1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích đặc điểm của ít nhất 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế

12 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 214 KB

Nội dung

Vì thế để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo, hội chợ triển lãm quốc tế đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số hành vi cạnh tranh

Trang 1

Đề bài: Phân tích đặc điểm của ít nhất 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ

biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế

Bài làm:

Giữa hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm quốc tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là ranh giới mỏng manh rất khó nhận biết Vì thế để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo, hội chợ triển lãm quốc tế đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm trong lĩnh vực này

1 Một số khái niệm

1.1 Cạnh tranh

Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, kinh tế,… và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau

về cạnh tranh

Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau đó, ta có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây " Cạnh tranh là ganh đua hơn thua, Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh”1

1.2 Cạnh tranh không lành mạnh

- Cạnh tranh không lành mạnh: Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành

động nào trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực

xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv )

- Theo định nghĩa tại khoản 4, Điều 3, Luật cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng

1 http://www.doanhnhan.net; vi.wikipedia.org

1

Trang 2

2 Đặc điểm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực QC, HCTLQT.

2.1 Một số loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

- So sánh trực tiếp

- Bắt chước để gây nhầm lẫn

- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

- Các hành vi phạm khác

2.2 Đặc điểm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế(QC và HCTL QT)

Trong phạm vi bài viết này, em xin được giới hạn chỉ đề cập đặc điểm của một

số loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực QC và HCTL QT,

đó là: Hành vi so sánh trực tiếp; bắt chước để gây nhầm lẫn; đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn

2.1.1 Hành vi so sánh trực tiếp

So sánh trực tiếp là hành vi đề cập một loại hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó

Sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo hay sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu,

trưng bày trong hội chợ và sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm cùng loại Theo lý

luận về cạnh tranh đã chỉ rõ rằng các sản phẩm chỉ có thể được coi là cạnh tranh với nhau khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo khi nói đến hai sản phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau thì mới là so sánh Ngược lại, một sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hóa, dịch vụ không cùng

loại thì hành vi ấy được kinh tế học coi là quảng cáo liên kết chứ không phải là so

sánh

Sản phẩm, dịch vụ bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinh doanh Nếu nội dung quảng cáo, giới thiệu so sánh các sản phẩm, dịch vụ cùng loại do doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo kinh doanh như: so sánh sản phẩm,

Trang 3

dịch vụ mới và sản phẩm, dịch vụ trước đây để cho khách hàng thấy được tính năng của sản phẩm mới thì việc quảng cáo đó không coi là quảng cáo so sánh.2

Tính chất của hành vi so sánh trực tiếp thể hiện ở chỗ nội dung của quảng cáo, hay sự trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trong QC, HCTL đề cập một loại hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh, làm cho các chủ thể mà nó hướng tới nhận ra đối tượng được

so sánh với đối tượng được quảng cáo, giới thiệu, trưng bày

Chủ thể mà nó nhằm tới không chỉ là người tiêu dùng, mà còn có thể là các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu hợp tác hoặc nhu cầu về sản phẩm, dịch

vụ được quảng cáo, giới thiệu Đối tượng được so sánh với đối tượng được quảng cáo, giới thiệu có thể là một doanh nghiệp cạnh tranh, chẳng hạn trong một quảng cáo về doanh nghiệp; hoặc một sản phẩm, dịch vụ trong quảng cáo, hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ đó

- Đối với Quảng cáo so sánh trực tiếp Trong loại quảng cáo này, quảng cáo so

sánh được phân ra làm hai dạng nhỏ hơn là: 1 là, quảng cáo so sánh có phương pháp

so sánh trực tiếp 3 (người quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra một cách trực tiếp các sản phẩm hay doanh nghiệp nào được đưa ra so sánh bằng cách điểm mặt, chỉ tên) Ví dụ, quảng cáo so sánh trực tiếp chất lượng của nước xả vải A và nước xả vải

B; 2 là, quảng cáo so sánh có nội dung so sánh trực tiếp (những thông tin được đưa ra

làm cho khách hàng có khả năng xác nhận được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị

so sánh mà không phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào, ở đây thể hiện thông dụng nhất ở hình thức quảng cáo so sánh nhất)

Ví dụ, so sánh công dụng của đệm lò xo C đối với các sản phẩm đệm mút khác;…Đơn

cử như: Vài năm trước, có chuyện công ty Kim Đan - là nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên lớn nhất tại TP HCM đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm

2Tài liệu Vietnam competition outhority

3 http://hongtquang.wordpress.com

3

Trang 4

mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp Chính vì những

lý do đó mà Kim đan hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane Tất cả các sản phẩm của Kim đan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên,

có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian ”

Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút đã khởi kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của Kim Đan không có căn

cứ, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ

2.1.2 Hành vi bắt chước để gây nhầm lẫn

Theo từ điển tiếng Việt, “bắt chước” được hiểu là “làm theo cách của người khác”

Trong lĩnh vực QC, HCTL QT, hành vi bắt chước này cũng được hiểu là quảng cáo, giới thiệu, trưng bày sản phẩm, dịch vụ được thực hiện với nội dung, cách thức giống hệt hoặc tương tự quảng cáo hay sự thiết kế, giới thiệu, trưng bày sản phẩm, dịch vụ của người khác

Tính chất không lành mạnh của việc bắt chước gây nhầm lẫn cũng thể hiện chủ yếu ở việc lợi dụng thành quả đầu tư, lợi thế cạnh tranh của người khác Tác động không lành mạnh cũng thể hiện ở việc gây nhầm lẫn cho khách hàng, như quy định tại điều luật Ảnh hưởng nhầm lẫn phát sinh từ hành vi bắt chước trong QC, HCTLQT được đánh giá trên các trường hợp:

- Nhầm lẫn về nguồn gốc: Khi tiếp nhận các quảng cáo giống nhau, hay trong HCTL xuất hiện một số gian hàng có thiết kế giống nhau về màu sắc, kích thước, mẫu mã,…thì khách hàng, người xem có thể ngộ nhận rằng các loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo hay giới thiệu, trưng bày thuộc cùng một chủ sản xuất, cùng chung một thương hiệu,…

- Nhầm lẫn về liên hệ: Rộng hơn trường hợp trên, ngay cả khi không nhầm lẫn hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo hay giới thiệu, trưng bày thuộc cùng một nguồn gốc, người tiếp nhận quảng cáo hay người tham gia HCTL vẫn có thể cho rằng giữa hai nhà sản xuất có mối liên quan, liên hệ trong kinh doanh, cung ứng dịch vụ

Trang 5

thương mại, thuộc cùng một tập đoàn, có quan hệ đối tác hay ủy thác, nhượng quyền,

Ngay cả khi khách hàng không cho rằng giữa hai chủ thể quảng cáo có mối liên

hệ kinh doanh tập trung và liên tục, họ vẫn có thể hiểu việc sử dụng quảng cáo tương

tự thể hiện rằng một bên cho phép bên kia thẹc hiện theo thỏa thuận trong thời gian nhất định,…

Sự bắt chước này được nhận diện ở chỗ sản phẩm sao chéo không chỉ lặp lại các đặc điểm cơ bản, quan trọng của sản phẩm mẫu, mà còn sao chép cả những chi tiết

mỹ thuật hay trang trí, là những yếu tố hoàn toàn có thể biến đổi, thay thế

Chẳng hạn như: Sự bắt chước gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea Sự tương

tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea

và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất giống nhau4

Hay trong HCTLQT, về các hãng điện thoại di động, có hãng điện thoại đã thiết

kế gian hàng bắt chước kiểu thiết kế của hãng di động uy tín N, bắt chước về màu sắc, kích thước, hình thức, và ngay cả đồng phục của nhân viên tiếp thị như của hãng F, điều đó đã gây nhầm lẫn cho khách hàng, các chủ thể tham gia HCTL này về xuất xứ của hai hãng này, sự nhầm lẫn về thương hiệu cho khách hàng

2.1.3 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn.

Theo khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh về Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:

“3 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

5

Trang 6

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.”

Đây là hành vi mà các chủ thể bằng các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá, đưa ra những thông tin chứa đựng nội dung không trung thực, không đúng với sản phẩm, dịch vụ của mình, gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho những người tiếp nhận thông tin về giá sản phẩm, dịch vụ, số lượng, chất lượng,…(như quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật cạnh tranh)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng việc “gian giối” có thể hiểu là việc đưa ra nội dung thông tin sai lệch so với thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dùng Còn hành vi “gây nhầm lẫn” có thể hiểu là không đưa ra thông tin sai nhưng nội dung không đầy đủ, không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo ra sự hiểu nhầm cho người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ

Đặc điểm của hành vi này, chính là tính không trung thực thông tin đối với khách hàng của những chủ thể quảng cáo kinh doanh thương mại, các nhà tổ chức hội chợ triển lãm, đưa đến khách hàng những thông tin sai sự thật, không chính xác, mập

mờ để gây ra sự nhầm lẫn trong cách tiếp cận thông tin về sản phẩm, dịch vụ đó, nhằm cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối khách hàng để che dấu những khuyết điểm của sản phẩm, dịch vụ của mình, nhằm thu lợi nhuận không trong sạch “gian dối hoặc gây nhầm lẫn” được quy định ở đây là sự gây nhầm lẫn về chính sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp(DN) mình chứ không phải là sự gây nhầm lẫn về sản phẩm của

DN khác

Có thể nói đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến nhất và thường gặp nhất Có tác động tiêu cực rộng tới những người tiêu dùng và rộng hơn là cả một thị trường: Khách hàng tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ dựa trên các thông tin sai lạc và vì vậy chịu thiệt hại về kinh tế, và cũng đồng nghĩa với việc các đối thủ cạnh tranh đã mất những khách hàng này, hơn nữa với hành vi cạnh tranh không lành mạnh này khiến cho thị trường trở nên không minh bạch và phúc lợi của nền kinh tế bị tổn hại

Trang 7

Lấy một ví dụ cụ thể: Masan từng có quảng cáo về mì Omachi: ăn mì gói bị nóng nhưng mì Omachi làm hoàn toàn từ khoai tây, không lo bị nóng Quảng cáo này

có thể làm người tiêu dùng nghĩ rằng mì Omachi toàn bằng khoai tây, trong khi lượng khoai tây trong mì chiếm tỉ lệ 1%

Hay chẳng hạn, hàng trăm người từng dậy sớm, hăm hở xếp hàng chờ mua bộ sạc pin giá chỉ có 19.000 đồng, máy ảnh kỹ thuật số giá 199.000 đồng hay máy in giá chỉ 1 Đôla Nhà quảng cáo các loại thông điệp nóng hổi này chỉ hướng sự quan tâm tích cực của công chúng trong những ngày trước giờ bán; còn chắc chắn sau đó sự quan tâm này sẽ chuyển thành bao lời chê bai và ấn tượng xấu khó phai

Lẽ ra quảng cáo phải ghi rõ (tức là không bỏ sót) những thông tin quan trọng (phải có hóa đơn mua hàng trên 2 triệu đồng mới được mua bộ sạc pin giá rẻ; số lượng máy ảnh, máy in bán ra với giá nói trên chỉ giới hạn trong bao nhiêu cái mà thôi) Như vậy

là đã có sự không trung thực với khách hàng, gây nhầm lẫn về giá, số lượng…

Trong HCTLQT cũng xảy ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn” đối với khách hàng, như: tại HCTLQT về hàng không quốc tế, các hãng hàng không giá rẻ thường quảng cáo giá vé rất hấp dẫn như bay từ

Hà Nội sang Thái Lan hay từ Tp.HCM sang Singapore chỉ tốn 25 Đôla, số lượng không hạn chế(nhưng trên thực tế tỷ lệ ghế ngồi bán theo giá này chỉ chiếm phần trăm nhỏ, và giá này là không chính xác) Những thông tin này thiếu tính trung thực, có dấu hiệu của hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn” Đúng ra, họ phải ghi rõ giá này chưa bao gồm nhiều loại phí khác và mỗi chuyến bay chỉ có một tỷ lệ nhỏ ghế ngồi bán theo giá này

3 Một số nhận xét về thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thực tiễn hoạt động QC, HCTLQT.

3.1 Một số nhận xét

Trên thực tế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực trên ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách để có thể thu hút lượng khách hàng và thu lại những nguồn lợi nhuận lớn nhất cho mình Bởi vì vậy, họ đã bằng mọi cách, bất chấp để cạnh tranh với các đối thủ

7

Trang 8

khác bằng cách tìm ra lỗ hổng của pháp luật để cạnh tranh không lành mạnh Việc thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đồng nghĩa với việc họ đang lừa dối với những khách hàng của mình, tạo nên sự không minh bạch trên thị trường và gây ra tổn thất lớn cho phúc lợi xã hội, không những làm mất niềm tin của người tiêu dùng, sử dụng trong nước mà còn làm mất lòng tin đối với các đối tác nước ngoài Đó chính là những hậu quả lớn từ việc thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên

Pháp luật đã có những quy định nhất định về những hành vi này và các biện pháp xử lý vi phạm trong lĩnh vực QC, HCTLQT, tuy nhiên Luật thì mới chỉ dừng lại

ở 50% trên giấy tờ, còn 50% còn lại là việc thực thi trong thực tiễn đang còn rất gian nan Chính vì thế, chúng ta đã chứng kiến không ít những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này, chúng ta có điểm qua những vụ kiện liên quan đến vấn

đề này:

Năm 2006, Viettel đã bị VNPT tố cáo quảng cáo vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh khi quảng cáo trên báo của tỉnh Bắc Cạn, Bình Thuận… so sánh giá cước viễn thông của VNPT với Viettel, trong đó làm nổi bật giá cước của Viettel là tốt hơn Tuy nhiên, trong vụ việc này, VNPT đã có ý kiến là chưa muốn khiếu nại mà chỉ phản ánh lên cơ quan có thẩm quyền Đại diện của Viettel đã trả lời rằng trong một thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp có thể tự do trình bày phương án

và giới thiệu về sản phẩm của mình, việc lựa chọn cuối cùng thuộc về khách hàng và VNPT nếu muốn cũng có thể làm như thế Đối tượng so sánh ở đây không phải là

“dịch vụ viễn thông” mà là “giá bán của dịch vụ” Vậy so sánh giá của dịch vụ có phải

là so sánh dịch vụ hay không? Ở đây, ta có thể thấy dịch vụ của Viettel và VNPT không thể như nhau về các đặc điểm của dịch vụ (tính chất, chất lượng…) và giá cước hai dịch vụ này cũng không giống nhau nên thực chất, quảng cáo ở trên chính là

quảng cáo so sánh hàng hóa, dịch vụ chứ không phải là quảng cáo so sánh giá của hàng hóa, dịch vụ Do đó, đây chính là quảng cáo so sánh trực tiếp và đã vi phạm Luật

Cạnh tranh (2004) và Luật Thương mại (2005) (vietbao.com)

Trang 9

Vụ kiện mỳ Omachi khi trong Quảng cáo Masan đã khẳng định Omachi không

sử dụng phẩm màu tartrazine (E102)- chất gây hại cho sức khỏe Tuy nhiên trên thực

tế, theo sự kiểm định của Cục ATVSTP thì mì Omachi vẫn sử dụng E102, và sản phẩm này vẫn được bày bán nhan nhản trên thị trường.5

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà trong đó có yếu tố từ việc thiếu hiểu biết, thậm chí coi thường pháp luật của các chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh QC và HCTLQT là các hình thức nhằm xúc tiến thương mại,

đó là phương tiện giúp thúc đẩy thị trường phát triển, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được một nguồn khách hàng dồi dào, giúp cho những người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ được biết đến, tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống Và cạnh tranh trên thị trường nói chung và trong QC, HCTLQT nói riêng có vai trò rất quan trọng, nó thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế nhanh hơn và nó ảnh hưởng đến việc tồn tại của doanh nghiệp, các nhà đầu tư,… muốn đứng vững trên thị trường bắt buộc họ phải chứng minh được họ tốt hơn những doanh nghiệp khác

Tuy nhiên, cũng chính vì những tham vọng đứng vững trên thị trường và được khách hàng biết đến, có một bộ phận người đã bất chấp pháp luật và thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để lợi dụng lòng tin của khách hàng, của các đối tác nhằm mưu lợi cá nhân Những hành vi đó đều bị pháp luật nghiêm cấm!

3.2 Một số biện pháp nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực QC, HCTLQT

- Trước hết, cần phải kiểm tra và kịp thời bổ sung để hoàn thiện hệ thống hoàn chỉnh trong lĩnh vực QC, HCTLQT, tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc cho hoạt động này, nhằm ngăn chặn sự lợi dụng tìm ra sự thiếu sót của pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng

- Nhà nước cần quan tâm hơn đối với lĩnh vực này, cần có những chính sách đầu tư hợp lý và sự kiểm soát chặt chẽ các chủ thể trong lĩnh vực này, tránh tình trạng, các doanh nghiệp thực hiện cách hành vi cạnh tranh không đúng nghĩa của nó

9

Trang 10

- Bản thân các chủ thể - các doanh nghiệp phải tự giác hơn nữa trong việc tuân thủ pháp luật, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong nước, tìm cho mình một hướng phát triển, chiến lược kinh tế phù hợp và lành mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình và trung với khách hàng Có như thế mới tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, tạo được niềm tin đối với khách hàng và đối tác

- Đẩy mạnh giao lưu khu vực, giao lưu quốc tế trong lĩnh vực này để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những cái mới, cái tân tiến và sự sáng tạo trong việc QC, HCTL của các nước phát triển

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này một cách thường xuyên và triệt để

Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển cao hơn, giúp các chủ thể khẳng định được chỗ đứng trên thương trường của chính mình Tuy nhiên chỉ có việc cạnh tranh lành mạnh mới có thể thúc đẩy thị trường phát triển theo đúng hướng đi lên của nó, làm cho cuộc sống được nâng cao, phúc lợi xã hội tốt hơn Còn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ mang lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, cho chính chủ thể thực hiện hành vi, sẽ sớm

bị đào thải và cạnh tranh không lành mạnh luôn luôn bị pháp luật nghiêm cấm dưới mọi hình thức

Cạnh tranh là tốt, nhưng phải đúng luật

Ngày đăng: 21/11/2018, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w