1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

157 516 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủyếu: + Thực hiện chế độ tài chính, thuế theo quy định của nhà nước + Tách bạch tài sản

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 15 năm ra đời và pháttriển, hoạt động của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú đã dẫn đến mộtlĩnh vực kinh doanh mới là kinh doanh chứng khoán Do vậy việc nâng caotrình độ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là cần thiết đối với cán bộ quản lýkinh tế, tài chính, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Thực tế đó, đòihỏi phải trang bị cho sinh viên các chuyên ngành về quản lý kinh tế, quản lý tàichính và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tài chính, nhằm giúp cho sinh viênsau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản để tiếp cận với lĩnh vực chứng khoánnói chung, kinh doanh chứng khoán nói riêng Chính vì vậy việc biên soạn giáo

trình môn học “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” là yêu cầu bức thiết

nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy của nhà trường

Bố cục của giáo trình gồm 5 chương

Chương 1: Tổng quan về kinh doanh chứng khoán

Chương 2: Nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán

Chương 3: Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và tư vấn chứng khoán

Chương 4: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và các nghiệp vụ khácChương 5: Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của chủ thể khác

Giáo trình được PGS.TS Thái Bá Cẩn làm chủ biên và do Ths Đặng LanHương biên soạn Đây là giáo trình được biên soạn lần đầu, mặc dù tác giả rất

cố gắng, tham khảo nhiều tài liệu, Song “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” làlĩnh vực mới, phong phú, đa dạng và rất phức tạp nên không thể tránh khỏinhững thiếu xót nhất định Ban biên tập rất mong có sự đóng góp ý kiến của bạnđọc để giáo trình được hoàn thiện hơn sau mỗi lần chỉnh sửa, tái bản để làm tàiliệu giảng dạy cho sinh viên các khóa tiếp theo Mọi ý kiến góp ý xin gửi vềkhoa Tài Chính- Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội Chúng tôi xinxin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc, các nhà khoa học để hoàn thiện

và nâng cao chất lượng giáo trình

Ban biên tập

Chủ biên PGS.TS Thái Bá Cẩn

Trang 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

1.1 Khái niệm về kinh doanh chứng khoán

Kinh doanh chứng khoán là việc tổ chức, cá nhân tham gia một trong cáchoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu ký chứng khoán,bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn tài chính và đầu tưchứng khoán, hoặc các hoạt động có liên quan đến chứng khoán và thị trườngchứng khoán

1.2 Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủyếu:

+ Thực hiện chế độ tài chính, thuế theo quy định của nhà nước

+ Tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng, không đượcdùng vốn, tài sản của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinh doanhcông ty

1.2.2 Các nguyên tắc đạo đức:

+ Chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động theo đúng pháp luật,

chấp hành nghiêm các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt độngkinh doanh chứng khoán

+ Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công

việc

Trang 3

+ Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi ích

khách hàng lên trên lợi ích công ty

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo

vệ tài sản của khách hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừtrường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của cơ quanquản lý nhà nước

+ Không sử dụng các lợi thế của mình để làm tổn hại đến khách hàng &

ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiện cáchoạt động có thể làm khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị vàbản chất của chứng khoán như việc sử dụng thông tin nội gián để kinh doanh,thuyết phục khách hàng mua bán chứng khoán quà nhiều…

+ Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản

thù lao ngoài khoản thu nhập thông thường

1.3 Chủ thể kinh doanh chứng khoán

1.3.1.Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựcchứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán vớimục đích tìm kiếm lợi nhuận

Các công ty chứng khoán thường thực hiện hoạt động môi giới và đạidiện thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng Với lợi thế về thông tin,các công ty chứng khoán giúp cho người mua và người bán dễ dàng gặp nhau,thực hiện tư vấn đầu tư, đồng thời thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch

Một số công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tạo lập thị trường chocác chứng khoán Trong hoạt động này, họ đồng thời đảm nhận vai trò môi giới

và thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán

Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳnvới doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì công ty chứngkhoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình

tổ chức kinh doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở các nước Mô hìnhkinh doanh chứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc

Trang 4

điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm côngtác quản lý nhà nước

Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứngkhoán: mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ và mô hìnhcông ty chuyên doanh chứng khoán

1.3.1.1 Mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ

Theo mô hình này, công ty chứng khoán là một bộ phận của ngân hàngthương mại Hay nói cách khác, Ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hailĩnh vực là tiền tệ và chứng khoán Thông thường theo mô hình này, NHTMcung ứng các dịch vụ tài chính rất đa dạng và phong phú liên quan đến kinhdoanh tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác tronglĩnh vực tài chính

Ưu điểm:

- NHTM có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh nhiều lĩnh vực nên cóthể giảm được rủi ro hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu được cácbiến động lớn trên thị trường chứng khoán

- NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có lịch sử lâuđời, có thế mạnh về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính Do đócho phép các NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng được thếmạnh chuyên môn và vốn của ngân hàng, tạo động lực cho sự phát triển của thịtrường chứng khoán

Hạn chế:

- Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn, nên NHTM tham gia kinh doanhchứng khoán có thể gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhànước về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều hành thị trường còn yếu

- Do tham gia vào nhiều lĩnh vực sẽ làm giảm tính chuyên môn hóa, khảnăng thích ứng và linh hoạt kém

- Trong trường hợp thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro, ngân hàng có xuhướng bảo thủ rút khỏi thị trường chứng khoán để tập trung kinh doanh tiền tệ

1.3.1.2 Mô hình công ty chuyên doanh:

Trang 5

Theo mô hình này, kinh doanh chứng khoán do các công ty chứng khoánđộc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán.

Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi rocho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanhchuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán

Ngày nay, với sự phát triển của thị trường chứng khoán, để tận dụng thếmạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán Các quốc gia có xu hướngnới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán bằng cách cho phép

mô hình công ty đa năng một phần – các NHTM thành lập công ty con để kinhdoanh chứng khoán

1.3.2.Quỹ đầu tư

1.3.2.1 Khái niệm quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là các tổ chức tài chính phi ngân hàng thu nhận tiền từ một

số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư số vốn đó vào các tài sản tàichính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ của thị trường tàichính

Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư để đầu tưvào chứng khoán & các loại tài sản tài chính khác với mục đích làm tăng giá trịtài sản của quỹ

Từ các định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa chung cho quỹ đầu tư.Quỹ đầu tư là một phương tiện đầu tư tập thể, là một tập hợp tiền của các nhàđầu tư và được ủy thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu

tư để mang lại lợi nhuận cao nhất cho những người góp vốn Quỹ đầu tư đượcphân thành nhiều loại khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau

1.3.2.2 Lợi ích của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư qua quỹ

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro

Chiến lược đầu tư đa dạng hóa nhằm cắt giảm rủi ro có nghĩa là kết hợpđầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tươngquan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ vậy biến động giảm lợinhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi nhuận

Trang 6

của chứng khoán kia Các quỹ đầu tư chuyên nghiệp thường có danh mục đầu tư

đa dạng Một danh mục đầu tư đa dạng hóa nói chung duy trì được sự tăngtrưởng tốt ngay cả khi có một số cổ phiếu trong danh mục giảm giá, còn các cổphiếu khác lại tăng giá hơn mức mong đợi, tạo ra sự cân bằng trong danh mục

- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp

Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinhnghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra.Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế Một số lớn các nhàquản lý và các đội quản lý có được bảng thành tích tuyệt hảo Một trong nhữngnhân tố quan trọng trong việc lựa chọn quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản

lý tốt nhất

- Chi phí hoạt động thấp

Do các quỹ đầu tư có các danh mục đầu tư được quản lý chuyên nghiệpcho nên chúng chỉ gánh một mức hoa hồng giao dịch thấp hơn so với các cánhân, dù các cá nhân này đã ký hợp đồng với các nhà môi giới chiết khấu thấpnhất Một quỹ tương hỗ có thể chỉ thanh toán một số tiền rất nhỏ trên một cổphiếu cho một giao dịch cổ phiếu lô lớn trong khi đó một cá nhân có thể phảithanh toán số tiền lớn hơn gấp nhiều lần trên một cổ phiếu cho một giao dịchtương tự Chi phí giao dịch thấp là một trong những yếu tố giúp hoạt động đầu

tư hiệu quả hơn

1.3.2.3 Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán

- Góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần cho sự phát triển của thị trường sơ cấp.

Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và tráiphiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho phát triển các ngành Với chức năng này,các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp

- Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp.

Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứngkhoán, các quỹ đầu tư góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp,góp phần vào sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư

Trang 7

chuyên nghiệp với các phương pháp phân tích đầu tư khoa học.

- Tạo các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán.

Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản tài chính ngày càng tạo khảnăng sinh lời hơn, người đầu tư có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụtài chính để đầu tư Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hìnhthành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như thời gian đáo hạn, khảnăng sinh lợi, độ an toàn…

- Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có

sự hiểu biết về chứng khoán ưa thích Góp phần tăng tiết kiệm của công chúngđầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ

1.3.2.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư

Tùy vào mô hình tổ chức, vai trò các chủ thể tham gia mà Quỹ đầu tư cónhững đặc thù riêng Thông thường một quỹ đầu tư hoạt động với sự tham giacủa các chủ thể sau:

- Công ty quản lý quỹ:

Thực hiện quản lý quỹ đầu tư đảm bảo phù hợp với điều lệ quỹ & làmtăng tài sản của Quỹ Khách hàng của công ty quản lý quỹ thường là các nhàđầu tư có tổ chức: các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… Nhiệm

vụ của công ty Quản lý quỹ là thực hiện việc đầu tư theo sự ủy thác của kháchhàng sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của Quỹ mà khách hàng đã chọn

- Tổ chức quản lý tài sản của Quỹ:

Thực hiện bảo quản, lưu ký chứng khoán, các hợp đồng kinh tế, cácchứng từ có liên quan đến tài sản Quỹ

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động của quỹ:

Tùy mô hình quỹ mà tổ chức này thường do ngân hàng hoặc Hội đồngquản trị của Quỹ thực hiện các chức năng chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát hoạtđộng của quỹ và công ty quản lý Quỹ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầutư

- Tổ chức kiểm toán độc lập:

Trang 8

Thực hiện kiểm toán hàng năm về tài sản và hoạt động quản lý của Công

ty quản lý Quỹ để đảm bảo các số liệu báo cáo cho nhà đầu tư là chuẩn xác

- Tổ chức tư vấn luật:

Thực hiện tư vấn về pháp luật cho hoạt động của Quỹ đồng thời giámsát, quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro & bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư

- Người lưu giữ chứng khoán:

Đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời giám sát hoạtđộng của công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Một số nước người lưu giữ chứng khoán là ngân hàng giám sát, do công

ty quản lý quỹ lựa chọn Ngân hàng giám sát có trách nhiệm:

+ Tách biệt tài sản của quỹ với các tài sản khác

+ Kiểm tra giám sát công ty quản lý quỹ sao cho đảm bảo việc quản lýquỹ phù hợp với pháp luật nhà nước và điều lệ quỹ, bảo vệ nhà đầu tư

+ Thực hiện các quyền lợi thu chi của quỹ theo đúng hướng dẫn củacông ty quản lý quỹ

+ Xác định các báo cáo do công ty quản lý quỹ lập liên quan đến tài sảncủa quỹ

+ Báo cáo UBCKNN khi phát hiện công ty quản lý quỹ hoạt động viphạm pháp luật hoặc trái với điều lệ quỹ

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, đòi hỏi ngân hàng giám sátphải quản lý tài sản của quỹ tách bạch với tài sản khác của ngân hàng, ngânhàng giám sát được hưởng phí theo quy định của điều lệ quỹ

- Nhà đầu tư:

Là người trực tiếp góp vốn vào qũy thông qua mua chứng chỉ quỹ đầu

tư Họ có quyền hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ và yêu cầu công ty quản

lý quỹ thực hiện việc đầu tư theo đúng điều lệ quỹ Tuy nhiên nhà đầu tư khôngđược phép trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ

1.3.3 Các nhà phát hành

Là tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoánbằng cách phát hành các chứng khoán ra thị trường, qua đó, nhà phát hành là

Trang 9

người cung cấp các loại chứng khoán- hàng hóa của thị trường chứng khoán

Nhà phát hành lớn nhất trên thị trường là các tổ chức kinh tế, bao gồmcác doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác.Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạnnhằm huy động vốn đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh Phần lớn lượngvốn này được dùng để đầu tư mua sắm các tài sản thực, do vậy làm tăng nănglực sản xuất của nền kinh tế

Các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại và các trunggian tài chính khác phát hành chứng khoán sơ cấp để huy động vốn dưới hìnhthức tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu ngânhàng, trái phiếu và cổ phiếu, v.v… Chứng khoán do các trung gian tài chínhphát hành có khối lượng lớn và có độ an toàn cao, do vậy hấp dẫn đối với côngchúng đầu tư Hoạt động phát hành của các trung gian tài chính làm tăng khảnăng tích tụ và tập trung vốn trên thị trường

Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu và các công

cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách và chi tiêucho các dự án đầu tư Phần phát hành để chi tiêu thường xuyên và phát triểndịch vụ công cộng có nguồn trả nợ từ thuế, do vậy được gọi là khoản thuế trảtrước Một phần khác được sử dụng đầu tư cho các dự án Trong trường hợpnày, nguồn thu của dự án chính là nguồn trả nợ cho trái phiếu Chính Phủ vàchính quyền địa phương

Xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa thị trường tài chính tạo cơ hội chocác tổ chức phát hành có thể huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời, cho phépcác tổ chức phát hành nước ngoài có thể thực hiện huy động vốn ở thị trườngtrong nước Khi đó các tổ chức tài chính trung gian có vai trò cầu nối quan trọnggiúp cho các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư tiếp cận thị trường

Trang 10

Là công ty cung cấp dịch vụ lưu ký & thanh toán bù trừ cho các giaodịch trên thị trường chứng khoán.

- Ngân hàng thương mại:

Tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua các nghiệp vụ: đầu tưchứng khoán, lưu ký, thanh toán trên thị trường chứng khoán

- Các tổ chức trung gian tài chính khác:

Công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu… các công ty này huy động mộtlượng vốn vốn trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ kinh doanh đặc thùcủa họ Với số vốn huy động được các công ty này sẽ thực hiện đầu tư vốn nhànrỗi vào các tài sản tài chính, chủ yếu là các chứng khoán Các dịch vụ bảo hiểmngày càng phát triển giúp cho khách hàng san sẻ rủi ro, đồng thời được hưởnglợi trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động đầu tư Vì vậy trên thị trường chứngkhoán các công ty này là các nhà đầu tư có tổ chức

1.3.5 Các nhà đầu tư cá nhân:

Bên cạnh các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân có vai tròtrong việc làm tăng tính sôi động của thị trường Các nhà đầu tư cá nhân thườngthực hiện hoạt động đầu tư hưởng lợi thông qua mở tài khoản thanh toán và lưu

ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán Các nhà đầu tư cá nhân thườnggặp bất lợi về quy mô, do vậy chi phí đầu vào cao, khả năng phân tán rủi ro và

đa dạng hóa đầu tư kém, tính chuyên nghiệp thấp, do vậy, rủi ro và chi phí đầu

tư lớn, hiệu quả đầu tư không cao Danh mục đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân

ở Việt Nam thường đơn giản, chủ yếu là cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu niêm yết

và chưa niêm yết Hơn nữa việc hoạch định danh mục đầu tư còn thiếu khoahọc, danh mục được xây dựng khá tùy tiện và quản lý thụ động, các chứngkhoán được lực chọn theo cảm tính, theo tin đồn là chủ yếu, do vậy chất lượngđầu tư không cao

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán

1.4.1 Môi trường pháp lý

Đối với các nhà đầu tư, chứng khoán là đối tượng kinh doanh đặc biệt,việc định giá chứng khoán rất phức tạp, hoạt động giao dịch phải tuân thủ các

Trang 11

quy định rất nghiêm ngặt do đó nhà đầu tư có thể gặp nhiều rủi ro Đối với mỗiquốc gia thị trường chứng khoán có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nềnkinh tế Do đó kinh doanh chứng khoán chịu sự điều chỉnh của các quy địnhpháp lý khá chặt chẽ và buộc các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ Các quyđịnh này được ban hành nhằm mục đích:

+ Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư

+ Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả

+ Ngăn chặn các hoạt động tiêu cực trên thị trường chứng khoán

+ Giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán đến cáchoạt động của nền kinh tế

Các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động kinh doanhtrên thị trường chứng khoán, vì vậy nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhchứng khoán Trong trường hợp các chủ thể được kinh doanh trong một môitrường pháp lý hoàn thiện, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thịtrường, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động có hiệu quả, ổn định và phát triểnbền vững Ngược lại hệ thống pháp luật chưa đủ, không thống nhất, tính tiênliệu thấp, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh không hợp pháp phát sinh,ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến hoạt độngkinh doanh chứng khoán nói riêng và hiệu qủ thị trường nói chung

1.4.2 Cơ chế chính sách

Bên cạnh sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, kinh doanh chứng khoáncòn chịu sự chi phối của hàng loạt các cơ chế, chính sách của nhà nước, củangành Đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính (thuế, phí, lệ phí, trợ cấp…) sẽtác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Nhà nước ban hành cơ chế, chínhsách tạo điều kiện thuận lợi & hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh góp phần quantrọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, các quy định về mức thuế phảinộp, các khoản phí, lệ phí… Các chủ thể kinh doanh được thu, phải nộp hợp lý

sẽ giúp các chủ thể kinh doanh có nguồn thu chi hợp lý, nâng cao hiệu quả kinhdoanh Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng về tài chính hoặc thịtrường chứng khoán chưa phát triển, hoạt động kinh doanh còn manh mún thì sự

Trang 12

hỗ trợ bởi cơ chế chính sách của nhà nước là rất cần thiết để củng cố và khuyếnkhích hoạt động này phát triển.

1.4.3 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt độngcủa nền kinh tế Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độtăng trưởng của nền kinh tế… có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động củathị trường chứng khoán nói chung và đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán nóiriêng Nếu lạm phát được duy trì ở mức hợp lý, tăng trưởng ổn định… là điềukiện thuận lợi để kinh doanh hiệu quả Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị và

xã hội sẽ tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, hoạt độngkinh doanh chứng khoán có điều kiện phát triển, từ đó tạo động lực cho hoạtđộng kinh doanh chứng khoán hiệu quả và phát triển

1.4.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sự phát triển của thị trường chứng khoán được xem xét ở một số khíacạnh chủ yếu:

+ Cung- cầu trên thị trường:

Thị trường chứng khoán phát triển khi có nguồn hàng hóa phong phú, đadạng và có đông đảo các chủ thể tham gia mua bán

+ Cơ sở hạ tầng thị trường:

Bao gồm hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao dịch, hệ thống lưu

ký, thanh toán bù trừ… Thị trường phát triển khi cơ cở hạ tầng tiên tiến & đồng

bộ sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, giảm thiểu rủi ro hệ thống.+ Sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán:

TTCK là thị trường bậc cao, các chủ thể tham gia thị trường nếu không

am hiểu những kiến thức cơ bản về TTCK thì dễ bị rủi ro Thị trường sẽ thực sựnăng động, hấp dẫn khi nhà đầu tư có sự hiểu biết về chứng khoán và TTCK Vìvậy, sự hiểu biết về TTCK cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệuquả kinh doanh chứng khoán

+ Quản lý nhà nước về TTCK là việc quản lý và giám sát các hoạt động pháthành, giao dịch, thanh toán… đối với các chứng khoán Việc quản lý này được

Trang 13

chú trọng ở khía cạnh lập pháp và hành pháp

TTCK vốn chứa đựng trong bản thân nó những nguy cơ tiềm ẩn nhưhiện tượng thao túng thị trường, lừa đảo của những kẻ đầu cơ bất hợp pháp, muabán nội gián, đây là một trong những nguyên nhân làm cho TTCK có nguy cơsụp đổ, Với những hạn chế của TTCK thì cần thiết phải quản lý nhà nước vềTTCK Quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của TTCK là hoạt động tiênquyết để có một TTCK hoạt động có hiệu quả, trung htực đáng tin cậy MộtTTCK được quản lý chặt chẽ, đảm bảo sự công khai minh bạch trong các giaodịch sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tănglợi nhuận và giảm chi phí giao dịch

1.4.5 Năng lực của chủ thể kinh doanh

Hoạt động kinh doanh chứng khoán muốn đạt hiệu quả đòi hỏi bản thânchủ thể tham gia kinh doanh phải là người có kỹ năng phân tích tốt, hiểu biết vềlĩnh vực mình hành nghề Chủ thể kinh doanh có năng lực chuyên môn, có đạođức nghề nghiệp, làm việc có trách nhiệm sẽ tạo được uy tín trên thị trường vàvới khách hàng, từ đó có khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh vàngược lại

1.5 Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán

1.5.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp

Bản chất đạo đức của tất cả mọi nghề nghiệp là tính tin cậy, bất cứ cánhân nào, bất kỳ ngành nghề nào đó khi được thực hiện đều phải dựa trênnguyên tắc có nghiệp vụ chuyên môn cao và có một quyền hạn nhất định xuấtphát từ tính chất nghề nghiệp mang lại Vì vậy khi cá nhân đó hành nghề thì xãhội quanh họ cần khẳng định là những người hành nghề đó có độ tin cậy và tintưởng rằng việc sử dụng quyền hạn đó sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho xã hội,đồng thời quyền hạn đó sẽ không sử dụng vào việc gây ra thiệt hạ cho xã hội

Bản chất đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua 4 nhân tố sau:

+ Có trình độ và năng lực tức là có khả năng thực thi công việc một cách hiệu quả và chất lượng cao hay còn gọi là giỏi

+ Đủ tiêu chuẩn hành nghề: thực thi công việc đúng tiêu chuẩn và quy trình đã

Trang 14

được quy định sẵn cho từng công việc.

+ Có đạo đức tức là thực hiện công việc một cách thẳng thắn, trung thực, trong sạch và công bằng hay còn gọi là tốt

+ Có niềm tự hào về nghề nghiệp tức là có quá trình thực thi công việc và có

cuộc sống trong sạch, không có những hành vi làm cho người khác coi thườngnghề nghiệp của mình

Vì vậy phẩm chất ban đầu của mọi cá nhân khi làm bất cứ nghề gì cũngphải “giỏi một cách có chuẩn mực và tốt một cách có niềm tự hào”

Dựa vào bản chất của đạo đức nghề nghiệp và đặc thù của nghiệp vụkinh doanh chứng khoán, ta có thể khái quát một số nét chính của đạo đức nghềnghiệp trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán như sau:

Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tậphợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghềnghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tincậy, niềm tự hào của nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán trong xã hội

1.5.2 Ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là yếu tốquan trọng quyết định đến sự tin tưởng của khách hàng đối với những ngườilàm nghề kinh doanh chứng khoán

Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các tổ chứccung ứng dịch vụ cho khách hàng Để thu hút khách hàng thì yếu tố hàng đầu làphải tạo được sự tin tưởng Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sảnphẩm dịch vụ là uy tín của đơn vị cung ứng dịch vụ Trên phương diện này thìđạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành kinhdoanh chứng khoán

Thông qua các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lý được tiêuchuẩn về nghiệp vụ của các công ty chứng khoán

Đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh tốt đẹp củanhà kinh doanh chứng khoán

Đạo đức nghề kinh doanh chứng khoán góp phần tạo ra sự tin tưởng vào

Trang 15

trình độ, đạo đức của người kinh doanh chứng khoán Thông quá đó tạo ra được

uy tín và hình ảnh tốt đẹp cho khách hàng Chính điều này sẽ góp phần tạo ramối quan hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữanhững người kinh doanh chứng khoán với nhau Từ đó tạo động lực cho sự pháttriển của ngành kinh doanh chứng khoán

1.5.3 Những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp

- Đối với những người hành nghề kinh doanh chứng khoán

Đạo đức nghề nghiệp đem lại niềm tự hào cho cá nhân người hành nghề

và cho nghề kinh doanh chứng khoán

Đạo đức nghề nghiệp giúp cho những người hành nghề không phải thihành những mệnh lệnh không đúng

- Đối với những người sử dụng dịch vụ

Bản chất của đạo đức nghề nghiệp là tạo ra sự tin cậy đối với kháchhàng, nên khi sử dụng dịch vụ khách hàng có thể tin cậy rằng những người nàylàm việc mang tính chuyên nghiệp, có tiêu chuẩn hành nghề, có trình độ nănglực và đạo đức mà mình có thể công khai tài chính, xin ý kiến tư vấn đầu tư và

có thể ủy quyền cho họ làm đại diện trong việc mua bán chứng khoán và cơ bản

họ là những người tin cậy để ta tham khảo ý kiến trong việc đầu tư mang lạihiệu quả cao nhất

1.5.4 Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp

1.5.4.1 Đối với công ty thành viên

Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên bao gồm:

- Tính trung thực trong hành nghề

Công ty thành viên phải hoạt động trung thực và trong sạch dựa trên dựatrên nguyên tắc bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ

- Phải chú tâm đến công việc và cẩn trọng trong khi hành nghề

Công ty thành viên phải xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩnthống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy và tinh thần tráchnhiệm trong công việc

- Tính chấp hành các chế tài trong hoạt động kinh doanh

Trang 16

Công ty thành viên phải hoạt động đúng pháp luật, chấp hành nghiêmchỉnh các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanhchứng khoán

- Đối với những số liệu liên quan đến khách hàng

Công ty thành viên phải có đủ dữ liệu thông tin liên quan đến kháchhàng để làm cơ sở xem xét địa vị và mục đích đầu tư của khách hàng

- Đối với số liệu cung cấp cho khách hàng

Trong việc cung cấp thông tin đầu tư cho khách hàng, công ty thành viênphải có số liệu chính xác, đủ cho khách hàng có cơ sở quyết định đầu tư

Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải được cung cấp công bằngcho tất cả mọi khách hàng

- Xung đột về lợi ích

Công ty thành viên phải tránh những xung đột về lợi ích có thể xảy ravới khách hàng Nếu xung đột xảy ra, công ty thành viên phải giải quyết vớikhách hàng một cách công bằng và thấu tình đạt lý theo các biện pháp như:

+ Công bố thông tin

+ Quy định những quy chế về bảo mật nội bộ

+ Từ chối cung cấp dịch vụ hoặc những biện pháp phù hợp khác

+ Công ty thành viên tuyệt đối không được trục lợi từ khách hàng

- Việc bảo quản tài sản cho khách hàng

Công ty thành viên phải quản lý tài sản của khách hàng riêng rẽ với tàisản của công ty và phải có biện pháp bảo quản phù hợp riêng rẽ cho từng kháchhàng

- Tính bền vững về tài chính

Công ty thành viên phải khẳng định chắc chắn là công ty có địa vị tàichính tốt, có đủ nguồn vốn đáp ứng được mọi cam kết trong hoạt động kinhdoanh cũng như mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động kinhdoanh

- Cơ cấu bộ máy và kiểm soát nội bộ công ty

Công ty thành viên phải:

Trang 17

+ Có cơ cấu, tổ chức bộ máy đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàngmột cách có hiệu quả.

+ Có hệ thống kiểm soát, giám sát nội bộ chặt chẽ và hệ thống lưu giữ sốliệu phù hợp

+ Có quy hoạch tuyển chọn cán bộ có chất lượng, đủ về số lượng, đảmbảo thực thi nhiệm vụ có hiệu quả

+ Có quy trình tác nghiệp và các quy chế hoạt động của công ty phù hợpvới quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý

- Đối với lợi ích chung toàn ngành

Công ty thành viên phải có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành vì lợiích chung và phải coi lợi ích chung trên lợi ích cá nhân của công ty

- Quan hệ với các công ty đồng nghiệp

Công ty thành viên phải tránh những hành vi mang tính chất vu khônglẫn nhau hoặc có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ của các công ty thànhviên

- Mối quan hệ với các tổ chức quản lý

Công ty thành viên phải cung cấp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quanchức năng quản lý mình và phải nhanh chóng cung cấp tất cả mọi thông tin, sốliệu mà các cơ quan quản lý yêu cầu

Công ty thành viên không được trực tiếp hoặc gián tiếp tạo giá cho

Trang 18

chứng khoán của công ty mình hoặc cấu kết với người khác tạo giá cho mọi loại chứng khoán nào khác.

Việc sử dụng quyền mua chứng khoán mới phát hành phải được thực hiện một cách công bằng

Công ty thành viên không được thực hiện những thủ thuật che đậy hoặc gian lận để tạo giá chứng khoán như:

+ Lôi kéo nhằm tạo ra trào lưu mua bán một loại chứng khoán nào đóhoặc làm cho công chúng hiểu nhầm về giá cả của một loại chứng khoán bằngcách cung cấp hoặc tung tin thất thiệt

+ Mua bán một loại chứng khoán nào đó với mục đích giữ giá hoặc trợgiá hoặc đẩy hay dìm giá nhằm ghìm không cho giá của chứng khoán đó đượcvận động theo đúng cơ chế của thị trường

+ Việc mua chứng khoán với giá quá cao hoặc bán với giá quá thấpnhằm mục đích tác động đến giá của chứng khoán

+ Cấu kết với khách hàng để làm giá mặc dù biết lệnh mua bán củakhách hàng là lệnh thao túng giá hoặc lệnh mua bán không bình thường nhưngvẫn thực hiện các lệnh mua bán đó

1.5.4.2 Đối với người phân tích chứng khoán

- Hiểu biết, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

Người phân tích chứng khoán phải luôn theo dõi nghiên cứu và tuân thủpháp luật, các quy chế, quy định có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán kể cả đạo đức nghề nghiệp của mình

- Không tạo điều kiện giúp cho người khác vi phạm pháp luật

Không cấu kết hoặc giúp đỡ người khác vi phạm pháp luật, các quy chế,quy định có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kể cả đạo đứcnghề nghiệp của mình

- Không trục lợi từ thông tin nội bộ

Phải tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy định có liên quan đến việcnghiêm cấm trục lợi từ thông tin nội bộ, kể cả cho bản thân hay cho người khác

- Có tinh thần trách nhiệm trên cương vị phụ trách

Trang 19

Nếu đảm nhận cương vị phụ trách phải chịu trách nhiệm giám sát vàngăn ngừa không cho nhân viên thuộc quyền vi phạm pháp luật và đạo đức nghềnghiệp, đồng thời cũng được sử dụng quyền hạn của mình trong việc ngăn ngừanhững hành vi trên

- Việc phân tích, công bố những thông tin chỉ dẫn và mua bán chứng khoán

Nhà phân tích chứng khoán phải đem hết khả năng để thực hiện nhiệm

vụ được phân công một cách cẩn trọng và tỉ mỉ

Phải thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở có lý luận, bài bản và số liệu hỗ trợmột cách đầy đủ

Kết quả phân tích phải được công bố rõ ràng, không dẫn đến việc dễhiểu lầm

Phải bảo quản các thông tin số liệu để có thể chứng minh được nguồnthông tin làm cơ sở phân tích và cơ sở lý luận của mình

Phải biểu hiện tinh thần trách nhiệm bằng việc thường xuyên theo dõikết quả phân tích của mình

Phải cố gắng nêu bật những thông tin quan trọng và các thông tin liênquan trong việc công bố báo cáo phân tích của mình

Phải phân tách một cách rõ ràng đâu là những thông tin số liệu thật, đâu

là những ý kiến dự đoán của mình

Trong việc chuẩn bị báo cáo phân tích dành cho những nhà đầu tư phổthông, nhà phân tích chứng khoán phải cố gắng nêu được những đặc điểm cơbản của loại chứng khoán đó

Trong việc hướng dẫn đầu tư hoặc quyết định đầu tư phải chú tâm đếnmức độ phù hợp đối với khách hàng của mình

Việc báo cáo kết quả phân tích của mình cho các đối tượng như lãnhđạo, khách hàng hoặc công bố rộng rãi ra công chúng, nhà phân tích khôngđược sao chép hoặc sử dụng sản phẩm phân tích của người khác mà không ghichú nguồn trích dẫn rõ ràng

Công bố thông tin liên quan đến sản phẩm phân tích của mình phảichính xác, đầy đủ và rõ ràng

Trang 20

Nhà phân tích không được phép đảm bảo lợi ích mà khách hàng sẽ thuđược từ việc đầu tư ngoài việc cung cấp những thông tin thực tế liên quan đếnđầu tư

Công bằng trong ứng xử với khách hàng và những người sử dụng sảnphẩm của mình

1.5.4.3 Đối với người nhân viên môi giới chứng khoán

Phải cung cấp những lời chỉ phù hợp với khách hàng trên nguyên tắc+ Lời chỉ dẫn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư của khách hàng

+ Lời hướng dẫn phải tính đến việc phân bổ rủi ro trong đầu tư cho khách hàng + Lời hướng dẫn phải có những số liệu thông tin công khai trước công chúng,không nên dùng những số liệu thông tin là tin đồn hoặc không có cơ sở thực tế.Trường hợp thông tin là ý kiến cá nhân phải nói rõ cho khách hàng biết đểkhách hàng tự quyết định đầu tư

+ Lời hướng dẫn liên quan đến quy mô đầu tư và tần số mua bán phải phù hợpvới từng khách hàng và phải tính đến địa vị tài chính và mục đích đầu tư củakhách hàng là chính Không được đưa ra những lời hướng dẫn mua bán chỉ vìmục đích thu phí hoa hồng

+ Không được đảm bảo hoặc hứa về lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việcmua bán chứng khoán, kể cả bằng lời nói hay văn bản

+ Không được thúc giục khách hàng mua bán mà không tạo điều kiện cho kháchhàng tham khảo thêm thông tin cho đầy đủ trước khi quyết định đầu tư

+ Không được sử dụng thông tin nội bộ để hướng dẫn cho khách hàng trước khithông tin đó được công bố ra công chúng Không được ăn chặn của khách hàngbằng hình thức sử dụng thông tin nội bộ để trục lợi cho mình, cho công ty hoặccho những người liên quan khác

+ Không được tự quyết định mua bán chứng khoán thay khách hàng

+ Không được lợi dụng hoặc dùng tài sản hay tài khoản giao dịch của kháchhàng trục lợi cho mục đích cá nhân và làm tổn hại đến khách hàng

+ Tuyệt đối giữ bí mật cho khách hàng

1.5.4.4 Đối với các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường

Trang 21

Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân tham giakinh doanh chứng khoán:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định trên thị trườngchứng khoán (không được thực hiện các hoạt động bị cấm để kinh doanh trênthị trường chứng khoán, không tạo điều kiện giúp người khác vi phạm phápluật)

- Không vì mục tiêu trục lợi cá nhân gây ra những tác động xấu trên thị trường

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lýthị trường để phát hiện và loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trên thị trường Đảmbảo thị trường hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả

Trang 22

Câu hỏi ôn tập chương 1

Câu 1: Kinh doanh chứng khoán là gì?

Câu 2: Kinh doanh chứng khoán hoạt động dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủyếu nào?

Câu 3: Hãy nêu tên các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán?Câu 4: Quỹ đầu tư là gì?

Câu 5: Trình bày những lợi ích của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư qua quỹ?Câu 6: Trình bày vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán?

Câu 7: Hãy nêu tên các chủ thể tham gia hoạt động của quỹ đầu tư?

Câu 8: Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán?Câu 9: Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Câu 10: Đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

Câu 11: Trình bày những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp đối với người hànhnghề kinh doanh chứng khoán?

Câu 12: Trình bày những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp đối với người sửdụng dịch vụ chứng khoán?

Câu 13: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên là gì?Câu 14: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của người phân tích chứng khoán làgì?

Câu 15: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên môi giới chứng khoán

là gì?

Câu 16: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân tham giakinh doanh chứng khoán là gì?

Trang 24

CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.1 Tổng quan về công ty chứng khoán (CTCK)

Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu

tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trườngchứng khoán Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hútvốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho cácloại chứng khoán Do vậy để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động mộtcách có trật tự công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của cáccông ty chứng khoán Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứngkhoán trên thế giới cho thấy thời tiền sử của thị trường chứng khoán, các nhàmôi giới hoạt động cá nhân độc lập với nhau Sau này cùng với sự phát triển củathị trường chứng khoán, chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhàmôi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có

tổ chức của các nhà môi giới riêng lẻ

Là một chủ thể kinh doanh, công ty chứng khoán cũng có những đặcđiểm tương đồng với tổ chức và hoạt động của các công ty khác nói chung.Nhưng ở đây chúng ta đi sâu nghiên cứu vào các hoạt động nghiệp vụ và hoạtđộng tài chính - điều làm nên sự khác biệt giữa các công ty chứng khoán với cácloại hình công ty khác

2.1.1 Đặc điểm của công ty chứng khoán

2.1.1.1 CTCK là một tổ chức tài chính trung gian

Các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tớingười cần vốn Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn vàngười có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tàichính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người cần vốn muốn

có vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp

Trang 25

hay các tổ chức tài chính trung gian Công ty chứng khoán môi giới đại diệnthu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng Công ty chứng khoán làngười trung gian mua bán chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, chứng quyền, bảochứng phiếu và hợp đồng quyền lựa chọn Công ty chứng khoán thực hiện cáclệnh mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch Tài sản (Chứng khoán) và tiềnđược chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua.

2.1.1.2 CTCK là một tổ chức kinh doanh có điều kiện

Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, Công ty chứng khoán cũngphải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh chứngkhoán trong Sở giao dịch chứng khoán

Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, công tycần đáp ứng đủ những điều kiện sau:

+ Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triểnkinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán

+ Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán

+ Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh

+ Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), cácnhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ điều kiện

để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khóa do UBCKNN cấp

2.1.1.3 CTCK là một tổ chức kinh doanh mà hoạt động bị kiểm soát

Hoạt động tự doanh hiện nay được xem là một trong những hoạt độngquan trọng nhất của các công ty chứng khoán tại Việt nam trong việc nâng caolợi nhuận Tuy nhiên, do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung độtlợi ích nên các nước thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chứcthực hiện 2 nghiệp vụ ở 2 bộ phận riêng biệt nếu công ty chứng khoán đó đượcthực hiện cả 2 nghiệp vụ

Công ty kinh doanh mua bán cho mình theo nguyên tắc ưu tiên cho kháchhàng trước, rồi đến mình sau Tuyệt đối cấm những giao dịch của Công tychứng khoán mà thanh toán bằng tiền của khách hàng

Hoạt động kinh doanh của công ty được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ

Trang 26

quan chức năng của nhà nước và hiệp hội chứng khoán.

2.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán

Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứngkhoá, không phải họ tự đi bán số chứng khoán mà họ định phát hành Họ khônglàm tốt được việc đó bởi họ không có bộ máy chuyên môn Cần có những nhàchuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ Đó là các công ty chứng khoán,với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp, và bộ máy tổ chức thíchhợp, thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứngkhoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư vàngười phát hành

Các công ty chứng khoán là các tác nhân quan trọng thúc đẩy sự pháttriển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng Nhờcác công ty chứng khoán mà cổ phiếu trái phiếu lưu thông buôn bán tấp nập trênthị trường chứng khoán, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư

từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng

2.1.2.1 CTCK tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền với những người muốn huy động vốn.

Các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư đều là các trunggian tài chính với vai trò huy động vốn, các tổ chức này có vai trò làm chiếc cầunối và đồng thời là kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đócủa nền kinh tế có dư thừa vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếuvốn Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt độngbảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán

2.1.2.2 Các CTCK cung cấp một cơ chế giá cả.

Ngành công nghiệp chứng khoán nói chung, công ty chứng khoán nóiriêng, thông qua các sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, có chức năngcung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp các nhà đầu tư có được sự đánh giá đúngthực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình Các sở giao dịch chứngkhoán niêm yết giá cổ phiếu của các công ty từng ngày một trên các báo cáo tàichính Ngoài ra, chứng khoán của nhiều công ty lớn không được niêm yết ở sở

Trang 27

giao dịch cũng có thể được công bố trên các tờ báo tài chính Các công ty chứngkhoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp phầnđiều tiết giá chứng khoán Theo quy định, công ty chứng khoán bắt buộc phảidành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giáchứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán cao

2.1.2.3 Các CTCK giúp chuyển chứng khoán thành tiền mặt

Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứngkhoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các công tychứng khoán đảm nhận chức năng chuyển đổi này, giúp nhà đầu tư phải chịu ítthiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư Chẳng hạn, trong hầu hết các nghiệp vụ đầu

tư ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC ngày nay, một nhà đầu tư cóthể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà khôngphải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất thìcũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch chứng khoán gây nên) Nói cáchkhác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳnghạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu

tư nói chung không giảm đi do cơ chế mua bán

Khi thực hiện các chức năng của mình, các công ty chứng khoán cũng tạo

ra sản phẩm, vì các công ty này hoạt động với tư cách đại lý hay công ty ủy tháctrong quá trình mua bán các chứng khoán được niêm yết và không được niêmyết, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho các cá nhân đầu tư, các công

ty cổ phần và cả chính phủ nữa

2.1.2.4 Các CTCK thực hiện tư vấn đầu tư

Các công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiệnmệnh lệnh của khách hàng, mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khácnhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho cáccông ty và các cá nhân đầu tư

2.1.2.5 Các CTCK tạo ra các sản phẩm mới

Trong mấy năm gần đây, chủng loại chứng khoán đã phát triển với tốc độrất nhanh do một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố dung lượng thị trường và

Trang 28

biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của khách hàng đốivới thị trường tài chính và sự nỗ lực trong tiếp thị của các công ty chứng khoán.

Ngoài cổ phiếu (thường và ưu đãi) và trái phiếu đã được biết đến, cáccông ty chứng khoán hiện nay còn bán trái phiếu chính phủ (trung ương và địaphương), chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn

và các sản phẩm lai tạo đa dạng khác phù hợp với thay đổi trên thị trường vàmôi trường kinh tế

2.1.3.Tổ chức của công ty chứng khoán

Có hai loại hình tổ chức công ty chứng khoán cơ bản là: công ty hợpdanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

2.1.3.1 Công ty hợp danh

Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên Thành viên tham giavào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh Các thànhviên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là phải chịu trách nhiệm vớicác khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình Ngược lại,các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên gópvốn, họ chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong sốvốn góp của họ

Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạntrong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp

2.1.3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Đây là loại công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạntrong số vốn mà họ đã góp Vì thế điều này gây tâm lý nhẹ nhàng hơn đối vớingười đầu tư

Mặt khác, về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn

so với công ty hợp danh Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năngđộng hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh

Vì những lý do đó, rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay hoạt độngdưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn

2.1.3.3 Công ty cổ phần

Trang 29

Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổđông Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị Hội đồng này sẽ định racác chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác

để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra

Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty, màthể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản của công ty

Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty thay đổi

Ưu điểm của công ty cổ phần:

Đây là loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc tahyđổi cổ đông hoặc cổ động nghỉ hưu hay qua đời

Rủi ro mà chủ sở hữu công ty phải chịu được hạn chế ở mức nhất đinh.Nếu công ty thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ bị thiệt hại ở mức vốn đã đầu tưvào công ty

Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu.Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu tổ chức theo mô hình công ty

cổ phần và được niêm yết tại Sở giao dịch thì coi như họ được quảng cáo miễnphí

Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơnhai hình thức trên

Do các ưu điểm trên, ngày nay các công ty chứng khoán chủ yếu tồn tạidưới hình thức công ty cổ phần, thậm chí nhiều nước còn quy định công tychứng khoán bắt buộc là công ty cổ phần

Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạtđộng nghiệp vụ của nó đặc biệt khác với các công ty sản xuất hay thương mạinói chung nên về mặt tổ chức của chúng cũng có nhiều sự khác biệt Các công

ty chứng khoán ở các nước hay trong cùng một nước vẫn được tổ chức rất khácnhau tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty hay mức độ phát triểncủa thị trường Tuy nhiên, chúng vẫn có cùng một số đặc trưng cơ bản như sau:

Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý

Trang 30

Các công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộphận, từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.

Do chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinhviệc có quyền tự quyết

Một số bộ phận trong tổ chức công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫnnhau (ví dụ bộ phân môi giới và bộ phận tự doanh, hay bộ phận bảo lãnh pháthành…)

Nhân tố con người

Nói chung, trong công ty chứng khoán, quan hệ với khách hàng có tầmquan trọng số một Sản phẩm càng trừu tượng thì nhân tố con người càng quantrọng

Khác với các công ty sản xuất, trong công ty chứng khoán, việc thăngtiến cất nhắc lên những địa vị cao hơn là không quan trọng

Các chức vụ quản lý hay giám đốc trong công ty còn có thể nhận được ítthù lao hơn so với một số nhân viên cấp dưới

Ảnh hưởng của thị trường tài chính

Thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng có ảnhhưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận củacác công ty chứng khoán Thị trường chứng khoán càng phát triển thì càng cókhả năng tạo thêm các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó có thêmcác cơ hội thu lợi nhuận Với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường,

cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán cũng khác nhau để đáp ứng nhữngnhu cầu riêng Công ty chứng khoán ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản có cơcấu tổ chức rất phức tạp, trong khi cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán ở một sốnước mới có thị trường chứng khoán như Đông Âu và Trung Quốc đơn giảnhơn nhiều

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp

vụ chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanhchứng khoán Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng

Trang 31

ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc màcông ty chứng khoán đảm nhận:

Khối I (khối nghiệp vụ): Gồm Phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng tư vấn, phòng phân tích … Do một phó phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện

các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ vớikhách hàng Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầucủa khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó

Trong khối này, ứng với một nghiệp vụ chứng khoán cụ thể, công ty cóthể tổ chức một phòng để thực hiện Vì vậy công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp

vụ sẽ có thể có từng ấy phòng và nếu công ty chứng khoán chỉ thực hiện mộtnghiệp vụ, có thể sẽ chỉ có một phòng thuộc khối này Riêng phòng thanh toán

và lưu giữ chứng khoán thì mọi công ty chứng khoán đều phải có và có thể cókhối I do nó trực tiếp liên hệ với khách hàng

Tuy vậy, tùy quy mô từng nghiệp vụ và mức độ chú trọng vào các nghiệp

vụ khác nhau mà công ty có lợi thế, công ty chứng khoán có thể kết hợp một sốnghiệp vụ vào một phòng, hoặc có thể chia nhỏ các phòng ra thành nhiều tổ dokhâu đoạn phức tạp

Khối II (khối hỗ trợ): Gồm phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng phápchế, phòng công nghệ… cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện cáccông việc yểm trợ cho khối I

Nói chung bất kỳ một nghiệp vị nào ở khối I đều cần sự trợ giúp của cácphòng ban của khối II

Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, công ty chứng khoán còn cóthể có thêm một số phòng như cấp vốn, phòng tín dụng… nếu công ty này đượcthực hiện các nghiệp vụ mang tính ngân hàng

Đối với các công ty chứng khoán lớn, còn có thêm chi nhánh văn phòng ởcác địa phương, hoặc các nước khác nhau, hay có thêm phòng quan hệ quốctế…

Để thuận tiện cho quan hệ với khách hàng, mạng lưới tổ chức một công

ty chứng khoán thường gồm văn phòng trung tâm và các chi nhánh hoặc văn

Trang 32

phòng đại diện tại các địa phương, khu vực cần thiết Cũng có thể công tychứng khoán ủy thác cho một ngân hàng thương mại ở địa phương hướng dẫn

và nhận các lệnh đặt hàng mua bán chứng khoán của khách hàng

2.1.4.Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

2.1.4.1 Hoạt động môi giới

Là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán

đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giaodịch trên cơ sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính kháchhàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó Người môi giới chỉthực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ khôngphải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó Chức năng của hoạt động môi giới là:nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư cung cấp cho khách hàngcác báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư Nối liền những người bán vàngười mua: đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tàichính

2.1.4.3.Hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán

Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnhvực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập,hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêmyết chứng khoán

Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinhnghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán

Hoạt động tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành):

Trang 33

Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối caocho công ty chứng khoán Thực hiện nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ pháttriển các doanh nghiệp và tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao trên thịtrường Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồngvới tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơxin niêm yết Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm:

+ Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các tài sản hữu hình và vô

hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán Đây là khâu quan trọngtrước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để đánh giá chứng khoán pháthành, đặc biệt là khi doanh nghiệp mới phát hành chứng khoán ra công chúnglần đầu

+ Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: tùy theo điều kiện cụ thể của từng

doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty… màxác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu

+ Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp…: khi một doanh

nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến cáccông ty chứng khoán để nhờ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiếnhành sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí

Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán:

Là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình

để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoánmua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả…Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờvới nhiều hình thức khác nhau Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặc có thểthông qua những bản tin, các báo cáo phân tích… khách hàng có thể gặp gỡ nhà

tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax… đểnhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các

ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành

Nhà tư vấn phải luôn là người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận,những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vì những

Trang 34

phát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đến tâm lý của các nhàđầu tư và thường dễ có thể trở thành lời tiên đoán, định hướng cho toàn bộ thịtrường Bởi vì, các nhà đầu tư tin rằng các nhà tư vấn là những chuyên gia tronglĩnh vực này, họ có nhiều thông tin và kiến thức hơn những người khác và họ cóthể đánh giá tình hình chính xác hơn Điều này có thể mang lại lợi nhuận chongười được tư vấn nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho họ và làm ảnh hưởngđến TTCK

Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoáncho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải:

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn

- Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng vàcông chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoánnào

- Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mờigọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó

- Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừtrường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thườngthiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng

tư vấn

Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức,kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống củamỗi nhà tư vấn là khác nhau Tính khách quan và chính xác của các bản phântích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn

2.1.4.4.Hoạt động tự doanh (hay hoạt động đầu tư)

Là hoạt động tự mua, bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợinhuận

Hoạt động này công ty phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình,

tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng khoán Hoạt động này thường

Trang 35

song hành với hoạt động môi giới Vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này cóthể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa một bên là lợi ích của khách hàng, một bên

là lợi ích của công ty chứng khoán Để tránh trường hợp này, thông thường cácthị trường đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khithực hiện lệnh của công ty chứng khoán

Đối với một số thị trường, hoạt động đầu tư của công ty chứng khoánđược gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường Các công ty chứng khoán thựchiện hoạt động đầu tư thông qua việc mua bán trên thị trường có vai trò địnhhướng và điều tiết hoạt động của thị trường Góp phần bình ổn giá cả trên thịtrường

2.1.4.5 Các hoạt động hỗ trợ khác của công ty chứng khoán

Nhìn chung, các hoạt động hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợicho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn

- Hoạt động lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có

thể giao dịch trên thị trường tập trung Việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán củakhách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứngkhoán được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịchchứng khoán

Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên TTCK Bởi vì trênTTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứngkhoán Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại

Sở giao dịch đươc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng Mặt khác, nó hạnchế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạcchứng chỉ chứng khoán

- Hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong

đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sảncầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng…

- Hoạt động cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay

tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để

Trang 36

làm tài sản cầm cố cho khoản vay

- Hoạt động cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng

TTGDCK

2.2.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

2.2.1 Tổng quan về hoạt động môi giới

2.2.1.1 Khái niệm

Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đómột công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thôngqua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hay thị trườngOTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế củaviệc giao dịch đó

Trong hoạt động môi giới chứng khoán cần lưu ý:

- Quyết định mua bán chứng khoán là do khách hàng đưa ra và người môi giớiphải thực hiện theo lệnh đó

- Người môi giới (có thể là công ty chứng khoán) đứng tên mình thực hiện cácgiao dịch theo lệnh của khách hàng

- Việc hạch toán các giao dịch phải được thực hiện trên các tài khoản thuộc sởhữu của khách hàng

- Người môi giới chỉ được thu phí dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng ủythác giao dịch

2.2.1.2 Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán

- Cung cấp dịch vụ với hai tư cách:

+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp chokhách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư

+ Là trung gian giữa người bán và người mua: đem đến cho khách hàngtất cả các loại sản phẩm & dịch vụ tài chính

- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành ngườibạn, người chia sẽ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịpthời

Trang 37

- Khắc phục trạng thái cảm xúc quá mức (điển hình là lòng tham và nỗi sợ hãi),

để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo

- Đề xuất thời điểm bán hàng

2.2.1.3 Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán

- Lao động cật lực, thù lao xứng đáng

- Những phẩm chất cần có: kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử

- Nỗ lực cá nhân là quyết định, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của công tytrong việc cung cấp thông tin và kết quả phân tích cũng như việc thực hiện cáclệnh của khách hàng

2.2.2 Kỹ năng của người môi giới chứng khoán

2.2.2.1 Kỹ năng truyền đạt thông tin

Các nhà tâm lý học cho biết có tới 93% ý nghĩa của bất kỳ một sự truyềnđạt nào được truyền đi không bằng lời nói mà bằng âm điệu trong giọng nói củachúng ta, bằng sự nhấn mạnh ngôn từ được sử dụng, bằng tốc độ nói, và bằng

cử chỉ của chúng ta Điều đó có nghĩa là chưa đầy một phần mười của những gìchúng ta truyền đạt là kết quả của sự biểu thị bản thân các ngôn từ Nhìn tổngthể, mọi điều chúng ta nói, hay không thể nói được, và cách chúng ta nói, cũngnhư mọi việc chúng ta làm và không làm được (trong đó có diện mạo, tư thế,giọng nói, tốc độ nói, hơi thở và những yếu tố khác…) kết hợp lại để truyền đạtnhững thông tin quan trọng về chúng ta và thông điệp của chúng ta

Các chuyên gia cũng cho thấy rằng 90% sự phản kháng từ phía kháchhàng đều nảy sinh từ ba nguồn:

- Sự nhận thức của khách hàng rằng người môi giới là người bán hàng

- Sự bất lực của người môi giới trong việc truyền đạt rõ ràng, trên quan điểmcủa khách hàng

- Khả năng của người môi giới trong việc thiết lập mức độ đồng cảm sâu sắc và

độ tin cậy với khách hàng

Sau đây là những kỹ thuật truyền đạt thông tin để khắc phục nhữngnguyên nhân đó:

- Thái độ quan tâm

Trang 38

Phẩm chất hay thái độ của người môi giới đối với công việc, với bản thân

và với khách hàng được truyền đạt rõ ràng tới hầu như tất cả mọi người màngười môi giới giao dịch Để thành công trong việc bán hàng, người môi giớiphải đặt khách hàng lên trên hết và doanh thu là thứ hai Đây là điểm then chốtcủa bán hàng tư vấn Và phẩm chất này của người môi giới cũng thể hiện rõràng ngay từ lần đầu tiên họ tiếp xúc với một khách hàng

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng Một khi đã được thiết lập, chúngthường đọng lại trong chúng ta khi tiếp tục mối quan hệ Khi gặp khách hànglần đầu tiên, thì mọi việc bạn làm, trang phục của bạn, và mọi điều bạn nói(hoặc không nói được) đều truyền đạt những thông tin quan trọng về thái độ,phẩm chất cá nhân của bạn tới khách hàng Điều này tạo nên một thái độ trong

họ Cách bạn nhìn, nói chuyện và hành động, tất cả đều góp phần làm nên cảmnhận của khách hàng rằng bạn có phải là cố vấn tài chính mà họ mong muốnhay không

Cơ hội tiếp theo để củng cố ấn tượng tích cực ban đầu sẽ là khi bạn bắtđầu truyền đạt Bạn làm thế nào để truyền đạt được thái độ quan tâm của mình?

Trong khi nhiều người cảm thấy rằng họ có thể rất hữu hiệu khi hiện diện,thì nhiều trong số những cuộc tiếp xúc ban đầu của bạn với tư cách là một nhàmôi giới sẽ được tiến hành qua điện thoại, nơi đó những điều như bạn là ai, bạn

hi vọng gì đối với khách hàng, tất cả phải được truyền đạt qua giọng nói củabạn Vì thế lưu ý đến giọng nói và uốn nắn, sửa chữa nó trong chừng mực cóthể, sẽ giúp tạo ra một ấn tượng tốt cho người nghe

2.2.2.2 Kỹ năng tìm kiếm khách hàng

Có nhiều phương pháp để tìm kiếm khách hàng Tất cả đều có hiệu lựctrong một khoảng thời gian nào đó Tất cả đều liên quan tới nỗ lực và ý thứckhông ngừng tìm kiếm khách hàng về phía bạn Tất cả đều có những lợi thế vàbất lợi Dưới đây là 6 phương pháp tìm kiếm khách hàng thông dụng nhất

- Những đầu mối được gây dựng từ công ty hoặc các tài khoản chuyểnnhượng lại

Trang 39

- Những lời giới thiệu khách hàng

- Mạng lưới kinh doanh

- Các chiến dịch viết thư

- Các cuộc hội thảo

- Gọi điện làm quen

Về cơ bản, quy trình tìm kiếm khách hàng sử dụng các bước sau:

1 Xem lại bất kỳ một thông tin nào về một người mà bạn biết rõ (về địa chỉ,nghề nghiệp, nơi giới thiệu tới v v ) và xác nhận các nhu cầu thực tế hoặc nhucầu có thể có đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính của bạn

2 Chọn lời mở đầu phù hợp mà bạn sẽ sử dụng trong cuộc điện thoại đầu tiên.Lời mở đầu này giới thiệu về bạn và các dịch vụ của bạn trong khi tạo ra mộtmôi trường mà ở đó khách hàng sẽ trả lời các câu hỏi của bạn

3 Xử lý bất kỳ trở ngại nào có thể làm dừng cuộc nói chuyện

4 Đặt các câu hỏi tìm hiểu sơ lược và tạo ra sự quan tâm của khách hàng về cácsản phẩm và các dịch vụ của bạn

5 Đáp ứng bất cứ các mối quan tâm nào, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ

6 Đi bước tiếp theo có thể là:

- Các cuộc gọi tiếp theo

- Giới thiệu khách hàng đến bộ phận phù hợp

- Bố trí một cuộc gặp gỡ

- Gửi các tài liệu

7 Hoàn thành công việc giấy tờ thích hợp

8 Lên lịch cho cuộc gọi tiếp theo hay cuộc họp tìm hiểu sơ bộ

9 Gọi tới khách hàng, khách hàng tương lai, khách hàng được giới thiệu tới tiếptheo

Luôn nhớ điều quan trọng nhất đó là: Kiên định là chìa khóa để thành công

Gọi điện thoại một cách hiệu quả

+ Thực hiện lời mở đầu có hiệu quả

+ Sử dụng những ngữ điệu thích hợp trong giọng nói

+ Cố gắng đạt được sự phù hợp

Trang 40

+ Điều chỉnh tốc độ nói của bạn

độ bán hàng tư vấn đã làm đáng kể nỗi lo sợ đối với sự từ chối, bởi vì bạn đãlàm một điều tốt cho người khách hàng tiềm năng này Các phương pháp truyềnthống của việc tìm kiếm khách hàng ngầm định sự đối đầu, tình huống thắngthua, với việc người khách hàng tiềm năng này đang nắm vấn đề then chốt, vớithái độ đúng đắn, dù bạn có được việc hay bị từ chối đối với một khách hàng,cũng không có gì khác biệt nhiều, đều tốt cả Nó trở thành một tình huốngthắng- thắng, với thái độ nhìn nhận của bạn là vấn đề then chốt

2.2.2.3 Kỹ năng khai thác thông tin

Một trong những nguyên tắc trong hành nghề môi giới là phải hiểu kháchhàng Đó là:

- Nắm được các nhu cầu tài chính, các nguồn lực, và cả mức độ chấp nhận rủi rocủa khách hàng

- Hiểu cách nghĩ và ra quyết định đầu tư của khách hàng, cũng như những tìnhcảm bên trong có thể ảnh hưởng tới phản ứng của họ đối với mối quan hệ giúp

đỡ khiến bạn có thể đáp ứng được các nhu cầu của họ

Kỹ thuật thu thập thông tin dưới đây không chỉ đem lại cho người môigiới tất cả các thông tin mà bạn muốn có từ khách hàng, mà còn giúp cho việclàm tăng khối lượng tài sản được quản lý, làm tăng sự trung thành của kháchhàng, và một số giải pháp trước khi bán hàng, trước khi bạn gọi cuộc điện thoạiđầu tiên

Để quá trình thu thập thông tin có hiệu quả, bạn nên đạt được các mụctiêu sau:

Ngày đăng: 07/03/2016, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán- phân tích cơ bản, Nxb ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán- phân tích cơbản
Tác giả: PGS.TS Trần Đăng Khâm
Nhà XB: Nxb ĐH kinh tế quốc dân
Năm: 2007
2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thị trường chứngkhoán
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2002
3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp (tái bản lần 2), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanhnghiệp (tái bản lần 2)
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2005
4. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2002), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chứngkhoán và thị trường chứng khoán
Tác giả: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
5. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2003), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và đầu tư chứng khoán
Tác giả: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
6. TS. Nguyễn Võ Ngoạn (2008), Thị trường chứng khoán, Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán
Tác giả: TS. Nguyễn Võ Ngoạn
Năm: 2008
7. Kiên Cường (2006), Bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán, Nxb Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán
Tác giả: Kiên Cường
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2006
8. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2007), Kinh doanh chứng khoán, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh chứng khoán
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: Nxb Tàichính
Năm: 2007
9. Vương Quân Hoàng, Ngô Phương Chí(2000), Nguyên lý tài chính- toán của thị trường chứng khoán, Nxb chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý tài chính- toáncủa thị trường chứng khoán
Tác giả: Vương Quân Hoàng, Ngô Phương Chí
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc Gia
Năm: 2000
10. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán, Nxb Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứngkhoán
Tác giả: TS Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nxb Thống Kê
Năm: 2009
11. BERNAD J.FOLEY (1996), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính 12. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, TS Nguyễn Thị Hoài Lê (2010), Kinh doanhchứng khoán, Nxb Tài chínhTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán", Nxb Tài chính12. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, TS Nguyễn Thị Hoài Lê (2010), "Kinh doanh"chứng khoán
Tác giả: BERNAD J.FOLEY (1996), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính 12. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, TS Nguyễn Thị Hoài Lê
Nhà XB: Nxb Tài chính12. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w