Tỉ lệ nuôi sống

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà ISA BROWN giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 35 - 37)

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng mang nhiều ý nghĩa, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thích nghi của giống gia cầm nhập nội, đánh giá được trình độ chăm sóc, quản lý của người chăn nuôi. Tỷ lệ nuôi sống của gà phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể, từng dòng, giống.

Qua quá trình theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Isa brown nuôi tại trại gà ông Phạm Đức Thắng với số lượng đầu kỳ là 3000 con. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống gà Isa Brown qua các tuần khảo sát Tuổi khảo sát Số lượng khảo sát (con) Tổng số gà chết (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) Trong tuần Cộng dồn 0 3000 0 100 100 1 2992 8 99,73 99,73 2 2990 2 99,93 99,66 3 2985 5 99,83 99,50 4 2979 6 99,79 99,30 5 2969 10 99,66 98,96 6 2969 0 100,00 98,96 7 2966 3 99,89 98,86 8 2959 7 99,76 98,63 9 2958 1 99,96 98,60 10 2955 3 99,89 98,50 11 2952 3 99,89 98,40 12 2945 7 99,76 98,16 13 2945 0 100,00 98,16 14 2934 11 99,62 97,80 15 2931 3 99,89 97,70 16 2930 1 99,96 97,66 17 2927 3 99,89 97,56

Qua bảng 4.3 chúng tôi thấy tỷ lệ nuôi sống của đàn gà khảo sát khá cao luôn đạt trên 97,56%. Trong suốt thời gian nuôi dưỡng, chúng tôi liên tục thực hiện việc kiểm tra, theo dõi đàn gà nhằm phát hiện những cá thể bị bệnh và tìm hướng giải quyết, tránh những cá thể này trở thành con vật mang trùng gây bệnh cho đàn gà.

Trong quá trình theo dõi và chăm sóc đàn gà thí nghiệm, chúng tôi đã dùng thuốc ở những giai đoạn nhạy cảm, như khi mới nhập gà về chúng tôi đã cho gà uống thuốc phòng E.coli trong suốt 5 ngày đầu, hơn nữa chúng tôi cũng tiến hành tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để nâng cao sức đề kháng cho gà, không khí trong chuồng nuôi luôn được đảm bảo thông thoáng, chính những điều này đã có tác dụng nâng cao tỷ lệ nuôi sống.

Ở thời điểm 6 tuần tuổi, đàn gà có các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng như: Gà con gầy yếu, xuất hiện những biến đổi trong máu. Giảm hồng cầu, bạch cầu. Có thể co giật, thậm chí liệt nhẹ chân và cánh. Đôi khi có cả triệu chứng thần kinh trung ương: Gà rướn cổ, cánh và chân duỗi thẳng, nếu nặng bị co giật. Kéo dài từ 7-10 ngày thường chết 50% số con mắc bệnh. Kết quả mổ khám cho thấy đàn gà bị viêm ruột nặng, đầy hơi không có thức ăn trong ruột, phân trong ruột có màu nâu, phân tiếp giáp giữa dạ dầy cơ và dạ dầy tuyến có những nốt lấm chấm xuất huyết. Đây là biểu hiện của đàn gà bị nhiễm bệnh Cầu Trùng gà thể á cấp tính do bị nhiễm E.macxima.

Ở thời điểm gà được 14 tuần tuổi, thời tiết đang chuyển mùa, khí trời thường xuyên thay đổi bất ngờ, đàn gà dễ bị cảm nhiễm với một số bệnh đường hô hấp trong đó có bệnh hen gà (CRD). Bệnh này lây lan nhanh nên cần điều trị ngay khi đàn gà mới mắc bệnh, tránh hao hụt đàn gà.

Thời điểm 17 tuần tuổi, tiến hành chọn lọc gà lên đẻ, loại những cá thể có phẩm chất kém, những con mái, không đạt tiêu chuẩn chọn lên đẻ.

tiết thường xuyên thay đổi, có những đợt nắng nóng, đặc biệt là thời điểm giao mùa, mưa nhiều, ẩm ướt đã tác động đến khả năng thích nghi của đàn gà. Việc theo dõi, nuôi dưỡng vẫn được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, công tác phòng dịch luôn được đặt lên hàng đầu, do vậy đàn gà khảo sát có tỷ lệ nuôi sống cao.

Trong thời gian tiến hành khảo sát đàn gà cũng đã mắc phải một số bệnh mà đàn gà công nghiệp thường hay mắc phải, mặc dù vậy nhờ thường xuyên theo dõi và kết hợp với những biện pháp điều trị kịp thời mà đàn gà hậu bị tỷ lệ hao hụt đàn rất thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà ISA BROWN giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 35 - 37)