- NHÓM CHỈ TIÊU MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHÈO: TUỔI, GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
4.3.2 TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TẠI NHCSXH
Để xây dựng được một phương án SXKD khả thi các hộ nông dân cần nắm rõ được tiềm năng kinh tế của mình để có mức vay vốn hợp lý, tránh tình trạng vay vốn nhiều mà không sử dụng hết hoặc sử dụng không hiệu quả sẽ gây lãng phí nguồn lực.
Bảng 4.6: Mức vốn vay của các hộ điều tra
Mức vốn vay Số hộ % Bình quân chung
Dưới 10 triệu 5 8,33 8.6
10 - 20 triệu 29 48,33 17,48
Trên 20 triệu 26 43,34 24,65
Tổng 60 100 19,85
(Nguồn: Số liệu điều tra 2015) Nhìn vào bảng trên ta thấy mức vốn vay bình quân mỗi hộ nghèo là 19,85 triệu đồng, mức vay này tương đối cao đối với các hộ nghèo, tuy nhiên để mở rộng sản xuất kinh doanh thì mức này vẫn không cao lắm. Trong đó, hộ vay ít nhất là 7 triệu, hộ vay nhiều nhất là 29 triệu đồng.
Các hộ nghèo chủ yếu vay từ 10 - 20 triệu đồng (29 hộ chiếm 48,33%, bình quân mỗi hộ 17,48 triệu đồng) và trên 20 triệu (26 hộ, chiếm 43,34%, bình quân mỗi hộ 24,65 triệu đồng), điều này cho thấy sự tiến bộ của các hộ nghèo trong việc mạnh dạn vay nhiều vốn vì trong thời điểm hiện nay khi mà giá cả leo thang, tất cả mọi điều kiện sản xuất cần phải đầu tư cao thì mới mang lại hiệu quả, với mong muốn làm ăn cải thiện đời sống, thoát khỏi cảnh nghèo khó,
nhưng rủi ro cũng cao hơn nên họ càng thận trọng trong việc sử dụng đồng vốn. Mức vốn dưới 10 triệu chỉ có 5 hộ (8,33% với bình quân chung là 8,6 triệu đồng) các hộ nghèo này vay khoản ít do tâm lý sợ nợ nhiều và sợ làm ăn không hiệu quả không có tiền trả nợ nên chỉ dám vay khoản nhỏ vừa đủ để đáp ứng nhanh nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.