Công tác chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà ISA BROWN giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 29 - 31)

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau:

- Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà:

Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác vệ sinh, sát trung chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa bằng vòi cao áp và phun thuốc sát trùng Benkocid 30%, với nồng độ 50 ml/20lít nước, 1 lít dung dịch phun cho 4 m2. Sau khi vệ sinh sát trùng chuồng nuôi được khoá kín lại, kéo bạt và hệ thống rèm kín.

Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quay úm, bình pha thuốc,… đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch được phun sát trùng trước khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi trước khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động được, có hệ thống đèn chiếu sáng và đèn sưởi, có hệ thống quạt để chống nóng.

-Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và tùy từng loại gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.

+ Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chuồng nuôi chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước

uống cho gà phải sạch và pha B.complex + vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2-3h mới cho gà ăn bằng máng.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ trong quây là 33 - 350C. Từ 3 - 6 ngày tuổi cần nhiệt độ cần thiết là 300C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi đến khi thích hợp. Thường xuyên theo dõi đàn gà: Nếu gà tập trung đông, tụ đống gần lò sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt, cần tăng nhiệt độ lò. Còn gà tách xa lò sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp. Chỉ khi nào thấy gà tản đều khi đó là nhiệt độ phù hợp. Máng ăn, máng uống đều được điều chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.

+ Giai đoạn hậu bị: Gà nuôi sinh sản từ 6 - 18 tuần tuổi, giai đoạn này lượng thức ăn cho gà được xác định trong khẩu phần ăn theo các giai đoạn khác nhau (giai đoạn 6 - 10 tuần tuổi và từ 10 - 18 tuần tuổi). Ở giai đoạn này cho ăn khống chế có thể dùng 1 trong 2 phương pháp: Là cho gà 2 ngày ăn 1 ngày nhịn hoặc ngày nào cũng cho ăn theo khẩu phần khống chế. Khẩu phần ăn được xác định tùy theo khối lượng cơ thể gà gầy hay béo mà điều chỉnh phù hợp. Ngày cho ăn 2 lần để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho đàn gà. Khi phân phối thức ăn vào máng thì trong vòng 5 phút tất cả các máng đều có thức ăn. Máng gà cho giai đoạn này cần treo cao cho gờ miệng máng luôn ngang với diều gà để tránh rơi vãi thức ăn, không khống chế nước uống. Sử dụng thức ăn nội bộ trong chăn nuôi gia công của hãng DABACO cho giai đoạn hậu bị này với thành phần dinh dưỡng: đạm 16%, xơ thô 7%, năng lượng trao đổi 2.700Kcal/kg, Ca: 0,4 - 0,8%, P: 0,5%, NaCl: 0,2 - 0,5%.

Công tác quản lý đàn gà giai đoạn hậu bị: Hàng ngày theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của đàn gà. Khi phát hiện gà có triệu chứng, biểu hiện bệnh, tiến hành theo dõi, kiểm tra chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời cho đàn gà. Trong quá trình nuôi dưỡng tiến hành tiêm chủng các loại vắc-xin cho gà theo đúng lịch phòng bệnh theo quy trình kỹ thuật

chăn nuôi đã quy định, thường xuyên kiểm tra và tiến hành cân khối lượng gà hàng tuần, thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng về thời gian và cường độ.

Nếu đệm lót ướt ta phải rải thêm trấu vào những chỗ ướt để đệm lót luôn khô, tránh bệnh cho đàn gà. Định kỳ thay đệm lót khô và tơi xốp.

- Chếđộ chiếu sáng

Chế độ chiếu sáng cùng với chế độ ăn có tác dụng kích thích hay kìm hãm sự phát dục của gà sớm hay muộn hơn quy định. Điều cần ghi nhớ để áp dụng cho đàn gà sinh sản đó là: Không tăng lượng thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị, không được giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng. Với chuồng nuôi ở trại là chuồng kín, việc khống chế thời gian chiếu sáng là rất dễ.

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà ISA BROWN giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 29 - 31)