TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ NGHÈO Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 33 - 36)

2.2.2.1 Nghệ An

Hoạt động của Ngân hàng CSXH Nghệ An là một trong những điểm sang đưa nguồn vốn đến tận tay người nghèo, đến hộ cần vay vốn, thiếu vốn sản xuất kinh doanh theo ba chương trình lớn là chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, HSSV và chương trình phát triển lâm nghiệp… thông qua các tổ chức hội đã giúp người nghèo tự sức vận động để cứu lấy mình. Chi nhánh, Ngân hàng CSXH Nghệ An đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tích cực, vào công cuộc XĐGN, tạo diện mạo mới cho đời sống kinh tế - xã hội của địa phương bền vững, xứng đáng với lòng tin nồng ấm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An.

Những tháng đầu năm 2013 chi nhánh Ngân hàng CSXH Nghệ An và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác cấp Tỉnh đã phối hợp chỉ đạo cấp cơ sở thực hiện giải ngân, thu nợ kịp thời các chương trình tín dụng, đặc biệt là chương trình tín dụng mới cho vay hộ cận nghèo, cho vay thí điểm làm chòi tránh lũ, phục vụ người nghèo, giải quyết việc làm cho vay XKLĐ, cho vay HSSV, SV có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác XĐGN, cho vay hộ nghèo là một trong 9 mục tiêu quốc gia XĐGN mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 của các chương trình tín dụng ủy thác đạt 944 tỷ đồng, chiếm 99,26%, tổng doanh số cho vay tăng 108 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hội cựu chiến binh đạt 193 tỷ đồng, chiếm 20,44%, hội nông dân 307 tỷ đồng, chiếm 32,51%, hội phụ nữ đạt 350 tỷ đồng, chiếm 37,1% tổng doanh số giải ngân, hội thanh niên 94 tỷ đồng, chiếm 9,95%. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác do trung ương giao chi nhánh thực hiện 6.250 tỷ đồng tăng 522,5 tỷ đồng so với 2012, tốc độ tăng trưởng 9,10%. Tham mưu cho ban đại diện HĐQT tỉnh phân bổ nguồn vốn cho các huyện thực hiện. Thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này, cuộc sống của hộ nghèo từng bước ổn định và nâng cao, khắc phục được tình trạng du canh, du cư,

góp phần ổn định tình hình an ninh - chính trị khu vực biên giới, từ đó tăng cường niềm tin của các đối tượng chính sách xã hội đối với các chủ trương của Đảng và Nhà Nước.

Kết quả huy động tiền gửi của khách hàng qua tổ tiết kiêm và vay vốn đạt 98.568 triệu đồng tăng so với đầu năm 16.675 triệu đồng, hoàn thành 111,16% kế hoạch tăng trưởng. Chi nhánh hiện có 7.891/8.333 tổ (tỷ lệ 94,69% số tổ) tham gia huy động, tiết kiệm, tăng 52 tổ tham gia gửi tiết kiệm so với đầu năm. Số hộ tham gia gửi tiết kiệm trên 218 ngàn hộ, tỷ lệ 78,4% tăng 19 ngàn hộ. Thu lãi doanh số toàn chi nhánh đạt 183.056 triệu đồng, hoàn thành 102,91% kế hoạch. Dư nợ và chất lượng tín dụng của chi nhánh

T.Ư giao thêm 3 chương trình tín dụng mới cho vay hộ cận nghèo theo

15/2013QĐ-TTG, cho vay làm chòi tránh lũ theo QĐ 716/QĐ-TTG, cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp. Nâng tổng số chương trình tín dụng ủy thác đạt 5966,8 tỷ đồng chiếm 98,99% tổng dư nợ, tăng 312,7 tỷ đồng so với đầu năm, đạt tốc độ tăng trưởng 5,53%. Nhờ đó chất lượng tín dụng thông qua ủy thác tiếp tục được cải thiện và kiểm soát ở mức độ an toàn. Điều đáng ghi nhận là Ngân hàng CSXH từ tỉnh đến huyện, thành phố và các tổ chức hội nhận ủy thác cấp tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị cơ sở, có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh toán, ủy thác hoa hồng đầy đủ, kịp thời. Hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện phương án xử lý, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn. Chính vì thế số nợ đến hạn 513 tỷ đồng được xử lý, thu hồi triệt để, nợ quá hạn giảm, chất

lượng tín dụng ngày càng tốt. [Nguyễn Đức Quyên, 2013]

2.2.2.2 Lào Cai

Sau 10 năm triển khai thực hiện, Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP

của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai được thành lập và đi vào hoạt động. Đó cũng là thời điểm Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Lào Cai nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước hai chương trình cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm.

Đến nay, toàn tỉnh đã và đang triển khai 12 chương trình, dự án tín dụng chính sách ưu đãi, với tổng doanh số cho vay là 3.172 tỷ đồng với trên 232 nghìn lượt khách hàng vay vốn, bình quân đạt 317 tỷ đồng/năm.

Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Lào Cai cho biết: Tính đến hết năm 2012, đơn vị đã triển khai chương trình cho vay hộ nghèo với tổng doanh số cho vay trong 10 năm đạt 1.594 tỷ đồng, qua đó giúp cho hơn 97.700 hộ cải thiện về đời sống. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã tác động tích cực thúc đẩy việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phù hợp với các chương trình, đề án trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp cho người dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ xây dựng được 6.582 căn nhà theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, ngày 12-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; đã xây dựng được hơn 26.700 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; đồng thời trong những năm qua đã góp phần giúp cho 50.570 hộ đã thoát nghèo. Chẳng hạn, thực hiện tiêu chí hộ nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai giảm từ

42,99% năm 2011, xuống còn 27,69% vào cuối năm 2012. [Nguyễn Vân

Thảo, 2013]

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Trang 33 - 36)