Nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 43 - 55)

khoán

2.2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán

(1) Ký hợp đồng và mở tài khoản giao dịch:

Khi có nhu cầu gia dịch chứng khoán qua CTCK, khách hàng sẽ kí hợp đồng mở tài khoản giao dịch CK và CTCK thực hiện mở tài khoản giao dịch cho khách hàng. Hợp đồng mở tài khoản là một sự thỏa thuận giữa khách hàng và CTCK, theo đó CTCK thực hiện mở một tài khoản để lưu giữ , quản lý tiền, chứng khoán và thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng qua SGDCK.

(2) Khách hàng lưu kí chứng khoán trong trường hợp bán chứng khoán

(3) Khách hàng kí quỹ tiền mặt trong trường hợp mua chứng khoán

(4) Khách hàng đặt lệnh giao dịch tại phòng môi giới

Khách hàng có thể đặt lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch bằng cách điền đầy đủ thông tin vào phiếu lệnh như mã ck cần mua-bán, số lượng, giá, số tài khoản,ngày tháng, chữ kí… hoặc đặt lệnh gián tiếp thông qua điện thoại, fax, internet…

(5) Phòng môi giới tiến hành đối chiếu số dư tiền (chứng khoán) với phòng kế toán

(6) Phòng môi giới chuyển lệnh của khách hàng và hệ thống khớp lệnh của SGDCK phù hợp

(7) Tại SGDCK : kết quả khớp lệnh được gửi đến phòng đăng ký

thanh toán bù trừ và lưu kí chứng khoán để bù trừ chứng khoán và tiền

(8) Sau khi khớp lệnh, SGDCK gửi xác nhận kết quả giao dịch cho

CTCK và ngân hàng chỉ định thanh toán để ghi có tài khoản của CTCK bên mua, ghi nợ tài khoản của CTCK bên bán.

(9) Phòng môi giới xác nhận kết quả giao dịch cho khách hàng và cho phòng kế toán

(10) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, ngân hàng chỉ định và CTCK thực hiện thanh toán tiền

(11) Phòng kế toán tiến hành hạch toán tiền và chứng khoán vào tài khoản của khách hàng.

2.2.2.2 Mở tài khoản

Để thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng công ty chứng khoán phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch cho từng khách hàng trên cơ sở Giấy đề nghị mở tài khoản của khách hàng và hợp đồng ký với khách hàng có nội dung quy định tại các mẫu mà công ty chứng khoán soạn sẵn cho khách hàng.

Công ty chứng khoán có nghĩa vụ giải thích nội dung hợp đồng mở tài khoản giao dịch và các thủ tục có liên quan khi thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng, tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận thu được của khách hàng.

-Ký quỹ

Trước khi giao dịch, khách hàng phải ký quỹ giao dịch tại công ty chứng khoán theo tỷ lệ quy định trước. Ký quỹ được đưa ra đối với người đầu tư tư nhân khi đặt lệnh mua chứng khoán nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.

+ Đối với lệnh mua: Khách hàng có đủ tiền trên tài khoản phục vụ giao dịch (tiền ký quỹ) Tiền ký quỹ phải có = Giá trị lệnh đặt mua x Tỷ lệ ký quỹ x (1+ phí môi giới)

+ Đối với lệnh bán: Số lượng chứng khoán dự kiến bán phái có trong tài khoản lưu ký của khách hàng (chứng khoán ký quỹ)

Chứng khoán ký quỹ phải có

= Số lượng chứng

khoán đặt bán

x Tỷ lệ ký quỹ

Trong đó: tỷ lệ ký quỹ do luật định trong từng thời kỳ. Số tiền và chứng khoán ký quỹ chỉ bị phong tỏa cho đến hết phiên giao dịch.

2.2.2.3 Hợp đồng lưu ký và tài khoản lưu ký

Tùy theo lệnh giao dịch của khách hàng, sau khi hoàn tất giao dịch, chứng khoán có thể:

+ Đối với giao dịch chứng khoán chưa niêm yết: Chứng khoán được trao cho khách hàng bằng các tờ chứng khoán và khách hàng tự quản lý.

+ Đối với giao dịch chứng khoán đã niêm yết: Chứng khoán được hạch toán vào tài khoản lưu ký của khách hàng để khách hàng tự theo dõi và quản lý.

Thông thường để tạo thuận lợi cho các cho các giao dịch và tạo lợi thế cho khách hàng, các công ty chứng khoán đều tư vấn khách hàng mở tài khoản lưu ký, khách hàng phải ký hợp đồng lưu ký và công ty chứng khoán sẽ mở tài khoản lưu ký cho khách hàng. Mọi tác nghiệp do công ty chứng khoán tự đảm nhiệm. Khi mua chứng khoán, công ty sẽ chuyển chứng khoán vào tài khoản lưu ký của khách hàng và chuyển cho khách hàng bản sao kê số dư tài khoản lưu ký. Khi bán chứng khoán, khách hàng đặt lệnh rút hay thế chấp chứng khoán.

2.2.2.4 Lệnh giao dịch

Đối với mỗi lần giao dịch, khách hàng phải đặt lệnh giao dịch theo mẫu in sẵn, hoặc tự nhập lệnh vào hệ thống của công ty chứng khoán theo quy định

chứng khoán theo ý của họ. Lệnh giao dịch phải bao gồm đầy đủ các nội dụng quy định do khách hàng điền, đây là những điều kiện đảm bảo an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi đặt lệnh. Ngoài ra khách hàng có thể đặt lệnh bằng cách gọi điện thoại hoặc fax…

Khi đặt lệnh giao dịch khách hàng đặt lệnh theo mẫu quy định của công ty chứng khoán nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch

- Nội dung của lệnh:

+ Chiều giao dịch: một lệnh chỉ có một chiều giao dịch: mua hay bán + Số lượng chứng khoán cần mua hay bán

+ Loại chứng khoán, tên chứng khoán, mã số chứng khoán. Nếu chứng khoán là trái phiếu thì trên tờ lệnh phải có thời hạn và lãi suất trái phiếu.

+ Mã của công ty môi giới + Loại lệnh

+ Tên khách hàng, mã số, số hiệu tài khoản + Ngày, giờ ra lệnh

+ Thời hạn hiệu lực của lệnh + Giá cả

+ Phương thức thanh toán lênh: Chuyển khoản hay tiền mặt

Những nội dung cơ bản này của lệnh được thể hiện trên tờ lệnh in sẵn theo những cách biểu thị khác nhau ở các SGDCK khác nhau.

- Phân loại lệnh:

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau thì có các loại lệnh khác nhau: + Căn cứ vào chiều giao giao dịch: Lệnh mua, lệnh bán

+ Căn cứ vào giá giao dịch: Lệnh thị trường và lệnh giới hạn

+ Căn cứ vào thời hạn hiệu lực của lệnh: Lệnh phiên, lệnh ngày, lệnh tuần…

- Thứ tự ưu tiên của lệnh:

Tất cả các giao dịch của một loại chứng khoán có thể xảy ra tại quầy giao dịch ở sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống mạng máy tính đã ấn định. Khi thực hiện lệnh, người môi giới phải tuân theo thứ tự ưu tiên của lệnh.

Thứ 1: Ưu tiên về giá, lệnh có giá tốt nhất là lệnh mua có giá mua cao nhất và lệnh bán có giá bán thấp nhất.

Thứ 2: Ưu tiên về thời gian, đối với các lệnh trùng nhau về giá, lệnh nào đặt trước được thực hiện trước.

Thứ 3: Ưu tiên về khách hàng, đối với lệnh trùng nhau về giá và thời gian thì lệnh của nhà đầu tư cá nhân được ưu tiên trước lệnh của nhà đầu tư tổ chức.

Thứ 4: Ưu tiên về số lượng, đối với lệnh có cả 3 yếu tố trên trùng nhau thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được thực hiện trước.

- Tính chất pháp lý của lệnh:

Lệnh giao dịch được coi như một đơn đặt hàng cố định của khách hàng đối với người môi giới. Vì vậy trách nhiệm và quyền hạn của khách hàng và người môi giới phải được quy định rõ và phải được tôn trọng. Khách hàng phải thực hiện các nội dung quy định trong lệnh khi lệnh được thực hiện theo. Người môi giới phải chuyển lệnh và thực hiện lệnh khi có đối ứng theo quy định của Sở giao dịch. Lệnh là một cam kết không hủy bỏ trong thời gian của lệnh, trừ khi khách hàng yêu cầu hủy bỏ và được công ty chứng khoán chấp nhận.

- Thực hiện lệnh:

Công ty chứng khoán kiểm tra lại các mục do khách hàng điền, khi có sự tẩy xóa nhất thiết phải có xác nhận của khách hàng. Các phiếu lệnh phải được kiểm tra đầy đủ các dữ liệu như sau:

+ Kiểm tra các dữ liệu ghi trên phiếu phải đầy đủ + Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký

+ Kiểm tra số dư tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng đối với những phiếu lệnh bán chứng khoán.

+ Kiểm tra số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng phải đủ 100% giá trị chứng khoán đặt mua.

+ Kiểm tra tính hợp lệ của lệnh về đơn vị giao dịch, đơn vị yết giá, biên độ giao động giá.

+ Thực hiện kiểm tra các công việc khác khi có yêu cầu

Chuyên viên môi giới có trách nhiệm liên hệ với các nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề hoặc tham khảo ý kiến của trưởng phòng trước khi hủy lệnh.

Đối với khách hàng mới mở tài khoản lần đầu hoặc những khách hàng lạ: Chuyên viên môi giới phải yêu cầu khácg hàng xuất trình giấy CMND hoặc thẻ giao dịch để đối chiếu.

Nếu nhận lệnh giao dịch của khách hàng qua internet, điện thoại, fax, công ty chứng khoán phải tuân thủ:

+ Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo có ghi nhận thời điểm nhận lệnh:

+ Đối với lệnh nhận qua điện thoại, fax, ỉnternet công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc: xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng.

+ Có biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhập được lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của công ty.

Công ty có thể yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền (nếu đặt mua) hoặc điều chỉnh số chứng khoán đặt bán. Nếu khách hàng không đủ tiền và chứng khoán, công ty sẽ phong tỏa số tiền hoặc chứng khoán cho đến hết phiên giao dịch.

Các công ty chứng khoán đều quy định về quy trình sửa đổi các lệnh sai một cách cụ thể.

Sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của phiếu lệnh nhân viên môi giới của công ty chứng khoán chuyển lệnh tới đại diện giao dịch đồng thời thông báo cho phòng thanh toán bù trừ. Đại diện công ty chứng khoán tại sàn nhập đầy đủ lệnh vào hệ thống theo thứ tự thời gian nhận lệnh.

+ Nếu là giao dịch đấu giá, khớp lệnh và thông báo các lệnh được thực hiện theo từng chu kỳ do Sở (Trung tâm) giao dịch quy định và theo các nguyên tắc đấu giá.

Người môi giới tại sàn sau khi nhận được kết quả giao dịch sẽ thông báo về phòng giao dịch của công ty chứng khoán. Phòng giao dịch của công ty

chứng khoán tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh toán để tiếp tục làm thủ tục thanh quyết toán giao dịch. Công ty cũng thông báo cho khách hàng về kết quả giao dịch.

2.2.2.5 Thanh quyết toán với khách hàng (T+3)

Thanh quyết toán với khách hàng là việc thanh toán giá trị giao dịch chứng khoán, lệ phí, phí giao dịch và phụ phí

+ Giá trị giao dịch chứng khoán: là giá mua, bán chứng khoán được xác định theo giá giao dịch chính thức khi khớp lệnh.

+ Phí giao dịch: Các công ty chứng khoán thường công bố biểu phí công khai, khách hàng nên tham khảo từng mức phí cụ thể trước khi thực hiện giao dịch. Bao gồm:

Phí môi giới của công ty chứng khoán do công ty công bố công khai hoặc do công ty thỏa thuận với khách hàng lớn trong khung pháp luật quy định và theo từng chủng loại chứng khoán. Trong phí giao dịch gồm chi phí thanh toán chuyển tiền và chứng khoán lưu ký, riêng trường hợp người mua yêu cầu chuyển giao chứng khoán vật chất thì công ty chứng khoán phải thu thêm phí vận chuyển chứng từ:

Phí = Giá trị khớp lệnh x tỷ lệ phí (%)

Phí môi giới lập giá: Mức phí này do Sở (Trung tâm) giao dịch quy định; công ty phải trả cho Sở (Trung tâm) và tái thu của khách hàng.

Thuế giao dịch chứng khoán

Kể từ 1/1/2010 công ty chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế thu nhập cá nhân và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 20 của tháng sau đồng thời nộp số thuế đã khấu trừ của nhà đầu tư vào ngân sách nhà nước. Thuế giao dịch chứng khoán mà khách hàng nộp tính bằng hai cách:

Cách 1: Nộp 0,1% tổng giá trị chứng khoán từng lần giao dịch

Cách 2: Nộp 20% khoản thu nhập (lãi) do đầu tư chứng khoán. Những nhà đầu tư nộp thuế theo cách thứ 2 vẫn phải tạm nộp thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Sau khi kết thúc năm dương lịch nhà đầu tư sẽ quyết toán thuế với cơ

quan thuế. Nếu số thuế phải nộp thấp hơn số thuế tạm nộp sẽ được cơ quan thuế hoàn lại, ngược lại sẽ phải nộp thêm. Chính sách miễn thuế được thực hiện đối với một số hiện tượng nhất định trong những tình hình nhất định. Ví dụ chính phủ và các cơ quan chính phủ bán chứng khoán được miễn thuế.

2.2.2.6 Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến giao dịch - Xác định giá trong đấu giá tại Sở giao dịch

Có hai thời điểm xác định giá tại Sở giao dịch: Xác định giá mở cửa, giá đóng cửa và xác định giá trong ngày.

+ Xác định giá mở cửa, giá đóng cửa:

Giá mở cửa là giá giao dịch đầu tiên được thực hiện kể từ khi mở cửa, giá đóng cửa là mức giá được xác lập cuối cùng của ngày giao dịch. Giấ mở cửa và giá đóng cửa được xác lập theo phương thức đấu giá định kỳ. Với giá này, số lượng chứng khoán được giao dịch nhiều nhất.

Ví dụ: Tại phiên mở cửa ngày 14/6/2013. Một loại chứng khoán ABC được nhà môi giới tập hợp các lệnh mua và bán của khách hàng để đưa vào khớp lệnh như sau:

Lệnh Mua Lệnh bán

Cộng dồn Số lượng Giá Số lượng Cộng dồn

7.000 Thị trường 16.000 9.000 41.700 7.000 95.000 31.000 15.000 41.600 18.000 88.000 44.000 13.000 41.500 12.000 70.000 52.000 8.000 41.400 8.000 58.000 59.000 7.000 41.300 6.000 50.000 68.000 9.000 41.200 4.000 44.000 70.000 12.000 40.100 12.000 40.000 87.000 17.000 40.000 13.000 28.000 Thị trường 15.000

Tại ví dụ này, mức giá 41.400 là mức giá mở cửa vì tại mức giá này số lượng chứng khoán được mua bán nhiều nhất.

Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống.

- Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch là khối lượng chứng khoán thích hợp được quy định trong giao dịch. Đơn vị giao dịch quy định ở mỗi thời kỳ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào các yếu tố như mệnh giá của cổ phiếu, mặt bằng giá và nghiên cứu đơn vị giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.

Ở Việt Nam, đơn vị giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán quy định là: Căn cứ vào khối lượng chứng khoán đặt lệnh có 3 loại:

SGDCKHCM TTGDCK Hà Nội

Lô lẻ <10 cổ phiếu hoặc CCQ <100 cổ phiếu hoặc CCQ

Lô chẵn Số lượng chia hết cho 10 Số lượng chia hết cho 100

Lô lớn >=20.000 (Giao dịch thỏa thuận) >=20.000 (Giao dịch thỏa thuận)

- Đơn vị yết giá

Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ tối thiểu được quy định đối với việc định giá.

Mức giá Cổ phiếu CCQ Trái phiếu

<= 49.900 100 đồng 100 đồng 100 đồng

50.000 đến<=99.500 500 đồng 500 đồng 100 đồng

>= 100.000 1.000 đồng 1.000 đồng 100 đồng

- Biên độ giao động giá

Biên độ giao động giá là giới hạn giao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ % so với giá tham chiếu. Nhiều thị trường đều quy định biên độ giao động giá nhằm hạn chế sự biến động lớn về giá.

SGDCKHCM TTGDCKHN Upcom

Biên độ giao động +-5% +-7% +-10%

Biên độ này có thể thay đổi theo quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước

- Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn

+ Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w