1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà ISA BROWN giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

54 479 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Ðảng và Nhà nước, ngành chăn nuôi đã có được sự đầu tư về khoa học k

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y

Khóa học: 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: ThS Hà Thị Hảo Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua 4 năm học tập tại nhà trường và sau gần 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng toàn thể các thầy giáo,

cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường

Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn trước sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo Th.S Hà Thị Hảo đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này

Em xin cảm ơn UBND xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

và gia đình ông Phạm Đức Thắng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ, giành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này

Cuối cùng, tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong công tác, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy

và nghiên cứu khoa học

Em xin chân thành cảm ơn trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó!

Thái nguyên, ngày 22 tháng5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh Ánh

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thời gian chiếu sáng cho gà 12

Bảng 4.1 Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà: 25

Bảng 4.2 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 27

Bảng 4.3 Tỷ lệ nuôi sống gà Isa Brown qua các tuần khảo sát 28

Bảng 4.4 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần khảo sát 31

Bảng 4.5 Bảng sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối 33

Bảng 4.6 Tiêu thụ thức ăn của gà Isa Brown qua các tuần khảo sát (g/con/tuần) 36

Bảng 4.7 Tỷ lệ gà hậu bị lên đẻ 38

Bảng 4.8 Tổng chi phí chăn nuôi cho một con gà hậu bị lên đẻ 38

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần khảo sát 32Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 34Hình 4.3: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 34

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs

TT TTTĂ PQTN TKQTN

: Cộng sự : Tuần tuổi : Tiêu tốn thức ăn : Phế quản truyền nhiễm : Thanh khí quản truyền nhiễm

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học 3

2.1.1.Đặc điểm sinh học về gia cầm 3

2.1.2 Đặc điểm của gà Isa brown 10

2.1.3 Nuôi dưỡng gà trong giai đoạn hậu bị 11

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 14

2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 16

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 18

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 18

3.2.2 Thời gian nghiên cứu 18

3.3 Nội dung nghiên cứu 18

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 18

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu 18

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 19

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 20

Trang 7

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Công tác phục vụ sản xuất 22

4.1.1 Công tác chăn nuôi 22

4.1.2 Công tác thú y 24

4.1.3 Công tác chẩn đoán và điều trị 26

4.2 Kết quả nghiên cứu 28

4.2.1 Tỉ lệ nuôi sống 28

4.2.2 Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 30

4.2.3 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối 33

4.2.4 Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm 35

4.2.5 Tỷ lệ chọn gà lên đẻ 37

4.2.6 Chi phí chăn nuôi 38

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Tồn tại và đề nghị 39

5.2.1 Tồn tại 39

5.2.2 Đề nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 8

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển từ lâu đời, trong đó sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành nghề truyền thống và góp phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập hiệu quả cao góp phần cải thiện đời sống xã hội của nhiều người lao động trong thời gian qua

Tổng đàn gia cầm của nước ta hiện nay khoảng 100 triệu con, trong đó

gà chiếm khoảng 88%, vịt 9%, còn lại là các loại gia cầm khác… Cùng với số lượng lớn thì cơ cấu loài của chăn nuôi gia cầm cũng rất đa dạng, điều này đã đưa ngành chăn nuôi gia cầm lên vị trí thứ nhất trên cả các ngành chăn nuôi khác như: chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò …

Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), Việt Nam là một nước nuôi nhiều gà, đứng hàng thứ 13 thế giới và vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Á Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lền kinh tế nước ta

Bên cạnh đó xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về thực phẩm như thịt, trứng ngày càng cao vì vậy các nhà chăn nuôi gia cầm phải không ngừng áp dụng những tiến bộ vào quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Nhằm đạt được hiệu quả chăn nuôi có chất lượng tốt, sản lượng cao và hiệu quả kinh tế lớn Trong những năm gần đây với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Ðảng và Nhà nước, ngành chăn nuôi đã có được sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa giống mới có năng suất, chất lượng hiệu quả cao vào sản xuất góp phần vào thay đổi

bộ mặt kinh tế nông thôn Với những chính sách thuận lợi và phù hợp của nhà

Trang 9

nước, nên ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều trại nuôi gia cầm với nhiều quy mô

Chăn nuôi gà là một phương hướng phát triển lớn trong phương hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng Bên cạnh những giống gà và phương thức nuôi truyền thống thì đã xuất hiện những giống gà mới và phương thức nuôi hiện đại, trong số đó thực hiện nuôi gà theo phương thức chuồng kín đang được áp dụng ngày càng rộng rãi Để đánh giá được sức sống và khả năng thích nghi, có thể đưa ra được lời khuyên cho người chăn nuôi và được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi thú y- Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Giáo viên hướng dẫn em tiến hành thực hiện chuyên đề

“Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà Isa Brown giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”

Giống gà Isa Brown được nhập về nước ta từ Pháp, năm 1998, do hãng Merial cung cấp, đây là giống gà cho năng suất trứng cao, mang lại hiệu quả kinh

tế cao cho người chăn nuôi cũng đang được phát triển với nhiều quy mô trang trại

lớn đang được tập trung nuôi ở địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

- Xác định sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà Isa Brown nuôi tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

- Bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học về chăn nuôi

- Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà hậu bị theo phương thức công nghiệp

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học

- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân cách nuôi dưỡng và chăm sóc gà có hiệu quả

Trang 10

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Đặc điểm sinh học về gia cầm

2.1.1.1 Nguồn gốc và phân loại gia cầm

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của gia cầm Nhưng người đặt nền móng đều tiên cho việc nghiên cứu gia cầm là Đacuyn Ông đã có kết luận rằng gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng

Gallus gallus munghi và Gallus gallus banquyva

Cơ sở khoa học và kết luận tên gà nhà ngày nay có rất nhiều đặc điểm giống gà rừng như : giống nhau về màu lông, cấu tạo giải phẫu các cơ quan,

bộ phận của cơ thể, giọng hót, hơn thế nữa là gà Gallus gallus banquyva dễ

thuần hóa, con lai giữa gà Banquyva và gà nhà có khả năng sinh sản tốt

Gà được thuần hóa đầu tiên ở Ấn độ, cách đây 5000 năm, sau đó xuất hiện ở Ba Tư, rồi đến Mesopotami Trải qua hàng nghìn năm do quá trình chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo cũng như sáng tạo của con người để tạo

ra rất nhiều giống gà khác nhau

Theo mục đích sản xuất thì gà được chia thành 3 hướng chính:

Gà chuyên trứng: Mục đích cho trứng

Gà chuyên thịt: Mục đích là cho thịt

Gà kiêm dụng: Vừa cho trứng, vừa cho thịt

Theo Nguyễn Văn Thiện, (1996) [13] và nhiều tác giả khác cho biết vị trí sắp xếp của gà trong hệ thống động vật như sau:

Giới (Kilgdom): Animal

Ngành (Phylum): Chordata

Lớp (Class): Aves

Trang 11

Bộ (Order):Gallifomes

Họ (Family): phasianidae

Chủng (Gennus): Gallus

Loài (Species): Gallus gallus

Ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc của gà, có thể nói nước ta là trung tâm thuần hóa gà đầu tiên của vùng Đông Nam Á

Gà rừng được thuần hóa và nuôi sớm nhất ở vùng Vĩnh Phúc, Hà Bắc,

Hà Tây,… cách đây khoảng 3000 năm Từ giống gà nuôi ban đầu là tiền thân của gà Ri hiện nay nhân dân ta đã tạo ra nhiều giống gà khác nhau như: gà trọi, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Cảo…

2.1.1.2 Đại cương về cơ thể gia cầm

Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại, gia cầm có nhiều đặc điểm giống bò sát, đồng thời khác với gia súc và thú hoang là có bộ xương nhẹ, phần thân phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay và là loài đẻ trứng sau mới ấp nở thành gia cầm non Gia cầm có cường độ trao đổi chất mạnh, thân

nhiệt cao (40-42°C), nhờ đó gia cầm sinh trưởng và phát triển nhanh

Gia cầm có đầy đủ các cơ quan bộ phận như: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sinh dục Nhưng cấu tạo sinh lý, giải phẫu của gia cầm lại có nhiều điểm khác với gia súc, đặc biết là hệ hô hấp, tiêu hóa và sinh dục

2.1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của gia cầm

Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước, khối lượng của cùng một loại

tế bào, mô, cơ quan giúp cho cơ thể lớn lên

Theo Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên (1975) [9] sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ cho quá trình đồng hóa và dị hóa, sự tăng về chiều cao, chiều dài bề ngang, khối lượng các bộ phận, toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền từ đời trước

Trang 12

Chambers, (1990) [19] định nghĩa: sinh trưởng là quá trình tích lũy các

bộ phận trên cơ thể như thịt, xương, da những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng

Sinh trưởng gắn liền với phát dục Đó là quá trình thay đổi về chất lượng, là

sự tăng và hoàn chỉnh thêm về chức năng hoạt động các bộ phận, cơ quan

Sinh trưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau

mà ảnh hưởng lẫn nhau, là quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể làm cho con vật ngày càng hoàn chỉnh

Sự sinh trưởng, phát dục của gia súc, gia cầm luôn tuân theo quy luật nhất định , đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đều và quy luật tính chu kỳ

Tính toàn giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện dưới hình thức khác nhau Theo Nguyễn Ân, (1983) [2] thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn,

số lượng giai đoạn sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống từng cá thể

có sự khác nhau Sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều được thể hiện sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trưởng của cơ thể con vật ở từng lứa tuổi Sự sinh trưởng không đều còn biểu hiện ở từng cơ quan

bộ phận: mô cơ, xương… có bộ phận ở thời kỳ phát triển này nhanh nhưng ở thời kỳ khác lại phát triển chậm

Đứng về khía cạnh sinh học các nhà khoa học cho rằng sự sinh trưởng được xem như là sự tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu tăng trưởng Tuy nhiên, tăng trưởng không đồng nghĩa với tăng khối lượng, sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các chiều của các tế bào mô cơ (theo Nguyễn Thu Quyên, Trần Thanh Vân, 2008 [12])

Theo Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên, (1975) [9] phát hiện ra quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của các cơ quan tiêu

Trang 13

hóa, tổ chức cơ, tổ chức mỡ, sau khi thừa các chất dinh dưỡng mới cho tích lũy mỡ

Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp kéo dài từ lúc trứng được thụ tinh đến khi con vật trưởng thành Việc đánh giá chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng là một công việc khó khăn phức tạp Ngày nay các nhà chọn giống vật nuôi có khuynh hướng sử dụng các phương pháp đơn giản và thực

tế Đó là, xác định khả năng sinh trưởng theo ba hướng: chiều cao, thể tích và khối lượng

Khối lượng cơ thể: Về mặt sinh học sinh trưởng được coi như là quá trình tổng hợp tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein Do vậy, có thể lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm

Khối lượng cơ thể gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng Tính trạng này có hệ số di truyền khá cao và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, loài Còn theo Branch và Biechel, (1972) [17] thì hệ số di truyền là 4-6

Ngoài ra, tính trạng khối lượng cơ thể còn liên quan và phụ thuộc vào tính biệt, tuổi, hướng sản xuất, đồng thời biến đổi mạnh dưới tác động của ngoại cảnh, môi trường

Khối lượng cơ thể còn tương quan với khối lượng trứng cũng như kích thước tất cả các phần của cơ thể ở 8 tuần tuổi Giữa khối lượng cơ thể và sức

đẻ có mối tương quan âm

* Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng:

Theo Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên, (1975) [9] tốc độ sinh trưởng là cường độ tăng của các chiều của cơ thể trong khoảng thời gian nhất định Trong chăn nuôi gia cầm người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng: sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng kích thước và thể

Trang 14

tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam 2 , 39 1997) [16] Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng gam/con/ngày Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam 2,40.1997) [16] Đường biểu diễn sinh trưởng tương đối có dạng hypebol cao

ở giai đoạn sau sơ sinh và giảm dần về giai đoạn trưởng thành Sinh trưởng tương đối tính bằng đơn vị %

*Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm

- Ảnh hưởng của di truyền: Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào

dòng, giống, loài, cá thể

- Ảnh hưởng bởi tính cá biệt: Ở gia cầm giữa hai tính biệt có sự khác

nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể Theo North, (1990) [20] chứng minh gà trống lớn hơn gà mái trong cùng thời gian và chế độ thức ăn Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 3 tuần tuổi là >11%, 7 tuần tuổi là > 23%,

8 tuần tuổi là > 27%

- Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới

khả năng sinh trưởng, phát dục Không chỉ cần đủ mà còn phải cân đối tỷ lệ các chất thì khả năng tiêu hóa hấp thu mới tốt.

Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn nuôi Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ nên cần khẩu phần ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao Vì vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc, hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein Các loại thức ăn này giá cao và có sự tranh chấp với người Đây chính là yêu cầu

Trang 15

đặt ra khi chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao

Chambers, (1990) [19] cho biết chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác Dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng

Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (1995) [11] chỉ ra rằng muốn phát huy được khả năng sinh trưởng của gia cầm thì phải cung cấp thức ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng protein, axit amin và năng lượng trao đổi, cũng như các vitamin, khoáng, chất kích thích sinh trưởng

- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông: Theo Brandsch và Bilchel, (1972)

[16] tốc độ mọc lông cũng là một đặc tính di truyền Đây chính là tính trạng liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm, và

là một chỉ tiêu đánh giá sự thuần thục sinh dục Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm và chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm

Theo tài liệu tổng hợp của Kushner, (1969) [18] thì tốc độ mọc lông quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng, gà mọc lông nhanh thường lớn nhanh hơn

+ Độ ẩm:

Trang 16

Tạo độ ẩm thích hợp 80 – 85 % Nếu độ ẩm thấp, hanh khô thì gà dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Theo Nguyễn Thu Quyên, Trần Thanh Vân (2008) [12] khả năng sinh trưởng của gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng, nâng cao năng suất chăn nuôi

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ thông thoáng và độ ẩm, mật độ nuôi không thích hợp … có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe, quá trình trao đổi chất và hiệu quả sử dụng thức ăn Trong đó, điều kiện thích hợp nhất cho gà sinh trưởng, phát triển là 18 – 21°C

2.1.1.4 Khả năng chuyển hóa thức ăn

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra giống mới có năng suất cao chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là hệ số chuyển hoá thức ăn Với

gà nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá tốt, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp Bằng thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao, được xác định là 0,5 - 0,9 Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức

ăn là tương quan âm từ -0,2 đến -0,8

Trang 17

Trong nghiên cứu của mình, Phan Sỹ Điệt, (1990) [8] đã chỉ ra khi nuôi

gà Broiler Ross - 208 ở 6 tuần tuổi với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88 - 2,2 kg Sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn

là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hay 1 kg trứng Hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí thức ăn cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến 1 năm đẻ

Theo Phùng Đức Tiến và cs (1999) [14], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg thức ăn/10 quả trứng trong 43 tuần đẻ Nguyễn Huy Đạt, Trần Long và cs (1996) [7] cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong 12 tháng của gà Goldline

54 thương phẩm đạt 1,65 – 1,84 kg Nguyễn Huy Đạt và cs (2000) [6] cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà BE43, ISA – MPK, AA lần lượt là: 3,3; 3,45; 3,66 kg Gà mái Goldline 54 bố mẹ: Thức ăn tiêu thụ cho 1 gà nuôi: 7,8 kg.Thức ăn tiêu thụ cho 1 gà mái Hy-line Brown bố mẹ: 7,65 kg, thương phẩm là 5,7 - 6,0 kg Gà Brown Nick: hạn chế thức ăn là: 6,1 - 6,4 kg, cho ăn tự

do là: 6,4 - 6,7 kg Gà Babcock B – 380: Thức ăn tiêu thụ/mái bố mẹ là 6,9 kg, mái thương phẩm là: 6,6 kg

2.1.2 Đặc điểm của gà Isa brown

Gà Isa brown có khả năng thích nghi tốt với nhiều vùng khí hậu khác nhau Đây là giống gà chuyên trứng dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức chống chịu bệnh tốt, không những cho sản lượng trứng cao mà chất lượng cũng rất thơm ngon

- Nguồn gốc: Gà Isa brown có nguồn gốc từ Pháp do hãng Hubbard sản

xuất Giống gà này được nhập vào nước ta năm 1998 So với các giống gà chuyên trứng khác như Goldine 54 nhập năm 1990 từ Hà Lan, Brown nick nhập

từ Mỹ năm 1993, Hysex Brown nhập từ Mỹ năm 1996, thì hiện nay giống gà

Trang 18

này là sự lựa chọn hàng đầu và đang rất phát triển trong các trang trại chăn nuôi nước ta

- Đặc điểm về ngoại hình: Gà có kích thước trung bình, lông màu nâu

đỏ, đuôi và phía sau lông trắng

- Đặc điểm về sinh trưởng: Gà sinh trưởng nhanh Đây là gà sinh sản

nên cần phải cho ăn khống chế khối lượng

- Đặc điểm về sinh sản: Gà Isa brown có sản lượng trứng trung bình từ

250 - 270 quả/mái/năm Gà Isa brown nuôi ở Việt Nam đạt năng suất trứng

280 quả/mái/năm Khối lượng trứng đạt 58 - 60 gam Vỏ trứng màu nâu Gà bắt đầu đẻ ở tuần tuổi 20 Thời gian đẻ kéo dài cho đến 76 tuần tuổi Theo Trần Thị Hoài Anh, (2004) [1] cho biết gà Isa brown nuôi tại Bắc Ninh có tỷ

lệ đẻ là 33,04 % ở 21 tuần tuổi, 54 % ở 22 tuần tuổi và đạt đỉnh cao 96,34% ở tuần tuổi 30

Với khả năng đáp ứng được yêu cầu về sức sản xuất cũng như khả năng thích nghi chống đỡ bệnh tật và đặc biệt được thị trường Việt Nam rất ưa chuộng, trong những năm tới, việc phát triển chăn nuôi gà chuyên trứng theo hướng công nghiệp thì đây sẽ là giống gà được nhân rộng và phát triển mạnh hơn trong các trang trại chăn nuôi gà ở Việt Nam

2.1.3 Nuôi dưỡng gà trong giai đoạn hậu bị

Tỷ lệ đồng đều và năng suất trứng có tương quan chặt chẽ với nhau Đối với gà hậu bị cần quan tâm đặc biệt đến độ đồng đều, độ đồng đều phải giữ ở mức trên 80% Để làm tăng độ đồng đều, tại trại luôn đáp ứng đủ số máng ăn cần thiết, đảm bảo gà được ăn đồng loạt Ngoài ra trại còn thường xuyên chọn lọc gà, tách nuôi riêng những con gầy còm

- Máng ăn và phương pháp cho ăn: sử dụng máng P50 Ở 5 – 6 tuần tuổi, bắt đầu phân ổ chia thành nhiều ô có khối lượng ngang nhau nhằm điều tiết lượng thức ăn cho phù hợp Sau khi phân ô, tiến hành cho gà ăn khẩu

Trang 19

phần hạn chế, cho ăn 1 bữa/ngày hết tuần tuổi 18 Trước khi cho ăn cần loại

bỏ tạp chất trong máng, khi máng hết thức ăn có thể treo máng lên, tránh máng bị lẫn tạp chất, đồng thời làm tăng diện tích vận động cho gà

- Máng uống và nước uống: để gà uống nước tự do, không khống chế

Sử dụng máng uống tự động, mỗi núm uống, chén uống tính cho 12 gà Độ cao của máng uống phải phù hợp sao cho gà đứng ngửa cổ để uống nước thoải mái, máng uống được treo thăng bằng Khi pha thuốc cho gà uống cần khóa van nước khoảng 2h để gà uống thuốc nhanh, trước khi cho gà uống nước thuốc cần thông đường nước, loại bỏ nước cũ còn lại trong đường ống

- Mật độ 10 gà/m²

- Chiếu sáng:

Đối với chuồng kín, chương trình chiếu sáng được khống chế bắt đầu

từ tuần thứ 2 Che ánh sáng tự nhiên bằng bạt đen, khống chế ánh sáng lọt vào

<4 lux Thời gian chiếu sáng được giảm dần theo bảng sau:

Bảng 2.1 Thời gian chiếu sáng cho gà

Tuần tuổi Thời gian chiếu sáng

Trang 20

ngoài Khi thời tiết nắng nóng có thể bật hết công suất các quạt trong chuồng nuôi Chú ý khi thay đổi thời tiết cần điều chỉnh thời gian chạy , nghỉ của quạt cho hợp lý, tránh gây bất lợi cho gà

- Độ ẩm:

Tạo độ ẩm thích hợp 65-70% Nếu độ ẩm thấp, hanh khô thì gà dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

- Nhiệt độ:

- Vệ sinh thú y và kiểm tra đàn gà:

Thường xuyên đảo đệm lót, rải thêm trấu và rắc vôi bột vào những vị trí ẩm ướt

Thường xuyên tiến hành quét lông gà và thiêu đốt đúng nơi quy định Tiến hành chọn lọc gà, loại bỏ những cá thể ốm yếu khuyết tật, phân loại gà to, nhỏ để có chế độ nuôi dưỡng phù hợp nhằm mục tiêu đạt độ đồng đều cao, sát với khối lượng tiêu chuẩn

- Ghi chép sổ sách:

Ghi chép sổ tay hằng ngày, tiến hành cân gà theo biểu mẫu, giao cho kỹ

sư phụ trách tổng hợp

+ Nội quy công việc của người công nhân chăn nuôi:

- Nội dung công việc hằng ngày

Công nhân trước khi vào chuồng nuôi phải mặc quần áo bảo hộ, lội qua chậu nước sát trùng trước cửa chuồng nuôi

- Nội dung công công việc tiến hành trong chuồng nuôi:

Quan sát tình trạng đàn gà, phát hiện gà chết không rõ lý do, gà bị bệnh thì báo cho kỹ sư phụ trách

Kiểm tra đường ống dẫn nước, tránh núm uống bị rò rỉ làm ướt chuồng nuôi Chọn lọc gà theo khối lượng, đưa về các ô có khối lượng tương đương Đảo đệm lót, quét lông gà

Trang 21

Quét hệ thống chén uống tự động

Dọn dẹp khu vực xung quanh chuồng nuôi

Ghi chép dữ liệu theo biểu mẫu

- Nội dung công việc hàng tuần:

Vệ sinh hệ thống máng ăn, máng uống

Thay rửa bể nước phía đầu chuồng nuôi, nơi xả nước của hệ thống dàn mát và thùng chứa nước uống cho gà

Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh

Cân, kiểm tra khối lượng gà theo từng tuần tuổi

- Nội dung công việc hàng tháng:

Quét dọn toàn bộ khu xung quanh trại

Tính số lượng cám tiêu thụ trong tháng

- Kiểm soát tình hình sức khỏe đàn gà

Tiêm chủng vắc xin đúng lịch, tiêm đúng kỹ thuật, đảm bảo gà nhận đủ liều vắc xin

Khi đàn gà có biểu hiện khác thường phải thông báo ngay cho cán bộ

kỹ thuật đồng thời tăng cường chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay trên thế giới chăn nuôi gia cầm đang phát triển rất nhanh cả

về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức… Theo tài liệu của FAO công bố: năm 1997 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới đạt trên 59 triệu tấn so với năm 1996 Đứng đầu thế giới về sản lượng thịt gia cầm vẫn là Hoa Kỳ (25,3%) Từ năm 1994 Trung Quốc đã vượt qua Brazil để chiếm lĩnh vị trí thứ 2 (19,5), có 41 nước chăn nuôi gia cầm phát triển, đảm đương sản xuất 90% sản lượng thịt gia cầm Năm 1998 có 9 nước đạt sản lượng thịt gia cầm trên 1 triệu tấn ( dẫn theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [10] )

Trang 22

Đến năm 2010, về sản lượng thịt: Mỹ đứng đầu thế giới 16.300 tấn (tăng 2,3% so với năm 2009), tiếp theo đến Trung Quốc 12.550 tấn (tăng 3,7%), Brazil 11.420 tấn (tăng 3,6%)…tổng trên thế giới là 73.923 tấn tăng 3% Còn về sản lượng trứng tính đến năm 2009: Đứng đầu là Trung Quốc với 25,6 triệu tấn, sau đó đến Hoa Kỳ 5,3 triệu tấn, Ấn Độ 2,67 triệu tấn, Mexico 2,29 triệu tấn…tổng trên thế giới là 67,4 triệu tấn

Để có được những sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu của con người cũng như đòi hỏi khắt khe của thị trường các nước, trên thế giới đã không ngừng cải tiến con giống cũng như dinh dưỡng và phương thức nuôi Mỗi nước đều có những cơ sở, trung tâm chọn lọc, lai tạo để cho ra các giống gà mới với năng suất và chất lượng cao như ở Mỹ tạo ra các giống gà

đã được sử dụng như Plymouth, gà siêu thịt Avian, AA… Nhiều nước đã sử dụng gà Plymouth để sản xuất gà Bloiler đạt hiệu quả cao từ nhiều dòng như

488 (con trống) lai với dòng 433 (con mái), dùng dòng 799 (dòng trống chuyên thịt) lai với con lai 132A tạo ra gà nuôi thịt 791 có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất thịt cao Ở Anh bang Ross Breeser đã nghiên cứu và tạo

ra giống gà Ross siêu thịt với nhiều dòng và tạo ra nhiều tổ hợp lai như Ross

208, Ross 308, Ross 508 cho năng suất chất lượng thịt, khả năng sinh trưởng nhanh Ngoài ra còn rất nhiều các giống gà chuyên sản xuất thịt được tạo ra ở nhiều nước: như gà Hybro ở Hà Lan, AA ở Mỹ, Lohmann Meat Ở Cộng hòa Liên Bang Đức…và các giống gà chuyên trứng như: Goldline 54 của Hà Lan, Leghorn của Italia, Babcock – B380 của bang IPS vương quốc Anh

Việc đưa các giống gà siêu thịt như Hybro (Bv85 – Hà Lan), AA (Abor Acres), Avian (Mỹ), Lohmanm meat (Đức), Isa 30MPK (Pháp) và các giống

gà hướng trứng như Goldine 54 (Hà Lan), Leghor (Ý), Isa Brown (Pháp)…Các giống gà kiêm dụng như: Tam Hoàng, Lương Phượng (Trung Quốc), Sasso (Pháp), Kabir (Israel)… vào thâm canh đã đưa năng suất chăn

Trang 23

nuôi lên rất cao Đi cùng với đó là nghiên cứu cải tiến con giống, dinh dưỡng

để không ngừng nâng cao, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi

Sau những thành tựu về năng suất, một số nước trên thế giới đã có xu hướng sử dụng sản phẩm gia cầm có mùi vị thơm ngon đặc trưng được tạo ta

từ những giống gà có nguồn gốc tự nhiên, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của nước ta

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi từ vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phương thức quản canh nên năng suất thấp

Trong những năm gần đây, do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã phát triển rất nhanh và đạt được những tiến bộ rõ rệt Vào những năm cuối thập kỷ 60, Hunggary và Bungary giúp chúng ta xây dựng xí nghiệp chăn nuôi gia cầm Cầu Diễn (Hà Nội) và Tô Thành (Hải Phòng) nuôi tập trung với số lượng ít Đến năm 1974 được sự giúp đỡ của Cuba, nước ta xây dựng trung tâm gà hướng trứng Việt Nam – Cuba (Ba Vì –

Hà Nội) và trung tâm gà giống hướng thịt Việt Nam – Cuba (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) Đến nay ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã phát triển mạnh mẻ cả về

số lượng và chất lượng, đồng thời đã thành lập hoàn chỉnh nhiều trạm ấp, xí nghiệp nuôi gà trong cả nước như: Tam Dương, Lương Mỹ, Lạc Vệ - Tiên Du…

và nhập nội nhiều giống gà cao sản chuyên trứng, chuyên thịt

Nước ta nhập gà Isa Brown năm 1998 từ nước Cộng hòa Pháp, đây là giống gà chuyên trứng Đến nay sau hơn chục năm, giống gà này đã thể hiện được tính ưu việt về năng suất và chất lượng, được người chăn nuôi ưa chuộng

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoài Anh, (2004) [1] gà Isa Brown nuôi tại Bắc Ninh có tỷ lệ để cao, tuổi đạt đỉnh cao là 30 tuần tuổi với

tỷ lệ đẻ 96,34%

Trang 24

Theo Nguyễn Nhật Xuân Dung và cs (2010) [5] khi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của kiểu nuôi chuồng kín thông gió và chuồng hở trên khẩu phần

bổ xung 1% và 3% dầu đậu nành được tiến hành trên 140 gà mái giống Isa Brown có tuổi đẻ là 43 tuần cho thấy chỉ tiêu về chất lượng trứng như trọng lượng trứng, chỉ số hình dạng, chỉ số lòng trắng đặc, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh của gà nuôi chuồng hở tốt hơn chuồng thông gió (P<0,01) Bổ xung 1% dầu cũng có chất lượng trứng tốt hơn 3% Gà nuôi chuồng kín thông gió mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng vốn đầu tư ban đầu cao hơn

Theo Nguyễn Nhật Xuân Dung và cs, (2011) [4] loại và mức độ bổ xung chất béo không ảnh hưởng tỉ lệ đẻ, TTTĂ/ngày/trứng Bổ sung mỡ cá tra

và dầu đậu phộng vào khẩu phần đã có ảnh hưởng khác biệt lên chỉ số lòng

đỏ, chỉ số lòng trắng và tỷ lệ lòng trắng Việc bổ sung dầu đậu phộng là biện pháp làm giảm cholesterol trong trứng, trong khi mỡ cá tra làm cải thiện chất lượng trứng đối với gà nuôi trong hệ thống chuồng hở

Trang 25

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Gà Isa brown giai đoạn hậu bị từ 0-17 tuần tuổi

- Phạm vi nghiên cứu: Theo dõi về sức sống và khả năng thích nghỉ

của gà Isa Brown giai đoạn nuôi hậu bị

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu: Tại trại gà xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh

Thái Nguyên

3.2.2 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 16/12/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà Isa Brown giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

- Tham gia vào công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở về công tác thú y, công tác chăn nuôi và công tác khác

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được theo dõi trên đàn gà nuôi hậu bị cụ thể như sau:

Diễn giải Các điều kiện của gà thí nghiệm

Thức ăn sử dụng Cám hỗn hợp của công ty DABACO

Thức ăn cho gà do công ty Dabaco cung cấp từ lúc nhập gà đến hết 17 tuần tuổi

Trang 26

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

3.4.2.1 Tỷ lệ nuôi sống

Ghi chép số lượng gà chết hàng ngày rồi tính tỷ lệ nuôi sống qua từng tuần tuổi, từng giai đoạn theo công thức:

Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%) = Số gà cuối tuần (con) x 100

Số gà đầu tuần (con)

Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) = Số gà cuối kỳ (con) x 100

Số gà đầu kỳ (con)

3.4.2.2 Khả năng sinh trưởng của đàn gà

- Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy: Cân gà trước khi đưa vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần, thời gian vào buổi sáng sớm trước lúc cho gà ăn Quây ngẫu nhiên 50 - 60 con, dùng cân có độ chính xác cao, cân từng con gà

có trong quây Từ lúc mới nở đến 3 tuần tuổi dùng cân có độ chính xác 0,1gam Từ tuần thứ 4 trở đi gà thí nghiệm được cân bằng cân có độ chính xác 2 - 5 gam

- Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối

+ Sinh trưởng tương đối của gà: Là tỉ lệ % giữa khối lượng tăng lên trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát được tính theo công thức sau

2

0 1

0

1 +− ×

W W

W W

Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%)

W1 : Khối lượng cơ thể gà lần cân sau

W0: Khối lượng cơ thể gà lần cân trước (g)

Trang 27

+ Sinh trưởng tuyệt đối của gà: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

W: Khối lượng cơ thể gà lần cân sau (g)

W0: Khối lượng cơ thể gà lần cân trước (g)

t: Khoảng thời gian giữa 2 lần cân (ngày)

3.2.4.3 Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Hàng tuần, sau khi cân gà, tính toán lượng thức ăn tuần tiếp theo của

gà dựa vào tiêu chuẩn ăn và khối lượng thực tế của đàn gà Theo dõi và ghi chép cẩn thận lượng thức ăn sử dụng của đàn gà và tình hình sử dụng thức ăn

để có biện pháp giải quyết cho tuần tiếp theo

TTTA (g/con/ngày) = ∑ khối lượng thức ăn tuần (g)

Số gà (con) x 7

TTTA cộng dồn = ∑ khối lượng TTTĂ cộng dồn đến thời điểm tính

∑ số đầu gà đến thời điểm tính

Xi Xi

Ngày đăng: 18/02/2016, 15:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Hoài Anh (2004), Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống gà lông màu nuôi tại nông hộ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống gà lông màu nuôi tại nông hộ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Trần Thị Hoài Anh
Năm: 2004
6. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thanh Đồng, Phạm Bích Hường (2000), Nghiên cứu lai giữa gà Lương Phượng với gà Ri nhằm chọn tạo giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ, báo cáo khoa học năm 2001, phần nghiên cứu giống gia cầm, Viện chăn nuôi quốc gia, Hà Nội tháng 8/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lai giữa gà Lương Phượng với gà Ri nhằm chọn tạo giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi nông hộ
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thanh Đồng, Phạm Bích Hường
Năm: 2000
7. Nguyễn Huy Đạt, Trần Long, Vũ Đài, Nguyễn Thanh Đài, Lưu Thị Xuân, Nguyễn Thành Đồng, Nguyễn Thị San (1996), “Nghiên cứu xác định tính năng sản xuất của gà giống trứng Goldline”, Tuyển tập công trình nghiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định tính năng sản xuất của gà giống trứng Goldline”
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Trần Long, Vũ Đài, Nguyễn Thanh Đài, Lưu Thị Xuân, Nguyễn Thành Đồng, Nguyễn Thị San
Năm: 1996
8. Phan Sĩ Điệt (1990), “Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại pháp”, Tạp chí thông tin gia cầm (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại pháp”
Tác giả: Phan Sĩ Điệt
Năm: 1990
9. Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên (1975), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn và nhân giống gia súc
Tác giả: Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1975
10. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân(1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
11. Lê Hồng Mận (1995), Bùi Đức Lũng, Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm
Tác giả: Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
12. Nguyễn Thu Quyên, Trần Thanh Vân (2008), Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông X mái Ai Cập) và F1 (trống Mông X mái lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên, Luận văn Thạc Sỹ khoa học Nông Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông X mái Ai Cập) và F1 (trống Mông X mái lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thu Quyên, Trần Thanh Vân
Năm: 2008
13. Nguyễn Văn Thiện (1996), Giống vật nuôi – thuật ngữ thống kê, di truyền giống chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống vật nuôi" – "thuật ngữ thống kê, di truyền giống chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1996
14. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền (1999), “Một số tình trạng sản xuất của gà Ai Cập”, Chuyên san Chăn nuôi gia cầm, hội Chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tình trạng sản xuất của gà Ai Cập”, "Chuyên san Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền
Năm: 1999
15. Phùng Đức Tiến (1969), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các giòng giống thịt Ross 208 và Hybro 85, Luận án PTS Khoa học Ngông Nghiệp – Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các giòng giống thịt Ross 208 và Hybro 85
Tác giả: Phùng Đức Tiến
Năm: 1969
16. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối TCVN - 2,39. 75 - 1997; Phương Pháp xác định sinh trưởng tương đối TCVN - 2,40. 75 - 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối" TCVN - 2,39. 75 - 1997; "Phương Pháp xác định sinh trưởng tương đối
Tác giả: Tiêu chuẩn Việt Nam
Năm: 1997
17. Brandsch và Bilchel (1972), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, người dịch Nguyễn Chí Bảo, Nxb Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm
Tác giả: Brandsch và Bilchel
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1972
18. Kushner K. F (1969), Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nguyễn Ân, Trần Cừ (dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật.III. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật
Tác giả: Kushner K. F
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật. III. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
Năm: 1969
19. Chambers J. R. (1990), “Gentic of growth and meat production in chicken”, Poultry beeding and geneties R. D Cawforded, Amsterdam, Holland, pp. 89-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gentic of growth and meat production in chicken”", Poultry beeding and geneties R. D Cawforded
Tác giả: Chambers J. R
Năm: 1990
20. North M. D. (1990), Commercial chicken production manual (Fourth edition) van nostrand Reinhold, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial chicken production manual
Tác giả: North M. D
Năm: 1990
3. Công ty Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Tài liệu về quy trình chăn nuôi gà hậu bị thương phẩm Isa Brown Khác
4. Nguyễn Nhật Xuân Dung, Nguyễn Thị Kim Khang, Đỗ Võ Anh Khoa, Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Thị Mộng Nhi và Trương Văn Phước (2001), Ảnh hưởng bổ sung dầu đậu phộng và mỡ cá tra đến năng suất, chất lượng và thành phần của trứng gà Isa Brown nuôi trong chuồng hở, Tạp chí khoa học Trường Đại Học Cần Thơ 2011:17a 253-262 Khác
5. Nguyễn Nhật Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh, Trương Văn Phước (2010), so sánh ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi và các mức độ bổ sung đậu nành đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ, Báo Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 3- tháng 3/2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w