Luật Cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp tr
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường
Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sử dụng phương pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh Thay vào đó, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng cả các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh Để tìm hiểu thêm về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, nhóm sẽ giải quyết tình huống đề cập trong đề bài số 12
B NỘI DUNG
1 Phân tích dấu hiệu pháp lý để nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cơ quan quản lý cạnh tranh cần phải làm gì nếu nhận được đơn khiếu nại về việc doanh nghiệp đã thực hiện một hành vi thỏa mãn tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 3 nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật cạnh tranh 2004.
1.1 Phân tích dấu hiệu pháp lý để nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Luật Cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh tại khoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Phân tích dấu hiệu để nhận biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng chính
là phân tích đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Xuất phát khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên, có thể xác định một số đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Thứ nhất: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, hướng tới đối thủ cạnh tranh và phải nhằm mục đích lợi nhuận.
Đặc điểm này cho chúng ta nhận biết được chủ thể thực hiện hành vi cũng như thời điểm thực hiện nó Theo quy định của Luật cạnh tranh 2004, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là do các doanh nghiệp, hiệp hội thực hiện (xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của Luật được quy định tại Điều 2) Như vậy, chỉ những chủ thể là các doanh nghiệp, hiệp hội theo quy định của pháp luật mới là chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, còn các cá nhân cho dù có thực hiện những hành vi có dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng không được coi là chủ thể của hành vi này, việc xử lý các trường hợp đó có thể theo quy định của Luật hành chính hoặc luật dân sự
Trang 2Ở đây, khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp, hay sử dụng khái niệm của pháp luật thương mại là có tư cách thương nhân trên thị trường Trên một phạm vi rộng hơn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn
có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư…)
Mặt khác, các chủ thể theo quy định của Luật cạnh tranh 2004 phải thực hiện hành vi trong quá trình kinh doanh Xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp, hiệp hội là kinh doanh thu lợi nhuận nên việc thực hiện các hành vi này nhất thiết đòi hỏi doanh nghiệp hiệp hội đó phải thực hiện trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, nếu các hành vi nằm ngoài chức năng kinh doanh của chủ thể thì không được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ hai: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải là hành vi có tính chất đối lập, và đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh
Chuẩn mực về đạo đức kinh doanh là một khái niệm mang tính trừu tượng và rất khó xác định, nó phụ thuộc vào các quan niệm truyền thống kinh doanh của mỗi quốc gia thậm chí là của từng vùng, miền Một hành vi ở nơi này có thể bị coi là vi phạm đạo đức kinh doanh nhưng ở nơi khác lại không Vì vậy để xác định thế nào là trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh là việc làm rất khó, nó phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá Tuy nhiên, có thể hiểu đó là những hành vi trái ngược với pháp luật, thông lệ, tập quán kinh doanh Tùy vào từng địa bàn để xác định được đặc điểm này nhằm xác định đó có phải là cạnh tranh không lành mạnh hay không?
Đặc điểm này đòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phán định một hành vi có đi ngược lại những quy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định hay không Với nền kinh tế thị trường mới hình thành, các thông lệ, tập quán thương mại tại Việt Nam chưa đủ thời gian để tạo thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh được các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự nguyên thực hiện như những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc được khẳng định cả trong pháp luật và thực tiễn có thể sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh, cũng là những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, thương mại được quy định tại văn bản luật khác như Bộ luật Dân sự hay Luật Doanh nghiệp Đó là các nguyên tắc như trung thực, thiện chí, tự nguyện, hợp tác, hợp tác, cẩn
Trang 3trọng và mẫn cán… Và những nguyên tắc khác có thể được đề xuất trong tương lai phù hợp với yêu cầu thực tế của công cuộc phát triển kinh tế xã hội
Có thể thấy, một số thông lệ kinh doanh được công nhận trong một số ngành, lĩnh vực nhất định, song lại bị coi là sai trái ở những ngành, lĩnh vực khác Trong những trường hợp như vậy, việc đánh giá hành vi phải dựa trên các chuẩn mực chung hơn về đạo đức kinh doanh, trong đó xem xét khả năng quyền lợi của người tiêu dùng bị phương hại Cũng có những trường hợp hành vi thoạt đầu không gây hại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác, nhưng về lâu dài vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn thích hợp Do đó, để đánh giá một hành vi cạnh tranh không lành mạnh không thể không xem xét tác động của hành vi đó đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác
Một khía cạnh khác cần phân tích liên quan đến đặc điểm đi ngược lại thông lệ, chuẩn mực đạo đức kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là yếu tố chủ quan của bên thực hiện hành vi Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình luôn gắn với lỗi cố ý của bên vi phạm, mặc dù biết hoặc buộc phải biết đến các thông lệ, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm Tuy nhiên, trong thực tiễn xử lý, việc xem xét đánh giá yếu tố lỗi được trao cho toà án hoặc cơ quan xử lý vụ việc, và nhiều trường hợp mang tính chất suy đoán hơn là đòi hỏi các bằng chứng cụ thể về ý định cạnh tranh không lành mạnh của bên thực hiện hành vi
Và khi vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được nhấn mạnh định hướng thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh thì việc xem xét yếu tố lỗi càng không mang tính quyết định Về nguyên tắc, một hành vi của doanh nghiệp cho dù chỉ là vô ý, bất cẩn nhưng gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng vẫn phải bị ngăn chặn
Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ra những thiệt hại cho Nhà nước như: tác động xấu đến thị trường, làm đảo lộn trật tự quản lý kinh tế… cũng có thể
là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác như bị mất uy tín, giảm thị phần, giảm doanh thu… nhưng đối tượng bị thiệt hại cũng có thể là khách hàng như bị nhầm lẫn, mua hàng hóa kém chất lượng, bị giảm sút về sức khỏe thậm chí là thiệt hại về tính mạng… Thiệt hại là yếu tố phải xác định để có thể coi một hành vi cạnh tranh là lành mạnh hay không lành mạnh Nếu doanh nghiệp, hiệp hội chứng minh được hành vi của mình không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp khác hoặc của khách hàng thì không phải chịu những chế tài theo pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh Việc xác
Trang 4định thiệt hại là một vấn đề rất phức tạp và cần phải tuân theo những quy định chặt chẽ của pháp luật
Đặc điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc xử
lý cạnh tranh không lành mạnh được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại Câu hỏi đặt ra là liệu việc chứng minh thiệt hại thực tế được coi là bắt buộc để bắt đầu tiến trình xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia cũng như quan điểm của cơ quan xử
lý, có các cách thức nhìn nhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trong nhiều trường hợp, cơ quan xử lý có thể chấp nhận việc “đe doạ gây thiệt hại”, cũng như các thiệt hại không tính toán được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đủ để coi một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh và đáng bị ngăn cấm
Về đối tượng chịu thiệt hại, dễ thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể tác động đến nhiều đối tượng khác nhau tham gia thị trường khác nhau, trong đó hai nhóm cơ bản là các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng Điều 3 của Luật Chống cạnh
tranh không lành mạnh Đức cấm “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể về cạnh tranh làm tổn hại đến các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và các chủ thể tham gia thị trường khác” Luật Cạnh tranh Việt Nam có đưa thêm
một đối tượng có thể bị xâm hại là Nhà nước, tuy nhiên đối tượng này không mang tính tiêu biểu, không phổ biến trong quy định về cạnh tranh không lành mạnh của nhiều quốc gia, do chỉ có thể đặt vấn đề bảo vệ lợi ích của Nhà nước trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại những nền kinh tế mà ở đó Nhà nước tham gia sâu vào hoạt động kinh doanh, và cạnh tranh trực tiếp với các thành phần kinh tế khác trên thị trường Trong đa số trường hợp khác, lợi ích của Nhà nước đã được thể hiện thông qua lợi ích của các nhóm chủ thể tham gia thị trường là doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hiện nay, cách nhìn nhận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở nên cân bằng hơn, cơ quan xử lý thường phải đánh giá cả thiệt hại của người tiêu dùng và các đối tượng khác để kết luận về vi phạm Cần thấy rằng trong một phạm vi thị trường hữu hạn, doanh nghiệp thực hiện một hành vi cạnh tranh bất kỳ cũng đều có khả năng gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó, do vậy, nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại của các đối thủ cạnh tranh để xác định một hành vi là không lành mạnh thì sẽ không đầy đủ Trên thực tế, các hành vi cạnh tranh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh khác nhưng đem lại lợi ích thực tế cho người tiêu dùng sẽ không bị coi là cạnh tranh không lành mạnh Ví dụ điển hình là trường hợp quảng cáo so sánh, trước đây bị coi là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, tuy nhiên từ sự cân nhắc lợi ích nó đem lại cho người tiêu dùng (tiết kiệm thời gian tìm kiếm, lựa chọn sản
Trang 5phẩm), mà hành vi này đến nay đã được chấp nhận với những điều kiện ràng buộc về tính chính xác, đầy đủ của thông tin để tránh bị các doanh nghiệp lợi dụng công kích đối thủ cạnh tranh Việt Nam hiện còn lại là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới cấm tuyệt đối các hình thức quảng cáo so sánh trực tiếp, mà không cần xét đến nội dung quảng cáo
Thứ tư, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải nhằm mục đích cạnh tranh
và hướng tới đối thủ cạnh tranh cụ thể
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố sống còn của các Doanh nghiệp, để kiếm được lợi nhuận các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh với nhau và đôi khi họ sử dụng cả những cách thức , phương pháp mà pháp luật không cho phép Mục đích cạnh tranh là yếu tố bắt buộc để xác định một hành vi là cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh Nếu hành vi của doanh nghiệp, hiệp hội không nhằm mục đích cạnh tranh thì đó không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Như vậy, khi một hành vi cạnh tranh thỏa mãn bốn dấu hiệu trên đây thì mới bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Những đặc điểm này cho phép chúng ta có thể nhận ra một hành vi bị coi là không lành mạnh trên thực tế Điều này càng có ý nghĩa khi xác định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thực tế mà pháp luật chưa dự liệu được, khi một hành vi mặc dù chưa được luật quy định nhưng nếu nó có cả bốn đặc điểm nêu trên thì có thể xác định đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.2 Cơ quan quản lý cạnh tranh cần phải làm gì nếu nhận được đơn khiếu nại về việc doanh nghiệp đã thực hiện một hành vi thỏa mãn tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 3 nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật cạnh tranh 2004.
Khoản 10 Điều 39 Luật Cạnh tranh quy định “Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định” Các khoản từ 1 đến 9 Điều 39 Luật cạnh tranh quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Như vậy nếu hành vi có đủ dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh (quy định tại Khoản 4 Điều 3) nhưng không thuộc 9 trường hợp quy định tại Điều 39 Luật cạnh tranh và không được Chính phủ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì không thể coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trong trường hợp này, cơ quan quản lý cạnh tranh phải trả lại đơn khiếu nại Sau đó có
ý kiến đề đạt lên Chính phủ bổ sung hình thức mới của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trang 6Tuy nhiên, khoản 10 Điều 39 Luật cạnh tranh là quy định mang tính chất mở Ngoài 9 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cạnh tranh quy định cấm thì vẫn còn khả năng có những loại hành vi khác cũng sẽ bị cấm nếu:
- Về nội hàm chúng thể hiện đầy đủ các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004;
- Và hành vi đó được Chính phủ quy định là cấm, căn cứ vào Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh
Qua những quy định của pháp luật ta có thể thấy, những quy định của pháp luật về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã bám sát vào tình hình thực tế của các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra tại Việt Nam Với định hướng tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, Luật cạnh tranh đã cấm các loại hành vi này
và không có ngoại lệ miễn trừ Trên cơ sở của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, Cục quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành
vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng thực tế thì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại diễn ra vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp Vây nên, cần có sự nghiên cứu và sửa đổi để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh triệt để và hiệu quả hơn
Căn cứ để xác định mức độ xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mức độ thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra, thời gian thực hiện hành vi vi phạm, khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 8 Nghị định 120/2005/NĐ – CP
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình
sự theo quy định của pháp luật như : Mục 4 chương II Nghị định 120/2005/NĐ – CP; Bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại chương XVI : “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của Bộ luật Hình sự 1999, bao gồm: tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158)
2 Căn cứ quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành, những vấn đề pháp lý cần quan tâm đối với chương trình quảng cáo của thương nhân N
Thương nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2004
Trang 72.1 Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Như đã phân tích ở trên, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao gồm mọi tổ chức, hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp(1) …Ở phạm vi rộng hơn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với các nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tư do
Ở đây chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đó
là thương nhân N
2.2 Vi phạm quy định quảng cáo gây nhầm lẫn và gièm pha doanh nghiệp khác
Quảng cáo gây nhầm lẫn
Tại khoản 7 Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong đó có “Quảng cáo nhằm cạnh cạnh tranh không lành mạnh” Hành vi
này được quy định cụ thể hơn tại Điều 45 Luật này
Xét chương trình quảng cáo của thương nhân N cho thấy có những dấu hiệu của
hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là quảng cáo gây nhầm lẫn Khoản 3 Điều 45 của Luật Cạnh tranh quy định:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
3 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Đối tượng tác động trực tiếp của hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là các khách hàng và người tiêu dùng nói chung, những người tiếp nhận quảng cáo và hành động theo những định hướng từ nội dung quảng cáo Tuy nhiên không thể phủ nhận tác động
rõ ràng của quảng cáo gây nhầm lẫn đến các đối thủ cạnh tranh của nhà quảng cáo Gây
ra nhầm lẫn cho khách hàng về sản phầm của mình là nó thực sự hiệu quả và tốt hay là gây sự nhầm lẫn trong việc sản phẩm của các dối thủ khác không thực sự có hiệu quả
đc như mong muốn như sản phẩm của mình Khi khách hàng mua sản phẩm dựa trên các thông tin sai lệch và vì vậy chịu thiệt hại về kinh tế thì cũng đồng nghĩa với việc đối thủ cạnh tranh đã mất những khách hàng này Tác động rộng hơn thể hiện ở chỗ thị trường trở nên không minh bạch và phúc lợi của nền kinh tế bị tổn hại
Trang 8Chương trình quảng của thương nhân N không hề đề cập tới một đối thủ nào Nhưng nếu xem xét theo Điều 45 Luật cạnh tranh quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì hành vi quảng cáo của thương nhân N lại có những dấu hiệu của việc đưa ra các thông tin gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng:
Một là- Nước suối là một sản phẩm hiện nay thường thấy ngoài thị trường đồ
uống giải khát Trong thông điệp quảng cáo của thương nhân N có nội dung: “làm sao biết được các chai nước suối không có tạp khuẩn,….” Với một tiêu đề mở màn như vậy gây ra câu hỏi cho người tiêu dùng tạo cho họ sự chú ý và quan tâm Có thể hiểu là quảng cáo đang muốn đề cập tới quá trình khử khuẩn đối với nước suối cũng như là sự tinh khiết của các loại nước suối đóng chai
Nhưng xem xét về tính cạnh tranh mục đích quảng cáo ở đây Bởi khi tiếp nhận thông tin từ quảng cáo, rất có thể nhiều người tiêu dùng sẽ băn khoăn: Vậy nhiều loại nước suối đang lưu hành trên thị trường là không an toàn? Là có tạp khuẩn? Buộc họ phải suy nghĩ khi phải lựa chọn các loại nước suối đóng chai khi có nhu cầu sử dụng
Và ở đây tuy không hề biết có đụng chạm tới một doanh nghiệp hay không nào nhưng với lập trường suy nghĩ là một người tiêu dùng thì nghĩ rằng uống những chai nước suối bây giờ chả biết thế nào lại có cả tạp khuẩn thôi thì uống giải khát uống nước trà kia cho
nó đảm bảo vệ sinh dù sao cũng đơ hơn uống nước mấy loại nước suối kia
Tuy nhiên nếu xem xét kỹ hơn hình ảnh các chai nước suối thì thường thấy rằng hình dáng những chai nước đó nếu như các mẫu chai nước đó mà có hình dáng giống hệt hình dáng đặc trưng của một số hãng nước suối thì đó có thể như là một hành vi ngầm cho người tiêu dùng nhận ra là nước suối của hãng kia có chứa tạp khuẩn
Hai là, Những người tiêu dùng là những người có sự nhạy cảm với thông tin có
thể việc quảng cáo hàng này tốt thật sự hay không thì họ không dám chắc chắc nhưng việc quảng cáo nói cái này có hại cái kia có hại thì mọi người lại rất quan tâm chú ý tâm
lý người tiêu dùng là vậy, với việc đưa ra hình ảnh chai nước suối như vậy thì mẩu quảng cáo này không được rõ ràng Bởi nưới suối là một sản phần từ thiên nhiên thì tất nhiên sẽ chứa nhiều loại tạp khuẩn nhưng không phải loại tạp khuẩn nào cũng có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người Sẽ có những vi khoáng và lợi khuẩn mà trong những thực phẩm bình thường không có Nhưng với cách quảng cáo như vậy thì người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn rằng các tạp khuẩn trong nước suối sẽ là có hại Mẩu quảng cáo
sẽ trở nên rõ ràng hơn khi đưa ra các thông tin về loại tạp khuẩn bị loại bỏ, rằng chúng
sẽ là những tạp khuẩn có lợi hay loại bỏ hoàn toàn các loại tạp khuẩn kể cả có lợi và không có lợi
Trang 9Ngoài ra, thương nhân N đã đưa ra thông điệp quảng cáo, việc sản xuất nước trả của mình luôn tuân thủ nghiêm ngặt, triệt để các quy trình công nghệ hiện đại tiên tiến kèm theo việc công bố những hình ảnh của quy trình sản xuất nước trà nhằm khẳng định, sản phẩm của mình là bảo đảm tuyệt đối về chất lượng, vệ sinh, an toàn và bồi bổ sức khỏe con người
Theo như những thông tin mà chương trình quảng cáo của thương nhân N đưa ra, nếu như người tiêu dùng tin vào lời quảng cáo trên thì điều này gây nên cho họ sự hoang mang, đồng thời gây bất lợi đáng kể cho các đối thủ cạnh tranh khác ở đây là tỏng lĩnh vực nước giải khát Bởi lẽ các loại nước suối đóng chai không được đảm bảo
vệ sinh, chỉ Trà đóng chai của thương nhân N là tuyệt đối vệ sinh
Việc các nhà sản xuất nước suối đóng chai thiệt hại sẽ là đương nhiên, do người tiêu dùng nghi ngờ sản phẩm của họ không đảm bảo Có thể thấy, một cách vô tình hay hữu ý mà thương nhân N đã để lộ một thông điệp bóng gió rất bất lợi cho thương hiệu đối thủ và gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng Với chi tiết này thì để mẩu quảng cáo minh bạch hơn cần có sự góp mặt, kiểm chứng của một bên thứ ba độc lập, khách quan,
có thể là hiệp hội hành nghề, tổ chức người tiêu dùng, cơ quan y tế,…
Gièm pha doanh nghiệp khác
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Cạnh tranh 2005 thì hành vi gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, internet,… hoặc thậm chí là những tin đồn Nhưng thông tin này phải là những thông tin không trung thực hoặc do doanh nghiệp tung ra thu được bằng một nguồn xác định nhưng chưa có bằng chứng chứng minh Bằng hành vi như vậy, hậu quả của hành vi này là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, gây hoang mang trong dư luận gây ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thông tin bị nói đến
Như vậy, điểm cũng cần quan tâm trong chương trình quảng cáo của thương nhân
N, đó là sản phẩm tuyệt đối an toàn vệ sinh,… mà thương nhân N muốn quảng cáo, muốn gửi thông điệp tới người tiêu dùng đó chính là “trà” Tuy nhiên, trong chương trình quảng cáo của thương nhân N lại đề cập đến các chai “nước suối” với nội dung
“Làm sao biết được các chai nước suối không có tạp khuẩn, kèm theo hình ảnh các chai nước suối (không có nhãn mác của hãnh nước suối nào) và vài dạng tạp khuẩn được phóng đại qua kính hiển vi Với việc quảng cáo trên truyền hình – kênh thông tin thứ trung gian, sẽ làm cho tâm lý người tiêu dùng hoang mang nghĩ rằng các loại nước suối
có tạp khuẩn và việc sử dụng trà sẽ trở nên an toàn hơn Do đó, một cách gián tiếp
Trang 10thương nhân N đã làm mất uy tín của những doanh nghiệp kinh doanh nước suối trên thị trường
Như vậy, với sự phân tích trên có thể thấy chương trình quảng cáo của thương nhân N đã vi phạm luật cạnh tranh
2.3 Hình thức xử lý
Với việc thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Cạnh tranh áp dụng biện pháp phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi này
Như đã phân tích ở trên, trường hợp quảng cáo của thương nhân N đã có các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là quảng cáo gây nhầm lẫn theo quy định tại Điều 43 và Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 Vì vậy, căn cứ theo Điều 33 và
Điều 35 Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh Hành vi của thương nhân N sẽ bị xử lý
như sau:
- Đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đống
+ Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này
- Đối với hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng Và sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu như hành vi trên có quy mô quảng cáo thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Và ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này
2.4 Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay
Chương trình quảng cáo của thương nhân N ở đây cũng là một trường hợp điển hình của việc cạnh tranh không lành mạnh diễn ra hiện nay Thực tế có rất nhiều vụ việc
liên quan đến vấn đề này như: “gây nhầm lẫn cho khách hàng” (bằng cách nhái nhãn
mác, ăn theo các thương hiệu nổi tiếng: chẳng hạn nồi áp suất Sikma và Sikmi, v.v.; chăn ga gối đệm EVERON và EVERPON; kem dưỡng da Bảo Lâm, Nước tăng lực Red
Bull và Red Buff); “quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh” (vụ dây cáp điện CADIVI và CADISUN); “Hành vi gièm pha, gây rối hoạt động kinh
doanh đối thủ cạnh tranh” (chẳng hạn tin đồn về việc của Ngân hàng TMCP Á Châu