Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các định chế tài chính khác

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 149 - 157)

Các định chế tài chính là các tổ chức đầu tư lớn, nắm quyền kiểm soát độ lớn và chất lượng thị trường chứng khoán vì đầu tư và quản lý phần lớn chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Họ cũng kiểm soát phần lớn các quỹ tiền tệ, được trang bị đầy đủ các phương tiện và kỹ năng đầu tư. Tuy nhiên khả năng kinh doanh chứng khoán của họ là khác nhau tùy theo tính chất thị trường, cơ cấu thị trường cũng như các quy định về pháp luật của mỗi nước.

Tỷ trọng đầu tư chứng khoán của các định chế tài chính thường là cao hơn các nhà đầu tư cá nhân tại các nước phát triển.

Các định chế tài chính có vai trò rất quan trọng. Nhờ các định chế tài chính mà: Nền kinh tế được cung cấp vốn đầu tư dài hạn thông qua hoạt động bảo lãnh và đầu tư chứng khoán; Bình ổn thị trường chứng khoán; Phổ cập hóa chứng khoán thông qua đầu tư gián tiếp cho các nhà đầu tư nhỏ; tạo kênh huy động vốn nước ngoài; tăng độ chuẩn xác trong quản lý công ty.

Tuy nhiên, cũng qua hoạt động của các định chế tài chính mà có thể làm sai lệch giá chứng khoán, gia tăng rủi ro chứng khoán vì nắm giữ và quản lý các chứng khoán thượng hạng. Mặt khác, họ có thể bị chính phủ kiểm soát tài sản.

Cách thức các định chế tài chính (công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư…) kinh doanh chứng khoán phụ thuộc vào mô hình tổ chức ngân hàng thương mại ở mỗi nước. Với các nước theo mô hình ngân hàng đa năng thì các định chế tài chính này được trực tiếp kinh doanh chứng khoán ở một bộ phận chuyên trách của mình, tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp. Ở đó, các nghiệp vụ chứng khoán tách biệt hoàn toàn với các nghiệp vụ ngân hàng. Với các nước theo mô hình ngân hàng chuyên doanh thì các định chế phải thành lập các công ty chứng khoán của mình dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỏ phần… để kinh doanh chứng khoán. Các công ty chứng khoán phải đăng ký nghiệp vụ chứng khoán với Ủy ban chứng khoán Quốc gia để xin giấy phép kinh doanh. Tùy vào khả năng của mình mà họ có thể thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ chứng khoán theo luật định. Chỉ những công ty chứng khoán có quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán trong điều lệ của mình mới được phép hành nghề này. Khi đó, trong cơ cấu tổ chức của công ty phải thành lập phòng đầu tư chứng khoán, hoặc phòng kinh doanh chứng khoán với đầy đủ các điều kiện cần thiết về con người, cơ sở vật chất, vốn, thông tin… theo luật định. Quy trình kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo quy chế hoạt động của công ty chứng khoán do ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành

Câu hỏi ôn tập chương 5

Câu 1: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo mục đích đầu tư?

Câu 2: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập? Câu 3: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo đối tượng đầu tư?

Câu 4: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo mức độ tự do trong quản lý?

Câu 5: Hãy phân loại Quỹ đầu tưtheo hình thức tổ chức?

Câu 6: Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của Quỹ đầu tư dạng công ty? Câu 7: Để thành lập quỹ đầu tư dạng hợp đồng phải tiến hành những thủ tục gì? Câu 8: Trình bày hoạt động huy động vốn của Quỹ đầu tư?

Câu 9: Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ gồm 6 bước, đó là những bước nào?

Câu 10: Các chi phí liên quan đến việc phát hành ra công chúng lần đầu của quỹ đầu tư là gì?

Câu 11: Các chi phí cơ bản liên quan đến hoạt động của quỹ sau khi thành lập và tiến hành hoạt động đầu tư là gì?

Câu 12: Thu nhập của quỹ đầu tư từ các nguồn nào?

Câu 13: Tổng thu nhập của Quỹ được cấu thành từ các khoản thu chính nào? Câu 14: Mục đích đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là gì?

Câu 15: Hãy phân tích lại sao nhà đầu tư phải “cắt giảm thua lỗ”?

Câu 16: Những điều quan trọng cần biết khi đầu tư chứng khoán là gì?

Câu 17: Vì sao nhà đầu tư cá nhân phải tuân theo một hệ thống các nguyên tắc thay vì hành động theo những cảm xúc?

Câu 18: Tại sao phải phối hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật? Câu 19: Mua chứng khoán vào thời điểm nào là thích hợp?

Câu 20: Hãy trình bày dấu hiệu nhận biết khi thị trường lên đỉnh?

Câu 21: Hãy trình bày dấu hiệu nhận biết khi thị trường chạm đáy và đang xoay chiều đi lên?

Câu 22: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ F được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi NAV của quỹ là 12.000 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 1000 đồng và

phân phối thu nhập là 300 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là 14.500. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

Câu 23: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ D được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi NAV của quỹ là 11.200 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 850 đồng và phân phối thu nhập là 250 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là 13.800. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

Câu 24: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ M được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi NAV của quỹ là 21.400 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 1.500 đồng và phân phối thu nhập là 500 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là 23.900. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. PGS.TS Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán- phân tích cơ

bản, Nxb ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình tài chính doanh

nghiệp (tái bản lần 2), Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2002), Những vấn đề cơ bản về chứng

khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

5. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2003), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. TS. Nguyễn Võ Ngoạn (2008), Thị trường chứng khoán, Trường đại học

kinh doanh và công nghệ Hà Nội

7. Kiên Cường (2006), Bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán, Nxb Tài Chính.

8. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2007), Kinh doanh chứng khoán, Nxb Tài

chính

9. Vương Quân Hoàng, Ngô Phương Chí(2000), Nguyên lý tài chính- toán

của thị trường chứng khoán, Nxb chính trị Quốc Gia

10. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng

khoán, Nxb Thống Kê

11. BERNAD J.FOLEY (1996), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính

12. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, TS Nguyễn Thị Hoài Lê (2010), Kinh doanh

chứng khoán, Nxb Tài chính

Tiếng Anh

13. Arthur J.Keown/David F.Scott/John D.Martin/Jay William Retty (1996),

14. Charles P.Jonh (1995), Investment Analysis and management, seventh edition.

15. John Downes and Jordan Elliot Goodman (2003), Dictionary of Finance and Investment Terms, Barron’s Financial guides, sixth Edition.

16. John Hull (2006), Options, Futures and Other Derivatives, 6th Edition, Prentice Hall.

17. Laurence Harris (1985), Monetary Theory, The University of London . 18. Peter S. Rose (2003); Money and Capital Markets, 8th Edition;

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1...2

TỔNG QUAN VỀ...2

KINH DOANH CHỨNG KHOÁN...2

1.1. Khái niệm về kinh doanh chứng khoán...2

1.2. Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán...2

1.2.1 Các nguyên tắc tài chính:...2

1.2.2 Các nguyên tắc đạo đức:...2

1.3. Chủ thể kinh doanh chứng khoán...3

1.3.1.Công ty chứng khoán...3

1.3.2.Quỹ đầu tư...5

1.3.3 Các nhà phát hành...8

1.3.4 Các định chế tài chính khác...9

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán...10

1.4.1. Môi trường pháp lý...10

1.4.2. Cơ chế chính sách...11

1.4.3 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:...12

1.4.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán...12

1.4.5 Năng lực của chủ thể kinh doanh...13

1.5 Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán...13

1.5.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp...13

1.5.2 Ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp...14

1.5.3 Những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp...15

1.5.4 Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp...15

Câu 3: Hãy nêu tên các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán?...22

Câu 4: Quỹ đầu tư là gì?...22

Câu 7: Hãy nêu tên các chủ thể tham gia hoạt động của quỹ đầu tư?...22

Câu 8: Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán?...22

CHƯƠNG 2...24

NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI...24

CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN...24

2.1. Tổng quan về công ty chứng khoán (CTCK)...24

2.1.1 Đặc điểm của công ty chứng khoán...24

2.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán...26

2.1.3.Tổ chức của công ty chứng khoán...28

2.1.4.Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán...32

2.2.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán...36

2.2.1 Tổng quan về hoạt động môi giới...36

2.2.2. Kỹ năng của người môi giới chứng khoán...37

2.2.2 Nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán...43

2.2.3.Nghiệp vụ môi giới tại thị trường phi tập trung...53

2.2.4. Một số giao dịch đặc biệt...55

2.2.5 Rủi ro trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán...59

Câu hỏi ôn tập chương 2...61

Câu 1: Trình bày các đặc điểm của công ty chứng khoán?...61

Câu 2: Hãy phân tích vai trò của công ty chứng khoán đối với thị trường...61

Câu 3: Hãy nêu các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán?...61

Câu 4: Hãy nêu tên các hoạt động hỗ trợ của công ty chứng khoán?...61

Câu 4: Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán là gì?...61

Câu 6: Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán ?...61

Câu 7: Những kỹ năng cần có của người môi giới chứng khoán ?...61

Câu 8: Hãy phân tích kỹ năng truyền đạt thông tin của người môi giới chứng khoán?...61

Câu 9: Hãy phân tích kỹ năng tìm kiếm khách hàng của người môi giới chứng khoán?...61

Câu 10: Hãy phân tích kỹ năng khai thác thông tin của người môi giới chứng khoán?...61

CHƯƠNG 3...66

NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN...66

VÀ TƯ VẤN CHỨNG KHOÁN...66

3.1.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (hay nghiệp vụ đầu tư chứng khoán)...66

3.1.1. Khái niệm nghiệp vụ tự doanh chứng khoán:...66

3.1.2. Mục đích hoạt động tự doanh chứng khoán...67

3.1.3.Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh...69

3.1.4. Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh...70

3.1.5. Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh...71

3.2. Nghiệp vụ tư vấn...74

3.2.1 Khái niệm hoạt động tư vấn...74

3.2.2 Phân loại hoạt động tư vấn:...75

3.2.3 Điều kiện và nguyên tắc của hoạt động tư vấn...76

3.2.4 Các loại nghiệp vụ tư vấn...77

Câu hỏi ôn tập chương 3...89

Câu 1: Tự doanh chứng khoán là gì?...89

Câu 2: Phân tích mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán? Câu 3: Hãy phân tích các điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh có hiệu quả?...89

Câu 4: Hãy trình bày những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh? ...89

Câu 5: Phân tích điều kiện và nguyên tắc của hoạt động tư vấn tại công ty chứng khoán?...89

Câu 6: Trình bày các loại nghiệp vụ tư vấn của công ty chứng khoán?...89

CHƯƠNG 4...90

NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC ...90

4.1. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán...90

4.1.1 Khái niệm...90

4.1.2 Phân loại phát hành chứng khoán...90

4.1.3 Các chủ thể bảo lãnh phát hành chứng khoán...92

4.1.4. Ưu điểm & nhược điểm của việc phát hành chứng khoán thông qua người bảo lãnh:...93

4.1.5. Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán...95

4.1.6. Điều kiện để phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng...99

4.1.7 Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng...101

4.1.8 Thu nhập & rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành...116

4.2 Một số nghiệp vụ khác...119

Câu hỏi ôn tập chương 4...124

Câu 1: Bảo lãnh phát hành là gì?...124

Câu 3: Bảo lãnh phát hành chứng khoán gồm những chủ thể nào?...124

Câu 4: Hãy phân tích uu điểm & nhược điểm của việc phát hành chứng khoán thông qua người bảo lãnh?...124

Câu 5: Trình bày các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán chủ yếu trên thị trường chứng khoán?...124

Câu 6: Khi tham gia họat động bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành có những khoản thu nhập nào?...124

Câu 7: Khi tham gia họat động bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành gặp phải những rủi ro gì?...124

Câu 8: Hãy trình bày hình thức cho vay ký quỹ tại công ty chứng khoán?...124

Câu 9: Hãy trình bày hình thức bán khống tại công ty chứng khoán?...124

Câu 10: Hãy trình bày hình thức cho vay thanh toán tại công ty chứng khoán?...124

Câu 11: Hãy trình bày hình thức cho vay cầm cố chứng khoán tại công ty chứng khoán?...124

Câu 12: Hãy trình bày nghiệp vụ Repo chứng khoán tại công ty chứng khoán?...124

Câu 13: Hãy trình bày hình thức cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán tại công ty chứng khoán?...124

Câu 14: Hãy trình bày hình thức cho vay ứng trước tiền cổ tức tại công ty chứng khoán?...124

Câu 15: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành có những ảnh hưởng gì tới hiệu quả hoạt động tự doanh? Công ty chứng khoán cần có những biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro của hoạt động bảo lãnh phát hành?...124

CHƯƠNG 5...125

NGHIỆP VỤ KINH DOANH...125

CHỨNG KHOÁN CỦA CHỦ THỂ KHÁC...125

5.1. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của quỹ đầu tư...125

5.1.1 Phân loại quỹ đầu tư...125

5.1.2.Phương thức thành lập quỹ đầu tư...130

5.1.3. Hoạt động của quỹ đầu tư...133

5.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư...138

5.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân...142

5.2.1 Mục đích đầu tư...142

5.2.2 Nguyên tắc đầu tư chứng khoán thành công...142

5.3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các định chế tài chính khác...149

Câu hỏi ôn tập chương 5...151

Câu 1: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo mục đích đầu tư?...151

Câu 2: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập? Câu 3: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo đối tượng đầu tư?...151

Câu 5: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo hình thức tổ chức?...151

Câu 7: Để thành lập quỹ đầu tư dạng hợp đồng phải tiến hành những thủ tục gì?...151

Câu 8: Trình bày hoạt động huy động vốn của Quỹ đầu tư?...151

Câu 11: Các chi phí cơ bản liên quan đến hoạt động của quỹ sau khi thành lập và tiến hành hoạt động đầu tư là gì?...151

Câu 12: Thu nhập của quỹ đầu tư từ các nguồn nào?...151

Câu 13: Tổng thu nhập của Quỹ được cấu thành từ các khoản thu chính nào?...151

Câu 14: Mục đích đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là gì?...151

Câu hỏi ôn tập chương 5………

152 Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Trang 149 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w