Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà ISA BROWN giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 37 - 40)

Nuôi gà đẻ trứng cũng như nuôi gà bố, mẹ giai đoạn hai bị áp dụng phương pháp khống chế ánh sáng, khống chế thức ăn nhằm hạn chế năng lượng dư thừa, tránh gà tích lũy mỡ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà. Vì vậy, khối lượng cơ thể còn là thước đo để phản ánh tình trạng sức khỏe, trình độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng.

Giai đoạn từ 1 - 5 tuần tuổi cho gà ăn tự do nhưng từ 6 tuần tuổi trở đi chúng tôi bắt đầu khống chế lượng thức ăn cho gà và tiến hành cân khảo sát khối lượng cơ thể đàn gà. Tiến hành cân 2 – 5 % đàn vào ngày cuối tuần (ngày nhập gà). Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể gà qua các tuần khảo sát Tuần tuổi Số lượng khảo sát (con) X ± mx (g/con) Cv% Số liệu gốc (g) Chênh lệch so với tài liệu gốc (g) 1 50 63,3 ±1,01 11,35 65 1,7 2 50 118,3± 1,48 8,89 120 1,8 3 50 190,8± 2,09 7,76 200 9,2 4 50 274,2± 1,78 4,59 285 10,8 5 50 369,4± 1,92 3,67 380 10,6 6 50 460,1± 1,81 2,79 470 9,9 7 50 560,1± 1,85 2,38 560 0,1 8 50 641,8± 2,46 2,71 650 8,2 9 50 731,3± 3,03 2,93 740 8,7 10 50 821,1± 3,49 3,00 830 8,9 11 50 912,6± 4,54 3,51 920 7,4 12 50 1004,2 ±3,11 2,19 1010 5,8 13 50 1094,8 ±3,49 2,25 1110 15,2 14 50 1179,7± 2,77 1,66 1185 5,3 15 50 1264,7± 3,09 1,73 1270 5,3 16 50 1349,4± 3,26 1,71 1355 5,6 17 50 1376,5±3,08 1,58 1380 3,5

(Công ty TNHH đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công [3])

Qua bảng 4.4 cho thấy: khối lượng cơ thể của đàn gà tăng dần qua các tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm.

Tốc độ sinh trưởng và tăng trọng của gia cầm tăng ở mỗi giai đoạn lại có sự thay đổi. Ta nhận thấy từ tuần tuổi thứ 4 và thứ 5 ( tuổi lô gà ở trại), khối lượng gà của trại chênh lệnh so với bảng tiêu chuẩn lần lượt là 10,8 g và 10,6 g gam, khối lượng gà thấp hơn nhiều so với khối lượng của số tài liệu gốc. Tuy nhiên theo chúng tôi, độ chênh lệnh này vẫn nằm trong phạm vi cho phép.

Ta nhận thấy, hệ số biến dị ở những tuần đầu còn cao như ở tuần 1, 2, 3 lần lượt là 11,35; 8,89; 7,76. Điều này là do gà còn bé, được ăn khẩu phần ăn tự do, những con to, khỏe ăn nhanh gây ra sự chênh lệnh về khối lượng. Bắt đầu từ tuần thứ 6, đàn gà có tỷ lệ đồng đều cao, luôn đạt trên 80 %, đáp

ứng được yêu cầu kỹ thuật về hệ số biến dị từ 1,58 % đến 3,00 %.

Các tuần tiếp theo hệ số biến dị ngày càng giảm dần qua đó ta nhận thấy đàn gà ngày càng đi đến độ đồng đều nhất định. Kết thúc thời gian khảo sát, ở tuần tuổi 17 gà đạt khối lượng 1376,5 g, thấp hơn số liệu gốc 3,5 g với hệ số biến dị thấp 1,58 %, với tỷ lệ đồng đều cao. Tỷ lệ đồng đều cao là một trong những thuận lợi cho gà bước vào thời kỳ đẻ trứng. Điều này cũng chứng tỏ gà Isa Brown có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của trại cũng như khí hậu thời tiết của tỉnh Thái Nguyên.

Qua biểu đồ sinh trưởng sau đây, ta nhận thấy sự sinh trưởng của đàn gà chuyên trứng Isa Brown:

Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần khảo sát

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, nó ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của gia cầm và hiệu quả kinh tế. Đối với gà đẻ trứng nó còn là chỉ tiêu quan trọng khi chọn lọc gà hậu bị lên đẻ. Khối lượng cơ thể là thước đo phản ánh tình trạng sức khỏe, trình độ chăm sóc nuôi dưỡng và phẩm chất dòng giống. Trong thực tế, khả năng thích nghi của giống đối với môi trường.

chênh lệch khá lớn với khối lượng tiêu chuẩn có sự chênh lệch này là do bắt đầu từ tuần này gà bắt đầu có khẩu phần ăn khống chế, nên bước đầu gà chưa có sự làm quen với sự thay đổi của khẩu phần ăn. Từ những tuần tiếp theo khối lượng thực tế của gà hậu bị không có sự khác biệt nhiều so với khối lượng tiêu chuẩn.

Ở tuần thứ 13, khối lượng thực tế chênh lệch 15,2g so với khối lượng tiêu chuẩn điều này do lúc này đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết khí hậu không ổn định, gà chưa quen nên giảm ăn, tress…..

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà ISA BROWN giai đoạn nuôi hậu bị tại xã Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên (Trang 37 - 40)