- Trả lời được 2 quá trình dựa vào mục IV.3 SGK - Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng * Nguyên nhân gây ra đóng mở khí khổng: - Do
Trang 1Tuần 1 Ngày soạn : 03 / 8/ 2008
CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC
VẬT
I MỤC TIÊU: Sau bài này, HS phải có khả năng:
- Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ và quá trình vận chuyển nước ở thân
- Trình bày được mối liên quan giữa cấu trúc của lông hút với quá trình hấp thụ nước
- Nêu được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ,từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân và lên mạch gỗ của lá
- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của thực vật
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, suy luận
- Biết sử dụng hình vẽ để minh họa và hiểu rõ hơn các kiến thức của bài
II TRỌNG TÂM: + Phần II: quá trình hấp thụ nước, Phần III: quá trình vận chuyển ở thân
III CHUẨN BỊ:
1 GV: + Nghiên cứu kỹ SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn bài giảng
+ Bảng trong các hình 1.1→1.5
2 HS: Nghiên cứu trước bài 1 SGK, chuẩn bị các câu ∇ trong bài
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 Oån định lớp: Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chương trình và yêu cầu bộ môn
3 Bài mới: Mở bài: Các dạng nước trong cây? Nước có vai trò ntn đối với TV? Trao đổi nước ở TV
gồm những quá trình nào?
1 Các dạng nước trong cây và vai trò của nó:
- Yêu cầu thảo luận nhóm: (5’)
+ Nêu vai trò chung của nước đối với thực vật?
+ Các dạng nước trong cây?
+ Nước tự do là gì, chúng nằm ở đâu trong tế
bào, tính chất , vai trò?
+ Nước liên kết là gì? vai trò?
I VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT:
- Thảo luận nhóm, trả lời và ghi tóm tắt kết quả lên bảng phụ
- Đọc mục I.1 SGK trả lời
- Nêu được thế nào là nước tự do và vai trò của nó
- Nêu khái niệm nước liên kết và vai trò
* Vai trò chung của nước đối với TV:
+ Đảm bảo độ bền vững của các cấu trúc trong cơ thể
+ Đảm bảo MT thuận lợi cho các phản ứng TĐC
+ Tham gia vào các phản ứng hoá học trong cơ thể
+ Là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể
+ Sự thoát hơi nước giúp điều hoà thân nhiệt và giúp CO2 vào lá cung cấp cho quang hợp
* Các dạng nước trong cây:
Trang 2- Nước tự do: là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong các khoảng gian bào,trong các
mạch dẫn Nước không bị hút bởi các phần tử tích điện hay nằm trong dạng liên kết hóa học
+ Chúng vẫn giữ được các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bình thường của nước
+ Vai trò: tham gia vào quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp quá trình TĐC diễn ra bình thường
- Nước liên kết:là dạng nước bị các phân tử tích điện hút hoặc liên kết hoá học với các thành phần khác
nhau của tế bào
+ Chúng không giữ được các đặc tính vật lý, hoá học, sinh học của nước
+ Vai trò: đảm bảo bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào, lượng nước liên kết trong cây là 1 chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng, chịu hạn của cây
2 Nhu cầu nước đối với thực vật:
-Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống của nó
Hoạt động 2 : II.QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ :
1.Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước:
- Thực vật thủy sinh hấp thụ nước như thế nào?
-Thực vật trên cạn hấp thụ nước như thế nào?
-Cơ quan hút nước của cây là gì?
-Quan sát hình 1.1:Đặc điểm cấu tạo của rễ và
lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ
nước?
-Hãy nêu các dạng nước trong đất và cho biết
cây hấp thụ dạng nước nào?
-Dựa vào mục II,trang 7 SGK trả lời
-Cây hút nước chủ yếu nhờ hệ rễ-Quan sát hình 1.1 và dựa vào mục II.1 SGK trả lời
-Dựa vào mục II.1 trả lời
-TV ở cạn hấp thụ nước chủ yếu qua TB lông hút của bộ rễ TV thuỷ sinh hấp thụ nước qua bề mặt Tb biểu bì của thân,lá
-Cấu tạo của bộ rễ và lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+Bộ rễ phát triển nhanh về số lượng,kích thước và diện tích.Trên rễ có nhiều lông hút làm tăng diện tích tiếp xúc với đất
+TB lông hút có các đặc điểm thích nghi với chức năng hút nước và khoáng từ đất:
* Aùp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh
2.Con đường hấp thụ nước ở rễ:
- Quan sát hình 1.2 và đọc mục II.2,trả lời câu
hỏi:Có bao nhiêu con đường hấp thụ nước từ đất
vào mạch gỗ?
- Phân biệt 2 con đường:con đường qua thành
TB-gian bào và con đường qua chất nguyên sinh-không
bào?
-Quan sát hình 1.2,đọc mục II.2 và nêu 2 con đường xâm nhập của nước từ đất vào mạch gỗ của rễ
-Phân tích hình 1.2 và phân biệt con đường qua thành TB-gian bào và con đường qua chất nguyên sinh-không bào
-Nước từ đất vào TB lông hút vào mạch gỗ(xilem) của rễ theo 2 con đường:
+ Qua thành tế bào-gian bào
+ Qua chất nguên sinh-không bào( xuyên qua các tế bào sống)
- Cả hai con đường này đều nhờ sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng tăng dần từ ngoài vào
Trang 33.Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân:
-Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ của rễ
theo cơ chế nào?
-Quan sát hình 1.3 và hình 1.4 miêu tả thế nào là
hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt ở lá?
-Hai hiện tượng này chứng minh điều gì?
-Hiện tượng ứ giọt xảy ra khi nào?
-Dựa vào mục II.2 ở trên và mục II.3 trả lời:cơ chế thẩm thấu
-Quan sát 2 hình vẽ 1.3,1.4 nêu 2 hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt
-Nêu được chứng minh có áp suất rễ -Xảy ra ở các cây bụi thấp,cây hoà thảo -Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ, thể hiện ở 2 hiện tượng:rỉ nhựa và ứ giọt
Hoạt động 3 : III.QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN:
- Đặc điểm của con đường vậnchuyển nước ở
thân ?
-Điều kiện để nước có thể vận chuyển từ rễ lên
lá ? Các con đường vận chuyển nước,chất khoáng
hoà tan và chất hữu cơ trong cây?
Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển của cột nước ?
-Đọc mục III.1 và III.2 SGK để trả lời
-Dựa vào mục III.3, nêu 3 cơ chế
1.Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân:
-Vận chuyển theo 1 chiều từ rễ lên lá
-Chiều dài của cột nước phụ thuộc chiều dài của thân cây
-Điều kiện:Cột nước liên tục và vai trò của các lực liên kết giữa các phân tử nước và với thành mạch dẫn
2.Con đường vận chuyển nước ở thân:
-Qua mạch gỗ từ rễ lên lá(chủ yếu)
-Theo chiều từ trên xuống ở mạch rây
-Vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại
3.Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân: 3 cơ chế (SGK)
4.Củng cố và hoàn thiện:
+Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ?
+Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó? +Nêu 3 con đường vận chuyển nước ở thân? 5.Dặn dò: +Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài.Đọc mục “Em có biết?”. +Nghiên cứu trước bài 2 SGK và trả lời câu hỏi sau:Tại sao thoát hơi nước là”tai hoạ”,nhưng lại là “tất yếu” trong đời sống của cây? V.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tuần 1 Ngày soạn : 08 / 8/ 2008 Tiết 2 Ngày dạy : 13 / 8 / 2008
BÀI 2 TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT (tt)
Trang 4I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
- Minh họa được ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước
- Trình bày được hai con đường thoát hơi nước ở lá cùng với những đặc điểm của nó
- Mô tả được các phản ứng đóng mở khí khổng
- Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát,phân tích,tổng hợp,khái quát hoá
- Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn nông nghiệp
II.TRỌNG TÂM: Quá trình thoát hơi nước ở lá, ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao
đổi nước, cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây
III.CHUẨN BỊ: Tranh vẽ các hình 2.1→2.2 SGK
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Đặc điểm hình thái của hệ rễ và cấu tạo của lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước? Câu 2: Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?Nêu 2 hiện tượng thể hiện áp suất rễ?
3.Bài mới: Mở bài: Nhà sinh lí TV người Nga nói: “Thoát hơi nước là tai hoạ cần thiết của cây”.Tại sao
thoát hơi nước lại là “tai hoạ” và tại sao thoát hơi nước lại là “cần thiết”?
Hoạt động 1 : IV.THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ:
1.Ý nghĩa của sự thoát hơi nước:
- Các em hãy giải thích câu nói của nhà sinh lí TV
người Nga: Tại sao thoát hơi nước lại là “tai hoạ”
và tại sao thoát hơi nước lại là “cần thiết”?
- Ý nghĩa của quá trình “tai hoạ” nhưng “cần thiết”
này?
- Dùng hình 2.2 minh hoạ sức hút nước do thoát hơi
nước ở lá
- Nghiên cứu mục IV.1 SGK và phần GV yêu cầu chuẩn bị ở nhà để trả lời
- Nêu được 3 vai trò chủ yếu của thoát hơi nước để thấy sự “cần thiết”của quá trình thoát hơi nước
- Quan sát hình 2.2 và mô tả thí nghiệm,rút ra kết luận
-Thoát hơi nước là tai hoạ vì:trong quá trình sống TV phải mất 1 lượng nước quá lớn(99% lượng nước cây hấp thụ)→TV phải hấp thu 1 lượng nước lớn hơn lượng nước hấp thu,khó khăn cho cây trong quá trình sống
-Thoát hơi nước là cần thiết(vai trò):
+ Tạo ra sức hút nước từ rễ lên lá
+ Giúp hạ nhiệt độ của lá cây trong những ngày nắng nóng,đảm bảo quá trình sinh lí xảy ra bình thường.+ Khi thoát hơi nước khí khổng mở CO2 khuếch tán vào lá cần cho quang hợp
2 Các con đường thoát hơi nước ở lá:
- Thoát hơi nước diễn ra qua những con đường nào?
- Vì sao thoát hơi nước qua khí khổng là con đường
chủ yếu?
- Dựa vào mục IV.2 SGK trả lời
a) Con đường qua khí khổng: Có đặc điểm:
- Vận tốc lớn
- Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
b) Con đường qua bề mặt lá-qua cutin: Có đặc điểm:
- Vận tốc nhỏ
- Không được điều chỉnh
Trang 53 Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước:
- Nghiên cứu mục IV.3 và hình 2.1: thảo luận
nhóm: (5’)
+ Nhóm 1: Nguyên nhân gây ra việc đóng mở khí
khổng là gì?
+ Nhóm 2: Khi nào khí khổng mở,khí khổng đóng?
+ Nhóm 3: Khí khổng có đặc điểm cấu tạo gì phù
hợp với chức năng của nó?
+ Nhóm 4: Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối
với việc mở khí khổng?
+ Nhóm 5: Cơ chế đóng mở khí khổng do hoạt
động của bơm Ion?
+ Nhóm 6: Cơ chế đóng khí khổng do tác dụng của
AAB trong trường hợp cây bị hạn?
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức
- THN ở lá được điều chỉnh bằng cơ chế nào?
- Sự trao đổi nước ở TV được thực hiện bằng những
quá trình nào?
- Nghiên cứu mục IV.3 SGK và hình 2.1: thảo luận nhóm theo sự phân công, ghi kết quả lên bảng phụ
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của từng nhóm
- Cơ chế đóng mở khí khổng
- Trả lời được 2 quá trình dựa vào mục IV.3 SGK
- Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng
* Nguyên nhân gây ra đóng mở khí khổng: - Do tác động của ánh sáng
- Ở ngoài ánh sáng nếu cây thiếu nước thì khí khổng đóng, một số cây ở vùng sa mạc khí khổng đóng vào ban ngày, ban đêm mở do lượng AAB tăng
* Cấu tạo TB khí khổng:
-Khí khổng(tế bào hình hạt đậu)có khả năng đóng mở tự động, mép trong dày,mép ngoài mỏng nên mở rất nhanh khi trương nước và đóng lại cũng rất nhanh khi mất nước
* Ba nguyên nhân dẫn đến đóng,mở khí khổng:
+ Có ánh sáng quang hợp tăng làm tăng hàm lượng đường nên áp suất thẩm thấu tăng → tế bào khí khổng hút nước nên trương nước→ khí khổng mở
+ Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng tăng hoặc giảm hàm lượng các ion → áp suất thẩm thấu tăng hoặc giảm→ thay đổi sức trương nước của khí khổng→ khí khổng mở hoặc đóng
+ Cây bị hạn, hàm lượng AAB trong khí khổng tăng đã kích thích các bơm Ion hoạt động→ mở các kênh ion, các Ion rút ra khỏi khí khổng→ áp suất thẩm thấu giảm→ thay đổi sức trương nước→ khí khổng đóng
Hoạt động 3 : V ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MT ĐẾN QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC:
- Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi nước?
- Nêu vai trò từng nhân tố đối với quá trình trao đổi
nước của cây?
- Nghiên cứu mục V SGK trả lời:A’S, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí, dinh dưỡng khoáng
- Nêu ảnh hưởng của từng yếu tố đối với quá trình trao đổi nước của cây
1 Aùnh sáng: (SGK)
2 Nhiệt độ: (SGK)
3 Độ ẩm đất và không khí: (SGK)
4 Dinh dưỡng khoáng: (SGK)
Hoạt động 4 : VI CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TƯỚI NƯỚC HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
1 Cân bằng nước của cây trồng:
Trang 6Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Thế nào là sự cân bằng nước ở cây trồng? Cân
bằng dương,cân bằng âm là gì?
- Khi nào thì cây thiếu nước?
- Đọc mục VI.1 SGK trả lời
- Khi lượng nước hấp thụ< lượng nước thoát ra
- Cân bằng nước là tương quan giữa lượng nước hấp thụ và lượng nước mất đi qua thoát hơi nước
+ Cân bằng dương: lượng nước mất bằng lượng nước hấp thụ vào cây→ cây bão hoà nước
+ Cân bằng âm: lượng nước mất > lượng nước hấp thụ→ cây thiếu nước→ phải tưới nước cho cây
3 Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
- Nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Dựa vào yếu tố nào để cung cấp nước cho cây?
- Nêu các phương pháp tưới nước cho cây?
- Ở địa phương em thường dùng phương pháp nào?
Tưới cho cây gì?
- Nghiên cứu mục VI.2 SGK trả lời
- Căn cứ vào độ ẩm, đặc điểm bên ngoài cây, các chỉ tiêu sinh lí của cây
- Dựa vào SGK trả lời
- Liên hệ thực tế trả lời Các bạn khác bổ sung
- Nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, phụ thuộc vào ngoại cảnh
- Dựa vào độ ẩm của đất, đặc điểm bên ngoài của cây, đặc điểm sinh lí của cây để cung cấp nước
- Phương pháp tưới nước: tưới vào gốc, tưới theo rãnh, tưới theo ống dẫn ngầm, tưới nhỏ giọt bằng hệ thống ống dẫn, tưới phun tự động
4 Củng cố và hoàn thiện :
- Ý nghĩa của thoát hơi nước ở lá? Các con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
- Nêu cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
5 Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài Đọc mục “Em có biết?”.
+ Nghiên cứu trước bài 3 SGK, tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng đối với TV?
V RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tuần 2 Ngày soạn : 03 / 9/ 2008 Tiết 3 Ngày dạy : 12 / 9 / 2008
BÀI 3 TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC
VẬT
I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
-Phân biệt được hai cách hấp thụ nước ở rễ: chủ động và bị động
-Trình bày được vai trò của nguyên tố đại lượng và vi lượng
-Giải thích bằng hình vẽ hai con đường dẫn truyền nước, các chất khoáng và chất hữu cơ trong cây
Trang 7-Rèn kỹ năng phân tích,so sánh,suy luận.
-Giáo dục ý thưc ham học hỏi, yêu khoa học,vận dụng kiến thức khoa học vào trồng trọt, biết chăm sóc
cây
II.TRỌNG TÂM: +Các nguyên tố khoáng được rễ hấp thụ từ đất
+Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật
III.CHUẨN BỊ:
1.GV: Tranh vẽ các hình 3.1→3.3
2.HS: Nghiên cứu trước bài 3 SGK, tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng đối với TV.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Ý nghĩa của thoát hơi nước ở lá?Các con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
Câu 2: Nêu cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
3.Bài mới: Mở bài:Cho HS quan sát thí nghiệm hình 3.3 để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 1 : I.SỰ HẤP THỤ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG:
1.Dạng tồn tại của các nguyên tố khoáng trong đất:
-Các nguyên tố khoáng tồn tại trong đất dưới dạng
nào?
-Các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào cây dưới
dạng nào?
-Cho Hs thảo luận nhóm qua TN qua ∇ ở mục I
SGK và giải thích TN: tại sao dd CaCl2 từ không
màu chuyển sang có màu?
-Dựa vào mục I SGK trả lời-Cây hấp thụ khoáng dưới dạng ion
-Thảo luận nhóm trả lời:Khi nhúng bộ rễ vào dd CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên trên bề mặt rễ vào dung dịch→dd có màu xanh
-Các nguyên tố khoáng trong đất tồn tại dưới 2 dạng:Dạng không tan và dạng hoà tan(các ion)
-Các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào cây dưới dạng ion qua hệ thống lông hút của rễ
* Biện pháp giúp quá trình chuyển hoá khoáng dạng không tan thành dạng hoà tan cây dễ hấp thụ:Làm cỏ sục bùn,cày phơi ải đất,bón vôi cho đất chua,phá lớp váng cho đất sau khi bị ngập úng,bón phân vi sinh,…
2.Các cơ chế hấp thụ khoáng ở rễ:
-Có mấy cơ chế hấp thụ khoáng ở rễ?
-Quan sát hình 3.2a và trình bày cơ chế hấp thụ thụ
động?
-Tại sao phải bón phân vào mùa mưa ?
Cho HS thảo luận nhóm qua hình 3.1 SGK:Giải
thích sự hút bám trao đổi?
-Quan sát hình 3.2a và trình bày cơ chế hấp thụ chủ
động?Vai trò của chất mang và ATP?
-Vì sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên
quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
- Nêu 2 cơ chế:thụ động và chủ động-Dựa vào mục I.1 và quan sát hình 3.2a SGK trả lời
-Liên hệ kiến thức và thực tế trả lời
-Quan sát hình 3.1,thảo luận nhóm giải thích sự hút bám trao đổi
-Nghiên cứu mục I.2 và quan sát hình 3.2b SGK trả lời
-Vì cách hấp thụ này cần có sự tham gia của chất mang và năng lượng ATP tạo ra từ quá trình hô hấp
a)Hấp thụ thụ động:
- Các ion khoáng khuếch tán vào lông hút nhờ sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp
- Các ion khoáng hoà tan trong nước vào rể theo dòng nước
Trang 8- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt keo đất sẽ trao đổi với ion trên bề mặt rễ thông qua dung dịch đất gọi là hút bám trao đổi
b)Hấp thụ chủ động:
- Các ion khoáng được hấp thụ chọn lọc nhờ tính thấm của màng SC
-Theo nhu cầu của cây đi ngược với gradien nồng độ, nhờ chất mang và ATP ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình hô hấp của rễ
Hoạt động 2 : II.VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT:Í
1.Vai trò của các nguyên tố đại lượng :
-Nghiên cứu mục II.1 SGK và nêu vai trò chung
của các nguyên tố đại lượng?
-Nêu vai trò cụ thể của các nguyên tố đại lượng
dựa vào bảng 3 SGK?
-Nghiên cứu mục II.1 SGK trả lời
-Dựa vào bảng 3 nêu vai trò của các nguyên tố N,K,P,S,Ca,Mg
-Vai trò chung:
+Tham gia cấu trúc tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào
+Aûnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh:diện tích bề mặt,độ ngậm nước,độ nhớt,độ bền vững của hệ thống keo
-Vai trò của từng nguyên tố đại lượng(N,K,P,S,Ca,Mg):Bảng 3 SGK
2.Vai trò của các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng :
- Nghiên cứu mục II.2 SGK và nêu vai trò chung
của các nguyên tố vi lượng?
-Nêu vai trò cụ thể của một vài nguyên tố vi lượng
dựa vào bảng 3 SGK?
-Quan sát hình 3.3 SGKđểû trả lời nên dùng chất
nào? Tại sao?
-Tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ cần dùng một
lượng rất nhỏ đối với TV?
- Nghiên cứu mục II.2 SGK trả lời
-Dựa vào bảng 3 nêu vai trò của các nguyên tố Cl,Cu,Fe
-Dùng ion Mg2+ để lá xanh trở lại -Dựa vài vai trò của nó để suy ra
-Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng:
+Là thành phần của hầu hết các enzim, hoạt hoá các enzim trong TĐC
+Liên kết với các hợp chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ-kim loại(hợp chất cơ kim) như: Mg trong diệp lục, Cu trong xitôcrôm, Co trong B12,Fe trong EDTA
-Vai trò của một số nguyên tố vi lượng(Cl,Cu,Fe):Bảng 3 SGK
-Các nguyên tố siêu vi lượng(hàm lượng nhỏ hơn 10-6):Au,Ag,Pt,Hg,I…chưa rõ vai trò,một số nguyên tố dùng trong kỹ thuật nuôi cấy mô
4.Củng cố và hoàn thiện :
-Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào?Sự khác nhau giữa 2 cách đó? -Vai trò của nguyên tố đại lượng,vi lượng?
-Sử dụng câu hỏi 6,trang 21 SGK
5.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài.Đọc mục “Em có biết?”.
+Nghiên cứu trước bài 4 SGK,tìm hiểu quá trình biến đổi Nitơ trong cây?
V.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Trang 9
BÀI 4 TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC
VẬT(tt)
I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
-Trình bày được vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật
-Mô tả được quá trình cố định nitơ khí quyển
-Minh họa các quá trình biến đổi nitơ trong cây bằng hình vẽ và các phản ứng hóa học
-Rèn kỹ năng thảo luận nhóm,kỹ năng tính toán cụ thể.Liên hệ vào ứng dụng bón phân
- Giáo dục ý thức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất.
II.TRỌNG TÂM: +Vai trò của nitơ đối với đời sống TV
+Nguồn cung cấp nitơ cho cây +Quá trình biến đổi nitơ trong cây
III.CHUẨN BỊ:
Trang 101.GV:+Nghiên cứu kỹ SGK,SGV,tài liệu tham khảo,soạn bài giảng
+Tranh vẽ phóng to hình 4 SGK
2.HS:Nghiên cứu trước bài 4 SGK, tìm hiểu quá trình đồng hoá NH3 trong cây
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra 15’:
Đề 1: Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa 2
cách đó? Cách nào được cây sử dụng nhiều hơn,vì sao?
Đề 2: Vai trò chungg của nguyên tố đại lượng,vi lượng? Dấu hiệu nào có thể cho thấy cây thiếu chất
dinh dưỡng? Biện pháp kỹ thuật nào giúp cây hấp thụ khoáng trong đất tốt hơn?
3.Bài mới: Mở bài: Nhắc lại vai trò của nitơ đã học ở bài trước?
Hoạt động 1 : III.VAI TRÒ CỦA NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT:
1.Nguồn cung cấp nitơ cho cây:
-Yêu cầu HS thực hiện ∇ trong mục I.1 SGK:Rễ
cây hấp thụ và sử dụng được N2 trong không khí
không?Vì sao?
-Quan sát hình 4 SGK ,trả lời các câu hỏi sau:Nitơ
tồn tại dưới những dạng nào?Các dạng nitơ cây hấp
thụ có nguồn gốc từ đâu ?
-Dựa vào kiến thức đã học các lớp dưới trả lời
-Tham khảo mục III.1 SGK trả lời:2 dạng :N2 và trong các hợp chất vô cơ,hữu cơ.TV hấp thụ 2 dạng Nitơ trong đất:NO3-,NH4+ (từ 4 nguồn cung cấp)-Nitơ tồn tại dưới 2 dạng:N2 trong khí quyển và hợp chất vô cơ,hữu cơ chứa nitơ trong đất
-TV hấp thụ qua hệ rễ 2 dạng nitơ trong đất:NO3- và NH4+.Có 4 nguồn chính cung cấp 2 dạng nitơ trên: +Nguồn vật lí-hoá học:Sự phóng điện trong cơn giông oxi hoá N2 thành NO3-
+Quá trình cố định nitơ nhờ các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh
+Phân giải nitơ hữu cơ trong đất nhờ vi khuẩn trong đất
+Từ phân bón do con người cung cấp
2.Vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật:
-Vai trò của nitơ đối trong đời sống thực vật ?
-Thiếu nitơ,cây có những biểu hiện gì? -Dựa vào mục III.2 SGK trả lời.-Dựa vào kiến thức thực tế trả lời:sinh trưởng
giảm,xuất hiện màu vàng nhạt trên lá
- Nitơ có vai trò đặc biệt đối với sự sinh trưởng , phát triển của cây
- Nitơ là thành phần cấu trúc của nhiều hợp chất trong cây:prôtêin,axit nuclêic,diệp
lục,ADP,ATP,enzim,coenzim,…
- Nitơ vừa có vai trò cấu trúc,vừa có vai trò trong trao đổi chất và năng lượng
=> Nitơ quyết định toàn bộ các quá trình sinh lí của cây
Hoạt động 2 : IV.QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH NITƠ KHÍ QUYỂN:
-Các nhóm vi khuẩn tự do cố định nitơ khí quyển
gồm những loại nào ?
-Các vi khuẩn cộng sinh ?
-Các vikhuẩn tự do ?
-Quá trình cố định nitơ của khí quyển diễn ra như
thế nào?Phương trình tóm tắt quá trình cố định nitơ
-Điều kiện quá trình cố định nitơ khí quyển?Vai
-Dựa vào mục IV SGK trả lời-Dựa vào kiến thức thực tế trả lời
-Nghiên cứu mục IV SGK trả lời-Nêu 4 điều kiện và vai trò
Trang 11-Giải thích câu: “Lúa chim phất phới đầu bờ,hễ
nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
-Từ kiến thức vừa học và kiến thức thực tế trả lời
-Các nhóm vi khuẩn tự do cố định nitơ khí quyển như Azotôbacter,Clostridium,Nostoc,…
-Các vikhuẩn cộng sinh như : trong nốt sần rễ cây họ đậu(Rhizôbium),trong bèo hoa dâu(Anabaena azollae)
-Quá trình cố định nitơ tóm tắt:
2H 2H 2H
N2 HN =NH NH2 –NH2 2NH3
* Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra:+Có lực khử mạnh
+Được cung cấp ATP
+Có sự tam gia của Enzim nitrôgenaza
+Thực hiện trong điều kiện kị khí
-Lực khử và ATP lấy từ quá trình hô hấp, quang hợp, lên men của cơ thể cộng sinh,vi khuẩn cố định nitơ tự tạo ra
* Vai trò:Tạo ra nhiều NH4+ cung cấp cho cây trồng
Hoạt động 3 : V QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NITƠ TRONG CÂY:
1.Quá trình khử NO 3 - (quá trình amôn hoá):
- Quá trình amôn hóa là gì?
-Tại sao phải có quá trình amon hoá ?
-Quá trình khử NO3- diễn ra như thế nào?
-Dựa vào mục V.1 SGK trả lời-Cây cần nhiều nhóm NH2
-Nghiên cứu mục V.1 và nêu các bước của quá trình amôn hoá
- Quá trình khử NO3- (NO3- NO2- NH4+)xảy ra theo các bước sau với sự tham gia của enzim khử –Ređuctaza:
+NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e- NO2- + NAD(P)+ + H2O
+NO2- + 6 Feređôxin khử + 8H+ + 6e- Nh4+ + 2 H2O
2.Quá trình đồng hoá NH 3 trong cây:
-Trình bày quá trình khử amin hóa để hình thành
axitamin ?
-Trình bày quá trình hình thành amit?Sự hình thành
amit có ý nghĩa sinh học như thế nào?
-Dựa vào mục V.2 SGK trả lời
-Để TV không bị ngộ độc NH3,amit là nguồn dự trữ
NH3 cho quá trình tổng hợp aa khi cần thiết
-Có 4 phản ứng khử amin hoá để hình thành các axit amin:
+Axít piruvic + NH3 + 2 H+ Alanin + H2O
+Axít xêtoglutaric + NH3 + 2H+ Glutamin + H2O
+Axit fumaric + NH3 Aspactic
+Axit ôxalô axêtic + NH3 + 2 H+ Aspactic + H2O
-Axit amin là nguyên liệu hình thành prôtêin và các hợp chất khác
-Sự hình thành amít: Axit amin đicacboxilic + NH3 Amít
+Ý nghĩa của sự hình thành amít:.TV không bị ngộ độc khi NH3 tích luỹ nhiều
.Amít là nguồn dự trữ NH3 cho tổng hợp axit amin khi cần thiết
4.Củng cố và hoàn thiện :
-Nêu vai trò của nitơ ?
-Nêu quá trình cố định nitơ và vai trò của nó ?
-Nêu vai trò quá trình amôn hóa và quá trình hình thành axitamin ?
Trang 125.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài.Đọc mục “Em có biết?”.
+Nghiên cứu trước bài 5 SGK,tìm hiểu cách bón phân hợp lí trong trồng cà phê,chè?
V.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15’ Đề 1 Đề 2 -Hai cách hấp thụ:thụ động và chủ động
(1,0đ) -Hấp thụ thụ động: +Theo sự chênh lệch nồng độ(theo gradien) (1,0đ) +Hoà tan trong nước đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (1,0đ) +Hút bám trao đổi (1,0đ) -Hấp thụ chủ động: +Ngược gradien nồng độ,cần ATP,chất mang (1,0đ) +ATP,chất mang được cung cấp từ hô hấp rễ (1,0đ) -Khác nhau:Hấp thụ thụ động theo gradien nồng độ,không cần năng lượng,hấp thụ chủ động ngược gradien,cần ATP,chất mang (2,0đ) -Phần lớn chất khoáng hấp thụ và cây theo cách chủ động(giải thích) (2,0đ) -Vai trò chung của khoáng đại lượng: +Cấu trúc TB,thành phần các đại phân tử (1,0đ) +Aûnh hưởng đến tính chất hệ thống keo…
(1,50đ) -Vai trò chung của khoáng vi lượng: +Thành phần của enzim,hoạt hoá enzim (1,0đ) +Liên kết với các chất hữu cơ… (1,50đ) -Dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng:sinh trưởng,phát triển kém,lá có màu vàng,… (2,0đ) -Biện pháp kỹ thuật:tưới nước,bón phân,làm đất,bón vôi,phá váng,làm cỏ sục bùn,… (3,0đ)
Tuần 3 Ngày soạn : 03 / 9/ 2008 Tiết 5 Ngày dạy : 12 / 9 / 2008
BÀI 5 TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC
VẬT(tt)
I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
-Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hấp thụ các chất khoáng ở rễ,quá trình trao đổi các chất khoáng và nitơ trong cây
-Hiểu được thế nào là bón phân hợp lí cho cây trồng và biết cách tính lượng phân bón cho một thu hoạch định trước
-Hiểu được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt như:làm cỏ,sục bùn,xới
gốc,tưới nước,bón vôi khi làm đất,…
- Giáo dục ý thức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất.
II.TRỌNG TÂM: +Aûnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi chất khoáng và nitơ.
+Bón phân hợp lí cho cây trồng
III.CHUẨN BỊ:
1.GV:+Nghiên cứu kỹ SGK,SGV,tài liệu tham khảo,soạn bài giảng
Trang 13+Tranh vẽ phóng to hình 5 SGK,một số tranh ảnh minh hoạ khác.
2.HS:Nghiên cứu trước bài 3 SGK, tìm hiểu thế nào là bón phân hợp lí ở cây chè,cà phê.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu vai trò của nitơ trong đời sống TV?Trình bày quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó? -Nêu quá trình đồng hoá NH3 trong cây?Nêu mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá
NH3 trong cây?
3.Bài mới:
Hoạt động 1 : VI.ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ:
-Nêu các yếu tố ảnh hưởng của môi trường đến
quá trình trao đổi khoáng và nitơ?
-Thảo luận nhóm,nêu vai trò từng yếu tố đối với
quá trình trao đổi khoáng và nitơ?
-Yêu cầu một vài nhóm trình bày cụ thể,các nhóm
khác bổ sung
-Rút ra kết luận cuối cùng
-Nêu các yếu tố ảnh hưởng dựa vào kiến thức thực tế và mục VI SGK
-Thảo luận nhóm,ghi kết quả tóm tắt lên bảng phụ-Bổ sung ý kiến cho từng nhóm
1.Aùnh sáng: liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp,quá trình trao đổi nước của cây.
2.Nhiệt độ:
-Trong giới hạn nhất định,tăng nhiệt độ làm tăng sự hấp thụ khoáng và nitơ,do nhiệt độ ảnh hưởng trực
tiếp đến hô hấp của rễ
3.Độ ẩm đất:-Giúp hoà tan ion khoáng trong đất,giúp rễ phát triển,tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất 4.Độ pH của đất:
-Aûnh hưởng đến sự hoà tan các chất khoáng trong đất→ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất khoáng của rễ.Đất có độ pH axít thường có ít các nguyên tố dinh dưỡng
5.Độ thoáng khí:
-Aûnh hưởng đến hô hấp của rễ.Nồng độ O2 trong đất cao giup rễ hô hấp mạnh,tạo được áp suất thẩm thấu cao→nhận được nước và các chất dinh dưỡng từ đất
Hoạt động 2 : VII.BÓN PHÂN HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
1.Lượng phân bón hợp lí:
-Thế nào là bón phân hợp lí cho cây trồng?
-Phân biệt 2 khái niệm sau:nhu cầu dinh dưỡng và
nhu cầu phân bón?
-Lấy VD và hướng dẫn HS cách tính toán:Lúa:1kg
sinh khối khô cần có 1,4g nitơ→ để thu được 5 tấn
thóc(15 tấn sinh khối khô) cần bao nhiêu phân
đạm,phân photpho,phân kali,…?
-Thảo luận nhóm,thực hiện ∇:tính lượng phân bón
cho 1 thu hoạch định trước.Biết:nhu cầu dd đối với
nitơ của lúa là 14g/1kg chất khô,khả năng cung cấp
chất dd của đất = 0.Hệ số sử dụng phân bón:60%
và để có một thu hoạch là 15 tấn/ha
-Trên cơ sở trả lời được 4 câu hỏi:bón khi nào?Bón bao nhiêu?Bón cách nào?Bón phân gì?
-Nhu cầu dinh dưỡng là lượng nguyên tố dinh dưỡng cần thiết để hình thành 1 đơn vị thu hoạch.Nhu cầu phân bón là lượng phân bón cần thiết cho 1 thu hoạch định trước
-Thảo luận nhóm,ghi kết quả lên bảng phụ:
Lượng nitơ cần phải bón = 14.15.100/60= 350 kg nitơ/ha
-Xác định lượng phân bón hợp lí cần căn cứ vào:
Trang 14+Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng:lượng chất dinh dưỡng để hình thành 1 đơn vị thu hoạch
+Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất
+Hệ số sử dụng phân bón:lượng phân bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân bón
2.Thời kì bón phân:
-Thời kì bón phân hợp lí cần căn cứ vào yếu tố
nào?Lấy VD thực tế?
-Quan sát hình 5 SGK,nêu các dấu hiệu trên lá cây
đậu trong môi trường thiếu dinh dưỡng khoáng?
-Nêu 1 số VD thực tế khác,VD trên cây chè,cà
phê?
-Đọc mục VI.2 SGK trả lời.VD:lúa mới cấy bón P,K,lúa đẻ nhánh bón N,…
-Quan sát hình 5 SGK và trả lời câu hỏi -Dựa vào kiến thức thực tế trả lời
-Căn cứ vào các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của mỗi loại cây trồng
-Căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài của lá cây:hình dạng,màu sắc
3.Cách bón phân: SGK
4.Loại phân bón: SGK.VD:cây lấy củ bón nhiều P,K,lấy lá bón nhiều N
4.Củng cố và hoàn thiện :-Tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng?
-Dùng câu hỏi 4,5 trang 27 SGK
5.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài.
+Nghiên cứu trước bài 6 SGK,mỗi nhóm chuẩn bị 3 loại phân bón(N,P,K),1 loại hạt,cát
mịn,mùn cưa
V.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tuần 3 Ngày soạn : 03 / 9/ 2008 Tiết 6 Ngày dạy : 12 / 9 / 2008
BÀI 7 QUANG HỢP I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
-Nhận thức rõ hơn về QH ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với QH ở cấp độ tế bào(đã học ở lớp 10)
-Trình bày được vai trò của quang hợp
-Nêu được mối liên quan giữa hình thái,giải phẫu lá,lục lạp với chức năng quang hợp
-Phân biệt được các sắc tố quang hợp về thành phần,cấu trúc hoá học và chức năng
-Rèn luyện kỹ năng quan sát,phân tích hình ảnh
-Giáo dục ý thức bảo vệ và trồng cây trên cơ sở hiểu được vai trò của quang hợp
II.TRỌNG TÂM: Quang hợp và vai trò của nó Mối liên quan chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng của
bộ máy quang hợp:lá,lục lạp,hệ sắc tố
III.CHUẨN BỊ: Tranh phóng to hình 7.1, 7.2, 7.3
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ.Giải thích tại
sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng?
Trang 15Câu 2: Em hiểu thế nào là bón phân hợp lí cho cây trồng?
3.Bài mới:
Hoạt động 1 : I.VAI TRÒ CỦA QUANG HỢP:
-Dựa vào kiến thức lớp 10 em hãy viết phương
trình quang hợp?
-Từ phương trình quang hợp,em hãy rút ra định
nghĩa quang hợp là gì?
-Vai trò của quang hợp?
-Những nhóm sinh vật nào có khả năng quang hợp?
Toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất do đâu mà
có?
-Nêu các định nghĩa quang hợp khác:về mặt năng
lượng,về bản chất hoá học
-Lên bảng viết phương trình quang hợp-Nêu định nghĩa quang hợp
-Nêu và phân tích 3 vai trò của quang hợp
-Dựa vào kiến thức lớp 10 và nghiên cứu mục I.1 SGK trả lời
1.Quang hợp là gì?
-Quang hợp là quá trình cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng bằng hệ sắc tố của mình và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ(đường glucôzơ)từ các chất vô cơ(CO2 và H2O)
2.Vai trò của quang hợp:
-Quang hợp tạo ra hầu như toàn bộ các chất hữu cơ trên Trái Đất từ chất vô cơ
-Hầu hết các dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống của các SV trên Trái Đất(ATP)đều được biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời(năng lượng lượng tử)nhờ quá trình quang hợp
-Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển.Nhờ quang hợp,tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển luôn được giữ cân bằng,đảm bảo cuộc sống bình thường trên trái đất
Hoạt động 2 : II.BỘ MÁY QUANG HỢP:
1.Lá-Cơ quan quang hợp:
-Chiếu hình 7.1:Yêu cầu HS thực hiện ∇:Hình
thái,cấu trúc của lá liên quan đến chức năng quang
hợp.Hãy giải thích điều này?
-Giảng giải rõ về đặc điểm hình thái và cấu tạo
giải phẫu của lá liên quan chặt chẽ với chức năng
quang hợp
-Quan sát hình 7.1 và dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 10,thảo luận trong nhóm trả lời
- Lá thường có dạng bản mỏng→không khí dễ khuếch tán vào,ra
- Luôn hướng bề mặt lá vuông góc với tia sáng mặt trời để nhận được nhiều ánh sáng nhất
- Lá có một hoặc hai lớp mô giậu chứa lục lạp nằm sát lớp biểu bì
- Dưới lớp mô giậu là lớp mô khuyết có các khoảng gian bào lớn chứa các nguyên liệu quang hợp
- Lá có hệ mạch dẫn dày đặt để đưa các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác
- Lá có số lượng khí khổng rất lớn làm nhiệm vụ trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp
2.Lục lạp-bào quan thực hiện chức năng quang hợp:
-Chiếu hình 7.2:Yêu cầu HS quan sát và phân tích
hình 7.2 nêu cấu trúc lục lạp phù hợp với việc thực
hiện 2 pha của quang hợp?
-Nêu nhận xét,bổ sung câu trả lời của từng nhóm
-Quan sát hình 7.2,thảo luận trong nhóm trả lời,ghi kết quả tóm tắt lên bảng phụ
-Lục lạp có màng kép bao bọc xung quanh
Trang 16-Hạt(grana): Gồm các tilacôit xếp chồng lên nhau,màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp,các chất
chuyền điện tử và các trung tâm phản ứng→Nơi diễn ra pha sáng quang hợp
- Chất nền(strôma):Thể keo có độ nhớt cao,trong suốt,nằm giữa màng trong của lục lạp và màng
tilacôit,chứa nhiều enzim cacbôxi hoá→Nơi diễn ra pha tối của quang hợp
3.Hệ sắc tố quang hợp:
-Sử dụng hình 7.1 SGV:Gợi ý cho HS phân biệt sự
khác nhau về công thức cấu tạo dẫn đến sự khác
nhau về màu sắc và chức năng của các nhóm sắc
tố
-Chiếu hình 7.3:Yêu cầu HS thực hiện ∇:Quan sát
và phân tích hình 7.3 để giải thích tại sao lá cây có
màu xanh lục?
-Quan sát hình 7.1 SGV,nêu công thức cấu tạo của các sắc tố trong nhóm sắc tố chính và sắc tố phụ
-Quan sát hình 7.3 và tham khảo SGK trả lời:hệ sác tố của lá hấp thụ hầu hết ánh sáng vùng xanh tím,vùng đỏ,để lại vùng xanh lục→Khi nhìn vào lá cây ta thấy chúng có màu xanh lục
a)Các nhóm sắc tố:
-Nhóm sắc tố chính(diệp lục-clorophyl):+Diệp lục a:C55H72O5N4Mg
+Diệp lục b:C55H70O6N4Mg -Nhóm sắc tố phụ(carôtenôit):+Carôten:C40H56
+Xantôphyl:C40H56On(n:1÷6)
b)Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp:
-Nhóm diệp lục:
+Diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh tím
+Diệp lục a:(P700 và P680):Hấp thụ và chuyển năng lượng thu được từ các phôtôn cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hoá để hình thành ATP và NADPH
+Diệp lục b:Hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a
-Nhóm carôtenôit:Sau khi hấp thụ ánh sáng thì truyền năng lượng thu được cho diệp lục b để diệp lục b truyền cho diệp lục a
4.Củng cố và hoàn thiện :
-Tại sao nói lá là cơ quan quang hợp?
-Sử dụng các câu hỏi 4,5,6 trang 34 SGK
5.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK.
+Nghiên cứu trước bài 8 SGK,nêu sự khác biệt giữathực vật C3,C4,CAM?
V.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Trang 17
Tuần 4 Ngày soạn : 03 / 9/ 2008
BÀI 8 QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
I MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần phải:
- Nêu được khái niệm hai pha của quang hợp
- Trình bày được nội dung của pha sáng với các phản ứng kích thích hệ sắc tố,phản ứng quang phân li nước,phản ứng quang hóa sơ cấp
- Trình bày được bản chất của pha tối và vẽ chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C3, C4, CAM
- Phân biệt được các con đường cố định CO2 ở 3 nhóm thực vật
- Nhận thức được sự thích nghi kỳ diệu của thực vật với điều kiện môi trường
II TRỌNG TÂM: + Khái niệm hai pha của quang hợp.
+ Pha sáng với quá trình ôxi hoá nước
+ Pha tối với quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3,C4,CAM
III CHUẨN BỊ:
1 GV: Các hình vẽ 8.1→8.5, bảng 8 SGK, phiếu học tập
2 HS: Nghiên cứu trước bài 8 SGK, nêu sự khác biệt giữathực vật C3, C4, CAM theo bảng sau:
Điều kiện sống
Chu trình quang hợp
Chất nhận CO2 đầu tiên
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
Thời gian xảy ra quá trình cố định CO2
Nơi xảy ra quá trình cố định CO2
Trang 18IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng QH? Vai trò của quang
hợp?
Câu 2: Nêu cấu tạo của lục lạp phù hợp chức năng QH? Cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
3 Bài mới:
Mở bài: Cơ chế quá trình quang hợp diễn ra như thế nào?
Hoạt động 1 : I KHÁI NIỆM VỀ HAI PHA CỦA QUANG HỢP:
- Sử dụng hình 8.1 SGK:∇: Hãy phân tích sơ đồ
quang hợp để thấy rõ bản chất hoá học của quá trình
quang hợp và giải thích tại sao lại gọi quang hợp là
quá trình ôxi hoá-khử?
- Nhận xét câu trả lời của HS và bổ sung
- Quá trình quang hợp gồm những pha nào? Khái
niệm mỗi pha?
- Quan sát hình 8.1, thảo luận trong nhóm trả lời câu hỏi
- Phân tích hình 8.1 và nghiên cứu SGK trả lời khái niệm hai pha của quang hợp
- Pha sáng là quá trình ôxi hoá nước để sử dụng H+ và electron nhờ năng lượng ánh sáng, hình thành ATP, NADPH,giải phóng O2 vào khí quyển
+ Pha sáng gồm các phản ứng cần ánh sáng, phụ thuộc vào cường độ ánh sáng
- Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP, NADPH do pha sáng cung cấp để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) + Pha tối gồm các phản ứng không cần ánh sáng, phụ thuộc vào nhiệt độ
Hoạt động 2 : II QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT:
1 Pha sáng:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:
(5’)
+ Pha sáng diễn ra ở đâu?
+ Phần nào trong cấu trúc lục lạp tiếp nhận ánh
sáng?
+ Hệ sắc tố hấp thụ năng lượng của các phôtôn ánh
sáng thể hiện bằng phương trình nào ?
+ Năng lượng kích thích clorophyl dùng làm gì?
Phương trình tóm tắt của pha sáng?
+ Sản phẩm của pha sáng?
- Bổ sung và kết luận
- Nghiên cứu mục II.1 SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi,ghi kết quả tóm tắt lên bảng phụ
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm
- Giai đoạn quang lí: Hệ sắc tố hấp thụ năng lượng của các phôtôn ánh sáng theo phản ứng kích thích chất diệp lục::
Chdl (trạng thái BT) + hϒ⇔ chdl* (trạng thái kích thích) ⇔ chdl** (trạng thái bền thứ cấp)
- Giai đoạn quang hoá: Năng lượng kích thích chất diệp lục ở hai trạng thái chdl*, chdl** dùng để quang phân li nước và phôtphorin hóa để hình thành ATP và NADPH thông qua 2 hệ quang hoá:PSI, PSII:
Quang phân li nước: 2H2O →AS ,DL 4H+ + 4e- + O2
H+ : dùng để khử NADP+→ NADPH
e- : bù lại các electron của diệp lục a bị mất khi Dl tham gia truyền e- cho chất khác
Trang 192 Pha tối:(pha cố định CO 2 )
- Pha tối thực hiện ở 3 chu trình nào ?
- Đọc mục I.2.II,III,kết hợp quan sát các hình
9.2,9.3:Cho HS thảo luận nhóm,hoàn thành bảng sau:
(10’)
+ Nhóm 1, 3: Thảo luận TV C3
+ Nhóm 2, 5: Thảo luận TV C4
+ Nhóm 4, 6: Thảo luận TV CAM
Điều kiện sống
Chu trình quang hợp
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung và hoàn thiện
kiến thức của từng nhóm
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của
từng nhóm
- Nghiên cứu mục II.2 SGK trả lời
- Nghiên cứu mục I.2, II, III, quan sát các hình 9.2, 9.3 SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau theo sự phân công của GV:
+ Nhóm 1, 3: Thảo luận TV C3
+ Nhóm 2, 5: Thảo luận TV C4
+ Nhóm 4, 6: Thảo luận TV CAM
- Các nhóm trình bày kết quả lên bảng phụ Các nhóm khác bổ sung kết quả của từng nhóm
- Pha tối được thực hiện bằng 3 chu trình ở 3 nhóm thực vật khác nhau:thực vật C3, C4 và CAM
Còn pha sáng thì đều giống nhau ở 3 nhóm TV
Điều kiện sống Khí hậu bình thường
như vùng ôn đới Môi trường nóng,ẩm vùng nhiệt đới,CO 2 giảm,O 2 tăng Môi trường khô hạn vùng sa mạcChu trình quang
Chu trình C 4 (xảy ra ban đêm) và Canvin-Benson (xảy ra ban ngày)
Sản phẩm cố định
CO 2 đầu tiên
Thời gian xảy ra
quá trình cố định
CO 2
Không gian xảy
ra quá trình cố
định CO 2
Ở 1 loại lục lạp ở TB mô giậu
Ở 2 loại lục lạp:loại mô giậu,loại ở
TB bao bó mạch
Ở 1 loại lục lạp ở TB mô giậu
Hoạt động 3 :III MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT CÁC NHÓM THỰC VẬT C 3 , C 4 , CAM:
- Sử dụng bảng 8, yêu cầu HS thực hiện ∇: Qua
bảng 8 hãy nêu sự khác biệt giữa thực vật C3, C4,
CAM?
- Quan sát bảng 8, trả lời câu hỏi ∇
- Thảo luận nhóm, nêu các điểm khác nhau,ghi kết quả tóm tắt lên bảng phụ
- Nhận xét, bổ sung kết quả trả lời của các bạn,tự
Trang 20- Nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho HS học mục này từ nghiên cứu SGK, và kết quả trả lời
của các bạn
- Bảng 8 SGK
4 Củng cố và hoàn thiện :
- Sử dụng bảng tóm tắt QH ở các nhóm TV để củng cố kiến thức về pha tối và đđiểm của 3 nhóm TV
- Sử dụng các câu hỏi 3, 4, 5, 6 trang 39 SGK để kiểm tra kết quả nắm kiến thức của học sinh
5 Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK.
+ Nghiên cứu trước bài 9 SGK, phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2, cường độ, thành phần ánh sáng?
V RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tuần 4 Ngày soạn : 31/ 8/ 2008 Tiết 8 Ngày dạy : 06 / 9 / 2008
BÀI 9 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI
CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
I MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần phải:
- Minh hoạ bằng đồ thị các mối quan hệ giữa quang hợp với nồng độ CO2, với cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng,với nhiệt độ
- Phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa quang hợp với nước, với dinh dưỡng khoáng
- Xác định được điểm bù,điểm bão hoà CO2 và ánh sáng cùng với vai trò và ý nghĩa của nó trong các nhóm thực vật
- Nhận thức rõ chỉ có quang hợp ở một cơ thể toàn vẹn mới có quan hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của cây xanh và tạo điều kiện để cây xanh hoạt động quang hợp tốt nhất
II TRỌNG TÂM:
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân tố môi trường như:ánh sáng, nồng độ CO2,nhiệt độ,nước,dinh dưỡng khoáng với quang hợp ở cơ thể thực vật
III CHUẨN BỊ:
1 GV: Tranh phóng to các hình vẽ 9.1→9.3, các ví dụ thực tế
2 HS: Nghiên cứu trước bài 9 SGK, phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2, cường độ, thành phần ánh sáng?
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa các chu trình cố định CO2 của ba nhóm thực vật?
Câu 2: Nêu sự giống nhau về quang hợp giữa ba nhóm thực vật? Vai trò của pha sáng trong quang hợp?
3 Bài mới: Mở bài: So sánh năng suất sinh học của một quần thể lúa và quần thể tảo đơn bào? → Tảo có năng suất sinh học cao gấp 5 lần năng suất sinh học của lúa do chúng quang hợp trong các điều kiện môi trường nhân tạo tối ưu về ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, nước và dinh dưỡng khoáng
Hoạt động 1 : I NỒNG ĐỘ CO 2:
Trang 21Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Quan sát hình 9.1, nhận xét nồng độ CO2ảnh
hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp ?
-Thảo luận nhóm thực hiện ∇: (5’)
Phân tích hình 9.1 để thấy rõ mối quan hệ giữa
quang hợp và nồng độ CO2 và cho biết điểm bù và
điểm bão hoà CO2 là gì?
- Nồng độ CO2 vượt quá giới hạn điểm bù và điểm
bão hoà CO2 thì quá trình quang hợp như thế nào?
- Tuỳ theo các nhóm TV khác nhau mà điểm bù
CO2,điểm bão hoà CO2 khác nhau
-Hoàn thiện kiến thức cho HS
- Quan sát hình 9.1, trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm, trả lời câu ∇, ghi kết quả tóm tắt lên bảng phụ
- Nghiên cứu mục I SGK và hình 9.1 trả lời
- Nồng độ CO2 trong không khí quyết định cường độ của quá trình quang hợp
- Khi nồng độ CO2 tăng trong giới hạn từ điểm bù CO2 đến điểm bão hoà CO2 thì cường độ QH tăng
+Điểm bù CO 2 : nồng độ CO2 để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau
+Điểm bão hòa CO2 : nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất
-Nồng độ CO2 trong không khí (0,03%) là đảm bảo cho quá trình quang hợp xảy ra bình thường Nếu tăng nồng độ CO2 lên 0,1% thì quang hợp tăng lên nhiều lần.Nhưng nếu tăng nồng độ CO2 > 0,1% thì quang hợp giảm
Hoạt động 2 : II.CƯỜNG ĐỘ,THÀNH PHẦN QUANG PHỔ ÁNH SÁNG:
-Quan sát hình 9.2 ,nhận xét ánh sáng ảnh hưởng
như thế nào đến cường độ quang hợp ?
-Thảo luận nhóm thực hiện ∇:phân tích hình 9.2 để
thấy rõ mối quan hệ giữa quang hợp và ánh sáng
và cho biết điểm bù và điểm bão hoà ánh sáng là
gì?
-Nếu cường độ ánh sáng vượt quá giới hạn điểm bù
và điểm bão hoà ánh sáng thì quang hợp sẽ như thế
nào ?
-Điểm bù ánh sáng và điểm bão hoà ánh sáng khác
nhau tuỳ thuộc yếu tố nào?
-Quan sát hình 9.2,trả lời câu hỏi
-Thảo luận nhóm,trả lời câu ∇,ghi kết quả tóm tắt lên bảng phụ
-Nghiên cứu mục II SGK và hình 9.2 trả lời
-Tuỳ thuộc giống,loài TV khác nhau
-Aùnh sáng là yếu tố cơ bản để tiến hành quang hợp.Cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp
-Nếu cùng một cường độ ánh sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp > ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
-Tăng cường độ ánh sáng từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hoà ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng
+ Điểm bù ánh sáng :cường độ ánh sáng để cườngđộ quang hợp và hô hấp bằng nhau
+ Điểm bão hòa ánh sáng :cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.
Ứng dụng:dựa vào đặc điểm quang hợp của cây ưa sáng,cây ưa bóng để trồng ở các nơi thích hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng
Hoạt động 3 : III.NHIỆT ĐỘ:
-Cho HS quan sát h 9.3 và trả lời các câu hỏi:
+Hệ số nhiệt Q10 là gì ?
+Pha nào của QH phụ thuộc vào nhiệt độ nhiều
-Quan sát hình 9.3,kết hợp nghiên cứu mục III,thảo luận trong nhóm trả lời các câu hỏi
Trang 22hơn,cho ví dụ?
+Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp ? -Đại diện mỗi nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét,bổ sung
- Hệ số nhiệt Q10 chỉ mối liên quan giữa nhiệt độ với tốc độ phản ứng của pha sáng và pha tối: Hệ số Q10
đối với pha sáng 1,1-1,4 và pha tối là 2-3 (trong giới hạn nhiệt độ để quang hợp xảy ra bình
thường:10-35oC)
Cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ(mối quan hệ này thể hiện chủ yếu ở pha tối)-Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh và thường đạt cực đại ở 25-350C,sau đó giảm mạnh đến 0
Hoạt động 4 : IV.NƯỚC:
-Nghiên cứu mục IV SGK,trả lời các câu hỏi sau:
+Nước ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp ?
+Nước ảnh hưởng như thế nào đến lá ?
+Nước ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ vận
chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp ?
+Nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của
hệ thống enzim quang hợp ?
+Nước điều hòa nhiệt độ lá như thế nào ?
+Vai trò nước đối với pha sáng của quang hợp?
-Nghiên cứu mục IV SGK,thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi
-Đại diện mỗi nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét,bổ sung
- Nước trong không khí,trong lá ảnh hưởng đến thoát hơi nước→ ảnh hưởng đến đóng mở khí
khổng→ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp cần cho quang hợp
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thướt của lá
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
- Nước ảnh hưởng đến độ hiđrat hoá(độ nhớt)của chất nguyên sinh→ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống enzim quang hợp
- Thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ la→ảnh hưởng đến quang hợp
- Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp,cung cấp H+ và điện tử cho pha sáng
Hoạt động 4 : V.DINH DƯỠNG KHOÁNG:
-Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng như thế nào đến
quang hợp ?
-Trong trồng trọt để đạt hiệu quả quang hợp cao
,cho năng suất,phẩm chất cây trồng tốt thì cần phải
bón phân như thế nào?
-Nghiên cứu mục V SGK, để trả lời câu hỏi
-Dựa vào các kiến thức đã học và kiến thức thực tế trả lời
-Các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng : N,P,K,S,Mg,Fe,Cu bón cho cây với liều lượng, tỉ lệ thích hợp giúp cây tổng hợp các hệ sắc tố,các hệ enzim và các chất truyền điện tử làm tăng hiệu suất quang hợp,tăng năng suất cây trồng
4.Củng cố và hoàn thiện :
-Phân tích quan hệ giữa quang hợp với nồng độ CO2 ?
-Phân tích quan hệ giữa quang hợp với cường độ thành phần quang phổ ánh sáng ?
-Dùng câu hỏi trắc nghiệm (câu 6 trang 42 SGK)
5.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK.
+Nghiên cứu trước bài 10 SGK,tìm hiểu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?
V.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Trang 24
Tuần CM: Tiết CT:
BÀI 11 QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG I.MỤC TIÊU:
1 Thái độ
Sau bài này,HS cần phải:
- Chứng minh được quang hợp là quá trình quyết định năng suất cây trồng
- Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng
- Giáo dục ý thức tìm hiểu và ứng dụng các biện pháp khoa học và kỹ thuật trong sản xuất và thấy được triển vọng của năng suất cây trồng
1.GV:+Nghiên cứu kỹ SGK,SGV,tài liệu tham khảo,soạn bài giảng.
2.HS:Nghiên cứu trước bài 10 SGK, tìm hiểu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua điều tiết
quang hợp?
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa QH và nồng độ CO2, cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng?
Câu 2: Nêu vai trò của nước,dinh dưỡng khoáng đối với quang hợp?
3.Bài mới: Mở bài:Cho HS thảo luận câu: “Trồng trọt là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời”.
Hoạt động 1: I QUANG HỢP QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG:
- Dựa vào đâu khẳng định quang hợp quyết định
năng suất cây trồng ?
- Sử dụng các dẫn chứng trong SGK để giảng phần
này.VD:hệ số sử dụng ánh sáng thực tiễn của tảo
nuôi đơn bào là 5%, còn lúa là 0,5-1,5%
- Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế?
-Nghiên cứu mục I SGK và kiến thức đã học trả lời
-Năng suất sinh học:tổng sinh khối thu hoạch được.Năng suất kinh tế:phần sinh khối được sử dụng làm lương thực,thực phẩm cho con người và gia súc
- Phân tích thành phần hóa học trong sản phẩm thu hoạch: C=45%,O=42-45%,H=6,5%, tổng ba nguyên tố này=90-95% khối lượng chất khô, còn lại là 5-10% là các nguyên tố khoáng
Nhận xét: 90-95% sản phẩm thu hoạch của cây là sản phẩm của quang hợp→ Quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng
* Ứng dụng: Trồng trọt chính là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời vì:
+ Nếu chỉ sử dụng 5% năng lượng ánh sáng, cây trồng có thể cho năng suất cao gấp 4-5 lần năng suất cao nhất hiện nay.VD:nâng hệ số sử dụng ánh sáng từ 0,5% lên 5%, năng suất lúa tăng 10 lần so với năng suất hiện nay
Hoạt động 2 : II CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THÔNG QUA QH
Trang 25-Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng ?
Câu hỏi vận dụng : ( cho thảo luận nhóm )
-Tại sao sau khi thu hoạch cà phê thì phải cắt lá, tỉa
-Dựa vào kiến thức thực tế trả lời
* Biểu thức năng suất:
Nkt = ( FCO2 + L.Kf.Kkt)n (tấn/ha)
+ Nkt:năng suất kinh tế(phần chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế):tấn/ha
khô/m2 lá/ngày)
+ L:diện tích quang hợp,gồm chỉ số diện tích lá(m2 lá/m2 đất) và thế năng quang hợp(m2 lá/ngày)
+ Kf:hệ số hiệu quả quang hợp(tỉ số giữa phần chất khô còn lại và tổng số chất khô quang hợp được)
+ Kkt:hệ số kinh tế(tỉ số giữa số chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế và tổng số chất khô quang hợp được)+ n:thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp
* Năng suất cây trồng phụ thuộc vào các nhân tố:
+ Khả năng quang hợp của giống cây trồng (FCO2)
+ Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quanh hợp-bộ lá (L)
+ Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế (Kf,Kkt)
+ Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp(n)
* Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng:
+ Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống,lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.+ Điều khiển sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kỹ thuật: phân bón, tưới nước, mật độ trồng hợp lí,…
+ Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kỹ thuật thích hợp,giảm hô hấp sáng,tăng sự tích luỹ chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế
+ Chọn các giống cây có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để sử dụng tối đa ánh sáng mặt trời
Hoạt động 3: III TRIỂN VỌNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG:
-Nghiên cứu mục III SGK,trả lời các câu hỏi:(Cho
thảo luận nhóm)
+ Kết quả nghiên cứu ở thực vật bậc cao và tảo
Chlorella có ý nghĩa gì ?
+So sánh năng suất thu được với năng suất hiện tại?
+Triển vọng năng suất cây trồng ?
-Nghiên cứu mục III SGK,thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
-Đại diện vài nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét,bổ sung
- Kết quả nghiên cứu ở thực vật bậc cao và tảo Chlorella trong điều kiện khí hậu nhân tạo cho năng suất rất cao : sử dụng được 5% năng lượng ánh sáng năng suất đạt 250 tạ/ha, trong khi đó năng suất hiện nay của cây rừng và cây trồng cao nhất là 50 tạ /ha và chỉ sử dụng được 0.5-2,5% ánh sáng
-> Trong tương lai với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp chọn giống, lai tạo giống mới, và đồng thời hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác sẽ nâng cao nsuất cây trồng với triển vọng to lớn
4.Củng cố và hoàn thiện :
- Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
- Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp?
- Vì sao nói tiềm năng năng suất cây trồng còn rất lớn?
5.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK.
+Nghiên cứu trước bài 11 SGK,dựa vào sơ đồ hình 11.1 SGK,trình bày các giai đoạn hô hấp?
V.RÚT KINH NGHIỆM:
Trang 26
Tuần 5 Ngày soạn : 06 / 9/ 2008
BÀI 11 HÔ HẤP Ở THỰC VẬTI.MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần phải:
- Trình bày được vai trò của quá trình hô hấp
- Giải thích và minh họa bằng sơ đồ quá trình đường phân,quá trình hô hấp kị khí,hô hấp hiếu khí
-Tính được hệ số hô hấp (RQ) và nêu được ý nghĩa của nó
- Mô tả được quá trình hô hấp ánh sáng bằng sơ đồ
- Rèn kỹ năng tính toán,rèn óc quan sát ,phân tích sơ đồ
II.TRỌNG TÂM:Vai trò của hô hấp, Cơ chế của quá trình hô hấp trong cơ thể TV, Hệ số hô hấp và
khái niệm về hô hấp sáng
III.CHUẨN BỊ:
1.GV: Sơ đồ phóng to các hình 11.1→ 11.3 SGK, phiếu học tập
2.HS:Nghiên cứu trước bài 11 SGK, dựa vào sơ đồ hình 11.1 SGK,trình bày các giai đoạn hô hấp?
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?Vì sao nói tiềm năng
năng suất cây trồng còn rất lớn?
Trang 27Câu 2: Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp?
3.Bài mới: Mở bài: Hô hấp là gì và vai trò của nó?
Hoạt động 1 : I.KHÁI NIỆM:
1.Định nghĩa hô hấp ở thực vật:
-Hô hấp là gì?
-Vì sao TV phải có sự hô hấp?
-Gọi HS lên bảng viết PTTQ của hô hấp?
-Nghiên cứu mục I.1 SGK và kiến thức thực tế trả lời
-Lên bảng viết PTTQ của hô hâp
- Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể
- PTTQ của quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6O2→ 6CO2 + 6H2O + Q(năng lượng:ATP + nhiệt)
2.Vai trò của hô hấp:
-Qua PTTQ cho thấy hô hấp có những vai trò gì?
-Phân tích từng vai trò và lấy VD?
-Nghiên cứu mục I.2 SGK và kiến thức thực tế trả lời
-Thông qua quá trình hô hấp năng lượng trong các liên kết hoá học được giải phóng dưới dạng ATP,sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể :quá trình TĐC,vận chuyển chủ động,vận động sinh trưởng,…Trong hô hấp hiếu khí,1 phân tử glucôzơ tạo được 38 ATP, hiệu suất 50% năng lượng có trong 1pt
glucôzơ
- Trong quá trình hô hấp,nhiều sản phẩm trung gian được hình thành,các sản phâûm này lại là nguyên liệu của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể
⇒ Hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất
Hoạt động 2 : II CƠ QUAN VÀ BÀO QUAN HÔ HẤP:
1 Cơ quan hô hấp:
- Cơ quan hô hấp của thực vật là gì?
- Hô hấp xảy ra mạnh ở những cơ quan nào? Lấy
VD? Ứng dụng vấn đề này trong thực tiễn?
- Nghiên cứu mục II.1 SGK trả lời
- Dựa vào mục II.1 và kiến thức thực tế trả lời
- TV không có cơ quan hô hấp chuyên trách
- Hô hấp xảy ra ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhất là các cơ quan đang sinh trưởng, đang sinh
sản(rễ,hạt đang nảy mầm,…)
2 Bào quan hô hấp:
- Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở TV là gì?
- Nhắc lại cấu tạo ti thể phù hợp chức năng hô hấp
đã học ở lớp 10?
- Trả lời được bào quan hô hấp ở TV là ti thể
- Dựa vào kiến thức đã học trả lời
- Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở TV là ti thể
Hoạt động 3 : III CƠ CHẾ HÔ HẤP:
- Cho HS quan sát sơ đồ phóng to hình 11.1 SGK ,
thảo luận nhóm, hoàn thành PHT sau đây: (10’)
Các giai đoạn
Điền kiện xảy
- Nghiên cứu sơ đồ hình 11.1, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập:
- Đại diện mỗi nhóm trả lời,các nhóm khác nhận
Trang 28- Rút ra kết luận cuối cùng, hoàn thiện kiến thức.
xét, bổ sung
- Ghi chép kết quả kiến thức hoàn chỉnh nhất
1 Hô hấp hiếu khí: Gồm 3 giai đoạn:
a) Đường phân ở chất tế bào chất:
Glucôzơ → 2 axit piruvic (2C3H4O3) + 2ATP + 2NADH
b) Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể với sự có mặt của oxi theo chu trình Crep:
- 2axêtyl-CoA đi vào chu trình Crep và bị phân giải hoàn toàn → 6NADH + 2FADH2 + 2ATP + 4CO2
c) Chuỗi vận chuyển điện tử và quá trình phôtphorin hóa ôxi hoá ở màng trong của ti thể:
- Tổng cộng 2 giai đoạn trên tạo ra 10NADH qua chuỗi truyền điện tử tạo được 30ATP, còn 2FADH2 tạo được 2ATP
⇒Tổng cộng quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vậ,từ 1 phân tử glucôzơ tạo được 38ATP
2.Hô hấp kị khí: Gồm 2 giai đoạn:
a)Đường phân xảy ra ở tế bào chất:
Glucôzơ → 2 axit piruvic (2C3H4O3) + 2ATP + 2NADH
b)Phân giải kị khí(lên men) ở tế bào chất khi không có O 2:
2 axit piruvic → 2 rượu etilic (2C2H5OH) + 2CO2 (Hoặc tạo ra axit lactic)
⇒Tổng cộng quá trình hô hấp kị khí ở thực vật, từ 1 phân tử glucôzơ tạo được 2ATP
Hoạt động 4 : IV.HỆ SỐ HÔ HẤP:
-Nghiên cứu mục IV SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+Hệ số hô hấp là gì? Lấy 1 số VD minh hoạ: -Nghiên cứu mục IV SGK và trao đổi trong nhóm trả lời các câu hỏi
* Hệ số hô hấp(RQ): là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp
Ví dụ : +C6H12O6 + 6O2→ 6CO2 + 6H2O RQ = 6/6 = 1 RQ của nhóm cacbonhiđrat = 1
+2 C3H8O3 (glixêrin) + 7O2→ 6CO2 + 8H2O RQ = 0,86 RQ của nhóm lipit, prôtêin < 1
+2C2H2O4 + O2 → 4CO2 + 2H2O RQ = 4 RQ của nhiều axit hữu cơ > 1
* Ý nghĩa: Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu hô hấp là chất gì,từ đó đánh giá được tình trạng hô hấp và
qua đó đánh giá tình trạng hô hấp của cây Các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng
Hoạt động 5 : V.HÔ HẤP SÁNG:
-Nghiên cứu sơ đồ hình 11.2 SGK,thực hiện ∇:cho
biết nguồn gốc nguyên liệu(axit glicôlic)của hô
hấp sáng?Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực vật nào
và ở các bào quan nào?
-Hô hấp sáng là gì?Tác hại của hô hấp sáng?
-Nghiên cứu sơ đồ hình 11.2 SGK và trao đổi trong nhóm trả lời các câu hỏi
-Dựa vào mục V SGK trả lời
-Hô hấp sáng là quá trình hô hấp xảy ra ngoài sáng, diễn ra đồng thời với quá trình quang hợp ở TV C3.-Xảy ra ở các bào quan:Lục lạp, perôxixôm, ti thể
-Cơ chế:+Tại lục lạp: RiDP(C5) bị ôxi hoá thành APG(C3) và axit glicôlic(C2)Perôxixôm
+Ở perôxixôm:axit glicôlic + O2→ Axit gliôxilic Glixin (ti thể)
+Ở ti thể: Glixin → Sêrin + CO2
Trang 29-Tác hại:hô hấp sáng không tạo ra ATP,và tiêu tốn 30-50% sản phẩm quang hợpGây lãng phí sản phẩm quang hợp.
Hoạt động 6 : VI.MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP TRONG CÂY:
-Nghiên cứu sơ đồ hình 11.3 SGK,thực hiện ∇: Giải
thích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp? -Nghiên cứu sơ đồ hình 11.3 SGK và trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi
4.Củng cố và hoàn thiện :
- Hô hấp là gì?Nêu các giai đoạn hô hấp xảy ra ở thực vật?
- Dùng các câu hỏi 3,4,5 trang 50 SGK
5.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK.
+Nghiên cứu trước bài 12 SGK,phân tích các yếu tố ảnh hưỏng đến hô hấp?
V.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Trang 30
Tuần CM: Tiết CT:
BÀI 13 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP
I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
1 Kiến thức
-Trình bày được mối liên quan chặt chẽ giữa hô hấp với nhiệt độ,hàm lượng nước,nồng độ O2 và CO2
-Nêu được cơ sở KH của việc thông qua điều khiển HH trong bảo quản nông sản,thực phẩm,rau quả
-Rèn kỹ năng quan sát so sánh,phân tích tổng hợp,thảo luận nhóm
-Xây dựng ý thức vận dụng kiến thức học được vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
quản và các phương pháp bảo quản nông sản
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hô hấp là gì?Nêu các giai đoạn hô hấp hiếu khí?
Câu 2: Sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật?
3 Bài mới: Mở bài: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt thóc?
Hoạt động 1: I.NHIỆT ĐỘ:
-Quan sát hình 12.1,thảo luận nhóm và trả lời các
câu hỏi :
+Hô hấp phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
+Nhiệt độ thấp nhất để cây hô hấp là bao nhiêu?
+Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp của cây là bao nhiêu ?
+Nhiệt độ tối đa cho hô hấp là bao nhiêu ?
+Nếu vượt quá ngưỡng nhiệt độ trên thì TV có hiện
tượng gì ?
-Nghiên cứu mục I SGK,hình 12.1,thảo luận nhóm trả lời,ghi kết quả tóm tắt lên bảng phụ
-Nhận xét,bổ sung kết quả các nhóm
-Hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của enzim nên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ
-Nhiệt độ thấp nhất cây hô hấp được từ 0-100C,tuỳ loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau
-Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp của cây : 30-350C
-Nhiệt độ tối đa cho hô hấp của cây : 40-450C
Hoạt động 2: II.HÀM LƯỢNG NƯỚC:
-Hàm lượng nước trong cơ thể,cơ quan hô hấp ảnh
hưởng đến hô hấp của cây như thế nào ?cho ví dụ ?
-Cần bảo quản hạt giống như thế nào?
-Nghiên cứu mục II SGK trả lời
-Dựa vào kiến thức thực tế trả lời
-Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra
quan trực tiếp đến cường độ hô hấp
-Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể,cơ quan hô hấp
Ví dụ: hạt thóc,hạt ngô độ ẩm 13-16% cường độ hô hấp rất thấp(tối thiểu),hạt giống độ ẩm 11%
Hoạt động 3: III.NỒNG ĐỘ O 2 ,CO 2:
Trang 31Hoạt động 4 : IV.HÔ HẤP VÀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN:
-Cho HS thảo luận nhóm,trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1,3:+Mục tiêu của bảo quản ?
+Nếu bảo quản hạt giống trong kho không bị mất
trộmthì có khi nào khối lượng hạt giống giảm đi
không? Vì sao?
Nhóm 2,5:Ảnh hưởng của hô hấp trong quá trình
bảo quản ?
Nhóm 4,6:Các biện pháp bảo quản ?
+Bảo quản khô áp dụng đối với loại TV nào ?
+Bảo quản lạnh áp dụng đối với loại TV nào ?
+Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao tiến
hành như thế nào ?Thực tế phương pháp này thường
thấy áp dụng ở đâu ?
-Các nhóm nhận xét,bổ sung câu trả lời của mỗi
nhóm.GV rút ra kết luận cuối cùng
-Nghiên cứu mục IV SGK,thảo luận nhóm trả lời
-Trình bày kết quả thảo luận lên bảng phụ
-Nhận xét,bổ sung câu trả lời các nhóm
1.Mục tiêu bảo quản:
Giữ đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản
2.Ảnh hưởng của hô hấp trong quá trình bảo quản:
Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ,l àm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản, tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, làm tăng CO2 và giảm O2 quá mức thì đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang phân giải kị khí và sẽ bị phân giải nhanh chóng
3 Các biện pháp bảo quản:
a.Bảo quản khô: Dùng để bảo quản các loại hạt.Trước khi bảo quản hạt phải được phơi khô độ ẩm 13-16%
tùy loại hạt
b.Bảo quản lạnh:Bảo quản các loại rau quả, thực phẩm bảo quản lạnh ở nhiệt độ 1-70C, tùy loại
c.Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO 2 cao gây ức chế hô hấp: Dùng các kho kín có nồng độ CO2
nồng độ CO2 thích hợp
4.Củng cố và hoàn thiện:
-Tại sao quá trình bảo quản phải khống chế hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
-Nêu các biện pháp bảo quản đang sử dụng ?Tại sao không để rau quả vào ngăn đá của tủ lạnh?
5.Dặn dò: + Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK.
+Nghiên cứu trước bài 7 SGK,mỗi nhóm chuẩn bị 3 loại phân bón urê,phôtphat,kali,hạt
đậu,ngô,cát mịn,mùn cưa,5 vỏ lon sữa đã đục lỗ để trồng cây?
V.RÚT KINH NGHIỆM:
Trang 32
Tuần 6 Ngày soạn : 15 / 9/ 2008
TIẾT 12 THỰC HÀNH: THOÁT HƠI NƯỚC VÀ BỐ
TRÍ THÍ NGHIỆM VỀ PHÂN BÓN
I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
-Thấy rõ được hiện tượng thoát hơi nước qua lá,có thể xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh
-Biết bố trí thí nghiệm để phân biệt được tác dụng các loại phân hoá học chính ở vườn trường hoặc trong phòng thí nghiệm
II.TRỌNG TÂM: +Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh.
+Thí nghiệm về các loại phân hoá học chính
III.CHUẨN BỊ:
1.GV:+Nghiên cứu kỹ SGK,SGV,tài liệu tham khảo,soạn bài giảng
+Cân đĩa,đồng hồ bấm giây,giấy kẽ ôli,lá cây khoai lang,cải,đậu(cắm vào cốc nước)
2.HS:Nghiên cứu trước bài 6 SGK,mỗi nhóm chuẩn bị 3 loại phân (urê,phôtphat,kali),một loại hạt,lá cây
tươi nguyên
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra sự chuẩn bị:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Thực hành:
Hoạt động 1 : I.ĐO CƯỜNG ĐỘ THOÁT HƠI NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÂN NHANH:
-Phân lớp thành 6 nhóm ở 6 dãy bàn thí nghiệm
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh: mẫu phân
hoá học, lá cây,hạt
- GV hướng dẫn chi tiết các thao tác thí nghiệm I,
sau đó cho từng tổ tiến hành làm thí nghiệm
-Theo dõi thao tác tiến hành của các nhóm,nhắc
nhở các nhóm làm đúng quy trình
-Tiến hành thí nghiệm theo từng nhóm,tuần tự theo các bước GV đã hướng dẫn
-Tính toán và ghi chép kết quả
Bước 1: Để cân ở trạng thái cân bằng
Bước 2: Đặt lên cân 1 lá cây, cân khối lượng ban đầu (P1 g) để lá thoát hơi nước trong 15 phút Cân lại khối lượng của lá (P2 g)
Bước 3: Tính diện tích lá: dùng tờ giấy to (A3 hoặc tờ báo) đo cắt hình vuông cạnh 1 dm2 Cân miếng giấy cắt hình vuông được khối lượng (A g) Đặt lá lên hình vuông vẽ chu vi lá được khối lượng (B g) Tính diện tích lá (S):
S = B g x 1dm2 : A g = dm2
Bước 4 : Đo cường độ thoát hơi nước (I)
I = [(P1 – P2 ) x 60] : (15 x S) (g/dm2/h )
Hoạt động 2 : II.THÍ NGHIỆM VỀ CÁC LOẠI PHÂN HOÁ HỌC CHÍNH:
-Phân lớp thành 6 nhóm ở 6 dãy bàn thí nghiệm
- GV hướng dẫn chi tiết các thao tác thí nghiệm II,
sau đó cho từng tổ tiến hành làm thí nghiệm
-Theo dõi thao tác tiến hành của các nhóm,nhắc
-Tiến hành thí nghiệm theo từng nhóm,tuần tự theo các bước GV đã hướng dẫn
-Mỗi nhóm phân công theo dõi,chăm sóc và ghi chép các kết quả thí nghiệm
Trang 33nhở các nhóm làm đúng quy trình
a)Lấy 3 cốc đựng 3 loại phân hoá học:urê,lân,kali.Nhận xét về các dạng tinh thể,màu sắc,độ tan trong nước
b)Thí nghiệm trồng cây ngoài vườn:
-Đất làm tơi,đánh luống,chia thành 5 công thức thí nghiệm sau:
+0:Không bón phân
+1:Bón phân đầy đủ N,P,K
-Gieo hạt:số hạt trên mỗi luống như nhau,mỗi luống chia nhiều hàng,mỗi hàng gieo một số hạt
-Nhận xét về tác động của từng loại phân bón và sự phối hợp phân bón đối với thu hoạch cuối cùng -Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng:tỉ lệ nảy mầm,chiều cao,khối lượng TB mỗi cây,số lá,diện tích lá,thời gian ra hoa,quả,số hoa,quả,khối lượng quả hạt
c)Thí nghiệm trồng cây trong dung dịch:
-Chuẩn bị bình trồng cây:(SGK)
-Chuẩn bị dung dịch nuôi cấy:(SGK)
-Đặt và theo dõi thí nghiệm
Hoạt động 3 : III.THU HOẠCH:
-Mỗi nhóm viết báo cáo về các kết quả thí nghiệm
4.Củng cố và hoàn thiện :-Hướng dẫn HS cách theo dõi,ghi chép kết quả và nhận xét.
5.Dặn dò: + Tiếp tục theo dõi thí nghiệm,ghi chép kết quả và viết thu hoạch.
+Nghiên cứu trước bài 13 SGK,mỗi nhóm chuẩn bị 1 ít lá cây các loại còn tươi
+Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
V.RÚT KINH NGHIỆM:
Trang 34
TIẾT 13 THỰC HÀNH: TÁCH CHIẾT SẮC TỐ TỪ
LÁ VÀ TÁCH CÁC NHÓM SẮC TỐ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC.
I.MỤC TIÊU: Sau bài này,HS cần phải:
-Quan sát được hỗn hợp sắc tố rút ra từ lá có màu xanh lục và khi tách được hai nhóm sắc tố riêng rẽ quan sát được nhóm diệp lục(clorophyl) có màu xanh lục,nhóm carôtenôit có màu vàng
-Củng cố kiến thức đã học về sắc tố quang hợp ở các bài lí thuyết
-Rèn luyện kĩ năng thao tác với các dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm,đặc biệt là kĩ năng tách chiết hỗn hợp dung dịch màu
II.TRỌNG TÂM: Tách chiết được hỗn hợp sắc tố quang hợp từ lá tươi.Tách riêng hai nhóm sắc tố diệp
lục(clorophyl) và carôtenôit từ hỗn hợp sắc tố đã tách chiết từ lá
III.CHUẨN BỊ:
1.GV: Mẫu vật,dụng cụ,hoá chất như yêu cầu trong SGK.
2.HS:Nghiên cứu trước bài 6 SGK,mỗi nhóm chuẩn bị lá cây tươi có màu xanh,màu vàng,màu đỏ.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra sự chuẩn bị: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Thực hành:
Hoạt động 1 : I.TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH:
-Phân lớp thành 6 nhóm ở 6 dãy bàn thí nghiệm
-Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:lá cây
-GV hướng dẫn chi tiết các thao tác thí nghiệm,sau
đó cho từng tổ tiến hành làm thí nghiệm
-Theo dõi thao tác tiến hành của các nhóm,nhắc
nhở các nhóm làm đúng quy trình
-Tiến hành thí nghiệm theo từng nhóm,tuần tự theo các bước GV đã hướng dẫn
-Quan sát kết quả,nhận xét và giải thích kết quả,viết thu hoạch
1.Chiết rút sắc tố: Lấy 2-3g lá tươi,cắt nhỏ,cho vào cối sứ,nghiền với 1 ít axêtôn 80% cho thật
nhuyễn,thêm axêtôn,khuấy đều,lọc qua phễu lọc vào bình chiết→Thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục
2.Tách các sắc tố thành phần: Lấy 1 lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết,đổ vào bình chiết,lắc
đều rồi để yên.Vài phút sau quan sát thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp:Lớp dưới có màu vàng của carôtenôit hoà tan trong benzen,lớp trên có màu xanh lục của diệp lục hoà tan trong axêtôn
Hoạt động 2 : II.THU HOẠCH:
HS báo cáo kết quả và trả lời các câu hỏi sau:
-Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ?
-Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?
4.Dặn dò: Dọn dẹp,vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm.Nghiên cứu trước bài 14 SGK,mỗi nhóm chuẩn bị
0,25kg hạt đậu(thóc,ngô,…)
V.RÚT KINH NGHIỆM: