Ưu điểm & nhược điểm của việc phát hành chứng khoán thông qua người bảo

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 93 - 95)

người bảo lãnh:

4.1.4.1 Ưu điểm:

Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và hiệu quả sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành

Qua hoạt động tư vấn tài chính, tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành xem xét lại công tác quản lý tài chính, phát hiện ra các thế mạnh cũng như các hạn chế, từ đó tư vấn cho tổ chức phát hành các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn huy động được từ đợt phát hành. Mặt khác, với các doanh nghiệp đang muốn niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán hay phát hành chứng khoán ra công chúng thường được yêu cầu áp dụng mô hình quản trị kinh doanh hiện đại, trong đó có quản trị tài

chính doanh nghiệp, do đó, kết quả của hoạt động tư vấn tài chính không chỉ là tài liệu hữu ích giúp cải thiện tình hình tài chính hiện tại mà còn giúp ích cho việc hoạch định chiến lược tài chính dài hạn của tổ chức phát hành.

Đảm bảo mức độ thành công cao hơn của đợt phát hành.

Các nhân viên của tổ chức bảo lãnh phát hành là những người có kiến thức chuyên môn về kinh tế, tài chính, cộng với việc họ là các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, được chuyên môn hóa trong việc bảo lãnh phát hành chứng khoán nên họ nắm rõ các nhu cầu của thị trường, để có thể đưa ra các tư vấn cho tổ chức phát hành nên phát hành loại chứng khoán nào là phù hợp với nhu cầu huy động vốn, vừa phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường. Trong quá trình phân phối chứng khoán, do là nhà phân phối chuyên nghiệp, tổ chức bảo lãnh phát hành có sẵn một mạng lưới phân phối và các mối quan hệ từ trước với các đại lý phát hành, với các nhà đầu tư , nhất là các tổ chức đầu tư lớn, do vậy việc phân phối chứng khoán chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với trường hợp tự phân phối.

Giảm thiểu rủi ro khi phát hành

Thực hiện phát hành chứng khoán qua tổ chức bảo lãnh góp phần chia sẻ rủi ro. Nếu phát hành trực tiếp, tổ chức phát hành sẽ tự gánh chịu rủi ro của đợt phát hành, còn nếu phát hành qua tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ có sự chia sẻ rủi ro giữa hai bên khi có rủi ro. Các đơn vị bảo lãnh trong tổ hợp cũng có thể chia sẻ rủi ro cho nhau.

4.1.4.2 Nhược điểm

Phải trả một khoản phí khá lớn

Nhà phát hành phải trả cho các nhà bảo lãnh phát hành một khoản phí bảo lãnh, phí này thường khá lớn và trong một số trường hợp, tùy thuộc vào hợp đồng ký kết, phí bảo lãnh không phụ thuộc vào số vốn huy động được từ đợt phát hành.

Khó kiểm soát được thành phần cổ đông mới

Do không trực tiếp phân phối chứng khoán nên tổ chức phát hành không chủ động kiểm soát được thành phần cổ đông mới.

Mức độ thành công của đợt phát hành phụ thuộc vào tổ chức bảo lãnh

Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức bảo lãnh phát hành không tốt, đợt phát hành không thành công có thể gây thiệt hại cho tổ chức phát hành

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w