Nguyên tắc đầu tư chứng khoán thành công

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 142 - 149)

5.2.2.1. Cắt giảm thua lỗ

Cắt giảm thua lỗ, phương tiện để thành công

Cho dù kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, mục tiêu cuối cùng của bạn cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng bài học thuộc lòng đầu tiên khi bước chân vào thị trường chứng khoán chưa phải là cách tìm kiếm lợi nhuận mà chính là cách cắt giảm thua lỗ. Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, đây là quy luật đầu tiên và quan trọng nhất phải “khắc cốt ghi tâm”. Nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu đầu tư trong tài khoản vay mượn. Cắt giảm thua lỗ một cách nhanh nhất là cực kỳ cần thiết.

- Đừng luôn cho mình đúng, hãy sẵn sàng chuẩn bị những thua lỗ nho nhỏ.

Dù mới bước chân vào thị trường chứng khoán hay đã là một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bạn sẽ vẫn có những giây phút chủ quan phá bỏ nguyên tắc này. Và nếu không cắt giảm thua lỗ kịp thời, không sớm thì muộn bạn sẽ chịu những thua lỗ nặng nề hơn. Tuy nhiên những con người tự tin bước chân vào thị trường chứng khoán thường thông minh và có kiến thức, chính những điều này cộng thêm cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh sẽ khiến họ không dễ dàng tuân theo nguyên tắc cắt giảm thua lỗ này.

- Luôn cắt giảm thua lỗ tại mức 8%.

Khi nào sẽ bán chứng khoán thua lỗ? Đó là khi giá giảm 10% so với giá mua ban đầu, đây là một quy luật tốt cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Nhưng nếu bạn đã có kinh nghiệm biết sử dụng các đồ thị để xác định thời điểm mua bán chính xác hơn, nên cắt giảm tại mức 7% hoặc 8%.

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 7% hoặc 8% và bán một loại cổ phiếu khi giá của nó tăng khoảng 25%, bạn có thể chỉ cần quyết định đúng một lần trong khi bạn được phạm sai lầm tới ba lần, mà vẫn không bị rơi vào tình trạng rắc rối.

Như vậy ngay cả với khả năng thành công và thất bại ngang nhau khi mua một loại chứng khoán, bạn có thể lời đến tối đa trong khi chỉ thua lỗ một số tiền đã xác định. Nếu bạn để giá cổ phiếu giảm tới 50%, bạn sẽ phải tìm kiếm 100% lợi nhuận với số tiền còn lại. Nhưng những loại cổ phiếu tăng giá gấp đôi thì không nhiều.

Chiến thuật đầu tư thường được áp dụng là hãy giữ các loại chứng khoán đang phát triển tốt để chờ đợi những lợi nhuận lớn, trong khi hãy bán ngay những loại chứng khoán không hiệu quả để giảm thua lỗ tới mức thấp nhất có thể.

5.2.2.2. Những điều quan trọng cần biết khi đầu tư chứng khoán

Mọi thời điểm đều có thể đầu tư. Bạn có thể mua chứng khoán khi giá lên và bán khống khi giá xuống. Thông thường chúng ta mất khoảng hai năm để có thể hiểu những quanh co rắc rối của thị trường. Nếu bạn thực sự yêu thích chứng khoán không nên chờ tới khi có một số vốn lớn, một công ty hoàn hảo, hoặc chờ tới khi bạn đã đủ chin chắn. Đừng bao giờ hi vọng mình trở thành một nhà đầu tư lão luyện chỉ với số kiến thức thu thập được mà không có sự luyện tập với số tiền nhỏ ban đầu để tìm kiếm kinh nghiệm. Chỉ với từ $500 đến $1.000 cùng với chút ít khát vọng vươn lên, lòng dũng cảm, sự chuẩn bị và một phương cách rõ ràng, bạn đã có cơ hội để trở thành một nhà đầu tư thành công.

- Không nên vội đầu tư vào những loại chứng khoán có tính đầu cơ cao

Bởi vì đó là loại hàng hóa có tính rủi ro và giao động mạnh. Chúng chỉ nên được dành cho những người có máu mạo hiểm phiêu lưu, có một kinh nghiệm đầu tư vững chắc và có khả năng chịu đựng rủi ro cao. Nếu bạn chưa cảm thấy mình là một nhà đầu tư thực sự có kinh nghiệm hãy đầu tư vào những công ty mà bạn cảm thấy chúng đơn giản và dễ hiểu, các thông tin có thể được cập nhật, thay vì đầu tư vào những công ty “nghe nói rất tốt”

- Số lượng chứng khoán cần có cho một danh mục đầu tư

Không nên đầu tư toàn bộ tiền bạc vào một loại cổ phiếu. Nhưng đồng thời cũng không nên đầu tư quá nhiều loại cổ phiếu trong một thời điểm.

Theo ý kiến của những nhà đầu tư có kinh nghiệm nếu bạn có ít hơn $5.000 chỉ nên đầu tư từ một đến hai loại cổ phiếu, với $10.000 từ hai đến ba loại cổ phiếu, với $50.000 từ bốn đến năm, với $100.000 hoặc nhiều hơn bạn cũng chỉ nên đầu tư vào năm hoặc sáu loại cổ phiếu

Cho dù bạn có bao nhiêu tiền, không có lý do gì để đầu tư cùng lúc tới 20 loại cổ phiếu. Đơn giản chỉ vì bạn không thể nắm bắt được thông tin của tất cả các loại cổ phiếu. Điều này thực sự nguy hiểm.

Với những nhà đầu tư cá nhân, cách kiếm tiền là mua các loại cổ phiếu của các công ty tốt nhất trong lĩnh vực của nó, tập trung danh mục đầu tư trong một số loại cổ phiếu giới hạn, theo dõi chúng một cách cẩn thận, và bán chúng

đi nếu thấy chúng không thể phát triển hơn nữa hoặc khi thị trường đánh giá chúng quá cao.

5.2.2.3. Hãy tuân theo một hệ thống các nguyên tắc thay vì hành động theo những cảm xúc cá nhân

- Hãy tuân theo những quy luật mua và bán rõ ràng, và đừng để cảm xúc thay đổi những quyết định ấy.

Khi cổ phiếu rớt giá 8% dưới giá mua ban đầu và bị thua lỗ, người ta thường hay hi vọng chúng tăng giá trở lại trong khi thực sự họ nên lo ngại rằng có thể sẽ mất thêm một số tiền nữa, và nên phản ứng bằng cách bán cổ phiếu đi và chấp nhận thua lỗ thay vì cứ để mọi thứ y nguyên,

Khi cổ phiếu tăng giá và tìm được lợi nhuận, họ lại sợ rằng có thể đánh mất lợi nhuận ấy và bán chúng quá sớm. Nhưng sự thật cổ phiếu đang tăng giá là một dấu hiệu cho thấy chúng thực sự mạnh và có lẽ quyết định mua ban đầu của họ là hoàn toàn chính xác.

Mỗi quyết định mua hay bán chứng khoán đều là một trận chiến thực sự, sẽ có thành công hoặc thất bại do đó chắc chắn chúng ta sẽ bị cảm xúc chi phối. Nhưng thị trường diễn tiến độc lập với những cảm xúc ấy, và một cách thẳng thắn nó không hề quan tâm bạn đang nghĩ gì, đang chờ đợi, hy vọng điều gì sẽ xảy ra.

Bản chất con người gắn vào và ảnh hưởng tới thị trường một cách sâu sắc. Những cảm xúc tương tự như sự kiêu ngạo, sự cả tin, nỗi sợ hãi, long tham đã tồn tại ở thị trường hôm qua, hôm nay và chắc chắn là cả ngày mai nữa.

Điều quan trọng là khống chế những cảm xúc ấy như thế nào?

- Chiến thắng những cảm xúc cá nhân

Chúng ta thường rất khó khăn để kìm hãm nỗi sợ hãi, lòng tham, tính kiêu hãnh để đưa ra để đưa ra những quyết định chính xác. Trong trường hợp thị trường đi lên thì mọi quyết định đều có vẻ hợp lý, nhưng trong một đợt điều chỉnh của thị trường thì mọi thứ sẽ rối tung cả lên, bạn như một con người đi lạc giữa biển khơi mất phương hướng không biết hành xử như thế nào. Vậy cách tốt nhất là thành lập những quy luật mua và bán từ những nghiên cứu về lịch sử thị

trường, những quy luật dựa trên nền tảng câu hỏi thực sự thị trường đang hoạt động như thế nào, và trong quá khứ mỗi khi thị trường gặp hoàn cảnh ấy thì diễn biến như thế nào, những quy luật dựa trên sự thống kê khoa học chứ không phải dựa trên những ý kiến hay thành kiến cá nhân. Bạn càng hiểu về quá khứ của một loại cổ phiếu bao nhiêu, bạn càng có thể nhìn nhận những cơ hội trong tương lai một cách chính xác bấy nhiêu. Việc giá cả giao động hàng ngày có thể dọa dẫm cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhất nhưng một cái nhìn về quá khứ sẽ giúp chúng ta hiểu ra có một xu hướng đi lên trong toàn bộ thị trường. Chu kỳ nối tiếp chu kỳ, chúng sẽ tạo ra những cơ hội lớn thực sự cho các nhà đầu tư.

- Không mua những cổ phiếu rẻ tiền

Đừng đầu tư vào các loại cổ phiếu rẻ tiền với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận và nghĩ rằng các loại cổ phiếu ăn khách đã đạt đến ngưỡng, bản chất giá cổ phiếu cũng phần nào phản ánh được kỳ vọng vào nó. Nên mua 100 cổ phiếu với giá 60.000 đồng một cổ phiếu hơn là mua 600 cổ phiếu với giá 10.000 đồng một cổ phiếu. Các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn sẽ bỏ hàng triệu đô la vào loại 60.000/cổ phiếu và tránh xa các loại cổ phiếu rẻ tiền. Và các bạn nên biết các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn thực hiện phần lớn các giao dịch trên thị trường và thực sự có thể tác động vào giá cả.

Các nhà đầu tư mới thường rất thích đầu tư cổ phiếu giá rẻ. Thị trường chứng khoán là một thị trường đấu giá hai chiều, cổ phiếu được giao dịch với giá xấp xỉ bằng giá trị của chúng tại thời điểm giao dịch. Khi bạn mua một loại cổ phiếu rẻ tiền, bạn chỉ sở hữu những giá trị cũng rẻ như cổ phiếu bạn đã mua. Những cổ phiếu rẻ tiền thường rất rủi ro.

Học cách thừa nhận sai lầm của bản thân

Không ai muốn thừa nhận mình sai lầm cả, ai cũng luôn cho rằng mình đúng!? Những thất bại của chúng ta chỉ là do thiếu may mắn, do thị trường sai lầm, và sẽ có ngày thị trường nhận ra sai lầm ấy. Do đó ta dễ dàng để cái tôi lấn áp trong việc thi hành các phi vụ giao dịch. Hoặc chúng ta quá mê muội, kỳ

vọng vào các loại cổ phiếu mà không có một cái nhìn khách quan vào thị trường. Điều này sẽ dễ dàng dẫn tới những quyết định sai lầm.

Một công cụ quý báu để chống lại những cảm xúc trên là tiến hành các bản phân tích lại tất cả những cuộc mua bán của bạn, hãy đánh dấu trên đồ thị những thời điểm mua và bán cũng như lý do tại sao bạn mua hoặc bán các loại cổ phiếu ấy.

Sau đó hãy chia ra những vụ bạn mua bán có lời và những vụ thua lỗ. Bạn đã nhận xét chính xác như thế nào đối với những loại cổ phiếu lên giá, và đã phạm sai lầm thế nào với những loại còn lại.

Tiếp theo đó hãy xây dựng những nguyên tắc mới, những nguyên tắc sẽ giúp bạn tìm kiếm lợi nhuận và ngăn ngừa những lỗi lầm tương tự trong tương lai. Nếu bạn không nhìn lại những gì mình đã làm sai bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà đầu tư giỏi.

Rất nhiều người nghĩ rằng chứng khoán có thể giúp chúng ta làm giàu chỉ trong một buổi tối, điều này hoàn toàn không thể xảy ra. Sự thành công đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và nhìn nhận khách quan, trung thực về những sai lầm của chính mình.

Đó là chìa khóa để đi tới thành công của tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

5.2.2.4. Phối hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Trong đầu tư chúng ta không thể mua bán theo cảm tính, cần có một hệ thống các nguyên tắc để lựa chọn những loại chứng khoán tốt nhất cũng như thời điểm hợp lý nhất để mua chúng.

Phân tích cơ bản xem xét lợi nhuận của công ty, mức tăng lợi nhuận, doanh số, lợi nhuận biên và lợi nhuận vốn cổ đông. Nó giúp bạn lựa chọn chính xác những loại cổ phiếu có chất lượng.

Phân tích kỹ thuật giúp bạn đọc các đồ thị, xem xét giá chứng khoán dựa trên khối lượng giao dịch để tìm kiếm thời điểm mua bán thích hợp.

Sự phối hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là một trong những chìa khóa để gặt hái những thành công trong chứng khoán

5.2.2.5. Lựa chọn thời điểm mua thích hợp

Những loại chứng khoán thành công đặc biệt thường tạo thành những mô hình cơ bản. Những mô hình cơ bản này thường hình thành ngay trước khi chứng khoán phá vỡ những mức giá cao cũ đi vào một nền giá mới và đem lại những lợi nhuận to lớn.

Thời điểm chính xác để mua cổ phiếu là “điểm then chốt” (pivot point), điểm cuối tại mô hình khu vực cơ bản khi cổ phiếu đang đi tới những mức giá mới. Đừng cố gắng theo đuổi khi giá đã vượt quá điểm then chốt 5%, rủi ro bạn chịu trước những đợt điều chỉnh giá thông thường của thị trường thực sự tăng lên đáng kế

Vào ngày cổ phiếu phá vỡ mức giá cũ, khối lượng giao dịch sẽ tăng ít nhất 50% trên khối lượng giao dịch trung bình.

Nên nhớ bạn muốn mua cổ phiếu khi nó đang đi vào mức giá cao mới, 98% các nhà đầu tư cá nhân không mua theo cách này, đó là lý do chỉ có một số ít trở thành các nhà đầu tư thành công.

Việc khối lượng giao dịch tăng trong ngày trước cùng với giá cả đi lên là một dấu hiệu tích cực.

Việc khối lượng giao dịch tăng trong ngày trước cùng với giá cả đi xuống là một dấu hiệu không tốt.

Việc giá cả đi xuống cùng với một sự sụt giảm trong khối lượng giao dịch chỉ ra rằng không có những vụ bán lớn.

5.2.2.6. Dấu hiệu nhận biết khi thị trường lên đỉnh

Ba phần tư các loại cổ phiếu, không hề phân biệt biết tốt hay xấu đến đâu, cuối cùng cũng đi theo khuynh hướng của thị trường nói chung. Vì thế học cách nhận ra khi nào thị trường đụng đỉnh là rất quan trọng.

Sau khi thị trường phân phối tới bốn hoặc năm ngày trong vòng hai hay ba tuần, thông thường thị trường sẽ chuyển hướng đi xuống.

Thông thường, sự phân phối được chỉ ra khi giá đóng cửa thấp hơn phiên trước với một khối lượng giao dịch tăng, hoặc một ngày cố gắng trì hoãn sự tăng giá (thay đổi rất nhỏ trong giá) với khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm

trước. Khi đó hãy xem xét lại danh mục đầu tư của bạn và tìm kiếm những cổ phiếu có dấu hiệu bán. Bán chúng đi.

5.2.2.7. Dấu hiệu nhận biết khi thị trường chạm đáy và đang xoay chiều đi lên

Thị trường giảm giá dữ dội tạo ra sự sợ hãi và do dự, khi cổ phiếu chạm đáy, đi lên và bắt đầu một chu kỳ mới sẽ mang theo những cơ hội to lớn. Nhưng hầu hết mọi người lại không tin vào điều này.

Tại một vài điểm trên đường đi xuống cổ phiếu sẽ cố gắng bình phục. “Bình phục” là sự cố gắng của một cổ phiếu riêng lẻ hay toàn bộ thị trường nói chung để đảo chiều và tăng giá sau một khoảng thời gian giá hạ.

Thị trường khủng hoảng thường dâng lên một vài con sóng, bị gián đoạn bởi một vài sự cố gắng bình phục nhưng thất bại sau một tới ba tuần, đôi khi lên tới năm, sáu tuần hay hơn.

Cuối cùng một trong những đợt cố gắng bình phục sẽ lấy đà cho thị trường đi lên. Ngày lấy đà diễn ra khi một trong các chỉ số quan trọng của nó tăng 1% hay hơn với một sự nhảy vọt về khối lượng giao dịch so với ngày trước đó. Ngày này thường diễn ra vào ngày thứ tư tới ngày thứ bảy của một đợt cố gắng bình phục.

Theo dõi những cổ phiếu hàng đầu của thị trường có thể cho những dấu hiệu chính xác khi thị trường đụng đỉnh.

Hầu hết những công cụ kỹ thuật xem xét thị trường thường rất ít có giá trị. Các dấu hiệu tâm lý có thể giúp việc xác định sự thay đổi trong những đợt điều chỉnh của thị trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 142 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w