- NHÓM CHỈ TIÊU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHÈO: TUỔI, GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
4.6.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
4.6.2.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương cần phải đánh giá và phân loại chính xác hộ nghèo dựa vào tình hình thực tế của hộ từ đó giúp đỡ hộ nghèo trong việc xác nhận hồ sơ và thường xuyên thông báo cho các hội, đoàn thể khi có nguồn vay vốn ưu đãi để các hội thông báo lại với các hộ nghèo, như vậy việc tiếp cận thông tin của hộ nghèo có hiệu quả hơn.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ xóa đói giảm nghèo và các chương trình kinh tế, xã hội của huyện.
Đầu tư thông qua các chương trình lồng ghép là sự hỗ trợ đắt lực cho công tác XĐGN, qua một số lĩnh vực cụ thể:
Đầu tư lồng ghép với chương trình “dân số và kế hoạch hóa gia đình”, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy chương trình phát triển, hạn chế sinh đẻ, thực hiện mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chính là giải quyết được 1 trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói hiện nay.
+ Đầu tư lồng ghép với chương trình phụ nữ “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy phụ nữ chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái thành tài. Từ đó, góp phần thúc
đẩy đời sống xã hội phát triển, hạn chế nghèo đói.
+ Đầu tư lồng ghép với phong trào “nông dân sản xuất giỏi”, nhằm thông qua tín dụng để thúc đẩy nông dân sản xuất giỏi, làm động lực cho sự phát triển kinh tế, đời sống nông dân và nông thôn, hạn chế phát sinh đói nghèo.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở là giải pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn
+ Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, tìm giải pháp tích cực để giúp người nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay NHCSXH phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo.
+ Quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để NHCSXH thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
+ Các hội, đoàn thể phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc giúp cho các hộ nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn tín dụng ưu đãi. Tăng cường phổ biến kinh nghiệm sản xuất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức làm ăn mới cho các hội viên để vừa phát huy hiệu quả đầu tư, vừa đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích. Phải phối hợp chặt chẽ với ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
- Chính quyền địa phương cần giúp đỡ hộ nghèo trong việc tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, cũng như có các chương trình nhằm giúp hộ nghèo có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau làm ăn có hiệu quả.
4.6.2.2 Đối với NHCSXH
1. Tăng cường hoạt động trên các phương tiện truyền thông đại chúng để giới thiệu mình với người nghèo. Có thể cho đến nay, một số bộ phận dân cư còn chưa hiểu biết về NHCSXH nên việc quảng bá hình ảnh để người nghèo có để dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn.
khâu xét duyệt, cho vay và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định chất lượng cho vay và hiệu quả cho vay sử đồng vốn của Ngân hàng.
Hiện nay, công tác cho vay đã thực hiện đúng quy định nghiệp vụ cho vay. Tuy nhiên, để vốn vay được cung ứng đến đúng đối tượng, kịp thời phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH huyện Yên Mỹ cần phải chú trọng hơn đến những vấn đề sau:
- Xác định đối tượng cho vay
Cần xác định chính xác những hộ nghèo thực sự để cho vay, Tăng cường công tác xác định đối tượng vay vốn thật chính xác để nguồn vốn cho vay đến đúng đối tượng có sức lao động và có khả năng sử dụng sản xuất kinh doanh. Để làm tốt công tác này cần sự kết hợp của NH, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia thực hiện.
Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH chỉ cấp cho vay trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”. Như vậy, cho vay hộ nghèo phải lựa chọn những hộ có khả năng sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả.
- Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ
Mức cho vay phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ nghèo, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, giá cả thị trường, nguồn trả nợ của người vay.
Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định dựa vào chu kỳ sản xuất theo công thức sau:
Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + Thời gian tiêu thụ sản phẩm
Áp dụng chính xác công thức tr ên thì các hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian thu hồi vốn để trả nợ. Để thực hiện được giải pháp thì đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm về cây trồng, vật nuôi, phải có kiến thức, đồng thời phải tâm huyết với hộ nghèo.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn cho vay ưu đãi của các hộ nghèo.
Hiện nay, phương thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi chủ yếu là uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, nếu không thực hiện công tác kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, thậm chí bị bòn rút bất hợp pháp. Đây là việc rất cần thiết kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn góp phần nhắc nhở hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời tìm những bất hợp lý của công tác cho vay để sửa đổi cho phù hợp.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch hoặc đột xuất theo thời điểm để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay. Phối hợp, đôn đốc các tổ chức hội cần tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, trả lãi đúng hẹn đầy đủ; phát hiện và thông báo cho Ngân hàng những trường hợp vốn vay sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, bị rủi ro. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức hội trong việc kiểm tra vốn vay, đảm bảo việc kiểm tra phải kịp thời và có chất lượng.
4.6.2.3 Đối với hộ nghèo
- Các hộ nghèo cần tích cực tham gia vào các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân để dễ nắm bắt được thông tin cũng như dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng.
- Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo thì cũng cần phải nâng cao trình độ của hộ vì sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng làm cho các hộ không dám tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng.
- Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau tập trung phát triển nông
nghiệp.
Nguồn vốn vay của NHCSXH luôn có một mức giới hạn nhất định dành cho hộ nghèo nên số vốn vay được không đáp ứng đủ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của họ. Vì vậy, để nguồn vốn thật sự có hiệu quả cần huy động từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đáp ứng đủ cho đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Cần sử dụng vốn đúng mục đích vay, không nên dùng hết tiền để tiêu dùng sẽ khó có khả năng trả nợ mà phải dùng đồng vốn tạo công ăn việc làm để kiếm tiền.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trước cho nguồn vốn để sử dụng chúng một cách có hiệu quả, có thể tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông tại địa phương hoặc cán bộ tín dụng.
- Cần cù, chăm chỉ lao động thì kết quả mới cao, không nên lười biếng, bỏ bê công việc.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã đạt được những thành công nhất định trong việc giảm nghèo tại huyện Yên Mỹ. Vốn vay đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, cải thiện hoạt động kinh doanh của hộ nghèo.
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, sự cần thiết phải XĐGN, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
Thứ hai: Phân tích thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo tại huyện Yên Mỹ. Trong thời gian vừa qua qua ba năm từ năm 2012 đến năm 2014 doanh số cho vay hộ nghèo giảm 8.463 triệu đồng, điều đó phần nào cho thấy số lượng hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng ngày càng giảm. Các hộ nghèo trong huyện sử dụng vốn vay đa phần đều đúng mục đích đăng ký vay vốn ban đầu. Bên cạnh đó, lượng vốn vay bị sử dụng sai cũng không nhỏ, chiếm 23,33% tổng hộ vay vốn.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho NHCSXH huyện Yên Mỹ mà của cả tỉnh Hưng Yên.
5.2. Kiến nghị
5.2.1.Đối với cơ quan Nhà nước
- Tiếp tục xác định rằng công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Phải, các cấp, các ngành. Vì vậy, cần có sự vận hành đồng bộ các hoạt động XĐGN từ khâu cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn, tăng cường giáo dục nâng cao dân trí nhằm giúp cho hộ nghèo có ý chí phấn đấu bên cạnh sự trợ giúp của cộng đồng và toàn xã hội
- Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giám sát quá trình sử dụng vốn vay, củng cố và nâng cao vai trò của ban XĐGN và các tổ chức tương hỗ, hình thành các tổ chức vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngân hàng hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao
- Chính quyền địa phương các cấp cần trích một khoản chi ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo
- Đối với tổ chức, hội Đoàn thể nhận ủy thác cần tăng cường hoạt động kiểm tra việc tổ chức thực hiện nội dung công việc trong hợp đồng ủy thác đã ký với NHCSXH huyện, nhằm nâng cao chất lượng của phương thức cho vay ủy thác.Hội đoàn thể cần cử một cán bộ phụ trách theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để củng cố hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn làm tốt chức năng quản lý, giám sát các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH huyện về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mất tích, chết… và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn sai mục đích, người vay trốn khỏi địa phương… để phối hợp cùng NHCSXH huyện và chính quyền địa phương có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn lâu ngày và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- Yên Mỹ là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, tuy nhiên nguồn vốn hỗ từ NHCSXH còn hạn chế, khó khăn trong việc huy động vốn. Do đó, NHCSXH cấp tỉnh cần quan tâm hỗ trợ vốn thích đáng cho địa phương để phát triển sản xuất.
- Cần có những chiến lược trong việc huy động vốn và đưa nguồn vốn đến với người nghèo nhiều hơn.
- Phải có những cải cách khắc phục tình trạng nợ quá hạn vẫn đang diễn ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng đồng thời nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ chuyên môn để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
- Ngân hàng nên mở rộng thêm đối tượng cho vay, không chỉ là hộ nghèo mà có thể là hộ cận nghèo, vừa thoát nghèo, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngân hàng luôn ưu tiên cho các hộ nghèo vay vốn để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt vì những lĩnh vực đó các hộ có nhiều kinh nghiệm và ngân hàng sợ nếu cho vay với mục đích khác sẽ có nhiều rủi ro, không thu hồi vốn lại được. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, khi mà chăn nuôi đang gặp phải dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh thì ngân hàng nên có những chính sách khuyến khích hộ nghèo vay vốn cho mục đích kinh doanh buôn bán và hướng dẫn giúp đỡ họ cách để họ tránh rủi ro, tăng lợi nhuận.
5.2.3.Đối với người dân
- Các hộ nghèo phải học hỏi các kiến thức cũng như trình độ sản xuất, phối hợp với các ban ngành đoàn thể để khi có đồng vốn trong tay thì còn có sự chủ động cũng như đủ kiến thức để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả
- Nên thống nhất sử dụng vốn vay vào đúng mục đích, không tiêu dùng vào những việc khác làm thâm hụt vốn vay, ảnh hưởng đến công ăn việc làm
- Phải có ý thức xem nợ NHCSXH như các khoản nợ thế chấp tài sản khác và phải lo trả nợ đúng hạn.
1. Văn phòng ủy ban huyện Yên Mỹ (2012), “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Mỹ năm 2012”
2. Văn phòng ủy ban huyện Yên Mỹ (2013), “Báo cáo tình hình phát
triển kinh tế xã hội huyện Yên Mỹ năm 2013”
3. Văn phòng ủy ban huyện Yên Mỹ (2014), “Báo cáo tình hình phát
triển kinh tế xã hội huyện Yên Mỹ năm 2014”
4. Nguyễn Hữu Thu (2010). “Thực trạng hiệu qảu cho vay hộ nghèo tại
ngân hàng chính sách tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học và công nghệ, số 71, trang 27-32
5. PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình “Tín dụng - Ngân hàng”,
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
6. PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng (2011), Giáo trình “Tài chính tiền tệ”,
Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
7. Nguyễn Công Minh (2008), “Đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ
nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Khóa Châu, Hưng Yên”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Cẩm Tú (2014), “Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cho
hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”,Khoá luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội
9. Nguyễn Đức Quyên (2013), “Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An: Sát
cánh cùng người nghèo”, Nguồn:http://www.cuuchienbinh.com.vn/ngan- hang-csxh-tinh-nghe-an-sat-canh-cung-nguoi-ngheo-