm xã hội thẩm mĩ: đó là những rung động những cảm xúc mang tính xã hội sâu sắc Tình cảm thẩm mĩ luôn là mối quan hệ hài hoà giữa chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm

mĩ (tán thưởng hoặc không, trên cơ sở cái thẩm mĩ)

c ý thức thẩm mĩ có tính chất vô tư, không vụ lợi, không vì những nhu cầu vật chất trực

tiếp, gắn với cái chân, thiện, mĩ

Trang 14

+ Những người có thị hiếu thấp (thị hiếu kém phát triển): chưa được nâng cao về trình

độ học vấn và trình độ TM, khi đánh gia thường nặng về cảm tính, không biết phân biệt cái đẹp thật và cái đẹp giả

+ Những người có THTM cao (Thị hiếu phát triển): là những người có vốn văn hoá chung và trình độ học vấn sâu rộng THTM những người này thường tinh tế hơn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về ND và HT

b Tính chất của THTM:

- Tính chất cá nhân: Đó là cái gu, cái khiếu, sở thích riêng của mỗi một con người về

phương diện TM Điều đó tạo nên sự muôn hình vẻ , đa dạng trong cuộc sống

Bài học: Cần phải tôn trọng và phát huy những sở thích, thị hiểu thẩm mĩ cá nhân Đây

là vấn đề nhân quyền và còn là vấn đề tạo điều kiện cho sự phát huy tài năng cá nhân đóng góp cho sự phát triển của đời sống xã hội

- Tính chất XH

+ Thể hiện ở tính giai cấp: THTM của con người luôn chịu sự chi phối của: điều kiện sống, quan điểm sống, lý tưởng đạo đức, lý tưởng TM (VD)

+ Yếu tố dân tộc:

+ Yếu tố thế hệ lứa tuổi:

Tuổi trẻ sôi nổi nhiệt tình táo bạo nhạy cảm với cái mới nên họ ưa thích những cái đẹp rực rỡ mới lạ Do tâm lý nên có hiện tượng thaí quá ngộ nhận, dễ dàng phủ nhận các giá trị truyền thốngđể chạy theo những mốt lai căng phản TM

Tuổi già: thận trọng khắt khe khi đánh gía đối tượng TM dè dặt trước cái mới Thích những cái đẹp nền nã kín đáo, khó thay đổi về sở thích, yêu thích những giá trị truyền thống, hoài cổ Tuy nhiên cũng dễ bảo thủ hẹp hòi, dị ứng với cái mới

- Tính chất thời đại: Mỗi thời đại có những hoàn cảnh ĐK chính trị, KTXH khác nhau

nên THTM của con người cũng biến đổi theo

VD sắc đẹp của phụ nữ: ( Thời trung cổ khác thời Phục hưng)

=> Như vậy THTM của cá nhân là hội tụ những sở thích có tính phổ biến của giai cấp, dân tộc, thế hệ, thời đại mà cá nhân đó là một thành viên, luôn bị quy định bởi các yếu tố XH

Nội dung sinh viên tự học, tự nghiên cứu

(Tiết 12 , 13)

2.2, Cảm xúc thẩm mỹ:

Trang 15

a Khái niệm: Cảm xúc TM là trạng thái rung cảm của con người trước các ấn tượng

TM nhận được khi con người tri giác các khách thể TM trong cuộc sống và nghệ thuật Đó có thể là sự thích thú hân hoan trước cái đẹp, là nỗi xót thương đồng khổ đồng cảm trước cái bi,

là niềm cảm phục tôn kính chiêm ngưỡng trước cái cao cả, cái anh hùng

b, Điều kiện của cảm xúc thẩm mĩ: Khi khách thể thẩm mĩ gặp gỡ chủ thể thẩm mĩ -

con người có khả năng cảm thụ thẩm mĩ Tức là khi xuất hiện quan hệ thẩm mĩ.

c, Tính chất: vô tư, không vụ lợi, thuộc lĩnh vực tinh thần, hoàn toàn không phải là một cảm giác mang tính chất sinh lí, không phải là phản ứng thuần tuý mang tính bản năng Cảm xúc thẩm mĩ là " cảm xúc tinh thần" (Marx) Cảm xúc thÈm mÜ kh«ng chØ lµ c¶m tÝnh mµ bao gåm trong nã nh÷ng nh©n tè lÝ tÝnh, trÝ tuÖ, th«ng minh

d, Cảm xúc thẩm mĩ thể hiện ở nhiều trạng thái, cấp độ, tuỳ vào mối quan hệ thẩm mĩ.

e, Vai trò chức năng của cảm xúc thẩm mĩ đối với con người:

+ Trong việc nhận thức khám phá thực tại nói chung: giúp cho con người nhân thức được nét phong phú sinh động, cái tinh tế độc đáo trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới Điều này các ngành khoa học sử dụng các phép lô gích thường khó đạt được

+ Trong việc hoàn thiện con người: cảm xúc thẩm mĩ có ảnh hưởng tích cực, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách tâm hồn con người, cho nó có sự cân đối hài hoà toàn diện

Bielinxki đã nói " Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới (…) phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc cả những hoài vọng các nhân lẫn những lợi ích riêng tư của mình; phải có nó con người mới có thể không quị ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công"

Mar Minski, nhà bác học về trí thông minh nhân tạo, đang có dự định chế tạo máy tính biết cảm xúc, theo ông khi đó mới có thế có loại máy thông minh thực sự

+ Trong nghệ thuật: giúp con người thưởng thức, cảm thụ, sáng tạo Thực tế có rất nhiều ví dụ về cảm xúc thẩm mĩ sôi động dâng trào đã khơi nguồn cho những sáng tác nghệ thuật vĩ đại Cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ là tham gia vào cấu trúc của hình tượng nghệ thuật: hình tượng là một khách thể tinh thần, là tình cảm thẩm mĩ là tham gia vào cấu trỳc của hỡnh tượng nghệ thuật: hình tượng là một khách thể tinh thần, là tình cảm thẩm mĩ được khách thể hoá Yếu tố tình cảm đó đã tạo ra những năng lực tác động lớn lao của hình tượng nghệ thuật Nói chung mọi chủ thể thẩm mĩ đều cần có cảm xúc thẩm mĩ

2 3 Lý tưởng thẩm mỹ:

Trang 16

a, Khái niệm và bản chất:

- Lý tưởng - đó là hình dung, ước mơ về những gì hoàn thiện nhất, tốt đẹp nhất mà con người cho rằng cần phải phấn đấu để đạt tới Đó là 1 động lực quan trong để thúc đẩy nâng đỡ con người không ngừng vươn tới những gì tươi sáng đẹp đẽ hơn Khác mơ mộng hão huyền

- Lý tưởng TM gắn bó chặt chẽ với các lý tưởng khác Chủ thể TM luôn đứng trên lập trường của một giai cấp hay một XH nhất định

b Đối tựơng phản ánh cuả LTTM: là khía cạnh TM của hiện thực – cái đẹp, cái cao cả, cái

bi, cái hài – lĩnh hội được thông qua sự cảm thụ, thông qua các giác quan

c Phương thức phản ánh của lí tưởng thẩm mĩ: theo phương thức tư duy hình tượng, thông

qua những hình ảnh thực trong đời sống và hình thượng thực trong nghệ thuật, được cảm nhận thông qua những giác quan đã được thẩm mĩ hoá cao độ (tai, mắt)

d.Vai trò, vị trí: Lí tưởng thẩm mi trở thành hình thức cao nhất của ý thức thẩm mĩ, thành

"khuôn vàng thước ngọc" cho việc nhận thức, đánh giá, sáng tạo các giá trị thẩm mĩ trong đời sống cũng như trong nghệ thuật

e Lí tưởng thẩm mĩ trong nghệ thuật:

Trong nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ tập trung ở hệ thống hình tượng nghệ thuật - là hình thức đánh giá, nhận xét cuộc sống, thể hiện rõ nhất lí tưởng thẩm mĩ của nghệ sĩ

Những nhân vật chính diện, tích cực, trực tiếp (còn những nhân vật phản diện, gián tiếp) mang lí tưởng thẩm mĩ của nghệ sĩ

Nhận xét chung: Sự phân chia ý thức thẩm mĩ như trên để tiện quan sát và nghiên

cứu, hoàn toàn mang tính chất giả định Thực tế ý thức thẩm mĩ luôn tồn tại trong một thể thống nhất biện chứng, trong đó mọi yếu tố có sự hoà quện vào nhau

C Hướng dẫn học tập

Câu 1: Nêu các thành tố cơ bản của ý thức thẩm mĩ

Câu 2: Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mĩ

Trang 17

1, Vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mỹ:

- Con người đồng hoá thế giới theo nhiều quy luật khác nhau trong đó có quy luật của cái đẹp Trong cuộc sống cái đẹp luôn là bạn đồng hành của con người

- Các phạm trù thẩm mỹ khác như cái cao cả cái bi cái hài đều ẩn chứa trong đó MQH với cái đẹp dù trực tiếp hay gián tiếp

+ Cái bi chính là sự mất mát tiêu vong của cái đẹp, cái lý tưởng

+ Cái hái đó chính là những cái xấu nhưng lại đội lốt cái đẹp

+ Cái cao cả lại gần gũi với cái đẹp hơn, nó chính là cái đẹp ở mức độ vượt trội,

->Cái đẹp đều liên quan chi phối đến các phạm trù khác,

2 Các quan niệm khác nhau về bản chất cái đẹp:

a, Mỹ học duy tâm khách quan :

- Platon khẳng định” cái đẹp tồn tại vĩnh cứu, nó không nảy sinh không bị huỷ diệt…Cái đẹp là hình ảnh hồi quang của ý niệm siêu nhiên, thần thánh Các sự vật và hiện tượng sở

dĩ đẹp là vì tinh thần thượng đế đã nhập vào chúng, làm cho chúng đẹp “

- Hê ghen lý giải bản chất cái đẹp như là biểu hiện cảm tính của ý niệm tuyệt đối ở trong nghệ thuật Ông đề cao cái đẹp trong nghệ thuật và đồng thời ha thấp cái đẹp tự nhiên

b, Mỹ học duy tâm chủ quan :

- Tuyệt đối hoá cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc cái đẹp trong ý thức chủ thể, trong cảm xúc chủ quan của cá nhân

- Hume cho rằng” Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó”

Trang 18

- Kant lại nói một cáh hình tượng: Cái đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà trong đôi mắt của kẻ si tình”

c, Mỹ học duy vật trước Macr

- Tâp trung chú ý vào phương diện khách quan của cái đẹp Họ cho rằng cái đẹp là một thuộc tính tự nhiên vốn có của sự vật, đó là sự cân xứng, hài hoà, trật tự, só lượng, chất lượng

- Các nhà MH dân chủ cách mạng Nga tìm thấy cơ sở của cái đẹp ngay trong hiện thực cuộc sống, gắn cái đẹp với hoạt động thực tiễn của con người

+ Tresnưsepski cho rắng Cái đẹp là cuộc sống, cái đẹp gợi tới sự sống

+ Ông đã chứng minh cái đẹp là một thuộc tính của bản thân hiện thực, chính hiện thực

đã gợi lên trong ta cảm xúc về cái đẹp có giá trị TM bởi vậy cái đẹp là kết quả của sự thống nhất giữa hai mặt chủ quan và khách quan

3, Quan niệm của MH Mác lê nin về bản chất cái đẹp:

- Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai nhân tố chủ quan và khách quan

+ Cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện hài hoà cân xứng

+ Cái đẹp là những cái phù hợp với ước mơ mong muốn của con người về những cái có tính lý tưởng

+ Cái đẹp là những cái phù hợp với quan nịêm con người về cái chân cái thiện

4 Tính phức tạp trong quan niệm về cái đẹp:

- Quan niệm về cái đẹp của con người bao gìơ cũng mang tính tương đối vì bị quy định bởi những yếu tố lịch sử- XH đặc biệt là trong XH có giai cấp

- Tính tương đối trong quan niệm về cái đẹp còn thể hiện ở những sắc thái dân tộc khác nhau Mỗi dân tộc có những quan niệm về cái đẹp khác nhau

- Cái đẹp cũng là một khái niệm biến đổi trong quá trình LS và luôn thay đổi theo thời gian ( Chứng minh)

- Yếu tố cá nhân, tuổi tác nghệ nghiệp trình độ văn hoá trong trong sự đánh giá về cái đẹp cúng luôn khác nhau

5 Định nghĩa:

Cái đẹp là một phạm trù TM dùng để chỉ một phẩm chất TM của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lý tưởng, có khả năng gợi lên ở con người một thái độ TM tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể.

II Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp

Trang 19

1 Cái đẹp trong tự nhiên

- Đó là những cái đẹp do tạo hoá sinh ra, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào

ý muốn chủ quan của con người Đó là cái đẹp thuộc về thế giới vô sinh, hữu sinh, cái đẹp tự nhiên của hình thể con người

- Không có cái đẹp trong lĩnh vực nào có thể sánh với cái đẹp trong tự nhiên

- Đặc trưng TM được biểu hiện qua những thuộc tính vật chất của các sự vật hiện tượng như hính dáng màu săc …được cấu tạo một cách cân đối hài hoà có khả năng tác động đến giác quan của con ngườivà gây nên những cảm xúc TM

- Nếu MH duy tâm phủ nhận cái đẹp trong TN thì MH duy vật lạ khẳng định cái đẹp trong TN và coi đây là nơi khởi đầu của cái đẹp

- Cái đẹp trong tự nhiên luôn là đề tài bất tận của thơ ca nhạc hoạ

2 Cáí đẹp trong xã hội

- Cái đẹp trong XH là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người

- Cái đẹp trong cuộc sống được biểu hiện dưới muôn ngàn hình vẻ khác nhau Từ những vật BT đến những cái to lớn do bàn tay và khối óc của con gnười làm ra theo thước đo của sự hoàn thiện và tính lý tưởng

- Cái đẹp trong XH thường bị lẫn lộn trong muôn vàn những cái BT khác khiến ta nhiều khi rất khó nhận ra

3 Cái đẹp trong nghệ thuật

- Nghệ thuật là nơi tập trung nhất cái đẹp Cái đẹp trong NT không đồng nhất với các lĩnh vực khác Biểu hiện:

+ Cái đẹp NT là cái đẹp điển hình Điều đó tạo nên sức hấp dẫn của NT đã làm biến đổi hoàn toàn giá trị của sự vậtkhiến những cái bình thường quen thuộc khi đi vào NT cũng trở nên mới lạ khác thường, cái không đẹp trở nên đẹp, cái đã đẹp lại càng nổi bât và hấp dẫn hơn

+ Cái đẹp trong NT mang tính biểu cảm, bởi vì cái đẹp trong NT luôn được tái hiện luôn gắn với một thái độ tình cảm mà người nghệ sỹ gởi gắm vào trong đó

+ Cái đẹp trong NT là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, hình thức luôn là phương tiện để thể hiện ND ( VD: việc lựa chọn từ ngữ trong thơ)

II/ CÁI CAO CẢ

I Bản chất và khái niệm:

a, Các quan niệm về cái cao cả:

- Cái cao cả là một phạm trù TM xuất hiện khá muộn trong lịch sử MH

Trang 20

+ Pxepđo Longin là người có công đầu tiên nghiên cứu về cái cao cả và đưa ra khái niệm Sublime: đồng nghĩa với cái cao cả, cái trác tuyệt, cái anh hùng, cái hùng vĩ, hùng tráng.

+ Kant tìm cơ sở của cái cao cả trong tâm hồn con người, cái cao cả chỉ có ở trong ta, trong những ý nghĩ mà cái cao cả gợi nên để góp vào quan niệm chung của tự nhiên

+ Hêghen lại quy bản chất của cái cao cả vào trong sự vận động của tinh thần tuyệt đối

“ Cái cao cả là cái gợi lên ở chúng ta ý niệm về cái vô tận” Cái cao cả có tầm vóc to lớn nhưng cũng chỉ là kết quả của trí tưởng tượng hình dung ra

->.Cả hai nhà MH trên đều nhìn nhận cái cao cả dưới cái nhìn duy tâm, dưới cái nhìn chủ quan

+ Tsecnưsepski cho rằng cái cao cả là chính đối tượng gây nên “ Cái cao cả là cái to lớn hơn tất cả những cái mà ta đem so sánh với nó”

b, Bản chất:

- Xét từ phái đối tượng cái cao cả là một phẩm chất TM tồn tại trong những sự vật hiện tượng to lớn phi thường, quy mô vượt hơn hẳn những cái BT, bao gồm:

+Những cái to lớn phi thường về số lượng thể tích, được biểu hiện qua tầm vóc đồ sộ,

kỳ vĩ như: núi cao sừng sững, biển rộng mênh mông, vực sâu hun hun hút

+ Những biểu hiện to lớn phi thường về sức mạnh, về tinh thần: các vĩ nhân, các lãnh

tụ, các nhân vật anh hùng có những hành động cao đẹp phi thường

+ Những sự vật hiện tượng to lớn, đồ sộ về tầm vóc số lượng lại chứa đựng một sức mạnh phi thương như bão tố, núi lửa, hay các cuộc khởi nghĩa như vũ bão

- Xét từ phía chủ thể: cái cao cả phải có khả năng gây nên những xúc cảm TM Đối diện với nó con người thường có hai cảm xúc khác nhau

+ Mới tiếp xúc: choáng ngợp, bối rối, do chưa làm chủ

+ Sau đó ngưỡng mộ, thán phục, khoan khoái, thích thú, say mê bởi chính tầm vóc và sức mạnh tiềm tàng và khiến con người khát khao khám phá

c Khái niệm:

Cái cao cả là một phẩm chất TM khách quan của những sự vật hiện tượng có tầm vóc

to lớn, có sức mạnh phi thường gây nên ở con người cảm xúc ngưỡng mộ thán phục sảng khoái khi vượt qua trạng thái choáng ngợp, bối rối ban đầudo chưa làm chủ được đối tượng

Từ đó có khả năng khơi dậy sức mạnh bản chất của con người, kích thích ở con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn thử thách để vươn tới những đỉnh cao.

2 Quan hệ giữa cái cao cả và cái đẹp: ( giáo trình trang 94)

Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả:

Trang 21

a, Cái cao cả trong tự nhiên:

- Tồn tại trong những thuộc tính TM khách quan của những sự vật, hiện tượng có tầm vóc to lớn, đồ sộ hùng vĩ như trời cao lồng lộng, vực sâu hun hút, dòng sông cuộn chảy Đó là

sự vật hiện tượng chứa đựng trong bản thân nó những sức mạnh tiềm tàng, bí ẩn mà con người chưa thể khám phá chinh phục,

- Do vậy khi đối diện con người con người thường có cảm giác rợn ngợp, thậm chí sợ hãi, nhưng nó lại mở cho con người khả năng to lớn để khám phá

b, Cái cao cả trong xã hội

- Đó là sức mạnh vô tận, khả năng và ý chí phi thường của con người trong lĩnh vực chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội Biểu hiện:

- Các công trình sáng tạo của con gnười: Kim tự tháp, Vạn lý trường thành

- Các cuộc khởi nghĩa lớn như phong trào giải phóng dân tộc

- Các lãnh tụ vĩ đại của CM, các vĩ nhân , các anh hùng có lý tưởng cao đẹp phấn đấu hy sinh để đạt tới lý tưởng

c, Cái cao cả trong nghệ thuật:

- Cái cao cả trong TN và trong XH đã đi vào trong tất cả các loại hình NT

- Là một đối tượng phản ánh qun trọng của VH, tập trung nhất ở thể loại anh hùng ca

Đó là những anh hùng, hiện thân cho sức mạnh, khí phách anh hùng, hy sinh quên mìnhvì lợi ích của cộng đồng của ND: Asin, Hécto, Uylis, Đamsan…

- Có mặt trong VH Việt Nam những năm kháng chiến vĩ đại chống Pháp và Mỹ

III.CÁI BI

I Cái bi

1, Bản chất TM của cái bi:

a, Các quan niệm về bản chất của cái bi trước Mac

- A ri xtôt nhấn mạnh: Là một hiện tượng quan trọng trong XH và bi kịch là đỉnh cao của

NT Nhân vật trung tâm phải có những hành động nghiêm túc và cao thượng, nhưng trong XĐ với cái xấu lại phải chịu bất hạnh

- Hê ghen: quan tâm tới tính cách của nhân vật trung tâm và xung đột bi kịch

- Tsenưsepski: Cái bi là cái khủng khiếp nhất trong cuộc sống của con người

b, Quan điểm của CN Mác lê nin về bản chất của cái bi

* Xung đột trong cái bi.

- Cái bi gắn với sự xung đột Không có xung đột không có cái bi

Trang 22

- Đó là những xung đột căng thẳng quyết liệt giữa hai bên đối lập mà bên nào cũng cho mình là hợp pháp và không chịu khoan nhượng -> kết thúc bằng cái chết của một trong hai bên đối lập.

- Đó là những xung đột có tính chất thế giới, nhưng không nằm ngoài XĐ giữa khát vọng chính đáng với khả năng thực tế để thực hiện Bao gồm:

+ Bi kịch của cái mới cái tiến bộ CM khi nó chưa đủ để chiến thắng cái cũ

+Bi kịch của cái cũ trong cuộc Đtranh chống lại cái mới đang nảy sinh nhưng bản thân cái cũ vẫn chưa hết khả năng phát triển nội tại của nó-

go và quyết liệt của những con người chân chính chống lại những thế lực đối lập đang ở thế mạnh hơn

- Là loại cảm xúc mãnh liệt nhất có sức tác động sâu sắc nhất tới con người

- Đằng sau những giọt nước mắt là niềm vui và sự phấn chấn tự hào, vực con người đứng dậy

c Khái nịêm: Cái bi gắn liền với những XĐ có ý nghĩa XH giữ cái đẹp với cái xấu, cái

tích cực và cái tiêu cực mà kết quả là sự thất bại tiêu vong của nhân vật tích cực – những con người đã đấu tranh đến cùng vì lý tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con người, qua

đó gợi lên những CXTM tích cực, khẳng định niềm tin của con người đối với những giá trị của CSống, kích thích con người hướng về phía trước

II Cái bi trong cuộc sống

Ngày đăng: 13/03/2016, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w