Các chủ thể bảo lãnh phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 92 - 93)

- Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán:

Là đơn vị nhận chào bán chứng khoán cho tổ chức phát hành hoặc mua chứng khoán của tổ chức phát hành nhằm bán số chứng khoán đó cho công chúng

Tùy thuộc vào luật pháp từng nước có thể có nhiều loại hình tổ chức có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, song một công ty muốn cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thì phải là một tổ chức tài chính có tiềm lực tài chính mạnh. Thông thường, tổ chức bảo lãnh là các ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán hay các ngân hàng thương mại đa năng. - Tổ hợp bảo lãnh phát hành (underwriting syndicate):

Lượng vốn huy động của một đợt phát hành chứng khoán là khá lớn, nhất là trong trường hợp chào bán công khai chứng khoán ra công chúng, do đó không chỉ một tổ chức bảo lãnh phát hành mà cỏ thể là tổ hợp bảo lãnh bao gồm nhiều tổ chức bảo lãnh sẽ nhận bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành để việc phân phối chứng khoán được nhanh chóng, hiệu qủa và phân tán rủi ro.

Trường hợp là tổ hợp bảo lãnh thì các đơn vị là tổ chức bảo lãnh thành viên sẽ ký một hợp đồng thành lập tổ hợp bảo lãnh, hợp đồng quy định rõ tổ

chức bảo lãnh nào sẽ đóng vai trò là tổ chức bảo lãnh chính, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh chính cũng như các đơn vị bảo lãnh thành viên như tổ chức bảo lãnh chính được phép thay mặt các đơn vị bảo lãnh phát hành khác trong tổ hợp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện phân phối chứng khoán như phân bổ số chứng khoán cần phát hành cho các thành viên, phân bổ bổ sung chứng khoán sau khi một hay một số thành viên của tổ hợp không bán hết số chứng khoán theo thỏa thuận từ trước, thay đổi hoa hồng chiết khấu.

Sơ đồ: Tổ hợp bảo lãnh phát hành (underwriting syndicate) - Đại lý phân phối:

Tổ hợp bảo lãnh lựa chọn một nhóm các công ty để làm đại lý phân phối chứng khoán, tổ chức được chọn thường là các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Tổ chức bảo lãnh sẽ phân chia số chứng khoán cho các đại lý phân phối theo tỷ lệ đã cam kết từ trước. Do chỉ đóng vai trò là đại lý nên các đại lý phân phối sẽ không gánh chịu rủi ro của đợt phát hành chứng khoán, các đại lý phân phối chỉ đơn thuần mua (hoặc nhận bán) chứng khoán từ tổ chức bảo lãnh chính hay các đơn vị bảo lãnh thành viên rồi bán lại (phân phối) chứng khoán này ra công chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w